Mổ khám gà là khâu vô cùng quan trọng để xác định đúng bệnh của gà. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.
1.Tại sao cần mổ khám gà?
- Điều trị theo biểu hiện bệnh nhưng gà không khỏi.
- Gà mắc bệnh và chết số lượng chết tăng không giảm.
- Không biết rõ gà bị bệnh gì.
2. Khi nào thì cần mổ khám
Nếu trên đàn gà xuất hiện một trong những biểu hiện dưới đây thì cần mổ khám:
- Khám thể trạng chung: khối lượng, béo hay gầ
- Khám đầu: chảy nước mắt, nước mũi, sưng phù đầu, màu sắc, kích thước mào và tích, dịch nhầy ở miệng,
- Khám lông, da: lông xù, khô hay bóng mượt, vùng da lông xuất huyết hoại tử hay không?
- Những biểu hiện có thể gặp trong các bệnh:cơ xuất huyết: Bệnh Gumboro, hội chứng xuất huyế
- Phù thũng quanh hốc mắt và sưng: bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, bệnh hô hấp do Mycoplasma, Coryza.
- Sưng hoặc xung huyết mào tích: Tụ huyết trù
- Ngoẹo cổ: Tụ huyết trùng, Newcastle.
3.Tiến hành mổ khám
Cắt tiết gia cầm
Sau khi gia cầm chết, tiến hành mổ và quan sát:
- Quan sát tổng quan bên ngoài: màu sắc của da, dịch mắt, dịch mũi, vùng lông quanh hâu môn, đánh giá thể trạng…
- Tách da vùng bụng để bộc lộ cơ ức và cơ đùi, đồng thời đánh giá bệnh tích cơ (viêm, xuất huyết, hoại tử cơ).
- Cắt đôi xương và cơ ức để bộc lộ các nội quan bên trong, kiểm tra các hệ thống cơ quan:
+ Hệ thống hô hấp và tim: đánh giá tình trạng túi khí (màu sắc, những bất thường), kiểm tra phổi (viêm, phù, tích dịch, tích casein…), cắt và kiểm tra khí quản, rồi kiểm tra lên vùng đầu: xoang mũi, dịch mũi. Tim: biến đổi trên cơ tim, màng bao tim.
+ Hệ tiêu hóa: kiểm tra hệ tiêu hoá
- Thực quản: xuất huyết
- Diều: dị vật, xuất huyết?
- Dạ dày tuyến: xuất huyết, giun sán lá?
- Dạ dày cơ: Màng dễ bóc? xuất huyết, giun?
- Ruột: Tụ huyết hay xuất huyết? có xuất hiện nốt loét hay không? giun? sán lá? sán dây?
- Manh tràng: van hồi manh tràng xuất huyết, sưng, phân lẫn máu? Xuất huyết, sán?
- Túi Fabricius: Sưng? xuất huyết? Fibrin? sán lá?
- Lỗ huyệt: có xuất huyết không
+ Kiểm tra hệ tiết niệu: thậncó sưng, xuất huyết không
+ Kiểm tra cơ quan sinh sản: buồng trứng, ống dẫn trứng, dịch hoàn
+ Ngoài ra chúng ta cần kiểm tra thêm: Niêm mạc hậu môn, niêm mạc mắt, dây thần kinh đùi, não
Sau khi ghi nhận những biến đổi về bệnh tích của các cơ quan, chúng ta cần tổng kết lại và đánh giá kỹ lưỡng để định hướng nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Trường hợp bệnh tích không rõ ràng, cần tiến hành lấy mẫu xét nghiệm để tăng độ chính xác của công tác chẩn đoán.