Nội dung
- Stress nhiệt trên heo thường xảy ra vào mùa nắng nóng khi điều kiện chăn nuôi không đảm bảo. Stress nhiệt diễn ra khi nhiệt độ cơ thể của heo không thể tự cân bằng với nhiệt độ môi trường khiến heo dễ mắc các bệnh khác. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh giúp người chăn nuôi hạn chế tối đa những thiệt hại do stress nhiệt gây ra trên heo.
1. Stress nhiệt trên heo là gì?
- Stress nhiệt là hệ quả của nhiệt độ và độ ẩm cao, thường được gọi là chỉ số nhiệt – ẩm hoặc chỉ số stress nhiệt trên heo. Heo rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ vì cơ thể không có tuyến mồ hôi, phổi tương đối nhỏ. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao sẽ khiến heo bị stress nhiệt, suy giảm năng suất, giảm sức đề kháng, gia tăng tỷ lệ bệnh.
Heo bị stress nhiệt khi nhiệt độ môi trường quá cao
2. Ảnh hưởng của stress nhiệt đối với heo
*Đối với heo thịt, vỗ béo
– Heo giảm ăn hoặc bỏ ăn, uống nhiều nước, toàn thân ửng đỏ, heo lờ đờ, thở dốc
– Stress làm cho heo bị suy kiệt, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản và năng suất của đàn lợn.
*Đối với heo nái hậu bị và nái sau cai sữa chờ phối
– Đối với heo nái hậu bị: Heo chậm lên giống, biểu hiện động dục không rõ ràng, thời gian động dục ngắn
– Đối với lợn nái trong giai đoạn phối: Heo không đạt hưng phấn trong khi phối, thời gian phối giống ngắn, số lượng trứng rụng ít. Nhiệt độ bên trong cơ thể lợn nái quá cao có thể làm chết tinh trùng và trứng làm cho tỉ lệ con sinh ra thấp.
*Heo nái mang thai
– Stress nhiệt trên heo gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình phát triển của thai và gây lốc, xảy thai tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển của bào thai.
Stress nhiệt gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến heo nái
*Heo nuôi con
– Sữa ít, chất lượng sữa giảm
– Heo con không đồng đều, sức đề kháng kém, dễ bị tiêu chảy
– Heo nái cáu kỉnh, hay cắn con và đè chết con.
– Heo nằm sấp bụng, không cho lợn con bú
Heo nái bị stress nhiệt kém sữa
*Ảnh hưởng đến heo nọc
– Heo nọc lười phối giống, số lượng cũng như chất lượng tinh dịch giảm.
– Với những heo nọc phối giống bằng cách nhảy trực tiếp, stress nhiệt làm giảm tính hăng của heo nọc, giảm thời gian phối giống do đó hiệu quả phối giống không cao.
– Nếu heo nọc bị stress nhiệt trong thời gian dài, thì rất lâu sau, khi nhiệt độ môi trường trở lại bình thường, khả năng sinh dục của lợn nọc mới hồi phục hoàn toàn.
– Nhiệt độ tốt nhất để lợn nọc hoạt động là 21OC, mức nhiệt độ để lợn hoạt động bình thường là 29OC.
3. Phòng chống stress nhiệt trên heo
a. Giải pháp dài hạn
– Xây dựng chuồng theo hướng Đông – Tây ở nơi thoáng mát, cao ráo
– Đảm bảo độ thông thoáng của chuồng.
– Khoảng cách giữa các ô chuồng từ 10-12m
– Xây dựng hành lang rộng tối thiểu 1,5m.
– Trang bị các hệ thống làm mát trong chuồng
– Cung cấp nước đầy đủ, tạo điều kiện cho lợn tự điều hòa thân nhiệt một cách tốt nhất.
– Trồng nhiều cây xanh để khu vực chăn nuôi thoáng mát và tránh việc để ánh nắng chiếu trực tiếp vào mặt của lợn nái.
b. Một số giải pháp can thiệp mùa nắng nóng
**Nước và điện giải
– Đảm bảo luôn đủ nước sạch, mật độ máng ăn uống cho heo
– Hệ thống núm uống nước, máng uống phải đảm bảo phù hợp với số lượng heo chăn nuôi và phải luôn hoạt động tốt.
– Cung cấp điện giải và Vitamin C hàng ngày vào nước cho lợn uống: Sử dụng SUPER C 100, T.C.K.C liều 1g/ 1-2 lít nước.
Số lượng núm uống nước cho heo
** Nhiệt độ và độ ẩm
– Nhiệt độ chuồng nuôi luôn đảm bảo từ 22- 25ºC; ẩm độ < 75%. Nếu nhiệt độ tăng cao hơn 25ºC, có thể phun nước lên mái hoặc phun trong chuồng để làm giảm nhiệt độ
** Điều tiết khẩu phần ăn
– Cho lợn ăn tự do hoặc ăn nhiều bữa trong ngày, chú ý tăng khẩu phần ăn vào sáng sớm, chiều mát và đảm bảo thắp điện sáng đến 22h để lợn hoạt động và ăn uống.
– Bổ sung vào khẩu phần ăn MEN ZYMPRO, PERFECT ZYME liều 1g/ 1-2 lít nước hoặc 10g/1,5 kg thức ăn để lợn ăn ngon hơn và hỗ trợ tiêu hoá thức ăn.
** Sử dụng thuốc cho lợn mùa nóng
– Đối với lợn nái đẻ
Tiêm FEZAX-FORTE cho nái trước đẻ 5 ngày, liều lượng: 3ml/ con.
Đẻ xong, tiêm ACTIVITON liều 1 ml/20 kg thể trọng để kháng viêm.
– Nái nuôi con, sắp cai sữa: Sử dụng sản phẩm kích thích động dụng ALTRENDY và BOAR ES PLUS, tránh gây sốt sữa, viêm vú.
– Nếu lợn mẹ quá nóng, dùng nước lạnh làm ướt cổ cho lợn nhưng tuyệt đối không làm ướt lợn con.
– Tiêm phòng vaccine đầy đủ: vaccine dịch tả, suyễn lợn, PRRS(tai xanh), circo, FMD(lở mồm long móng), APP(viêm phổi dính sườn), KST…