Kỹ thuật

BỆNH CẦU TRÙNG Ở CHIM BỒ CÂU

Bệnh cầu trùng thường thấy ở bồ câu non từ 1 đến 4 tháng tuổi với các hội chứng ỉa lỏng, phân có nhiều dịch nhày và đôi khi có màu sô-cô-la do bị xuất huyết. 1. Nguyên nhân Bệnh do ký sinh trùng đơn bào thuộc giống Eimeria gây ra. Đây là những ký sinh trùng nội bào bắt buộc với vòng đời phức tạp bao gồm cả giai đoạn hữu tính và vô tính. Ở gia cầm, Eimeria ảnh hưởng đến ruột khiến nó dễ mắc các bệnh khác (viêm ruột hoại tử) và làm cho cơ quan này giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. 2. Đặc điểm dịch tễ Cơ chế tác động: Cầu trùng ở dạng cảm nhiễm sau khi xâm nhập vào đường tiêu hóa của bồ câu qua thức ăn, nước uống, sẽ phát triển và ký sinh ở niêm mạc ruột non và ruột già của bồ câu. Tại đây, ký sinh trùng sẽ chiếm đoạt chất dinh dưỡng làm cho bồ câu gầy, yếu, giảm tăng trọng; Gây tổn thương niêm mạc ruột, làm bong tróc nhung mao ruột, dẫn đến viêm ruột do nhiễm khuẩn thứ phát do E. coli, Salmonella spp và các vi khuẩn khác. Các trường hợp bệnh nặng bồ câu sẽ bị viêm ruột, xuất huyết. Đối tượng cảm nhiễm: Bệnh thường xuất hiện ở bồ câu 1 - 4 tháng tuổi. Đường lây truyền: Bệnh lây qua đường tiêu hóa. Bồ câu bị bệnh cầu trùng hoặc bồ câu khỏi bệnh nhưng còn mang trùng sẽ bài thải trứng cầu trùng theo phân ra nền chuồng, là nguồn gốc lây lan bệnh trong trại. Trứng cầu trùng trên nền chuồng sẽ nhiễm vào thức ăn, nước uống, khi bồ câu nhặt thức ăn có trứng cầu trùng, chúng sẽ đi vào ruột và gây bệnh.Mùa vụ: Bệnh thường xảy ra vào những giai đoạn thời tiết giao mùa như cuối xuân sang hè hoặc thu sang đông. Tuy nhiên, tại những cơ sở chăn nuôi ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh, bệnh có thể xảy ra quanh năm. 3. Triệu chứng Khi nhiễm bệnh, bồ câu thường phát triển chậm và gầy, yếu, xuất hiện thêm các triệu chứng như ỉa phân lỏng, có nhiều dịch nhày, đôi khi phân có máu do xuất huyết niêm mạc ruột. Bồ câu bị bệnh nặng có thể chết do ỉa chảy và kiệt sức. 4. Chẩn đoán Kiểm tra phân tìm noãn nang của cầu trùng. Sau đó quan sát hình dạng của noãn nang cầu trùng; nuôi cấy noãn nang, theo dõi các giai đoạn phát triển và mổ khám bồ câu, xác định vị trí ký sinh của cầu trùng trong hệ thống tiêu hóa để định loại loài cầu trùng ký sinh. 5. Điều trị bệnh Bệnh cầu trùng có thể ghép vi khuẩn đường ruột (E.coli hoặc Salmonella…) cho nên cần điều trị cả 2 bệnh này cùng lúc. Sử dụng các loại thuốc như sau: SULTRIM 1000 liều 1g/6-10 lít nước hoặc trộn 1g/3-5kg dùng liên tục 3-5 ngày hoặc SULTEPRIM  liều1ml/1-2lít nước uống liệu trình 3-5 ngày. Sử dụng SUPER K pha nước uống: Liều 1g/1-2 lít nước. Trộn thức ăn: Liều 1g/1 kg thức ăn. 6. Phòng bệnh Thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi. Nhập giống bồ câu từ các cơ sở giống an toàn về bệnh cúm và các bệnh truyền nhiễm. Người nuôi nên nuôi cách ly bổ câu mới nhập trại ít nhất trong 2 tuần đầu, nếu thấy đàn chim vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, không có biểu hiện dịch bệnh mới nhập vào khu vực chăn nuôi. Tiêm vaccine phòng bệnh. Vệ sinh, quét dọn hàng ngày đối với các dãy chuồng, khu vực xung quanh chuồng và các lối đi. Định kỳ phun thuốc sát trùng 2 tuần/lần đối với toàn bộ khu trại, chuồng nuôi kể cả khu vực đệm lót. Thức ăn đảm bảo chất lượng, nước uống sạch sẽ. Nếu đàn bồ câu có nguy cơ bị bệnh về đường tiêu hóa, người nuôi có thể bổ sung men tiêu hóa ZYMEPRO, vitamin, chế phẩm vi sinh vào thức ăn, nước uống cho đàn chim để tăng đề kháng./.

BỆNH GIUN SÁN Ở CHIM BỒ CÂU

Với những chú chim bồ câu ốm yếu, gầy gò và trong tình trạng kém phát triển, ít người nuôi chim nào nghĩ đến tình trạng nhiễm giun. Có nhiều loại nhiễm giun khác nhau, trong đó có ba loại quan trọng nhất đối với chim bồ câu như sau: 1/ Giun tròn (Ascaris) Giun tròn là loại giun phổ biến nhất ở chim bồ câu. Chúng có trong ruột non của chim bồ câu và trong những trường hợp nghiêm trọng, chúng có thể có số lượng lớn đến mức ruột gần như bị tắc hoàn toàn. Có rất ít triệu chứng bên ngoài trong trường hợp nhiễm trùng tương đối nhẹ. Trong những trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, chim bồ câu sẽ bị sụt cân và phân của chúng có thể bẩn và xanh. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng thấy phân có mùi hôi, vì một số trường hợp nhiễm trùng nặng có thể khiến chim bồ câu gầy yếu trong khi chúng vẫn có thể tạo ra phân tương đối tốt. Giun tròn trong ruột hấp thụ thức ăn mà chim bồ câu cần để hoạt động và duy trì cơ thể. Giun trưởng thành đẻ trứng được tiết ra qua phân chim bồ câu. Những quả trứng này trở nên dễ lây lan sau một thời gian và nếu chúng được chim bồ câu khác nhặt được, sự lây nhiễm sẽ được truyền đi. 2/ Giun tóc (Capillaria) Giun tóc là loại giun nhỏ nhất (thậm chí không thể nhìn thấy bằng mắt), nhưng lại là loại giun khó chịu nhất. Giống như giun đũa, chúng cư trú trong ruột non, nhưng chúng đục vào thành ruột và các mạch máu trong thành ruột. Điều này gây ra tình trạng viêm ruột và chim bồ câu sụt cân nhanh chóng và bị bệnh. Khi bị nhiễm nặng, chúng ta hầu như luôn nhìn thấy phân lỏng và xanh,  chim bồ câu nhanh chóng gầy gò và uể oải. Giun tóc cũng đẻ trứng được bài tiết cùng với phân, nhưng chúng dễ lây lan hơn nhiều so với trứng giun đũa. Do đó, sự xâm nhập của giun tóc sẽ lây lan nhanh hơn nhiều và gây ra nhiều vấn đề lớn hơn. 3/ Sán dây Thông thường, chúng ta thấy một con chim bồ câu có thứ gì đó giống như hạt gạo treo ở phần sau. Đây là mắt xích của sán dây và trong nhiều trường hợp, khi bạn kéo nó rất cẩn thận, bạn có thể kéo ra một con sán dây dài từ 30 đến 50 cm. Tuy nhiên, thường có một số sán dây hiện diện trong cơ thể và nên điều trị. Nhiễm sán dây không lây truyền trực tiếp từ chim bồ câu này sang chim bồ câu khác mà qua vật chủ trung gian. Trứng được thải ra sẽ bị ốc sên ăn và chỉ phát triển bên trong ốc sên thành ấu trùng có thể phát triển thành sán dây. Chim bồ câu phải ăn ốc sên bị nhiễm bệnh trước khi chúng có thể bị nhiễm ấu trùng sán dây. Làm thế nào để điều trị tình trạng nhiễm giun? Trong trường hợp bị nhiễm trùng, luôn có hai điều rất quan trọng: - điều trị bằng thuốc phù hợp - vệ sinh và phòng ngừa sự xâm nhập mới Để điều trị giun sán, có thể sử dụng CLOSALBEN 10%  trộn thức ăn hoặc pha với liều 40 mg/kg thể trọng.

BỆNH NẤM DIỀU TRÊN CHIM BỒ CÂU

Bệnh nấm diều ở bồ câu mặc dù không gây ra tỷ lệ chết cao nhưng lại để lại những hệ quả dù vật nuôi đó đã được điều trị khỏi như: Khả năng hấp thu kém, tốc độ tăng trọng giảm, năng suất chăn nuôi giảm, ống tiêu hóa tổn thương, là điều kiện cho các mầm bệnh khác xâm nhập… 1. Nguyên nhân bệnh nấm diều trên chim bồ câu Bệnh do một loại nấm có tên gọi Candidia albicans gây ra. Đây là một loại nấm men sống hoại sinh thường xuyên trên niêm mạc đường tiêu hóa và gây bệnh có tính chất cơ hội khi đáp ứng miễn dịch cơ thể bị suy giảm. Bệnh này hay xuất hiện ở bồ câu 1 - 2 tháng tuổi. Nguyên nhân mắc bệnh có thể là do thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh, hệ thống dụng cụ đựng nước và nước uống không được vệ sinh, bị nhiễm nấm hoặc dùng kháng sinh (loại phổ rộng như cyclines, phenicol, penicilline bán tổng hợp A) trộn thức ăn hay nước uống kéo dài làm cho nấm phát triển ngay trong đường tiêu hóa. Dùng các steroids dài hạn cũng là cơ hội cho nấm phát triển; kế phát từ một số bệnh đường tiêu hóa; do thức ăn bị nhiễm nấm; thiếu Vitamin A; suy dinh dưỡng; stress trong khi vận chuyển hoặc do môi trường. 2.Triệu chứng bệnh nấm diều trên chim bồ câu Chim bồ câu càng nhỏ tuổi (0 - 4 tuần) tỷ lệ bệnh càng cao và dễ thấy dấu hiệu bệnh lý. Với những triệu chứng đặc trưng: - Đầu tiên, mỏ chim xuất hiện những lớp vảy da màu vàng nhạt, lớp vảy này có thể bóc tách dễ dàng và không bị chảy máu. - Diều cứng, không tiêu, có biểu hiện hen khẹc. - Tiếp đó, tại ngã tư hầu họng và diều chim có những mụn loét ngày càng ăn sâu xuống. Chim ăn ít, gầy và bị tiêu chảy, thỉnh thoảng còn nôn thức ăn lẫn với chất nhầy có mùi hôi. - Kèm theo tiêu chảy phân sống. - Chim non bị bệnh sẽ có triệu chứng nặng hơn con trưởng thành và chậm mọc lông; chậm lớn, tỷ lệ chết cao. 3. Bệnh tích bệnh nấm diều trên chim bồ câu Mổ khám thấy có các bệnh tích ở vật bệnh gồm: - Niêm mạc miệng và thực quản đôi khi cũng loét. - Niêm mạc ở diều dày lên với những mụn hơi trắng. Đôi khi có màng giả ở diều. Trong diều chứa nhiều nước nhầy hôi chua. - Dạ dày tuyến sưng hoặc xuất huyết niêm mạc. Trên niêm mạc có dịch viêm nhầy và các khối mụn trắng. - Niêm mạc ruột non cũng bị viêm cata với nhiều dịch nhầy. 4. Chẩn đoán bệnh nấm diều trên chim bồ câu Chẩn đoán dựa trên bệnh tích khi mổ khám. Tuy nhiên khi chưa đủ điều kiện kết luận bệnh thì nên phân lập và giám định đặc tính của nấm bệnh. Cần phân biệt với bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB): Chim bồ câu cũng nôn nước ra liên tục nhưng không có mùi hôi thối; ngoài nôn nước ra chim bồ câu còn khó thở khò khè. Còn bệnh do nấm Candida thì không thở khó. 5. Phòng bệnh nấm diều trên chim bồ câu Thực hiện phòng bệnh theo nguyên tắc đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi. Nên thực hiện kiên trì và toàn diện, đặc biệt cần đảm bảo cách ly giữa các đàn nuôi (giữa các đàn, các giống, các lứa tuổi) và với môi trường bên ngoài; vệ sinh môi trường chăn nuôi sạch sẽ, khử trùng định kỳ chuồng nuôi và môi trường xung quanh. Dọn dẹp chuồng trại, tiêu hủy chất độn chuồng, sát trùng chuồng trại ít nhất 2 lần với NANO ĐỒNG liều 1ml/2-3L nước. Sau khi phát hiện tình trạng bệnh, cần nhanh chóng vệ sinh thật sạch chuồng trại, khay ăn, uống của chim. Tiêu hủy hết các vật mau hỏng, ẩm, mốc trong chuồng. Cần phun sát trùng chuồng nuôi và cả khu vực chăn nuôi bằng NANO ĐỒNG liều 1ml/2-3L nước. Loại bỏ tất cả những thức ăn bị nghi ngờ nhiễm nấm như ngô, khô dầu, đỗ tương. Cho bồ câu ăn cám gà đẻ (cho bồ câu ăn với lượng thức ăn bằng 1/10 trọng lượng của chúng). Nâng cao sức đề kháng cơ thể vật nuôi bằng cách bổ sung men tiêu hóa, vitamin, khoáng chất 6. Điều trị bệnh nấm diều trên chim bồ câu - Bước 1:  Dùng NANO ĐỒNG liều 1ml/3-5L nước dùng liên tục 5-7 ngày. - Bước 2: Cho đàn uống cùng với MOXCOLIS liều pha nước 1g/10kg P. Liệu trình 3-5 ngày để diệt vi khuẩn bội nhiễm. - Bước 3: Cho bồ câu uống T.C.K.C để bổ sung vitamin và khoáng, tăng sức đề kháng.
bệnh newcastle trên chim bồ câu

BỆNH NEWCASTLE TRÊN CHIM BỒ CÂU

Bệnh Newcastle là bệnh nguy hiểm do virus thuộc nhóm Paramyxovirus gây bệnh cho chim bồ câu ở mọi lứa tuổi, đặc trưng bởi hiện tượng xuất huyết, viêm loét đường tiêu hoá. Bệnh lây lan nhanh gây thiệt hại nghiêm trọng, có thể đến 100% trên đàn chim bị bệnh. 1. Nguyên nhân bệnh NEWCASTLE trên chim bồ câu Bệnh Newcastle do Paramyxo virus - một ARN virus, gây ra. Virus có vỏ bọc, trên vỏ có gai kháng nguyên HN và kháng nguyên F và có khả năng ngưng kết hồng cầu. Bệnh có 9 type huyết thanh: PMV 1- 9. Chất chứa mầm bệnh: não, phổi, cơ quan nội tạng, dịch tiết đường hô hấp, phân. Virus dễ bị diệt bởi thuốc sát trùng thông thường nhưng có thể tồn tại nhiều năm trong môi trường mát. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu hoá, do tiếp xúc với chim nhiễm bệnh. 2. Triệu chứng bệnh NEWCASTLE trên chim bồ câu Thời kỳ ủ bệnh Newcastle trên chim bồ câu thường là 7-15 ngày - Thể quá cấp tính: Thường xảy ra vào đầu ổ dịch, bệnh phát triển rất nhanh, chim ủ rũ sau vài giờ rồi chết, không thể hiện triệu chứng của bệnh. - Thể cấp tính: Chim bồ câu ủ rũ, ăn ít, uống nước nhiều, lông xù, bị sốt cao 42 – 43°C, sổ mũi, thở khó, mào và yếm tím bầm, từ mũi chảy ra chất nhớt. Chim rối loạn tiêu hoá, thức ăn ở diều không tiêu, nhão ra do lên men, khi dốc chim bệnh ngược thấy có nước chảy ra. Sau vài ngày nhiễm bệnh Newcastle chim bị tiêu chảy, phân có màu nâu sẫm, trắng xanh hay trắng xám. Niêm mạc hậu môn xuất huyết thành những tia màu đỏ. Chim bồ câu trưởng thành triệu chứng hô hấp không thấy rõ như ở chim non. Ở thời kỳ sinh sản chim đẻ sản lượng trứng giảm hoặc ngừng để hoàn toàn sau khi nhiễm bệnh từ 7 – 21 ngày - Thể mãn tính: Xảy ra ở cuối ổ dịch. Chim có triệu chứng rối loạn thần kinh, cơ quan vận động bị tổn thương. Con vật vặn đầu ra sau, đi giật lùi, vòng tròn, mổ không đúng thức ăn, những cơn co giật thường xảy ra khi có kích thích. 3. Bệnh tích bệnh NEWCASTLE trên chim bồ câu - Thể quá cấp tính: Bệnh tích không biểu hiện rõ, có dấu hiệu xuất huyết ở ngoại tâm mạt, màng ngực, cơ quan hô hấp. - Thể cấp tính: Xoang mũi và miệng đều chứa dịch nhớt màu đục. Niêm mạc miệng, mũi, khí quản sưng xuất huyết - Thể mãn tính: Bệnh biểu hiện rõ ở đường tiêu hoá: + Niêm mạc dạ dày tuyến xuất huyết màu đỏ, tròn bằng đầu đinh ghim, các điểm xuất huyết này có thể tập trung thành từng vệt. + Dạ dày cơ xuất huyết. + Ruột non xuất huyết, viêm. Trong trường hợp bệnh kéo dài có thể có những nốt loét hình tròn. Trường hợp bệnh nặng nốt loét có thể lan xuống ruột già, ruột non. + Gan có một số đám thoái hoá mỡ nhẹ màu vàng. + Thận phù nhẹ có màu nâu xám. + Bao tim, xoang ngực, bề mặt xoang ức xuất huyết. + Dịch hoàn, buồng trứng xuất huyết thành từng vệt từng đám và bị dập vỡ. 4. Phòng bệnh NEWCASTLE trên chim bồ câu - Với chim bồ câu non từ 1 – 10 ngày tuổi: trong thời gian này cần nhỏ thuốc phòng bệnh Newcastle. Đồng thời cho chim bồ câu bố mẹ uống thêm các Vitamin. Có thể sử dụng sản phẩm T.C.K.C để bổ sung điện giải và khoáng. - Với chim bồ câu  từ 20 – 30 ngày tuổi: trong thời gian này cho uống kháng thể để phòng bệnh Newastle, Gumboro, IB, và các bệnh đường tiêu hóa . - Với chim bồ câu từ 40 – 60 ngày tuổi: nhỏ vaccine Newcastle lần 2 để tăng cường miễn dịch. Trong giai đoạn này, ngoài bệnh Newcastle, chim non có thể nhiễm các bệnh như : thương hàn , E.coli, tụ huyết trùng và bệnh đậu gà. Vì vậy, người nuôi cần chú ý theo dõi thường xuyên chim non để phát hiện bệnh và phòng trị kịp thời. - Với chim bố mẹ: tiêm vắc xin phòng bệnh Newcastle từ 1-2 lần/ năm. 5. Trị bệnh NEWCASTLE trên chim bồ câu - Tiêm kháng thể phòng bệnh Newcastle – Sau 1 ngày tiêm kháng thể,  Tiêm chủng hoặc cho uống để tạo miễn dịch khẩn cấp cho toàn đàn – Dùng thuốc diệt và phòng bệnh do vi khuẩn kế phát bằng MOXCOLIS hoặc YENLISTIN – Dùng thuốc bồi bổ cơ thể: T.C.K.C Dùng liên tục 7- 10 ngày.

10 LOẠI KHOÁNG CHẤT VÀ VITAMIN THIẾT YẾU CHO GÀ

Nuôi gà khỏe mạnh, năng suất không chỉ cần thức ăn và nước. Các vitamin và khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo đàn gà của bạn luôn khỏe mạnh, phát triển hiệu quả và sản xuất nhiều trứng hơn. Nếu không có đủ vitamin và khoáng chất, gà sẽ bị thiếu hụt, đẻ ít trứng hơn và dễ bị ký sinh trùng và bệnh tật hơn. 1. Tầm quan trọng của vitamin và khoáng chất trong thịt gà Gà cũng giống như tất cả các loài động vật khác, cần chế độ ăn cân bằng giàu vitamin và khoáng chất để phát triển. Các chất dinh dưỡng này rất quan trọng đối với nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm phát triển xương, phản ứng miễn dịch và tăng trưởng tổng thể. Đối với gà đẻ, ngay cả một sự thiếu hụt nhỏ cũng sẽ làm giảm sản lượng trứng, vì vậy  nên bổ sung vitamin và khoáng chất  . 2. Vitamin thiết yếu cho gà 1. Vitamin A Tầm quan trọng: Cần thiết cho thị lực, chức năng miễn dịch và sinh sản. Vitamin A rất quan trọng để duy trì sức khỏe của niêm mạc, rất cần thiết để bảo vệ đường hô hấp, tiêu hóa và sinh sản. Vitamin này cũng hỗ trợ sự phát triển phôi thai thích hợp trong trứng, góp phần nâng cao tỷ lệ nở. Triệu chứng thiếu hụt: Chậm phát triển, vấn đề sinh sản và suy giảm khả năng miễn dịch. 2. Vitamin D3 Tầm quan trọng: Cần thiết cho quá trình hấp thụ canxi, hình thành xương và chất lượng vỏ trứng. Vitamin D3 giúp gà sử dụng canxi và phốt pho hiệu quả, rất quan trọng cho xương chắc khỏe và vỏ trứng cứng cáp. Nếu không có đủ Vitamin D3, gà có thể bị trứng mỏng và dị dạng xương. Triệu chứng thiếu hụt: Còi xương, xương yếu và chất lượng vỏ trứng kém. 3. Vitamin E Tầm quan trọng: Hoạt động như một chất chống oxy hóa, hỗ trợ sức khỏe cơ bắp và chức năng miễn dịch. Vitamin E bảo vệ màng tế bào khỏi tổn thương oxy hóa và quan trọng đối với sức khỏe sinh sản. Ở gà đẻ, Vitamin E đảm bảo tính toàn vẹn của màng lòng đỏ trứng, góp phần nâng cao chất lượng trứng. Triệu chứng thiếu hụt: Bệnh teo cơ và khả năng sinh sản kém. 3. Vitamin K Tầm quan trọng: Cần thiết cho quá trình đông máu và chuyển hóa xương. Vitamin K đóng vai trò tổng hợp protein cần thiết cho quá trình đông máu, ngăn ngừa chảy máu quá nhiều. Nó cũng hỗ trợ liên kết canxi trong xương, gián tiếp hỗ trợ quá trình hình thành vỏ trứng. Triệu chứng thiếu hụt: Chảy máu nhiều hơn và sức khỏe xương kém. 4. Vitamin B (B1, B2, B6, B12) Tầm quan trọng: Hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng, chức năng hệ thần kinh và hình thành tế bào hồng cầu. Vitamin B rất quan trọng để chuyển đổi thức ăn thành năng lượng có thể sử dụng, rất cần thiết cho sự tăng trưởng, sản xuất trứng và sức đề kháng. Vitamin B12 đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành tế bào hồng cầu và sức khỏe thần kinh, đảm bảo gà duy trì năng suất cao. Triệu chứng thiếu hụt: Kém phát triển, thiếu máu và rối loạn thần kinh. 3. Khoáng chất thiết yếu cho gà 1. Canxi Tầm quan trọng: Rất quan trọng đối với sức mạnh của xương và sự hình thành vỏ trứng. Canxi là khoáng chất quan trọng nhất đối với gà đẻ. Cần bổ sung canxi với số lượng lớn để tạo ra vỏ trứng cứng và chắc. Thiếu canxi có thể dẫn đến trứng có vỏ mỏng hoặc không có vỏ, làm giảm khả năng nở và chất lượng trứng. Triệu chứng thiếu hụt: Xương yếu, chất lượng vỏ trứng kém và sản lượng trứng giảm. 2. Phốt pho Tầm quan trọng: Hoạt động song song với canxi để phát triển xương và chuyển hóa năng lượng. Phốt pho rất cần thiết cho sự hình thành xương và răng, và đóng vai trò quan trọng trong việc truyền năng lượng trong tế bào. Phốt pho đầy đủ là cần thiết cho quá trình sản xuất trứng và ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi để hình thành vỏ trứng. Triệu chứng thiếu hụt: Xương yếu và chậm phát triển. 3. Magiê Tầm quan trọng: Cần thiết cho chức năng của enzyme và sản xuất năng lượng. Magiê hỗ trợ nhiều phản ứng enzyme trong cơ thể, bao gồm cả những phản ứng liên quan đến quá trình chuyển hóa năng lượng và tổng hợp axit nucleic và protein. Nó cũng đóng vai trò trong chức năng cơ, rất quan trọng đối với gà đẻ. Triệu chứng thiếu hụt: Cơ yếu và kém phát triển. 4. Natri Tầm quan trọng: Cần thiết cho sự cân bằng chất lỏng và chức năng thần kinh. Natri là thành phần chính trong việc duy trì sự cân bằng chất lỏng thích hợp trong cơ thể và đảm bảo chức năng của thần kinh và cơ. Mức natri đầy đủ giúp ngăn ngừa các vấn đề như tốc độ tăng trưởng chậm và sản xuất trứng kém. Triệu chứng thiếu hụt: Giảm tăng trưởng và sản xuất trứng kém. 5. Sắt Tầm quan trọng: Chìa khóa cho sự hình thành hemoglobin và vận chuyển oxy. Sắt rất quan trọng cho sự hình thành hemoglobin, vận chuyển oxy trong máu. Mức độ sắt đầy đủ giúp đảm bảo máu khỏe mạnh và cung cấp oxy cho các mô, hỗ trợ sức sống và năng suất tổng thể. Triệu chứng thiếu hụt: Thiếu máu và uể oải. 4. Lựa chọn sản phẩm bổ sung phù hợp Sử dụng CALPHO, CANXIPRO hoặc UMBROCAL để bổ sung Ca, P và khoáng hữu cơ để giúp tăng khung xương, hạn chế mổ căn, hạn chế  trứng vỏ mỏng, bung lông bật cựa và tăng tỷ lệ ấp nở. AMYLITE Giúp bổ sung vitamin, acid amin, khoáng vi lượng và acid hữu cơ. T.C.K.C giúp bổ sung điện giải và vitamin, tăng cường sức đề kháng. Cung cấp cho gà của bạn sự cân bằng phù hợp giữa các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu là rất quan trọng đối với sức khỏe và năng suất của chúng. Bằng cách hiểu được nhu cầu cụ thể của đàn gà và kết hợp chất bổ sung vitamin khoáng chất chất lượng cao, bạn có thể đảm bảo chúng sống khỏe mạnh và năng suất. Đầu tư vào chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ nâng cao sức khỏe cho gà mà còn cải thiện sản lượng và chất lượng trứng.
Chăm sóc gà vào mùa đông

5 LƯU Ý KHI CHĂM SÓC GÀ TRONG MÙA ĐÔNG

Mùa đông là thời điểm đầy thách thức đối với chăn nuôi gà. Nhiệt độ thấp, độ ẩm cao và sự thay đổi của thời tiết có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của đàn gà. Để đảm bảo gà luôn khỏe mạnh và phát triển tốt trong mùa đông, người nuôi cần áp dụng kỹ thuật chăm sóc hợp lý. 1. Cung cấp chuồng trại ấm áp Chuồng nuôi cần được tu sửa, che chắn để đảm bảo kín gió. Lỗ thông gió nên đặt ở tầm vừa phải, không nên thấp quá để tránh gió lùa vào gà sẽ rất dễ bị ốm. Chuồng nuôi nên được ngăn ra làm từng ô nhỏ để thuận tiện cho việc sưởi ấm, tránh để gà trong diện tích lớn sẽ gây khó khăn trong việc sưởi ấm, giữ ấm cho gà. Chuồng úm gà con nên bố trí ở đầu hướng gió, cách ly xa chuồng gà trưởng thành để tránh lây lan bệnh từ gà lớn sang gà con. Nơi nuôi gà con phải đảm bảo khô ráo, tránh mưa tạt, gió lùa, tránh chó, mèo, chuột,… gây hại gà con. Nếu nuôi nhiều với diện tích lớn, cần chủ động giữ ấm cho đàn gà trong ngày đông giá rét, đảm bảo sức khỏe để đàn gà phát triển tốt nhất. Có thể lắp đặt hệ thống sưởi ấm bằng đèn gas, tỏa nhiệt lớn với diện tích rộng, tiết kiệm chi phí hơn so với các biện pháp sưởi ấm khác. Chuồng nuôi cần đảm bảo giữ ấm cho vật nuôi. Ảnh: ST 2. Điều chỉnh chế độ ăn uống Cho gà ăn đầy đủ khẩu phần các loại cám có chất lượng tốt và ổn định, cho uống thêm B-Complex giúp cho gà khỏe mạnh tăng sức đề kháng. Ðảm bảo thức ăn đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với từng lứa tuổi của gà. Cho ăn thức ăn chất lượng tốt, không thiu mốc, không nhiễm độc tố. Bố trí khẩu phần ăn giàu năng lượng bằng những thực phẩm giàu tinh bột. Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để gà không bị đói. Cho uống đủ nước sạch, ấm. Vào mùa đông phải tăng lượng thức ăn, tăng dinh dưỡng. Ngoài việc thêm vào khẩu phần ăn 10 – 20% lượng thức ăn thông thường, người nuôi cần cung cấp đủ nước uống sạch. Ðồng thời, bổ sung vào nước một số chất khoáng, B-Complex, Vitamin C, B1,… có tác dụng tăng khả năng hấp thu thức ăn và tăng sức đề kháng cho gà. 3. Giữ vệ sinh chuồng trại Vệ sinh chuồng trại là yếu tố quan trọng không chỉ giúp gà khỏe mạnh mà còn tránh được nhiều bệnh tật trong mùa đông như: Thường xuyên dọn dẹp phân gà và thức ăn thừa để tránh vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Định kỳ khử trùng chuồng nuôi bằng các loại dung dịch an toàn, giúp tiêu diệt vi khuẩn và virus gây bệnh. 4. Quan tâm đến sức khỏe gà Vào mùa đông, gà có thể dễ bị nhiễm bệnh hơn. Do đó, cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe của chúng. Những ngày giá lạnh cần thả gà muộn, nhốt sớm. Duy trì nhiệt độ chuồng nuôi ổn định, nhốt theo nhu cầu sinh lý ngày tuổi, tháng tuổi của gà. Giữ cho chuồng luôn khô sạch, vệ sinh chuồng trại định kỳ bằng các loại thuốc sát trùng có hiệu quả dài ngày (loại thuốc có thành phần I-ot như Han Iodine 10%, khoảng 7 – 10 ngày phun/lần sau khi dọn chất độn chuồng). Xông quả bồ kết định kỳ 5 – 7 ngày/lần, làm mũi gà thông thoáng, phòng hiệu quả các bệnh về đường hô hấp. Tiêu diệt virus cúm, giúp gà khỏe mạnh chống lại bệnh. Khoảng 2 – 3 ngày cho gà uống nước tỏi pha loãng một lần, đập dập 2 – 3 củ tỏi sống, để trong không khí 15 – 20 phút sau đem hòa với 10 – 15 lít nước đem cho gà uống, bã tỏi rải quanh chuồng cho gà ngửi mùi. Các chất kháng sinh thực vật có trong tỏi tiêu diệt mạnh virus cúm gia cầm. Tiêm phòng: Ngoài vaccine cúm gia cầm tiêm theo sự hỗ trợ của nhà nước cần tiêm phòng định kỳ, đầy đủ các loại vaccine thông thường như: Marek gà; Gumboro; đậu gà; tả gia cầm; tụ huyết trùng gia cầm theo lịch của cơ quan thú y địa phương, giúp cho gà miễn dịch với các bệnh này. Kiểm tra sức khỏe: Thường xuyên theo dõi sức khỏe của gà, kiểm tra dấu hiệu của bệnh như: không ăn uống, lười hoạt động, hay có biểu hiện bất thường. 5. Theo dõi thời tiết Việc theo dõi thời tiết rất quan trọng trong việc chăm sóc gà vào mùa đông. Hãy thường xuyên cập nhật thông tin thời tiết để có những điều chỉnh kịp thời trong việc chăm sóc: Dự đoán nhiệt độ: Nếu dự đoán có đợt lạnh mạnh, hãy chuẩn bị thêm các biện pháp giữ ấm cho gà. Chuẩn bị ứng phó: Trong trường hợp thời tiết xấu, hãy có kế hoạch để bảo vệ chuồng trại và đàn gà.

CÚM GIA CẦM H5N1 VÀ MỐI ĐE DỌA TOÀN CẦU

Cúm gia cầm H5N1 đang trở thành mối đe dọa chưa từng có, khi lan rộng giữa nhiều loài động vật và có nguy cơ cao đối với con người. Các chuyên gia cảnh báo rằng thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới, nơi các bệnh truyền nhiễm không chỉ bùng phát ở một loài mà còn có thể ảnh hưởng đến nhiều quần thể sinh vật khác nhau. Trong nhiều tháng qua, H5N1 đã xuất hiện trong các trang trại bò sữa, với hàng chục ca nhiễm được ghi nhận ở những người làm việc trong môi trường này. Hiện tại, virus này đã được phát hiện ở hơn 48 loài động vật có vú, từ gấu đến bò sữa và gây ra cái chết hàng loạt ở sư tử biển và hải cẩu voi con. Tuần trước, Mỹ ghi nhận ca tử vong đầu tiên do nhiễm H5N1. Nhân viên kiểm dịch khử trùng đồ bảo hộ sau khi tiêu hủy gia cầm nhiễm virus H5N1 tại Hluboka, CH Séc. Ảnh: AFP Khả năng lây lan rộng và gây tử vong ở nhiều loài khiến một số nhà khoa học gọi H5N1 là “panzootic” – một loại dịch bệnh có thể vượt qua rào cản loài và tác động nghiêm trọng đến nhiều hệ sinh thái. Khi môi trường sống bị thu hẹp, đa dạng sinh học suy giảm và ngành nông nghiệp thâm canh phát triển mạnh, điều kiện trở nên lý tưởng cho các bệnh truyền nhiễm lây lan từ loài này sang loài khác. Các chuyên gia nhận định đây có thể là một trong những thách thức quan trọng nhất đối với sức khỏe và an ninh toàn cầu trong thời đại hiện nay. Cúm gia cầm đã gây ra thiệt hại lớn đối với hệ sinh thái, đặc biệt là quần thể chim biển. Hàng triệu cá thể chim hoang dã đã bị tiêu diệt, hơn 20.000 sư tử biển Nam Mỹ chết tại Chile và Peru, trong khi tại Argentina, ước tính có tới 17.000 hải cẩu voi con tử vong, tương đương 96% số cá thể con được sinh ra trong năm 2023. Nguy cơ virus này lây lan giữa người với người hiện là mối quan tâm đặc biệt của giới y tế. Liên hợp quốc đã đưa ra cảnh báo sau khi một người đàn ông ở Louisiana tử vong sau khi tiếp xúc với gia cầm và chim hoang dã. Từ tháng 3/2024, Mỹ ghi nhận 66 ca nhiễm H5N1 ở người, nhưng hầu hết đều có triệu chứng nhẹ. Cho đến nay, chưa có bằng chứng về việc virus này lây từ người sang người, song đây là điều mà các chuyên gia luôn theo dõi sát sao. Ba phần tư các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện có nguồn gốc từ động vật. Việc theo dõi các chủng virus có khả năng lây lan giữa các loài đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe con người. Một số nhà khoa học cho rằng COVID-19 có thể là một dạng bệnh truyền nhiễm giữa các loài, do virus SARS-CoV-2 đã lây nhiễm cho hơn 58 loài động vật. Tuy nhiên, không giống cúm gia cầm, COVID-19 không gây tử vong hàng loạt ở động vật nên không hoàn toàn phù hợp với định nghĩa của “panzootic”. Nguyên nhân chính khiến dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ hơn trong những năm gần đây được cho là do sự mở rộng hoạt động của con người vào các khu vực hoang dã. Mất đa dạng sinh học và sự suy giảm môi trường sống khiến các loài động vật phải sống gần con người hơn, làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo. Ngành chăn nuôi cũng góp phần đáng kể vào sự lan rộng của dịch bệnh khi số lượng động vật nuôi ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu lương thực. Nạn phá rừng và biến đổi khí hậu tiếp tục làm trầm trọng thêm vấn đề. Khi môi trường tự nhiên bị thu hẹp, động vật hoang dã bị dồn vào những không gian nhỏ hơn, làm gia tăng tiếp xúc với con người và vật nuôi. Đồng thời, nhiệt độ tăng lên cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các loài trung gian truyền bệnh như muỗi, ruồi và ve mở rộng phạm vi địa lý. Các nhà khoa học cảnh báo rằng tần suất các đợt bùng phát dịch bệnh, như H5N1 có khả năng tiếp tục gia tăng trong tương lai. Theo các chuyên gia, việc một loại virus mới xuất hiện với tiềm năng gây ra đại dịch toàn cầu chỉ còn là vấn đề thời gian. Tuy nhiên, nguy cơ này có thể được giảm thiểu thông qua các biện pháp như tăng cường giám sát dịch bệnh trên động vật, thúc đẩy phát triển vaccine từ giai đoạn sớm và áp dụng các phương thức canh tác bền vững để hạn chế sự tiếp xúc giữa con người và động vật hoang dã. Mặc dù rủi ro vẫn tồn tại, các chuyên gia tin rằng hiểu biết ngày càng rõ hơn về cách thức dịch bệnh lây lan giữa các loài sẽ giúp con người chủ động phòng ngừa và giảm thiểu tác động của các đại dịch trong tương lai.

BỆNH BỒ CÂU MỔ LÔNG, RỤNG LÔNG

1. Nguyên nhân bệnh mổ lông, rụng lông ở bồ câu Căn bệnh mổ lông rụng lông ở bồ câu thường xảy ra khi chim bố mẹ bị thiếu vitamin, khoáng vi lượng, trong thời gian nuôi con. Do bị tác động của môi trường chăn nuôi như: bị stress do tiếng ồn, mật độ nuôi quá dày hay bị chó mèo dọa, quá thừa ánh sáng mạnh. Nguồn thức ăn kém chất lượng như bị mốc, mọt… hoặc do ký sinh trùng… 2. Cách điều trị bệnh mổ lông, rụng lông ở bồ câu Trước tiên cần tuân thủ các yếu tố sau đây để tạo điều kiện cho chim có môi trường phát triển tốt: Giảm mật độ trong chuồng nuôi Tạo không gian yên tĩnh cho chim bồ câu, tránh những nơi có tiếng ồn Ngăn không cho chó mèo và các động vật khác đến gần chuồng nuôi nhằm ngăn chặn chúng tấn công, phá hoại chuồng nuôi Đảm bảo nguồn thức ăn có chất lượng tốt, khối lượng thức ăn phái đầy đủ cho cả đàn Cho chim bồ câu uống các loại thuốc sau: Pha CALPHO vào nước với liều lượng 1ml/1-2 lít nước uống, cho uống 5-7 ngày/đợt điều trị. Tiếp theo, bổ sung thêm T.C.K.C cung cấp điện giải, giảm stress Bệnh mổ lông rụng lông ở bồ câu không chỉ ảnh hưởng đến bề ngoài mà về lâu dài còn là mối nguy cơ đối với sức khỏe của cả đàn. Để tránh bồ câu bị rụng lông, mổ lông nhau nên chú ý đến môi trường sống của chim, chế độ dinh dưỡng và bổ sung đầy đủ khoáng vi lượng đảm bảo chim luôn khỏe mạnh.

BỆNH SỐT SỮA Ở DÊ CỪU

Bệnh sốt sữa, còn gọi là hạ canxi huyết cấp tính hoặc bệnh hạ canxi sau sinh, là một trong những bệnh chuyển hóa phổ biến ở dê và cừu trong giai đoạn cuối thai kỳ và đầu kỳ tiết sữa. Bệnh chủ yếu xảy ra do sự suy giảm đột ngột nồng độ canxi trong máu, ảnh hưởng đến chức năng cơ, hệ thần kinh và tuần hoàn của vật nuôi. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tử vong. 1. Nguyên nhân - Bệnh sốt sữa thường do vi khuẩn gây ra, diễn ra trong môi trường ẩm ướt, lạnh và thiếu vệ sinh - Mất canxi đột ngột: Giai đoạn đầu tiết sữa, nhu cầu canxi để sản xuất sữa tăng cao, khiến lượng canxi trong máu giảm nhanh. - Chế độ dinh dưỡng mất cân đối: Thiếu canxi hoặc dư thừa phốt pho trong khẩu phần ăn. - Thiếu vitamin D: Vitamin D giúp hấp thu canxi từ ruột và điều chỉnh nồng độ canxi trong cơ thể. 2. Triệu chứng Bệnh diễn biến nhanh, chia thành các giai đoạn: - Giai đoạn đầu: + Dê, cừu mệt mỏi, bỏ ăn. + Rùng mình, run cơ, lảo đảo, đi đứng khó khăn. - Giai đoạn tiếp theo: + Nằm bệt, liệt tứ chi. + Bụng chướng, hơi khó thở. + Mắt lờ đờ, phản xạ yếu. - Giai đoạn nặng: Hôn mê, tim đập yếu, có thể tử vong nếu không can thiệp kịp thời. 3. Điều trị Khi phát hiện dê hoặc cừu bị sốt sữa, cần tiến hành điều trị khẩn cấp bằng các biện pháp sau: - Bổ sung canxi nhanh chóng + Tiêm tĩnh mạch dung dịch Canxi Borogluconate 10-20% (theo liều lượng 50-100 ml/lần tùy trọng lượng dê, cừu). Tiêm chậm và cần theo dõi tim mạch để tránh sốc thuốc. + Nếu không thể tiêm tĩnh mạch, có thể tiêm dưới da hoặc truyền dịch chứa canxi. + Trong trường hợp khẩn cấp, có thể sử dụng canxi uống kết hợp tiêm dưới da. Sử dụng sản phẩm như: CALPHO, CANXIPRO - Bổ sung vitamin D: Tiêm vitamin D3 để kích thích cơ thể hấp thu và huy động canxi từ xương. - Hỗ trợ hồi sức + Truyền dung dịch điện giải để ổn định cơ thể và bù nước. + Sử dụng các thuốc trợ tim, trợ lực nếu tim yếu. + Giữ ấm cơ thể cho dê, cừu và đặt nằm nơi khô ráo, sạch sẽ. Theo dõi và chăm sóc: Sau khi tiêm canxi, cần theo dõi phản ứng của dê, cừu. Nếu có biểu hiện cải thiện như đứng dậy được, ăn uống trở lại thì tiếp tục bổ sung canxi đường uống. Cung cấp thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cỏ khô, cỏ tươi và các loại tinh bột nhẹ. 4. Phòng bệnh sốt sữa - Dinh dưỡng cân đối cho dê và cừu mang thai + Tăng cường khẩu phần ăn chứa canxi, phốt pho và vitamin D. Bằng việc sử dụng các sản phẩm như CALPHO, CANXIPRO, PRODUCTIVE FORTE, liều 1ml/ 1-2 lít nước + Bổ sung premix khoáng hoặc các sản phẩm có chứa canxi và khoáng chất. - Hạn chế cho ăn quá nhiều thức ăn giàu phốt pho như cám gạo hoặc thức ăn công nghiệp đơn điệu. - Bổ sung vitamin D và ánh sáng + Chăn thả dê, cừu ở những nơi có nhiều ánh sáng mặt trời để giúp tổng hợp vitamin D tự nhiên. + Trong trường hợp nuôi nhốt, cần bổ sung vitamin D3 vào thức ăn hoặc nước uống. - Quản lý dê, cừu sau sinh + Theo dõi sát sức khỏe dê, cừu trong vòng 48 giờ sau sinh để phát hiện sớm bệnh sốt sữa. + Bổ sung canxi dự phòng ngay trước và sau khi sinh, nhất là ở những con đã từng mắc bệnh trước đó. - Cho ăn cỏ khô và thức ăn tự nhiên + Cung cấp cỏ khô giàu dinh dưỡng, giúp cân bằng hệ tiêu hóa và tránh rối loạn chuyển hóa. + Tránh thay đổi đột ngột thức ăn trong giai đoạn mang thai và nuôi con. - Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Khám và xét nghiệm nồng độ canxi trong máu của dê, cừu mang thai để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

BỆNH VIÊM MẮT TRUYỀN NHIỄM Ở DÊ CỪU

Bệnh viêm mắt là một vấn đề phổ biến ở dê, có thể do nhiều nguyên nhân như nhiễm khuẩn, virus, ký sinh trùng, hoặc các tác động cơ học và môi trường. Bệnh này gây đau đớn, giảm khả năng ăn uống và ảnh hưởng đến năng suất của dê. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến loét giác mạc và thậm chí mù lòa. 1. Nguyên nhân gây viêm mắt ở dê - Vi khuẩn: Vi khuẩn phổ biến nhất gây bệnh là Moraxella bovis, Mycoplasma conjunctivae, và các vi khuẩn khác như Chlamydia. Thường lây lan qua tiếp xúc giữa các con dê hoặc từ ruồi mang mầm bệnh. - Virus: Một số bệnh do virus như herpes virus, viêm kết mạc truyền nhiễm có thể gây viêm mắt. - Ký sinh trùng: Giun mắt Thelazia spp. sống trong túi kết mạc và gây kích ứng. Ruồi nhặng là trung gian truyền ký sinh trùng này. - Tác động cơ học: Dê bị cỏ khô, bụi bẩn, dị vật rơi vào mắt gây trầy xước và nhiễm trùng. Điều kiện môi trường. Thời tiết nóng, khô, bụi bẩn nhiều, ánh nắng gay gắt làm mắt dê dễ bị kích ứng và nhiễm bệnh. 2. Triệu chứng bệnh viêm mắt Dựa vào mức độ viêm mắt, triệu chứng có thể khác nhau: - Giai đoạn đầu: + Chảy nước mắt nhiều, nước mắt có thể trong suốt hoặc hơi đục. + Mắt đỏ, sưng nhẹ và dê thường nháy mắt liên tục. + Dê có biểu hiện dụi mắt vào chuồng, hàng rào hoặc chân vì ngứa và khó chịu. - Giai đoạn giữa: + Mắt có nhiều dịch mủ màu vàng hoặc xanh, đóng vảy quanh mí mắt. + Giác mạc có thể bị mờ đục, viêm loét và gây đau nhức nặng. + Dê sợ ánh sáng (nhạy cảm với ánh sáng) và thường nhắm mắt hoặc tìm chỗ tối để trốn. - Giai đoạn nặng: + Mắt sưng to, mủ chảy liên tục, giác mạc bị loét sâu. + Có nguy cơ thủng giác mạc và gây mù lòa vĩnh viễn. + Dê suy nhược, ăn ít do đau đớn, giảm sức đề kháng. 3. Phương pháp điều trị bệnh viêm mắt trên dê Khi phát hiện dê có triệu chứng viêm mắt, cần thực hiện các biện pháp điều trị ngay lập tức: - Làm sạch và sát trùng mắt + Sử dụng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để rửa sạch mắt dê, loại bỏ dịch mủ và bụi bẩn. + Rửa mắt 2-3 lần/ngày cho đến khi sạch hẳn. - Sử Dụng Thuốc Kháng Sinh Điều Trị Nhiễm Khuẩn + Thuốc nhỏ mắt kháng sinh: Sử dụng dung dịch chứa Gentamycin, Chloramphenicol hoặc Oxytetracycline để nhỏ mắt. Liều lượng: 3-4 lần/ngày, mỗi lần 2-3 giọt vào mắt bị viêm. -Tiêm kháng sinh toàn thân: Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, kết hợp tiêm các loại kháng sinh như: OXYLONG (Oxytetracycline 10%), Liều 1 ml/10 kg thể trọng, tiêm bắp, hoặc NASHER AMX liều 1ml/10kg TT - Thuốc mỡ kháng sinh bôi mắt: Sử dụng mỡ kháng sinh có Tetracycline hoặc Neomycin bôi trực tiếp vào mắt để diệt khuẩn và giảm viêm. - Chống viêm và giảm đau: Tiêm hoặc uống thuốc chống viêm, giảm đau như NASHER TOL 1ml/20kg TT để giảm sưng và đau nhức. - Diệt ký sinh trùng giun mắt: Nếu xác định có giun mắt Thelazia spp.: + Nhỏ thuốc Ivermectin hoặc dùng nhíp vô trùng để gắp giun ra. + Tiêm Ivermectin (200 mcg/kg thể trọng) để diệt ký sinh trùng. - Bổ sung vitamin và dinh dưỡng: Bổ sung Vitamin A, D, E để giúp phục hồi giác mạc và tăng cường sức khỏe đôi mắt như PRODUCTIVE FORTE, UMBROTOP - Thêm các chất khoáng và vi lượng vào khẩu phần ăn. 4. Phòng bệnh viêm mắt trên dê - Vệ sinh chuồng trại: giữ chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, tránh bụi bẩn và phân rơi vãi. thường xuyên dọn dẹp, phun thuốc sát trùng chuồng bằng DESINFECT 0, KLORTAB 1 viên cho 10 lít nước phun 75m vuông hoặc các chất sát khuẩn an toàn. - Kiểm soát ruồi nhặng: sử dụng bẫy ruồi, thuốc diệt ruồi hoặc các biện pháp tự nhiên để hạn chế ruồi là trung gian truyền bệnh. phun thuốc diệt côn trùng định kỳ quanh chuồng trại. - Bổ sung dinh dưỡng: bổ sung đầy đủ vitamin A,D,E và khoáng chất vào khẩu phần ăn để tăng cường sức khỏe mắt. Cho dê ăn thức ăn sạch, tránh bụi bẩn, cỏ khô có gai. - Kiểm tra sức khỏe định kỳ: thường xuyên kiểm tra mắt dê, đặc biệt trong mùa khô hanh và mùa mưa. phát hiện sớm các triệu chứng viêm mắt để có biện pháp xử lý kịp thời. - Cách ly vật nuôi bị bệnh:  ngay khi phát hiện dê bị viêm mắt, cần cách ly để tránh lây lan cho các con khác. - Tiêm phòng và tẩy ký sinh trùng: tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm và tẩy ký sinh trùng định kỳ cho đàn dê.

BỆNH GIUN SÁN Ở DÊ, CỪU

1. Nguyên nhân gây bệnh - Bệnh giun sán trên dê do các loại ký sinh trùng như giun tròn, giun móc và sán lá gan gây ra. Cụ thể như sau: + Ấu trùng giun tròn và giun móc: Tồn tại trong đất bẩn, cỏ, thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm mầm bệnh. Dê thường nhiễm bệnh khi ăn phải thức ăn hoặc uống nước ô nhiễm. + Sán lá gan: Phát triển ở các vùng có nước đọng như ao hồ, mương rãnh hoặc trong các khu vực đồng cỏ ngập nước. Trứng sán sau khi ra ngoài theo phân dê sẽ nở thành ấu trùng và bám vào cỏ, nước. + Môi trường ẩm thấp, vệ sinh kém: Là điều kiện thuận lợi để các ấu trùng phát triển mạnh, lây lan trong đàn dê. 2. Triệu chứng lâm sàng - Giai đoạn đầu (nhiễm nhẹ): + Ăn uống kém: Dê giảm lượng thức ăn hàng ngày. + Thiếu máu nhẹ: Niêm mạc mắt và miệng nhợt nhạt. + Phân lỏng, tiêu chảy: Có thể thấy phân nhão, mùi hôi, lẫn nhầy hoặc máu. + Gầy yếu dần: Dê sụt cân mặc dù vẫn ăn nhưng khả năng hấp thu dinh dưỡng kém. - Giai đoạn bệnh tiến triển nặng: + Thiếu máu rõ rệt: Niêm mạc mắt, môi trắng bệch. Da khô, lông xù, lông rụng nhiều. + Bụng trướng nước: Sán lá gan gây tổn thương gan dẫn đến tích nước trong ổ bụng và vùng dưới da. + Sưng hàm dưới: Xuất hiện hiện tượng "hàm ếch" do tích dịch dưới hàm. Đây là biểu hiện điển hình khi dê mắc sán lá gan nặng. + Đau bụng: Dê có biểu hiện khó chịu, thường nằm một chỗ, ít vận động. + Phân nhão hoặc có lẫn ấu trùng giun: Có thể quan sát thấy ấu trùng hoặc các đốt sán trong phân dê. 3. Tác hại của bệnh - Bệnh giun sán nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: - Thiếu máu trầm trọng: Làm cho dê suy yếu, gầy còm, giảm sức đề kháng. - Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Tiêu chảy, hấp thu dinh dưỡng kém, giảm tốc độ tăng trưởng. - Tổn thương gan: Đặc biệt khi nhiễm sán lá gan, gan bị hủy hoại dẫn đến rối loạn chức năng gan và suy nhược cơ thể. - Giảm năng suất sinh sản: + Dê cái: Sẩy thai, đẻ non, hoặc con non yếu ớt. + Dê đực: Giảm khả năng phối giống. - Tăng tỷ lệ tử vong: Đối với dê con hoặc dê trưởng thành suy yếu nặng. 4. Phương pháp phòng bệnh - Vệ sinh chuồng trại: + Giữ chuồng trại khô ráo, sạch sẽ: Thường xuyên dọn dẹp phân, rác thải và vệ sinh nền chuồng. + Xử lý phân đúng cách: Thu gom và ủ phân hoặc xử lý bằng hóa chất để diệt trứng và ấu trùng giun sán. + Quản lý nguồn nước: Không cho dê uống nước ao hồ hoặc nước bẩn chưa qua xử lý. - Chăn thả và thức ăn: + Không chăn thả dê ở các vùng cỏ ngập nước, ao hồ hoặc khu vực có nước đọng. + Phơi khô cỏ trước khi cho dê ăn để tiêu diệt ấu trùng giun sán. + Bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng và khoáng chất để tăng sức đề kháng cho dê. - Tẩy giun định kỳ: + Thực hiện tẩy giun cho dê định kỳ 3-6 tháng/lần, đặc biệt là dê con và dê cái mang thai. + Sử dụng các loại thuốc tẩy giun phù hợp: Levamisole: Phòng và trị giun tròn, giun móc. Albendazole hoặc Ivermectin: Diệt giun tròn, giun lươn và một số loại sán. Như các sản phẩm: CLOSANBEL 10%, IVERTIN liều 1ml/ 50kg TT GENDAZEL: Đặc trị sán lá gan. 5. Phương pháp điều trị bệnh - Dùng thuốc tẩy giun: + Giun tròn và giun móc: Sử dụng : CLOSANBEL 10%, IVERTIN liều 1ml/ 50kg TT + Sán lá gan: GENDAZEL: ngoài chống lại sán lá gan trưởng thành và sán lá gan non 6 tuần tuổi trở lên, chúng còn có thể tiêu diệt giun tròn hút máu và một số loài chân đốt - Chăm sóc hỗ trợ: + Bù nước và điện giải: Nếu dê tiêu chảy kéo dài, có thể bổ sung SUPER C 100, T.C.K.C(nước điện giải) để bù nước. + Vitamin và khoáng chất: Tiêm hoặc cho uống vitamin A, D, E, B-complex và các chất khoáng để giúp dê hồi phục sức khỏe. Bằng việc sử dụng các sản phẩm như: VITROLYTE, PRODUCTIVE FOTRE: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống. + Nâng cao thể trạng: Kết hợp bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng như cỏ non, hạt ngũ cốc hoặc các loại thức ăn bổ sung.  

BỆNH VIÊM LỞ MIỆNG TRUYỀN NHIỄM Ở DÊ, CỪU

1. Đặc điểm và nguyên nhân gây bênh - Bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm ở dê, cừu do một loại virus thuộc họ Poxviridae, giống Parapoxvirus hướng thượng bì gây ra. Bệnh xảy ra ở dê, cừu mọi lứa tuổi. Đặc điểm của bệnh là gây ra hiện tượng viêm loét miệng, làm cho dê không ăn được, dê con không bú được dẫn đến sức đề kháng giảm sút, dễ kế phát các bệnh khác. Virus tồn tại 1 tháng trên lông và da sau khi tổn thương lành lại. Virus dễ bị sức nóng tiêu diệt (5 phút ở 600C), trong vảy khô virus vẫn sống sót được hàng tháng, thậm chí đến 1 năm. Vài tháng sau khi lành bệnh vẫn tìm thấy virus trong những mảnh thượng bì tróc ra, phơi nắng 42 giờ vẫn chưa diệt được virus trong các mảnh thượng bì này. 2. Triệu chứng và bệnh tích - Thời kỳ đầu của bệnh xuất hiện các nốt nhỏ bằng hạt đậu xanh ở trên bờ môi, mép của dê. - Sau đó, các mụn phát triển nhanh chóng thành các mụn nước, mụn mủ rồi vỡ ra và tạo ra vẩy cứng và xù xì trên môi và mép dê. Khi cậy ra dưới lớp vẩy là lớp keo nhầy màu vàng, đôi khi có lẫn máu và mủ. - Thời kỳ đầu dê bị bệnh vẫn ăn uống bình thường, về sau do những chỗ tổn thương bị nhiễm trùng kế phát làm cho con vật đau đớn, vật có thể giảm ăn hoặc bỏ ăn. - Các vết viêm loét xuất hiện ở những vị trí da mỏng khác nhau như ở tai, bụng, đầu vú, núm vú, bìu dái, âm hộ. Đặc biệt, ở dê non các mụn loét xuất hiện ở lưỡi và niêm mạc miệng làm dê bị bệnh rất đau đớn, chảy nước dãi, nước dãi cò mùi hôi thối khó chịu, dê kém ăn, sức đề kháng của cơ thể giảm, dê dễ bị nhiễm trùng gây các bệnh kế phát như viêm phổi, viêm ruột… - Bệnh kéo dài từ 1 – 4 tuần, nếu không bị nhiễm trùng kế phát thì các tổn thương sẽ tự khỏi, các mô lành lại và không để lại sẹo. Tuy nhiên, với các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng hiện nay con vật dễ bị nhiễm trùng kế phát làm cho các tổn thương trầm trọng hơn. Những dê đang cho sữa khi núm vú bị tổn thương thường nhiễm trùng kế phát gây viêm vú nghiêm trọng, dẫn đến mất khả năng cho sữa. 3. Chẩn đoán - Căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh là nổi mụn nước ở môi, mép, đầu vú, núm vú, âm hộ, bìu dái nhưng không xuất hiện mụn nước ở móng chân. Cần chẩn đoán phân biệt với bệnh lở mồm long móng và bệnh đậu dê. - Lấy bệnh phẩm (vẩy, mụn) gửi đi xét nghiệm virus ở các phòng thí nghiệm hiện đại. Chẩn đoán phân biệt: với bệnh lở mồm long móng và bệnh đậu dê. 4. Biện pháp phòng và kiểm soát dịch bệnh - Giảm thiểu stress khi vận chuyển. - Chỉ mua giống ở người cơ sở uy tín và an toàn dịch bệnh - Luôn kiểm dịch động vật mới trước nhập và cách ly trước khi nhập đàn - Trong trường hợp bùng phát, cách ly động vật ốm để điều trị. - Đốt bao tay và tất cả băng, gạc khi tiếp xúc với thương tổn, dịch viêm từ động vật bệnh. - Vi rút có thể tồn tại trong mô động vật trong một thời gian dài, trở thành nguồn lây nhiễm. Tăng cường tiêu độc, sát trùng chuồng trại. - Luôn luôn đeo găng tay điều trị, tiếp xúc với động vật vì con người có thể mắc bệnh. - Tránh tiêu thụ sữa từ những con vật có tổn thương trên núm vú và vú. - Cần có người chăm sóc và điều trị vật nuôi ốm riêng. Tránh lây lan bệnh cho vật nuôi khoẻ mạnh - Cho dê ăn những thức ăn mềm, non và bồi dưỡng bằng các vitamin A, B… - Tiêm phòng vacxin là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất. 5. Điều trị Đây là bệnh do virus gây ra nên việc điều trị bằng kháng sinh không có hiệu quả. * Điều trị cục bộ: - Cạy bong vết thương, dùng khăn sạch và nước muối sinh lý rửa sạch vết thương. - Dùng chanh, khế, phèn chua… chà vào vết loét, sau đó dùng xanh metylen bôi vào vết loét hoặc có thể dùng dung dịch Iod-Tetran bôi vào vết loét ngày 2 – 3 lầ - Những dê có triệu chứng nhiễm trùng kế phát thì phải dùng kháng sinh như: streptomycin, tetracyclin, ampicillin, penicillin, amoxylin…bằng các sản phẩm như YENLISTIN, MOXCOLIS hoặc các thuốc kháng sinh dạng mỡ bôi vào vết thương cho dê. * Điều trị toàn thân - Điều trị toàn thân bằng thuốc khi bị nhiễm trùng kế phát nặng. - Thuốc kháng sinh có thể dung: GENTAMYCIN, NASHER AMX, liều 1ml/ 10 kg TT…Tiêm bắp thịt, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất - Một số lưu ý trong quá trìnhđiều trị * Lưu ý: Chỉ khi nào dê khỏi hoàn toàn mới được thả chung vào đàn. - Giữ môi trường thông thoáng, khô ráo, sạch sẽ. - Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt dê con, nhất là sau khi vận chuyển xa. - Cách ly ngay những dê bệnh ra xa, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, cho ăn thức ăn dễ tiêu. - Nếu dê con mắc bệnh thì không cho bú trực tiếp mà vắt sữa mẹ cho dê uống để tránh lây lan sang vú mẹ. - Hàng ngày phải thu dọn, vệ sinh tiêu độc khu vực nuôi dê mắc bệnh; dụng cụ bôi thuốc điều trị xong phải được sát trùng kỹ… - Đốt toàn bộ băng, gạc sau khi sát trùng cho dê

BỆNH NGỘ ĐỘC DO THỨC ĂN Ở TRÂU BÒ

- Ngộ độc trên trâu bò là tình trạng xảy ra khi động vật tiếp xúc hoặc tiêu thụ các chất độc hại qua đường tiêu hóa, hô hấp, hoặc da. Bệnh thường do thức ăn, nước uống bị nhiễm độc, hóa chất, thuốc trừ sâu, hoặc thậm chí do thực vật chứa độc tố. Dưới đây là thông tin chi tiết hơn về ngộ độc trên trâu bò: 1. Nguyên nhân gây ngộ độc - Thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm độc: Thức ăn mốc, thối (nhiễm độc tố nấm mốc như aflatoxin). Nước bị nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. - Hóa chất và thuốc: Thuốc diệt cỏ như Paraquat hoặc Glyphosate. Thuốc trừ sâu (phospho hữu cơ, carbamate). Kim loại nặng (chì, đồng, arsenic). - Thực vật độc: Một số cây chứa alkaloid độc như cỏ bông lau, cây lục bình. Hạt của một số loài cây (ví dụ: hạt xoan). - Ngộ độc khí: Hít phải khí độc như NH₃ (ammonia) hoặc H₂S (hydro sulfide) trong môi trường nuôi nhốt không thoáng khí. 2. Triệu chứng - Tùy theo loại hóa chất, chất độc hay liều lượng khác nhau mà trâu, bò ăn hay uống phải mà mức độ biểu hiện khác nhau nhưng thường các chất độc này khi vào cơ thể sẽ tác động tới hệ thần kinh trung ương, hệ thống tiêu hóa và các cơ quan trong cơ thể. - Trường hợp ngộ độc cấp trâu, bò thường có biểu hiện chảy rớt rãi, nước mắt chảy ra liên tục, mắt đỏ ngàu và có thể gây ra ỉa chảy, ỉa ra máu tươi. Chất độc tác động lên hệ trung khu vận động làm con vất mất phương hướng, chạy nhảy lung tung, đi vòng tròn, siêu vẹo Chất độc tác độc tác động lên trung khu hô hấp, tuần hoàn, làm cho con vật thở dốc, thở mạnh, tim đập nhanh, loạn nhịp, trụy tim mạch và chết nhanh sau 3-6 giờ - Trong trường ngô độc trường diễn: Trâu, Bò liên tục được tiếp nhận chất độc với số lượng nhỏ nhưng liên tục trong thời gian dài. Các chất đọc sẽ tích lũy trong cơ thể gây biến đổi bệnh lý chậm, khó phát hiện ngay nhưng thường gan sẽ là cơ quan đầu tiên bị tác động và gan sẽ bị thoái hóa gây rối loạn tiêu hóa sinh ra ỉa chảy kéo dài 3. Điều trị - Tìm ra nguyên nhân gây ra ngô độc tránh cho bệnh nặng hơn - Đưa con vật vào nơi thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông - Dùng Cafein, long lão để trợ tim - Dùng thuốc an thần để giảm hưng phấn thần kinh: NASHER ZAPER, liều 1ml/20 kg TT - Chống xuất huyết bằng Vitamin K, Vitamin C - Giải độc cho bò: Truyền tĩnh mạch dung dịch huyết thanh mặn hoặc đường đẳng trương với liều 2lít/100kgP. Cho uống chất điện giải SUPER C 100, T.C.K.C, liều 1g/1-2 lít nước và cho uống càng nhiều càng tôt. Ngoài ra cần điều trị các biểu hiện kế phát như – Trâu, Bò bị chướng hơi thì tìm mọi biện pháp để thoát hơi

BỆNH XOẮN KHUẨN Ở TRÂU BÒ

Bệnh xoắn khuẩn ở trâu, bò gây ra thiệt hại lớn cho người chăn nuôi và có khả năng lây sang người. Xoắn khuẩn Leptospira gây bệnh chủ yếu qua đường tiêu hóa với các biểu hiện bệnh đặc trưng. Phòng và điều trị bệnh kịp thời là vô cùng quan trọng. 1. Tác nhân gây bệnh - Bệnh do vi khuẩnLeptospira interrogans gây ra cho người và nhiều loài động vật như trâu, bò, dê, heo, chó, mèo, động vật hoang dã. Các serotype gây bệnh không có vật chủ cố định, chỉ một số serotype cảm nhiễm một số vật chủ nhất đị - Động vật mang trùng, chủ yếu là các gia súc nhiễm bệnh, động vật hoang dã mang bệnh, đặc biệt là chuột. Mầm bệnh được thải qua nước tiểu động vật, làm cho thức ăn, nước uống, nước rửa chuồng, nước tắm của gia súc, nước ao, hồ, mương, rãnh và môi trường bị nhiễm khuẩn. - Ở động vật mang trùng, xoắn khuẩn cư trú trong thận và bài thải qua nước tiểu hàng tháng, hàng năm hoặc dài hơn, đây là nguồn bệnh rất nguy hiểm. Bệnh phát sinh và phát triển quanh năm, nhưng thường thấy bệnh xảy ra nhiều vào các tháng nóng ẩm, mưa nhiều từ mùa hè tới đầu mùa thu. - Do người, động vật khỏe tiếp xúc trực tiếp với người, động vật mang bệnh, đặc biệt là bệnh lây khi phối giống. Hoặc khi người, động vật khỏe tiếp xúc với nguồn nước hoặc môi trường nhiễm khuẩn, xoắn khuẩn xâm nhập qua niêm mạc miệng, mũi, giác mạc mắt và da bị xây xát, tổn thương để vào cơ thể gây bệnh. 2. Triệu chứng Thời gian nung bệnh 10 – 20 ngày. Gia súc phát bệnh ở 3 thể: - Thể quá cấp:Bệnh phát ra đột ngột, con vật sốt cao, giảm hoặc ngừng nhu động dạ cỏ và ruột, mệt mỏi, mắt lờ đờ thích nằm, kém ăn hoặc bỏ ăn, táo bó Niêm mạc và da vàng sẫm, nước tiểu cũng vàng. Thể này thường gặp ở gia súc có chửa, vật bệnh chết trong thời gian 3 – 7 ngày. - Thể cấp tính:Thường gặp ở gia súc non, sốt cao 40 – 410C, mệt nhọc, ít ăn hoặc bỏ ăn, nhu động dạ cỏ giảm. Một số trường hợp sau giai đoạn táo bón, con vật tiêu chảy. Da, niêm mạc vàng sẫm, nước tiểu vàng hoặc nâu vì có huyết sắc tố, đôi khi lẫn cả máu. Mí mắt, môi, má có hiện tượng phù thũng và hoại tử da. Con vật gầy nhanh, lông dựng và thiếu máu nặng. Bệnh kéo dài 5 – 10 ngày, tỷ lệ chết 50 – 70% - Thể mãn tính:Xảy ra trên trâu, bò, dê mọi lứa tuổ Vật bệnh chỉ thể hiện gầy yếu, lông rụng, thiếu máu, đôi khi có phù thũng ở mặt, ở yếm ngực, nước tiểu vàng, tiêu chảy dai dẳng. Gia súc chửa có thể bị sảy thai. 3. Bệnh tích - Hiện tượng vàng da và niêm mạc, rất rõ ở niêm mạc mắt. Trên da và niêm mạc miệng có những mảng hoại tử, loét. Tổ chức liên kết dưới da vàng, keo nhầy và thủy thũng. - Tích nước xoang ngực, xoang bụng, dịch có màu vàng. Xuất huyết dưới da, niêm mạc ruột, phổi, tim, thận và lách, máu loãng. - Thận nhạt màu, có những điểm hoại tử màu vàng xám xen kẽ, bổ ra thấy giới hạn giữa vùng vỏ và tủy không rõ. - Bàng quang chứa đầy nước tiểu màu đỏ, vàng hoặc sẫm. Có khi bàng quang xẹp, không có nước tiểu. - Gan sưng, vàng, nát, có những đám hoại tử. Phần lớn túi mật teo, mật đặc quánh. Hạch lâm ba ruột sưng, phổi thủy thũng, phế quản, phế nang có nhiều nước. 4. Phòng bệnh - Cần xét nghiệm huyết thanh học xác định chủngleptospira gây bệnh tại địa phương để chọn loại vaccine tiêm phòng phù hợ Hiện nay thường dùng là vaccine chết gồm 6 chủng gây bệnh phổ biến tại Việt Nam. Ngoài phòng bằng vaccine nên kết hợp với chẩn đoán để phát hiện gia súc bệnh kịp thời cách ly tránh lây lan. - Vệ sinh sát trùng chuồng trại bằng KLORTABS, 1 Viên pha10 lít nước phun 75 m vuông định kỳ 15 ngày/lần. Chú ý diệt chuột trong khu trại chăn nuôi vì chuột mang mầm bệnh và làm lây lan bệnh giữa các khu trại. Kiểm tra huyết thanh học định kỳ để xử lý các trường hợp bệnh mãn tính. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống và môi trường xung quanh hàng ngày. Thu dọn phân, nước tiểu và đồ ăn thừa, tránh làm lây lan mầm bệnh. Tăng cường và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để trâu có sức đề kháng tốt, chống chịu được bệnh. Sát khuẩn định kỳ 2 tuần/lần chuồng trại và môi trường xung quanh bằng các dung dịch có tính khử trùng mạnh như Vimekon. 5. Trị bệnh - Cần phải phát hiện sớm, cách ly tuyệt đối, điều trị kịp thời, triệt để cho gia súc mắc bệnh xoắn khuẩn. Có thể dùng kháng huyết thanh Lepto để điều trị nhưng chú ý kháng huyết thanh được chế từ các serotyp gây bệnh mới có hiệu quả điều trị cao. Khi trâu, bò bị bệnh có thể sử dụng một trong các loại kháng sinh sau: - Dùng ZITREX, liều lượng 1 ml/20-40 kg thể trọng trong 3 – 5 ngày hoặc TIACYCLINE 1ml/10 kg TT, OXYLONG 20%, liều 1ml/10kg TT. Cùng đó kết hợp với một số thuốc kháng viêm, hạ sốt NASHER TOL 1ml/20kg TT sử dụng trong 3 – 5 ngà Nên kết hợp tiếp nước có chất điện giải để giải độc cho máu và các thuốc hỗ trợ khác như Vitamin C, B – Complex. Kiểm tra huyết thanh học định kỳ để xử lý các trường hợp bệnh mãn tính.

BỆNH VIÊM VÚ Ở TRÂU BÒ

- Bệnh viêm vú trên trâu bò được biết đến là tình trạng vú bị viêm nhiễm liên tục trong giai đoạn cho con bú, khai thác sữa, làm giảm năng suất sữa và khả năng sinh sản. Bệnh viêm vú không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến trâu, bò bị chết. Đối với bà con chăn nuôi bò sữa, bệnh viêm vú gây thiệt hại lớn trong khai thác sữa, làm giảm năng suất sữa và khả năng sinh sản. Bò sữa có thể giảm sản lượng sữa từ 20-30%. Khi tuyến sữa bị tổn thương sẽ dẫn đến chất lượng sữa không đảm bảo và phải loại bỏ. Ngoài ra khi con non bú phải sữa bị viêm còn bị tiêu chảy, còi cọc và tăng tỷ lệ chết. - Thực tế đã cho thấy bệnh viêm vú ở trâu, bò có tổn thương gấp hai lần so với những căn bệnh sản khoa khác. Không chỉ dừng lại ở việc làm giảm chất lượng sữa mà còn để lại các biến chứng trên gia súc. Một số tổn thương cụ thể như nang tuyến vú, ống dẫn sữa, teo bầu vú,… 1. Nguyên nhân gây viêm vú ở Trâu, Bò - Bệnh viêm vú ở trâu bò xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng tình trạng này có thể xảy ra do một hoặc lồng ghép với các tác nhân sau đây: - Thể trạng của gia súc + Trâu, bò có bầu vú chảy xệ dễ tiếp xúc với nền chuồng trại có thể dẫn đến trình trạng viêm. Bởi nền chuồng có nhiều vi khuẩn, phân, nước thải dễ dàng tiếp xúc xâm nhập vào cơ quan tiết sữa. Vì vậy bầu vú nhanh chóng phát bệnh làm giảm chất lượng sữa và nguồn dinh dưỡng dồi dào. - Môi trường +  Môi trường chăn nuôi kém cũng là nguyên nhân gây nên bệnh viêm vú ở trâu, bò. Với độ ẩm thấp, chất thải của trâu bò không được xử lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển và xâm nhập gây bệnh trên vật nuôi. - Vi khuẩn +  Một số vi khuẩn sau đây là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm vú như tụ cầu Staphylococcus Aureus, liên cầu Streptococcus, trực khuẩn gây mủ Bacillus Pyogenes. Ngoài những vi khuẩn này thì còn còn một số vi khuẩn khác cũng phối hợp gây bệnh như xạ khuẩn nung mủ Actinomyces Pyogenes. 2. Triệu chứng - Triệu chứng của bệnh viêm vú có thể quan sát như bầu vú sưng, sốt, bỏ ăn, sờ có phản ứng đau. Khi vắt sữa khó khăn hoặc ngưng tiết sữa, sữa xuất hiện mùi lạ, hôi tanh, màu khác thường, không đồng nhất, nhiều lợn cợn. Thường gặp nhất là tình trạng sữa chuyển từ màu trắng sang xanh, vàng, đỏ. - Tùy thuộc vào từng giai đoạn mắc bệnh mà triệu chứng có thể khác nhau. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm và điều trị viêm vú ở bò kịp thời sẽ dẫn đến các nguy cơ như: + Teo bầu vú vì các tế bào tổn thương không thể phục hồi. Khả năng tiết sữa giảm dần hoặc mất hẳn. + Xơ cứng bầu vú, xuất hiện các cục rắn chắc hoặc rắn chắc toàn bộ bầu vú. + Hoại tử bầu vú, lở loét, chảy dịch,… + Lây nhiễm, tử vong hàng loạt. 3. Điều trị - Khi phát hiện dấu hiệu trâu, bò nhiễm bệnh, cần tiến hành cách ly ngay. - Giảm khẩu phần thức ăn tinh, nhiều đạm, nhiều nước, thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao. - Tăng cường vắt sữa 3-5 lần/ngày để thải trừ mầm bệnh ở tuyến vú. Giảm cương cứng vú. - Xoa bóp bầu vú bị viêm bằng khăn sạch thấm nước ấm. - Vệ sinh bầu vú sạch sẽ. - Vệ sinh chuồng trại chăn nuôi sạch sẽ. - Sử dụng kháng sinh theo phác đồ điều trị thích hợp: NASHER AMX liều 1 ml/10 kgTT, GENTAMYCINE 4%, liều 0,75mg/10kg TT hoặc NASHER QUIN, liều 1ml/25 kg TT

TIÊU DIỆT KÍ SINH TRÙNG TRÊN HEO

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Thiệt hại của kí sinh trùng gây...

Tiềm năng, lợi thế chăn nuôi bò thịt, bò sữa của Thủ đô

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Là Thủ đô song Hà Nội vẫn...

DINH DƯỠNG CHO NÁI HẬU BỊ THỜI KÌ MANG THAI

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Sự phát triển của heo con ở...

QUẢN LÝ DINH DƯỠNG TRƯỚC VÀ SAU CAI SỮA ĐỂ GIẢM CHI PHÍ CÁM

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Vấn đề của những nước chăn nuôi...

NHU CẦU VITAMIN CỦA GÀ

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Để nuôi gia cầm thành công, người...

NHU CẦU KHOÁNG CỦA GÀ

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Để nuôi gia cầm thành công, người...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SULPHONAMID

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
1. Triệu chứng Gà trúng độc Sulphonamid...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FURAZOLIDON

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
1. Triệu chứng Khi dùng Furazolidon phòng...

BỆNH NGỘ ĐỘC THỨC ĂN DO ĐỘC TỐ AFLATOXIN

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO MUỐI

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Muối là một trong những thành phần...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SELENIUM (Se)

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Selen là một trong những nguyên tố...

BỆNH DO TRÚNG ĐỘC KHÍ NH3

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Khí NH3  được sinh ra từ chất...

BỆNH TRÚNG ĐỘC KHÍ CO

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Lượng khí CO được sinh ra do...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FORMALDEHYDE

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Formaldehyde hay còn gọi là formon. Dung...

BỆNH SƯNG GAN THẬN TRÊN GÀ

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh sưng gan và thận thường xảy...

BỆNH HỘI CHỨNG XUẤT HUYẾT VÀ PHÌ GAN

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh FLHS là biểu hiện một quá...

BỆNH DO SUY DINH DƯỠNG TRÊN GIA CẦM

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu hụt dinh dưỡng gây rối...

BỆNH THIẾU VITAMIN A

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Đặc điểm của bệnh thiếu vitamin A...

BỆNH THIẾU VITAMIN D

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin D trong đàn gà...

BỆNH THIẾU VITAMIN E

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin E thường hay gặp...

BỆNH THIẾU VITAMIN K

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin K ở gà có...

BỆNH THIẾU VITAMIN B1

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin B1 ở gà thể...

BỆNH THIẾU VITAMIN B2

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin B2 có đặc điểm...

BỆNH THIẾU VITAMIN B5

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu axit Pantothenic ở gia cầm...

BỆNH THIẾU AXIT NICOTINIC – VITAMIN B3

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu axit Pantothenic ở gia cầm...

BỆNH THIẾU PYRIDOXIN (VITAMIN B6)

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Đặc điểm của bệnh này là giảm...

BỆNH THIẾU BIOTIN (VITAMIN H)

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Gà mắc bệnh thiếu Biotin có đặc...

BỆNH THIẾU AXIT FOLIC

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Axit folic hay còn gọi là vitamin...

BỆNH THIẾU CHOLINE

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Chất Choline còn được gọi là vitamin...

BỆNH THIẾU VITAMIN B12

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Vitamin B12 cần thiết cho sự phát...

BỆNH THIẾU SELENIUM

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu Selenium ở gà có đặc...

BỆNH THIẾU CANXI VÀ PHOTPHO (Ca, P)

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Canxi và photpho là 2 nguyên liệu...

BỆNH THIẾU MANGAN (Mn)

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Mangan được hấp thu qua đường tiêu...

BỆNH THIẾU MUỐI (NaCl)

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
NaCl là một loại muối bao gồm...

BỆNH THIẾU KẼM (Zn)

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Kẽm là một nguyên tố vi lượng...

BỆNH THIẾU (Mg)

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Mg trong cơ thể động vật chiếm...

BỆNH DO ĐÓI TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh đói ở gà thường thể hiện...

BỆNH DO MẤT NƯỚC TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Gà bị thiếu nước hay mất nước...

BỆNH DO LẠNH TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Gà bị lạnh với biểu hiện đứng...

BỆNH DO NÓNG TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Nhiệt độ quá nóng trong chuồng nuôi...

BỆNH DO TỔN THƯƠNG TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Đây là một bệnh nội ngoại khoa...

BỆNH THIẾU KALI TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Kali trong cơ thể có tác dụng...

BỆNH VIÊM THẬN SỚM Ở GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh chỉ thấy xuất hiện ở gà...

BỆNH MỆT MỎI CỦA GÀ ĐẺ CÔNG NGHIỆP

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh CLF thường xảy ra ở gà...

BỆNH CÒI XƯƠNG

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Đây là bệnh thường phổ biến ở...

BỆNH MỀM ĐỐT SỐNG

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thường thấy ở gà thịt giai...

BỆNH SỤN HOÁ XƯƠNG BÀN CHÂN

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh sụn hoá xương chày, xương bàn...

BỆNH GOUT

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh gout trên gà chia làm hai...

Kỹ thuật phòng và chữa bệnh cho vịt

12 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Sở hữu tổng đàn gia súc, gia...

LỰA CHỌN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO ĐÀN GÀ

12 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Ai cũng biết nước là nguồn dinh...

7 CÁCH GIÚP TĂNG LƯỢNG THỨC ĂN ĂN VÀO Ở HEO CAI SỮA

12 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Nếu lượng thức ăn ăn vào tăng...

ĐỘC TỐ NẤM MỐC: CÁNH CỬA CHO CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM.

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Ảnh hưởng trực tiếp của độc tố...

BỔ SUNG CHẤT ĐIỆN GIẢI CHO GÀ

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Không khí nóng gây thiệt hại rất...

CÁC BIỆN PHÁP GIÚP THỤ TINH NHÂN TẠO THÀNH CÔNG

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Thụ tinh nhân tạo có nhiều ưu...

QUẢN LÝ NÁI CAO SẢN

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Lý do khiến các trại tuy đã...

NUÔI DƯỠNG GÀ VÀO MÙA NÓNG

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Thông qua việc tạo và giải phóng...

VITAMIN VÀ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Một trong những yếu tố quan trọng...

BỆNH TGE TRÊN HEO – TRANSMISSBLE GASTROENTERITIS OF SWINE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG – FOOT AND MOUTH DISEASE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH MỤN NƯỚC TRÊN HEO – SWINE VESICULAR DISEASE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH MỤN NƯỚC TRONG MIỆNG HEO – SWINE VESICULAR STOMATITIS

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH PED TRÊN HEO – PORCINE EPIDEMIC DIARRHAE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH ĐẬU HEO – SWINE POX

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN TRÊN HEO – SWINE JAPANESE B ENCEPHALOMYETIS

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH VIÊM NÃO DO VIRUS NIPAH TRÊN HEO – NIPAH ENCEPHALITIS IN PIG

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

HỘI CHỨNG CÒI CỌC TRÊN HEO – POST WEANING MULTI SYSTEMIC WASTING SYNDROM

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH SẢY THAI DO PARVOVIRUS TRÊN HEO – PARVOVIRUS DISEASE OF SWINE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH PPRS TRÊN HEO – PORCINE REPRODUCTIVE AND RESPYRATORY SYNDROME

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH GIẢ DẠI TRÊN HEO – AUJESZKY

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH CÚM HEO – HOG FLU

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH DỊCH TẢ CHÂU PHI – AFRICA SWINE FIVER

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH DỊCH TẢ HEO – HOG CHOLERA

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH SƯNG PHÙ ĐẦU TRÊN GÀ – AVIAN PNEUMOVIRUS (APV)

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

HỘI CHỨNG CÒI CỌC DO REOVIRUS – REO

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH CÚM GIA CẦM – AVIAN INFLUENZA (AI)

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH BẠI HUYẾT TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH KHẸC TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH HUYẾT TRÙNG TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH E. COLI TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH THƯƠNG HÀN TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm