Kỹ thuật

BỆNH THIẾU KALI TRÊN GÀ

Kali trong cơ thể có tác dụng duy trì áp suất thẩm thấu trong tế bào. Kali còn kích thích men hoạt động như men: Fructokinaza, photphotransaxetilaza và đặc biệt là men adenozintriphophattaza. Men này có tác dụng tách photphat từ ATP rồi giải phóng năng lượng. Ngoài ra Kali còn phối hợp với Na trong sự dẫn truyền xung động thần kinh. Kali rất cần thiết cho hoạt động của tim và cho sự hình thành của xương. Khi thiếu K thì cơ thể sẽ bị bệnh.1. NGUYÊN NHÂNDo khẩu phần ăn không được cung cấp đủ hàm luợng Kali theo nhu cầu dinh dưỡng cơ thể.Tham khảo một số nguyên liệu thức ăn có chứa hàm lượng Kali như sau: Ngô 3,6g/kg, bánh dầu đậu tương 22,1 g/kg, bột cá 9,5g/kg.2. TRIỆU CHỨNGDấu hiệu thiếu K làm cho cơ thể có triệu chứng:Các cơ tim, cơ hô hấp hoạt động yếuMất khả năng sử dụng chân và bài tiết 1 lượng lớn uratĂn kém do tính thèm ăn giảm, giảm trọng lượng cơ thể gàXác gầy đét do áp suất thẩm thấu giảm nên nước không được giữ lại trong tế bào.3. BỆNH TÍCHXảy ra hiện tượng co giật, uốn vánThận và niệu quản bị phình to và thường tắc nghẽn do muối uratKhông thấy biểu hiện rõ nào khác4. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNHNhu cầu K đối với gia cầm thay đổi từ 2,3-4,1g/kg  TĂ. Lượng K đưa vào cơ thể còn phụ thuộc vào tốc độ sinh trưởng của gia cầm, hàm lượng Na và protein thô có trong khẩu phần thức ăn. Nếu khẩu phần thức ăn chứa 30% protein thô và 2,6g Na/kg TĂ thì K phải cần tới 2g/kg Tă. Khi tăng hàm lượng protit trong khẩu phần ăn của gia cầm thì cũng phải tăng cả lượng K. Nhu cầu này tăng giảm theo tuổi và giống. Ở gà tây cần 6g/kg TĂ, ở gà thường cần 2,3-4g/kg TĂ.Có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung chứ Kali cho con vật:HYDROMAX: pha tỉ lệ 3% dung dịch nước uống, liệu trình từ 1-7 ngày ; phục hồi cân bằng nước và điện giải(Kali, Natri), tỉ lệ 1,5% dung dịch trong nước, cho uống hằng ngàyORESOL liều 1ml/1lit nướcVITROLYTE: giải nhiệt, chóng mất nước, bù điện giải liều pha 2-3g/1 lít nước 

BỆNH DO TỔN THƯƠNG TRÊN GÀ

Đây là một bệnh nội ngoại khoa tổng hợp do nhiều yếu tố gây nên cho đàn gà từ nhỏ đến lớn. Sự tổn thương có thể gây chết trong các trường hợp sau.1. DO THỤ TINHTrong quá trình thụ tinh gà có thể bị gãy chân, gãy cánh, vỡ gan hoặc tím bầm cơ thể. Do sự sai khác trọng lượng giữa con trống và con mái hoặc do gà mái công nghiệp nuôi thiếu dinh dưỡng chất khoáng làm cho xương đã mềm sẵn dễ gãy.Trong phương pháp thụ tinh nhân tạo ở gà, dụng cụ cơ giới cũng có thể làm tổn thương hậu môn và lỗ huyệt gây viêm kết phát xoang bụng và chết.2. DO CẮT MỎDo sai sót kỹ thuật trong quá trình cắt mỏ như nhiệt độ dao cắt thấp làm vết cắt không cầm được máu gây mất máu và chết. Hoặc do cắt không đúng quy cách làm gà ăn uống không được. Vết thương lâu lành kéo dài gây nên nhiễm trùng kế phát và chết.3. DO MỔ LẪN NHAUĐây là hiện tượng gặp nhiều trên đàn gà ở nhiều lứa tuổi. Nhưng ở giai đoạn 3-4 tháng tuổi thấy nhiều hơn. Gà thường mổ lông nhau, mổ lông đuôi, lông chân, mổ hậu môn làm lòi ruột và chết.Hiện tượng mổ lẫn nhau có thể do một số nguyên nhân như:Do gà không cắt mỏ nhốt cùng nhau với mật độ quá đông.Do ánh sáng quá nhiều hoặc dùng bóng đèn điện với cường độ ánh sáng cao, nhất là bóng đèn đỏ làm cho gà bị kích thích và thường mổ lông ở chân, ở đuôi( vì những sợi lông ở đó thường bóng sáng hơn những chỗ khác).Do nhiệt độ quá cao trong chuồng nuôi cũng làm cho thần kinh bị kích thích gây nên mổ lẫn nhau.Do thức ăn bị thiếu muối khoáng và các axit amin như Methionin........là các nguyên liệu tạo xương, tạo máu, tạo protit và lông cho cơ thể gà. Khi thiếu những yếu tố trên , gà mổ lung tung và ăn lẫn nhau để cho đủ chất( nhất là gà đẻ khi thiếu Ca thường đẻ non và mổ trứng ăn) làm cho những con gà khác đang đẻ bị mỏ gây tổn thương hậu môn hoặc thủng bụng, lòi ruột ra chết.4. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾTBổ sung lượng gà trống mái theo tỷ lệ quy định và trọng lượng gà trống mái không quá chênh lệch.Cắt mỏ phải đúng quy trình kỹ thuật quy định.Mật độ gà phải vừa phải không quá đông.Nhiệt độ chuồng nuôi không được quá nóng.Ánh sáng trong chuồng nuôi vừa phải, không dùng bóng đèn có cường độ ánh sáng quá cao.Khẩu phần ăn phải đủ dinh dưỡng, đủ các nguyên tố khoáng vi lượng, vitamin và các axit amin cần thiết.Có thể bổ sung định kì cho đàn vật nuôi các nguyên tố khoáng vi lượng, vitamin và các acid amin cần thiết:Bộ sản phẩm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng vi lượng cho đàn vật nuôiCALPHO: cung cấp Canxi- phôtpho cho đàn vật nuôi, giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan đến canci cho đàn vật nuôiPRODUCTIVE FORTE: cung cấp dưỡng chất cần thiết với hàm lượng cao cho tăng trưởng và phát triển của vật nuôiPRODUCTIVE E/Se/Zn: bổ sung vitamin E, Selen và kẽm cho gia cầm, duy trì năng suât cao cho trạiKhi thấy gà có hiện tượng chảy máu do các nguyên nhận trên chúng ta cần bổ sungT.C.K.C: tăng cường sức đề kháng , chống nóng, chống xuất huyết, chống suy nhược cơ thể, bảo vệ thành mạch, liều oha 2-3g/lít nướcSử dụng kháng sinh để phòng kế phát: MOXCOLIS liều 1g/2l nước, phòng liên tiếp 3 ngày hoặc SOLAMOX liều 1g/35 kg TT. Sử dụng 3 ngày liên tiếp

BỆNH DO NÓNG TRÊN GÀ

Nhiệt độ quá nóng trong chuồng nuôi cũng có thể gây nên chết gà. Đặc biệt là gà giống loại quá mập như Hybro, Isa-brown.......Ở các tỉnh phía Nam, hiện tượng gà chết do nóng cũng xuất hiện ở một số trại chăn nuôi Nhà Nước cũng như tư nhân. Tỷ lệ chết phụ thuộc vào từng cơ sở, khoảng từ 1-5%.1. NGUYÊN NHÂNDo chuồng nuôi lợp bằng tôn thiếc hoặc fibro xi măng nên khi trời nắng nhiệt độ hấp thu xuống dưới làm cho nhiệt độ trong chuồng tăng cao vượt quá khả năng chịu đựng của cơ thể làm gà chết.Do chuồng trại làm thấp và che quá kín hoặc nuôi quá chật chội, không khí nóng trong chuồng không thoát ra được tích tụ gây ra quá nóng.Do thức ăn giàu năng lượng làm cho gà quá mập, kết hợp với nhiệt độ môi trường tăng cao cũng làm cho gà chết vì nóng.2. TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCHTriệu chứngGà thường chết đột ngột vào những ngày nắng to, nhiệt độ ngoài trời trên 35oC và nhiệt độ trong chuồng trên 40oC. Khi nhiệt độ trong chuồng cao hơn thân nhiệt của gà thì khả năng toả nhiệt của gà không còn nữa, cơ thể tích nhiệt gây chết gà. Tỷ lệ chết ở gà lớn và gà mập thường cao hơn.Gà đứng há mỏ ra thở, ăn ít và uống nước nhiều.Bệnh tíchNhiệt độ quá cao gây xuất huyết một số cơ quan nội tạng, đặc biệt là những lớp mỡ ở bụng bị chảy nước không còn hình dạng lá mỡ ban đầu.3. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNHPhòng bệnhKhi xây dựng chuồng trại phải có hệ thống thông gió để điều hoà nhiệt độ trong chuồng. Ở vùng nông thôn, chuồng nuôi phải lợp lá dừa cho mát. Nếu dùng tấm tôn thì phải lợp cao và có lỗ thông gió hoặc mùa nắng có lớp lá phủ lên trên máiChiều cao của chuồng tối thiểu đạt 2,7m để đảm bảo thông thóangNếu thời tiết nắng nóng cục bộ, bất thường , kéo dàu, nhiệt độ lên cao cần: lắp hệ thống phun nước làm mát mái và hệ thống làm mát bằng hơi nước ở đầu chuồng nuôi để làm gảm nhiệt độ trong chuồng nuôiCần giảm mật độ tối đa, không nhốt quá nhiều trong cùng ô chuồng như: Đối với gà con úm 50 - 60 con/m2; đối với gà 0,5 - 1 kg: nhốt 8 - 12 con/m2; đối với gà 2 - 3 kg: nhốt 3 - 5 con/m2. Hàng ngày, cho gà ăn sớm, tránh cho ăn vào thời điểm nhiệt độ chuồng nuôi lên cao, nóng bức, ăn xong treo máng ăn lên cho thoáng chuồng nuôi nhằm giảm nhiệt độ chuồng nuôi. Giảm độ dày đệm lót (nếu quá dày vì đệm lót sinh nhiệt nhiều). Nếu thời tiết quá nóng có thể thả gà ra vườn, gốc cây quanh chuồng và cung cấp nước sạch, mát đủ cho gà uống tự do. Đối với gà đẻ rất dễ chết vào những ngày nhiệt độ quá cao nên tránh nuôi quá béo, cho ăn thêm rau xanh, đồng thời tăng sức đề kháng cho gia cầm bằng cách cho uống Bcomplex, Vitamin C, chất điện giải1 số sản phẩm có thể cung cấp cho gà vào mùa nóng:Bổ sung men ZYMEPRO 2 – 3 ngày => tránh loạn khuẩn đường ruột, giúp tiêu hoá tốt hơn. Hạ sốt cho gà bằng:NASHER TOL, PARADISE Tăng cường vitamin, bổ sung PRODUCTIVE FORTE; VITROLYTE… vào thức ăn hoặc nước uống. Bù nước bù điện giải bằng HIDROMAX liều pha theo tỉ lệ 3% dung dịch trong nước uống liệu trình 1-7 ngày Ngoài ra phải bổ sung thêm giải độc gan thận cho vật nuôi: SORAMIN; hoặc LIVERCIN ; hoặc UMBROLIVERTrị bệnhKhi có hiện tượng gà chết do nóng thì ta phải san gà sang chuồng khác để giảm mật độ gà nuôi trong một ô chuồng. Phủ thêm một lớp lá che mái chuồng hoặc đóng la phông để giảm nhiệt.Không được phun nước cho đàn gà vì khi phun nước tuy nhiệt độ có giảm nhưng độ ẩm cao dễ gây bệnh kế phát, đặc biệt là bệnh CRD.Cho gà uống đủ nước để hạ nhiệt cho gà, dọn phân rác trong chuòng để tránh các khí độc tích tụ gây tăng nhiệt cho cơ thể gà.Bổ sung men ZYMEPRO 2 – 3 ngày => tránh loạn khuẩn đường ruột, giúp tiêu hoá tốt hơn. Hạ sốt cho gà bằng:NASHER TOL, PARADISE Tăng cường vitamin, bổ sung PRODUCTIVE FORTE; VITROLYTE… vào thức ăn hoặc nước uống. Bù nước bù điện giải bằng HIDROMAX liều pha theo tỉ lệ 3% dung dịch trong nước uống liệu trình 1-7 ngày Ngoài ra phải bổ sung thêm giải độc gan thận cho vật nuôi: SORAMIN; hoặc LIVERCIN ; hoặc UMBROLIVER

BỆNH DO LẠNH TRÊN GÀ

Gà bị lạnh với biểu hiện đứng túm tụm, kêu chiêm chiếp, nằm mệt mỏi và chết.1. NGUYÊN NHÂNDo hệ thống đèn sưởi không đủ nhiệt. Do chuồng nuôi không được che chắn nên bị gió lùa hay mưa tạt vào. Do vận chuyển gà lúc 1 ngày tuổi không đủ phương tiện bảo quản. Do trong quá trình sưởi bị mất điện hoặc bị tắt đèn gây thiếu nhiệt, bị lạnh.2. TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCHTriệu chứngGà tập trung thành đám ở góc chuồng và kêu chiêm chiếp. Một số biểu hiện tiếp theo là bỏ ăn, thở khó, cánh sã, nằm phủ phục mệt mỏi, mất nước và chết. Nếu nhiệt độ xuống thấp dưới 15oC thì gà thường bị chết.Bệnh tíchỞ diều không có thức ăn. Lòng đỏ không tiêu. Thận nhợt nhạt. Trong ống dẫn niệu có một ít urat trắng. Phổi sung huyết đỏ.3. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNHCung cấp đầy đủ nhiệt độ cho gà, đặc biệt trong giai đoạn úm.Gà 1-3 ngày tuổi nhiệt độ úm 34-36ºC. Gà 4-7 ngày tuổi nhiệt độ úm 34ºC-31ºC. Gà 8-14 ngày tuổi nhiệt độ úm 31ºC-27ºC. Gà 15-21 ngày tuổi nhiệt độ úm 27ºC-23ºC. Gà 22-28 ngày tuổi nhiệt độ úm 23ºC-30ºC. Gà trên 1 tháng tuổi nhiệt độ khoảng 20ºC. Trong giai đoạn úm cần phải che chắn kín để tránh gió lùa và mưa tạt vào gà. Ở giai đoạn gà lớn chuồng nuôi phải thoáng mát nhưng cũng không để mưa tạt vào gà. Thức ăn phải đủ dinh dưỡng để gà có đủ năng lượng phát triển và chỗng đỡ bệnh tật. Khi phát hiện gà bị lạnh nên nhanh chóng tạo nhiệt độ phù hợp cho gà để con vật tránh bị tiêu chảySử dụng 1 số kháng sinh để phòng ngừa bệnh do vi khuẩn gây ra:COLILIN:  Liều pha nước 1g/1-2 lít hoặc 1g/5-10kg P. Liệu trình 3-5 ngàySOLAMOX: Liều trộn thức ăn 150-300mg Solamox/10kg P hoặc 10-20mg Amoxycillin/kg P.MOXCOLIS. Liều pha với cám cháo 1g/10kg P. Liệu trình 3-5 ngày.Ngoài ra, bổ sung thêm dưỡng chất cho con vật nuôi bằng các chất sau:PRODUCTIVE ACID SE: thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột, tránh tác nhânTăng cường vitamin, bổ sung PRODUCTIVE FORTE; VITROLYTE … vào thức ăn hoặc nước uống.  

BỆNH DO MẤT NƯỚC TRÊN GÀ

Gà bị thiếu nước hay mất nước có biểu hiện mệt mỏi, teo cơ, khô mắt và thường bị chết sau 5-7 ngày. Tỷ lệ chết có thể tới 85%.1. NGUYÊN NHÂNDo người chăn nuôi quên không cung cấp nước cho gà hoặc máng uống không đầy đủ Do máng uống để quá cao( cao quá đầu) nên gia cầm không uống được Do nước có quá nhiều muối khoáng làm cho nồng độ muối khoáng trong ruột cao gây chênh lệch áp suất thẩm thấu nên nước từ trong cơ hút ra ruột gây tiêu chảy và làm cho cơ thể mất nước.( hàm lượng muối vượt quá 0.025%) Do nước có mùi vị khó chịu làm cho gà không uống gây thiếu nước. Do gà bị một số bệnh truyền nhiễm gây viêm ruột tiêu chảy nên cơ thể bị mất nước. Do thức ăn có độc tố cũng gây tiêu chảy.2. TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCHTriệu chứngGà thiếu nước thấy kêu nháo nhác, sau đó mệt mỏi, da chân khô teo, mắt trũng sâu, phân táo bón. Đầu buông thõng nhưng mỏ luôn mởBệnh tíchMổ khám thấy diều không có thức ăn, gan teo lại, túi mật căng, ống thận có urat trắng, da cứng và khô, xác gầy còm. Thận bị viêm sưng Máu đặc có màu thẫm Các cơ quan nội tạng gan, lách, thận đều khô và có màu thâm đỏ Thành ruột mỏng, có màu hồng do dồn máukhiếp3. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNHCung cấp nước uống đầy đủ và sạch cho gà. Nhu cầu nước theo từng lứa tuổi gà màu như sau: Gà 1-7 ngày tuổi cần 2,5-3lít/100con/ngày. Gà 8-15 ngày tuổi cần 4,5-5lít/100con/ngày. Gà 16-21 ngày tuổi cần 8lít/100con/ngày. Gà 22-28 ngày tuổi cần 10,5lít/100con/ngày. Gà 29-35 ngày tuổi cần 15lít/100con/ngày. Gà 36-42 ngày tuổi cần 17-18lít/100con/ngày. Gà 43-49 ngày tuổi cần 19,5lít/100con/ngày. Gà 50-56 ngày tuổi cần 21lít/100con/ngày. Gà 57-63 ngày tuổi cần 22lít/100con/ngày.* Ngoài ra cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra hiện tượn thiếu nước để có biện pháp khắc phụcPha thêm vào nước uống 1 số hoạt chất để hạn chế triệu chứng bệnh, giảm số gà chết do mất nước:ORESOL liều 1ml/1lit nướcVITROLYTE: giải nhiệt, chóng mất nước, bù điện giải liều pha 2-3g/1 lít nướcHIDROMAX: pha tỉ lệ 3% dung dịch nước uống, liệu trình từ 1-7 ngày ; phục hồi cân bằng nước và điện giải, tỉ lệ 1,5% dung dịch trong nước, cho uống hằng ngàyCần phải kích thích ăn uống cho đàn gà bằng PRODUCTIVE ACID SE pha 0.2-2ml/lit nước uốngSau đó có thể bổ sung thêm PRODUCTIVE FORTE để kích thích tăng trọng cho đàn vật nuôi 

BỆNH DO ĐÓI TRÊN GÀ

Bệnh đói ở gà thường thể hiện trong tuần lễ đầu với đặc điểm sụt cân, còi cọc và chết.1. NGUYÊN NHÂNDo ảnh hưởng của chuồng nuôi thấp (úm không đúng nhiệt độ quy định) ảnh hưởng tới khả năng của gà đi tìm thức ăn.Do nhốt quá đông hoặc không đủ máng ăn cho gà.Do nhiệt độ chuồng nuôi quá cao làm cơ thể mất nước, mệt mỏi không ăn uống được.Do thiếu dinh dưỡng trong đàn gà mái giống nên gà con nở ra yếu không thể tìm thức ăn được.Do ánh sáng chuồng nuôi không đủ nên gà không tìm thức ăn ăn được.Do gà ăn rác lót ổ nên thiếu dinh dưỡng.Do bị kết hợp các bệnh truyền nhiễm khác nên không ăn uống được.2. TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCHTriệu chứng: Gà yếu lờ đờ tập trung thành đám, lông xù. Tỷ lệ chết cao trong tuần lễ đầu đặc biệt là ngày thứ 5.Bệnh tích: Mổ khám có dịch rỉ trắng gelatin ở dưới cơ ngực.Đường tiêu hoá trống rỗng, không có thức ăn hoặc có nhiều rác nền chuồng.Gan nhăn nheo và co lại.Túi mật lớn.Thận nhợt nhạt và bên trong có chứa urat trắng. Ở một số cơ quan phủ tạng cũng thấy xuất hiện những hiện tượng urat trắng như ở thận.3. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNHTạo mọi điều kiện đầy đủ về nhiệt độ úm, ánh sáng, chuồng trại, máng ăn, máng uống và dinh dưỡng ngay từ 1 ngày tuổi.Dùng các thuốc kháng sinh và vitamin, khoáng trộn vào thức ăn hay nước uống để phòng các bệnh truyền nhiễm và dinh dưỡng kế phát.Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho đàn gà giống bố mẹ để tạo cho đàn gà con đủ dinh dưỡng, không bị bệnh.Có thể dùng đan xen cùng các thuốc sau để kích thích ăn uống, tăng chuyển hóa cho gà:PRODUCTIVE FORTE liều 1ml/ 1 lít nướcAMILYTE liều 1g/2-3 lít nướcUMPROTOP Liều 1ml/2-3 lít nước

BỆNH THIẾU (Mg)

Mg trong cơ thể động vật chiếm khoảng 0,05% trọng lượng sống. Trong đó 50% chứa trong xương, 40% trong mô cơ vân và chỉ 1% nàm trong dịch ngoài tế bào. Do đó Mg cũng như K là một trong những thành phần khoáng của tế bào. Hàm lượng Mg trong cơ thể tăng theo tuổi nhưng không tăng mạnh bằng Ca và P. Ở trong máu, Mg ở dạng ion và dạng kết hợp với photphat, cirat hoặc liên kết với globulin và albumin. Ở trong xương, Mg hoặc ở dạng ion hoặc ở dạng Mg(OH)2. Ở trong tế bào, mg chủ yếu ở trong nhân.Như vậy, Mg có những chức năng tạo xương đảm bảo khả năng hoạt động của hệ thống thần kinh-cơ nằm trong thành phần một số enzym và tác dụng như hoạt hoá, điều hoà phản ứng photphoryl-oxy hoá, tham gia vào sự điều hoà nhiệt. Cũng như K, Mg nằm chủ yếu trong tế bào. Tỷ lệ Mg nội bào trên Mg ngoại bào là 10/1.Sự điều hoà trao đổi Mg có khả năng có sự tham gia của tuyến phó giáp trạng Paratyroxin và có thể cả hoomon Canxitonin của trạng của tuyến giáp trạng. Khi thức ăn thiếu Mg thì tuyến phó giáp trạng tăng hoạt động và điều tiết Mg từ xương ra máu. Nếu thiếu hụt Mg cơ thể sẽ bị chậm lớn, co giật và chết.1. NGUYÊN NHÂNDo khẩu phần ăn không được bổ sung Mg theo nhu cầu của cơ thể.Do lượng Ca bổ sung vào khẩu phần thức ăn quá nhiều gây tăng hấp thu Ca vào trong máu và giảm hấp thụ Mg.Lưu ý: Những nguyên liệu thức ăn có chứa hàm lượng Mg như sau: Ngô 1,7g/kg, bánh dầu lạc 4,3g/kg, bánh dầu đậu tương 3g/kg, cám gạo 10,6g/kg, bột cá 2,9g/kg.2. TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCHGà con mới nở được cho ăn chế độ ăn hoàn toàn không có magiê chỉ sống được vài ngày.Chúng lớn chậm, lờ đờ và thường thở hổn hể Khi bị quấy rầy, chúng có biểu hiện co giật ngắn và hôn mê, đôi khi chỉ là tạm thời nhưng thường gây tử vong. Tỷ lệ tử vong khá cao đối với chế độ ăn chỉ thiếu magiê nhẹ, mặc dù tốc độ tăng trưởng của những con sống sót có thể gần bằng tốc độ tăng trưởng của gia cầm đối chứng.Khi thiếu Mg gà con tăng trọng kém và tỷ lệ chết cao. Gà thường không nhanh nhẹ, khi đuổi có thể biểu hiện triệu chứng thần kinh như co giật.Gà đẻ tỷ lệ trứng giảm, vỏ trứng mỏng và tỷ lệ ấp nở thấp.Kích thước trứng, trọng lượng vỏ và hàm lượng magie trong lòng đỏ và vỏ đều giả3. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNHNhu cầu Mg cần phải bổ sung vào thức ăn cho gia cầm dường như là ~500–600 ppm có thể sử dụng 1 số loại premix sau có chứa vi lượng MangieCALPHO hoặc CANXIPRO với liều 1ml/1-2lit nước uống, cho uống 5-7 ngày/ đợtAMILYTE pha nước liều lượng 1g/2-3 lít nướcLưu ý: Nếu bổ sung Mg dư thừa trong thức ăn thì sẽ gây tiêu chảy, giảm hấp thụ thức ăn và đôi khi gây ra sỏi thận.

BỆNH THIẾU KẼM (Zn)

Kẽm là một nguyên tố vi lượng rất cần cho cơ thể gia súc và gia cầm. Nó chiếm vị trí quan trọng thứ 2 sau Fe. Ở gia cầm trưởng thành và gia cầm đẻ, hàm lượng Zn trong cơ thể tăng gấp đôi giai đoạn mới nở. Kẽm được hấp thu chủ yếu tại dạ dày cơ và phân bố các cơ quan như gan, lông, thận, cơ và tuyến giáp trạng.Trong máu, khoảng 75% Zn nằm trong hồng cầu, khoảng 22% trong huyết tương và 3% trong bạch cầu. Trong huyết tương, một phần kẽm ở dạng kết hợp, phần khác ở dạng tự do. Khi thiếu Zn trong cơ thể, phần kém tự do giảm. Trong hồng cầu, Zn tập trung vào thành phần của enzym điều hoà sự kết hợp và phân ly CO2. Kẽm còn nằm trong thành phấn các nội tiết tố insulin, glucagon và trong nhiều enzyme như cacboxipeptidaza của tuyến tuỵ và dehydrogenaza tham gia phản ứng phân giải axit lactic, rượu etylic và axit glutamic. Do có tác dụng hoạt hoá các men nên Zn có tác dụng điều hoà trao đổi chất dinh dưỡng. Zn còn tham gia tổng hợp protit( khi thiếu Zn thì nồng độ ARN trong gan, trong tuyến tuỵ và trong dịch hoàn giảm) tham gia trong quá trình sinh sản( thành thục giới tính, tạo thành tinh trùng. Khi thiếu Zn tinh trùng vẫn có nhưng dị hình và chất lượng kém).1. NGUYÊN NHÂNDo khẩu phần ăn không được bổ sung thêm Zn theo nhu cầu dinh dưỡng.Lưu ý: Những nguyên liệu thức ăn có chứa Zn như bột cá 86mg/kg, bột thịt 10mg/kg, cám 33-90mg/kg, bánh dầu 42-95mg/kg, bã men bia, rượu 100mg/kg.Hoặc do khẩu phần thức ăn có chứa những nguyên tố vô cớ: Ca, Cu, Hg, Co. Những nguyên tố này làm ức chế sự hấp thu Zn.Do trong những nguyên liệu thức ăn như bánh dầu lạc, đậu tương có những chất như phitin ức chế hấp thu Zn.2. TRIỆU CHỨNGThiếu kẽm làm gà chậm phát triển, còi cọc.Lông mọc kém, xù lông và da bị hoá sừng. Đặc biệt ở bàn chân.( Do lớp tế bào biểu bì bị kích thích kéo dài, làm tăng sinh dầy lên và bị hoá sừng).Xương chân mềm, dầy lên và co ngắn lại( do hoạt tính của enzym chứa Zn bị giảm nên biểu mô sụn không biến thành xương được, làm dày lên và ngắn lại. Ở phôi thường thấy dị dạng và không có chân).Chất lượng tinh dịch tháp hơn ( giảm khoảng 10% khả năng di chuyển của tinh trùng.Gà thiếu Zn, trứng đẻ không giảm số lượng nhưng tỷ lệ phôi chết cao hơn, gà con nở ra sinh trưởng kém, lông mọc chậm.3. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNHNhu cầu trong khẩu phần ăn có từ 40-70mg/kg TĂ là đủ.Nhu cầu tiêu chuẩn về Zn đối với các nhóm tuổi gà khác nhau được trình bày như sau:Gà từ 0-8tuần tuổi nhu cầu cần 40mg/kg TĂ.Gà tơ và gà giò cần 40-50mg/kg TĂ.Gà đẻ cần 45mg/kg TĂ.Gà đẻ giống cần 60mg/kg TĂ.Vịt thịt cần 50mg/kg TĂ.Vịt giống cần 60mg/kg TĂ.Những premix khoáng có chứa Zn dùng để bổ sung vào thức ăn như:PRODUCTIVE FORTE pha 0.5cc/lít nước uống.PRODUCTIVE E/SE/ZN trộn thức ăn cho gà là 1ml/2 lít nướcLưu ý: Nếu bổ sung lượng Zn quá nhiều trong thức ăn (nhất là ZnSO4) thì sẽ gây độc cho cơ thể. Con vật giảm ăn, tiêu chảy, thiếu máu và xuất huyết nội tạng. Khi thức ăn bổ sung quá nhiều Zn sẽ gây rối loạn trao đổi Fe và Cu nên dẫn đền thiếu máu và chết.  

BỆNH THIẾU MUỐI (NaCl)

NaCl là một loại muối bao gồm 2 nguyên tố Na và Cl. Hai nguyên tố này được hấp thu từ thức ăn, nước uống qua ruột vào cơ thể. Trong cơ thể Na nằm chủ yếu trong các dịch thể, một phần nằm trong mô xương và mô thần kinh. Na tham gia điều hoà áp suất thẩm thấu và trao đổi dịch thể. Ngoài ra, Na còn quan hệ với K trong sự truyền dẫn xung động thần kinh. Na có trong nhân tế bào và ty lạp thể, đồng thời ổn định sự hoạt động cho các men Chlinaxetylaza, photpho transaxetilaza và hệ enzyme hoạt hoá axetat. Còn Cl cũng nằm chủ yếu trong dịch ngoại bào và cùng với Na tham gia điều hoà áp suất thẩm thấu của máu, Cl còn có vai trò lớn trong dịch vị dạ dày, ổn định độ pH cho men pepsin hoạt động.Sự thiếu hụt 2 nguyên tố này trong cơ thể sẽ làm cho gia cầm chậm lớn, giảm đẻ, bại liệt và chết.1. NGUYÊN NHÂNDo khẩu phần ăn không được bổ sung NaCl theo định mức quy định.2. TRIỆU CHỨNGGà chậm lớn, mắt khô.Gà mái đẻ giảm và trứng nhỏ và mổ cắn nhau.Gà hoảng sợ và ngã nhoài về phía trước, chân choãi về phía sau và nằm liệt một vài phút. Hoặc gà thường mổ nhau.3. BỆNH TÍCHXương mềm.Giác mạc mắt bị sừng hoá.Tuyến thượng thận phình to.Máu đặc và chết.4. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNHBổ sung vào khẩu phần ăn cho gà theo tỷ lệ sau: Gà con và gà giò 0,15-0,16%. Gà đẻ 0,3%Có thể sử dụng sản phẩm bù Na+ và Cl- như:HYDROMAX: bù nước bù điện giải tỷ  lệ 1,5% dung dịch trong nước. Cho uống hằng ngàyT.C.K.C: pha nước uống với liều 2-3g/ lít nướcLưu ý: Trong khẩu phần ăn của gà nếu đã dùng bột cá nhạt thì giảm bớt tỷ lệ muối NaCl trên( gà con  và gà giò cần 0,1% và gà đẻ càn 0,25%. Vì trong bột cá nhạt đã chứa hàm lượng NaCl từ 2-5%).Khi bổ sung NaCl và thức ăn, không vượt quá 2%. Vì tỷ lệ muối cao trong thức ăn sẽ làm giảm gà trúng độc, làm teo tế bào trong cơ thể và chết. 

BỆNH THIẾU MANGAN (Mn)

Mangan được hấp thu qua đường tiêu hoá từ trong thức ăn và được dự trữ ở gan(10-36%), cơ bắp(18-34%), lông vũ(3-18%, xương(18-47%), trứng(2-7%) và máu(0,5-0,7%). Sau đó được bài tiết từ gan xuống mật và ra ruột. Trong cơ thể, Mn có tác dụng hoạt hoá men Hydrozintranspferaza, tham gia quá trình kết hợp Aminosaccaris để tạo xương cho cơ thể. Mn còn tham gia vào trao đổi gluxit và lipit bằng cách hoạt hoá các men Peptidaza, Enolaza..... và đặc biệt là Proliaza. Mn còn tham gia vào phản ứng photphorin-hoá trong ty thể của tế bào, tham gia vào tổng hợp axit axetic và axit béo. Sự thiếu hụt Mn trong cơ thể sẽ gây rối loạn quá trình sinh sản, làm biến đổi xương chi và cánh, làm rối loạn thần kinh và rối loạn quá trình trao đổi gluxit và lipit.1. NGUYÊN NHÂNDo khẩu phần ăn thiếu Mn( những nguyên liệu thức ăn có chứa Mn như bột cá, bột thịt, nấm men........).Do khẩu phần ăn có trộn nguyên tố vi lượng Fe quá cao cũng gây giảm hấp thu Mn vào cơ thể.2. TRIỆU CHỨNGGà thiếu Mn biểu hiện chậm lớn, có triệu chứng thần kinh.Gà con xương chân mềm và xoắn vặn cong.Xương dài ở chân và cánh của gà con cũng có thể ngắn hơn và dày hơn so với bình thườngKhớp giữa xương chày và bàn chân sưng và gân bị rời khỏi khớp do chân bị ngắn lại.Gà giảm đẻ, trứng mềm, vỏ mỏng và phôi bị chết.3. BỆNH TÍCHPhôi ấp nở thường chết vào ngày 20-21 với biểu hiện sụn hoá các xương trong phôi.Gà lớn xương chân bị xốp và uốn cong. Xương sọ và các xương khác ngưng phát triển.4. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNHBổ sung lượng Mn vào thức ăn hàng ngày cho gà với tỷ lệ:Gà con và gà giò: 70mg/kg TĂ.Gà đẻ: 60mg/kg TĂ.Những premix khoáng có chứa Mn như:CALPHO hoặc CANXIPRO với liều 1ml/1-2lit nước uống, cho uống 5-7 ngày/ đợtLưu ý: Nếu bổ sung Mn quá liều lượng quy định sẽ làm giảm hấp thu Fe trong cơ thể và trong các mô dự trữ. Biểu hiện lâm sàng không thấy  gây ngộ độc. 

BỆNH THIẾU CANXI VÀ PHOTPHO (Ca, P)

Canxi và photpho là 2 nguyên liệu chủ yêu cho việc hình thành nên xương và vỏ trứng của gia cầm. Đồng thời trong cơ thể canxi còn duy trì chức năng hoạt động của mô thần kinh, xúc tác quá trình đông máu, tăng hoạt động của mô cơ vân, cơ tim, cơ trơn, duy trì hoạt động của tế bào, tạo điện thế sinh học trên mặt màng tế bào và xúc tác men Tryxin trong quá trình tiêu hoá protein thức ăn. Còn photpho ngoài chức năng tạo xương nó còn tham gia vào thành phần axit nucleic, tham gia vào hệ thống men tiêu hoá tinh bột và mỡ, tham gia trong chất đệm của máu và làm trung gian cho điều hoà hoocmon với tác dụng tổng hợp protein, phân giải lipit, hoạt hoá cácmen khác nhau và tổng hợp Steroid.Sự thiếu hụt canxi và photpho sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động trong cơ thể. Với đặc điểm rõ nhất là gia cầm bại liệt, đẻ non, đẻ giảm và tỷ lệ ấp nở thấp.1. NGUYÊN NHÂNDo khẩu phần ăn không được cung cấp đủ lượng canxi và photpho( thiếu bột sò, bột xương, bột cá, bánh dầu lạc và đậu tương...........)Do chuồng trại làm quá kín làm cho ánh sáng mặt trời buổi sáng không chiếu vào cơ thể của gà được, nên chất Ergosteron không chuyển thành vitamin D2 được. Thiếu vitamin D2 là thiết yếu tố điều hoà sự hấp thu canxi từ thức ăn vào cơ thể.Hoặc cũng do chuồng trại che kín nên tuy có bổ sung premix chứa vitamin D2, D3 vào khẩu phần ăn nhưng gia cầm cũng không thể hấp thu được canxi từ thức ăn vào cơ thể.Do khẩu phần ăn chứa lượng chất béo quá cao, làm giảm khả năng hấp thụ Ca,P.Do cơ thể gia cầm bị một số bệnh truyền nhiễm hay dinh dưỡng làm viêm đường tiêu hoá và teo tuyến tuỵ tạng gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu Ca, P từ thức ăn vào cơ thể.Do tuyến cận giáp trạng bị teo nên không sản sinh ra hoocmon Canxitomin và Parathocmon, 2 hoomon này có tác dụng điều hoà Ca, P trong máu.2. TRIỆU CHỨNGỞ gà con và gà giò:Gà đi lại không bình thường, co giật và run rẩy.Một số gà con mới nở thấy xương mềm, mỏ mềm hoặc chéo nhau.Gà còi cọc, lông mọc chậm, xù lông, sã cánh, gà hay mổ nhau và ăn những vật lạ sau tiêu chảy.Bệnh kéo dài dẫn đến chân khuỳnh ra, ngón chân bị uốn cong, các dầu xương, khớp xương bị sưng to, biến dạng. Sau bại liệt nằm một chỗ rồi chết do biến chứng truỵ tim mạch, viêm phổi, viêm ruột......Ở gà đẻTrứng đẻ ra có vỏ mềm, mỏng hoặc không có vỏ. Sau đó gà ngừng đẻ. Trứng ấp nở thấp.3. BỆNH TÍCHXương ống chân mềm và xốp, dễ gãy.Xương ức bị vặn vẹo.Xương sườn có những nốt u do sưng khớp giữa phần xương và sụn của xương sườn.4. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNHPhòng bệnhBổ sung vào thức ăn thường xuyên lượng Ca, P và vitamin D3 như sauNhu cầuLoại gà Ca(%) P(%) Vitamin D3(UI/kg TĂ)Gà con 1 0,5 3000Gà giò 1,1 0,5 2000Gà đẻ 3,4-3,8 0,6-0,65 2000Những nguyên liệu và premix khoáng có chứa Ca, P và vitamin D3 như sau:Bột sò có hàm lượng canxi 35%. Trộn vào thức ăn cho gà con và gà giò 1,5%, còn gà đẻ 4-5,5%.Bột xương có hàm lượng canxi 22%, photpho 18%. Trộn thức ăn cho gà con và gà giò 1%, còn gà đẻ 2,5%.Bột cá nhạt có hàm lượng canxi 7, photpho 3%. Trộn thức ăn tỷ lệ từ 10-15%.Những premix khoáng có thể dùng thay thế bột xương và bột sò như:CALPHO hoặc CANXIPRO với liều 1ml/1-2lit nước uống, cho uống 5-7 ngày/ đợt kết hợp PRODUCTIVE AD3E với liều 1ml/2-10l nước uống, mỗi liệu trình 5-7 ngàyChuồng trại thiết kế phải có ánh sáng buổi sáng chiếu lọt vào chuồng, để gà tiếp nhận được tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời, giúp cho sự chuyển hoá tiền vitamin D3 thành vitamin D3.Trị bệnhTrong trường hợp bệnh bại liệt nặng hoặc đẻ non nhiều, có thể dùng CALPHO+ PRODUCTIVE AD3E với liều: CALPHO hoặc CANXIPRO với liều 1ml/1-2lit nước uống, cho uống 5-7 ngày/ đợt PRODUCTIVE AD3E với liều 1ml/2-10l nước uống, mỗi liệu trình 5-7 ngày Cung cấp đầy đủ vitamin cho đàn gà :EGG FOR YOU cho đàn vật nuôi với liều pha nước uống: 1g/1-2lit nước Sử dụng bổ gan thận: SORAMIN; hoặc LIVERCIN ; hoặc UMBROLIVER với liều 1ml/1-2 lít nướcLưu ý: Nếu dùng quá liều canxi và photpho trong thức ăn bổ sung cho gà cũng gây nguy hiểm cho cơ thể: Làm rối loạn tiêu hoá và bài tiết. Canxi tích lại trong thận không bài tiết kịp gây viêm thận, sỏi thận. Photpho cũng tích tụ lại trong mô và khớp gây rối loạn cử động khớp. Đồng thời thúc đẩy tuyến giáp trạng hoạt động, tăng bài tiết hoomon Paratyroxin làm tăng cường bài tiết canxi từ xương vào máu gây xốp xương và bại liệt.

BỆNH THIẾU SELENIUM

Bệnh thiếu Selenium ở gà có đặc tính gây thoái hoá cơ và bại liệt. Đường tiêu hoá đặc biệt là mề bị tổn thương nên tiêu hoá kém, ăn không tiêu và chậm lớn.1. NGUYÊN NHÂNDo thức ăn không được bổ sung thêm khoáng vi lượng nên bị thiếu Selenium.Do Se không bền vững ngay trong các premix có chứa Selenium.Do gà nuôi công nghiệp chủ yếu là nhốt trên sàn, nên không được tiếp xúc với đất, nơi có nhiều Selenium tồn trữ ở đó có thể cung cấp cho gà chống bệnh thiếu Selenium.Do trong thức ăn có hàm lượng protein và axit arsenic cao gây ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ của Selenium.Do hàm lượng vitamin E và các axit amin có chứa lưu huỳnh thấp trong thức ăn cũng gây ảnh hưởng đến lượng Selenium hấp thụ vào cơ thể.2. TRIỆU CHỨNGTrứng ấp tỷ lệ phôi chết cao.Gà 1-6 tuần tuổi thấy ăn kém, giảm trọng lượng, mọc lông ít và có thể bị bại liệt hoàn toàn. Gà đẻ giảm trứng3. BỆNH TÍCHCơ đùi, cơ ngực và các cơ khác bị thoái hoá trắng( thấy rõ ở gà trên 2 tháng tuổi. ở gà mới nở sau 3-4 ngày cũng có).Cơ ở mề cũng bị trắng.Trên bề mặt ở mề có xuất huyết.4. CHẨN ĐOÁNCăn cứ vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích như trên.Cần phân biệt với bệnh thiếu vitamin E: bệnh tích thiếu vitamin E cũng trắng cơ như thiếu Se, nhưng bệnh thiếu Seleium không có triệu chứng thần kinh như thiếu vitamin E.Dùng Selenium bổ sung vào thức ăn hay nước uống để chẩn đoán.Định lượng Selenium trong thức ăn và trong lòng đỏ trứng để xác định mức độ thiếu Selenium.5. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNHPhòng bệnhBổ sung đầy đủ hàm lượng Selenium trong thức ăn liều 0,15-0,20mg/kg TĂ.Có thể sử dụng PRODUCTIVE E/SE/ZN trộn thức Ăn cho gà là 1ml/2 lít nước hoặc PRODUCTIVE FORTE pha 0.5cc/lít nước uống hoặc UMPROTOP liều 1ml/3-4 lít nướcGiữ mức độ thấp axit béo trong thức ăn.Cung cấp đủ lượng vitamin E vào thức ăn để tăng cường hấp thụ Selenium và chống thoái hoá cơ.Nếu có điều kiện cho gà tiếp xúc với đất hoặc bổ sung đất sét phơi sấy khô cho gà ăn tự do như ăn bột sò, bột xương để tăng lượng Selenium.Điều trịTrộn vào thức ăn hay nước uống liều 0,2-0,5mg/kg TĂ hay 0,2-0,5 mg/lít nước uống, liên tục 5-10 ngày.PRODUCTIVE E/SE/ZN trộn thức Ăn cho gà là 1ml/2 lít nước 

BỆNH THIẾU VITAMIN B12

Vitamin B12 cần thiết cho sự phát triển cơ thể và tạo máu. Chức năng đặc biệt của vitamin B12 là tổng hợp protein cho cơ thể và tổng hợp cholin, Methionin và axit nucleic. Vitamin B12 được hấp thu tốt qua đường tiêm bắp hay dưới da. Nếu bổ sung voà thức ăn thì ở đường tiêu hoá phái có một dẫn chất glycoprotein hoặc hàm lượng vitamin B12 phải lớn gấp 30 lần mới có khả năng hấp thu vào máu, tới gan và tới các mô. Lượng vitamin B12 được tích luỹ ở gan là cao nhất.NGUYÊN NHÂNDo khẩu phần không được bổ sung vitamin B12.Do dùng kháng sinh pha trong nước uống hay trộn trong thức ăn liều quá cao làm chết một số vi khuẩn đường ruột nên không tổng hợp được vitamin B12.TRIỆU CHỨNGTăng trưởng chậm, giảm chuyển hóa thức ănTăng tỷ lệ tử vong và giảm tỷ lệ nởTỷ lệ chết phôi cao nhất xảy ra vào ngày thứ 17 của quá trình ấp trứng đặc trưng bởi chứng teo cơ ở chânPHÒNG VÀ TRỊ BỆNHPhòng bệnhTrộn vào thức ăn lượng vitamin B12 từ 0,015-0,030 mg/kg TĂ.Những premix vitamin coa chứa vitamin B12 dùng trộn thức ăn hay pha nước uống cho gia cầm như:AMILYTE liều 1g/2-3 lít nướcVITROLYTE liều pha 2-3g/ 1 lít nướcUMBROTOP Liều pha nước 1ml/3-4 lít nướcPRODUCTIVE FORTE liều 1ml/ 1 lít nướcHạn chế dùng kháng sinh cho uống hay trộn thức ăn liều cao kéo dài 5-10ngày. Hoặc nếu dùng kháng sinh cho uống thì phải cho uống hay tiêm kèm vitamin B12 để chống sự thiếu hụt vitamin B12.Điều trịTăng liều phòng bệnh lên gấp 3-5 lần, kéo dài 5-7 ngày. Hoặc tiêm bắp điều trị liều 20-40mg/kg thể trọng/ngày, liên tục 5-7 ngày. 

BỆNH THIẾU CHOLINE

Chất Choline còn được gọi là vitamin B4, có thể được tổng hợp từ serine và methionine ở gà, một trong trimethylethanolamine có trong màng ruột, các mô và dịch của cơ thể. Nó tham gia vào cấu tạo Lecitin với chức năng kích thích nhu động ruột, nếu thiếu Choline bệnh có đặc điểm chậm lớn và viêm xương.1. NGUYÊN NHÂNDo khẩu phần không cung cấp đủ Choline.Do khả năng tổng hợp Choline.2. TRIỆU CHỨNGGà con chậm lớn và viêm xương.Xuất hiện xuất huyết từng chấm, sưng nhẹ xung quanh khớp cổ chân, sau đó xương cổ chân bị xoắn, biến dạng và uốn cong, không thể nằm thẳng hàng với xương chày và bị liệt do để trơn gânGà bại liệt do khớp ống bàn chân sưng to, khớp sụn biến dạng và gân rời khỏi mấu khớp.Lông kémChân vòng kiềng dài ngắnThiếu choline ở gà trưởng thành biểu hiện là thiếu năng lượng, giảm lượng thức ăn ăn vào, tỷ lệ đẻ trứng của đàn gà thấp.Gà bệnh đi đứng không vững hoặc nằm liệt, tích hoặc mào gà có màu trắng nhạt hoặc tím pha vàng, có khi chết đột ngột, mào chuyển sang màu trắng, đàn lớn có nhiều gà béo phì.3. BỆNH TÍCHChủ yếu thấy xương bị viêm đỏ.Gan phì có mỡ(thường thấy ở gà mái hậu bị và gà đẻ).4. CHẨN ĐOÁNCăn cứ vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích. Đồng thời dùng biện pháp điều trị để chẩn đoán.5. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNHBổ sung vào thức ăn lượng Choline từ 1,1-1,5mg/kg TĂ.Nhu cầu choline của gia cầm: 1300mg/kg đối với gà con và gà thịt, 500mg/kg đối với các giai đoạn khác; đối với vịt và ngan giống như gà ta; 2000mg/kg đối với giai đoạn sinh trưởng của chim cútSử dụng những premix có chứa Choline như: SORAMIN; hoặc LIVERCIN ; hoặc UMBROLIVER với liều 1ml/1-2 lít nướcNgoài ra cần bổ sung Cho gà con ăn một chế độ ăn uống cân bằngBổ sung vitamin nhóm B sau khi nở, có thể dùng các sản phẩm premix như: AMILYTE liều pha 1g/2-3 lít nước

BỆNH THIẾU AXIT FOLIC

Axit folic hay còn gọi là vitamin B9 hay vitamin L1. Trong cơ thể nó giữ vai trò Coenzym tham gia quá trình chuyển hoá tổng hợp purin và pyrimidin để tạo hồng cầu. Khi thiếu axit Folic, gà có đặc điểm chậm lớn, mọc lông kém, thiếu máu, viêm xương và mất sắc tố của lông.Gia cần dường như dễ thiếu acid forlic hơn so với các động vật trang trại khác1. NGUYÊN NHÂNDo khẩu phần ăn không được cung cấp đầy đủ những nguyên liệu có chứa axit Folic như premix vitamin tổng hợp, rau xanh, bột thịt.....Do bảo quản không tốt hoặc do chế biến ở nhiệt độ quá cao làm mất tác dụng của axit Folic.2. TRIỆU CHỨNGGà con chậm lớn, lông mọc kém, màu sắc của lông biến mất.Gà lớn da và mào nhợt nhạt do thiếu máu.Giảm đẻ, giảm khả năng nở, gia tăng tỷ lệ phôi chếtPhôi có mỏ biến dạng và xương chày uốn cong3. BỆNH TÍCHKhông có bệnh tích đặc trưng.4. CHẨN ĐOÁNCăn cứ vào sự biến màu trên lông để chẩn đoán. Nếu bổ sung axit Folic vào khẩu phần ăn thấy màu sắc lông trở lại bình thường là do thiếu axit Folic.5. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNHPhòng bệnhTrộn vào thức ăn lượng axit Folic từ 1,2-1,5mg/kg TĂ. Sử dụng các premix vitamin có chứa axit Folic dùng trộn thức ăn.AMILYTE và VITROLYTE: Trộn thức ăn tỷ lệ 0,1%.PRODUCTIVE FORTE liều 1ml/2l nước;AMILYTE Liều 1g/2l nước;Tránh dùng kháng sinh liều cao cho uống quá lâu làm chết hệ vi khuẩn đường ruột.Trị bệnhDùng các premix có chứa Biotin như trên tăng liều 2-3 lần, liên tục 5-7 ngày. Hoặc trộn lòng đỏ trứng gà vào thức ăn trong giai đoạn gà bệnh để tăng Biotin cho gà.PRODUCTIVE FORTE liều 1ml/ 1 lít nướcAMILYTE liều 1g/2-3 lít nước 

TIÊU DIỆT KÍ SINH TRÙNG TRÊN HEO

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Thiệt hại của kí sinh trùng gây...

Tiềm năng, lợi thế chăn nuôi bò thịt, bò sữa của Thủ đô

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Là Thủ đô song Hà Nội vẫn...

DINH DƯỠNG CHO NÁI HẬU BỊ THỜI KÌ MANG THAI

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Sự phát triển của heo con ở...

QUẢN LÝ DINH DƯỠNG TRƯỚC VÀ SAU CAI SỮA ĐỂ GIẢM CHI PHÍ CÁM

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Vấn đề của những nước chăn nuôi...

NHU CẦU VITAMIN CỦA GÀ

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Để nuôi gia cầm thành công, người...

NHU CẦU KHOÁNG CỦA GÀ

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Để nuôi gia cầm thành công, người...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SULPHONAMID

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
1. Triệu chứng Gà trúng độc Sulphonamid...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FURAZOLIDON

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
1. Triệu chứng Khi dùng Furazolidon phòng...

BỆNH NGỘ ĐỘC THỨC ĂN DO ĐỘC TỐ AFLATOXIN

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO MUỐI

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Muối là một trong những thành phần...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SELENIUM (Se)

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Selen là một trong những nguyên tố...

BỆNH DO TRÚNG ĐỘC KHÍ NH3

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Khí NH3  được sinh ra từ chất...

BỆNH TRÚNG ĐỘC KHÍ CO

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Lượng khí CO được sinh ra do...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FORMALDEHYDE

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Formaldehyde hay còn gọi là formon. Dung...

BỆNH SƯNG GAN THẬN TRÊN GÀ

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh sưng gan và thận thường xảy...

BỆNH HỘI CHỨNG XUẤT HUYẾT VÀ PHÌ GAN

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh FLHS là biểu hiện một quá...

BỆNH DO SUY DINH DƯỠNG TRÊN GIA CẦM

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu hụt dinh dưỡng gây rối...

BỆNH THIẾU VITAMIN A

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Đặc điểm của bệnh thiếu vitamin A...

BỆNH THIẾU VITAMIN D

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin D trong đàn gà...

BỆNH THIẾU VITAMIN E

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin E thường hay gặp...

BỆNH THIẾU VITAMIN K

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin K ở gà có...

BỆNH THIẾU VITAMIN B1

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin B1 ở gà thể...

BỆNH THIẾU VITAMIN B2

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin B2 có đặc điểm...

BỆNH THIẾU VITAMIN B5

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu axit Pantothenic ở gia cầm...

BỆNH THIẾU AXIT NICOTINIC – VITAMIN B3

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu axit Pantothenic ở gia cầm...

BỆNH THIẾU PYRIDOXIN (VITAMIN B6)

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Đặc điểm của bệnh này là giảm...

BỆNH THIẾU BIOTIN (VITAMIN H)

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Gà mắc bệnh thiếu Biotin có đặc...

BỆNH THIẾU AXIT FOLIC

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Axit folic hay còn gọi là vitamin...

BỆNH THIẾU CHOLINE

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Chất Choline còn được gọi là vitamin...

BỆNH THIẾU VITAMIN B12

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Vitamin B12 cần thiết cho sự phát...

BỆNH THIẾU SELENIUM

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu Selenium ở gà có đặc...

BỆNH THIẾU CANXI VÀ PHOTPHO (Ca, P)

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Canxi và photpho là 2 nguyên liệu...

BỆNH THIẾU MANGAN (Mn)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Mangan được hấp thu qua đường tiêu...

BỆNH THIẾU MUỐI (NaCl)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
NaCl là một loại muối bao gồm...

BỆNH THIẾU KẼM (Zn)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Kẽm là một nguyên tố vi lượng...

BỆNH THIẾU (Mg)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Mg trong cơ thể động vật chiếm...

BỆNH DO ĐÓI TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh đói ở gà thường thể hiện...

BỆNH DO MẤT NƯỚC TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Gà bị thiếu nước hay mất nước...

BỆNH DO LẠNH TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Gà bị lạnh với biểu hiện đứng...

BỆNH DO NÓNG TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Nhiệt độ quá nóng trong chuồng nuôi...

BỆNH DO TỔN THƯƠNG TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Đây là một bệnh nội ngoại khoa...

BỆNH THIẾU KALI TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Kali trong cơ thể có tác dụng...

BỆNH VIÊM THẬN SỚM Ở GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh chỉ thấy xuất hiện ở gà...

BỆNH MỆT MỎI CỦA GÀ ĐẺ CÔNG NGHIỆP

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh CLF thường xảy ra ở gà...

BỆNH CÒI XƯƠNG

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Đây là bệnh thường phổ biến ở...

BỆNH MỀM ĐỐT SỐNG

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thường thấy ở gà thịt giai...

BỆNH SỤN HOÁ XƯƠNG BÀN CHÂN

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh sụn hoá xương chày, xương bàn...

BỆNH GOUT

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh gout trên gà chia làm hai...

Kỹ thuật phòng và chữa bệnh cho vịt

12 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Sở hữu tổng đàn gia súc, gia...

LỰA CHỌN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO ĐÀN GÀ

12 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Ai cũng biết nước là nguồn dinh...

7 CÁCH GIÚP TĂNG LƯỢNG THỨC ĂN ĂN VÀO Ở HEO CAI SỮA

12 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Nếu lượng thức ăn ăn vào tăng...

ĐỘC TỐ NẤM MỐC: CÁNH CỬA CHO CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM.

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Ảnh hưởng trực tiếp của độc tố...

BỔ SUNG CHẤT ĐIỆN GIẢI CHO GÀ

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Không khí nóng gây thiệt hại rất...

CÁC BIỆN PHÁP GIÚP THỤ TINH NHÂN TẠO THÀNH CÔNG

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Thụ tinh nhân tạo có nhiều ưu...

QUẢN LÝ NÁI CAO SẢN

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Lý do khiến các trại tuy đã...

NUÔI DƯỠNG GÀ VÀO MÙA NÓNG

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Thông qua việc tạo và giải phóng...

VITAMIN VÀ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Một trong những yếu tố quan trọng...

BỆNH TGE TRÊN HEO – TRANSMISSBLE GASTROENTERITIS OF SWINE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG – FOOT AND MOUTH DISEASE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH MỤN NƯỚC TRÊN HEO – SWINE VESICULAR DISEASE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH MỤN NƯỚC TRONG MIỆNG HEO – SWINE VESICULAR STOMATITIS

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH PED TRÊN HEO – PORCINE EPIDEMIC DIARRHAE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH ĐẬU HEO – SWINE POX

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN TRÊN HEO – SWINE JAPANESE B ENCEPHALOMYETIS

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH VIÊM NÃO DO VIRUS NIPAH TRÊN HEO – NIPAH ENCEPHALITIS IN PIG

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

HỘI CHỨNG CÒI CỌC TRÊN HEO – POST WEANING MULTI SYSTEMIC WASTING SYNDROM

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH SẢY THAI DO PARVOVIRUS TRÊN HEO – PARVOVIRUS DISEASE OF SWINE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH PPRS TRÊN HEO – PORCINE REPRODUCTIVE AND RESPYRATORY SYNDROME

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH GIẢ DẠI TRÊN HEO – AUJESZKY

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH CÚM HEO – HOG FLU

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH DỊCH TẢ CHÂU PHI – AFRICA SWINE FIVER

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH DỊCH TẢ HEO – HOG CHOLERA

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH SƯNG PHÙ ĐẦU TRÊN GÀ – AVIAN PNEUMOVIRUS (APV)

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

HỘI CHỨNG CÒI CỌC DO REOVIRUS – REO

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH CÚM GIA CẦM – AVIAN INFLUENZA (AI)

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH BẠI HUYẾT TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH KHẸC TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH HUYẾT TRÙNG TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH E. COLI TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH THƯƠNG HÀN TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm