

Kỹ thuật


Mổ khám gà là khâu vô cùng quan trọng để xác định đúng bệnh của gà. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.
1.Tại sao cần mổ khám gà?
Điều trị theo biểu hiện bệnh nhưng gà không khỏi.
Gà mắc bệnh và chết số lượng chết tăng không giảm.
Không biết rõ gà bị bệnh gì.
2. Khi nào thì cần mổ khám
Nếu trên đàn gà xuất hiện một trong những biểu hiện dưới đây thì cần mổ khám:
Khám thể trạng chung: khối lượng, béo hay gầ
Khám đầu: chảy nước mắt, nước mũi, sưng phù đầu, màu sắc, kích thước mào và tích, dịch nhầy ở miệng,
Khám lông, da: lông xù, khô hay bóng mượt, vùng da lông xuất huyết hoại tử hay không?
Những biểu hiện có thể gặp trong các bệnh:cơ xuất huyết: Bệnh Gumboro, hội chứng xuất huyế
Phù thũng quanh hốc mắt và sưng: bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, bệnh hô hấp do Mycoplasma, Coryza.
Sưng hoặc xung huyết mào tích: Tụ huyết trù
Ngoẹo cổ: Tụ huyết trùng, Newcastle.
3.Tiến hành mổ khám
Cắt tiết gia cầm
Sau khi gia cầm chết, tiến hành mổ và quan sát:
Quan sát tổng quan bên ngoài: màu sắc của da, dịch mắt, dịch mũi, vùng lông quanh hâu môn, đánh giá thể trạng…
Tách da vùng bụng để bộc lộ cơ ức và cơ đùi, đồng thời đánh giá bệnh tích cơ (viêm, xuất huyết, hoại tử cơ).
Cắt đôi xương và cơ ức để bộc lộ các nội quan bên trong, kiểm tra các hệ thống cơ quan:
+ Hệ thống hô hấp và tim: đánh giá tình trạng túi khí (màu sắc, những bất thường), kiểm tra phổi (viêm, phù, tích dịch, tích casein…), cắt và kiểm tra khí quản, rồi kiểm tra lên vùng đầu: xoang mũi, dịch mũi. Tim: biến đổi trên cơ tim, màng bao tim.
+ Hệ tiêu hóa: kiểm tra hệ tiêu hoá
Thực quản: xuất huyết
Diều: dị vật, xuất huyết?
Dạ dày tuyến: xuất huyết, giun sán lá?
Dạ dày cơ: Màng dễ bóc? xuất huyết, giun?
Ruột: Tụ huyết hay xuất huyết? có xuất hiện nốt loét hay không? giun? sán lá? sán dây?
Manh tràng: van hồi manh tràng xuất huyết, sưng, phân lẫn máu? Xuất huyết, sán?
Túi Fabricius: Sưng? xuất huyết? Fibrin? sán lá?
Lỗ huyệt: có xuất huyết không
+ Kiểm tra hệ tiết niệu: thậncó sưng, xuất huyết không
+ Kiểm tra cơ quan sinh sản: buồng trứng, ống dẫn trứng, dịch hoàn
+ Ngoài ra chúng ta cần kiểm tra thêm: Niêm mạc hậu môn, niêm mạc mắt, dây thần kinh đùi, não
Sau khi ghi nhận những biến đổi về bệnh tích của các cơ quan, chúng ta cần tổng kết lại và đánh giá kỹ lưỡng để định hướng nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Trường hợp bệnh tích không rõ ràng, cần tiến hành lấy mẫu xét nghiệm để tăng độ chính xác của công tác chẩn đoán.

BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH CHO GÀ
Phòng bệnh cho gà là một phần quan trọng của quản lý vật nuôi để đảm bảo sức khoẻ và hiệu suất sản xuất của đàn gà. Dưới đây là một số biện pháp phòng bệnh quan trọng cho vật nuôi
1. Tiêm phòng định kỳ:
Tiêm phòng là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa nhiều loại bệnh nguy hiểm cho gà như Newcastle, cúm gia cầm, Gumboro, E.coli….Để đảm bảo sức khoẻ vật nuôi cần tiêm phòng định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Bà con có thể tham khảo quy trình dưới đây:
Ngày tuổi
Loại vaccine
Đường cấp
1
Vaccine Mareck
Tiêm
1 – 3
Vaccine Cầu trùng
Nhỏ mắt, mũi miệng
5-7
Vaccine IB, Lasota
Nhỏ mắt, mũi miệng
8-10
Là mỏ hoặc cắt mỏ
Là hoặc cắt
10-12
Vaccine Gum, vaccine Đậu
Nhỏ mắt, mũi miệng, chủng màng cánh
15
Vaccine sưng phù đầu SHS
Cho uống hoặc Nhỏ mắt, mũi miệng
18
Vaccine Cúm lần 1
Tiêm dưới da
20
Vaccine Newcatxon lần 2
Cho uống
25
Vaccine gumboro lần 2
Cho uống
30
Vaccine ILT
quản truy
Cho uống hoặc nhỏ mắt, mũi, miệng
35
Vaccine Newcatxon
Tiêm
40
Vaccine cúm lần 2
Tiêm
45
Vaccine Newcatxon
Cho uống
75
Vaccine Newcatxon
Cho uống
2.Vệ sinh chuồng trại
Thường xuyên phun thuốc sát trùng định kỳ, dùng KLOTAB 1 viên cho 10 l nước, hoặc Nano Đồng để sử lý trấu trước và trong khi nuôi để hạn chế sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn…
Vệ sinh chuồng trại, đặc biệt phải có lớp chất độn chuồng hút ẩm, khô ráo, bằng cách rắc COMFORT DRY/NANO DRY lên nền chuồng để giảm ammoniac, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật có hại
3.Kiểm soát côn trùng và ký sinh trùng:
Côn trùng như ve, bọ chét, và kí sinh trùng như giun, sán có thể gây ra nhiều bệnh cho gà. Sử dụng các biện pháp kiểm soát côn trùng an toàn và hiệu quả để giảm bớt nguy cơ lây nhiễm
4.Chăm sóc dinh dưỡng:
Cung cấp một chế độ dinh dưỡng cân đối, giàu chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Đồng thời có thể bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất từ các sản phẩm bên ngoài như VITROLIEF, PRODUCTIVE ACID SE, ZYMEPRO, LIVERCIN, CALPHO ORAL . Đảm bảo gà có đủ nước sạch và thức ăn chất lượng
5. Kiểm tra sức khoẻ định kỳ:
Thực hiện kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho đàn gà để phát hiện kịp thời các bất thường hay dấu hiệu của bệnh để xử lý kịp thời
6. Giám sát và theo dõi:
Thường xuyên dám sát sức khoẻ của đàn gà và ghi những biểu hiện bất thường
7. Sử dụng thuốc điều trị:
Khi phát hiện gà mắc bệnh, thực hiện điều trị bằng thuốc phù hợp với sự hướng dẫn của bác sỹ thú y. Đảm bảo tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng. Ví dụ gà bị đi ỉa phân xanh, phân trắng thì sử dụng sản phẩm NANO BERBERIN , SOLAMOX
8. Quản lý môi trường nu
Kiểm soát môi trường nuôi bằng cách điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm phù hợp và thông gió để giảm stress và nguy cơ lây nhiễm bệnh
9. Phòng chống lây nhiễm:
Tách biệt gà mắc bệnh để ngăn chặn sự lan truyền của bệnh. Đảm bảo quy trình vệ sinh và tiêm phòng đúng cách bằng cách thường xuyên phun các loại thuốc sát trùng định kỳ như KLOTAB 1 viên cho 10l nước, hoặc NANO ĐỒNG để xử lý nấm, mốc...

1 SỐ GIỐNG GÀ ĐƯỢC NUÔI PHỔ BIẾN HIỆN NAY
I. Gà Ri
Gà ri là giống gà nội địa đã có từ rất lâu đời, kiêm dụng (nuôi lấy trứng, thịt), được nuôi phổ biến ở nhiều vùng của Việt Nam, tập trung nhiều ở miền Bắc và miền Trung.Gà có màu lông đa dạng.
1.Đặc điểm
Thân hình nhỏ bé, chân ngắn. Phần lớn gà mái có lông màu vàng rơm, vàng đất hoặc nâu nhạt, có đốm đen ở cổ, đuôi và đầu cánh. Gà trống có màu lông đỏ thẫm, đầu lông cánh và lông đuôi có màu đen ánh xanh; lông bụng có màu đỏ nhạt, vàng đất.
Màu da vàng hoặc trắng, da chân vàng. Mào cờ có răng cưa, màu đỏ và phát triển ở con trống. Tích và dái tai màu đỏ, có khi xen lẫn ánh bạc. Chân có hai hàng vẩy màu vàng, đôi khi xen lẫn màu vàng đỏ tươi. Gà mái một năm tuổi nặng 1,2 - 1,5kg, 4 - 5 tháng tuổi bắt đầu đẻ.
Sức đẻ năm đầu 100 - 120 trứng, trứng nặng 40 - 45g, vỏ màu trắng. Gà đẻ theo từng đợt 15 - 20 trứng, nghỉ đẻ và đòi ấp. Nuôi con khéo. Gà trống ba tháng đã biết gáy.
Một năm tuổi gà trống nặng 1,5 – 2kg
Thịt gà ri thơm, ngon, có màu trắng, sợi cơ nhỏ, mịn.
Ưu điểm: dễ nuôi, sức đề kháng cao, cần cù chịu khó kiếm ăn, nuôi con khéo
2.Các dòng gà Ri
Gà Ri vàng rơm
Gà Ri hoa mơ: có mào cờ, màu da vàng, màu lông chủ yếu là màu lông hoa mơ
3.Năng suất:
Mặc dù không có năng suất cao như các giống gà thịt chuyên nghiệp, nhưng gà Ri thường được nuôi theo hình thức gia đình hoặc nhỏ lẻ với mục đích đa dạng hoá thu nhập
4.Độ bền:
Gà Ri thường khoẻ mạnh, chịu được khí hậu và điều kiện môi trường khác nhau, phù hợp cho việc nuôi ở các vùng miền có địa hình khó khăn.
5.Tính hiếu động:
Gà Ri thường rất nhanh nhẹn và hoạt bát, có thể tự đi kiếm thức ăn và khá tự nhiên trong việc di chuyển trong môi trường chăn nuôi.
II. Gà Ai Cập
1. Nguồn gốc
Gà Ai Cập hay còn gọi là gà Fayoumi là một giống gà có nguồn gốc từ vùng Ai Cập và được nhân giống từ lâu trong lịch sử. Đây là giống gà cao sản và cho năng suất cao về sản phẩm trứng gà. Ngay từ thời trước công nguyên, người Ai Cập đã nổi tiếng về việc nuôi gà để lấy trứng. Họ nuôi giống gà Fayoumi là giống có nguồn gốc từ thành phố Fayoum cổ đại của Ai Cập.
2. Đặc điểm
Gà Ai Cập có tầm vóc trung bình, con cái có thân hình nhỏ nhẹ, tiết diện hình nhỏ nên thể hiện rõ hướng chuyên dụng trứng. Gà Ai Cập có chân cao, rất nhanh nhẹn, thịt săn chắc và ngon.
Gà mái lúc 19 tuần tuổi chỉ đạt 1,35-1,45 kg, lúc này nó đã bắt đầu đẻ. Gà có khả năng chống chịu bệnh tật tốt, chịu được kham khổ, có thể nuôi nhốt hoặc thả vườn. Gà Ai Cập có thể nuôi nhốt hoặc thả vườn tùy theo khả năng diện tích đất đai của chủ hộ. Đây là loại gà ưa yên tĩnh, thích hợp với vùng đồi.
Sau 20 tuần tuổi gà Ai Cập đã bắt đầu đẻ trứng, chúng sẽ kết thúc giai đoạn hậu bị, gà bước vào giai đoạn sinh sản, gà đẻ nhiều, chỉ cần nuôi hơn 4 tháng là có thể cho lứa trứng đầu tiên. Năng suất trứng đạt 250-280 quả/mái/năm, trung bình từ 200-210 trứng/năm. Sản lượng trứng chỉ đạt 141 quả, năng suất trứng có thể đạt 195-205 quả ở mức 72 tuần tuổi, tỷ lệ đẻ trứng cao, thời kỳ sinh sản đạt tỷ lệ 85% trong đó khoảng trên 80% trứng to và đều. Trứng chúng rất ngon, ngon hơn các loại trứng gà khác, tỷ lệ lòng đỏ cao, trứng có tỷ lệ lòng đỏ chiếm 34%.
3. Màu sắc:
Chúng có bộ lông hoa mơ đen đốm trắng, cổ dài, lông đuôi cao một số có lông màu hoa mơ đen đốm trắng, cổ trắng, mào cờ đỏ tươi, da trắng, chân màu chì, xung quanh mắt có màu lông sẫm hơn cho nên gọi là mắt hoa hậu
4.Tính cách và hành vi:
Gà Ai Cập thường rất hoạt bát, tự nhiên và thích khám phá. Chúng cũng có tính chất độc lập và không dễ dàng bị nhốt lại.
5. Những lưu ý khi nuôi gà Ai Cập
Mật độ nuôi gà con khi úm: 1m vuông có thể úm được 30-35 con
Mật độ nuôi gà hậu bị và sinh sản: 7-8 con/m2
Mật độ ghép gà trống mái theo tỉ lệ: 1 trống 7-8 mái
Lưu ý: chỉ khai thác tối đa gà đẻ 12-14 tháng( tính từ khi đẻ) để đạt hiệu quả năng suất trứng tối đa
Phải tiêm phòng đầy đủ vaccin cho gà theo khuyến cáo của nhà sản xuất

QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG GÀ CON HIỆU QUẢ
1. Công tác chọn gà con
- Để đảm bảo cho đàn gà luôn phát triển tốt nhất, việc chọn gà con cũng rất quan trọng. Lưu ý chỉ chọn những gà con khỏe mạnh:
- Chân đứng vững, thẳng, nhanh nhẹn, các ngón chân thẳng, không cong vẹo.
- Gà con có mắt tròn, sáng.
- Lông đều, bông, khô, sạch. Màu lông đúng màu chuẩn của giống, dòng (điều này chỉ là tương đối vì đôi khi trong thực tế màu lông gà con khác hoàn toàn với khi chúng trưởng thành).
- Mỏ lành lặn, đều, không bị lệch, vẹo, dị hình.
- Rốn gà con khô và khép kín, không bị viêm.
- Bụng thon, mềm.
2. Chuồng trại và trang thiết bị
– Chuồng úm cho gà con có kích thước: 2m x 1m x 0,5m đủ để nuôi 100 con. Nên bố trí chuồng cách xa chuồng gà trưởng thành. Trước khi nuôi đợt mới, phải dọn vệ sinh, sát trùng( KLOTAB 1 viên cho 10 lít nước hoặc NANO ĐỒNG/DESENFECT GLUTAR ACTIVE và để trống chuồng ít nhất 2 tuần.
– Cần chuẩn bị đầy đủ số lượng chụp sưởi bằng bóng đèn điện có công suất 100 – 200W, treo cách nền chuồng từ 30 – 40cm.
3. Nước uống
– Đối với gà con, nước là nhu cầu đầu tiên của chúng . Chính vì vậy, chú ý việc cung cấp đủ nước trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng gà con. Ngoài ra, để tăng sức đề kháng trong những ngày đầu thì bà con nên pha vào nước 5g đ ường glucozo + 1g vitamin C/1 lít nước uống.
4. Thức ăn và cách cho ăn
- Tùy theo giống gà với tốc độ sinh trưởng khác nhau mà nhu cầu dinh dưỡng sẽ khác nhau.
- Sau khi gà con mới nở phải cho uống nước, sau 2 giờ mới được bắt đầu tập ăn. Cho gà ăn tự do để kích thích gà ăn nhiều và ăn hết số lượng trong ngày, tuần đầu: 5 – 6 lần/ngày, sau đó giảm còn 3 – 4 lần/ngày.
– Để tránh cho thức ăn rơi vãi gây mất vệ sinh, nên đổ lên máng ăn một lượng nhỏ thức ăn, khi gà con ăn hết lại đổ vào tiếp.
Giai đoạn gà nhỏ có thể dùng khay, mẹt kích thước 50 x 50 cm, mật độ 50 gà/khay. Sau 1 tuần có thể thay thế bằng máng tròn hoặc máng dài bằng cách rút dần khay ăn ra.
5. Chăm sóc và nuôi dưỡng gà con
Nhiệt độ úm gà con:
+ Gà con tập trung gần nguồn nhiệt, gà bị lạnh. Nếu gà tản ra xa nguồn nhiệt, trạng thái nháo nhác, khát nước, gà bị quá nóng cần phải giảm nhiệt độ. Gà tụm lại một phía là bị gió lùa, cần phải che kín hướng gió thổi.
+ Khi đủ nhiệt, gà con vận động, ăn uống bình thường, ngủ nghỉ tản đều.
Độ ẩm chuồng úm, chế độ chiếu sáng
Tốt nhất ở mức từ 60 – 75% để hơi nước trong phân bay nhanh, nên phân khô, gà khỏe mạnh.
Tuần đầu úm gà con cần chiếu sáng 24 giờ/ngày, từ tuần thứ 2 trở đi sẽ giảm 1 giờ chiếu sáng trong ngày/tuần cho đến khi thời gian chiếu sáng trong ngày còn 12 giờ ổn định suốt thời kỳ sinh trưởng.
Mật độ chuồng úm, tránh cắn mổ
– Úm trên lồng trong 2 tuần đầu có thể nuôi với mật độ 50 con/m2 từ ngày thứ 5 tăng diện tích vùng quây đảm bảo mật độ nuôi khoảng 20 – 25 con/m2 để gà có thể di chuyển một cách thoải mái đến máng ăn, máng uống.
– Để tránh hiện tượng cắn mổ, bới thức ăn làm rơi vãi gây lãng phí, ta nên cắt mỏ cho gà con vào lúc gà được 8-15 ngày tuổi. Cắt mỏ trên của gà ở khoảng ½ từ ngoài vào, mỏ dưới chỉ đốt nóng đầu mỏ để hạn chế phát triển.
6. Quy trình phòng bệnh
– Để tránh các nguồn bệnh phát sinh, trước khi nuôi úm gà con cần phải tiêu độc khử trùng chuồng úm.
– Trong 3 ngày đầu cho gà con uống kháng sinh phòng một số bệnh như thương hàn, CRD, viêm rốn và E.coli. Cách cho uống: hòa thuốc vào nước uống có kèm theo các loại vitamin A, D, E và Bcomplex nhằm tăng sức đề kháng cho gà con.
– Nếu gà con bị hở rốn sát trùng bằng cồn iot 0,5% hoặc dung dịch blue metylen 1%.
Đặc biệt phải chủng vaccine theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

KỸ THUẬT NUÔI VỊT THỊT
Nuôi vịt là một nghề mang lại giá trị kinh tế cao nếu được thực hiện đúng kỹ thuật. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật nuôi vịt từ giai đoạn chọn giống đến giai đoạn thu hoạch:
1. Chọn giống
Giống vịt: Chọn giống vịt phù hợp với mục đích nuôi (nuôi lấy trứng, nuôi lấy thịt, hoặc nuôi cả hai).
Chọn con giống khỏe mạnh: Chọn những con vịt có ngoại hình khỏe mạnh, lông mượt, mắt sáng, chân khỏe, không bị dị tật.
2. Chuẩn bị chuồng trại
Vị trí: Chuồng trại nên xây dựng ở nơi cao ráo, thoáng mát, dễ thoát nước.
Kích thước: Mật độ nuôi phù hợp là 4-5 con/m² đối với vịt thịt và 6-8 con/m² đối với vịt đẻ.
Hệ thống chuồng: Chuồng phải có hệ thống thông gió tốt, đảm bảo đủ ánh sáng và nhiệt độ phù hợp. Cần có máng ăn, máng uống đặt ở vị trí thuận tiện.
3. Thức ăn và dinh dưỡng
Thức ăn: Sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn tự nhiên như cám gạo, ngô, đậu tương. Có thể bổ sung thêm rau xanh, tảo biển.
Chế độ ăn: Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho vịt ở từng giai đoạn phát triển. Vịt con cần thức ăn giàu đạm, vịt trưởng thành cần thêm các loại khoáng chất và vitamin.
4. Chăm sóc và quản lý
Nuôi dưỡng: Đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo. Thay đổi nước uống hàng ngày để đảm bảo vệ sinh.
Phòng bệnh: Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho vịt. Theo dõi sức khỏe đàn vịt thường xuyên, phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh.
Nhiệt độ và ánh sáng: Đảm bảo nhiệt độ chuồng trại từ 25-30°C đối với vịt con, 20-25°C đối với vịt trưởng thà Cung cấp đủ ánh sáng cho vịt, đặc biệt là vịt đẻ.
5.Quản lý nước
Nguồn nước: Nước uống và nước tắm cho vịt phải sạch, không bị ô nhiễm.
Bể tắm: Xây dựng bể tắm cho vịt, đảm bảo nước trong bể luôn sạch và được thay đổi thường xuyên.
6. Phòng bệnh
Phòng bệnh: Thực hiện tiêm phòng các bệnh như cúm gia cầm, bệnh viêm gan vịt, bệnh dịch tả vịt,bệnh Tembusu, bệnh tụ huyết trùng, bệnh E. coli.
Điều trị bệnh: Khi phát hiện vịt bị bệnh, cần cách ly và điều trị ngay lập tức. Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc đặc trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
7. Thu hoạch
Vịt thịt: Vịt thịt có thể thu hoạch khi đạt trọng lượng 2.5-3kg, thường từ 45-60 ngày tuổi.
Vịt đẻ trứng: Vịt đẻ trứng bắt đầu từ 5-6 tháng tuổi. Thu hoạch trứng hàng ngày, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
8. Kinh nghiệm và lưu ý
Kinh nghiệm: Thường xuyên cập nhật kiến thức, học hỏi kinh nghiệm từ những người nuôi vịt thành công. Tham gia các khóa đào tạo, hội thảo về chăn nuôi vịt.
Lưu ý: Luôn tuân thủ các quy định về an toàn sinh học, bảo vệ môi trường trong quá trình chăn nuôi, thường xuyên phun thuốc sát trùng định kỳ bằng các sản phẩm như KLOTAB/ DESINFECT GLUTAR ACTIVE.
Kết luận: Bằng cách tuân thủ các kỹ thuật nuôi vịt hiện đại và thực hiện đúng các bước đã nêu, người chăn nuôi có thể tối ưu hóa hiệu quả kinh tế, nâng cao năng suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đồng thời, việc chú trọng đến an toàn sinh học và bảo vệ môi trường sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi vịt.

THỨC ĂN SẠCH: BÍ QUYẾT CHO ĐÀN VẬT NUÔI KHỎE MẠNH
Sản xuất thức ăn chăn nuôi phụ thuộc vào nhiều loại cây trồng nông nghiệp cần thuốc trừ sâu và các hóa chất khác để phát triển tối ưu. Mặc dù những hóa chất này có mục đích quan trọng, nhưng dư lượng của chúng có thể xâm nhập vào thức ăn chăn nuôi, gây ra rủi ro tiềm ẩn cho sức khỏe nếu không thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Là nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, người chăn nuôi hoặc bác sĩ thú y, việc nhận thức được những rủi ro này là chìa khóa để đảm bảo các hoạt động chăn nuôi an toàn. Bài viết này nêu ra các yếu tố chính cần xem xét khi sử dụng hóa chất trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.
1.Hiểu về dư lượng hóa chất
Các loại cây trồng được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi thường được xử lý bằng thuốc trừ sâu, phân bón và các hóa chất nông nghiệp khác có thể để lại dư lượng. Những dư lượng này có thể tích tụ trong vật nuôi thông qua thức ăn, dẫn đến các sản phẩm động vật bị nhiễm bẩn khi sử dụng làm thực phẩm cho con người. Mặc dù nhiều dư lượng không gây rủi ro ở mức độ phơi nhiễm thông thường, nhưng một số hóa chất có khả năng tích tụ sinh học và tồn tại lâu dài lại cực kỳ độc hại ngay cả ở liều lượng thấp.
Điều quan trọng là phải tuân thủ tất cả các hướng dẫn ghi trên nhãn, hướng dẫn chung và quy định liên quan đến việc sử dụng hóa chất trên cây trồng làm thức ăn chăn nuôi. Điều này bao gồm việc tuân thủ thời gian cách ly để cho phép mức dư lượng giảm trước khi thu hoạch. Việc kiểm tra các thành phần thức ăn chăn nuôi và hợp tác với các nhà cung cấp uy tín có thể giúp giảm thêm rủi ro ô nhiễm.
2.Xác định độc tố trong các thành phần thức ăn chăn nuôi
Cùng với dư lượng hóa chất, các thành phần thức ăn chăn nuôi có thể chứa các yếu tố chống dinh dưỡng và độc tố có hại cho sức khỏe vật nuôi. Độc tố nấm mốc do nấm mốc sản sinh và ancaloit nội sinh trong cỏ đồng cỏ là những ví dụ phổ biến. Độ độc của các chất này phụ thuộc vào bản thân hợp chất, mức độ liều lượng và thời gian phơi nhiễm. Động vật nhai lại thường ít nhạy cảm hơn động vật đơn dạ dày do quá trình trao đổi chất ở dạ cỏ.
Khi tìm nguồn cung ứng các thành phần thức ăn chăn nuôi như sản phẩm phụ của ngũ cốc, việc phân tích mức độ độc tố nấm mốc và độc tố là rất cần thiết để cân bằng nhu cầu dinh dưỡng trong khi tránh các tác động bất lợi. Các chất bổ sung thức ăn bổ sung có thể giúp chống lại một số yếu tố chống dinh dưỡng khi không có các thành phần thay thế.
3.Giảm thiểu sự tồn dư của thuốc
Các loại thuốc như ionophore và thuốc kháng khuẩn thường được sử dụng cho vật nuôi thông qua thức ăn. Sự tồn dư của những loại thuốc này có thể xảy ra do ô nhiễm còn sót lại của thiết bị sản xuất và các bình chứa bảo quản. Mối quan tâm chính đối với sự tồn dư là lượng thuốc nhỏ xâm nhập vào thức ăn dành cho các loài không phải đối tượng mục tiêu, những loài rất nhạy cảm với một số loại thuốc nhất định.
Việc vệ sinh kỹ lưỡng thiết bị và xả/sắp xếp các dây chuyền sản phẩm một cách thích hợp giữa các lô thức ăn chăn nuôi sản xuất cho các loài khác nhau có thể ngăn ngừa sự lây nhiễm thuốc ngẫu nhiên. Việc duy trì hồ sơ sản xuất chi tiết giúp truy tìm bất kỳ vấn đề nào trở lại nguyên nhân gốc rễ.
4.Đảm bảo tính toàn vẹn của công thức
Ngoài việc bảo vệ chống lại các chất gây ô nhiễm, việc xác minh tính toàn vẹn về mặt dinh dưỡng của các hỗn hợp thức ăn chăn nuôi tùy chỉnh là một khía cạnh quan trọng khác của đảm bảo chất lượng. Sự sai lệch so với mức dinh dưỡng đã được xây dựng có thể làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn và năng suất của vật nuôi. Rủi ro này gia tăng khi sử dụng các sản phẩm phụ hoặc thức ăn chăn nuôi thay thế có tính biến đổi cao vốn có.
Việc thường xuyên kiểm tra các loại thức ăn chăn nuôi hoàn chỉnh đối với các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng chính giúp các nhà sản xuất cảnh báo về bất kỳ lỗi pha trộn hoặc thay đổi thành phần nào so với công thức ban đầu. Việc theo dõi kiểm soát quá trình thống kê giúp tinh chỉnh các quy trình hơn nữa để đạt được sự nhất quán về dinh dưỡng giữa các đợt sản xuất.
Thông qua xem xét các yếu tố chính này, các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, người chăn nuôi và bác sĩ thú y có thể hợp tác với nhau để cung cấp cho vật nuôi các loại thức ăn chất lượng, không chứa dư lượng độc hại và độc tố, đồng thời cung cấp dinh dưỡng thích hợp. Việc tuân thủ các biện pháp an toàn tốt nhất cho phép ngành đáp ứng nhu cầu sản xuất một cách có trách nhiệm.

HỆ TIÊU HÓA CỦA HEO CON VÀ BỆNH TIÊU CHẢY
1.Heo con đối mặt với sự thay đổi
Từ lúc mới sinh, hệ tiêu hóa của heo con đã phải thích ứng với nhiều thay đổi như sự gia tăng vi khuẩn và hình thành hệ vi khuẩn. Mặt khác, dịch acid trong dạ dày chưa được tiết đầy đủ và hệ thống đường ruột còn chưa phát triển khiến heo khó thích nghi với việc chuyển từ sữa mẹ sang cám công nghiệp.
Sau cai sữa, heo con phải đối mặt với sự cạnh tranh cùng các heo khác trong bầy, sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm, sự thay đổi về thức ăn khiến chúng rất dễ bị stress, tiêu chảy. Đây chính là thời điểm mà các tác nhân gây bệnh có dịp bùng phát thành bệnh.
Sau khi sinh hai tuần, các kháng thể mà heo con nhận được từ sữa mẹ dần dần biến mất, lúc này hệ miễn dịch chủ động của heo con bắt đầu hình thành.
2.Miễn dịch ở hệ tiêu hóa heo con
Heo con khác với người và các loài động vật khác là chúng không nhận được kháng thể từ mẹ trong thời kì thai nhi. Nhưng thay vào đó, trong sữa đầu của nái có hàm lượng rất lớn các kháng thể. Hệ tiêu hóa của heo con trong vòng 12~24 tiếng kể từ khi sinh có khả năng hấp thụ các loại kháng thể này. Chính vì vậy, nếu trong vòng 12 tiếng đầu sau khi sinh, heo con được bú đầy đủ sữa đầu thì khả năng miễn dịch của chúng sẽ tương tự như của nái.
Các kháng thể nhận được từ heo mẹ rất quan trọng cho đến khi hệ miễn dịch của heo con được phát triển đầy đủ. Chính vì vậy, những heo con không được bú sữa đầu đầy đủ phải được ghép bầy sang những nái đang cho sữa đầu.
Các kháng thể chống lại các bệnh ở hệ tiêu hóa được gọi là IgA. IgA có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ heo con thời kì theo mẹ chống lại các bệnh ở hệ tiêu hóa. Khi cai sữa thì nguồn cung cấp IgA từ sữa mẹ bị cắt đứt, cộng với stress khi cai sữa sẽ khiến các bệnh về đường tiêu hóa thường phát sinh ở giai đoạn này.
3.Sự phát triển của hệ tiêu hóa của heo con
Tổ chức và chức năng của hệ thống tiêu hóa heo con sơ sinh chưa hoàn thiện. Lúc này, ở hệ tiêu hóa các men lipase (phân giải chất béo ) và lactase (phân giải đường lactose sữa) hoạt động ở mức cao, nhưng các men phân giải carbohydrate hoạt động ở mức thấp. Sau khi sinh hai tuần, hoạt lực của các men này sẽ đạt mức cao nhất. Sau đó, lactase sẽ giảm nhanh và giảm đến mức thấp nhất ở tuần thứ 6. Lipasegiảm từ từ và đến tuần thứ 3 sẽ giảm đến mức thấp nhất, sau đó sẽ tăng lên một chút và duy trì ở mức này.
Men amylase dùng để phân giải tinh bột sẽ tăng dần sau khi sinh và đến tuần thứ 5 sẽ đạt mức cao nhất, sau đó sẽ duy trì ở mức này.
Ba tuần sau khi sinh, lượng sữa nái tiết ra sẽ đạt mức cao nhất, sau đó giảm dần. Chính vì vậy, khả năng tiêu hóa, hấp thu các loại thức ăn khác của heo con phải hoàn thiện sớm.
4.Quản lý sau cai sữa
Sau cai sữa phải quản lý heo con sao cho không giảm lượng cám ăn vào và tăng cường khả năng tiêu hóa. Thời gian đầu cai sữa,có thể cho heo ăn dạng lỏng để heo thích nghi. Tuy nhiên,trong một số trường hợp heo ăn quá nhiều dẫn đến bị tiêu chảy, vì thế nên điều chỉnh lượng cám phù hợp với tình hình của trại.

BỐN NGUYÊN TẮC VÀNG TRONG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TẠI TRẠI HEO
4 NGUYÊN TẮC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TẠI TRẠI HEO
Nguyên tắc 1 – Hạn chế tiếp xúc tối đa với heo
Bệnh được truyền từ tiếp xúc giữa heo với heo. Nếu tối thiểu việc tiếp xúc giữa heo với heo thì sẽ hạn chế được việc phát sinh dịch bệnh. Hãy nhớ rằng những thứ tiếp xúc với heo như kim tiêm, dụng cụ phẫu thuật, phân hoặc con người cũng có thể là vật trung gian lây bệnh. Vấn đề lây nhiễm dịch bệnh ở các chuồng trại hoặc nhóm heo thường xuyên bắt đầu từ một số con bị nhiễm bệnh.
Nguyên tắc 2 - Stress là thuốc độc
Động vật khi bị stress là lúc dễ bị mắc bệnh. Không chỉ là các nguyên nhân gây stress vật lý thông thường mà ta đã biết như nuôi mật độ cao, heo bị lạnh mà còn do hệ thống miễn dịch không bảo vệ được trước sự tấn công của vi khuẩn gây stress. Chúng ta luôn phải quan sát để tìm biện pháp sao cho heo giảm được các nguyên nhân gây stress.
Nguyên tắc 3 - Vệ sinh là vàng
Không có biện pháp thay thế nào tốt hơn việc vệ sinh và phòng dịch triệt để. Vệ sinh sát trùng các công cụ và dụng cụ, chuồng trại sẽ đem lại hiệu quả cao. Phải ngăn chặn việc lây nhiễm thông qua kim tiêm và các dụng cụ.
Nguyên tắc 4 - Tầm quan trọng của dinh dưỡng
Heo con mới sinh là đang trong giai đoạn phát triển của hệ miễn dịch nên cần được bú sữa đầu đầy đủ. Heo con sẽ được bảo vệ vì các kháng thể cần thiết đã được hấp thu. Để phát huy hết khả năng của hệ miễn dịch nhằm chống lại các loại bệnh cần bổ sung trong cám nguyên tố vi lượng, khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa với liều lượng phù hợp.

QUẢN LÝ PHÒNG DỊCH TẠI TRANG TRẠI
Các trang trại thường nghe câu này rất nhiều: "để hạn chế dịch bệnh ta cần phải quản lý phòng dịch thật tốt". Vậy như thế nào là quản lý phòng dịch tốt. Có nhiều sách hướng dẫn quy trình phòng dịch. Tuy vậy, quy trình phòng dịch của các trại đạt chứng nhận HACCP có những điểm nghiêm ngặt hơn, các trại có thể tham khảo quy trình này để áp dụng cho trại của mình
1.Thiết lập khu vực vô trùng, cận vô trùng, khu vực ô nhiễm để phòng dịch
Khu vực vô trùng: là khu vực bên trong trại được bao quanh bởi hàng rào. Khu vực này người bên ngoài, sinh vật sống, gia súc khác không thể tiếp cận. Nhân viên khu vực này có lối đi riêng không đi chung với người và các thiết bị bên ngoài.
Khu vực cận vô trùng: là khu vực hạn chế tiếp xúc với người bên ngoài, thiết bị bên ngoài (như xe chở cám). Là khu vực giữa phần bên trong trại và cửa chính công ty. Văn phòng trại và phòng sát trùng thuộc khu vực này. Có thể sử dụng 1 số loại thuốc sát trùng như
Khu vực ô nhiễm: là khu vực phía bên ngoài trước khi tiếp cận tới khu vực cận vô trùng, hoặc là bãi đậu xe bên ngoài.
Cửa chính: Trang trại phải có các thiết bị như cổng ra vào để ngăn chặn xâm nhập của người và xe bên ngoài, đồng thời phải khóa hoặc khép kín con đường khác có thể ra vào trại ngoài đường cổng chính.
Thiết bị sát trùng: Phải có thiết bị tự động phun thuốc sát trùng để sát trùng xe vào (loại sát trùng dạng nhà xe, đường hầm). Ngoài ra cần có các thiết bị vệ sinh sát trùng ủng, bánh xe của người ra vào. Có thiết bị phun xịt khử trùng áo người ra vào. Có các thiết bị sát trùng chân ở cổng mỗi trại.
Hàng rào: Xung quanh trại phải có hàng rào để xe và người ngoài không tự ý vào trại. Nhân viên mặc đồng phục trại không được đi ra phía bên ngoài trại, nếu đã mặc đồng phục trại đi ra ngoài thì không thể quay ngược trở lại trại nếu chưa thực hiện đầy đủ quy trình vệ sinh - tiêu độc.
Nhà để xe: Nhà để xe phải đặt bên ngoài và phải có bảng thông báo khu đậu xe.
Bảng hướng dẫn: Nội dung bảng hướng dẫn ở cổng trang trại thông báo trình tự vào trại, các quy tắc phải tuân thủ, số điện thoại hướng dẫn….
Thiết bị tắm rửa: Trước khi xuất trại phải tắm rửa. Nhà tắm được thiết kế ở khu vực đường dẫn từ khu cận vô trùng tới khu vô trùng, có hệ thống nước nóng (nếu trại không có nhà tắm thì phải thay đồ phòng dịch, ủng và đi cùng với nhân viên trại). Phòng tắm phải có tủ bảo quản đồ cho người ngoài. Sau khi tắm, người bên ngoài phải mặc áo của trại. Các vật dụng cá nhân như nhẫn, đồng hồ, hộp quẹt… phải bỏ ở lại tủ đồ cá nhân.
Kho vật phẩm, dụng cụ: Kho cần được lắp đèn cực tím nằm ở khu vực cận vô trùng bên cạnh cổng ra vào. Các vật dụng, thiết bị, thuốc… sau thời gian sát trùng theo quy định mới được chuyển vào khu vực vô trùng. Thời gian sát trùng ít nhất khoảng 24 tiếng. Trường hợp trại cần gấp, cần phun xịt sát trùng rồi mới cho vào.
Khu bán heo: Nên thiết kế khu vực này bên ngoài trại vì xe chở heo là yếu tố có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao nhất.
Xung quanh khu vực lên xe cần sát trùng bằng vôi. Cần sát trùng trước và sau khi lùa heo ra.
Trại có chuông, còi để tài xế xe chở heo đến có thể thông báo cho bên trong trại. Khi vào phải tắm rửa, thay đồ và ủng.
Cần ghi chép biển số xe và bắt tài xế ký tên.
Nhân viên trại không vượt qua khu vực lên xe, không cho tài xế xuống trại.
Cần có quy định phân chia ranh giới khu vực mà mỗi bộ phận không thể vượt qua.
Sau mỗi lần xuất heo phải sát trùng kỹ khu vực này.
Lưới ngăn: Có thể dùng bạt hoặc nếu là trại hở nên dùng lưới ngăn. Lưới ngăn có thể giúp ngăn chim bay vào trại
2.Quản lý phòng dịch heo nhập:
Cần có các biện pháp cách ly phòng dịch heo mới nhập. Thiết kế trại cách ly riêng, tuân thủ đủ thời gian cách ly.
Bố trí nhân viên riêng chuyên phụ trách trại cách ly (trường hợp không có trại cách ly thì sử dụng chuồng cách ly trong trại hậu bị). Thông thường chuồng cách ly nằm cuối trại và có các vách ngăn với các chuồng khác.
Nên mua heo hậu bị tại trại heo giống có chất lượng cao, an toàn với dịch bệnh.
Cần có kế hoạch nhập hậu bị trước, tùy thuộc vào quy mô trại, tỷ lệ thay đàn.
Tối thiểu heo mua về phải cách ly đủ 4 tuần. Trong vòng 1 tuần đầu khi nhập về cần kiểm tra các bệnh truyền nhiễm như PRRS, bệnh Giả dại, PED.
Tuân thủ tốt quy trình thuần dưỡng hậu bị. Sử dụng chung loại cám với trại giống. Khi tiêm chích cần sử dụng riêng kim tiêm.
Trang thiết bị trại cách ly cần được bố trí riêng.
3.Quản lý phòng dịch con người:
Nhân viên trại (bao gồm cả chủ trại, gia đình, nhân viên thuê bên ngoài) phải tắm rửa, sát trùng mới vào trại.
Các dụng cụ, thiết bị mang từ bên ngoài vào phải được sát trùng ở khu vực kho chứa.
Khi từ bên ngoài vào phải vệ sinh sát trùng áo, tay, giày dép… và ghi vào sổ quản lý ra vào.
Khi đi du lịch từ nước ngoài về, hoặc có nhân viên người ngoại quốc, cần vệ sinh sát trùng kỹ kể cả các vật dụng đi kèm. Tiêu hủy, đốt các thức ăn có nguồn gốc từ động vật.
Khi nghi ngờ có dịch bệnh hoặc hiệu quả sát trùng không đảm bảo nên báo cáo cho chủ trại. Định kỳ cần huấn luyện lại phương pháp sát trùng.
Cấm tất cả nhân viên vào trại nếu trong vòng 24 giờ trước đã ghé trại khác, lò giết mổ… Nếu đã gặp người có liên quan tới chăn nuôi heo thì cần phải tắm rửa thay đồ mới xuống trại.
Nhân viên từ bên khu vô trùng ra ngoài, khi muốn quay lại khu vô trùng cần phải tắm rửa thay đồ.
Người ngoài khi muốn thăm trại phải thông báo trước ngày giờ, mục đích thăm trại. Nếu không được phép khách không được vào trại.

10 BƯỚC QUẢN LÝ NÁI ĐẺ THÀNH CÔNG
QUẢN LÝ NÁI ĐẺ THÀNH CÔNG
Chuồng đẻ phải đủ ấm, chính vì vậy cần lắp các thiết bị chống lạnh cho heo con sơ sinh. Vệ sinh, tiêu độc, giữ khô khu vực và thiết bị sưởi ấm cho heo. Có thể sử dụng các chế phẩm làm khô. Kiểm tra đèn úm hoạt động có tốt không, vị trí lắp có đúng không (phía sau chuồng, trên thảm hoặc tấm lót). Nhiệt độ phía trên bề mặt thảm và tấm lót phải trên 35°C
1. Chuẩn bị chuồng đẻ cho nái
Chuồng đẻ phải đủ ấm, chính vì vậy cần lắp các thiết bị chống lạnh cho heo con sơ sinh. Vệ sinh, tiêu độc, giữ khô khu vực và thiết bị sưởi ấm cho heo. Có thể sử dụng các chế phẩm làm khô. Kiểm tra đèn úm hoạt động có tốt không, vị trí lắp có đúng không (phía sau chuồng, trên thảm hoặc tấm lót). Nhiệt độ phía trên bề mặt thảm và tấm lót phải trên 35°C.
Các miếng lót hoặc thảm phải đặt ở vị trí chính xác. Chuẩn bị thuốc hỗ trợ cho heo đẻ (Oxytocin…). Duy trì trại đẻ thật yên tĩnh.
2. Chuẩn bị cho nái đẻ
Quản lý thể trạng nái đẻ thật chính xác (độ dày mỡ lưng 18~19mm).
Chính vắc-xin cho nái theo chương trình đã quyết định trước.
Nái mang thai từ 112 ngày thì ăn 1,8kg/ngày.
3. Kiểm tra môi trường nuôi dưỡng hằng ngày
Duy trì nhiệt độ phòng đẻ từ 22~24°C.
Heo con có thể nằm thoải mái phía dưới khu vực đèn úm. Lắng nghe tiếng kêu của heo để xác định chúng thật thoải mái. Tốc độ gió không quá cao (20 cfm/nái. 1 cfm (cubic feet perminute) tương đương 1,699 m3/giờ), tránh gió lạnh lùa vào. Vệ sinh phân và chất thải 2 lần/ngày.
4. Hỗ trợ đỡ đẻ thật cẩn thận
Cần phải cẩn thận và lưu ý những heo có tiền sử đẻ khó. Cần hỗ trợ đỡ đẻ những heo đẻ non và đẻ khó.
5. Quản lý giảm số heo chết
Cần nắm rõ những nguyên nhân khiến heo con chết như nái già, quá mập, sử dụng Oxytocin không đúng cách (quá liều hoặc quá nhiều lần). Cần ghi lên bảng tên những nái có tiền sử sẩy thai.
Những nái có tiền sử đẻ khó cần lưu ý khi gặp vấn đề hoặc trên 20~30 phút mà vẫn không đẻ được thì cần có giải pháp kịp thời để hỗ trợ cho nái đẻ.
6. Mọi heo con cần được sưởi ấm và giữ khô
Thân của heo con mới đẻ thường rất ẩm và thân nhiệt hạ rất nhanh, vì vậy nên sử dụng đèn úm và bột làm khô cho heo con.
7. Mọi heo con cần được bú sữa đầu đầy đủ
Mọi heo con cần được bú sữa đầu đầy đủ. Sữa đầu là nguồn kháng thể quan trọng từ mẹ và là nguồn cung cấp năng lượng sưởi ấm cho heo con.
Sau khi heo con được đẻ ra, cần quan sát heo con có bú sữa mẹ đầy đủ hay không, giú đầu heo con hướng về chỗ vú mẹ.
8. Hạn chế tối đa di chuyển heo
Những bầy nái đẻ con ít thì nên ghép heo từ nơi khác vào. Hạn chế tối đa di chuyển heo.Nếu trong quá trình di chuyển heo bị stress có thể sử dụng sản phẩm
9. Cần quan tâm tới heo còi và bệnh
Cần quan sát heo mỗi ngày. Nhanh chóng phát hiện heo có vấn đề và tập trung điều trị.
10. Đánh giá nái
Xem xét lượng cám nái ăn vào. Làm sạch máng và cung cấp cám tươi. Kiểm tra lượng sữa nái, giúp nái lứa đầu uống nước dễ dàng. Kiểm tra phân heo nái. Kiếm tra tình trạng vệ sinh dịch tể. Xem xét heo con có khỏe mạnh hay không.

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON LIÊN QUAN ĐẾN YẾU TỐ DINH DƯỠNG
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy trên heo con, bên cạnh các yếu tố về vi sinh vật thì dinh dưỡng cũng là một yếu tố thường xuyên gây ra tình trạng tiêu chảy trên heo con, đặc biệt là heo con cai sữa. Do đó trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng, người chăn nuôi cần chú ý khẩu phần và chế độ dinh dưỡng cho heo con để hạn chế tình trạng tiêu chảy.
Tiêu chảy do yếu tố dinh dưỡng thường bắt nguồn từ những sai sót sau trong thiết kế khẩu phần ăn cho heo con:
1. Khẩu phần ăn không đủ kích thích và hấp dẫn:
Khẩu phần ăn không đủ kích thích và hấp dẫn khiến cho heo con không ăn mạnh sau khi tách mẹ khiến cho heo con dễ đói. Tiếp theo là chúng ăn quá nhiều khi kết hợp thức ăn khô với hỗn hợp dinh dưỡng. Việc bị đói trong thời gian ngắn cũng có khả năng làm suy giảm khả năng tiêu hóa và miễn dịch của hệ tiêu hóa. Do đó, khi heo ăn quá nhiều sau một thời gian suy dinh dưỡng, quá trình tiêu hóa không hoàn thiện, dẫn đến dư thừa cơ chất (năng lượng và protein) để các vi sinh vật gây bệnh có cơ hội sinh sôi nảy nở.
2. Khẩu phần ăn có chất lượng thấp:
Việc sử dụng các nguyên liệu thức ăn kém chất lượng không chỉ làm cho con vật giảm tính thèm ăn mà còn gây ra các rối loạn trên đường tiêu hóa. Các thức ăn khó tiêu còn đọng lại do không tiêu hóa và hấp thu được tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật sinh sôi và nảy nở. Từ đó gây ra tình trạng tiêu chảy trên heo con.
Thông tin chi tiết về sản phẩm xin vui lòng liên hệ GLOBALVET:
Điện thoại liên hệ: (+84) 2466 505 626
Email liên hệ: sales@globalvet.com.vn

CÁCH PHÒNG CHỐNG NẮNG NÓNG HIỆU QUẢ CHO ĐÀN VẬT NUÔI
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, năm 2024, nắng nóng đến sớm và có xu hướng gay gắt hơn những năm trước. Số ngày nắng nóng năm nay có thể xuất hiện nhiều hơn so với năm 2023, nhiều khả năng còn xuất hiện nhiệt độ cao nhất, vượt kỷ lục cũ đã từng được quan trắc. Về thời gian nắng nóng ở miền Bắc tập trung từ tháng 4 đến tháng 8, cao điểm là tháng 5 đến tháng 7. Cùng với nắng nóng có thể xuất hiện mưa giông đột ngột. Các yếu tố môi trường thay đổi khó lường gây bất lợi cho sinh trưởng, phát triển của vật nuôi.
Để chủ động ứng phó với các hiện tượng bất thường của thời tiết và hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực đối với đàn vật nuôi, Thú Y Toàn Cầu sẽ đưa ra một vài biện pháp sau:
1.Về chuồng trại chăn nuôi
– Phải bảo đảm sự thông thoáng và cân bằng dưỡng khí trong chuồng nuôi; thực hiện kiểm tra, làm mới, sửa chữa, nâng cấp các hệ thống làm mát chuồng nuôi gia súc, gia cầm.
– Đối với chuồng nuôi khép kín cần thường xuyên kiểm tra hoạt động của hệ thống làm mát, quạt thông gió; chuẩn bị lưới đen che dàn mát, cửa sổ các chuồng khi có nắng chiếu vào, đặc biệt lưu ý khu nuôi gia súc mang thai, gia súc đẻ, gia cầm sinh sản.
– Chuẩn bị phương án phun xoay nước trên mái chuồng (đặc biệt cho các chuồng nuôi đã cũ, mái lợp bằng fibro xi măng), lắp hệ thống phun sương trong chuồng.
– Kiểm tra hệ thống phát điện bảo đảm hoạt động tốt, có phương án dự phòng khi có sự cố mất điện
2.Về chăm sóc nuôi dưỡng để phòng chống nắng nóng
– Thường xuyên kiểm tra hệ thống cung cấp nước uống, luôn bảo đảm đủ lượng nước uống sạch, mát cho vật nuôi theo nhu cầu, không được để vật nuôi khát, nhất là gia súc tiết sữa, gia súc mang thai, gia cầm đẻ, con non.
– Thực hiện nuôi đúng mật độ:
+ Đối với chăn nuôi gia cầm: Nuôi úm: 50 – 60 con/m2; gia cầm có khối lượng từ 0,5 – 1 kg/con: 8 – 12 con/m2; gia cầm có khối lượng từ 2 – 3 kg/con: 3 – 5 con/m2. Nên thả gia cầm ra vườn, khu vực có nhiều cây bóng râm.
+ Đối với chăn nuôi lợn: Lợn đực giống 4 – 5 m2/con; lợn nái 2 m2/con, lợn nái hậu bị: 1,5 m2/con và lợn thịt là 0,7 – 1,2 m2/con.
+ Đối với chăn nuôi trâu, bò: Diện tích chuồng nuôi cá thể từ 4 – 5 m2/con, nếu chuồng nhốt chung thì diện tích tối thiểu cần đáp ứng là 2 m2/con trâu, bò trưởng thành; trâu, bò tơ là 1,5 m2/con; bê, nghé là 1 m2/con (không tính máng ăn, máng uống). Ngoài ra, diện tích sân chơi cho trâu, bò cái là 6 – 8 m2/con; bò tơ là 4 – 5 m2/con; bê, nghé là 3 – 4 m2/con. Không chăn thả và tắm cho gia súc vào các thời điểm nắng nóng trong ngày, dễ làm gia súc say nắng, thời gian chăn thả thích hợp vào buổi sáng (6 – 9 giờ) và chiều muộn (16 – 18 giờ).
– Bảo đảm chế độ dinh dưỡng tốt cho vật nuôi, trong đó chú trọng điều chỉnh tăng chất béo và giảm tinh bột trong khẩu phần ăn để hạn chế quá trình sinh nhiệt của vật nuôi; cho ăn thức ăn tinh vào sáng sớm và chiều tối; tăng cường bổ sung vitamin C, điện giải vào nước uống và thường xuyên thay nước mới cho vật nuôi.
Lưu ý: Đối với trâu, bò bảo đảm đủ lượng thức ăn thô xanh 15 – 35 kg/con/ngày và bổ sung thức ăn tinh (1 – 2,5 kg/con/ngày). Chăn nuôi gà đẻ tránh nuôi quá béo, trong ngày nóng giảm bớt lượng thức ăn tinh bột trong khẩu phần, cho ăn thêm rau xanh, cám chất lượng tốt
3.Tiêm vaccine phòng bệnh
Thực hiện tiêm phòng đầy đủ vaccine cho đàn gia súc, gia cầm đến tuổi tiêm phòng theo quy định. Thời gian tiêm phòng vào sáng sớm hoặc chiều tối; không nên tiêm quá nhiều loại vaccine cho một vật nuôi trong cùng một lần tiêm. Chủ động phát hiện, báo cáo cơ quan chuyên môn để kịp thời xử lý sớm các trường hợp dịch bệnh nguy hiểm phát sinh theo quy định
4.Giữ vệ sinh
Thường xuyên thu dọn, vệ sinh chuồng trại hàng ngày; thực hiện tiêu độc khử trùng trong và bên ngoài chuồng nuôi, khơi thông cống rãnh thoát nước, phát quang bụi rậm xung quanh khu chăn nuôi, xử lý nơi khu trú, sinh sản của muỗi, côn trùng đốt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và ngăn ngừa nguy cơ phát sinh dịch bệnh…Để mua sản phẩm sát trùng của công tại trang webhttps://thuytoancau.vn/danh-muc-san-pham/bo-loc-san-pham-2/sat-trung-bo-loc-san-pham-2/

3 KỸ THUẬT ÚM GÀ CON ĐÚNG QUY TRÌNH
Gà con trong giai đoạn từ 1 đến 21 ngày hệ hô hấp và tiêu hóa chưa hoàn thiện, sức đề kháng thấp dẫn đến dễ mắc bệnh, tỷ lệ sống thấp. Do vậy cần phải tuân thủ các quy trình kỹ thuật úm gà con để đàn gà nuôi mau lớn, đảo bảo năng suất vụ nuôi.
1. Chuồng trại, thiết bị úm gà
Quây úm: Quây úm hay còn gọi là chuồng úm, lồng úm là thiết bị không thể thiếu trong quá trình úm gà ở quy mô vừa và nhỏ. Quây úm sẽ được lắp đặt, chia ra thành từng khu riêng biệt để úm gà. Với yêu cầu quây úm phải ấm vào đông và thoáng mát, khô ráo vào mùa hè. Che chắn được gió mưa, đảm bảo không có gió lùa, mưa tạt vào quây úm.
Người nuôi có thể sử dụng các vật liệu khác nhau để làm quây úm như tre, nứa, bìa cứng, vải bạt, thùng giấy… Quây thành từng ô, có chiều cao khoảng từ 45 – 50 cm, đường kính từ 1,5 – 2 m, dùng để úm 120 – 200 con gà con. Dựa vào số lượng gà con mà người nuôi có thể chia thành từng lô nuôi.
Chất độn chuồng: Có thể sử dụng trấu, mùn cưa hoặc rơm rạ. Hiện nay trấu đang được sử dụng rộng rãi do dễ kiếm, giá thành rẻ, có khả năng hút ẩm tốt. Trước khi sử dụng chất độn chuồng phải được phơi khô, khử trùng bằng formol trước 72 tiếng. Sau đó tiến hành mang vào rải trong lồng úm trước 12 tiếng khi thả gà con. Độ dày của chất độn phù hợp từ sẽ 10 – 15 cm.
Dụng cụ sưởi:
– Úm bằng điện: Thông thường sử dụng bóng điện hồng ngoại 250W trên thị trường có rất nhiều bóng để lựa chọn. Với 1.000 gà, người nuôi có thể sử dụng 5 – 10 bóng tùy thuộc và thời gian úm là vào mùa đông hay mùa hè. Có thể tham khảo sản phẩm bóng đèn hồng ngoại của công ty thú y toàn cầu đang phân phối
– Úm bằng gas: Hiện nay phương pháp này ít được áp dụng.
– Úm bằng than: Phương pháp này hiện nay đang được áp dụng tại các hộ nuôi có qua mô lớn do giá thành rẻ. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật tương đối cao. Ở phương pháp này cần chú ý, khí than phải được đưa ra khỏi chuồng nuôi, do than sinh nhiệt rất lớn nhưng lại tăng chậm nên cần chuẩn bị các lò than sao cho nhiệt trong chuồng luôn ổn định tránh hiện lúc nóng lúc lạnh không tốt đối với sức khỏe đàn gà.
Máng ăn: Giai đoạn gà nhỏ có thể dùng khay, mẹt kích thước 50 x 50 cm, mật độ 50 gà/khay. Sau 1 tuần có thể thay thế bằng máng tròn hoặc máng dài bằng cách rút dần khay ăn ra.
Tham khảo web dụng cụ toàn cầu để mua các sản phẩm dụng cụ
Máng uống: Giai đoạn úm cho uống bằng máng galon loại 2 lít.
2. Con giống
Việc lựa chọn con giống có chất lượng tốt quyết định rất lớn tới hiệu quả chăn nuôi. Chọn những gà khỏe mạnh, mắt sáng, lông bông, đi lại nhanh nhẹn, gà đều nhau không nên chọn những gà hở rốn, bại chân, ướt lông…
3. Kỹ thuật úm gà
Nhiệt độ: Tùy theo mùa vụ mà điều chỉnh nhiệt độ úm sao cho phù hợp, có thể theo dõi đàn gà để biết được nhiệt độ quây úm đã phù hợp hay chưa, quan sát nếu thấy gà tập trung gần sát bóng đèn là gà đang bị lạnh cần tăng nhiệt độ. Nếu thấy gà tản ra xung quanh, há mỏ và uống nhiều nước là gà đang quá nóng. Còn gà tập trung về một phía chuồng úm thì gà bị gió lùa.
Gà đi lại bình thường ở tất cả khu vực của chuồng úm là nhiệt độ phù hợp. Để theo dõi nhiệt độ trong quây úm bà con có thể lắp đặt nhiệt kế và căn cứ vào đó để điều chỉnh nhiệt độ quây úm cho phù hợp với từng độ tuổi của gà: Gà 0 – 7 ngày tuổi là 31 – 320C; Gà 8 – 21 ngày tuổi là 28 – 300C; Gà 22 – 28 ngày tuổi là 22 – 280C
Chiếu sáng: Thời gian chiếu sáng rất quan trọng đối với gà con. Nếu sử dụng được nguồn chiếu sáng sẽ có tác dụng làm tăng đòi hỏi về thức ăn, kích thích cơ thể phát triển mà không làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. Thời gian chiếu sáng phụ thuộc vào loại chuồng nuôi kín hay hở, mùa hè hay mùa đông, nên tận dụng ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng cho gà.
Nhu cầu chiếu sáng cho gà con như sau: Gà 1 – 3 ngày tuổi: 24h/ngày; Gà 4 – 7 ngày tuổi: 16h/ngày; Gà 8 – 14 ngày tuổi: 12h/ngày; Gà 15 – 28 ngày tuổi: 8h/ngày.
Mật độ nuôi: Sẽ được giảm dần theo số tuần tuổi của gà. Để tránh chuồng úm quá chật ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của gà con cần có mật độ nuôi phù hợp như sau: Tuần 1: 30 – 40 con/m2; Tuần 2: 20 – 30 con/m2; Tuần 3: 15 – 25 con/m2; Tuần 4: 12 – 20 con/m2.
Nước uống: Gà con mới nhập về sau khi thả vào quây phải cho uống nước ngay. Tuy nhiên, lưu ý, cần pha thêm đường Glucose, Vitamin C, điện giải vào nước cho gà uống trong 2 – 3 giờ đầu tiên để chống stress và tăng sức đề kháng cho đàn gà, sau đó bắt đầu cho gà ăn tự do.
Thức ăn: Nên cho gà ăn thức ăn công nghiệp, tỷ lệ protein thô từ 19 – 21%. Thức ăn cho gà con cần loại chất lượng cao, giàu dinh dưỡng nhưng phải dễ tiêu hóa. Cho gà ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít để thức ăn luôn mới, thơm ngon, kích thích tính thèm ăn của gà. Mỗi lần cho ăn, người nuôi cần lưu ý loại bỏ chất độn chuồng và phân gà lẫn trong cám cũ để đảm bảo vệ sinh.
Để tránh hiện tượng cắn mổ, bới thức ăn làm rơi vãi gây lãng phí, nên cắt mỏ cho gà con vào lúc gà được 10 – 21 ngày tuổi. Cắt mỏ trên của gà ở khoảng ½ từ ngoài vào, mỏ dưới chỉ đốt nóng đầu mỏ để hạn chế phát triển.
Trong quá trình úm, luôn giữ cho chuồng trại sạch sẽ khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Định kỳ phun sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi, thay chất độn chuồng, cọ rửa máng ăn, máng uống sạch sẽ.
Tuân thủ đúng lịch tiêm vaccine phòng bệnh cho gà.

BỔ SUNG SẮT CHO VẬT NUÔI
Sắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho tất cả các vật nuôi, đặc biệt là với heo con bị thiếu máu. Mặc dù sắt là một thành phần yêu cầu bắt buộc tiêm cho heo con ngay sau khi sinh, nhưng tình trạng thiếu máu vẫn xảy ra và trở thành một vấn đề. Lựa chọn chương trình bổ sung sắt phù hợp tạo ra sự khác biệt lớn đối với sức khỏe và năng suất trong chăn nuôi, cũng như đảm bảo sự an toàn của các sản phẩm thịt heo và người tiêu dùng.
1.Một số vấn đề về sắt bổ sung cho heo con
Heo con được sinh ra có lượng sắt trong cơ thể thấp khoảng 50mg. Sự bất lợi này cộng thêm với thực tế sữa heo mẹ có hàm lượng sắt thấp, nên tùy thuộc vào sự tăng trọng, heo con cần ít nhất từ 7 đến 16mg sắt mỗi ngày, thế nhưng việc bú mẹ chỉ cung cấp cho chúng 1 mg mỗi ngày thì chưa đủ cho heo con. Đối với heo rừng, nó sẽ nhận được một lượng sắt nhỏ từ đất nhờ tập tính cào bới đất. Đối với heo con có kiểu gen hiện nay, có tốc độ tăng trưởng rất nhanh – trong 60 ngày đầu tiên, chúng có thể tăng khối lượng cơ thể lên gấp 10 lần, điều này có nghĩa là nó cần có hàm lượng sắt bổ sung ở mức cao.
2.Nhu cầu sắt của vật nuôi
Sắt rất cần thiết cho sức khỏe và sự tăng trưởng tối ưu của heo. Cung cấp đủ lượng sắt cần thiết giúp cơ thể sản xuất huyết sắc tố và myoglobin – protein để các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể. Bổ sung đủ lượng sắt cho cơ thể cũng góp phần vào việc sản xuất protein và các enzyme thiết yếu. Trong suốt quá trình lớn lên, phần lớn nhu cầu sắt của heo sẽ được đáp ứng thông qua nguyên liệu thô và phụ gia thức ăn, tuy nhiên, trong những tuần đầu tiên của heo con, khi lượng ăn vào rất thấp thì chúng cần một nguồn cung cấp khác để dễ dàng bổ sung sắt vào cơ thể.Để có thể mua sản phẩm Sắt của Công ty hãy truy cập trang web https://thuytoancau.vn/san-pham/kich-thich-tao-mau-cho-heo-ferrax-forte/
Heo con ở khắp các quốc gia thường được bổ sung sắt qua đường tiêm với liều 200mg ngay sau khi sinh. Số lượng này là đủ để kích thích tăng 4kg khối lượng cơ thể. Do tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng nên lượng sắt trong cơ thể heo con nhanh chóng bị cạn kiệt. Do đó, người ta sẽ tiêm một liều thứ hai vào 7 đến 14 ngày sau đó, trước khi heo cai sữa. Các thử nghiệm đã cho thấy chiến lược này đã cải thiện 17-20g thể trọng của heo con mỗi ngày, trong ba tuần đầu sau cai sữa.
3. Thiếu sắt và thiếu máu
Thiếu sắt
Thiếu máu
Xảy ra khi thú không được nhận đủ lượng sắt cần thiết
Xảy ra khi hàm lượng Hemoglobin (Hb) thấp hơn mức cần thiết cho chức năng trao đổi chất bình thường
Lượng sắt trong cơ thể khi sinh ra thấp không đáp ứng nhu cầu cho tăng trưởng bình thường
- Không đủ lượng sắt để sản xuất đủ Hb cho việc sản xuất các tế bào hồng cầu
- Heo con có da nhợt nhạt, không phát triển bình thường
Thể trọng giảm so với mong đợi và bị thiếu máu
- Heo con bị thiếu máu khi cai sữa, sẽ tăng trưởng kém, có khối lượng nhẹ hơn 0,82kg sau 3 tuần cai sữa so với những con bình thường
- Heo con sẽ khó thở và bị tiêu chảy mãn tính do hệ thống miễn dịch bị tổn thươngNếu không điều trị thiếu máu có thể dẫn đến chết
4. Những phát hiện khoa học mới
Một phòng thí nghiệm độc lập được FDA chứng nhận (Lap2) và Phòng thí nghiệm chẩn đoán bệnh động vật của Đại học bang Iowa (ISU) đã phân tích 16 sản phẩm bổ sung sắt theo đường tiêm (Bảng 1). Họ đã tiến hành kiểm tra hàm lượng asen, cadmium, crom, coban, chì và thủy ngân. Tất cả các sản phẩm đều được cho phép sử dụng trên heo, và được bán tại các quốc gia.
Bảng 1: Một phòng thí nghiệm độc lập được FDA chứng nhận (Lap 2) và Phòng thí nghiệm chẩn đoán của Đại học bang Iowa (ISU) đã phân tích 16 sản phẩm bổ sung sắt qua đường tiêm.
Tên nhãn sản phẩm
Nhà sản xuất
Quốc gia
Phân tử
Ferrohipra 200
Hipra
Bỉ
Glep
Gleptosil
Sogeval
UK
Glep
Uniferon 200
Pharmacosmos
USA
ID
Ursoferran
Serumwerk
Đức
Glep
Viloferron
Iron4u
Đan Mạch
Glep
GleptoForte
Ceva
Mỹ
Glep
Hàm lượng kim loại nặng tìm thấy được điều chỉnh theo khối lượng để so sánh với liều dùng cho heo con. Trong 15 sản phẩm, hàm lượng asen, crom và chì đã vượt quá giới hạn phơi nhiễm hàng ngày (PDE) cho phép đối với thuốc cho người. Cadmium, coban và thủy ngân ở mức không phát hiện được hoặc ở mức thấp hơn giới hạn PDE, trong tất cả các sản phẩm được thử nghiệm.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sức khỏe và Chăn nuôi Heo (JSHAP), đã kết luận rằng các kim loại nặng asen, crom và chì có thể xuất hiện trong các sản phẩm sắt bổ sung cho heo. Chỉ có một sản phẩm, Uniferon (Pharmacosmos Inc, Watchung, New Jersey) là có hàm lượng crom, chì và asen dưới giới hạn PDE. Tuy nhiên, hơn một nửa các sản phẩm khác được phát hiện có chứa hàm lượng crom, asen và chì vượt quá giới hạn PDE hơn 25%
5. Cần lựa chọn một sản phẩm phù hợp
Như nghiên cứu mới này cho thấy, sắt bổ sung không chỉ chứa duy nhất sắt. Độ tinh khiết của sản phẩm tiêm phụ thuộc vào các công đoạn tạo sản phẩm để tránh và loại bỏ tạp chất được đưa vào trong quá trình sản xuất. Việc một sản phẩm sắt tiêm đạt tiêu chuẩn dược phẩm cho người chứng minh mục tiêu này là có thể đạt được và củng cố nhu cầu về giới hạn PDE được đặt ra cho các sản phẩm thú y.
Bổ sung sắt cho heo là điều phải thực hiện. Để duy trì sức khỏe và lợi nhuận của đàn, ngành chăn nuôi cần sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt qua đường tiêm. Các nhà chăn nuôi và bác sĩ thú y cần lưu ý rằng kim loại nặng không nên có trong các sản phẩm này. Sản phẩm chỉ nên cung cấp đúng lượng sắt, không nên chứa các tạp chất khác. Các sản phẩm bổ sung sắt qua đường tiêm có thể chứa một lượng lớn kim nặng là một mối quan tâm lớn đối với sức khỏe heo con. Để hiệu quả chăn nuôi không bị tổn thất, các nhà chăn nuôi heo giờ đây có thể thực hiện nhiều biện pháp để ngăn ngừa thiếu sắt và thiếu máu một cách an toàn và hiệu quả.

CÁC CHIẾN LƯỢC GIẢM TÁC ĐỘNG CỦA ĐỘC TỐ SINH HỌC LÊN ĐỘNG VẬT
Độc tố nấm mốc là chất chuyển hóa thứ cấp độc hại do nấm tạo ra, gây ra mối đe dọa dai dẳng đối với sức khỏe và năng suất của vật nuôi do sự hiện diện rộng rãi của chúng trong thức ăn. Việc sử dụng các giải pháp cải tiến “trong thức ăn” là bắt buộc để chống lại tác động bất lợi của độc tố nấm mốc đối với động vật. Khi ngành thức ăn chăn nuôi phải đối mặt với những thách thức mới, điều quan trọng là phải chuyển từ các chất kết dính độc tố cơ bản sang các giải pháp toàn diện hơn.
Nói về độc tố sinh học là không chỉ xem xét nguy cơ nhiễm độc tố nấm mốc mà còn cả độc tố vi khuẩn. Biến đổi khí hậu và sự hiểu biết được nâng cao về ô nhiễm và độc tính của độc tố nấm mốc đòi hỏi các giải pháp đổi mới để duy trì sức khỏe, năng suất và sức khỏe tối ưu của vật nuôi. Những thách thức do độc tố nấm mốc đặt ra bao gồm sự phổ biến ngày càng tăng trên toàn cầu, sự xuất hiện của các biến thể độc tố nấm mốc mới, độc hại hơn và khái niệm chưa được khám phá về sự đa nhiễm làm trầm trọng thêm tác dụng của độc tố nấm mốc riêng lẻ. Nguy cơ độc tố vi khuẩn hiện diện rộng rãi mặc dù khó đánh giá. (sự hiện diện và mức độ ô nhiễm), có liên quan đến điều kiện môi trường và sức khỏe. Do đó, người ta nhận thấy rằng động vật thường xuyên phải đối mặt với hàm lượng cao, ví dụ như lipopolysaccharides (LPS) ở động vật nhai lại. Độc tố vi khuẩn (nội độc tố và ngoại độc tố) có liên quan đến sự phát triển của nhiều bệnh. Hơn nữa, cần xem xét mối tương quan giữa hai loại độc tố sinh học này: trong tình huống bị thách thức với độc tố nấm mốc, động vật bị nhiễm độc tố vi khuẩn có nhiều khả năng phát triển bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến chúng. Do đó, điều cần thiết là phải xem xét tình trạng nhiễm độc tố sinh học, như tổng thể thông qua cách tiếp cận toàn diện.
Các chiến lược để giảm thiểu tác động của độc tố sinh học
Để đối mặt với tính chất lan rộng và nguy hiểm của nhiễm độc tố sinh học, nhiều chiến lược khác nhau đã được sử dụng để giảm thiểu tác động bất lợi của chúng đối với động vật.
Giảm sinh khả dụng: Hấp phụ và phân hủy sinh học
Mục đích của các chiến lược này là giảm phơi nhiễm độc tố nấm mốc bằng cách hạn chế sự hấp thu và phân bố của chúng ở động vật. Các chất hấp phụ, chẳng hạn như các hợp chất gốc silicat và polyme hữu cơ gốc carbon, liên kết các độc tố sinh học ngăn cản sự hấp thụ của chúng và thúc đẩy quá trình đào thải qua phân. Hiệu quả của các tác nhân này khác nhau, đặc biệt liên quan đến sự tương tác của chúng với các chất dinh dưỡng và chất gây độc khác. Một cách đổi mới, có thể sử dụng các vi sinh vật hoặc enzyme có khả năng giải độc độc tố nấm mốc thông qua quá trình chuyển hóa hoặc phân hủy. Ví dụ, các chủng Bacillus đã cho thấy tiềm năng đáng kể trong việc phân hủy độc tố nấm mốc và các dẫn xuất của chúng. Những phương pháp tiếp cận này mang lại tính đặc hiệu và tính thân thiện với môi trường
Bảo vệ sinh học cho sức khỏe tổng thể của động vật
Bảo vệ sinh học đòi hỏi phải sử dụng nhiều cơ chế và hợp chất khác nhau để tăng cường sức khỏe động vật đồng thời chống lại tác dụng của độc tố nấm mốc. Điều này liên quan đến các chất chống oxy hóa, chất kích thích miễn dịch, axit amin và các phân tử hỗ trợ chức năng của cơ quan mà không bị chất độc can thiệp. Tăng cường các rào cản đường ruột và các mối nối chặt chẽ hơn nữa hạn chế sự xâm nhập của chất độc vào cơ thể.
Ví dụ, lợn có thể được hưởng lợi từ việc bảo vệ sinh học chống lại deoxynivalenol (DON), một loại độc tố nấm mốc được biết là làm suy giảm phản ứng miễn dịch và sức khỏe đường ruột. Việc bổ sung Bacillus (Nolivade, Pháp) ở heo con đã cho thấy nhiều hứa hẹn trong việc hạn chế sự xâm nhập của DON vào máu, từ đó cải thiện khả năng tăng trọng và năng suất tổng thể ( Hình 1 ).
Hình 1 – DON (µg/L) trong huyết thanh heo con lúc 21 ngày tuổi.
Tiến bộ với chiến lược toàn diện
Vì sự phổ biến của độc tố sinh học vẫn là một khía cạnh không thể tránh khỏi trong thức ăn chăn nuôi nên việc quản lý chúng là cần thiết để đảm bảo sức khỏe và năng suất của vật nuôi. Việc tích hợp các thành phần được lựa chọn cẩn thận mang lại các phương thức hoạt động đa dạng, chẳng hạn như hấp phụ độc tố nấm mốc, phân hủy sinh học và bảo vệ sinh học, góp phần nâng cao sức khỏe và năng suất của động vật. Những thách thức ngày càng tăng do độc tố nấm mốc đặt ra đòi hỏi các giải pháp đổi mới vượt xa các phương pháp tiếp cận thông thường, bảo vệ động vật khỏi tác động bất lợi của chúng trong một môi trường ngày càng phức tạp.
