1. Nguyên nhân gây bệnh
- Bệnh sốc nhiệt thường xảy ra vào những ngày nắng nóng, thời tiết oi bức, nhiệt độ môi trường tăng cao. Bệnh tác động, ảnh hưởng đến quá trình thải nhiệt của gia súc, làm cho thân nhiệt gia súc tăng lên đột ngột, dễ gây ra một số bệnh liên quan đến shock nhiệt như: cảm nắng, cảm nóng.
- Nguyên nhân gây bệnh
+ Gia súc làm việc, chăn thả, vận chuyển dưới trời nắng gắt và ít gió, ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, đặc biệt là vùng đầu, vùng cổ gây ra bệnh cảm nắng. Cột hoặc nhốt gia súc ngoài trời nắng nóng. Gia súc sau khi ăn no bắt làm việc ngay dưới trời nắng nóng sẽ dễ xảy ra bệnh cảm nắng.
+ Chuồng nuôi nhốt hoặc phương tiện vận chuyển chật chội, vận chuyển trong điều kiện thời tiết oi bức, không khí nóng ẩm, ít gió, gió không lưu thông sẽ làm cản trở quá trình thải nhiệt cơ thể của gia súc gây ra bệnh cảm nóng. Gia súc mang thai hoặc có bộ lông quá dày cũng là nguyên nhân gây ra bệnh cảm nóng.
- Phân biệt về triệu chứng, bệnh tích
Giai đoạn | Cảm nóng | Cảm nắng |
Giai đoạn đầu
|
– Con vật thở nhanh, toàn thân vã mồ hôi, đồng tử mắt dãn rộng.
– Kiểm tra thấy tim đập nhanh, thân nhiệt tăng, niêm mạc mắt sung huyết, đỏ ửng, các mạch quản nổi rõ.
|
– Con vật choáng váng, đi đứng xiêu vẹo; kiểm tra niêm mạc mắt thấy tím bầm, da khô, gia súc có biểu hiện khó nuốt.
– Con vật sốt cao 40-41,50C. – Kiểm tra thấy gia súc thở khó, tần số hô hấp và tim mạch tăng, đồng tử mắt lúc đầu dãn rộng, sau đó thu hẹp rồi mất phản xạ.
|
Giai đoạn sau
|
– Gia súc rất khó thở, hóp bụng để thở.
– Gia súc có hiện tượng co giật cơ môi, cơ nhai, nôn mửa. – Gia súc có dấu hiệu thần kinh không ổn định, hôn mê, co giật rồi chết. – Gia súc chết sùi bọt mép, có khi lẫn máu. Kiểm tra thấy máu khó đông, màng não, phổi bị sung huyết và phù.
|
Gia súc có biểu hiện co giật, điên cuồng, sợ hãi; mắt đỏ ngầu, lồi ra ngoài; mạch nhanh và yếu.
– Gia súc ngày càng khó thở, thở giật cục; sau cùng đổ ngã tự nhiên, hôn mê, co giật mất phản xạ rồi chết. – Gia súc chết với các bệnh tích sung huyết não, màng não, các cơ quan nội tạng sung huyết, xuất huyết.
|
2. Cách phòng và điều trị bệnh
Phòng bệnh
- Mật độ nuôi vừa phải, thông thoáng và mát mẻ. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, khai thác phải đúng kỹ thuật. Chế độ làm việc, vệ sinh trong những ngày nắng nóng phải phù hợp. Kịp thời xử trí khi phát hiện gia súc có biểu hiện bệnh.
- Sử dụng thường xuyên một trong những sản phẩm sau để bổ sung thêm vào khẩu phần thức ăn hàng ngày của trâu, bò, lợn, gà như: VITROLYTE hoặc SUPER C 100 hoặc T.C.K.C (Liều lượng sử dụng tuân thủ theo hướng dẫn của Công ty TNHH Thú y Toàn Cầu).
Trị bệnh
- Đưa ngay gia súc vào nơi thoáng mát. Có thể dùng quạt để tạo gió mát liu riu từ phía trước của gia súc, tốc độ quạt nhẹ vừa phải sẽ giúp cho gia súc hạ nhiệt từ từ, tránh làm gia súc choáng, sốc nhiệt.
- Đối với những gia súc bị nặng có thể dùng khăn sạch chườm nước đá tại vùng ngực, vùng thân, vùng mặt, sau cùng là vùng đầu khoảng tầm 1 giờ. Ngay sau đó có thể tắm toàn thân cho gia súc (Không dùng nước lạnh dội ngay vào vùng đầu của gia súc, làm vậy sẽ dễ gây ra hiện tượng sốc, choáng và có thể làm chết gia súc). Có thể tiêm atropin (chống co giật), cafein (hỗ trợ hô hấp).
- Sử dụng các sản phẩm sau đây để điều trị kịp thời, hiệu quả đối với bệnh này(Liều lượng sử dụng tuân thủ theo hướng dẫn của Công ty TNHH Thuốc Thú y Á Châu).
- Hạ sốt, giảm đau; Tăng cường sức đề kháng, dùng NASHER TOL 1ml/20kg TT S