BỆNH KHÁC
3 YẾU TỐ TỐI ƯU HOÁ CHĂN NUÔI HEO, GIA CẦM
THỨC ĂN SẠCH: BÍ QUYẾT CHO ĐÀN VẬT NUÔI KHỎE MẠNH
BỆNH ĐÓNG DẤU LỢN – SWINE ERYSIPELAS
BỆNH LIÊN CẦU KHUẨN TRÊN HEO (Streptococcus suis)
BỆNH TIÊU CHẢY DO E.COLI TRÊN HEO
BỆNH PHÓ THƯƠNG HÀN TRÊN HEO – SALMONELLOSIS
BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM INFECTIOUS BRONCHITIS (IB)
BỆNH VIÊM GAN THỂ VÙI HEPATITIS AVIUM (IBH)
BỆNH MAREK TRÊN GÀ – MAREK’S DISEASE (MD)
BỆNH VIÊM PHỔI MÀNG PHỔI – APP TRÊN LỢN
- 1 Nguyên nhân
Bệnh Viêm phổi dính sườn (APP) do Actinobacillus pleuropneumoniae gây ra, một loại trực khuẩn hình que Gram âm và ít nhất bốn ngoại độc tố (ApxI, ApxII: là chất tan huyết và phá hủy hồng cầu, ApxIII giết chết tế bào và Apx IV).
- 2 Dịch tễ của bệnh
Bệnh thường xuất hiện từ cuối mùa thu đến đầu mùa xuân khi nhiệt độ môi trường rất nhiều biến động hoặc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp. Heo là vật chủ tự nhiên duy nhất được biết đếnvà có thể bị nhiễm các type huyết thanh khác nhau cùng một lúc. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều khả năng nhất ở heo từ 12 đến 16 tuần tuổi. Bệnh ít gặp trên heo nái, trừ trường hợp nhiễm ghép với cúm hoặc PRRS nhưng có thể truyền trực tiếp từ nái sang con. Tỷ lệ nhiễm cao, có thể lên đến 30%.
- 3 Phương thức truyền lây
Lây nhiễm qua đường hô hấp do tiếp xúc giữa heo với nhau, qua giọt bắn đường hô hấp, từ heo nhiễm bệnh và cả quần áo bảo hộ và dụng cụ chăn nuôi không được sát khuẩn và không quản lý đúng cách.
Thường xảy ra do tác động của yếu tố stress: mật độ chuồng nuôi cao, môi trường không thông thoáng, nhiệt độ thay đổi, vận chuyển hoặc xáo trộn đàn.
- 4 Triệu chứng
– Thể trạng: 15-30% số heo có thể bị mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, xù lông, giảm vận động, sốt cao (41,5°C),
– Ho liên tục/ ngắt quãng, ho nhiều vào ban đêm
– Khó thở, há mồm để thở, thở thể bụng, thường tụt lại phía sau đàn/ di chuyển rất yếu ớt
– Tím tái ở tai và bàn chân, nhiệt độ trực tràng cao bất thường (do sốt cao) và tử vong có thể xảy ra trong vòng 4-6 giờ sau khi bắt đầu có các dấu hiệu lâm sàng.
– Bọt dính máu ở miệng, chảy nhiều nước dãi và những con heo như vậy sẽ chết.
– Sảy thai ở heo nái( đặc biệt là heo nái mang thai lần đầu)
- 5 Bệnh tích
– Phổi viêm đối xứng: thùy đỉnh, thùy tim và một phần thùy hoành; bệnh tích có ranh giới rõ ràng; viêm màng phổi chứa fibrin, có thể dẫn đến viêm dính màng phổi với thành lồng ngực. tràn dịch màng phổi là điểm đặc trưng
– Xoang bao tim chứa đầy dịch và máu
– Hạch lympho bị teo nhỏ
- 6 Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng
Dựa vào dịch tễ, triệu chứng, bệnh tích mổ khám của trại để chẩn đoán bệnh( xem phần triệu chứng, bệnh tích phía trên)
Cần chẩn đoán phân biệt bệnh APP với một số bệnh: CSF; đóng dấu heo, liên cầu, tụ huyết trùng thể cấp tính
Chẩn đoán phi lâm sàng
– Chẩn đoán vi khuẩn học: chẩn đoán phân lập vi khuẩn/ phản ứng CAMP và urease, kĩ thuật PCR
– Chẩn đoán huyết thanh học: phản ứng ngưng kết trên phiến kính, phản ứng khuếch tán trên thạch, ELISA, Phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp,.. để chẩn đoán khẳng định, xác định serotype và các loại độc tố vi khuẩn.
- 7 Kiểm soát
Bước 1: Vệ sinh
Khu vực chăn nuôi : Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
Ngoài chuồng nuôi : Rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt : Mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Bước 2: Sát trùng
Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống).
Chất độn chuồng: Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi.
Bước 3: Kiểm soát bằng Vaccine
Tiêm phòng vacxin định kì.
Có hai loại vacxin: vacxin vi khuẩn và vacxin giải độc tố
Bước 4: Kiểm soát bằng kháng sinh
Kháng sinh tiêm: Có thể sử dụng một trong các loại kháng sinh sau: NASHER QUIN (Cefquinome 2,5%), NASHER AMX (Amoxicilin 15%), TIACYCLINE (Doxycilin 10%, tiamulin 10%) liều: 2ml/25kg TT. SUMAZINMYCIN (Lincomycin 5%, Spectinomycin 10%) Liều 1ml/10kg TT, FULICONE 300 (Flofenicol 30%) Liều 1ml/20kg TT.
Có thể áp dụng điều trị bằng kháng sinh ZITREX (azithromycin 10%), tiêm 01 mũi duy nhất tác dụng kéo dài 10 – 14 ngày. Để giảm chi phí điều trị, nhân công, giảm stress, tăng tỷ lệ khỏi.
Kháng viêm, giảm đau và hạ sốt: Dùng NASHER TOL liều: 1ml/20kg TT/ngày. Tiêm liên tục 1-2 mũi.
Kháng sinh trộn: trộn cám HEHMULLIN 450 (Tiamullin 45%) với liều 1kg/30-45 tấn TT/ngày, liên tục trong 7 ngày. DAMESU200 (Tilmicosil 20%) với liều 1kg/10 tấn TT/ngày, liên tục 5-7 ngày. NASHERVLO 625 (Tylvalosin 62,5%) liều 1kg/100-125 tấn TT/ngày hoặc liều trộn cám 50-100ppm tương đương 80-160gam/tấn thức ăn, liên tục trong vòng 5 ngày.
Bước 5: Tăng sức đề kháng
ACTIVITON: Trợ sức trợ lực, liều tiêm bắp hoặc dưới da 1ml/10kgP
SORAMIN/LIVERCIN: Tăng cường chức năng gan-thận và giải độc liều 1ml/1-2 lít nước
ZYMEPRO: Kích thích tiêu hoá, giảm mùi hôi, giảm tiêu chảy và phân khô trộn 1g/1-2kg thức ăn.
PRODUCTIVE FORTE: Tăng sức đề kháng cho cơ thể và kháng dịch bệnh, liều 1ml/ 2-4lít nước.
- 8 Xử lý bệnh
Bước 1: Vệ sinh
Khu vực chăn nuôi : Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
Ngoài chuồng nuôi : Rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt : Mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Bước 2: Sát trùng
Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống).
Chất độn chuồng: Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi.
Bước 3: Xử lý triệu chứng
Hạ sốt – giảm đau: Dùng PARADISE Liều 1g/1-2 lít nước hoặc trộn 1-2g/1kg thức ăn hoặc hạ sốt bằng NASHER TOL (Tolfanamic acid): 1ml/20kgP/ngày. Có thể kết hợp với thuốc long đờm và giãn khí quản.
Tăng miễn dịch: AURASHIELD L trộn thức ăn 0,5 – 2 kg/tấn TĂ.
Bước 4: Dùng kháng sinh
Kháng sinh tiêm: Có thể sử dụng một trong các loại kháng sinh sau: NASHER QUIN (Cefquinome 2,5%), NASHER AMX (Amoxicilin 15%), TIACYCLINE (Doxycilin 10%, tiamulin 10%) liều: 2ml/25kg TT. SUMAZINMYCIN (Lincomycin 5%, Spectinomycin 10%) Liều 1ml/10kg TT, FULICONE 300 (Flofenicol 30%) Liều 1ml/20kg TT.
Có thể áp dụng điều trị bằng kháng sinh ZITREX (azithromycin 10%), tiêm 01 mũi duy nhất tác dụng kéo dài 10 – 14 ngày. Để giảm chi phí điều trị, nhân công, giảm stress, tăng tỷ lệ khỏi.
Kháng viêm, giảm đau và hạ sốt: Dùng NASHER TOL liều: 1ml/20kg TT/ngày. Tiêm liên tục 1-2 mũi.
Kháng sinh trộn: trộn cám HEHMULLIN 450 (Tiamullin 45%) với liều 1kg/30-45 tấn TT/ngày, liên tục trong 7 ngày. DAMESU200 (Tilmicosil 20%) với liều 1kg/10 tấn TT/ngày, liên tục 5-7 ngày. NASHERVLO 625 (Tylvalosin 62,5%) liều 1kg/100-125 tấn TT/ngày hoặc liều trộn cám 50-100ppm tương đương 80-160gam/tấn thức ăn, liên tục trong vòng 5 ngày.
Bước 5: Tăng sức đề kháng
ACTIVITON: Trợ sức trợ lực, liều tiêm bắp hoặc dưới da 1ml/10kgP
SORAMIN/LIVERCIN: Tăng cường chức năng gan-thận và giải độc liều 1ml/1-2 lít nước
ZYMEPRO: Kích thích tiêu hoá, giảm mùi hôi, giảm tiêu chảy và phân khô trộn 1g/1-2kg thức ăn.
PRODUCTIVE FORTE: Tăng sức đề kháng cho cơ thể và kháng dịch bệnh, liều 1ml/ 2-4lít nước.
Từ khóa
- APP trên heo, bệnh hô hấp trên heo, viêm phổi dính sườn, viêm phổi màng phổi, viêm phổi trên heo
SẢN PHẨM
BÒ JERSEY
CỪU DORPER
CỪU NHÀ OVIS ARIES
CỪU KELANTA
CỪU YUNAM
CỪU CHAN TUONG
THỎ XÁM BOURBONNAIS
THỎ ENGLISH SPOT(THỎ ANH)
BÒ H'MONG
BÒ HOLSTEIN FRIZ(HF)
BÒ DROUGHTMASTER
TRÂU MURRAH
TRÂU LANGBIANG
TRÂU DÉ
LỢN MƯỜNG KHƯƠNG
LỢN TÁP NÁ
LỢN ĐEN LŨNG PÙ
LỢN HƯƠNG
LỢN HUNG
LỢN BẢN- HEO BẢN
LỢN HAMPSHIRE
LỢN MEISHAN
LỢN PIETRAIN
CHIM BỒ CÂU AI CẬP
CHIM CÚT VẢY XANH
CHIM CÚT CALIFORNIA
CHIM CÚT GAMBEL
CHIM CÚT VUA
VỊT SHETLAND
VỊT KHAKI CAMPBELL
CHẨN ĐOÁN BỆNH CÙNG VET365
CHẨN ĐOÁN BỆNH CÙNG VET 365
CHẨN ĐOÁN BỆNH CÙNG VET36
GỬI TÌNH TRẠNG BỆNH
Nhận kết quả chẩn đoán
GỬI THÔNG TIN TƯ VẤN
Nhận tư vấn miễn phí
GỬI THÔNG TIN NHẬN BÁO GIÁ
Nhận chính sách bất ngờ