1. Nguyên nhân
– Do vi khuẩn: Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do:Haemophilus, Mycoplasma, Staphylococcus, Streptococcus và Pasteurella. Miền Bắc bệnh thường xảy ra trong giai đoạn chuyển từ mùa thu sang đông hoặc đầu xuâ Miền Nam bệnh thường xuất hiện lúc chuyển từ mùa nắng sang mùa mưa và cả trong mùa mưa.
– Do ký sinh trùng: Giun phổi Dictyocaulus viviparur là nguyên nhân quan trọng, ấu trùng giun phổi, giun đũa thường vào cơ thể qua đường tiêu hoá, xâm nhập vào máu rồi lên phổi bê.
2. Triệu chứng
– Bê sốt cao 40-41oC
– Bê mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, chảy nước mắt, nước mũi
– Bê có biểu hiện khó thở và tiếng thở có tiếng ran như tiếng vò tóc hoặc lép bép
– Con vật thường có biểu hiện ho, đặc biệt về đêm và sáng sớm
– Giai đoạn nặng:
+ Dịch mũi trở nên đục, nhầy hoặc có mủ.
+ Ho dữ dội, khó thở (thở rít, bụng phập phồng).
+ Yếu ớt, lười ăn, giảm vận động.
+ Có thể thấy dấu hiệu mất nước, sụt cân nhanh.
+ Trong trường hợp nặng, có nguy cơ tử vong do suy hô hấp.
3. Điều trị
– Đây là bệnh do vi khuẩn gây ra vì vậy có thể dùng kháng sinh để điều trị và có thể dùng một số loại kháng sinh sau: GENTAMYCIN 4% liều 0,75ml/ 10kg TT, uống 2mg/10 kg TT, NASHER QUIN 1ml/ 25kg TT, OXYLONG 1ml/ 10kg TT
4. Phòng bệnh:
– Quản lý chuồng trại: Đảm bảo chuồng khô ráo, thông thoáng nhưng không có gió lùa. Tránh khí độc (NH3, H2S) bằng cách dọn vệ sinh thường xuyên.
– Chăm sóc bê nghé: Cho bê bú đủ sữa đầu ngay sau sinh (trong 2-4 giờ đầu). Bổ sung vitamin A, D, E và các khoáng chất như kẽm, selen để tăng sức đề kháng. Tránh stress (như vận chuyển xa hoặc thay đổi đột ngột môi trường).
– Tiêm phòng: Tiêm vaccine phòng các bệnh hô hấp như IBR, PI3, và BRSV theo hướng dẫn của bác sĩ thú y.