1.1. Bệnh viêm rốn sau khi sinh
a) Nguyên nhân:
– Sau khi sinh bị nhiễm trùng do chuồng bẩn, ruồi nhặng đậu bâu vào gây ra.
– Do đỡ đẻ thiếu kinh nghiệm, vô trùng không tốt.
b) Triệu chứng:
– Hươu con ủ rủ, kém đi lại, thường nằm một chỗ, úp bụng xuống không cho ruồi bâu vào rốn và hươu mẹ liếm, không thích hoặc ít bú mẹ hơn, thân nhiệt cao hơn bình thường. Vết thương ở rốn có mủ vàng, có nước chảy ra, bóp nhẹ con vật tỏ ra đau đớn.
c) Điều trị:
+ Dùng kháng sinh: NASHER AMX tiêm trong vòng 2 đến 3 ngày.
+ Cho uống thêm kháng sinh:
– Tretracycline(ACTIVE OFAT): Liều pha nước uống 1g/ 20 kg TT, liệu trình 5 – 7 ngày.
– Amoxcilin(MOXCOLIS, SOLAMOX): Liều pha nước uống 1g/ 20 kg TT, liệu trình 5 – 7 ngày
– Bổ sung them vitamin, điện giải: VITROLYTE, SUPER C,T.C.K.C, Liều 1g/2-3 lít nước.
– Khi không uống được thì vắt sữa mẹ cho uống, ngày 5- 6 lần, mỗi lần 20 – 30 ml, tuỳ theo khả năng của từng con, nếu sữa mẹ bị tắc hoặc khó lấy thì cho uống sữa dê, sữa bò.
d) Phòng bệnh:
– Khi hươu chuẩn bị đẻ, cần làm vệ sinh chuồng trại, chỗ đẻ dùng những loại rơm khô, mềm và sạch để lót ổ đẻ. Dùng dụng cụ sạch để đỡ đẻ, tay phải vô trùng, phải chuẩn bị, dụng cụ cắt rốn, thắt rốn, sát trùng một cách đầy đủ.
1.2. Bệnh ỉa chảy
a) Nguyên nhân:
– Do hươu mẹ ăn nhiều thức ăn kém phẩm chất như bị mốc, bị ôi thiu, không sạch hoặc các chất béo như khô dầu lạc, đậu hoặc các loại thức ăn chứa nhiều nước: cỏ quá non, lá, đây lang, dây lạc còn quá tươi…
– Do thời tiết thay đổi đột ngột: đang nắng to thì bị mưa rào, hươu bị cảm lạnh.
– Do chuồng trại bẩn: lầy lội đầy phân, ẩm ướt.
b) Triệu chứng:
– Phân có mùi thối khẳm, loãng có khi như nước, có thể lẩn máu tươi
– Hươu con gầy yếu, lông xù kém mượt.
– Phân dính ở kheo, đít, lông đuôi nhiều.
– Nếu quan sát kỹ thì thấy hươu mẹ hay liếm chỗ con nằm, do thường con thải phân ra chỗ đó, hươu mẹ thường liếm đít con.
c) Điều trị:
– Cần theo dõi để phát hiện sớm bệnh này và điều trị dứt điểm.
– Cần khống chế không cho mẹ liếm đít con ( có thể lách riêng con ở một chuồng khác).
– Cho uống:
+ Amoxcilin(MOXCOLIS, SOLAMOX): Liều pha nước uống 1g/ 20 kg TT, liệu trình 5 – 7 ngày ngày.
+ YENLISTIN( Colistin): 1g/80-100kg TT, liều dùng 3-5 ngày.
Truyền tĩnh mạch: Glucoza 30%, Natriclorua 0,09%, từ 250- 300ml/ngày mỗi thứ.
+ Tiêm trợ sức: B1: 0,25%, C: 0,25% từ 1 -2 ống/ngày.
+ Cho uống Oresol, SUPER C, T.C.K.C hoặc sữa mẹ để phòng mất nước.
d) Phòng bệnh:
– Sau khi đẻ, cho mẹ ăn thức ăn tinh, thức ăn giàu đạm, chất béo vừa đủ. Hạn chế thức ăn có chứa nhiều chất béo, thức ăn chứa nhiều nước như dây lang, dây lạc, khô dầu, củ lạc, đậu và củ khoai lang, và thức ăn tinh kém phẩm chất, như thối, mốc, đã kém phẩm chất.
– Không nên thay đổi thức ăn một cách đột ngột. Thức ăn mới nên cho ăn từ từ, có thăm dò.Vì thế cần phải chuẩn bị một lượng thức ăn cần thiết trước đó lượng thức ăn cần thiết sau khi đẻ (kể cả thức ăn xanh và tinh)
– Chuồng trại phải khô ráo, sạch sẽ, ấm, tránh gió lùa.
1.3. Bệnh viêm phổi
Đây là một bệnh thường hay gặp nhất ở hươu con, thường tập trung vào những lúc thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh. Lúc bấy giờ thì vi trùng đường hô hấp phát triển nhất.
a) Nguyên nhân:
Hươu con còn nằm trong bụng mẹ thì mọi thứ đều phụ thuộc vào cơ thể mẹ, khi ra ngoài hươu con phải tiếp xúc với điều kiện bên ngoài có nhiều thay đổi bất lợi: nhiệt độ bên ngoài không ổn định do mưa, gió lạnh, nóng nắng, độ ẩm chuồng trại bẩn . . . và con tự tìm kiếm để lấy thức ăn.
b) Triệu chứng:
– Thở gấp hai mũi phập phồng, có khi phải thở cả bụng, mũi khô.
– Bỏ bú ủ rũ, nằm một chỗ, lông dựng.
– Nhiệt độ cơ thể: sốt cao từ 40- 410C.
– Phân loãng (ỉa chảy): thường phải có kinh nghiệm để phân biệt với bệnh ỉa chảy, trong bệnh ỉa chảy phân có mùi thối khẳm. Trong bệnh viêm phổi, ỉa chảy là bệnh thứ phát nên phân sống, không thối khẳm, để khám chắc chắn, nên rửa sạch tay bằng xà phòng, cho một ngón vào hậu môn rồi ngửi để xác định bệnh. Không thối khẳm là viêm phổi, thối khẳm là ỉa chảy.
c) Điều trị:
– Tiêm SUMAZINMYCINE 1ml/10kg TT.
– Tiêm TIACYCLINE: 1ml/10-15 kg TT
– Tiêm trợ sức ACITIVITON 1-2ml/25kg TT.
Vắt sữa cho uống ngày 5-6 lần mỗi lần 20-30 ml. Trước khi cho uống cần phải làm nóng sữa.
CÚM GIA CẦM H5N1 VÀ MỐI ĐE DỌA TOÀN CẦU
Cúm gia cầm H5N1 đang trở thành mối đe dọa chưa từng có, khi lan rộng giữa nhiều loài động vật và có nguy cơ cao đối với con người.
Các chuyên gia cảnh báo rằng thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới, nơi các bệnh truyền nhiễm không chỉ bùng phát ở một loài mà còn có thể ảnh hưởng đến nhiều quần thể sinh vật khác nhau.
Trong nhiều tháng qua, H5N1 đã xuất hiện trong các trang trại bò sữa, với hàng chục ca nhiễm được ghi nhận ở những người làm việc trong môi trường này. Hiện tại, virus này đã được phát hiện ở hơn 48 loài động vật có vú, từ gấu đến bò sữa và gây ra cái chết hàng loạt ở sư tử biển và hải cẩu voi con. Tuần trước, Mỹ ghi nhận ca tử vong đầu tiên do nhiễm H5N1.
Nhân viên kiểm dịch khử trùng đồ bảo hộ sau khi tiêu hủy gia cầm nhiễm virus H5N1 tại Hluboka, CH Séc. Ảnh: AFP
Khả năng lây lan rộng và gây tử vong ở nhiều loài khiến một số nhà khoa học gọi H5N1 là “panzootic” – một loại dịch bệnh có thể vượt qua rào cản loài và tác động nghiêm trọng đến nhiều hệ sinh thái. Khi môi trường sống bị thu hẹp, đa dạng sinh học suy giảm và ngành nông nghiệp thâm canh phát triển mạnh, điều kiện trở nên lý tưởng cho các bệnh truyền nhiễm lây lan từ loài này sang loài khác. Các chuyên gia nhận định đây có thể là một trong những thách thức quan trọng nhất đối với sức khỏe và an ninh toàn cầu trong thời đại hiện nay.
Cúm gia cầm đã gây ra thiệt hại lớn đối với hệ sinh thái, đặc biệt là quần thể chim biển. Hàng triệu cá thể chim hoang dã đã bị tiêu diệt, hơn 20.000 sư tử biển Nam Mỹ chết tại Chile và Peru, trong khi tại Argentina, ước tính có tới 17.000 hải cẩu voi con tử vong, tương đương 96% số cá thể con được sinh ra trong năm 2023.
Nguy cơ virus này lây lan giữa người với người hiện là mối quan tâm đặc biệt của giới y tế. Liên hợp quốc đã đưa ra cảnh báo sau khi một người đàn ông ở Louisiana tử vong sau khi tiếp xúc với gia cầm và chim hoang dã. Từ tháng 3/2024, Mỹ ghi nhận 66 ca nhiễm H5N1 ở người, nhưng hầu hết đều có triệu chứng nhẹ. Cho đến nay, chưa có bằng chứng về việc virus này lây từ người sang người, song đây là điều mà các chuyên gia luôn theo dõi sát sao.
Ba phần tư các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện có nguồn gốc từ động vật. Việc theo dõi các chủng virus có khả năng lây lan giữa các loài đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe con người. Một số nhà khoa học cho rằng COVID-19 có thể là một dạng bệnh truyền nhiễm giữa các loài, do virus SARS-CoV-2 đã lây nhiễm cho hơn 58 loài động vật. Tuy nhiên, không giống cúm gia cầm, COVID-19 không gây tử vong hàng loạt ở động vật nên không hoàn toàn phù hợp với định nghĩa của “panzootic”.
Nguyên nhân chính khiến dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ hơn trong những năm gần đây được cho là do sự mở rộng hoạt động của con người vào các khu vực hoang dã. Mất đa dạng sinh học và sự suy giảm môi trường sống khiến các loài động vật phải sống gần con người hơn, làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo. Ngành chăn nuôi cũng góp phần đáng kể vào sự lan rộng của dịch bệnh khi số lượng động vật nuôi ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu lương thực.
Nạn phá rừng và biến đổi khí hậu tiếp tục làm trầm trọng thêm vấn đề. Khi môi trường tự nhiên bị thu hẹp, động vật hoang dã bị dồn vào những không gian nhỏ hơn, làm gia tăng tiếp xúc với con người và vật nuôi. Đồng thời, nhiệt độ tăng lên cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các loài trung gian truyền bệnh như muỗi, ruồi và ve mở rộng phạm vi địa lý.
Các nhà khoa học cảnh báo rằng tần suất các đợt bùng phát dịch bệnh, như H5N1 có khả năng tiếp tục gia tăng trong tương lai. Theo các chuyên gia, việc một loại virus mới xuất hiện với tiềm năng gây ra đại dịch toàn cầu chỉ còn là vấn đề thời gian. Tuy nhiên, nguy cơ này có thể được giảm thiểu thông qua các biện pháp như tăng cường giám sát dịch bệnh trên động vật, thúc đẩy phát triển vaccine từ giai đoạn sớm và áp dụng các phương thức canh tác bền vững để hạn chế sự tiếp xúc giữa con người và động vật hoang dã.
Mặc dù rủi ro vẫn tồn tại, các chuyên gia tin rằng hiểu biết ngày càng rõ hơn về cách thức dịch bệnh lây lan giữa các loài sẽ giúp con người chủ động phòng ngừa và giảm thiểu tác động của các đại dịch trong tương lai.