Nội dung
- 1. Nguyên nhân gây bệnh phó thương hàn
- 2. Đặc điểm dịch tể của bệnh phó thương hàn
- 3. Phương thức lây truyền bệnh phó thương hàn
- 4. Triệu chứng bệnh phó thương hàn
- 5. Bệnh tích của bệnh phó thương hàn
- 6. Chẩn đoán bệnh phó thương hàn trên heo
- 7. Phòng bệnh phó thương hàn trên heo
- 8. Phòng bệnh phó thương hàn trên heo
1. Nguyên nhân gây bệnh phó thương hàn
Bệnh phó thương hàn là bệnh rất phổ biến trên heo
Tác nhân: trực khuẩn gram âm, di động, không nha bào, giáp mô
Yếu tố độc lực: khả năng bám dính; khả năng xâm nhập và tiết độc tố
2 serotype chính gây bệnh:
Salmonella cholerasuis gây nhiễm trùng huyết, viêm phổi viêm ruột: gây bệnh trên heo mọi lứa tuổi
Salmonella typhimurium gây viêm ruột: gây bệnh trên heo 6-12 tuần tuổi.
2. Đặc điểm dịch tể của bệnh phó thương hàn
Lứa tuổi mắc bệnh: thường xảy ra ở heo cai sữa ở trại có mật độ nhốt dày
Salmonella cholerasuis gây nhiễm trùng huyết, viêm phổi viêm ruột: gây bệnh trên heo mọi lứa tuổi
Salmonella typhimurium gây viêm ruột: gây bệnh trên heo 6-12 tuần tuổi
Vi khuẩn có trong đường tiêu hóa của động vật
Yếu tố stress cũng gây tăng số lượng salmonella: mật độ nhốt dày; vận chuyển xa; vệ sinh kém; ghép đàn; cai sữa không tốt
3. Phương thức lây truyền bệnh phó thương hàn
Đường truyền lây: truyền dọc và truyền ngang
- Truyền dọc: từ heo nái truyền sang heo con
- Truyền ngang: qua đường tiêu hóa
- Yếu tố trung gian truyền bệnh: các loài chim, loài gặm nhấm
4. Triệu chứng bệnh phó thương hàn
Thể bại huyết: do salmonella cholerasuis, thường xảy ra do các tác nhân stress
- Lứa tuổi mắc: lợn cai sữa dưới 5 tháng tuổi/ lợn thịt/ lợn con theo mẹ
- Chết đột tử
- Lợn bỏ ăn, lừ đừ,nằm túm tụm vào nhau ở góc chuồng sốt cao 40,5-41,6 độ C
- Ho nhẹ, ho ướt, thở khó
- Có hiện tượng hoàng đản
- Có chứng xanh tím, đặc biệt ở 4 chân và vùng bụng
- Có triệu chứng thần kinh do con vật bị viêm não/ viêm màng não
- Lợn nái: sảy thai
Thể viêm ruột: do Salmonella typhimurium
- Tiêu chảy: phân loãng nhiều nước, màu vàng, lúc đầu không bị lẫn máu và niêm mạc
- Heo sốt cao, giảm ăn, bị mất nước do tiêu chảy dài
- Heo còi cọc chậm lớn
5. Bệnh tích của bệnh phó thương hàn
Thể bại huyết:
- Xanh tím ở tai, chân, đuôi, bụng
- Đường tiêu hóa: niêm mạc hạ vị sung huyết/ nhồi huyết
- Lách sưng to, tím bầm dai như cao su
- Gan hoại tử điểm trắng
- Thành túi mật dày, phù nề
- Hạch màng treo ruột và hạch vùng dạ dày- gan sưng to, thủy thũng
- Phổi chắc, đàn hồi, sung huyết lan tràn, thủy thũng/ xuất huyết
- Vỏ thận và màng ngoài tim thường bị xuất huyết điểm
Thể viêm ruột:
- Hoại tử điểm/ lan tràn kết tràng và manh tràng: niêm mạc bị thủy thũng, màu đỏ, lồi lõm, bên trên nhiều mảng tổ chức màu vàng xám
- Hạch ở hồi manh tràng sưng to , thủy thũng
- Hoại tử hình cúc áo ở trực tràng và kết tràng
6. Chẩn đoán bệnh phó thương hàn trên heo
Chẩn đoán lâm sàng:
Dựa vào dấu hiệu lâm sàng, tiểu sử bệnh: sốt cao- tiêu chảy; tím tái
Dựa vào các bệnh tích mổ khám:
- Viêm loét ruột, hạch màng treo ruột sưng lớn,….
- Chẩn đoán phân biệt với các bệnh: dịch tả heo; hồng lỵ; nhiễm trùng ecoli; tụ huyết trùng
Chẩn đoán phi lâm sàng:
Gửi mẫu nghi ngờ đến các trung tâm phòng thí nghiệm để làm xét nghiệm chẩn đoán càng sớm càng tốt:
- Phân lập vi khuẩn
- Chẩn đoán huyết thanh học: Elisa
- Chẩn đoán bằng phương pháp realtime PCR
7. Phòng bệnh phó thương hàn trên heo
Bước 1: Vệ sinh
Khu vực chăn nuôi : Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
Ngoài chuồng nuôi : Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt : Mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
- Kiểm soát động vật mang trùng: chuột
- Hạn chế làm heo stress
- Nước dùng để tắm, vệ sinh cho heo, tránh để heo uống phải nước bị ô nhiễm gây loạn khuẩn đường ruột
Bước 2: Sát trùng
Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống).
Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi.
Bước 3: Chủng vaccine
Tiêm phòng vacxin phó thương hàn để phòng bệnh cho heo
Bước 4: Dùng kháng sinh
Kháng sinh tiêm: SILINGJEC liều 3-5mg/kg P; ENROFLON 10%;FULICONE 300 liều 1ml/20kg P; liệu trình 3-5 ngày
Kháng viêm, giảm đau và hạ sốt: Dùng NASHER TOL liều: 1ml/20kg TT/ngày. Tiêm liên tục 1-2 mũi. Hoặc sử dụng PARADISE liều 1g/1-2lit nước
Kháng sinh uống/ trộn: FLORICOL liều 1ml/ 20kg P; FULICONE liều 1ml/10-20kg P; YENLISTIN 40% liều 1g/ 80-200kg P; PULMOSOL liều 1,5g/10lit nước; MOXCOLIS 1g/10lg P; SOLADOXY 500 liều 1g/25kg P; DOXYCLINE 150 SOBUBLE liều 1kg/ tấn thức ăn. Trộn/ uống liên tục 3-5 ngày
Bước 5: Tăng cường sức đề kháng
PRODUCTIVE FORTE: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống.
ZYMEPRO: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1 lít nước uống.
PRODUCTIVE E.Se.Zn : Bổ sung Vitamin E, Selen, Kẽm, giúp mượt lông, bóng lông. Pha 1ml/2-4 lít nước uống hoặc 1ml/20kg TT
Activiton Liều 1ml/ 10kg thể trọng bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể
CALPHO: Bổ sung Canxi và Phospho tạo khung xương, chống cắn mổ; Pha nước 1ml/1-2lít hoặc 1ml/10kg P
VITROLYTE: Cung cấp năng lượng, điện giải và vitamin có hoạt tính cao cho gia súc, gia cầm: Giải nhiệt, giải độc, tăng lực, chống suy kiệt vào buổi trưa nóng.
8. Phòng bệnh phó thương hàn trên heo
Bước 1: Vệ sinh
Khu vực chăn nuôi : Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
Ngoài chuồng nuôi : Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt : Mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Bước 2: Sát trùng
Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống).
Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi.
Bước 3: Xử lý triệu chứng
Hạ sốt-giảm đau: Dùng PARADISE Liều 1g/1-2 lít nước hoặc trộn 1-2g/1kg thức ăn.
Giải độc cấp: SORAMIN/LIVERCIN giúp tăng cường chức năng gan-thận và giải độc, pha 1ml/1-2lít nước uống.
Tăng miễn dịch: AURASHIELD L, được thêm vào nước uống với liều lượng 1L – 4 L trên 1.000 lít nước.
Bước 4: Xử lý nguyên nhân bệnh
Xử lý bằng phác đồ tiêm
Kháng viêm, giảm đau và hạ sốt: Dùng NASHER TOL liều: 1ml/20kg TT/ngày. Tiêm liên tục 1-2 mũi.
Kháng sinh tiêm Lựa chọn một trong các loại kháng sinh điều trị tác nhân chính cho các cá thể có triệu chứng nặng: NASHER AMX liều 1ml/10kg thể trọng dùng tiêm bắp 3 ngày liên tiếp. NASHER QUIN Liều 2ml/25kgP; Enroflon liều 1ml/15-20kg P; SILINGJEC liều 3-5mg/kg P
Trợ sức trợ lực: Dùng ACTIVITON tiêm liều 1 ml/5-10 kg TT
Xử lý bằng phác đồ uống/ trộn
Hạ sốt-giảm đau: Dùng PARADISE Liều 1g/1-2 lít nước hoặc trộn 1-2g/1kg thức ăn.
Kháng sinh dạng trộn/ uống YENLISTIN 40% liều 1g/ 80-200kg P; PULMOSOL liều 1,5g/10lit nước; MOXCOLIS liều 1g/10lg P; COLILIN liều 1g/5kg P; ENROFLON liều 0.3 ml/kg P. Trộn/ uống liên tục 3-5 ngày
Giải độc cấp: UMBROLIVER pha 0,1-1,0 ml/ L nước.
Bước 5:Tăng cường sức đề kháng
ZYMEPRO: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1 lít nước uống.
PRODUCTIVE FORTE: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống.
PRODUCTIVE E.Se.Zn : Bổ sung Vitamin E, Selen, Kẽm, giúp mượt lông mềm lông và bóng lông . Pha 1ml/2-4 lít nước uống hoặc 1ml/20kg TT.
PRODUCTIVE AXIT SE: Thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, cải thiện quá trình tiêu hóa. Pha: 0.2-2 ml / L nước uống hoặc Trộn: 1-2 L/t thức ăn.
Chú ý: Quản lí chăm sóc đàn heo con:
- Cho heo tập ăn sớm, quy trình cho ăn phù hợp,
- Cung cấp kháng thể thụ động cho Heo
- Phải thay đổi thức ăn một cách thận trọng