BỆNH KHÁC
3 YẾU TỐ TỐI ƯU HOÁ CHĂN NUÔI HEO, GIA CẦM
THỨC ĂN SẠCH: BÍ QUYẾT CHO ĐÀN VẬT NUÔI KHỎE MẠNH
BỆNH ĐÓNG DẤU LỢN – SWINE ERYSIPELAS
BỆNH LIÊN CẦU KHUẨN TRÊN HEO (Streptococcus suis)
BỆNH TIÊU CHẢY DO E.COLI TRÊN HEO
BỆNH PHÓ THƯƠNG HÀN TRÊN HEO – SALMONELLOSIS
BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM INFECTIOUS BRONCHITIS (IB)
BỆNH VIÊM GAN THỂ VÙI HEPATITIS AVIUM (IBH)
BỆNH MAREK TRÊN GÀ – MAREK’S DISEASE (MD)
BỆNH NGHỆ TRÊN HEO
- 1 Nguyên nhân
Leptospira spp là loại xoắn khuẩn nhỏ, dài 10 µm, đường kính 0,2 µm, gây bệnh ở lợn, trâu, bò, chó, mèo, chuột và cả người. Có nhiều chủng Leptospira spp gây bệnh, nhưng quan trọng nhất với lợn ở Việt Nam là: L.canicoli, L.icterrohaemorrhagiae, L.grippotypho, L.pomana, L.bratislava, L.tarassovi, L.mitis, L.australis.
Xoắn khuẩn gây bệnh hủy hoại gan, phá hủy hồng cầu nên sinh vàng các mô và dễ quan sát là các niêm mạc hở và da. Bệnh lây chủ yếu do chuột bệnh thải xoắn khuẩn theo nước tiểu gây ô nhiễm môi trường.
Xoắn khuẩn Leptospira in vitro rất mẫn cảm với các kháng sinh như Penicillin và Streptomycin và với các chất sát trùng, chất tẩy uế, thuốc tẩy rửa, xà phòng, bột giặt. Đặc biệt bị tiêu diệt nhanh chóng trong điều kiện khô, nhưng ở trong nước, nó sống và tồn tại hàng tuần.
- 2 Dịch tễ của bệnh
- 3 Phương thức truyền lây
Bệnh lây qua đường miệng, qua thức ăn, nước uống, tiếp xúc trực tiếp qua vết xước trên da, niêm mạc hoặc qua đường sinh dục. Xoắn khuẩn tăng sinh và xâm nhập máu, gây bại huyết, hủy hoại gan, thận dẫn đến vàng da. Với động vật chửa, xoắn khuẩn xâm nhập dạ con vào bào thai và gây chết thai, sẩy thai. Độc tố của xoắn khuẩn gây tổn thương hệ thần kinh trung ương và gây bệnh viêm não, viêm màng não.
Xoắn khuẩn có thể thải qua đường nước tiểu hàng tháng sau khi con vật đã khỏi bệnh lâm sàng.
- 4 Triệu chứng
Có 3 thể của bệnh Leptospirosis: Thể á lâm sàng, thể cấp tính và á cấp tính, thể rối loạn sinh sản.
– Thể á lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng ít thấy hoặc khó phát hiện, nhưng khi xét nghiệm huyết thanh học thì tỷ lệ dương tính phổ biến, có khi bị cả đàn, nhất là lợn vỗ béo và lợn hậu bị. Xoắn khuẩn Leptospirae dễ phân lập được từ nước tiểu hoặc đường sinh dục từ con vật ốm.
– Thể cấp và á cấp tính
Lúc đầu, lợn bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt nhẹ 40 – 40,5ºC và thân nhiệt lên xuống ngắt quãng 3 – 5 ngày, ỉa chảy, nhưng không có triệu chứng của vàng da hay nước đái đỏ máu. Sau đó, xuất hiện triệu chứng nặng điển hình của vàng da, đái ra máu, xuất huyết và triệu chứng thần kinh, quỵ nửa thân sau, viêm màng não, run rẩy, phù đầu, mắt nặng… tỷ lệ chết cao. Nếu lợn chửa thì bị sảy thai, lợn đực bao dương vật sưng to, lợn gầy rộc do bệnh kéo dài.
– Thể rối loạn sinh sản
Sẩy thai, hay chết lưu thai, tỷ lệ con sơ sinh chết cao cùng với sốt, mất sữa và vàng da ở lợn nái. Sẩy thai sau khi nhiễm vi khuẩn 4 – 7 ngày.
- 5 Bệnh tích
– Lợn chết cấp tính thường có da màu vàng, xuất huyết tràn lan. Gan, thận, lách sưng to, thoái hóa. Mỡ màu vàng nghệ và có mùi khét đặc trưng
– Lợn chết thể á cấp tính xác gầy rạc, da vàng, hoại tử từng đám. Gan sưng to, màu đất thó, có nhiều điểm hoại tử. Thận sưng và nhạt màu. Phổi thủy thũng, cơ tim mềm nhão.
– Viêm tử cung, nếu viêm mãn tính có thể có mùi thối. Sẩy thai. Bào thai vừa sảy thai thường có xuất huyết điểm trên da khắp cơ thể, xuất huyết ở thận, phổi, gan.
- 6 Chẩn đoán
– Lợn chết cấp tính thường có da màu vàng, xuất huyết tràn lan. Gan, thận, lách sưng to, thoái hóa. Mỡ màu vàng nghệ và có mùi khét đặc trưng
– Lợn chết thể á cấp tính xác gầy rạc, da vàng, hoại tử từng đám. Gan sưng to, màu đất thó, có nhiều điểm hoại tử. Thận sưng và nhạt màu. Phổi thủy thũng, cơ tim mềm nhão.
– Viêm tử cung, nếu viêm mãn tính có thể có mùi thối. Sẩy thai. Bào thai vừa sảy thai thường có xuất huyết điểm trên da khắp cơ thể, xuất huyết ở thận, phổi, gan.
- 7 Kiểm soát
Vệ sinh phòng dịch, tiêu diệt chuột nhất là khi có dịch xảy ra thì chuột là nguồn lây bệnh nguy hiểm nhất.
Tiêm phòng vaccin cho lợn nái phòng sảy thai. Tiêm Vaccine Leptospira do Việt Nam sản xuất lúc lợn được 4 và 10 tháng tuổi. Mỗi đợt tiêm 2 lần cách nhau một tuần.
Lợn con cần được tiêm phòng đón đầu thời kỳ 6 – 10 tuần tuổi.
- 8 Xử lý bệnh
Chuẩn đoán sớm, can thiệp kịp thời sẽ cho hiệu quả cao.
Đặc trị bệnh này là các kháng sinh nhóm Penicillin, Streptomycin, các chế phẩm chứa Tylosin, Tiamulin:
– ACTIVEOFAT 500: 800-1.600g/1tấn thức ăn (400-800ppm)
– NASHER AMX : Tiêm bắp 1ml/10kg P hoặc 15mg Amoxycillin/kg P. Nhắc lại sau 48h nếu cần thiết.
– OXYLONG 20%: Liều tiêm bắp sâu 1mg/10kg P. Liệu trình 3-5 ngày.
– FULICONE 300: Liều tiêm dưới da: 1ml/20kg P, tiêm cách nhau 48 giờ, chỉ tiêm vào cổ
– Hạ sốt: NASHER TOL
– Kết hợp các thuốc trợ lực: ACTIVITON, PRODUCTIVE FORTE
- 9 Video bệnh
Từ khóa
SẢN PHẨM
BÒ JERSEY
CỪU DORPER
CỪU NHÀ OVIS ARIES
CỪU KELANTA
CỪU YUNAM
CỪU CHAN TUONG
THỎ XÁM BOURBONNAIS
THỎ ENGLISH SPOT(THỎ ANH)
BÒ H'MONG
BÒ HOLSTEIN FRIZ(HF)
BÒ DROUGHTMASTER
TRÂU MURRAH
TRÂU LANGBIANG
TRÂU DÉ
LỢN MƯỜNG KHƯƠNG
LỢN TÁP NÁ
LỢN ĐEN LŨNG PÙ
LỢN HƯƠNG
LỢN HUNG
LỢN BẢN- HEO BẢN
LỢN HAMPSHIRE
LỢN MEISHAN
LỢN PIETRAIN
CHIM BỒ CÂU AI CẬP
CHIM CÚT VẢY XANH
CHIM CÚT CALIFORNIA
CHIM CÚT GAMBEL
CHIM CÚT VUA
VỊT SHETLAND
VỊT KHAKI CAMPBELL
CHẨN ĐOÁN BỆNH CÙNG VET365
CHẨN ĐOÁN BỆNH CÙNG VET 365
CHẨN ĐOÁN BỆNH CÙNG VET36
GỬI TÌNH TRẠNG BỆNH
Nhận kết quả chẩn đoán
GỬI THÔNG TIN TƯ VẤN
Nhận tư vấn miễn phí
GỬI THÔNG TIN NHẬN BÁO GIÁ
Nhận chính sách bất ngờ