Nội dung
1. Nguyên nhân gây bệnh Glasser trên heo
Bệnh Glasser do vi khuẩn Haemophilus parasuis gây ra .Vi khuẩn gram âm, có giáp mô . Loài này hiện được chia thành 15 serotype . Thời gian ủ bệnh có thể ít nhất là 12 giờ và nhiễm trùng huyết dẫn đến viêm đa sợi tơ huyết, viêm đa khớp và viêm màng não mủ trong vòng 36 giờ sau khi nhiễm bệnh. Viêm phế quản phổi có thể phát triển và vi khuẩn xuất hiện khu trú trong chất nhầy khí quản. H. parasuis thường đi kèm với nhiễm cúm lợn và PRRS. Miễn dịch thụ động có thể bảo vệ lợn con đến 4 tuần.
2. Dịch tễ bệnh Glasser trên heo
– Lứa tuổi mắc bệnh: mọi lứa tuổi, nhưng thường ở heo <4 tháng tuổi, heo sau cai sữa từ 4-8 tuần tuổi do đây là giai đoạn heo bị stress do tách mẹ và đổi khẩu phần ăn
– Tỉ lệ ốm, tỉ lệ chết: thấp
3. Phương thức truyền lây bệnh Glasser trên heo
Nhiễm H. parasuis lây truyền trực tiếp từ lợn sang lợn khi tiếp xúc hoặc qua không khí và qua đường hô hấp.
– Yếu tố độc lực của vi khuẩn: độc tố chịu nhiệt và giáp mô
– Cơ chế gây bệnh: sau khi xâm nhập vào cơ thể, H. Parasuis tập trung nhiều trong xoang mũi và khí quảnà phổi : cư trú ở phế nangà máuà tấn công: màng phổi, xoang bao tim, xoang phúc mạc, xoang bao khớp, màng não
4. Triệu chứng bệnh Glasser trên heo
Bệnh bùng phát ở lợn con 3-6 tuần tuổi khi miễn dịch mẹ truyền suy giảm.
– Thể trạng:
- Bệnh khởi phát đột ngột với sốt (40-41 ° C, 104-107 ° F), chán ăn hoàn toàn, thở nông, khó thở và đầu duỗi ra.
- Có thể chảy nước mũi dạng thanh dịch (trong) và xuất hiện ho.
- Có thể bị sưng mặt và một hoặc cả hai tai.
– Khớp:
- Con vật trở nên đi lại khập khiễng.
- Tất cả các khớp đều sưng, nóng và đau.
– Có biểu hiện đổi màu da từ đỏ sang xanh trước khi chết
– Tư thế nằm nghiêng và chết
– Heo nái: Sảy thai, heo con sinh ra nhiễm bệnh,
– Heo đực: Què
– Giảm khả năng tăng trọng
– 1 số heo có triệu chứng viêm màng não:
– Hiện tượng đột tử, ho và sốt ở những con xuất chuồng hoặc heo hậu bị.
– Heo có thể chết trong vòng 2-5 ngày kể từ khi phát bệnh
5. Bệnh tích bệnh Glasser trên heo
– Những con lợn con chết đột ngột thường thấy xác chết có thể trạng tốt.
– Khi mổ khám, fibrin màu vàng giống thạch có trên phổi (viêm màng phổi), tim (viêm màng ngoài tim), phúc mạc và các cơ quan trong ổ bụng (viêm phúc mạc), xoang bụng tích nước.
– Viêm phế quản phổi cũng có thể xảy ra.
– Lá lách và gan to ra và có thể thấy các chấm xuất huyết trên thận.
– Dịch khớp có màu đục và có thể có cặn fibrin màu vàng xanh trong các hốc khớp.
– Thường bị viêm màng não mủ.
– Những con vật chết do bệnh mãn tính bị viêm ngoại tâm mạc có sợi tơ huyết kèm theo các dấu hiệu của suy tim mãn tính, tim to, phổi phù nề, gan và lá lách to xoang bụng tích nước
6. Chẩn đoán bệnh Glasser
– Để chẩn đoán bệnh do H.Parasuis gây ra luôn phải dựa vào lịch sử bệnh, triệu chứng và bệnh tích. Cần chẩn đoán phân biệt với bệnh do Streptococcus suis, đóng dấu lợn, bệnh do Salmonella. E.coli, Mycoplasma Hyorhinis, Actinobacillus Suis
– Để kiểm tra chính xác về chẩn đoán bệnh, gửi mẫu lên các cơ quan phòng thí nghiệm để chẩn đoán bằng các phương pháp: phân lập mầm bệnh;
– Chẩn đoán phân lập mầm bệnh có ý nghĩa rất quan trọng để xác định bệnh. Mẫu chẩn đoán: dịch thủy thũng hoặc lớp thanh mạc, dịch não tủy, máu tim
– Sử dụng kĩ thuật PCR để xác định sự có mặt của H.parasuis có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt khi nuôi cấy vi khuẩn cho kết quả âm tính.
7. Phòng bệnh Glasser trên heo
Bước 1: Vệ sinh
Khu vực chăn nuôi : Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
Ngoài chuồng nuôi : Rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt : Mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Giảm thiểu bụi và mầm bệnh bằng cách bật giàn mát( mùa hè) và phun ẩm giàn mát bằng thuốc sát trùng để đảm bảo không khí lưu thông vào chuồng sạch bệnh.
Chú ý việc bật quạt hút vào ban đêm lưu thông thông khí tránh khí độc sản sinh ra nhiều và tích tụ ở tầng thấp làm heo hít phải.
Hạn chế tối đa việc di chuyển, xáo trộn đàn gây stress cho heo.
Ổn định nhiệt độ chuồng nuôi.
Bước 2: Sát trùng
Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống).
Chất độn chuồng: Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi.
Bước 3: Kiểm soát bằng Vaccine
Tiêm phòng vacxin Glasser để phòng bệnh cho heo con lúc 3-4 tuần tuổi; heo nái
Bước 4: Kiểm soát bằng kháng sinh
Kháng sinh tiêm: Lựa chọn một trong các loại kháng sinh điều trị tác nhân chính: NASHER AMX (Amoxycilin 15%) 1ml/10kgTT – nhắc lại sau 48h, NASHER QUIN (Cefquinome 2,5%) 1ml/12,5Kg TT/ngày, TIACYCLINE (tiamulin 10% và Doxycylin 10%) 1ml/10kgP/ngày.
Kháng viêm, giảm đau và hạ sốt: Dùng NASHER TOL liều: 1ml/20kg TT/ngày. Tiêm liên tục 1-2 mũi.
Kháng sinh uống/ trộn: Kiểm soát lây trong tổng đàn bằng cách trộn cám SOLAMOX (Amoxycillin 70%) với liều 1kg/30 tấn thể trọng.
Bước 5: Tăng sức đề kháng
ACTIVITON: Trợ sức trợ lực, liều tiêm bắp hoặc dưới da 1ml/10kgP
SORAMIN/LIVERCIN: Tăng cường chức năng gan-thận và giải độc liều 1ml/1-2 lít nước
ZYMEPRO: Kích thích tiêu hoá, giảm mùi hôi, giảm tiêu chảy và phân khô trộn 1g/1-2kg thức ăn.
PRODUCTIVE FORTE: Tăng sức đề kháng cho cơ thể và kháng dịch bệnh, liều 1ml/ 2-4lít nước.
8. Điều trị bệnh Glasser trên heo
Bước 1: Vệ sinh
Khu vực chăn nuôi : Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
Ngoài chuồng nuôi : Rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt : Mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Bước 2: Sát trùng
Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống).
Chất độn chuồng: Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi.
Bước 3: Xử lý triệu chứng
Hạ sốt – giảm đau: Dùng PARADISE Liều 1g/1-2 lít nước hoặc trộn 1-2g/1kg thức ăn hoặc hạ sốt bằng NASHER TOL (Tolfanamic acid): 1ml/20kgP/ngày. Có thể kết hợp với thuốc long đờm và giãn khí quản.
Tăng miễn dịch: AURASHIELD L trộn thức ăn 0,5 – 2 kg/tấn TĂ.
Bước 4: Dùng kháng sinh
Kháng sinh tiêm: Lựa chọn một trong các loại kháng sinh điều trị tác nhân chính: NASHER AMX (Amoxycilin 15%) 1ml/10kgTT – nhắc lại sau 48h, NASHER QUIN (Cefquinome 2,5%) 1ml/12,5Kg TT/ngày, TIACYCLINE (tiamulin 10% và Doxycylin 10%) 1ml/10kgP/ngày.
Có thể áp dụng điều trị bằng kháng sinh ZITREX (azithromycin 10%), tiêm 01 mũi duy nhất tác dụng kéo dài 10 – 14 ngày. Để giảm chi phí điều trị, nhân công, giảm stress, tăng tỷ lệ khỏi.
Kháng sinh trộn: Kiểm soát lây trong tổng đàn bằng cách trộn cám SOLAMOX (Amoxycillin 70%) với liều 1kg/30 tấn thể trọng. Liên tục trong vòng 7 ngày.
Bước 5: Tăng sức đề kháng
ACTIVITON: Trợ sức trợ lực, liều tiêm bắp hoặc dưới da 1ml/10kgP
SORAMIN/LIVERCIN: Tăng cường chức năng gan-thận và giải độc liều 1ml/1-2 lít nước
ZYMEPRO: Kích thích tiêu hoá, giảm mùi hôi, giảm tiêu chảy và phân khô trộn 1g/1-2kg thức ăn.
PRODUCTIVE FORTE: Tăng sức đề kháng cho cơ thể và kháng dịch bệnh, liều 1ml/ 2-4lít nước.