BỆNH KHÁC
3 YẾU TỐ TỐI ƯU HOÁ CHĂN NUÔI HEO, GIA CẦM
THỨC ĂN SẠCH: BÍ QUYẾT CHO ĐÀN VẬT NUÔI KHỎE MẠNH
BỆNH ĐÓNG DẤU LỢN – SWINE ERYSIPELAS
BỆNH LIÊN CẦU KHUẨN TRÊN HEO (Streptococcus suis)
BỆNH TIÊU CHẢY DO E.COLI TRÊN HEO
BỆNH PHÓ THƯƠNG HÀN TRÊN HEO – SALMONELLOSIS
BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM INFECTIOUS BRONCHITIS (IB)
BỆNH VIÊM GAN THỂ VÙI HEPATITIS AVIUM (IBH)
BỆNH MAREK TRÊN GÀ – MAREK’S DISEASE (MD)
BỆNH PPRS TRÊN HEO – PORCINE REPRODUCTIVE AND RESPYRATORY SYNDROME
- 1 Nguyên nhân
Virus thuộc họ Arteriviridae, lớp Nidoviral. Người ta đã chứng minh chúng có khả năng tự biến đổi và biến dị rất lớn. Có hai chủng PRRS virus là chủng Bắc Mỹ và chủng Châu Âu.
Virus rất dễ bị tiêu diệt bởi các yếu tố bất lợi của môi trường.
Trong cơ thể heo khỏi bệnh, virus có thể tồn tại trên 17 tuần vì thế đó là nguồn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Ngoài thiên nhiên, virus lưu hành rộng rãi qua vận chuyển, buôn bán heo, thụ tinh nhân tạo,… Chúng tồn tại khá lâu trong phân, nước tiểu, nước ối, xác chết. Virus dễ bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao trên 70oC, các thuốc sát khuẩn như Foocmon 2%, nước vôi 10%, Chloramin.T 1%, B.K.Vet, 2% của Vinadin 10%.
- 2 Dịch tễ của bệnh
Tuổi mắc: tất cả các lứa yuooir đều cảm nhiễm nhưng lợn con và lợn nái mangg thai thường mẫn cảm hơn cả.
Độc lực: dạng cổ điển: độc thực thấp, tỉ lệ chết thấp 1-5% trong tổng đàn; dạng biến thể độc lực cao: gây nhiễm và chết nhiều heo hơn.
- 3 Phương thức truyền lây
Truyền ngang và truyền dọc.
Lây nhiễm qua đường hô hấp do tiếp xúc giữa heo với nhau, qua giọt bắn đường hô hấp, từ heo nhiễm bệnh và cả quần áo bảo hộ và dụng cụ chăn nuôi không được sát khuẩn và không quản lý đúng cách. Lây gián tiếp qua các nhân tố trung gian bị nhiễm virus.
Ở heo nái mang thai, virus có thể từ mẹ xâm nhiễm sang bài thai và gây bệnh, đặc biệt vài giai đoạn cuối của quá trình mang thai, heo con mang trùng, nhiễm bệnh có thể bài thải virus trong vòng 6 tháng.
Virus có thể có trong dịch mũi, nước bọt, phân và nước tiểu của heo ốm hoặc heo mang trùng và phát tán ra môi trường..
Virus có thể phát tán thông qua các hình thức: vận chuyển heo mang trùng, theo gió, bụi, bọt nước, dụng cụ chăn nuôi và dụng cụ bảo hộ lao động; thụ tinh nhân tạo hoặc do các yếu tố trung gian, động vật chân đốt
- 4 Triệu chứng
Heo nái:
Heo biếng ăn, sốt 39-40 độ
Sảy thai thường gặp vào gian đoạn cuối
Tai chuyển màu xanh trong thời gian ngắn
Heo bị đẻ non, động dục giả( 3-5 tuần sau thụ tinh)
Chậm động dục sau đẻ
Heo ho và có dấu hiệu của viêm phổi
Heo nái giai đoạn đẻ và nuôi con có hiện tượng biếng ăn, lười uống nước, mất sữa và viêm vú
Heo đẻ ra da biến màu, lờ đờ hoặc hôn mê, thai gỗ( 10-15% thai chết trong 3-4 tuần cuối thai kỳ)
Heo con chết ngay sau khi sinh(30%), heo con yếu, tai chuyển màu xanh duy trì trong vài giờ
Heo đực giống
Con vật bỏ ăn, sốt lờ đờ, ủ rũ, có triệu chứng ho hấp, giảm hưng phấn hoặc mất tính dục, lượng tinh dịch ít, chất lượng tinh kém và con sinh ra nhỏ
Heo con theo mẹ
Thể trạng gầy yếu, mắt có dử màu nâu, trên da có vết phòng rộp
Tiêu chảy nhiều; tỉ lệ con sống sót giảm, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp. Chân choãi ra, run rẩy
Tỉ lệ chết có thể từ 12-15%, thận chó lên đến 100% nếu mức bệnh dạng độc lực cao
Heo con cai sữa và heo choai
Heo chán ăn bỏ ăn
Lông xơ xác dựng ngược
Thể trạng: gầy yếu, da xanh,
Heo bị tiêu chảy, hắt hơi, chảy nước mắt; thở nhanh, thở khó; giảm tăng trọng
Tỉ lệ chết: 12-20%
Thể độc lực cao: heo sốt cao 40-42 độ c, kéo dài, giảm cân nhanh chóng, tỉ lệ chết cao
- 5 Bệnh tích
Phổi: xuất huyết,viêm phổi kẽ, đặc trưng bởi những đám chắc, đặc trên các thùy phổi. Thùy có màu xám đỏ, có mủ và đặc chắc, đàn hồi khi cắt ngang thuỳ bệnh, ta thấy mô phổi bị lồi ra, nhu mô có màu giống như tuyến ức và khi nắn bóp thấy có nhiều bọt, dịch đỏ hoặc mủ chảy ra.
Nhiều hạch lympho sưng to, gấp 2-10 lần so với bình thường
Khi mới mắc, hạch bị phù thũng, vàng nâu, xuất huyết, độ cứng trung bình, về sau hạch cứng chắc, có màu trắng hoặc vàng nâu
Da hoại tử, xuất huyết vỏ thận, phù kết mạc,teo tuyến ức
Xoang bao tim chứa đầy dịch và máu
Hạch lympho bị teo nhỏ
Heo nái: Bệnh tích còn thấy ở đường sinh dục: Thai chết lưu, thai chết yểu và có thể có viêm âm đạo và tử cung.
Ở heo đực giống: Bìu dái thâm tím, lạnh. Các tinh hoàn có độ lớn không đều, mổ ra thấy xung huyết.
- 6 Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng
Dựa vào dịch tễ, triệu chứng, bệnh tích mổ khám của trại để chẩn đoán bệnh( xem phần triệu chứng, bệnh tích phía trên)
Tổ chức dịch tễ thế giới – OIE cho phép trong vòng 14 ngày nếu gặp hai trong ba chỉ tiêu sau đây sẽ được coi là bệnh PRRS.
Số nái chửa bị sảy thai hoặc đẻ non hoặc đẻ chậm vượt quá 8% trên tổng đàn nái có chửa.
Số thai chết trước khi đẻ vượt quá 20% (đẻ ra đã có trên 20% số thai bị chết).
Số heo con chết non từ 1 – 7 – 10 ngày đầu vượt quá 25%.
Cần chẩn đoán phân biệt bệnh PRRS với một số bệnh: parvo virus, giả dại; circovirrus tuype 2, cúm lợn, dịch tả lợn cổ điển
Chẩn đoán phi lâm sàng
Chẩn đoán virus học: Các bệnh phẩm thường lấy để phân lập vvirrus gồm phổi, hạch lympho; hạch amidan
Chẩn đoán huyết thanh học: ELISA; phản ứng kháng thể huỳnh quan gian tiếp
- 7 Kiểm soát
Bước 1: Vệ sinh
Khu vực chăn nuôi : Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
Ngoài chuồng nuôi : Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt : Mát về mùa hè, ấm về mùa đông; giảm mùi hôi chuồng
- Kiểm soát động vật mang trùng: chuột
- Thực hiện biện pháp chăn nuôi cùng vào cùng ra
- Tránh nhập lợn mới vào trại trong lúc dịch đang đe dọa
- Kiểm soát nguồn tinh tốt
- Nước dùng để tắm, vệ sinh cho heo, tránh để heo uống phải nước bị ô nhiễm gây loạn khuẩn đường ruột
Bước 2: Sát trùng
Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống).
Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi.
Bước 3: Chủng vaccine
Tiêm phòng vacxin PRRS cho heo. Trước khi tiêm vacin cho heo xác định chủng tai xanh để làm đúng chủng tại thực địa. Hiện nay có rất nhiều vacxin phòng bệnh tay xanh cho heo.
Bước 4: Dùng kháng sinh
Kháng viêm, giảm đau và hạ sốt: Dùng NASHER TOL liều: 1ml/20kg TT/ngày. Tiêm liên tục 1-2 mũi. Hoặc sử dụng PARADISE liều 1g/1-2lit nước
Bước 5: Tăng cường sức đề kháng
ZYMEPRO: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1 lít nước uống.
PRODUCTIVE FORTE: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống.
PRODUCTIVE E.Se.Zn : Bổ sung Vitamin E, Selen, Kẽm, giúp mượt lông mềm lông và bóng lông . Pha 1ml/2-4 lít nước uống hoặc 1ml/20kg TT.
PRODUCTIVE AXIT SE: Thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, cải thiện quá trình tiêu hóa. Pha: 0.2-2 ml / L nước uống hoặc Trộn: 1-2 L/t thức ăn.
- 8 Xử lý bệnh
Bước 1: Vệ sinh
Khu vực chăn nuôi : Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
Ngoài chuồng nuôi : Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt : Mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Bước 2: Sát trùng
Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống).
Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi.
Bước 3: Xử lý triệu chứng
Hạ sốt-giảm đau: Dùng PARADISE Liều 1g/1-2 lít nước hoặc trộn 1-2g/1kg thức ăn.
Giải độc cấp: SORAMIN/LIVERCIN giúp tăng cường chức năng gan-thận và giải độc, pha 1ml/1-2lít nước uống.
Tăng miễn dịch: AURASHIELD L, được thêm vào nước uống với liều lượng 1L – 4 L trên 1.000 lít nước.
Bước 4: Xử lý nguyên nhân bệnh
Xử lý bằng phác đồ tiêm
Kháng viêm, giảm đau và hạ sốt: Dùng NASHER TOL liều: 1ml/20kg TT/ngày. Tiêm liên tục 1-2 mũi.
Kháng sinh tiêm phòng kế phát: NASHER AMX liều 1ml/10kg thể trọng dùng tiêm bắp 3 ngày liên tiếp. NASHER QUIN Liều 2ml/25kgP; Enroflon liều 1ml/15-20kg P; SILINGJEC liều 3-5mg/kg P hoặc Dùng ZITREX liều: 1ml/20kg P
Trợ sức trợ lực: Dùng ACTIVITON tiêm liều 1 ml/5-10 kg TT
Xử lý bằng phác đồ uống/ trộn
Hạ sốt-giảm đau: Dùng PARADISE Liều 1g/1-2 lít nước hoặc trộn 1-2g/1kg thức ăn.
Kháng sinh dạng trộn/ uống MOXCOLIS liều 1g/10lg P; DEMASU 250 liều 1g/12-17kg P; HEHMULIN 450 liều 900G/ tấn thức ăn. Trộn/ uống liên tục 3-5 ngày
Giải độc cấp: UMBROLIVER pha 0,1-1,0 ml/ L nước.
Bước 5:Tăng cường sức đề kháng
ZYMEPRO: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1 lít nước uống.
PRODUCTIVE FORTE: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống.
PRODUCTIVE E.Se.Zn : Bổ sung Vitamin E, Selen, Kẽm, giúp mượt lông mềm lông và bóng lông . Pha 1ml/2-4 lít nước uống hoặc 1ml/20kg TT.
PRODUCTIVE AXIT SE: Thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, cải thiện quá trình tiêu hóa. Pha: 0.2-2 ml / L nước uống hoặc Trộn: 1-2 L/t thức ăn.
Từ khóa
- hội chứng rối hoạn sinh sản và hô hấp trên heo, PRRS, sảy thai, tai tím tái, Tai xanh
SẢN PHẨM
BÒ JERSEY
CỪU DORPER
CỪU NHÀ OVIS ARIES
CỪU KELANTA
CỪU YUNAM
CỪU CHAN TUONG
THỎ XÁM BOURBONNAIS
THỎ ENGLISH SPOT(THỎ ANH)
BÒ H'MONG
BÒ HOLSTEIN FRIZ(HF)
BÒ DROUGHTMASTER
TRÂU MURRAH
TRÂU LANGBIANG
TRÂU DÉ
LỢN MƯỜNG KHƯƠNG
LỢN TÁP NÁ
LỢN ĐEN LŨNG PÙ
LỢN HƯƠNG
LỢN HUNG
LỢN BẢN- HEO BẢN
LỢN HAMPSHIRE
LỢN MEISHAN
LỢN PIETRAIN
CHIM BỒ CÂU AI CẬP
CHIM CÚT VẢY XANH
CHIM CÚT CALIFORNIA
CHIM CÚT GAMBEL
CHIM CÚT VUA
VỊT SHETLAND
VỊT KHAKI CAMPBELL
CHẨN ĐOÁN BỆNH CÙNG VET365
CHẨN ĐOÁN BỆNH CÙNG VET 365
CHẨN ĐOÁN BỆNH CÙNG VET36
GỬI TÌNH TRẠNG BỆNH
Nhận kết quả chẩn đoán
GỬI THÔNG TIN TƯ VẤN
Nhận tư vấn miễn phí
GỬI THÔNG TIN NHẬN BÁO GIÁ
Nhận chính sách bất ngờ