Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10% Sản phẩm mới ra mắt ưu đãi 10%

BỆNH KHÁC

/
BỆNH LƯỠI XANH Ở LOÀI NHAI LẠI: CƠ CHẾ LÂY TRUYỀN VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

BỆNH LƯỠI XANH Ở LOÀI NHAI LẠI: CƠ CHẾ LÂY TRUYỀN VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

Lượt xem9
  • Bệnh lưỡi xanh có thể gây tử vong cho các loài nhai lại như cừu, bò và dê. Một biến thể mới của căn bệnh này đã lây lan ở Bắc Âu từ cuối năm ngoái, dẫn đến các chiến dịch tiêm chủng ở các quốc gia bị ảnh hưởng như Pháp.
    Bệnh lưỡi xanh được chẩn đoán đầu tiên ở Nam Phi trên cừu vào đầu thế kỷ 20. Nó bắt đầu lan truyền ra ngoài lãnh thổ Phi châu khi phát hiện ở đảo Síp năm 1943, mặc dù có khả năng bệnh đã có vào khoảng năm 1924. Kế đó phát hiện bệnh tại Israel (1951), Pakistan (1959), Ấn Độ (1963). Lần đầu tiên bệnh được thấy với triệu chứng đau mồm ở cừu tại bang Texas của Mỹ vào năm 1948, ở California vào năm 1952 đã xác định được nguyên nhân là do bệnh lưỡi xanh. Trong khoảng thời gian 1956 – 1960, virus lưỡi xanh đã gây dịch chủ yếu trên cừu tại Bồ Đào Nha và phía nam Tây Ban Nha gây thiệt hại đến hơn 180 nghìn con. Hơn nửa triệu con cừu đã chết kể từ khi bệnh lây lan qua Địa Trung hải vào Nam Âu vào khoảng năm 2005 và đang lan dần về phía bắc. Bệnh lưỡi xanh ở gia súc xuất hiện lần đầu tiên ở Bắc Âu vào năm 2006 và chỉ trong vòng vài tuần sau đó, dịch bệnh này đã lan ra 2.000 trang trại gia súc ở Hà Lan, Bỉ, Đức, Pháp và Luxemburg.
    Tại nước ta, chưa vó báo cáo nào cho thấy bệnh xuất hiện, nhưng với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, trình độ chăn nuôi và quy mô đàn thú nhai lại ngày càng gia tăng thì cần có một nghiên cứu đầy đủ về sự tồn tại của bệnh tại nước ta trong thời gian tới.

1. Bệnh Lưỡi xanh là gì?

  • Bệnh Lưỡi xanh (LX) là một căn bệnh không truyền nhiễm, có tác nhân là vi rút, ảnh hưởng đến động vật nhai lại gia súc và hoang dã (chủ yếu là cừu và cũng bao gồm cả bò, dê, trâu, linh dương, hươu, nai và lạc đà), lây truyền qua côn trùng, nhất là loài muỗi đốt Culicoides. Vi rút gây ra bệnh lưỡi xanh được xác định là một thành viên của họ Reoviridae. Hai mươi bốn kiểu huyết thanh khác nhau đã được phát hiện và khả năng gây bệnh của mỗi loại này khác nhau đáng kể.
  • Mức độ nghiêm trọng của bệnh khác nhau tùy theo loài, trong đó nghiêm trọng nhất ở cừu, bao gồm các triệu chứng sụt cân, gián đoạn quá trình phát triển lông và gây chết. Ở những con cừu mẫn cảm, tỷ lệ nhiễm bệnh có thể lên tới 100%. Tỷ lệ tử vong trung bình chỉ từ 2-30% nhưng có thể tăng vọt tới 70%
  • So với cừu, bò mẫn cảm hơn và mức độ các triệu chứng lâm sàng thay đổi tùy theo chủng vi rút. Hiện nay, chủng vi rút lưỡi xanh đang lưu hành ở Bắc Âu có ý nghĩa đáng kể về dịch tễ học, do gây triệu chứng lâm sàng trên bò.
  • Ở những quốc gia có bệnh lưỡi xanh lưu hành, tác động chủ yếu là mất đi hoạt động thương mại do các hạn chế và chi phí giám sát, xét nghiệm sức khỏe và tiêm chủng. Bệnh lưỡi xanh là một căn bệnh được xếp vào Bộ luật Sức khỏe Động vật trên cạn của OIE và theo Bộ luật này, các trường hợp nhiễm bệnh phải được báo cáo cho Tổ chức Thú y thế giới.

2. Sự truyền và lây lan bệnh

  • Côn trùng là chìa khóa để truyền vi rút lưỡi xanh giữa các loài động vật. Các véctơ bị nhiễm vi rút lưỡi xanh sau khi tiêu thụ máu của động vật bị nhiễm bệnh. Nếu không có véctơ, bệnh không thể lây lan từ động vật này sang động vật khác. Sự lây truyền vi rút lưỡi xanh có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong mùa mưa. Gia súc bị nhiễm bệnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc vi rút lưu hành tại một khu vực. Những gia súc này là nguồn vi rút suốt nhiều tuần, trong khi có ít hoặc không có triệu chứng lâm sàng bệnh và thường là vật chủ ưa thích của côn trùng truyền bệnh.
  • Vi rút đã được tìm thấy trong tinh dịch của những con bò đực và cừu đực bị nhiễm bệnh, có thể lây truyền sang những con bò cái và cừu cái mẫn cảm với mầm bệnh, nhưng đây không được xem là nguyên nhân gây lây lan đáng kể. Vi rút lưỡi xanh cũng có thể được truyền qua nhau đến thai nhi.
  • Vi rút không lây truyền qua tiếp xúc với động vật, các sản phẩm len hoặc sữa.

3. Rủi ro sức khỏe cộng đồng

  • Không có rủi ro về vấn đề sức khỏe cộng đồng liên quan đến bệnh lưỡi xanh.

4. Triệu chứng lâm sàng

* Các triệu chứng lâm sàng ở cừu bị nhiễm bệnh có thể không giống nhau và bao gồm:

  • Sốt;
  • Xuất huyết và loét mô miệng và mũi;
  • Chảy nhiều nước dãi, sưng môi, sưng lưỡi và hàm;
  • Viêm vành (phía trên) móng và đi khập khiễng;
  • Yếu ớt, suy nhược, sút cân;
  • Tiêu chảy nhiều, nôn mửa, viêm phổi;
  • Lưỡi có màu xanh do chứng xanh tím (hiếm gặp);
  • Cừu cái mang thai có thể bị sảy thai;
  • Trong quá trình hồi phục của những con cừu có thể gặp tình trạng rụng lông một phần hoặc toàn bộ do gián đoạn phát triển lông.

Các triệu chứng lâm sàng trên con vật phụ thuộc vào chủng vi rút, các loài gia súc nhai lại khác như dê thường không có hoặc có ít triệu chứng lâm sàng.

5. Chẩn đoán

  • Trường hợp nghi ngờ là bệnh lưỡi xanh, dựa trên các dữ kiện cần thiết như triệu chứng lâm sàng điển hình, sự phổ biến của các côn trùng trung gian truyền bệnh và đặc biệt là ở những khu vực bệnh lưu hành, để xác nhận chẩn đoán. (Quy định về sức khỏe động vật trên cạn của OIE và Sổ tay xét nghiệm chẩn đoán và vắc xin cho động vật trên cạn của OIE).

6. Phòng ngừa và kiểm soát

  • Ở những vùng lưu hành, các chương trình giám sát chủ động lấy mẫu động vật trong các đàn trọng điểm để theo dõi sự hiện diện của vi rút. Kết hợp với các chương trình giám sát chủ động để xác định vị trí, phân bố và tỷ lệ lưu hành của côn trùng truyền bệnh trong khu vực, các biện pháp kiểm soát có thể được thực hiện kịp thời như:

+ Xác định, giám sát và truy tìm các loài động vật mẫn cảm và có nguy cơ nhiễm bệnh;

+ Kiểm dịch và/hoặc hạn chế vận chuyển động vật trong thời kỳ hoạt động của côn trùng;

+ Xác định các vùng cụ thể;

+ Tiêm chủng;

+ Dùng các biện pháp kiểm soát côn trùng.

  • Tiêm vắc xin được xem như biện pháp hiệu quả và thiết thực nhất để giảm thiểu tổn thất liên quan đến bệnh lưỡi xanh, đồng thời làm đứt gãy sự chuyển đổi từ động vật nhiễm bệnh thành vật trung gian truyền bệnh. Cần sử dụng vắc xin được phát triển để bảo vệ chống lại chủng (hoặc các chủng) vi rút cụ thể đang lưu hành ở một khu vực nhất định.

7. Phân bố địa lý

  • Bệnh lưỡi xanh phân bố trên toàn cầu, đặc biệt ở những khu vực có loài côn trùng truyền bệnh – loài muỗi đốt Culicoides hiện diện, bao gồm châu Phi, châu Á, châu Úc, châu Âu, Bắc Mỹ và một số đảo ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
  • Ở những khu vực có mùa đông không quá khắc nghiệt, cho phép muỗi đốt sống sót, cũng tạo điều kiện cho vi rút tồn tại. Có hơn 1.000 loài Culicoides nhưng chỉ có khoảng 20 loài là vật trung gian truyền vi rút lưỡi xanh còn năng lực gây bệnh. Do đó, sự phân bố địa lý của các loài côn trùng truyền bệnh thường sẽ hạn chế sự phân bố của bệnh.
  • Cừu sống ở các vùng lưu hành thường có sức đề kháng tự nhiên với bệnh lưỡi xanh. Dịch có thể bùng phát ở một khu vực khi những con cừu mẫn cảm hơn, đặc biệt là các giống cừu châu Âu được đưa vào các khu vực lưu hành, hoặc do sự di chuyển theo gió của muỗi Culicoides bị phơi nhiễm, chúng mang thêm vi rút đến khu vực lưu hành. Sự xuất hiện của bệnh lưỡi xanh thường song song với hoạt động của véctơ tăng đột biến trong thời kỳ nhiệt độ cao và lượng mưa lớn, bệnh cũng giảm dần khi xuất hiện đợt sương giá hoặc thời tiết lạnh khắc nghiệt hơn

SẢN PHẨM

ALTRENDI- LÊN GIỐNG ĐỒNG LOẠT

ALTRENDI- LÊN GIỐNG ĐỒNG LOẠT

  1. Trong 1ml có chứa:
Hoạt chất chính:Altrenogest…………………….………………….4 mgChất mang:Butylhydroxytoluene ………………..……………0.07 mgButylhydroxyanisole ………………..……………0.07 mgChất mang vừa đủ 1ml

BOAR ESSEN PLUS(MÙI HEO ĐỰC)

BOAR ESSEN PLUS(MÙI HEO ĐỰC)

Chai xịt Boar Essence Plus chứa mùi hoocmon pheromone của heo đực. Dung dịch này có mùi giống mùi do tuyến nước bọt dưới hàm của lợn đực tạo ra.Boar Essence Plus kích thích và phát hiện heo nái và heo hậu bị lên giống, thay thế đực thí tình, tăng tỷ lệ đậu thaiBoar Essence Plus giảm nguy cơ lây nhiễm chéo khi dùng đực thí tình, tiết kiệm chi phí chăn nuôi

THẢO DƯỢC HỖ TRỢ ĐƯỜNG TIÊU HÓA CHO VẬT NUÔI - NANO BERBERIN

THẢO DƯỢC HỖ TRỢ ĐƯỜNG...

Berberin (min): 2%; Curcumin (min): 0.5%; Polyphenol…
NANO BERCUR-S THẢO DƯỢC HỖ TRỢ ĐƯỜNG TIÊU HÓA CHO VẬT NUÔI

NANO BERCUR-S THẢO DƯỢC HỖ...

Berberin (min): 20.000ppm Curcumin (min): 5.000ppm Polyphenol…
NANO ĐỒNG – XỬ LÝ NẤM, HẠN CHẾ TẢO, KHỬ MÙI NƯỚC, DIỆT VI TRÙNG

NANO ĐỒNG – XỬ LÝ...

Dung dịch Đồng hữu cơ (Copper Lactate):…
PRODUCTIVE HEPATO – GIẢI ĐỘC GAN THẬN SIÊU TỐC

PRODUCTIVE HEPATO – GIẢI ĐỘC...

Vitamin B1: 0.02 g; Vitamin B2: 0.005g;…
DOXYCYCLINE 50% - NASHER DOX (ĐẶC TRỊ BỆNH ORT, CRD, CCRD, TIÊU CHẢY PHÂN XANH, PHÂN TRẮNG)

DOXYCYCLINE 50% - NASHER DOX...

Doxycycline Hyclate: 50%
OXYTETRACYCLINE 50% - ACTIVE OFAT 500 (ĐẶC TRỊ HEN KHẸC, VIÊM RUỘT, VIÊM BUỒNG TRỨNG)

OXYTETRACYCLINE 50% - ACTIVE OFAT...

Oxytetracycline HCL: 50%
GÀ NÒI

GÀ NÒI

1.Khái quát chung Gà nòi là một…
GÀ MÓNG DUY TIÊN

GÀ MÓNG DUY TIÊN

1.Khái quát chung Gà H’Mông hay còn gọi…
Gà H’Mông

Gà H’Mông

1.Khái quát chung Gà H’Mông hay còn gọi…
GÀ CÁY CỦM

GÀ CÁY CỦM

1.Khái quát chung Gà cáy củm hay còn…
GÀ LÔNG CHÂN

GÀ LÔNG CHÂN

1.Khái quát chung Gà lông chân là…
GÀ TÈ

GÀ TÈ

1.Khái quát chung Gà Tè hay còn gọi…
GÀ TIÊN YÊN

GÀ TIÊN YÊN

1.Khái quát chung Gà Tiên Yên hay còn…
Logistics là gì?

Logistics là gì?

Theo Điều 233 Luật Thương mại 2005, dịch…
GÀ VĂN PHÚ

GÀ VĂN PHÚ

1.Khái quát chung Gà Văn Phú là…
GÀ CAO LÃNH

GÀ CAO LÃNH

1.Khái quát chung Gà Cao Lãnh hay…
GÀ TRE TÂN CHÂU

GÀ TRE TÂN CHÂU

1.Khái quát chung Gà tre Tân Châu…
GÀ CHỢ LÁCH

GÀ CHỢ LÁCH

1.Khái quát chung Gà Chợ Lách hay gà nòi…
GÀ ĐỒI YÊN THẾ

GÀ ĐỒI YÊN THẾ

1.Khái quát chung Gà đồi Yên Thế…
GÀ RI NINH HÒA

GÀ RI NINH HÒA

1.Khái quát chung Gà Ri Ninh Hòa…
GÀ TA LAI

GÀ TA LAI

1.Khái quát chung Gà ta lai (hay…
GÀ VCN

GÀ VCN

1.Khái quát chung Gà VCN-G15 còn gọi là gà…
GÀ SAO

GÀ SAO

1.Khái quát chung Gà sao hay còn gọi…
GÀ TÂY

GÀ TÂY

1.Khái quát chung Gà tây nhà là…
Chim cút Bobwhite

Chim cút Bobwhite

Chim cút (hay còn gọi là chim…
Chim cút Coturnix

Chim cút Coturnix

Chim cút (hay còn gọi là chim…
DOXYCYCLINE  5% + TIAMULIN 5% -  TIACYCLIN POWDER (ĐẶC TRỊ VIÊM PHỔI DÍNH SƯỜN)

DOXYCYCLINE 5% + TIAMULIN 5%...

Doxycycline:  50mg/g Tiamulin:        50mg/g

CHẨN ĐOÁN BỆNH CÙNG VET365

B1: Cung cấp thông tin về quý khách



















    CHẨN ĐOÁN BỆNH CÙNG VET 365

    B1: Cung cấp thông tin về quý Khách

















      CHẨN ĐOÁN BỆNH CÙNG VET36

      GỬI THÔNG TIN TƯ VẤN

      Nhận tư vấn miễn phí

      GỬI THÔNG TIN NHẬN BÁO GIÁ

      Nhận chính sách bất ngờ