Nội dung
Chăn nuôi trâu bò cho thịt và cho sữa đang được phát triển mạnh ở nước ta để cung cấp sản phẩm thịt, sữa và phụ phẩm chế biến cho nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi này như giống, thức ăn, dịch bệnh, môi trường chăn nuôi, các yếu tố quản trị chăm sóc… và thị trường. Vì vậy, nhà chăn nuôi cần phải đầu tư thích đáng để đạt được hiệu quả chăn nuôi tốt nhất.
1. Cho ăn quá nhiều
- Bò sẽ bị ảnh hưởng xấu do cho ăn quá nhiều và thường xuất hiện các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, và trướng bụng cấp tính hoặc tác động mạnh vào dạ dày. Ngoài ra, các loài vi khuẩn như Clostridium welchii thường được tìm thấy trong chất chứa ở ruột của vật trong tình trạng cho ăn quá mức với sự sản sinh độc tố quá mức trong ruột, sự hấp thụ nó sẽ gây ra bệnh. Ở những bò sữa bị ăn quá mức khi được mong muốn sản xuất phá kỷ lục, những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như vậy xuất hiện đột ngột làm sụt giảm sản lượng sữa. Thể keton trong máu tăng quá mức cũng có thể xảy ra ở vật nuôi được cho ăn nhiều vì chúng không thể hoàn thành quá trình oxy hóa chất béo trong cơ thể. Các sản phẩm oxy hóa không hoàn toàn (vật thể keton) tích tụ trong máu và ảnh hưởng xấu đến tình trạng cơ thể và chất lượng sữa.
2. Cho ăn thiếu
- Sự thiếu hụt các vitamin và khoáng chất liên tục kéo dài thường dẫn đến sự phát triển bệnh được gọi là bệnh dinh dưỡng, có thể gây ra thiệt hại không thể khắc phục và cần phải tránh. Sự thiếu hụt các yếu tố khác, chẳng hạn như thiếu năng lượng hoặc protein vừa phải, có xu hướng kìm hãm sự phát triển nhưng không gây hại đặc biệt nếu không tiếp tục quá lâu, đặc biệt là nếu vật nuôi không mang thai và dự kiến sẽ không sản xuất hiệu quả. Tuy nhiên, ở những vật nhân giống, việc cho ăn thiếu làm giảm đáng kể hoạt động sinh sản bình thường của chúng. Ở vật cái bị thiếu ăn có thể không động dục bình thường, và nếu có thai, vật còn tơ có thể không mang được thai, hoặc nếu được sinh ra, có thể sẽ bị yếu và phát triển kém.
3. Chế biến thức ăn
- Việc nghiền thường cải thiện lượng ăn vào và cũng có thể thêm các kim loại vào thức ăn. Ví dụ, người ta đã phát hiện ra rằng việc nghiền bột cam quýt bằng máy nghiền Wiley đã làm tăng đáng kể sắt, kẽm, đồng, natri và mangan dưới dạng kim loại nghiền mịn có thể được sử dụng tốt hơn cùng với các nguyên tố tương tự vốn có trong thức ăn. Trong một số trường hợp, việc nghiền có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng tiêu hóa nhưng ở một mức độ khác nhau tùy thuộc vào mức độ mịn. Tỷ lệ tiêu hóa chất khô của cỏ khô được nghiền thô, trung bình và rất mịn đã bị giảm lần lượt 3,2%, 7,6% và 15,1% so với cỏ khô được nuôi ăn ở dạng dài. Cỏ khô được nghiền thô không chỉ dễ tiêu hóa hơn mà còn ngon miệng hơn. Ngoài ra, nó cho phép thời gian nhai lại lâu hơn, lượng nước bọt được sinh ra lớn hơn và tỷ lệ acetate với propionate cao hơn trong dạ cỏ, nó đặc biệt quan trọng đối với bò sữa vì acetate là tiền chất chính của quá trình tổng hợp chất béo của sữa. Xử lý nhiệt của các thức ăn khác được nhận thấy là có lợi, đặc biệt trong các trường hợp các thành phần như hạt bông vải hoặc đậu nành được đưa vào tổ hợp trong khẩu phần. Nhiệt nóng các thành phần như vậy ở 140-150° C trong 2-3 phút dẫn đến sự phá hủy các chất độc và chất ức chế tự nhiên có trong thức ăn (gossypol tự do trong hạt bông vải và chất ức chế trypsin trong đậu nành) và do đó cải thiện giá trị dinh dưỡng của chú
4. Số lần cho ăn
- Khi cho vật nuôi ăn 5-6 lần mỗi ngày, sẽ có độ pH ổn định trong dạ cỏ ở các mức trong khoảng 5,5 đến 5,8, nhưng khi cho ăn chỉ 1-2 lần mỗi ngày, trong trường hợp này, giá trị pH sẽ thay đổi từ khoảng 5.1 đến 7.1 trong cùng ngày. Với giá trị pH ổn định trong dạ cỏ, tỷ lệ tiêu hóa của chất xơ khẩu phần sẽ tăng lên do hoạt động của vi khuẩn trong dạ cỏ tăng lên dẫn đến mức năng lượng tăng cần thiết cho hoạt động đó (nồng độ ATP ở dạ cỏ cao gấp 2,5 lần ở số lần cho ăn cao so với số lần cho ăn thấp). Ngoài ra, việc số lần cho ăn cao còn làm giảm lượng ammonia tạo ra trong dạ cỏ sau quá trình tiêu hóa protein, cho thấy tỷ lệ hình thành protein có thể phân giải thấp và tỷ lệ protein không phân giải cao được sử dụng cho mục đích sản xuất. Tỷ lệ tăng của protein không phân giải có liên quan đến protein phân giải trong dạ cỏ có lẽ được cho là do tốc độ tăng của chất tiêu hóa chuyển qua dạ cỏ bằng việc số lần cho ăn cao, do đó không đủ thời gian cho sự phân rã.
5. Yếu tố môi trường
Một số yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến lượng ăn vào ở vật nuôi, chẳng hạn như: stress nhiệt, mưa, tiếng ồn và độ cao.
6.Yếu tố vật nuôi
Một số yếu tố của vật nuôi có thể ảnh hưởng đến ăn vào ở động vật, chẳng hạn như tuổi, mang thai và mức độ vận động.
7. Các bệnh của cơ thể
- Một nghiên cứu đã được thực hiện để định lượng giảm lượng ăn vào và tổn thất sản xuất sữa có liên quan đến các rối loạn sức khỏe ở bò sữa. Lượng ăn vào bị giảm 6,7-14,7 kg chất khô (DM) trong các tình trạng bệnh như tiêu chảy, viêm vú, thể keton trong máu cao và sốt sữa với mức giảm 1,94 kg sản lượng sữa cho mỗi kg DM ăn vào giảm. Ví dụ như sự xâm nhập của ký sinh trùng bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng protein của động vật. Giả sử một vật nuôi bị nhiễm 200 con ve, sau đó hàng ngày, con vật có thể mất 200ml máu hoặc 40 g protein (giả sử máu có 20% protein). Sự gia tăng nhu cầu về 40 g protein có thể được đáp ứng bằng cách cho ăn 150 g bột hạt bông vải hoặc từ protein vi sinh vật được sinh ra trong dạ cỏ từ 250 g carbohydrate tiêu hóa. Do đó, các nhu cầu đối với acid amin tăng là do bệnh ký sinh trùng và gia súc sẽ bị mất cân bằng về các chất dinh dưỡng của chúng trong và đôi khi sau khi điều trị ký sinh trùng. Vật nuôi bị cạn kiệt protein có khả năng tạo ra nhiều nhiệt hơn và việc sử dụng năng lượng trao đổi (ME) sẽ bị giảm.
- Các ảnh hưởng của nội ký sinh trên trâu bò sẽ thay đổi theo mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng cũng như tuổi và mức stress của vật nuôi. Các nôi ký sinh trùng ảnh hưởng đến lượng ăn vào của vật nuôi theo mức thay đổi khác nhau tùy thuộc vào tính nghiêm trọng của sự xâm nhập. Một mối quan hệ như vậy có thể được quy cho ảnh hưởng của ký sinh trùng đến sự vận động của dạ cỏ, pH dạ cỏ và hệ nội tiết hormone điều chỉnh sự thèm ăn và lượng ăn vào. Nội ký sinh trùng cũng ảnh hưởng đến tiêu hóa và sử dụng protein khẩu phần, do lượng ăn vào giảm và nhu cầu của vật nuôi sử dụng protein thức ăn như một nguồn năng lượng bù đắp.
8. Các chiến lược cải thiện
Những gì có thể được thực hiện để ngăn chặn việc ăn vào và sử dụng thức ăn bị giảm do tất cả các yếu tố này?
- Cần tránh cho vật nuôi ăn quá nhiều vượt quá nhu cầu thực tế của nó. Ngoài sự tiết kiệm thức ăn, cho ăn quá nhiều còn ảnh hưởng xấu đến môi trường dạ cỏ và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và sản xuất. Việc cho ăn thiếu cũng nên tránh vì nó gây ra các bệnh về dinh dưỡng dẫn đến thiệt hại không thể khắc phục.
- Thức ăn nên được xử lý đúng cách và được cung cấp nhiều lần mỗi ngày để duy trì chức năng dạ cỏ bình thường và cải thiện sự sử dụng.
- Vật nuôi trong các hoạt động nuôi dưỡng bị nhốt nên được vận động một khoảng thời gian mỗi ngày để cải thiện khả năng tiêu hóa và sử dụng các chất dinh dưỡng của thức ăn. Cũng cần xem xét rằng phản ứng của vật đối với thức ăn có thể thay đổi bởi vì những thay đổi sinh lý liên quan đến tuổi và việc phân chia khẩu phần cần được điều chỉnh cho phù hợp.
- Stress nhiệt ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng thức ăn và sản xuất sữa và do đó, nên giảm bớt bằng các biện pháp vận dụng khéo vào khẩu phần (bổ sung chất đệm có thêm chất béo, protein và khoáng chất), và cũng bằng cách điều chỉnh môi trường tiểu khí hậu (bóng mát, vòi phun nước, v.v.).
- Việc vật nuôi tiếp xúc với stress tiếng ồn cũng ảnh hưởng đến nhai lại và quá trình trao đổi chất. Trong trường hợp không thể tránh được stress tiếng ồn, việc bổ sung thức ăn có thêm chất chống oxy hóa có thể giúp giảm bớt các phản ứng trao đổi chất có hại liên quan đến tiếng ồn.
- Vật nuôi phải luôn được duy trì trong tình trạng sức khỏe tốt. Chúng cũng cần được xử lý phòng ngừa nội ký sinh trùng bằng phương pháp tẩy giun và quản lý đồng cỏ thích hợp để giảm thiểu ảnh hưởng của các nội ký sinh trong việc sử dụng thức ăn và năng suất của vật nuôi. Tương tự, các ngoại ký sinh trùng cần được kiểm soát chặt chẽ thông qua việc sử dụng thuốc trừ côn trùng. Tuy nhiên, điều này cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ thú y, người sẽ hướng dẫn việc xử lý tùy thuộc vào mức độ xâm nhiễm, độ tuổi và sức khỏe của vật nuôi.