Nội dung
- 1. Nguyên nhân gây bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) trên gà
- 2. Dịch tễ của bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) trên gà
- 3. Phương thức truyền lây bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT)
- 4. Triệu chứng bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) trên gà
- 5. Bệnh tích của bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT)
- 6. Chẩn đoán bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT)
- 7. Phòng bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) trên gà
- 8. Điều trị bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) trên gà
Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (Infections laryngotracheitis – ILT) là một bệnh truyền nhiễm do virus gây viêm đường hô hấp chủ yếu ở khí quản và thanh quản, làm cho gà thở khó, thở khò khè rồi chết (do chất dịch viêm đông đặc trong khí quản).
1. Nguyên nhân gây bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) trên gà
Gây ra bởi Herpes virus. Bệnh truyền lây qua tiếp xúc trực tiếp với gà bị bệnh hoặc gà đã khỏi bệnh nhưng còn bài thải mầm bệnh; Hoặc truyền lây gián tiếp qua dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, người chăm sóc, động vật hoang rã.
2. Dịch tễ của bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) trên gà
Bệnh do virus thuộc nhóm Herpes gây ra, xảy ra trên tất cả các loại gia cầm bao gồm: gà, gà tây, gà lôi… chim, ngỗng cũng có ghi nhận nhiễm bệnh tuy nhiên mức độ trầm trọng không cao.
Tuổi gia cầm mắc bệnh thường từ sau 20 ngày đến dưới 1 năm tuổi, bệnh nặng nhất vào giai đoạn gà được 3 – 5 tháng tuổi.
Virus chết rất nhanh trong điều kiện môi trường thông thường nhưng trong môi trường phân gà hay trong mô nhiễm bệnh virus có thể tồn tại tới 100 ngày.
Khi ở nhiệt độ âm virus vẫn có thể tồn tại trong nhiều tháng.
Gia cầm sau khi đã được điều trị khỏi bệnh vẫn tiếp tục bài thải mầm bệnh ra môi trường, do vậy việc ILT tái bùng phát tại các trại đã nhiễm bệnh trong cùng một lứa nuôi là rất cao.
3. Phương thức truyền lây bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT)
- Truyền qua đường hô hấp, qua niêm mạc mắt vào xoang mắt rồi xuống đường hô hấp.
- Truyền qua các dụng cụ chăn nuôi bị nhiễm mầm bệnh.
- Truyền lây do nhập đàn mới đã bị nhiễm bệnh hoặc đàn cũ đã mang trùng lây lan.
- Không truyền qua trứng.
4. Triệu chứng bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) trên gà
Thể quá cấp tính: Thở khò khè, há miệng, rướn cổ để thở, ho và khạc đờm; Đờm đặc lẫn máu; Tỉ lệ chết lên tới 70% tổng đàn.
Thể cấp tính: Gà thở khò khè, ho bắn ra cả chất như bã đậu; Viêm giác mạc và sưng; Chảy nước mắt, nước mũi nhiều. Tỉ lệ mắc bệnh cao, nhưng tỉ lệ chết 10-30%.
Thể mạn tính: Gà gật gù, ủ rũ, viêm giác mạc; Niêm mạc họng viêm xuất huyết, chứa nhiều đờm dãi. Tỷ lệ đẻ giảm 10-40%. Tỉ lệ bệnh thấp (khoảng 5%).
5. Bệnh tích của bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT)
Thể quá cấp tính: Viêm thanh khí quản, xuất huyết nặng, lòng khí quản có dịch nhầy và lẫn cục máu đông, đôi khi có các cục bã đậu màu vàng nhạt.
6. Chẩn đoán bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT)
Căn cứ vào triệu chứng lâm sang và bệnh tích trên ống khí quản có chất bã đậu trắng. Đặc biệt căn cứ vào dịch tễ những vùng thường xảy ra bệnh.
Sử dụng các biện pháp chẩn đoán trên phòng thí nghiệm để có những kết luận chính xác về nguyên nhân gà chết.
Với bệnh ILT ta có thể soi dưới kính hiển vi tìm virus tồn tại trong các biểu mô, dùng phương pháp PCR, phương pháp Elisa…
7. Phòng bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) trên gà
Bước 1: Vệ sinh
Khu vực chăn nuôi : Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
Ngoài chuồng nuôi : Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt : Mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Bước 2: Sát trùng
Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống).
Chất độn chuồng: Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi.
Bước 3: Chủng vaccine
Sử dụng vaccin là cách tốt nhất để kiểm soát bệnh.
Chủng vaccine ILT theo lịch khuyến cáo của nhà sản xuất.
Bước 4: Tăng cường sức đề kháng
AMILYTE: Kích thích tăng trọng, bung lông bật cựa đỏ tích kích mào, nhanh đẻ, pha 1g/2lít nước uống.
PRODUCTIVE FORTE: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống.
ZYMEPRO: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1 lít nước uống.
PRODUCTIVE E.Se.Zn : Bổ sung Vitamin E, Selen, Kẽm, giúp kích lườn, bung lông, bật cựa. Pha 1ml/2-4 lít nước uống hoặc 1ml/20kg TT
CALPHO: Bổ sung Canxi và Phospho tạo khung xương, chống cắn mổ Pha nước 1ml/1-2lít hoặc 1ml/10kg P
VITROLYTE: Cung cấp năng lượng, điện giải và vitamin có hoạt tính cao cho gia súc, gia cầm: Giải nhiệt, giải độc, tăng lực, chống suy kiệt vào buổi trưa nóng.
8. Điều trị bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) trên gà
Bước 1: Vệ sinh
Khu vực chăn nuôi : Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
Ngoài chuồng nuôi : Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt : Mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Bước 2: Sát trùng
Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống).
Chất độn chuồng: Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi.
Bước 3: Xử lý nguyên nhân
Kích thích tăng Interferon bằng AURASHIELD L pha 2ml/lít, cho uống 6-8 giờ/ngày, sử dụng 5-6 ngày.
Khuyến cáo: Khi đàn gà phục hồi hoặc khỏe mạnh trở lại cần chủng vaccine ILT theo lịch trình
Bước 4: Xử lý triệu chứng
Hạ sốt-giảm đau: Dùng PARADISE Liều 1g/1-2 lít nước hoặc trộn 1-2g/1kg thức ăn.
Thông khí quản: AROLIEF pha 1ml/10 lít nước uống, cho uống liên tục đến khi hết triệu chứng.
Giải độc cấp: SORAMIN/LIVERCIN giúp tăng cường chức năng gan-thận và giải độc, pha 1ml/1-2lít nước uống.
Tăng miễn dịch: AURASHIELD L được thêm vào nước uống với liều lượng 1L – 4 L trên 1.000 lít nước.
Bước 5: Tăng cường sức đề kháng
ZYMEPRO: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1 lít nước uống.
PRODUCTIVE FORTE: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống.
PRODUCTIVE E.Se.Zn: Bổ sung Vitamin E, Selen, Kẽm, giúp kích lườn, bung lông, bật cựa. Pha 1ml/2-4 lít nước uống hoặc 1ml/20kg TT.
CALPHO: Bổ sung Canxi và Phospho tạo khung xương, chống cắn mổ. Pha nước 1ml/1-2lít hoặc 1ml/10kg
PRODUCTIVE AXIT SE: Thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, cải thiện quá trình tiêu hóa. Pha: 0.2-2 ml / L nước uống hoặc Trộn: 1-2 L/t thức ăn.
Bước 5: Kiểm soát kế phát
Dùng GIUSE OS 200 liều: 1ml/15kg TT/ngày. Hoặc PULMUSOL liều 1g/35kg TT/ngày. Uống liên tục 3-5 ngày.
Nếu bạn cần thêm thông tin và cần hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
Hỗ trợ kỹ thuật gà: | 0908 012 238 | Email: thuytoancau.giacam@gmail.com |
Hỗ trợ kỹ thuật heo: | 0934 555 238 | Email: thuytoancau.heo@gmail.com |
Chăm sóc khách hàng: | 0934 469 238 | Email: thuytoancau.vn@gmail.com |
Biên tập: Team Globalvet