BỆNH KHÁC
3 YẾU TỐ TỐI ƯU HOÁ CHĂN NUÔI HEO, GIA CẦM
THỨC ĂN SẠCH: BÍ QUYẾT CHO ĐÀN VẬT NUÔI KHỎE MẠNH
BỆNH ĐÓNG DẤU LỢN – SWINE ERYSIPELAS
BỆNH LIÊN CẦU KHUẨN TRÊN HEO (Streptococcus suis)
BỆNH TIÊU CHẢY DO E.COLI TRÊN HEO
BỆNH PHÓ THƯƠNG HÀN TRÊN HEO – SALMONELLOSIS
BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM INFECTIOUS BRONCHITIS (IB)
BỆNH VIÊM GAN THỂ VÙI HEPATITIS AVIUM (IBH)
BỆNH MAREK TRÊN GÀ – MAREK’S DISEASE (MD)
BỆNH VIÊM VÚ DÊ
- 1 Nguyên nhân
Viêm vú trên dê nuôi là bệnh thường gây hại trên dê trong giai đoạn khai thác sữa, làm giảm năng suất, sức sinh sản thậm chí gây chết dê nếu không điều trị kịp thời.
Viêm vú là dạng viêm tuyến sữa và bầu vú của con vật. Bệnh thường được gây nên bởi các vi khuẩn Staphylococcus spp, Corynebacterium spp, Streptococcus spp hoặc một số chủng E.coli…
Bệnh xảy ra chủ yếu do vệ sinh môi trường và quy trình vắt sữa không đúng kỹ thuật.
Chuồng trại kém vệ sinh, chăm sóc quản lý không đúng kỹ thuật làm mầm bệnh lẫy nhiễm vào núm vú và bầu vú.
Một số bệnh khác cũng kế phát viêm vú như viêm tử cung, viêm ruột, các vết thương ở bầu vú…
- 2 Dịch tễ của bệnh
Lứa tuổi mắc: dê sau đẻ, đang cho con bú
Mùa mắc: tất cả các mùa
- 3 Phương thức truyền lây
Bệnh thường xảy ra khi dê đang trong giai đoạn dê sinh sản
Tùy sức đề kháng từng cá thể và cách chăm sóc cho dê trong giai đoạn thai sản mà dê có thể bị mắc
- 4 Triệu chứng
Sưng, đỏ, đau vùng bầu vú
Vú bị viêm sẽ thay đổi màu sắc từ màu hồng nhạt đến màu đỏ thẫm hoặc đen và bầu vú trở nên lạnh
Sữa ở vú mắc bệnh có màu sắc rất thay đổi: Nhợt nhạt, vàng thẫm, vàng nhạt có lẫn mủ hay máu, hoặc lợn cợn đông vón hay có lẫn các tổ chức bị hoại tử.
Tổ chức ở bầu vú có thể bị dày lên hoặc phù thủng tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh. Nhưng hầu hết các thể viêm vú thường kết hợp với nhau. Có trường hợp dê bị mắc bệnh nhưng không rõ các triệu chứng lâm sàng, dạng này thường làm giảm sản lượng sữa đến 25%.
- 5 Bệnh tích
( Đang cập nhập…)
- 6 Chẩn đoán
Hiện nay chúng ta có thể dựa vào triệu chứng lâm sàng, thời gian mắc để chẩn đoán bệnh
Hoặc có thể xem xét chất lượng sữa, có đạt yêu cầu chất lượng hay không?
- 7 Kiểm soát
Bước 1: Vệ sinh
Khu vực chăn nuôi :
Ngoài chuồng nuôi : Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt : Mát về mùa hè, ấm về mùa đông; giảm mùi hôi chuồng
Bước 2: Sát trùng
Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống).
Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi
Bước 3: Chăm sóc:
Mỗi lần vắt sữa phải vắt thật sạch, không để đọng sữa ở bầu vú
Rửa sạch tay khi vắt sữa, rửa sạch cả bầu vú và đùi sau của dê để tránh nhiễm trùng
Dê mới đẻ nên lót ổ bằng rơm sạc. trước và sau khi đẻ nên giảm thức ăn tinh, cho ăn thức ăn tươi xanh và uống nước ấm
Đầu mùa hè không nên cho dê đang cho con bú ăn quá nhiều cỏ non và ướt
Đảm bảo cạnh chuồng luôn nhẵn, không quá sắc để không bị cọ bầu ví vào khi di chuyển
- 8 Xử lý bệnh
Bước 1: Vệ sinh
Khu vực chăn nuôi : Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
Ngoài chuồng nuôi : Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt : Mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Bước 2: Sát trùng
Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB, 1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống).
Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi
Dùng nước muối nóng vệ sinh bầu vú và núm vú sạch sẽ
– Sau đó nhúng núm vú, chỗ vú bị xước vào cồn Iodine 10% 1 lần/ngày/5 – 7 ngày liền
Bước 3: Xử lý triệu chứng
Hạ sốt-giảm đau: Dùng NASHER TOL liều: 1ml/20kg TT/ngày. Tiêm liên tục 1-2 mũi.
Bước 4: Xử lý nguyên nhân bệnh
Xử lý bằng phác đồ tiêm
Kháng viêm, giảm đau và hạ sốt: Dùng NASHER TOL liều: 1ml/20kg TT/ngày. Tiêm liên tục 1-2 mũi.
Kháng sinh tiêm: NASHER AMX liều 1ml/10-20kg thể trọng dùng tiêm bắp 3 ngày liên tiếp. NASHER QUIN Liều 2ml/25kgP; SUMAZINMYCIN liều 1ml/15-20kg P.
Trợ sức trợ lực: Dùng ACTIVITON tiêm liều 1 ml/5-10 kg TT. Tiêm 5 ngày liên tiếp
Bước 5:Tăng cường sức đề kháng
ZYMEPRO: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1 lít nước uống.
PRODUCTIVE FORTE: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống.
PRODUCTIVE E.Se.Zn : Bổ sung Vitamin E, Selen, Kẽm, giúp mượt lông mềm lông và bóng lông . Pha 1ml/2-4 lít nước uống hoặc 1ml/20kg TT.
PRODUCTIVE AXIT SE: Thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, cải thiện quá trình tiêu hóa. Pha: 0.2-2 ml / L nước uống hoặc Trộn: 1-2 L/t thức ăn.
Từ khóa
- điều trị viêm vú dê, VIÊM VÚ DÊ
SẢN PHẨM
BÒ JERSEY
CỪU DORPER
CỪU NHÀ OVIS ARIES
CỪU KELANTA
CỪU YUNAM
CỪU CHAN TUONG
THỎ XÁM BOURBONNAIS
THỎ ENGLISH SPOT(THỎ ANH)
BÒ H'MONG
BÒ HOLSTEIN FRIZ(HF)
BÒ DROUGHTMASTER
TRÂU MURRAH
TRÂU LANGBIANG
TRÂU DÉ
LỢN MƯỜNG KHƯƠNG
LỢN TÁP NÁ
LỢN ĐEN LŨNG PÙ
LỢN HƯƠNG
LỢN HUNG
LỢN BẢN- HEO BẢN
LỢN HAMPSHIRE
LỢN MEISHAN
LỢN PIETRAIN
CHIM BỒ CÂU AI CẬP
CHIM CÚT VẢY XANH
CHIM CÚT CALIFORNIA
CHIM CÚT GAMBEL
CHIM CÚT VUA
VỊT SHETLAND
VỊT KHAKI CAMPBELL
CHẨN ĐOÁN BỆNH CÙNG VET365
CHẨN ĐOÁN BỆNH CÙNG VET 365
CHẨN ĐOÁN BỆNH CÙNG VET36
GỬI TÌNH TRẠNG BỆNH
Nhận kết quả chẩn đoán
GỬI THÔNG TIN TƯ VẤN
Nhận tư vấn miễn phí
GỬI THÔNG TIN NHẬN BÁO GIÁ
Nhận chính sách bất ngờ