Kali trong cơ thể có tác dụng duy trì áp suất thẩm thấu trong tế bào. Kali còn kích thích men hoạt động như men: Fructokinaza, photphotransaxetilaza và đặc biệt là men adenozintriphophattaza. Men này có tác dụng tách photphat từ ATP rồi giải phóng năng lượng. Ngoài ra Kali còn phối hợp với Na trong sự dẫn truyền xung động thần kinh. Kali rất cần thiết cho hoạt động của tim và cho sự hình thành của xương. Khi thiếu K thì cơ thể sẽ bị bệnh.
1. NGUYÊN NHÂN
Do khẩu phần ăn không được cung cấp đủ hàm luợng Kali theo nhu cầu dinh dưỡng cơ thể.
Tham khảo một số nguyên liệu thức ăn có chứa hàm lượng Kali như sau: Ngô 3,6g/kg, bánh dầu đậu tương 22,1 g/kg, bột cá 9,5g/kg.
2. TRIỆU CHỨNG
Dấu hiệu thiếu K làm cho cơ thể có triệu chứng:
Các cơ tim, cơ hô hấp hoạt động yếu
Mất khả năng sử dụng chân và bài tiết 1 lượng lớn urat
Ăn kém do tính thèm ăn giảm, giảm trọng lượng cơ thể gà
Xác gầy đét do áp suất thẩm thấu giảm nên nước không được giữ lại trong tế bào.
3. BỆNH TÍCH
Xảy ra hiện tượng co giật, uốn ván
Thận và niệu quản bị phình to và thường tắc nghẽn do muối urat
Không thấy biểu hiện rõ nào khác
4. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
Nhu cầu K đối với gia cầm thay đổi từ 2,3-4,1g/kg TĂ. Lượng K đưa vào cơ thể còn phụ thuộc vào tốc độ sinh trưởng của gia cầm, hàm lượng Na và protein thô có trong khẩu phần thức ăn. Nếu khẩu phần thức ăn chứa 30% protein thô và 2,6g Na/kg TĂ thì K phải cần tới 2g/kg Tă. Khi tăng hàm lượng protit trong khẩu phần ăn của gia cầm thì cũng phải tăng cả lượng K. Nhu cầu này tăng giảm theo tuổi và giống. Ở gà tây cần 6g/kg TĂ, ở gà thường cần 2,3-4g/kg TĂ.
Có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung chứ Kali cho con vật:
HYDROMAX: pha tỉ lệ 3% dung dịch nước uống, liệu trình từ 1-7 ngày ; phục hồi cân bằng nước và điện giải(Kali, Natri), tỉ lệ 1,5% dung dịch trong nước, cho uống hằng ngày
ORESOL liều 1ml/1lit nước
VITROLYTE: giải nhiệt, chóng mất nước, bù điện giải liều pha 2-3g/1 lít nước