Mangan được hấp thu qua đường tiêu hoá từ trong thức ăn và được dự trữ ở gan(10-36%), cơ bắp(18-34%), lông vũ(3-18%, xương(18-47%), trứng(2-7%) và máu(0,5-0,7%). Sau đó được bài tiết từ gan xuống mật và ra ruột. Trong cơ thể, Mn có tác dụng hoạt hoá men Hydrozintranspferaza, tham gia quá trình kết hợp Aminosaccaris để tạo xương cho cơ thể. Mn còn tham gia vào trao đổi gluxit và lipit bằng cách hoạt hoá các men Peptidaza, Enolaza….. và đặc biệt là Proliaza. Mn còn tham gia vào phản ứng photphorin-hoá trong ty thể của tế bào, tham gia vào tổng hợp axit axetic và axit béo. Sự thiếu hụt Mn trong cơ thể sẽ gây rối loạn quá trình sinh sản, làm biến đổi xương chi và cánh, làm rối loạn thần kinh và rối loạn quá trình trao đổi gluxit và lipit.
1. NGUYÊN NHÂN
Do khẩu phần ăn thiếu Mn( những nguyên liệu thức ăn có chứa Mn như bột cá, bột thịt, nấm men……..).
Do khẩu phần ăn có trộn nguyên tố vi lượng Fe quá cao cũng gây giảm hấp thu Mn vào cơ thể.
2. TRIỆU CHỨNG
Gà thiếu Mn biểu hiện chậm lớn, có triệu chứng thần kinh.
Gà con xương chân mềm và xoắn vặn cong.
Xương dài ở chân và cánh của gà con cũng có thể ngắn hơn và dày hơn so với bình thường
Khớp giữa xương chày và bàn chân sưng và gân bị rời khỏi khớp do chân bị ngắn lại.
Gà giảm đẻ, trứng mềm, vỏ mỏng và phôi bị chết.
3. BỆNH TÍCH
Phôi ấp nở thường chết vào ngày 20-21 với biểu hiện sụn hoá các xương trong phôi.
Gà lớn xương chân bị xốp và uốn cong. Xương sọ và các xương khác ngưng phát triển.
4. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
Bổ sung lượng Mn vào thức ăn hàng ngày cho gà với tỷ lệ:
Gà con và gà giò: 70mg/kg TĂ.
Gà đẻ: 60mg/kg TĂ.
Những premix khoáng có chứa Mn như:
CALPHO hoặc CANXIPRO với liều 1ml/1-2lit nước uống, cho uống 5-7 ngày/ đợt
Lưu ý: Nếu bổ sung Mn quá liều lượng quy định sẽ làm giảm hấp thu Fe trong cơ thể và trong các mô dự trữ. Biểu hiện lâm sàng không thấy gây ngộ độc.