Nội dung
Tại sao stress nhiệt có khả năng gây chết, làm thế nào để phát hiện kịp thời và phải làm gì ?
Bởi vì thực tế là stress nhiệt trên gia cầm là những kẻ giết người “thầm lặng” dẫn đến tỉ lệ chết có thể tăng lên rất nhanh nếu bạn không biết các dấu hiệu là gì.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét cách nhận biết đàn gà của bạn có bị stress nhiệt hay không?
Từ đó, bạn có thể thực hiện một số bước đơn giản để đảm bảo đàn vật nuôi của bạn không bị stress nhiệt trong mùa hè nóng bức.
Tại sao nhận biết gà bị stress nhiệt lại quan trọng?
Nhiệt độ cơ thể bình thường của gà nằm trong khoảng từ 40oC đến 41oC (104oF và 107oF). Chúng không có tuyến mồ hôi, vì vậy khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của gà có giới hạn.
Lạnh không thực sự là vấn đề đối với gà vì chúng có lông để bảo vệ và có xu hướng sinh trưởng tốt trong mùa đông ngay cả ở những vùng có khí hậu rất lạnh.
Nhưng nhiệt có thể là một vấn đề rất nghiêm trọng.
Ở những khu vực có độ ẩm cao (trên 50%), nhiệt độ chỉ trên 20oC (68oF) sẽ gây ra một số căng thẳng nhiệt nhẹ.
Trên 25oC (77oF), tình trạng kiệt sức do nhiệt sẽ tăng lên nhanh chóng.
Ở nhiệt độ 30oC (86oF), gia cầm sẽ không thể giảm nhiệt đủ nhanh và có khả năng bị đột quỵ do nóng.
Ở những nơi độ ẩm không phải là vấn đề, gà có thể sống sót (nhưng không nhất thiết phải thoải mái) cho đến khi nhiệt độ đạt tới 40oC (104oF).
Tại thời điểm đó, các vấn đề có thể trở nên nghiêm trọng và nhanh chóng dẫn đến stress nhiệt. Và stress nhiệt ở gà thường dẫn đến chết nóng nếu không được quản lý đúng cách.
Chính trong những trường hợp đó, bạn nên nhận biết các dấu hiệu stress nhiệt trên gà và biết cách đối phó với nó.
Tại sao stress nhiệt lại xảy ra?
Nhiệt độ môi trường tăng cao làm cho vật nuôi phải tăng tần số hô hấp để thải nhiệt, quá trình này làm cho con vật tiêu tốn rất nhiều năng lượng đồng thời làm mất cân bằng giữa quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt.
Độ ẩm cao dẫn đến quá trình trao đổi nhiệt giữa cơ thể gia cầm và môi trường sẽ bị hạn chế từ đó làm tăng nguy cơ gây ra stress nhiệt.
Làm thế nào để biết đàn gà của bạn bị stress nhiệt?
1. Thở hổn hển
Đây là dấu hiệu đầu tiên và rõ ràng nhất của stress nhiệt.
Khi môi trường nóng, gà cần giảm nhiệt hoặc cơ thể của nó tiếp tục nóng lên. Những chiếc lông vũ rất hiệu quả trong việc giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông , đồng thời cũng ngăn nhiệt thoát ra ngoài vào mùa hè .
Con gà cần được giải nhiệt bằng hơi nước.
Vì gà không có tuyến mồ hôi, nó mất nước qua hệ thống hô hấp – nói cách khác, nó thở hổn hển để giữ mát.
Một con chim thở hổn hển sẽ rất rõ ràng – không có tiếng ồn phát ra từ mỏ của nó, chỉ có không khí ẩm.
2. Thở nhanh
Điều này liên quan đến thở hổn hển và đặc biệt xảy ra khi độ ẩm cao.
Bởi vì không khí mà gà thở ra chứa nhiều độ ẩm, nên sẽ khó thoát ra ngoài nếu độ ẩm cao. Để bù đắp, hô hấp của gà tăng từ khoảng 20 lần/phút lên đến tới 240 lần/phút.
Sau đó quá trình này cứ lặp lại. Khi hơi thở trở nên nhanh hơn, con vật sử dụng nhiều năng lượng hơn và chính điều đó tạo ra nhiều nhiệt hơn.
3. Mất chất điện giải
Đây là kẻ giết người thầm lặng.
Đó không phải là thứ có thể nhìn thấy được, nhưng cơ thể mất độ ẩm dẫn đến mất chất điện giải mà gà cần để duy trì sức khỏe.
Hãy coi chúng như năng lượng trong cục pin giúp gà của bạn hoạt động.
Sự cạn kiệt chất điện giải có thể khiến các vấn đề liên quan đến thận, hệ thống miễn dịch suy yếu và gây ra các bệnh kế phát – đặc biệt là bệnh về đường hô hấp.
Việc mất chất điện giải do stress nhiệt cũng làm cạn kiệt nguồn dự trữ canxi của cơ thể và có thể gây ra các vấn đề liên quan, bao gồm cả trứng mềm vỏ .
Vì tất cả những lý do đó hãy dự trữ trữ sẵn các thuốc điện giải như VITTROLYTE hoặc PARADISE trong chuồng nuôi của mình và cho gà uống khi nhiệt độ tăng cao.
4. Cánh dang rộng và lông dựng đứng hơn.
Điều này xảy ra khi gà cố gắng để da tiếp xúc với không khí mát hơn thay vì để lông giữ nhiệt.
Ở nhiệt độ thấp hơn, gà sẽ chỉ giơ cánh ra khỏi cơ thể. Khi nhiệt độ tăng lên, có thể trông như thể chúng đang kéo lê một hoặc cả hai cánh trên mặt đất.
5. Gà bỏ ăn và uống nhiều nước.
Gà (giống như hầu hết các loài động vật) có xu hướng ăn ít hơn trong thời tiết nóng. Vì vậy hãy luôn theo dõi và kiểm tra lượng thức ăn ăn vào của vật nuôi.
Khi cho gà uống nước, gà thường uống hết rất nhanh. Những con gà quá nóng sẽ uống khoảng từ bốn đến năm lần lượng bình thường của chúng.
6. Tiêu chảy
Điều này liên quan trực tiếp đến việc uống nhiều nước hơn – phân của gia cầm có thể lỏng hơn nhiều so với bình thường.
Vì sao xảy ra vấn đề này? Mất nước đồng nghĩa với mất nhiều chất điện giải hơn, làm suy yếu hệ thống miễn dịch và do đó gà dễ mắc bệnh hơn.
7. Con gà trở nên ủ rũ, mệt mỏi và chán ăn.
Nó hầu như không đáng ngạc nhiên thực sự, phải không? Hãy nghĩ về cảm giác của bạn khi thời tiết rất nóng.
Vật nuôi đang mất chất điện giải, không ăn nhiều – nếu có – và thải ra nhiều chất thải làm chúng mất nước nhiều hơn.
Tại thời điểm này, gà chắc chắn đang có các triệu chứng stress nhiệt khá nghiêm trọng.
8. Trứng giảm hoặc ngừng sản xuất, vỏ trứng mỏng hơn bình thường.
Lúc này, sự cân bằng của cơ thể bị xáo trộn.
Tiêu tốn thức ăn giảm, gà thở khó khăn hơn và tống ra nhiều chất cặn bã hơn bình thường. Cơ thể cần sử dụng nguồn dự trữ protein, chất béo và carbohydrate của riêng mình để tiêu hóa.
Gà mái không còn đủ canxi để đẻ – hoặc nếu có, bạn sẽ thấy số lượng trứng có vỏ mỏng hoặc vỏ mềm tăng lên.
9. Đi loạng choạng, mất phương hướng và co giật.
Ở giai đoạn này, gà sẽ bị mất nước rất nghiêm trọng. Hành động ngay lập tức là cần thiết để cứu đàn vật nuôi của bạn
10. Gà chết
Ở giai đoạn này, không còn cách nào giúp cho gà thoát khỏi tình trạng kiệt sức do stress nhiệt. Sự mất nước và điện giải làm rối loạn cân bằng hoá học đến mức tim và phổi không thể chịu đựng và ngừng hoạt động.
Rõ ràng, mục tiêu của bạn là phòng và điều trị các triệu chứng trước khi điểm này được đạt đến.
Nguồn: Dịch từ Raising-happy-chickens.com