bệnh

BỆNH VIÊM MẮT TRUYỀN NHIỄM Ở DÊ CỪU

Bệnh viêm mắt là một vấn đề phổ biến ở dê, có thể do nhiều nguyên nhân như nhiễm khuẩn, virus, ký sinh trùng, hoặc các tác động cơ học và môi trường. Bệnh này gây đau đớn, giảm khả năng ăn uống và ảnh hưởng đến năng suất của dê. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến loét giác mạc và thậm chí mù lòa. 1. Nguyên nhân gây viêm mắt ở dê - Vi khuẩn: Vi khuẩn phổ biến nhất gây bệnh là Moraxella bovis, Mycoplasma conjunctivae, và các vi khuẩn khác như Chlamydia. Thường lây lan qua tiếp xúc giữa các con dê hoặc từ ruồi mang mầm bệnh. - Virus: Một số bệnh do virus như herpes virus, viêm kết mạc truyền nhiễm có thể gây viêm mắt. - Ký sinh trùng: Giun mắt Thelazia spp. sống trong túi kết mạc và gây kích ứng. Ruồi nhặng là trung gian truyền ký sinh trùng này. - Tác động cơ học: Dê bị cỏ khô, bụi bẩn, dị vật rơi vào mắt gây trầy xước và nhiễm trùng. Điều kiện môi trường. Thời tiết nóng, khô, bụi bẩn nhiều, ánh nắng gay gắt làm mắt dê dễ bị kích ứng và nhiễm bệnh. 2. Triệu chứng bệnh viêm mắt Dựa vào mức độ viêm mắt, triệu chứng có thể khác nhau: - Giai đoạn đầu: + Chảy nước mắt nhiều, nước mắt có thể trong suốt hoặc hơi đục. + Mắt đỏ, sưng nhẹ và dê thường nháy mắt liên tục. + Dê có biểu hiện dụi mắt vào chuồng, hàng rào hoặc chân vì ngứa và khó chịu. - Giai đoạn giữa: + Mắt có nhiều dịch mủ màu vàng hoặc xanh, đóng vảy quanh mí mắt. + Giác mạc có thể bị mờ đục, viêm loét và gây đau nhức nặng. + Dê sợ ánh sáng (nhạy cảm với ánh sáng) và thường nhắm mắt hoặc tìm chỗ tối để trốn. - Giai đoạn nặng: + Mắt sưng to, mủ chảy liên tục, giác mạc bị loét sâu. + Có nguy cơ thủng giác mạc và gây mù lòa vĩnh viễn. + Dê suy nhược, ăn ít do đau đớn, giảm sức đề kháng. 3. Phương pháp điều trị bệnh viêm mắt trên dê Khi phát hiện dê có triệu chứng viêm mắt, cần thực hiện các biện pháp điều trị ngay lập tức: - Làm sạch và sát trùng mắt + Sử dụng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để rửa sạch mắt dê, loại bỏ dịch mủ và bụi bẩn. + Rửa mắt 2-3 lần/ngày cho đến khi sạch hẳn. - Sử Dụng Thuốc Kháng Sinh Điều Trị Nhiễm Khuẩn + Thuốc nhỏ mắt kháng sinh: Sử dụng dung dịch chứa Gentamycin, Chloramphenicol hoặc Oxytetracycline để nhỏ mắt. Liều lượng: 3-4 lần/ngày, mỗi lần 2-3 giọt vào mắt bị viêm. -Tiêm kháng sinh toàn thân: Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, kết hợp tiêm các loại kháng sinh như: OXYLONG (Oxytetracycline 10%), Liều 1 ml/10 kg thể trọng, tiêm bắp, hoặc NASHER AMX liều 1ml/10kg TT - Thuốc mỡ kháng sinh bôi mắt: Sử dụng mỡ kháng sinh có Tetracycline hoặc Neomycin bôi trực tiếp vào mắt để diệt khuẩn và giảm viêm. - Chống viêm và giảm đau: Tiêm hoặc uống thuốc chống viêm, giảm đau như NASHER TOL 1ml/20kg TT để giảm sưng và đau nhức. - Diệt ký sinh trùng giun mắt: Nếu xác định có giun mắt Thelazia spp.: + Nhỏ thuốc Ivermectin hoặc dùng nhíp vô trùng để gắp giun ra. + Tiêm Ivermectin (200 mcg/kg thể trọng) để diệt ký sinh trùng. - Bổ sung vitamin và dinh dưỡng: Bổ sung Vitamin A, D, E để giúp phục hồi giác mạc và tăng cường sức khỏe đôi mắt như PRODUCTIVE FORTE, UMBROTOP - Thêm các chất khoáng và vi lượng vào khẩu phần ăn. 4. Phòng bệnh viêm mắt trên dê - Vệ sinh chuồng trại: giữ chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, tránh bụi bẩn và phân rơi vãi. thường xuyên dọn dẹp, phun thuốc sát trùng chuồng bằng DESINFECT 0, KLORTAB 1 viên cho 10 lít nước phun 75m vuông hoặc các chất sát khuẩn an toàn. - Kiểm soát ruồi nhặng: sử dụng bẫy ruồi, thuốc diệt ruồi hoặc các biện pháp tự nhiên để hạn chế ruồi là trung gian truyền bệnh. phun thuốc diệt côn trùng định kỳ quanh chuồng trại. - Bổ sung dinh dưỡng: bổ sung đầy đủ vitamin A,D,E và khoáng chất vào khẩu phần ăn để tăng cường sức khỏe mắt. Cho dê ăn thức ăn sạch, tránh bụi bẩn, cỏ khô có gai. - Kiểm tra sức khỏe định kỳ: thường xuyên kiểm tra mắt dê, đặc biệt trong mùa khô hanh và mùa mưa. phát hiện sớm các triệu chứng viêm mắt để có biện pháp xử lý kịp thời. - Cách ly vật nuôi bị bệnh:  ngay khi phát hiện dê bị viêm mắt, cần cách ly để tránh lây lan cho các con khác. - Tiêm phòng và tẩy ký sinh trùng: tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm và tẩy ký sinh trùng định kỳ cho đàn dê.

BỆNH VIÊM VÚ Ở TRÂU BÒ

- Bệnh viêm vú trên trâu bò được biết đến là tình trạng vú bị viêm nhiễm liên tục trong giai đoạn cho con bú, khai thác sữa, làm giảm năng suất sữa và khả năng sinh sản. Bệnh viêm vú không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến trâu, bò bị chết. Đối với bà con chăn nuôi bò sữa, bệnh viêm vú gây thiệt hại lớn trong khai thác sữa, làm giảm năng suất sữa và khả năng sinh sản. Bò sữa có thể giảm sản lượng sữa từ 20-30%. Khi tuyến sữa bị tổn thương sẽ dẫn đến chất lượng sữa không đảm bảo và phải loại bỏ. Ngoài ra khi con non bú phải sữa bị viêm còn bị tiêu chảy, còi cọc và tăng tỷ lệ chết. - Thực tế đã cho thấy bệnh viêm vú ở trâu, bò có tổn thương gấp hai lần so với những căn bệnh sản khoa khác. Không chỉ dừng lại ở việc làm giảm chất lượng sữa mà còn để lại các biến chứng trên gia súc. Một số tổn thương cụ thể như nang tuyến vú, ống dẫn sữa, teo bầu vú,… 1. Nguyên nhân gây viêm vú ở Trâu, Bò - Bệnh viêm vú ở trâu bò xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng tình trạng này có thể xảy ra do một hoặc lồng ghép với các tác nhân sau đây: - Thể trạng của gia súc + Trâu, bò có bầu vú chảy xệ dễ tiếp xúc với nền chuồng trại có thể dẫn đến trình trạng viêm. Bởi nền chuồng có nhiều vi khuẩn, phân, nước thải dễ dàng tiếp xúc xâm nhập vào cơ quan tiết sữa. Vì vậy bầu vú nhanh chóng phát bệnh làm giảm chất lượng sữa và nguồn dinh dưỡng dồi dào. - Môi trường +  Môi trường chăn nuôi kém cũng là nguyên nhân gây nên bệnh viêm vú ở trâu, bò. Với độ ẩm thấp, chất thải của trâu bò không được xử lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển và xâm nhập gây bệnh trên vật nuôi. - Vi khuẩn +  Một số vi khuẩn sau đây là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm vú như tụ cầu Staphylococcus Aureus, liên cầu Streptococcus, trực khuẩn gây mủ Bacillus Pyogenes. Ngoài những vi khuẩn này thì còn còn một số vi khuẩn khác cũng phối hợp gây bệnh như xạ khuẩn nung mủ Actinomyces Pyogenes. 2. Triệu chứng - Triệu chứng của bệnh viêm vú có thể quan sát như bầu vú sưng, sốt, bỏ ăn, sờ có phản ứng đau. Khi vắt sữa khó khăn hoặc ngưng tiết sữa, sữa xuất hiện mùi lạ, hôi tanh, màu khác thường, không đồng nhất, nhiều lợn cợn. Thường gặp nhất là tình trạng sữa chuyển từ màu trắng sang xanh, vàng, đỏ. - Tùy thuộc vào từng giai đoạn mắc bệnh mà triệu chứng có thể khác nhau. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm và điều trị viêm vú ở bò kịp thời sẽ dẫn đến các nguy cơ như: + Teo bầu vú vì các tế bào tổn thương không thể phục hồi. Khả năng tiết sữa giảm dần hoặc mất hẳn. + Xơ cứng bầu vú, xuất hiện các cục rắn chắc hoặc rắn chắc toàn bộ bầu vú. + Hoại tử bầu vú, lở loét, chảy dịch,… + Lây nhiễm, tử vong hàng loạt. 3. Điều trị - Khi phát hiện dấu hiệu trâu, bò nhiễm bệnh, cần tiến hành cách ly ngay. - Giảm khẩu phần thức ăn tinh, nhiều đạm, nhiều nước, thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao. - Tăng cường vắt sữa 3-5 lần/ngày để thải trừ mầm bệnh ở tuyến vú. Giảm cương cứng vú. - Xoa bóp bầu vú bị viêm bằng khăn sạch thấm nước ấm. - Vệ sinh bầu vú sạch sẽ. - Vệ sinh chuồng trại chăn nuôi sạch sẽ. - Sử dụng kháng sinh theo phác đồ điều trị thích hợp: NASHER AMX liều 1 ml/10 kgTT, GENTAMYCINE 4%, liều 0,75mg/10kg TT hoặc NASHER QUIN, liều 1ml/25 kg TT

BỆNH LÊ DẠNG TRÙNG Ở TRÂU BÒ

- Lê dạng trùng là bệnh có thể gây thiệt hại lớn đến trâu, bò nếu không chữa trị kịp thời. Do đó, để hạn chế dịch bệnh xảy ra, người nuôi cần xác định được nguyên nhân, triệu chứng và đưa ra phương pháp điều trị đạt hiệu quả cao. 1. Nguyên nhân - Bệnh lê dạng trùng là bệnh do loài động vật đơn bào có hình dạng quả lê, kích thước nhỏ bé từ 1- 2 µm ký sinh trong máu các loài động vật gây ra. Ở Việt Nam, có 2 loài lê dạng trùng chủ yếu gây bệnh cho trâu, bò là loàiBabesia bigemina và Babesia bovis. - Vòng đời của lê dạng trùng có 2 giai đoạn: Giai đoạn ký sinh ở hồng cầu trâu bò, sinh sản vô tính và Giai đoạn ở vật chủ trung gian là ve. Trong vật chủ trung gian, lê dạng trùng sinh sản hữu tính, qua 5 giai đoạn, cuối cùng thành bào tử, vào tuyến nước bọt ve, truyền sang trâu bò khi ve hút máu trâu bò. Babesia bigemina 2. Đặc điểm dịch tễ - Khi vào máu lê dạng trùng sinh sản vô tính rất nhanh, bám vào hồng cầu, tiết độc tố, phá vỡ hồng cầu sinh ra độc tố kích thích đại não sinh nhiệt gây sốt cao, co giật, thở khó, kém ăn, gầy yếu, sẩy thai, đái ra máu… nếu không điều trị kịp thời bò có thể chết. Bệnh lê dạng trùng ở bò có ở khắp nơi trên thế giới, nhưng phổ biến ở các nước nhiệt đới châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. - Tỷ lệ tử vong ở bò bị nhiễm đạt đến 90%. - Mầm bệnh Babesia spp. được truyền từ con vật bệnh sang con vật khỏe qua một số loài ve như Ixodes ricinus, Haemaphysalis spp. và Rhipicephalus spp. - Bệnh gặp ở trâu, bò mọi lứa tuổi, giống và không phân biệt giới tính, phổ biến ở vùng nóng ẩm, đặc biệt là vùng đồng bằng và miền núi, nơi có nhiều loài ve truyền bệnh. Ở những vùng dịch mang tính chất địa phương, bệnh xảy ra chủ yếu trên trâu, bò non. 3. Triệu chứng lâm sàng - Ở thể cấp tính, thời gian ủ bệnh từ 10 – 15 ngày Trâu, bò mệt mỏi, kém ăn trong thời gian ủ bệnh. - Sau đó sốt cao liên tục hàng tuần ở 40 – 41 độ C, đái ra nước tiểu màu hồng, đỏ dần và cuối cùng đỏ đậm như màu cafe do trong nước tiểu có nhiều huyết sắc tố, có trường hợp bò ỉa chảy ra má - Các hạch lâm ba sưng to, phù thũng đặc biệt là hạch trước vai và trước đù Hồng cầu và huyết sắc tố giảm xuống rất nhanh, có thể giảm tới 60 – 70% so trạng thái sinh lý bình thường. Nhất là bò có hiện tượng khó thở do thiếu hồng cầu vận chuyển ôxy. - Các niêm mạc: mắt, miệng đỏ sẫm mấy ngày đầu, sau tái nhợt ở giai đoạn cuối của bệnh. Ở thể mãn tính, có các dấu hiệu lâm sàng giống thể cấp tính nhưng nhẹ hơn. - Bò thể hiện thiếu máu, gầy yếu và giảm sản lượng sữa hoặc cạn sữa. Một số trường hợp bò mang thai bị bệnh có thể sảy thai. 4. Bệnh tích - Phổi có thể phù và sưng. Gan sưng và hoàng đản, túi mật có thể xuất huyết ở bề mặt màng nhày, túi mật giãn to ra với vách dày, chứa mật xanh đen. Lách sưng rõ rệt. Máu loãng và lỏng. Bàng quang thường giãn to, chứa nước tiểu sậm màu đỏ nâu. Hoàng đản thường phân bố ở mô liên kết. Các hạch lâm ba phù và thường có xuất huyết lấm tấm. 5. Phòng trị bệnh - Thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, thức ăn, nước uống, phát quang bụi rậm, lấp vũng nước, khơi thông cống rãnh, bãi chăn để côn trùng không lưu trú và phát triển. - Hàng năm, thực hiện tiêm phòng bệnh cho trâu, bò vào thời điểm đầu mùa nắng nóng (tháng 3 đến tháng 4 hàng năm). - Định kỳ dùng thuốc khử trùng tiêu độc: KLORTABS, 1 viên cho 10 lít nước phun 75 mét vuông, Han-Iodine 10% phun 1 – 2 lần/tuầ - Định kỳ 4 – 6 lần/tháng kiểm tra máu trâu, bò. - Chăm sóc nuôi dưỡng tốt để tăng sức đề kháng cho trâu, bò. 6. Điều trị - Có thể dùng các thuốc như Acriflavin, Azidin 1,18 g để điều trị bệnh, liều lượng và cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Trong thời gian điều trị cần có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tốt, bổ sung thêm các vitamin như ACTIVITON 1ml/10kg TT, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho trâu, bò.

BỆNH DO REOVIRUS TRÊN VỊT(BỆNH CÒI CỌC)

1. Nguyên nhân gây bệnh - Bệnh do Reovirus ở vịt và ngan được gây ra bởi các chủng như Muscovy duck reovirus (MDRV) - thường tấn công vịt siêu thịt, ngan và vịt lai ngan; Goose reovirus (GRV) - chủ yếu lây nhiễm trên ngỗng. Các loại vi rút này thuộc họ Reoviridae, nhóm Orthoreovirus. Từ năm 2005, một chủng vi rút mới xuất hiện tại Trung Quốc có tên Novel Duck Reovirus (NDRV), lây nhiễm nhanh chóng cho thủy cầm như vịt, ngan và ngỗng. NDRV thuộc cùng họ Orthoreovirus nhưng gây ra thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi. 2. Đặc điểm dịch tễ - Bệnh do MDRV có thể xảy ra suốt cả năm, tuy nhiên ít phổ biến hơn vào mùa đông xuân và thường xuất hiện mạnh hơn trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Bệnh thường tấn công gia cầm từ 7-35 ngày tuổi, nhưng phổ biến nhất ở độ tuổi 10-25 ngày. Bệnh lây lan qua đường tiêu hóa và hô hấp, gây ảnh hưởng đến các loài như ngan con, vịt siêu thịt, vịt Bắc Kinh và vịt Anh đào. Tỷ lệ tử vong ở vịt con dao động từ 60% - 90%, trong khi ở vịt lớn, tỷ lệ này là 50% - 80%. Bệnh dễ bùng phát trong điều kiện thời tiết thất thường, vệ sinh kém và mật độ nuôi dày. - Đối với chủng mới NDRV, bệnh thường tấn công vịt từ 1-22 ngày tuổi, với tỷ lệ chết dao động từ 10% - 15%. Một số đàn có thể gặp tỷ lệ tử vong kéo dài tới 30 ngày tuổi. Chủng này không biểu hiện triệu chứng rõ rệt trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh, với triệu chứng chính là liệt và chân yếu. Vịt con bị nhiễm NDRV có thể bị hoại tử lách, làm tổn thương các tế bào lympho trong túi Fabricius, gây suy giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ cấp. 3. Triệu chứng của bệnh do Reovirus - Bệnh do MDRV thường biểu hiện bằng các dấu hiệu như suy nhược, kém hoạt động, chân sưng và tím tái, sưng khớp và liệt bàn châ Vịt, ngan bị bệnh có thể giảm ăn, tiêu chảy, phân dính bết, và màu phân thường vàng, trắng xám hoặc trắng xanh. Bệnh kéo dài từ 2 đến 14 ngày, và tỷ lệ tử vong cao nhất trong khoảng 5-7 ngày sau khi phát bệnh. Những con vịt nặng có thể thở gấp, mất nước, giảm cân nhanh và chết do kiệt sức. 4. Bệnh tích của bệnh do Reovirus - Bệnh tích của MDRVthường bao gồm gan sưng lớn, có màu đỏ nâu nhạt và dễ ná Trên bề mặt gan xuất hiện các điểm xuất huyết hoặc hoại tử màu trắng xám. Lách sưng to, màu đỏ sẫm hoặc tím đen, có các đốm hoại tử. Tuyến tụy có thể nhợt nhạt hoặc bị chảy máu, với các ổ hoại tử trên bề mặt. Bệnh tích thường xuất hiện ở các cơ quan nội tạng, làm giảm chức năng miễn dịch của vịt, ngan. - Bệnh tích của NDRV bao gồm xuất huyết gan, lách sưng lớn và hoại tử, xuất huyết tim và thận, cùng với tổn thương túi Fabricius. 5. Chẩn đoán bệnh - Chẩn đoán bệnh do Reovirus có thể dựa vào các triệu chứng lâm sàng đặc trưng, cùng với bệnh tích xuất hiện ở gan, lách và tuyến tụy. Tuy nhiên, cần phân biệt bệnh này với các bệnh khác như bại huyết, viêm gan vịt, dịch tả vịt và thương hàn. Do các triệu chứng dễ nhầm lẫn, việc chẩn đoán lâm sàng cần sự hỗ trợ từ các xét nghiệm PCR hoặc rtPCR để xác định chính xác loại vi rút. 6. Phòng ngừa và can thiệp bệnh do Reovirus - Việc phòng ngừa bệnh do Reovirus đòi hỏi tiêm phòng vắc xin đầy đủ và tuân thủ lịch điều trị phòng bội nhiễm. Vi rút này gây suy giảm chức năng miễn dịch, khiến vịt và ngan dễ mắc các bệnh thứ cấp như viêm gan vịt, dịch tả vịt và cúm gia cầm. Vì vậy, cần đảm bảo vệ sinh chuồng trại, quản lý môi trường sống sạch sẽ và giảm mật độ nuôi để hạn chế sự lây lan của bệnh. * Sử dụng vaccine phòng bệnh - Vịt, ngan sinh sản có thể được chủng ngừa bằng vắc xin Reovirus bất hoạt hơn hai lần trước khi đẻ. Vịt, ngan thương phẩm có thể được tiêm vắc xin Reovirus nhược độc ở 1 ngày tuổi. * Cải thiện khả năng miễn dịch - Ở giai đoạn úm vịt, ngan có thể sử dụng sản sinh MOXCOLIS, YENLISTIN để đề phòng phụ nhiễm và tăng sức đề kháng cho ngan, vịt - Bảo vệ gan và tăng cường chức năng cho thận sử dụng một trong các sản phẩm sau: LIVERCIN, UMBROLIVER, liều 1g/1-2 lít nước - Cải thiện hệ thống lông nhung đường ruột: ZYMEPRO, PERFECT ZYME, liều 1g/2 lít nước - Sử dụng các vitamin bổ trợ: VITROLYTE, PRODUCTIVE FORT, UMBROTOP, liều lượng 1g/2-3 lít nước

BỆNH TEO DÂY THẦN Ở CHÂN (SCIATIC NERVE ATROPHY) Ở HEO

Bệnh teo dây thần kinh ở chân (sciatic nerve atrophy) trên heo là một tình trạng nghiêm trọng, thường xảy ra do tổn thương dây thần kinh tọa hoặc các dây thần kinh ngoại vi chi phối vận động và cảm giác ở chân sau. Bệnh có thể gây yếu cơ, teo cơ, giảm khả năng vận động, thậm chí liệt chi sau ở heo. 1. Nguyên nhân gây bệnh - Chấn thương cơ học: + Gãy xương chậu hoặc xương đùi gây tổn thương trực tiếp đến dây thần kinh tọa. + Tiêm nhầm vị trí, đặc biệt là các loại thuốc gây kích ứng (ví dụ: dầu hoặc dung dịch kiềm) gần dây thần kinh tọa. + Áp lực kéo dài do tư thế nằm hoặc đứng không đúng. - Nhiễm trùng và viêm: + Nhiễm vi khuẩn như Mycoplasma hyorhinis hoặc Streptococcus suis, dẫn đến viêm và tổn thương thần kinh. + Các bệnh liên quan đến hệ thống cơ xương khớp, ảnh hưởng gián tiếp đến dây thần kinh. - Dinh dưỡng và độc tố: + Thiếu hụt vitamin E, selenium, hoặc vitamin nhóm B (B1, B6, B12) làm giảm khả năng dẫn truyền và phục hồi của dây thần kinh. + Tiếp xúc với độc tố, chẳng hạn như aflatoxin, có thể gây tổn thương thần kinh. - Yếu tố di truyền hoặc bẩm sinh: Một số dòng heo có thể có nguy cơ cao hơn do bất thường di truyền trong cấu trúc thần kinh. 2. Triệu chứng lâm sàng - Vận động bất thường: + Heo di chuyển khó khăn, khập khiễng hoặc kéo lê chân sau. + Mất phản xạ tự nhiên ở chi sau. - Teo cơ: + Vùng cơ ở chi sau (đặc biệt là cơ mông và cơ đùi) teo nhỏ dần. + Các cơ vùng này trở nên mềm nhũn, không chắc chắn khi sờ vào. - Tư thế bất thường: Bàn chân co quắp hoặc gập lại do mất chức năng điều khiển của thần kinh. - Mất cảm giác: Da ở vùng chi phối bởi dây thần kinh tọa mất cảm giác, heo không phản ứng khi bị kích thích nhẹ. 3. Chẩn đoán - Khám lâm sàng: Quan sát dáng đi, khả năng đứng, và sự phát triển cơ bắp ở chi sau. Kiểm tra phản xạ thần kinh và cảm giác. - Hình ảnh học: Chụp X-quang để loại trừ gãy xương hoặc các tổn thương khác chèn ép dây thần kinh. - Điện cơ đồ (EMG): Đánh giá khả năng dẫn truyền của dây thần kinh tọa và xác định mức độ tổn thương. - Xét nghiệm máu: Phân tích mức độ viêm, thiếu hụt dinh dưỡng (đặc biệt là vitamin và khoáng chất). 4. Điều trị - Dùng kháng sinh nếu có nhiễm trùng; Tiêm bổ sung: ACTIVTON liều 1ml/20kg TT. Sử dụng chống viêm NASHER AMX: Liều 1ml/10kg TT để giảm đau và giảm viêm. - Hỗ trợ phục hồi: Massage nhẹ vùng cơ bị teo để kích thích tuần hoàn máu. Tập vận động cho heo trên nền mềm để tăng khả năng phục hồi. - Phẫu thuật (trong trường hợp nặng): Giải phóng dây thần kinh nếu bị chèn ép hoặc tái tạo cấu trúc nếu dây thần kinh bị tổn thương. - Dinh dưỡng hỗ trợ: PRODUCTIVE E/SE/ZN: Cung cấp vitamin E, kẽm và selenium . Pha 1ml/2-4 lít nước uống hoặc 1ml/20kg TT. PRODUCTIVE FORTE: cung cấp vitamin nhóm B, liều 1g/1-2 lít nước 5. Phòng bệnh - Quản lý tiêm chích: Tránh tiêm thuốc gần dây thần kinh tọa hoặc các dây thần kinh lớn khác. Sử dụng kỹ thuật tiêm đúng cách. - Chăm sóc dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn. Đảm bảo chất lượng thức ăn, tránh nhiễm độc tố. - Quản lý chuồng trại: Chuồng trại sạch sẽ, không trơn trượt để tránh chấn thương. Đảm bảo không gian thoải mái, giảm áp lực lên chân heo.  

BỆNH VIÊM RỐN Ở HEO CON

1. Nguyên nhân - Do sử dụng các dụng cụ như: dao, kéo, chỉ cột rốn không được vô trùng hoàn toàn - Do người can thiệp quá mạnh tay khi đưa heo con từ tử cung ra ngoài cơ thể mẹ. - Do chuồng trại ẩm thấp, kém vệ sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn cơ hội xâm nhập vào chỗ cắt trên cuống rốn khi vết thương chưa lành. 2. Triệu chứng Hiện tượng viêm cuống rốn xảy ra ở heo con sau khi sinh được 4 – 5 ngày, thường gặp ở 2 thể: - Thể cấp tính: Heo con nóng sốt, sưng đỏ vùng cuống rốn, thân nhiệt tăng cao 40 – 41 độ C, bỏ bú và chết trong cơn co giật do ảnh hưởng triệu chứng thần kinh. - Thể mãn tính: Heo con khỏi bệnh để lại biến chứng như viêm khớp xương, sa ruột non và hiện tượng bại huyết. 3. Điều trị - Tiêm kháng sinh: NASHER AMX, liều 1ml/10kg TT, liên tục trong 2- 3 ngày. - Tiêm thuốc hạ sốt: NASHER TOL, liều lượng 1 ml/20 kg TT/con/lần/ngày. - Rửa chỗ viêm bằng thuốc sát trùng. - Giữ chuồng trại khô ráo và sạch sẽ. 4. Phòng bệnh - Dụng cụ thú y cần phải vô trùng hoàn toàn khi sử dụng cho heo. - Nên nuôi heo bằng chuồng lồng để giảm nguy cơ vi khuẩn cơ hội xâm nhập các vết thương hở gây bệnh. - Khi can thiệp trong quá trình heo nái sinh, không nên kéo heo con quá mạnh, ta nên đưa tay vào tìm cuống rốn (nối liền với lá nhau) để tránh đứt hoặc ảnh hưởng đến cuống rốn và đưa heo con ra ngoài theo nhịp rặn của heo mẹ.  

BỆNH DO GIUN TRÒN ASCARIS SUUM TRÊN HEO

Bệnh do giun tròn Ascaris suum là bệnh ký sinh trùng phổ biến trên heo, đặc biệt là heo con và heo choai. Giun tròn ký sinh ở ruột non, gây giảm hiệu quả chuyển hóa thức ăn, kém tăng trọng, và có thể gây tổn thương nặng nề đến gan, phổi. 1. Nguyên nhân - Tác nhân gây bệnh: Giun tròn Ascaris suum, một loại giun ký sinh lớn, dài từ 15–40 cm, màu trắng hồng. - Vòng đời: + Trứng giun từ phân heo bị bệnh phát tán ra môi trường, cần 2–4 tuần để phát triển thành trứng có ấu trùng nhiễm (giai đoạn lây nhiễm). + Heo ăn phải trứng nhiễm qua thức ăn, nước uống hoặc tiếp xúc với môi trường bẩn. + Ấu trùng di chuyển qua gan, phổi, rồi trở về ruột non để phát triển thành giun trưởng thành. 2. Dịch tễ học - Đối tượng bị ảnh hưởng: + Thường gặp ở heo con từ 2–6 tháng tuổi. + Heo nuôi tập trung, mật độ cao, điều kiện vệ sinh kém dễ bị nhiễm hơn. - Đường lây truyền: + Qua phân heo chứa trứng giun. + Lây lan nhanh trong điều kiện chuồng trại ẩm thấp, ô nhiễm. 3. Triệu chứng lâm sàng - Triệu chứng phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của giun: + Giai đoạn ấu trùng (gan, phổi): Ho khan, khó thở, thở khò khè (do tổn thương phổi). Sốt nhẹ, bỏ ăn. + Giai đoạn trưởng thành (ruột): Heo gầy yếu, còi cọc, lông xù, da xám. Chướng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ. Đôi khi có dấu hiệu tắc ruột, đau bụng, chậm tăng trọng. 4. Bệnh tích - Gan: Có nhiều điểm trắng hoặc vết sẹo dạng "đốm sữa" do ấu trùng di chuyển, gây tổn thương mô gan. - Phổi: Xuất huyết, viêm, có dịch trong phổi do ấu trùng xâm nhập. - Ruột: Ruột non chứa nhiều giun trưởng thành, có thể bị tắc nghẽn hoặc viêm nhiễm. 5. Phòng bệnh - Quản lý môi trường: + Dọn phân heo thường xuyên để giảm nguồn lây nhiễm. + Sát trùng chuồng trại định kỳ bằng các sản phẩm như DESINFECT 0, KLORTABS. + Đảm bảo thức ăn, nước uống sạch sẽ, không nhiễm trứng giun. - Chương trình tẩy giun định kỳ: + Tẩy giun lần đầu khi heo được 6–8 tuần tuổi, sau đó lặp lại mỗi 2–3 tháng. + Sử dụng các thuốc tẩy giun hiệu quả như Levamisole, Ivermectin, hoặc Fenbendazole. - Kiểm soát nguồn lây nhiễm: + Không nuôi heo mới cùng chuồng với heo cũ mà không tẩy giun. + Quản lý phân bón cẩn thận, tránh để heo tiếp xúc trực tiếp với đất bẩn. 6. Điều trị bệnh - Thuốc tẩy giun: + IVERTIN(Ivermectin): Hiệu quả với cả ấu trùng và giun trưởng thành. Liều 1 ml Ivertin/33 kg TT, tiêm bắp vùng sau tai + CLOSALBEN( Closantel: 5%, Albendazol: 5%) + GENDAZEL(Albendazol) - Hỗ trợ điều trị: + Bổ sung vitamin, chất điện giải để tăng sức đề kháng: VITROLYTE, T.C.K.C, SUPER C  100, SUPER K 100 + Sử dụng kháng sinh để phòng nhiễm trùng thứ cấp do tổn thương gan, phổi: NASHER DOX  1g/5-10L nước uống, MOXCOLIS 1 g/10kg TT

BỆNH TỤ CẦU GÀ(Bệnh Staphilococcosis)

- Bệnh tụ cầu gà (Staphylococcus spp.) là bệnh nhiễm trùng phổ biến ở gà, gây ra bởi vi khuẩn tụ cầu, thường gặp nhất là Staphylococcus aureus. Bệnh ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi do gà yếu, giảm tăng trưởng, hoặc chết nếu không được điều trị kịp thời. 1. Nguyên nhân - Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn Staphylococcus aureus, sống tự nhiên trên da, lông, và niêm mạc gia cầm. Khi có điều kiện thuận lợi (vết thương, suy giảm miễn dịch), vi khuẩn sẽ xâm nhập và gây bệnh. - Điều kiện thuận lợi: + Vết thương do cắt mỏ, gãy móng, cắn mổ lẫn nhau. + Môi trường bẩn, độ ẩm cao, dụng cụ chăn nuôi không được vệ sinh. + Stress do thay đổi thời tiết, vận chuyển hoặc mật độ nuôi quá dày. 2. Dịch tễ học - Phạm vi ảnh hưởng: Thường xảy ra ở gà thịt, gà đẻ, đặc biệt ở giai đoạn tăng trưởng nhanh hoặc giai đoạn sản xuất đỉnh. - Đường lây truyền: + Tiếp xúc trực tiếp qua vết thương. + Qua thức ăn, nước uống nhiễm khuẩn. + Dụng cụ chăn nuôi, chuồng trại không đảm bảo vệ sinh. 3. Triệu chứng lâm sàng - Triệu chứng phụ thuộc vào vị trí nhiễm trùng: * Thể viêm khớp: - Khớp sưng nóng, đau, gà đi lại khó khăn, què hoặc nằm bệt. - Dễ thấy ở khớp gối, khớp khuỷu. * Thể viêm túi khí: - Gà khó thở, giảm ăn, xù lông, còi cọc. * Thể nhiễm khuẩn huyết (nặng): - Gà sốt cao, suy nhược, chết nhanh. *Áp xe da: - Xuất hiện các cục u dưới da chứa mủ đặc, thường ở vùng bàn chân, cẳng chân. 4. Bệnh tích * Thể viêm khớp: - Khớp bị viêm có dịch vàng, đặc hoặc mủ. - Viêm bao gân - Phần mô xung quanh khớp sưng đỏ, hoại tử. * Nhiễm khuẩn huyết: - Gan, lách, thận sưng to, có xuất huyết điểm. - Tim có dịch viêm hoặc mủ. *Áp xe da: - Các khối áp xe chứa dịch mủ vàng, đặc hoặc trắng. 5. Điều trị Bước 1: Vệ sinh - Khu vực chăn nuôi: Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi. - Ngoài chuồng nuôi: Rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh. - Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt : Mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Bước 2: Sát trùng: - Trong chuồng:Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống). - Chất độn chuồng:Rắc NOVA X DRY  lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi. Bước 3: Xử lý triệu chứng - Hạ sốt - giảm đau: Dùng PARADISE Liều 1g/1-2 lít nước hoặc trộn 1-2g/1kg thức ăn hoặc hạ sốt bằng NASHER TOL  (Tolfanamic acid): 1ml/20kgP/ngày. Có thể kết hợp với thuốc long đờm và giãn khí quản. - Tăng miễn dịch: AURASHIELD L trộn thức ăn 0,5 – 2 kg/tấn TĂ. Bước 4: Dùng kháng sinh - Sử dụng các loại kháng sinh nhạy cảm như Amoxicillin, Penicillin, Ampicillin hoặc Trimethoprim/ Sulfa. Tốt nhất nên sử dụng các loại kháng sinh có tác động kéo dài - Kháng sinh tiêm: NASHER AMX (Amoxycilin 15%) 1ml/10kgTT – nhắc lại sau 48h; NASHER QUIN (Cefquinome 2,5%) 1ml/12,5Kg TT/ngày; SH LINCOMYCIN liều 1ml/ 25-30kg. liệu trình 3-5ngày - Kháng sinh uống/ trộn:trộn cám/ cho uống SOLAMOX (Amoxyciline 70%) liều 1g/ 35-70kgTT ; MOXCOLIS ( Amoxycilin: 12%; colistin 10^6 IU) 1g/10kg TT;  SULTEPRIM liều 1ml/ 1 lit nước, liên tục trong vòng 5 ngày. Bước 5: Tăng sức đề kháng - ACTIVITON:Trợ sức trợ lực, liều tiêm bắp hoặc dưới da 1ml/10kgP - SORAMIN/LIVERCIN:Tăng cường chức năng gan-thận và giải độc liều 1ml/1-2 lít nước - ZYMEPRO:Kích thích tiêu hoá, giảm mùi hôi, giảm tiêu chảy và phân khô trộn 1g/1-2kg thức ăn. - PRODUCTIVE FORTE: Tăng sức đề kháng cho cơ thể và kháng dịch bệnh, liều 1ml/ 2-4lít nước.

BỆNH LIÊN CẦU KHUẨN TRÊN GÀ

1. Nguyên nhân của bệnh liên cầu khuẩn ở gia cầm - Streptococci là vi khuẩn coccoid không di động, gram dương, catalase âm tính xảy ra đơn lẻ, theo cặp hoặc theo chuỗi ngắn khi quan sát thấy trên phết nhuộm màu. - Sự đa dạng di truyền củaStreptococcus spp rất mở rộng, và nhiều loài đã được phân loại lại thành chi Enterococcus có liên quan chặt chẽ hoặc đã được cập nhật danh pháp của chúng trong Streptococcus. Một số hệ thống phân loại tồn tại cho liên cầu khuẩn, chẳng hạn như nhóm Lancefield và phân loại theo hoạt động tán huyết trên thạch má - Vi khuẩn liên cầu khuẩn là cộng sinh bình thường ở nhiều loài khác nhau, sống ở da, vòm họng, khoang miệng, đường sinh dục và đường tiêu hóa. Streptococcus có thể hoạt động như mầm bệnh cơ hội, và bệnh liên cầu thường là thứ phát sau các bệnh khác. 2. Dịch tễ học của bệnh liên cầu khuẩn ở gia cầm - Bệnh liên cầu khuẩn đã được báo cáo ở nhiều loài chim, bao gồm gà tây, vịt và ngỗng, và gà. Nó có một phân phối trên toàn thế giới. - Tỷ lệ tử vong của bệnh liên cầu khuẩn có thể lên tới 50%. - Nhiễm trùng liên cầu khuẩn lây truyền qua đường miệng hoặc bình xịt, cũng như qua chấn thương da. 3. Triệu chứng - Nhiễm trùng liên cầu khuẩn có thể do khu trú hoặc nhiễm trùng huyết. Viêm nội tâm mạc xảy ra trong giai đoạn bán cấp tính hoặc mãn tính của nhiễm trùng. + Trong nhiễm trùng S equisubsp zooepidemicus, các dấu hiệu lâm sàng là điển hình của nhiễm trùng huyết cấp tính, và gà lờ đờ. Ở các lớp bị ảnh hưởng, sản lượng trứng có thể giảm 15%. + Ở chim bồ câu, nhiễm S gallolyticus gây tử vong cấp tính với khập khiễng, chán ăn, tiêu chảy và không thể bay. + Viêm kết mạc cấp tính do sợi có mủ đã được ghi nhận trong các nhiễm trùng do Streptococcus spp khác. 4. Bệnh tích a. Thể cấp tính của bệnh liên cầu khuẩn bao gồm: - Gan to (có hoặc không có ổ hoại tử đa ổ rám nắng đỏ đến trắng) - Thận phì đại - Xói mòn mề - Ngoài ra, khoang dưới da và màng ngoài tim có thể chứa dịch serosanguineous. Lông nhuốm máu xung quanh miệng và đầu do máu từ khoang miệng thỉnh thoảng đã được báo cáo. - Viêm mô tế bào liên quan đến da và các mô dưới da có liên quan đến cảEscherichia coli và S dysgalactiae. b.Thể mạn tính - Nhiễm trùng liên cầu khuẩn mạn tính có thể dẫn đến những điều sau: + Viêm khớp hoặc viêm bao gân + Viêm tủy xương + Viêm vòi trứng + Viêm màng ngoài tim + Viêm cơ tim - Viêm van tim nội tâm mạc: + Các tổn thương trên van tim xuất hiện dưới dạng các khu vực nhỏ, màu trắng vàng hoặc rám nắng, nhô lên trên bề mặt van tim. + U hạt khu trú, do thuyên tắc nhiễm trùng, có thể được tìm thấy trong nhiều mô. + Các khuẩn lạc vi khuẩn gram dương dễ dàng được quan sát thấy trong các mạch huyết khối và trong các ổ hoại tử bằng kính hiển vi. 5. Chẩn đoán bệnh liên cầu khuẩn ở gia cầm - Phân lập vi khuẩn qua nuôi cấy: Tiền sử, dấu hiệu lâm sàng và tổn thương, cùng với biểu hiện của vi khuẩn giống Streptococcus trong màng máu hoặc phết ấn tượng của các mô bị ảnh hưởng, cho phép chẩn đoán giả định bệnh liên cầu. - Phân lập Streptococcus spp khỏi tổn thương xác nhận chẩn đoán. Streptococci có thể được  nuôi cấy trên thạch máu. - Khi nhận thấy máu chảy ra từ miệng, cần xem xét các chẩn đoán phân biệt sau đây đối với bệnh liên cầu: + Viêm thanh quản truyền nhiễm + Bệnh tụ huyết trùng + Cúm gia cầm + Bệnh Newcastle 6. Điều trị Bước 1: Vệ sinh - Khu vực chăn nuôi: Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi. - Ngoài chuồng nuôi: Rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh. - Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt : Mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Bước 2: Sát trùng: - Trong chuồng:Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống). - Chất độn chuồng:Rắc NOVA X DRY  lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi. Bước 3: Xử lý triệu chứng - Hạ sốt - giảm đau: Dùng PARADISE Liều 1g/1-2 lít nước hoặc trộn 1-2g/1kg thức ăn hoặc hạ sốt bằng NASHER TOL  (Tolfanamic acid): 1ml/20kgP/ngày. Có thể kết hợp với thuốc long đờm và giãn khí quản. - Tăng miễn dịch: AURASHIELD L trộn thức ăn 0,5 – 2 kg/tấn TĂ. Bước 4: Dùng kháng sinh - Sử dụng các loại kháng sinh nhạy cảm như Amoxicillin, Penicillin, Ampicillin hoặc Trimethoprim/ Sulfa. Tốt nhất nên sử dụng các loại kháng sinh có tác động kéo dài - Kháng sinh tiêm: NASHER AMX (Amoxycilin 15%) 1ml/10kgTT – nhắc lại sau 48h; NASHER QUIN (Cefquinome 2,5%) 1ml/12,5Kg TT/ngày; SH LINCOMYCIN liều 1ml/ 25-30kg. liệu trình 3-5ngày - Kháng sinh uống/ trộn:trộn cám/ cho uống SOLAMOX (Amoxyciline 70%) liều 1g/ 35-70kgTT ; MOXCOLIS ( Amoxycilin: 12%; colistin 10^6 IU) 1g/10kg TT;  SULTEPRIM liều 1ml/ 1 lit nước, liên tục trong vòng 5 ngày. Bước 5: Tăng sức đề kháng - ACTIVITON:Trợ sức trợ lực, liều tiêm bắp hoặc dưới da 1ml/10kgP - SORAMIN/LIVERCIN:Tăng cường chức năng gan-thận và giải độc liều 1ml/1-2 lít nước - ZYMEPRO:Kích thích tiêu hoá, giảm mùi hôi, giảm tiêu chảy và phân khô trộn 1g/1-2kg thức ăn. - PRODUCTIVE FORTE: Tăng sức đề kháng cho cơ thể và kháng dịch bệnh, liều 1ml/ 2-4lít nước.

BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI TỬ TRÊN GÀ

1. Nguyên nhân – Do vi khuẩn Clostridium perfingen type C (Gram dương)  gây ra. – Là một vi khuẩn hình que, sinh nội bào tử. – Vi khuẩn tồn tại ngoài môi trường, dưới lá cây mục, trong đất, trong thịt sống (Gà, Lợn…) – Vi khuẩn phát triển tốt ở nhiệt độ (âm 12 ºC – 60ºC) – Các chất sát trùng diệt được vi khuẩn trong chuồng nuôi nhưng ngoài môi trường rất khó để tiêu diệt được vi khuẩn. 2. Triệu chứng – Gà ở mọi lứa tuổi đều có thể bị đặc biệt nhạy cảm với gà từ 2 tháng tuổi đến xuất bán. – Biểu hiện bệnh rất giống bệnh cầu trùng nên thường hay chẩn đoán nhầm, nhưng điều trị cầu trùng không khỏi. – Gà gầy, lông sơ xác, thường xuyên tiêu chảy phân nhầy có bọt, mào nhợt nhạt. 3. Bệnh tích - Viêm ruột trên gà có rất nhiều nguyên nhân, chúng ta vẫn thường hay bị nhầm lẫn giữa viêm ruột hoại tử và viêm ruột do E.coli và Salmonella gây ra hoặc viêm ruột hoại tử và cầu trùng gây bệnh trên ruột non và tá tràng. Nếu chịu khó để ý thì sẽ không bị nhầm lẫn vì viêm ruột hoại tử có những bệnh tích rất riêng như sau. * Phân biệt giữa viêm ruột hoại tử và viêm ruột do E.coli và Salmolena * Phân biệt giữa viêm ruột hoại tử và viêm ruột do cầu trùng 4. Phòng bệnh Bước 1: Vệ sinh Khu vực chăn nuôi: Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi. Ngoài chuồng nuôi: Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh. Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt: Mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Bước 2: Sát trùng Trong chuồng:Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống). Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi. Bước 3: Dùng kháng sinh Kháng sinh uống/ trộn: trộn cám SOLAMOX với liều 20mg/kg P kết hợp SULTRIM 1000 liều 1g/3-5kg thức ăn  trộn cám SOLAMOX với liều 20mg/kg P kết hợp YENLISTIN  liều dùng: 1g/80-100 kg P liệu trình 3-7 ngày; LINCOVET G.D.H liều  3-4g/10 lít nước kết hợp YENLISTIN  liều dùng: 1g/80-100 kg.P Bước 4:Tăng cường sức đề kháng ZYMEPRO: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1 lít nước uống. PRODUCTIVE FORTE: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống. PRODUCTIVE E.Se.Zn : Bổ sung Vitamin E, Selen, Kẽm, giúp mượt lông mềm lông và bóng lông . Pha 1ml/2-4 lít nước    uống hoặc 1ml/20kg TT. PRODUCTIVE AXIT SE: Thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, cải thiện quá trình tiêu hóa. Pha: 0.2-2 ml / L nước uống hoặc Trộn: 1-2 L/t thức ăn. 5. Điều trị bệnh viêm ruột hoại tử Bước 1: Vệ sinh - Khu vực chăn nuôi : Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi. - Ngoài chuồng nuôi : Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh. - Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt: Mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Bước 2: Sát trùng - Trong chuồng:Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống), FOAM 32T 1 lít dung dịch/ 20 lít nước phun 100m vuông - Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi. Bước 3: Xử lý triệu chứng - Hạ sốt-giảm đau: Dùng PARADISE Liều 1g/1-2 lít nước hoặc trộn 1-2g/1kg thức ăn. Bù nước, cung cấp nước cho heo nhằm tránh mất nước - Giải độc cấp: SORAMIN/LIVERCIN giúp tăng cường chức năng gan-thận và giải độc, pha 1ml/1-2lít nước uống. - Tăng miễn dịch: AURASHIELD L, được thêm vào nước uống với liều lượng 1L - 4 L trên 1.000 lít nước. Bước 4: Xử lý nguyên nhân bệnh Xử lý bằng phác đồ uống - Hạ sốt-giảm đau: Dùng PARADISE Liều 1g/1-2 lít nước hoặc trộn 1-2g/1kg thức ăn - Kháng sinh uống/ trộn: Trộn cám hoặc pha nước uống NANO BERBERIN với liều 1 l/25 tấn thể trọng kết hợp với SOLAMOX với liều 20mg/Kp.P, hoặc trộn cám SOLAMOX với liều 20mg/Kp.P kết hợp với SULTRIM 1000 liều 1g/6-10 lít nước hoặc trộn 1g/3-5kg thức ăn (tương đương 1g/30-50kg TT/ngày). Dùng liên tục 3-5 ngày. Hoặc trộn cám SOLAMOX với liều 20mg/Kp.P kết hợp YENLISTIN  liều dùng: 1g/80-100 kg.P liệu trình 3-7 ngày; LINCOVET G.D.H liều  3-4g/10 lit nước kết hợp YENLISTIN  liều dùng: 1g/80-100 kg.P - Giải độc cấp: UMBROLIVER pha 0,1-1,0 ml/ L nước Bước 5:Tăng cường sức đề kháng - SORAMIN hoặc LIVERCIN để giải độc và làm tăng khả năng của gan, thận - ZYMEPRO: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1 lít nước uống. - PRODUCTIVE FORTE: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống. - PRODUCTIVE E.Se.Zn : Bổ sung Vitamin E, Selen, Kẽm, giúp mượt lông mềm lông và bóng lông. Pha 1ml/2-4 lít nước uống hoặc 1ml/20kg TT. - PRODUCTIVE AXIT SE: Thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, cải thiện quá trình tiêu hóa. Pha: 0.2-2 ml/ L nước uống hoặc Trộn: 1-2 L/tấn thức ăn.

BỆNH VIÊM NÃO VÀ MÀNG NÃO TRUYỀN NHIỄM TRÊN GIA CẦM

Đây là bệnh nghiêm trọng ở gia cầm, đặc biệt là gà, do các tác nhân như virus, vi khuẩn, hoặc nấm gây ra. Bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây viêm não và màng não, dẫn đến các triệu chứng thần kinh, tỷ lệ tử vong cao và tổn thất kinh tế lớn. 1. Dịch tễ học - Bệnh phổ biến ở gà con từ 2–6 tuần tuổi, nhưng gia cầm trưởng thành cũng có nguy cơ. - Tần suất cao ở các khu vực nuôi công nghiệp hoặc vùng có khí hậu nóng ẩm. - Yếu tố nguy cơ: + Mật độ nuôi nhốt cao. + Vệ sinh chuồng trại kém. + Sức đề kháng đàn gà suy giảm do stress, dinh dưỡng kém hoặc các bệnh đồng thời. 2. Phương thức truyền lây - Đường lây lan chính: + Qua tiếp xúc trực tiếp giữa các con gà (đường phân – miệng). + Qua dụng cụ chăn nuôi, thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm mầm bệnh. - Tác nhân gây bệnh phổ biến: + Virus: Avian Encephalomyelitis Virus (AEV) hoặc Newcastle Disease Virus (NDV). + Vi khuẩn: Escherichia coli, Salmonella, Pasteurella multocida. + Nấm hoặc ký sinh trùng: Aspergillus fumigatus, Histomonas meleagridis. 3. Triệu chứng - Triệu chứng lâm sàng: Bệnh viêm não và màng não truyền nhiễm trên gia cầm biểu hiện bằng các triệu chứng thần kinh đặc trưng và dấu hiệu suy yếu toàn thân. - Triệu chứng thần kinh: + Run rẩy và co giật: Gà thường run phần đầu, cổ hoặc các chi, xuất hiện co giật từng cơn ở giai đoạn nặng. + Đi lại bất thường: Gà loạng choạng, quay vòng hoặc đi nghiêng. Ở giai đoạn muộn, có thể bị liệt hoàn toàn. + Rối loạn định hướng: Gà mất khả năng tự đứng, nằm nghiêng, có hiện tượng giật đầu hoặc cổ. + Mù lòa hoặc mất phản xạ mắt: Đây là dấu hiệu nghiêm trọng khi bệnh tiến triển đến mức tổn thương thần kinh thị giác. - Triệu chứng toàn thân: + Giảm ăn, uống: Gà chậm chạp, ít di chuyển và giảm hẳn sự quan tâm đến thức ăn, nước uống. + Tụ tập: Gà thích tụm lại ở nơi tối hoặc ấm. + Phân bất thường: Đôi khi có tiêu chảy nhẹ hoặc phân lỏng. - Tỷ lệ tử vong: Dao động từ 10–50% tùy thuộc vào độc lực của tác nhân gây bệnh và sức đề kháng của đàn gà. 4. Bệnh tích Bệnh tích tập trung chủ yếu ở hệ thần kinh trung ương và các cơ quan liên quan. - Não và màng não: + Viêm và phù nề: Não thường sưng to, màu nhợt nhạt hoặc có xuất huyết điểm. + Xuất huyết trên màng não: Quan sát thấy các điểm tụ huyết nhỏ hoặc mảng lớn ở màng bao quanh não. + Dịch viêm: Có dịch thấm vàng hoặc mủ ở vùng màng não hoặc xung quanh hộp sọ. - Tổn thương cơ quan khác: + Lách và gan: Gan có thể to ra, màu nhợt nhạt hoặc có đốm hoại tử. Lách sưng và có thể xuất hiện vùng tụ huyết nhỏ. + Hệ tiêu hóa: Nếu nguyên nhân do vi khuẩn (E. coli, Salmonella), có thể thấy xuất huyết ở dạ dày tuyến hoặc ruột. + Túi khí: Viêm túi khí với nhiều bọt khí hoặc dịch nhầy. + Tim và màng tim: Trong một số trường hợp, có thể có viêm hoặc tụ dịch quanh tim. 5. Phòng bệnh  Bước 1: Vệ sinh và quản lý chuồng trại: - Đảm bảo chuồng trại sạch sẽ, khô thoáng, được khử trùng định kỳ: Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống), FOAM 32T 1 lít dung dịch/ 20 lít nước phun 100m vuông - Duy trì mật độ nuôi phù hợp để giảm stress và nguy cơ lây lan bệnh. - Kiểm soát chất lượng nước uống, đảm bảo không bị ô nhiễm bởi phân hoặc thức ăn dư thừa. Bước 2. Chương trình tiêm phòng - Vắc-xin phòng bệnh thần kinh: +Tiêm vắc-xin Newcastle định kỳ cho đàn gà. + Tiêm phòng Avian Encephalomyelitis Virus (AEV) cho gà giống và đàn bố mẹ để bảo vệ thế hệ sau. - Tuân thủ lịch tiêm phòng và cách bảo quản vắc-xin đúng quy định. Bước 3:  Nâng cao sức đề kháng - Bổ sung vitamin và khoáng chất, đặc biệt là Vitamin E, B1, và B6 để hỗ trợ chức năng thần kinh bằng việc sử dụng các sản phẩm như: VITROLYTE, UMBROTOP liều 1ml/2-3 lít nước. - Dùng men tiêu hóa và chế phẩm sinh học để cải thiện sức khỏe đường ruột, gián tiếp nâng cao miễn dịch như ZYMEPRO/ PERFECT ZYME liều lượng 1g/1 lít nước 6. Điều trị bệnh Bước 1: Vệ sinh - Khu vực chăn nuôi : Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi. - Ngoài chuồng nuôi : Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh. - Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt: Mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Bước 2: Sát trùng - Trong chuồng:Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống), FOAM 32T 1 lít dung dịch/ 20 lít nước phun 100m vuông - Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi. Bước 3: Xử lý triệu chứng - Hạ sốt-giảm đau: Dùng PARADISE Liều 1g/1-2 lít nước hoặc trộn 1-2g/1kg thức ăn. Bù nước, cung cấp nước cho heo nhằm tránh mất nước - Giải độc cấp: SORAMIN/LIVERCIN giúp tăng cường chức năng gan-thận và giải độc, pha 1ml/1-2lít nước uống. - Tăng miễn dịch: AURASHIELD L, được thêm vào nước uống với liều lượng 1L - 4 L trên 1.000 lít nước. Bước 4: Xử lý nguyên nhân bệnh Xử lý bằng phác đồ uống - Hạ sốt-giảm đau: Dùng PARADISE Liều 1g/1-2 lít nước hoặc trộn 1-2g/1kg thức ăn - Kháng sinh uống/ trộn: trộn cám SOLAMOX với liều 20mg/Kp.P kết hợp YENLISTIN liều dùng: 1g/80-100 kg.P liệu trình 3-7 ngày; LINCOVET G.D.H liều  3-4g/10 lit nước kết hợp YENLISTIN  liều dùng: 1g/80-100 kg.P - Giải độc cấp: UMBROLIVER pha 0,1-1,0 ml/ L nước. Bước 5:Tăng cường sức đề kháng - AMILYTE hoặc VITROLYTE để tăng lực, cung cấp điện giải cho cơ thể gà - SORAMIN hoặc LIVERCIN để giải độc và làm tăng khả năng của gan, thận - ZYMEPRO: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1 lít nước uống. - PRODUCTIVE FORTE AMILYTE, VITROLYTE: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống. - PRODUCTIVE E.Se.Zn : Bổ sung Vitamin E, Selen, Kẽm, giúp mượt lông mềm lông và bóng lông. Pha 1ml/2-4 lít nước uống hoặc 1ml/20kg TT. - PRODUCTIVE AXIT SE: Thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, cải thiện quá trình tiêu hóa. Pha: 0.2-2 ml/ L nước uống hoặc Trộn: 1-2 L/tấn thức ăn.

BỆNH VIÊM GAN TRUYỀN NHIỄM Ở GIA CẦM(BỆNH VIBRO)

Viêm gan truyền nhiễm ở gia cầm là một hội chứng bệnh phức tạp do một số loại virus thuộc các họ khác nhau gây ra bao gồm virus viêm gan gia cầm E (HEV), virus viêm gan B vịt (DHBV), virus viêm gan A vịt (DHAV-1, -2, -3), virus viêm gan vịt loại 2 và 3, adenovirus gà (FAdV) và virus viêm gan gà tây (THV). Trong khi các virus viêm gan này chia sẻ cùng một cơ quan đích, gan, mỗi loại đều có các đặc điểm lâm sàng và sinh học độc đáo. 1. Nguyên nhân gây bệnh - Tác nhân chính: + Virus thuộc họ Adenoviridae, đặc biệt là nhóm Fowl Adenovirus (FAdV), phổ biến ở gia cầm dưới 5 tuần tuổi. + Đôi khi bệnh liên quan đến các tác nhân khác như độc tố nấm mốc (Aflatoxin) hoặc nhiễm trùng kế phát bởi vi khuẩn như Escherichia coli. - Đường lây truyền: + Qua tiếp xúc trực tiếp với phân nhiễm bệnh. + Qua thức ăn, nước uống hoặc dụng cụ nuôi nhiễm virus. + Lây truyền dọc từ gà mẹ bị nhiễm sang trứng. 2. Dịch tễ học - Xuất hiện ở gà con từ 3–6 tuần tuổi, đặc biệt trong các điều kiện vệ sinh kém hoặc chuồng trại đông đú - Gà giống và gà thịt thường bị ảnh hưởng nhiều hơn do yếu tố di truyền và môi trường nuôi nhốt. - Tỷ lệ nhiễm và tử vong: + Tỷ lệ nhiễm có thể đạt 50–100%. + Tỷ lệ tử vong dao động từ 20–70%, tùy thuộc vào mức độ độc lực của virus và sức đề kháng của đàn gà. 3. Triệu chứng lâm sàng - Gà bị bệnh thường ủ rũ, giảm ăn, tụm lại ở nơi ít ánh sáng. - Phân lỏng màu vàng hoặc trắng. - Gà phát triển chậm, xơ xác, tỷ lệ tăng trọng thấp. - Ở giai đoạn nặng, xuất hiện triệu chứng thần kinh như run rẩy, co giật. - Tỷ lệ chết tăng cao, đặc biệt trong tuần đầu sau khi xuất hiện triệu chứng. 4. Bệnh tích đặc trưng - Gan: + Gan sưng to, mềm, đổi màu vàng nhạt. + Có các đốm xuất huyết nhỏ hoặc vùng hoại tử. + Bao gan có dịch thấm màu vàng nhầy. - Lách: + Sưng to hơn bình thường. + Có thể xuất hiện các điểm tụ huyết hoặc hoại tử. - Các cơ quan khác: + Xuất huyết ở màng ruột và niêm mạc tiêu hóa. + Dạ dày tuyến có dấu hiệu tụ huyết. + Túi khí có dịch nhầy hoặc viêm. 5. Biện pháp phòng bệnh Bước 1: Vệ sinh - Khu vực chăn nuôi: Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi. - Ngoài chuồng nuôi: Rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh. - Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt: Mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Bước 2: Sát trùng - Vệ sinh: Đảm bảo nguồn thức ăn, nước uống không bị nhiễm khuẩn tụ huyết trùng, các máng ăn, máng uống phải được vệ sinh thường xuyên. Bên cạnh đó nên sử dụng các loại thuốc khử trùng chuồng trại theo định kỳ: + Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT O, 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống). DESINFECT GLUTAR ACTIVE: 1 lít dung dịch cho 500m^3 - Đảm bảo chuồng trại khô ráo, thoáng mát, và mật độ nuôi hợp lý: + Rắc NOVA X DRY  lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi. Bước 3: Dùng kháng sinh - Kháng sinh uống/ trộn: trộn cám MOXCOLIS với liều 20mg/kg P kết hợp YENLISTIN liều dùng: 1g/80-100 kg P liệu trình 3-7 ngày; LINCOVET G.D.H liều  3-4g/10 lít nước kết hợp YENLISTIN  liều dùng: 1g/80-100 kg.P Bước 4:Tăng cường sức đề kháng - ZYMEPRO: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1 lít nước uống. - PRODUCTIVE FORTE: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống. - PRODUCTIVE E.Se.Zn : Bổ sung Vitamin E, Selen, Kẽm, giúp mượt lông mềm lông và bóng lông . Pha 1ml/2-4 lít nước uống hoặc 1ml/20kg TT. - PRODUCTIVE AXIT SE: Thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, cải thiện quá trình tiêu hóa. Pha: 0.2-2 ml / L nước uống hoặc Trộn: 1-2 L/t thức ăn. 6. Biện pháp điều trị Do đây là bệnh virus gây ra nên không có thuốc đặc trị. Đầu tiên cần loại bỏ những con yếu, liệt, không thể chữa ra khỏi đàn rồi mới tiến hành điều trị.  Bước 1: Xử lý nguyên nhân bệnh kế phát - Hạ sốt-giảm đau: Dùng PARADISE Liều 1g/1-2 lít nước hoặc trộn 1-2g/1kg thức ăn - Kháng sinh uống/ trộn: trộn cám AMOXCILIN 500 với liều 20mg/Kp.P kết hợp với SULTRIM 1000 Liều 1g/6-10 lít nước hoặc trộn 1g/3-5kg thức ăn (tương đương 1g/30-50kg TT/ngày). Dùng liên tục 3-5 ngày. Hoặc trộn cám SOLAMOX với liều 20mg/Kp.P kết hợp YENLISTIN  liều dùng: 1g/80-100 kg.P liệu trình 3-7 ngày; LINCOVET G.D.H liều  3-4g/10 lit nước kết hợp YENLISTIN  liều dùng: 1g/80-100 kg.P - Giải độc cấp: PRODUCTIVE HEPATO/UMBROLIVER pha 0,1-1,0 ml/ L nước.  Bước 2: Tăng cường sức đề kháng - AMILYTE để tăng lực, cung cấp điện giải cho cơ thể gà - SORAMIN hoặc LIVERCIN để giải độc và làm tăng khả năng của gan, thận - ZYMEPRO:Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1 lít nước uống. - PRODUCTIVE FORTE,  AMILYTE, VITROLYTE: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống. - PRODUCTIVE E.Se.Zn : Bổ sung Vitamin E, Selen, Kẽm, giúp mượt lông mềm lông và bóng lông. Pha 1ml/2-4 lít nước uống hoặc 1ml/20kg TT. - PRODUCTIVE AXIT SE: Thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, cải thiện quá trình tiêu hóa. Pha: 0.2-2 ml/ L nước uống hoặc Trộn: 1-2 L/tấn thức ăn.

BỆNH LƯỠI XANH Ở LOÀI NHAI LẠI: CƠ CHẾ LÂY TRUYỀN VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

Bệnh lưỡi xanh có thể gây tử vong cho các loài nhai lại như cừu, bò và dê. Một biến thể mới của căn bệnh này đã lây lan ở Bắc Âu từ cuối năm ngoái, dẫn đến các chiến dịch tiêm chủng ở các quốc gia bị ảnh hưởng như Pháp. Bệnh lưỡi xanh được chẩn đoán đầu tiên ở Nam Phi trên cừu vào đầu thế kỷ 20. Nó bắt đầu lan truyền ra ngoài lãnh thổ Phi châu khi phát hiện ở đảo Síp năm 1943, mặc dù có khả năng bệnh đã có vào khoảng năm 1924. Kế đó phát hiện bệnh tại Israel (1951), Pakistan (1959), Ấn Độ (1963). Lần đầu tiên bệnh được thấy với triệu chứng đau mồm ở cừu tại bang Texas của Mỹ vào năm 1948, ở California vào năm 1952 đã xác định được nguyên nhân là do bệnh lưỡi xanh. Trong khoảng thời gian 1956 – 1960, virus lưỡi xanh đã gây dịch chủ yếu trên cừu tại Bồ Đào Nha và phía nam Tây Ban Nha gây thiệt hại đến hơn 180 nghìn con. Hơn nửa triệu con cừu đã chết kể từ khi bệnh lây lan qua Địa Trung hải vào Nam Âu vào khoảng năm 2005 và đang lan dần về phía bắc. Bệnh lưỡi xanh ở gia súc xuất hiện lần đầu tiên ở Bắc Âu vào năm 2006 và chỉ trong vòng vài tuần sau đó, dịch bệnh này đã lan ra 2.000 trang trại gia súc ở Hà Lan, Bỉ, Đức, Pháp và Luxemburg. Tại nước ta, chưa vó báo cáo nào cho thấy bệnh xuất hiện, nhưng với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, trình độ chăn nuôi và quy mô đàn thú nhai lại ngày càng gia tăng thì cần có một nghiên cứu đầy đủ về sự tồn tại của bệnh tại nước ta trong thời gian tới. 1. Bệnh Lưỡi xanh là gì? Bệnh Lưỡi xanh (LX) là một căn bệnh không truyền nhiễm, có tác nhân là vi rút, ảnh hưởng đến động vật nhai lại gia súc và hoang dã (chủ yếu là cừu và cũng bao gồm cả bò, dê, trâu, linh dương, hươu, nai và lạc đà), lây truyền qua côn trùng, nhất là loài muỗi đốt Culicoides. Vi rút gây ra bệnh lưỡi xanh được xác định là một thành viên của họ Reoviridae. Hai mươi bốn kiểu huyết thanh khác nhau đã được phát hiện và khả năng gây bệnh của mỗi loại này khác nhau đáng kể. Mức độ nghiêm trọng của bệnh khác nhau tùy theo loài, trong đó nghiêm trọng nhất ở cừu, bao gồm các triệu chứng sụt cân, gián đoạn quá trình phát triển lông và gây chết. Ở những con cừu mẫn cảm, tỷ lệ nhiễm bệnh có thể lên tới 100%. Tỷ lệ tử vong trung bình chỉ từ 2-30% nhưng có thể tăng vọt tới 70% So với cừu, bò mẫn cảm hơn và mức độ các triệu chứng lâm sàng thay đổi tùy theo chủng vi rút. Hiện nay, chủng vi rút lưỡi xanh đang lưu hành ở Bắc Âu có ý nghĩa đáng kể về dịch tễ học, do gây triệu chứng lâm sàng trên bò. Ở những quốc gia có bệnh lưỡi xanh lưu hành, tác động chủ yếu là mất đi hoạt động thương mại do các hạn chế và chi phí giám sát, xét nghiệm sức khỏe và tiêm chủng. Bệnh lưỡi xanh là một căn bệnh được xếp vào Bộ luật Sức khỏe Động vật trên cạn của OIE và theo Bộ luật này, các trường hợp nhiễm bệnh phải được báo cáo cho Tổ chức Thú y thế giới. 2. Sự truyền và lây lan bệnh Côn trùng là chìa khóa để truyền vi rút lưỡi xanh giữa các loài động vật. Các véctơ bị nhiễm vi rút lưỡi xanh sau khi tiêu thụ máu của động vật bị nhiễm bệnh. Nếu không có véctơ, bệnh không thể lây lan từ động vật này sang động vật khác. Sự lây truyền vi rút lưỡi xanh có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong mùa mưa. Gia súc bị nhiễm bệnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc vi rút lưu hành tại một khu vực. Những gia súc này là nguồn vi rút suốt nhiều tuần, trong khi có ít hoặc không có triệu chứng lâm sàng bệnh và thường là vật chủ ưa thích của côn trùng truyền bệnh. Vi rút đã được tìm thấy trong tinh dịch của những con bò đực và cừu đực bị nhiễm bệnh, có thể lây truyền sang những con bò cái và cừu cái mẫn cảm với mầm bệnh, nhưng đây không được xem là nguyên nhân gây lây lan đáng kể. Vi rút lưỡi xanh cũng có thể được truyền qua nhau đến thai nhi. Vi rút không lây truyền qua tiếp xúc với động vật, các sản phẩm len hoặc sữa. 3. Rủi ro sức khỏe cộng đồng Không có rủi ro về vấn đề sức khỏe cộng đồng liên quan đến bệnh lưỡi xanh. 4. Triệu chứng lâm sàng * Các triệu chứng lâm sàng ở cừu bị nhiễm bệnh có thể không giống nhau và bao gồm: Sốt; Xuất huyết và loét mô miệng và mũi; Chảy nhiều nước dãi, sưng môi, sưng lưỡi và hàm; Viêm vành (phía trên) móng và đi khập khiễng; Yếu ớt, suy nhược, sút cân; Tiêu chảy nhiều, nôn mửa, viêm phổi; Lưỡi có màu xanh do chứng xanh tím (hiếm gặp); Cừu cái mang thai có thể bị sảy thai; Trong quá trình hồi phục của những con cừu có thể gặp tình trạng rụng lông một phần hoặc toàn bộ do gián đoạn phát triển lông. Các triệu chứng lâm sàng trên con vật phụ thuộc vào chủng vi rút, các loài gia súc nhai lại khác như dê thường không có hoặc có ít triệu chứng lâm sàng. 5. Chẩn đoán Trường hợp nghi ngờ là bệnh lưỡi xanh, dựa trên các dữ kiện cần thiết như triệu chứng lâm sàng điển hình, sự phổ biến của các côn trùng trung gian truyền bệnh và đặc biệt là ở những khu vực bệnh lưu hành, để xác nhận chẩn đoán. (Quy định về sức khỏe động vật trên cạn của OIE và Sổ tay xét nghiệm chẩn đoán và vắc xin cho động vật trên cạn của OIE). 6. Phòng ngừa và kiểm soát Ở những vùng lưu hành, các chương trình giám sát chủ động lấy mẫu động vật trong các đàn trọng điểm để theo dõi sự hiện diện của vi rút. Kết hợp với các chương trình giám sát chủ động để xác định vị trí, phân bố và tỷ lệ lưu hành của côn trùng truyền bệnh trong khu vực, các biện pháp kiểm soát có thể được thực hiện kịp thời như: + Xác định, giám sát và truy tìm các loài động vật mẫn cảm và có nguy cơ nhiễm bệnh; + Kiểm dịch và/hoặc hạn chế vận chuyển động vật trong thời kỳ hoạt động của côn trùng; + Xác định các vùng cụ thể; + Tiêm chủng; + Dùng các biện pháp kiểm soát côn trùng. Tiêm vắc xin được xem như biện pháp hiệu quả và thiết thực nhất để giảm thiểu tổn thất liên quan đến bệnh lưỡi xanh, đồng thời làm đứt gãy sự chuyển đổi từ động vật nhiễm bệnh thành vật trung gian truyền bệnh. Cần sử dụng vắc xin được phát triển để bảo vệ chống lại chủng (hoặc các chủng) vi rút cụ thể đang lưu hành ở một khu vực nhất định. 7. Phân bố địa lý Bệnh lưỡi xanh phân bố trên toàn cầu, đặc biệt ở những khu vực có loài côn trùng truyền bệnh – loài muỗi đốt Culicoides hiện diện, bao gồm châu Phi, châu Á, châu Úc, châu Âu, Bắc Mỹ và một số đảo ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở những khu vực có mùa đông không quá khắc nghiệt, cho phép muỗi đốt sống sót, cũng tạo điều kiện cho vi rút tồn tại. Có hơn 1.000 loài Culicoides nhưng chỉ có khoảng 20 loài là vật trung gian truyền vi rút lưỡi xanh còn năng lực gây bệnh. Do đó, sự phân bố địa lý của các loài côn trùng truyền bệnh thường sẽ hạn chế sự phân bố của bệnh. Cừu sống ở các vùng lưu hành thường có sức đề kháng tự nhiên với bệnh lưỡi xanh. Dịch có thể bùng phát ở một khu vực khi những con cừu mẫn cảm hơn, đặc biệt là các giống cừu châu Âu được đưa vào các khu vực lưu hành, hoặc do sự di chuyển theo gió của muỗi Culicoides bị phơi nhiễm, chúng mang thêm vi rút đến khu vực lưu hành. Sự xuất hiện của bệnh lưỡi xanh thường song song với hoạt động của véctơ tăng đột biến trong thời kỳ nhiệt độ cao và lượng mưa lớn, bệnh cũng giảm dần khi xuất hiện đợt sương giá hoặc thời tiết lạnh khắc nghiệt hơn

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC TÁC NHÂN GÂY BỆNH TRONG THỨC ĂN ĐẾN NĂNG SUẤT LỢN NÁI

Trong sản xuất lợn thương mại, năng suất của lợn nái là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thành công và lợi nhuận của toàn bộ hoạt động. Tuy nhiên, các tác nhân gây bệnh từ thức ăn gây ra mối đe dọa đáng kể đến sức khỏe của lợn nái, dẫn đến giảm năng suất sinh sản, tăng tỷ lệ tử vong và tổn thất kinh tế đáng kể. Trong cuộc phỏng vấn này, Tiến sĩ Francisco Domingues, Giám đốc kỹ thuật Anitox của Global Swine Markets, thảo luận về những thách thức chính do các tác nhân gây bệnh này gây ra, tác động của chúng đến năng suất của lợn nái và các chiến lược tốt nhất để giảm thiểu những rủi ro này nhằm đảm bảo đàn lợn khỏe mạnh và năng suất. 1. Những loại mầm bệnh lây truyền qua thức ăn cụ thể nào thường liên quan nhất đến việc giảm năng suất lợn nái trong hoạt động chăn nuôi lợn công nghiệp? Tiến sĩ Francisco Domingues: Trong hoạt động chăn nuôi lợn thương mại, các tác nhân gây bệnh phổ biến nhất liên quan đến việc giảm năng suất lợn nái chủ yếu là các loại vi-rút như Hội chứng sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) và Dịch tiêu chảy ở lợn (PED). Các tác nhân gây bệnh này nổi tiếng là gây ra tình trạng mất năng suất nghiêm trọng trên khắp các trang trại, đặc biệt là trong thời gian bùng phát dị Hậu quả có thể rất nghiêm trọng, dẫn đến mất thai, sảy thai, tỷ lệ tử vong ở lợn con cao, tỷ lệ tử vong ở lợn nái tăng và hiệu suất sinh sản nói chung kém. - Tiến sĩ Francisco Domingues, Giám đốc kỹ thuật Anitox của Global Swine Markets: “Bằng cách giảm thiểu lượng mầm bệnh trong thức ăn, người sản xuất có thể giảm nguy cơ lây truyền bệnh tật, bảo vệ sức khỏe và tuổi thọ của lợn nái và cuối cùng là cải thiện lợi nhuận của họ”. Hơn nữa, tác động tài chính là rất lớn. Theo dữ liệu từ Đại học bang Iowa (ISU), riêng tại Hoa Kỳ, PRRS gây ra thiệt hại ước tính 380 triệu đô la Mỹ hàng năm trong đàn lợn giống, với tổng thiệt hại, bao gồm cả thiệt hại từ lợn đang lớn, lên tới khoảng 1,2 tỷ đô la Mỹ hàng năm, nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về các biện pháp kiểm soát mầm bệnh mạnh mẽ trong chăn nuôi lợn. 2. Các tác nhân gây bệnh trong thức ăn ảnh hưởng như thế nào đến hiệu suất sinh sản và kết quả lứa đẻ ở lợn nái, bao gồm tỷ lệ sinh sản và tỷ lệ sống của lợn con? Tác động có hại của các loại virus lợn như PRRS và PED đối với hiệu suất sinh sản đã được ghi chép đầy đủ. Các tác nhân gây bệnh này có khả năng vi phạm các biện pháp an toàn sinh học, thường là thức ăn bị ô nhiễm đóng vai trò là phương tiện truyền bệnh. Các báo cáo về việc truyền bệnh qua thức ăn đã trở nên thường xuyên hơn trong vài năm trở lại đây, thúc đẩy sự hiểu biết của ngành về thức ăn như một vật trung gian truyền bệnh do virus. Khi mầm bệnh xâm nhập vào đàn lợn nái thông qua thức ăn, chúng có thể tàn phá kết quả sinh sản. Tỷ lệ sinh sản có thể giảm mạnh và tỷ lệ sống sót của lợn con có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hiểu được tất cả các nguồn lây nhiễm tiềm ẩn, bao gồm cả thức ăn bị ô nhiễm, là điều rất quan trọng. Bằng cách tăng cường các biện pháp an toàn sinh học và cảnh giác về rủi ro ô nhiễm thức ăn, người chăn nuôi có thể bảo vệ đàn lợn của mình tốt hơn khỏi các mầm bệnh có hại này. 3. Những cơ chế chính mà các tác nhân gây bệnh trong thức ăn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và tuổi thọ của lợn nái trong môi trường là gì? Các tác nhân gây bệnh từ thức ăn có hại rất lớn đến sức khỏe của nái, thường dẫn đến bệnh lan rộng trong đàn trong thời gian bùng phát. Điều này có thể bao gồm sự phát triển kém của nái tơ ngây thơ, là vật nuôi giống trong tương lai. Nái tơ bị ảnh hưởng sớm bởi các tác nhân gây bệnh thường bị còi cọc, từ đó làm giảm hiệu suất và tuổi thọ của chúng trong suốt cuộc đời sinh sản. Tác động tích lũy của các đợt bùng phát dịch bệnh lặp đi lặp lại là sự suy giảm đáng kể về sản lượng heo con và hiệu suất chung của từng con nái. Do đó, việc giảm thiểu tần suất bùng phát dịch bệnh thông qua các biện pháp an toàn sinh học và vệ sinh thức ăn hiệu quả là điều cần thiết để thúc đẩy hiệu suất và lợi nhuận của đàn trong dài hạn. Càng ít đợt bùng phát dịch bệnh ở một trang trại, năng suất chung và kết quả kinh tế càng tốt. 4. Làm thế nào để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nguồn thức ăn do mầm bệnh để bảo vệ năng suất của lợn nái và các biện pháp tốt nhất để vệ sinh thức ăn trong chăn nuôi lợn thương phẩm là gì? Chìa khóa để ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh từ thức ăn ảnh hưởng đến năng suất của lợn nái nằm ở các biện pháp an toàn sinh học mạnh mẽ. Người ta hiểu rõ các tác nhân gây bệnh này gây hại cho đàn như thế nào, nhưng việc xác định và giải quyết các cách khác nhau mà chúng có thể xâm nhập vào hệ thống là rất quan trọng. Cải thiện an toàn sinh học xung quanh các thành phần thức ăn và nhà máy thức ăn là điều cần thiết. Điều này bao gồm việc triển khai các chất khử trùng thức ăn để duy trì các tiêu chuẩn vệ sinh thức ăn cao. Nhiều nhà sản xuất dựa vào quy trình tạo viên để giảm thiểu các tác nhân gây bệnh ở lợn, nhưng hiệu quả của xử lý nhiệt có thể khác nhau do sự khác biệt về khả năng chịu nhiệt của tác nhân gây bệnh, thiết bị, nhiệt độ và thời gian lưu giữ. Sự không nhất quán này khiến việc chỉ dựa vào tạo viên như một biện pháp phòng ngừa trở nên khó khăn. Trên thực tế, nghiên cứu gần đây của Balestrerivà cộng sự (2024) đã chỉ ra rằng xử lý nhiệt ở 100°C trong 60 phút có thể không làm giảm mức vi-rút trong thức ăn xuống dưới liều nhiễm trùng tối thiể Ngoài ra, còn có nguy cơ thức ăn bị tái nhiễm bẩn sau khi xử lý nhiệt, tại nhà máy thức ăn chăn nuôi hoặc trong quá trình vận chuyển và xử lý trước khi thức ăn đến máng ăn tại trang trại. Vì lý do này, sử dụng chất khử trùng thức ăn chăn nuôi có hoạt tính còn lại đáng tin cậy là một chiến lược hiệu quả hơn để tăng cường an toàn sinh học thông qua thức ăn trong hoạt động chăn nuôi lợn thương mại. 5. Tác nhân gây bệnh trong thức ăn đóng vai trò như thế nào trong việc truyền bệnh ở lợn nái và điều này ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả kinh tế của sản xuất lợn thương mại? Các ấn phẩm gần đây đã cung cấp bằng chứng rõ ràng về những rủi ro liên quan đến tải lượng mầm bệnh trong thức ăn. Người ta đã chứng minh rằng nhiều loại mầm bệnh ở lợn, bao gồm cả vi-rút, có thể tồn tại trong thức ăn và nếu lợn ăn phải, có thể dẫn đến nhiễm trùng và phát triển bệnh. Hiểu được tác động của các tác nhân gây bệnh trong thức ăn đối với năng suất heo con, tỷ lệ tử vong ở nái tăng và hiệu suất chung của nái kém hơn đặc biệt là trong các hoạt động trải qua các đợt bùng phát dịch bệnh liên tiếp làm nổi bật tác động tiêu cực đáng kể đến chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế. Các tác nhân gây bệnh này không chỉ là mối quan tâm về sức khỏe mà còn là gánh nặng tài chính lớn đối với các hoạt động chăn nuôi lợn trên toàn cầ Việc giải quyết các tác nhân gây bệnh từ thức ăn thông qua tăng cường an toàn sinh học, thực hành vệ sinh thức ăn và sử dụng chất khử trùng thức ăn hiệu quả là rất quan trọng để bảo vệ năng suất lợn nái và đảm bảo tính bền vững về mặt kinh tế của hoạt động sản xuất lợn thương mại. Bằng cách giảm thiểu tải lượng tác nhân gây bệnh trong thức ăn, người sản xuất có thể giảm nguy cơ lây truyền bệnh, bảo vệ sức khỏe và tuổi thọ của lợn nái và cuối cùng là cải thiện lợi nhuận của họ.

QUẢN LÝ DỊCH BỆNH TRONG GIAI ĐOẠN ÚM HEO

Heo con giai đoạn theo mẹ chủ yếu bị ảnh hưởng nặng do quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng tuy nhiên cũng có không ít các tác nhân gây bệnh có ảnh hưởng tới heo trong giai đoạn này.Việc quản lý chăm sóc heo con trong giai đoạn này rất qua trọng, đặc biệt là kỹ thuật úm heo giúp giảm thiểu các tác nhân gây bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe đàn heo. Giai đoạn úmheo hay giai đoạn heo con theo mẹ là khởi đầu quan trọng trong chăn nuôi heo, giai đoạn này heo con chưa hoàn thiện cơ thể do vậy rất dễ mắc các bệnh thông thường, ở thời kỳ này tỷ lệ chết của heo là 9,4% trên tổng số heo được sinh ra, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng này là do heo mẹ đè và heo con mắc bệnh Việc chăm sóc nuôi dưỡng heo con giai đoạn theo mẹ để giảm thiểu hiện tượng heo con bị ốm, chết hay phát triển không bình thường chúng ta cần chú ý tới các nguyên nhân sau: Heo mẹ, tác nhân môi trường, các tác nhân gây bệnh. Heo mẹ ảnh hưởng tới heo con giai đoạn này là có thể do: Trong thời gian mang thai, heo mẹ bị bệnh suy dinh dưỡng, các bệnh truyền nhiễm như: dịch tả, phó thương hàn,Aujeszky, leptospirosis, brucellosis, PRRS… Trong thời gian nuôi con; do heo mẹ mắc hội chứng MMA, bệnh sốt hậu sản hiện tượng sót nhau … hay do thay đổi thức ăn Các tác nhân trên gây ảnh hưởng lớn tới heo mẹ dẫn tới nguồn sữa cung cấp cho heo con không ổn định hoặc mất hẳn, làm rối loạn tiêu hóa dẫn tới hiện tượng tiêu chảy trên heo con, đối với việc hiện tượng này cần chú ý đặc biệt tới việc chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý heo mẹ trong giai đoạn mang thai và cho con bú. Đặc biệt chú ý tới việc phòng bệnh cho heo mẹ và sử dụng thức ăn hợp lý cho heo mẹ, với heo mẹ giai đoạn cho con bú cần cho heo mẹ ăn tự do (không hạn chế heo mẹ ăn) mức trung bìnhmà heo mẹ có thể ăn được trong giai đoạn này là 4 – 6kg thức ăn hỗn hợp 1. Công thức tính lượng thức ăn cho heo mẹ Thức ăn cho heo mẹ = thức ăn cho heo mẹ duy trì cơ thể + thức ăn cho việc tiết sữa nuôi con Heo mẹ cần 1,8kg thức ăn hỗn hợp duy trì cơ thể. Để nuôi 1 heo con heo mẹ cần ăn 0,3kg thức ăn hỗn hợp Như vậy thức ăn cần thiết trong quá trình heo mẹ nuôi con là: 1,8 + 0,3 x n (n là số heo con trong ổ) VD để nuôi một đàn 10 heo con cần cho heo mẹ ăn 1,8 + 0,3 x10 = 4,8 kg thức ăn hỗn hợp Ngoài các yếu tố trên còn có một số yếu tố quan trọng nữa mà chúng ta cần quan tâm đó là vấn đề về các mầm bệnh thường trực, dễ mắc cho heo trong giai đoạn này. Heo con theo mẹ rất mẫn cảm với các điều kiện môi trường do vậy việc chăm sóc không đúng kỹ thuật sẽ dẫn tới việc heo con mắc phải những bệnh thông thường gây ra hiện tượng tiêu chảy như E.coli, PED, cầu trùng, TGE, Rotavirus . . . tuy nhiên việc xử lý trong giai đoạn này gặp rất nhiều khó khăn do heo con chưa hoàn thiện hệ thống tiêu hóa, sức đề kháng còn yếu trước các tác nhân môi trường. 2. Bệnh E.coli  Là bệnh phổ biến với heo con theo mẹ không được chăm sóc nuôi dưỡng tố Nguyên nhân là do vi khuẩn E.coli có trong ruột của heo gây ra. Các biểu hiện đặc trưng của bệnh là tiêu chảy phân trắng, phân trắng và có thêm bọt. Heo con không chịu bú mẹ dẫn tới bệnh càng thêm trầm trọng. Ta có thể xử lý bằng cách cho heo con uống Colistin, Amoxicillin,Ampicilin, Lincomycin nặng có thể tiêm cho heo tuy nhiên nên hạn chế vì ảnh hưởng tới sự phát triển của heo ở các giai đoạn sau. 3.Bệnh PED là bệnh do Coronavirus gây ra làm ảnh hưởng nặng nề tới heo con, bệnh có tỷ lệ chết rất cao. Các biểu hiện của bệnh + Lười bú. + Nôn mửa. + Phân lỏng, có màu vàng, có sữa không tiêu và mùi rất tanh. + Heo con sụt cân nhanh do mất nước, heo con thích nằm lên bụng mẹ. + Lây lan rất nhanh (gần như 100%), chết trong 3-4 ngày, xác gầy Đối với PED việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị tiêu chảy thường không hiệu quả ta có thể sử dụng vaccine để hạn chế sự lây lan của bệnh 4. Bệnh cầu trùng heo con do ký sinh trùng Isospora suis, thuộc nhóm protozoa nội bào gây ra, thường xảy ra đối với các trại có quy trình vệ sinh kém và mật độ nuôi cao, độ ẩm chuồng cao. + Đầu tiên heo tiêu chảy phân sệt, sau đó trở nên lỏng (có thể lẫn bọt) thường có màu trắng sữa. + Tiêu chảy kéo dài 5-6 ngày, phân có màu trắng chuyển dần sang màu vàng, nhưng cũng có khi có màu nâu nhạt hoặc hơi xám, phân tiêu chảy thường mịn và có dịch nhày. + Heo nhiễm bệnh nặng, xù lông, gầy ốm, heo mất nước, mệt mỏi nhưng vẫn bú + Tỉ lệ chết do bệnh cầu trùng thấp (khoảng 20% heo mắc bệnh) nhưng làm tăng trưởng kém cho heo con cả giai đoạn trước và sau cai sữa. Việc xử lý cầu trùng thường có tiên lượng tốt khi sử dụng Toltrazuril cho uống. – Ngoài ra các nguyên nhân do TGE, Clostridium, Rotavirus thường ít gặp trong giai đoạn này, chúng thường xuất hiện khi môi trường chăn nuôi không phù hợp như thiếu nhiệt trong mùa đông, bị gió lùa . . . Các tác nhân trên gây thiệt hại nặng nề cho chăn nuôi heo dẫn tới việc heo con phát triển không đồng đều, thiệt hại đầu con và lưu cữu mầm bệnh trong môi trường nuôi. Ngoài ra các tác nhân trên yếu tố dinh dưỡng trong giai đoạn cuối của giai đoạn này cũng ảnh hưởng sự phát triển của heo. Việc cung cấp thiếu nước sạch cho heo con cũng là một nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tiêu chảy trên heo con. Chăm sóc heo con giai đoạn theo mẹ việc giữ ấm, khô và sạch là 3 yếu tố hàng đầu và quan trọng nhất quyết định thàng công trong chăn nuôi heo con. Ngoài ra công tác phòng bệnh cũng cần chú ý tới. Như vậy ngoài việc chăm sóc quản lý heo con giai đoạn theo mẹ, ta cần chú ý tới các nguyên nhân dẫn tới heo con bị nhiễm các tác nhân bên ngoài gây hiện tượng tiêu chảy, mất nước, giảm chất lượng con giống, ảnh hưởng tới các giai đoạn chăn nuôi sau và gây thiệt hại kinh tế nặng nề.  

Môi trường chăn nuôi

TIÊU DIỆT KÍ SINH TRÙNG TRÊN HEO

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Thiệt hại của kí sinh trùng gây...

Tiềm năng, lợi thế chăn nuôi bò thịt, bò sữa của Thủ đô

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Là Thủ đô song Hà Nội vẫn...

DINH DƯỠNG CHO NÁI HẬU BỊ THỜI KÌ MANG THAI

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Sự phát triển của heo con ở...

QUẢN LÝ DINH DƯỠNG TRƯỚC VÀ SAU CAI SỮA ĐỂ GIẢM CHI PHÍ CÁM

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Vấn đề của những nước chăn nuôi...

NHU CẦU VITAMIN CỦA GÀ

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Để nuôi gia cầm thành công, người...

NHU CẦU KHOÁNG CỦA GÀ

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Để nuôi gia cầm thành công, người...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SULPHONAMID

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
1. Triệu chứng Gà trúng độc Sulphonamid...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FURAZOLIDON

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
1. Triệu chứng Khi dùng Furazolidon phòng...

BỆNH NGỘ ĐỘC THỨC ĂN DO ĐỘC TỐ AFLATOXIN

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO MUỐI

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Muối là một trong những thành phần...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SELENIUM (Se)

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Selen là một trong những nguyên tố...

BỆNH DO TRÚNG ĐỘC KHÍ NH3

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Khí NH3  được sinh ra từ chất...

BỆNH TRÚNG ĐỘC KHÍ CO

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Lượng khí CO được sinh ra do...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FORMALDEHYDE

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Formaldehyde hay còn gọi là formon. Dung...

BỆNH SƯNG GAN THẬN TRÊN GÀ

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh sưng gan và thận thường xảy...

BỆNH HỘI CHỨNG XUẤT HUYẾT VÀ PHÌ GAN

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh FLHS là biểu hiện một quá...

BỆNH DO SUY DINH DƯỠNG TRÊN GIA CẦM

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu hụt dinh dưỡng gây rối...

BỆNH THIẾU VITAMIN A

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Đặc điểm của bệnh thiếu vitamin A...

BỆNH THIẾU VITAMIN D

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin D trong đàn gà...

BỆNH THIẾU VITAMIN E

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin E thường hay gặp...

BỆNH THIẾU VITAMIN K

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin K ở gà có...

BỆNH THIẾU VITAMIN B1

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin B1 ở gà thể...

BỆNH THIẾU VITAMIN B2

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin B2 có đặc điểm...

BỆNH THIẾU VITAMIN B5

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu axit Pantothenic ở gia cầm...

BỆNH THIẾU AXIT NICOTINIC – VITAMIN B3

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu axit Pantothenic ở gia cầm...

BỆNH THIẾU PYRIDOXIN (VITAMIN B6)

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Đặc điểm của bệnh này là giảm...

BỆNH THIẾU BIOTIN (VITAMIN H)

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Gà mắc bệnh thiếu Biotin có đặc...

BỆNH THIẾU AXIT FOLIC

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Axit folic hay còn gọi là vitamin...

BỆNH THIẾU CHOLINE

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Chất Choline còn được gọi là vitamin...

BỆNH THIẾU VITAMIN B12

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Vitamin B12 cần thiết cho sự phát...

BỆNH THIẾU SELENIUM

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu Selenium ở gà có đặc...

BỆNH THIẾU CANXI VÀ PHOTPHO (Ca, P)

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Canxi và photpho là 2 nguyên liệu...

BỆNH THIẾU MANGAN (Mn)

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Mangan được hấp thu qua đường tiêu...

BỆNH THIẾU MUỐI (NaCl)

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
NaCl là một loại muối bao gồm...

BỆNH THIẾU KẼM (Zn)

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Kẽm là một nguyên tố vi lượng...

BỆNH THIẾU (Mg)

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Mg trong cơ thể động vật chiếm...

BỆNH DO ĐÓI TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh đói ở gà thường thể hiện...

BỆNH DO MẤT NƯỚC TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Gà bị thiếu nước hay mất nước...

BỆNH DO LẠNH TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Gà bị lạnh với biểu hiện đứng...

BỆNH DO NÓNG TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Nhiệt độ quá nóng trong chuồng nuôi...

BỆNH DO TỔN THƯƠNG TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Đây là một bệnh nội ngoại khoa...

BỆNH THIẾU KALI TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Kali trong cơ thể có tác dụng...

BỆNH VIÊM THẬN SỚM Ở GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh chỉ thấy xuất hiện ở gà...

BỆNH MỆT MỎI CỦA GÀ ĐẺ CÔNG NGHIỆP

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh CLF thường xảy ra ở gà...

BỆNH CÒI XƯƠNG

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Đây là bệnh thường phổ biến ở...

BỆNH MỀM ĐỐT SỐNG

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thường thấy ở gà thịt giai...

BỆNH SỤN HOÁ XƯƠNG BÀN CHÂN

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh sụn hoá xương chày, xương bàn...

BỆNH GOUT

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh gout trên gà chia làm hai...

Kỹ thuật phòng và chữa bệnh cho vịt

12 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Sở hữu tổng đàn gia súc, gia...

LỰA CHỌN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO ĐÀN GÀ

12 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Ai cũng biết nước là nguồn dinh...

7 CÁCH GIÚP TĂNG LƯỢNG THỨC ĂN ĂN VÀO Ở HEO CAI SỮA

12 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Nếu lượng thức ăn ăn vào tăng...

ĐỘC TỐ NẤM MỐC: CÁNH CỬA CHO CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM.

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Ảnh hưởng trực tiếp của độc tố...

BỔ SUNG CHẤT ĐIỆN GIẢI CHO GÀ

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Không khí nóng gây thiệt hại rất...

CÁC BIỆN PHÁP GIÚP THỤ TINH NHÂN TẠO THÀNH CÔNG

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Thụ tinh nhân tạo có nhiều ưu...

QUẢN LÝ NÁI CAO SẢN

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Lý do khiến các trại tuy đã...

NUÔI DƯỠNG GÀ VÀO MÙA NÓNG

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Thông qua việc tạo và giải phóng...

VITAMIN VÀ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Một trong những yếu tố quan trọng...

BỆNH TGE TRÊN HEO – TRANSMISSBLE GASTROENTERITIS OF SWINE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG – FOOT AND MOUTH DISEASE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH MỤN NƯỚC TRÊN HEO – SWINE VESICULAR DISEASE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH MỤN NƯỚC TRONG MIỆNG HEO – SWINE VESICULAR STOMATITIS

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH PED TRÊN HEO – PORCINE EPIDEMIC DIARRHAE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH ĐẬU HEO – SWINE POX

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN TRÊN HEO – SWINE JAPANESE B ENCEPHALOMYETIS

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH VIÊM NÃO DO VIRUS NIPAH TRÊN HEO – NIPAH ENCEPHALITIS IN PIG

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

HỘI CHỨNG CÒI CỌC TRÊN HEO – POST WEANING MULTI SYSTEMIC WASTING SYNDROM

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH SẢY THAI DO PARVOVIRUS TRÊN HEO – PARVOVIRUS DISEASE OF SWINE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH PPRS TRÊN HEO – PORCINE REPRODUCTIVE AND RESPYRATORY SYNDROME

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH GIẢ DẠI TRÊN HEO – AUJESZKY

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH CÚM HEO – HOG FLU

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH DỊCH TẢ CHÂU PHI – AFRICA SWINE FIVER

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH DỊCH TẢ HEO – HOG CHOLERA

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH SƯNG PHÙ ĐẦU TRÊN GÀ – AVIAN PNEUMOVIRUS (APV)

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

HỘI CHỨNG CÒI CỌC DO REOVIRUS – REO

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH CÚM GIA CẦM – AVIAN INFLUENZA (AI)

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH BẠI HUYẾT TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH KHẸC TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH HUYẾT TRÙNG TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH E. COLI TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH THƯƠNG HÀN TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm