Thống kê
Ngành gia cầm, có vị trí cực kỳ quan trọng về mặt an toàn thực phẩm và dinh dưỡng, là phân ngành nông nghiệp phát triển nhanh nhất, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Người ta cho rằng các yếu tố như tăng trưởng dân số, tăng trưởng mức thu nhập và đô thị hóa sẽ góp phần vào sự tăng trưởng của ngành trong tương lai. Ngành gia cầm, có giá trị thị trường là 310,7 tỷ đô la vào năm 2020, dự kiến sẽ tăng lên 322,55 tỷ đô la vào năm 2021 và ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 3,8%. Thị trường dự kiến sẽ đạt 422,97 tỷ đô la vào năm 2025 với CAGR là 7%.
- - Theo Derya Yıldız:
Phân khúc quan trọng nhất của ngành chăn nuôi là ngành gia cầm. Bản thân ngành này đã cực kỳ phức tạp, ngành gia cầm bao gồm nhiều cấp độ sản xuất khác nhau, bao gồm nhà máy thức ăn chăn nuôi, trại giống, trang trại nhân giống và nhà máy chế biến. Tương tự như vậy, có các đơn vị phụ như gà, vịt, gà tây và ngỗng xét về loài trong ngành. Các phân nhóm sản xuất được chia thành sản xuất thịt và trứng. Sản xuất lông vũ cũng có thể được thêm vào đây.
- Trong số các loài gia cầm, gà là loài được chăn nuôi chính trên toàn thế giới và theo ước tính, chiếm hơn 90 phần trăm trong ngành gia cầm. Các loài khác bao gồm vịt ở Châu Á, gà tây ở Bắc Mỹ, gà lôi ở Châu Phi và ngỗng cũng được biết đến là loài nổi trội sau gà.
- Ngành gia cầm, có vị trí cực kỳ quan trọng về mặt an toàn thực phẩm và dinh dưỡng, là phân ngành nông nghiệp phát triển nhanh nhất, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Người ta cho rằng các yếu tố như tăng trưởng dân số, tăng trưởng mức thu nhập và đô thị hóa sẽ góp phần vào sự phát triển của ngành trong tương lai. Mặc dù các trang trại nhỏ và doanh nghiệp gia đình trong ngành đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thị trường, nhưng có vẻ như sự tăng trưởng chính sẽ là do các hoạt động quy mô lớn.
- Mặc dù những diễn biến này góp phần vào động lực tăng trưởng của thị trường, một số vấn đề có tác động tiêu cực cũng nổi lên như những trở ngại đối với ngành. Một trong những vấn đề này là vai trò của gia cầm trong các bệnh truyền nhiễm. Bên cạnh đó, những rủi ro mà chúng gây ra cho sức khỏe con người do tình trạng kháng thuốc kháng sinh cũng được coi là một vấn đề đáng kể. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu chuyên sâu đã được thực hiện về các lựa chọn sản xuất không có kháng sinh, đặc biệt là do vấn đề kháng thuốc kháng sinh, và các quốc gia đang cố gắng tạo ra động lực cho các nhà sản xuất về sản xuất không có kháng sinh với nhiều quy định khác nhau.
SỰ HIỆN DIỆN CỦA GIA CẦM
- Theo dữ liệu từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), tổng số gia cầm hiện diện trên thế giới (gà, vịt, ngỗng, gà lôi và gà tây) là khoảng 27,9 tỷ con vào năm 2019. Phần lớn nhất trong số này thuộc về gà, với khoảng 93 phần trăm. Theo FAO, số lượng gà trên toàn thế giới đã tăng gấp đôi kể từ năm 1990. Số lượng gà, là 14,38 tỷ con vào năm 2000, đã đạt 25,9 tỷ con vào năm 2019. Phần lớn nhất trong số này thuộc về các nước châu Á. Trong cùng kỳ, tổng số gà hiện diện ở châu Á là 15,8 tỷ con. Tiếp theo là châu Mỹ với 5,8 tỷ con. Số lượng gà hiện diện ở châu Phi và châu Âu là khoảng 2 tỷ con mỗi nơi.
Các loại gia cầm khác có mặt trong năm 2019 như sau: vịt 1,2 tỷ con, ngỗng và gà lôi 362 triệu con, gà tây 428 triệu con.
TÌNH HÌNH XUẤT, NHẬP KHẨU THỊT VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ THỊT CỦA VIỆT NAM
1. Tình hình xuất khẩu
Cơ cấu thị trường xuất khẩu thịt và sản phẩm từ thịt của Việt Nam
(Tỷ trọng % tính theo giá trị)
Quý I/2023 Quý I/2024
Trong quý I/2024, xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của Việt Nam giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2023. Theo thống kê sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, trong quý I/2024, Việt Nam xuất khẩu được 5,34 nghìn tấn thịt và sản phẩm thịt, trị giá 23,67 triệu USD, giảm 8,3% về lượng và giảm 7,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Thịt và sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường thuộc khu vực châu Á, trong đó xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông là nhiều nhất, chiếm 47,79% về lượng và chiếm 66,19% về trị giá trong tổng xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt của cả nước, với 2,55 nghìn tấn, trị giá 15,66 triệu USD, giảm 0,5% về lượng và giảm 5,7% về trị giá so với quý I/2023.
Trong quý I/2024, các chủng loại thịt và các sản phẩm từ thịt xuất khẩu chủ yếu gồm: Thịt lợn sữa nguyên con đông lạnh (được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Hồng Kông, Xing-ga-po); Thịt ếch đông lạnh (được xuất khẩu chủ yếu sang Bỉ, Pháp, Hoa Kỳ…); Chân gà đông lạnh (được xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc, Pa-pu-a Niu Ghi-nê, Lào…); Thịt lợn nguyên con đông lạnh (được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Hồng Kông, Ma-lai-xi-a…); Thịt trâu, bò tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh (được xuất khẩu sang thị trường Lào, Căm-pu-chia)… Đáng chú ý, trừ chân gà đông lạnh và thịt lợn nguyên con đông lạnh, xuất khẩu các chủng loại thịt và các sản phẩm từ thịt còn lại đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2023.
2. Tình hình nhập khẩu
Nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của Việt Nam trong quý I/2024 tăng so với cùng kỳ năm 2023. Theo thống kê sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu trên 171,54 nghìn tấn thịt và sản phẩm từ thịt, trị giá 345,36 triệu USD, tăng 34,4% về lượng và tăng 29,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Quý I/2024, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nga, Hàn Quốc và Ba Lan là 5 thị trường cung cấp thịt và sản phẩm từ thịt lớn nhất cho Việt Nam. Trừ Hoa Kỳ, nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam từ các thị trường này đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Ấn Độ là thị trường lớn nhất cung cấp thịt và sản phẩm từ thịt cho Việt Nam với 47,49 nghìn tấn, trị giá 148,01 triệu USD, tăng 31,7% về lượng và tăng 45,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Trong quý I/2024, thịt và các sản phẩm từ thịt nhập khẩu chủ yếu là các chủng loại như: Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; Phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, trâu, bò sống ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt trâu tươi đông lạnh; Thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt bò tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh… Trong đó, nhập khẩu thịt gia cầm, thịt trâu, thịt bò có xu hướng tăng; trong khi nhập khẩu thịt lợn lại giảm so với cùng kỳ năm 2023. Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu 11,45 nghìn tấn thịt lợn (HS 0203), trị giá 25,98 triệu USD, giảm 12,5% về lượng và giảm 18,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Nhập khẩu thịt lợn liên tục giảm do tiêu thụ thịt lợn trong nước chậm, trong khi sản lượng lợn liên tục phục hồi. Bra-xin là thị trường lớn nhất cung cấp thịt lợn cho Việt Nam với 4,2 nghìn tấn, trị giá 9,53 triệu USD, tăng 7,4% về lượng và tăng 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
CAMPHUCHIA XUẤT HIỆN CA NHIỄM CÚM H5N1 ĐẦU TIÊN Ở NGƯỜI
Bộ Y tế Campuchia vừa công bố phát hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 là một bé gái 6 tuổi trú tại huyện Chantrea, tỉnh Svay Rieng.
Viện Y tế Công cộng quốc gia và Viện Pasteur Campuchia ngày 3/8 đã xác nhận ca bệnh này, nâng tổng số ca nhiễm virus H5N1 ở người tại nước này từ đầu năm đến nay lên 9 ca.
Thông cáo báo chí của Bộ Y tế Campuchia cho biết bệnh nhân có các triệu chứng sốt, ho, đau họng, mệt mỏi và khó thở. Tình trạng của bệnh nhân hiện rất nghiêm trọng và đang được chăm sóc tích cực.
Kết quả điều tra dịch tễ cho thấy 4 ngày trước khi khởi phát bệnh, bệnh nhân đã tiếp xúc nhiều gà chết. Hiện các đội ứng phó khẩn cấp quốc gia và địa phương của Bộ Y tế đang làm việc với Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp, Bộ Môi trường và chính quyền địa phương để tìm hiểu, điều tra, ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát.
Các nỗ lực ứng phó bao gồm truy vết nguồn lây nhiễm ở cả động vật và người; xác định và theo dõi các trường hợp nghi nhiễm cũng như cấp phát thuốc Tamiflu cho những người đã tiếp xúc với gia cầm nhiễm bệnh. Ngoài ra, các chiến dịch giáo dục về sức khỏe đang được tiến hành tại các làng bị ảnh hưởng để ngăn chặn mầm bệnh lây lan.
Trước đó, ngày 2/8, Bộ Y tế Campuchia xác nhận 1 bé trai 4 tuổi cũng ở tỉnh Svay Rieng, phía Đông Nam nước này, có kết quả xét nghiệm dương tính với virus cúm gia cầm H5N1.
Theo giới chức y tế sở tại, 7 trong tổng 9 trường hợp mắc cúm gia cầm H5N1 từ đầu năm đến nay là trẻ em và tất cả đều có tiền sử tiếp xúc gần với gia cầm bị bệnh. Virus cúm H5N1 thường lây lan giữa các gia cầm bị bệnh nhưng đôi khi có thể lây sang người, với các triệu chứng thường gặp gồm sốt, ho, sổ mũi và các bệnh đường hô hấp nghiêm trọng.
Bộ Y tế Campuchia đánh giá cúm gia cầm vẫn là mối đe dọa đối với sức khỏe của người dân, nhất là trẻ em; đồng thời kêu gọi mọi người không ăn thịt gia cầm chết hoặc nhiễm bệnh.
Từ năm 2003 đến nay, Campuchia ghi nhận 71 người nhiễm cúm H5N1, trong đó 42 trường hợp tử vong.
Thị trường nhập khẩu ngô 11 tháng năm 2022
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại trong 11 tháng năm 2022 đạt trên 8,41 triệu tấn, trị giá trên 2,94 tỷ USD, giá trung bình 349,8 USD/tấn, giảm 11,6% về lượng, nhưng tăng 8,2% kim ngạch và tăng 22,4% về giá so với 11 tháng năm 2021.
Trong đó, riêng tháng 11/2022 đạt 874.529 tấn, tương đương 288,29 triệu USD, giá trung bình 329,7 USD/tấn, tăng nhẹ 0,4% về lượng, tăng 1,7% kim ngạch, giá tăng 1,3% so với tháng 10/2022; so với tháng 11/2021 thì giảm 15,2% về lượng, giảm 8,9% về kim ngạch nhưng tăng 7,4% về giá.
Achentina là thị trường chủ đạo cung cấp ngô cho Việt Nam trong 11 tháng năm 2022, chiếm 63% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, đạt 5,27 triệu tấn, tương đương gần 1,86 tỷ USD, giảm 6,6% về lượng, nhưng tăng 10% kim ngạch và tăng 17,7% về giá so với cùng kỳ năm 2021; riêng tháng 11/2022 đạt 305.283 tấn, tương đương 101,01 triệu USD, giá 330,9 USD/tấn, giảm mạnh 53,9% về lượng, giảm 53% kim ngạch so với tháng 10/2022, giá tăng 2%; so với tháng 11/2021 giảm 66,4% về lượng, giảm 63,3% về kim ngạch, giá tăng 9,1%.
Ngoài ra, nhập khẩu ngô từ Brazil 11 tháng đầu năm 2022 đạt 966.912 tấn, tương đương 319,23 triệu USD, giá 330,2 USD/tấn, chiếm 11,5% trong tổng lượng và chiếm 10,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, giảm mạnh 37,2% về lượng, giảm 9,4% về kim ngạch nhưng giá tăng mạnh 44,3% so với 11 tháng năm 2021.
Nhập khẩu ngô từ thị trường thị trường Ấn Độ 11 tháng đầu năm 2022 đạt 681.476 tấn, tương đương 224,93 triệu USD, giá 224,93 USD/tấn, chiếm 8,1% trong tổng lượng và chiếm 7,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, giảm mạnh 37,9% về lượng, giảm 27% về kim ngạch nhưng giá tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu ngô 11 tháng năm 2022
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 11/12/2022 của TCHQ)
Nguồn: Trung tâm TTCN&TM
VIỆT NAM LIÊN TỤC GIẢM NHẬP KHẨU THỊT HEO
Riêng mặt hàng thịt heo, trong quý III Việt Nam nhập khẩu 31,76 ngàn tấn, trị giá 67,07 triệu USD, giảm 24,4% về lượng và giảm 30,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Theo Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) trong quý III giá heo hơi tại Việt Nam có xu hướng tăng so với quý trước và giá tăng cao nhất quý vào 20 ngày đầu tháng 7, sau đó giảm trở lại.
Về xuất khẩu, số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy trong quý III Việt Nam xuất khẩu 3,99 ngàn tấn thịt và sản phẩm thịt, trị giá 21,18 triệu USD, tăng 4,9% về lượng và tăng 22,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Thịt và sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang các nước thuộc khu vực châu Á.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, thời gian qua, xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của Việt Nam chưa tương xứng với sản lượng sản xuất hàng năm.
Hiện nay, lượng thịt heo xuất khẩu vẫn còn quá nhỏ so với tổng sản lượng xuất chuồng. Nguyên nhân do những hạn chế ở khâu chế biến, công tác dự báo thị trường cung cầu để điều tiết sản xuất cũng như phòng chống dịch bệnh chưa tốt.
Trong khi đó, giá thành sản xuất chăn nuôi heo ở Việt Nam cao so với mức bình quân trên thế giới. Do đó, giá thịt heo ở Việt Nam khó cạnh tranh với các nước khác.
Heo nhập khẩu đông lạnh được bày bán ở siêu thị.
Song song đó, giá thành nuôi heo ở Việt Nam cao do phụ thuộc đến 70% nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu mà chi phí này chiếm tới 65% – 70% cơ cấu giá thành nuôi heo.
Về nhập khẩu, số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy trong quý III Việt Nam nhập khẩu 191,58 ngàn tấn thịt và sản phẩm từ thịt, trị giá 417,75 triệu USD, tăng 4,4% về lượng và tăng 24,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Thời gian tới, nhu cầu tiêu thụ thịt và các sản phẩm từ thịt dự kiến sẽ tăng do nhu cầu thực phẩm tăng cao trong dịp cuối năm.
Trong quý III, Ấn Độ là thị trường cung cấp thịt và sản phẩm từ thịt lớn nhất cho Việt Nam nhất với 37,35 ngàn tấn, trị giá 125,84 triệu USD, tăng 164,9% về lượng và tăng 180,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Riêng mặt hàng thịt heo, trong quý III Việt Nam nhập khẩu 31,76 ngàn tấn (HS 0203), trị giá 67,07 triệu USD, giảm 24,4% về lượng và giảm 30,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Thời gian qua, nhập khẩu thịt heo liên tục giảm so với cùng kỳ năm 2021 do nhu cầu phục hồi chậm. Braxin, Nga, Đức, Canada và Ba Lan là 5 thị trường cung cấp thịt heo lớn nhất cho Việt Nam.
Nguồn: Báo Pháp Luật
THỊT NGOẠI VẪN NGẬP THỊ TRƯỜNG
Lượng thịt nhập khẩu lớn
Theo Bộ NN&PTNT, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi trong nước đạt 440 triệu USD, tăng 4% so cùng kỳ năm trước đó, nhưng nhập khẩu mặt hàng này lại trên 3,4 triệu USD, khiến ngành hàng chăn nuôi nhập siêu lên tới gần 3 tỷ USD.
Cũng theo Bộ NN&PTNT, ở nhóm sản phẩm thịt, năm 2021, về sản lượng, nước ta xuất khẩu được khoảng 18.000 tấn thịt và sản phẩm thịt, trị giá hơn 72 triệu USD. Tuy nhiên, tính về trị giá, nhập khẩu thịt vẫn cao gấp khoảng 20 lần so xuất khẩu thịt.
Vậy nên, so với mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt giá trị vượt 1 tỷ USD thì con số này vẫn còn cách cả một quãng xa. Bởi số lượng nhập khẩu thịt của những tháng đầu năm 2022 dù giảm đáng kể so cùng kỳ năm ngoái nhưng cũng vẫn rất lớn.
Theo số liệu thống kê của Hải quan, 7 tháng đầu năm 2022, ngành hàng chăn nuôi của Việt Nam tiếp tục nhập siêu. Trong đó, nước ta đã phải chi ra số tiền 774,3 triệu USD nhập khẩu mặt hàng thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật. So với cùng kỳ năm ngoái, giá trị nhập khẩu thịt đã giảm 11,6%, nhưng vẫn không hề nhỏ bởi thời điểm này đàn gia súc, gia cầm trong nước phát triển khá ổn định và tăng so thời điểm này năm trước.
Từ đầu năm 2022 đến nay, nhập khẩu thịt của nước ta giảm nhưng vẫn ở mức cao. Ảnh: Supermarketnews
Số lượng thịt này được Việt Nam nhập khẩu từ 47 thị trường trên thế giới. Trong đó, chiếm ưu thế lớn nhất là Ấn Ðộ với 79.700 tấn, trị giá 250,97 triệu USD; tăng 20,9% về lượng và 17,8% về trị giá so cùng kỳ năm 2021. Các chủng loại thịt và sản phẩm thịt được nhập khẩu từ thị trường này gồm thịt trâu, đùi gà, thịt gà, thịt bò…
Trong khi nhiều mặt hàng thịt khác nhập khẩu tăng lên thì số lượng thịt heo nhập khẩu giảm rất mạnh. Số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho thấy, 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 45.180 tấn thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, trị giá 95,92 triệu USD, giảm 44,1% về lượng và giảm 48,7% về trị giá so cùng kỳ năm 2021; Giá nhập khẩu trung bình đạt 2.123 USD/tấn, giảm 8,3%. Số lượng thịt này được nhập khẩu từ 22 thị trường, trong đó Brazil chiếm 35,1%; Nga 25,7% và Ðức 16,6%... Ðiều này hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế khi đàn heo nuôi trong nước đang tiến về mốc trước khi xảy ra Dịch tả heo châu Phi (ASF).
Vẫn là sự chênh lệch
Trái ngược lại với nhập khẩu, tình hình xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt thời gian qua cũng không quá khả quan. Trong 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 8.590 tấn thịt và các sản phẩm thịt, trị giá 34,69 triệu USD, giảm 9,4% về lượng và giảm 1,9% về trị giá so cùng kỳ năm 2021. Sản phẩm xuất khẩu gồm thịt heo tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh được xuất khẩu sang 25 thị trường. Trong đó, lớn nhất là thị trường Hồng Kông với 3.440 tấn, trị giá 17,71 triệu USD, giảm 42% về lượng và 29,5%.
Cùng với sự đối lập trong xuất - nhập thì chênh lệch giá cũng rất đáng chú ý. Ví dụ đơn giản nhất với thịt heo. Theo khảo sát trên thị trường thì sườn cánh buồm nhập khẩu từ Nga giá chỉ hơn 70.000 đồng/kg với khách sỉ và chưa đến 100.000 đồng/kg đối với khách mua lẻ; Thịt ba chỉ nhập khẩu giá dao động 80.000 - 100.000 đồng/kg (tùy số lượng).
Ðồ họa: Nguyễn Hùng
Tuy nhiên, với thịt heo nội thì trong tháng 7 vừa qua, thịt heo hơi đã bật tăng trở lại. Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi dao động 69.000 - 73.000 đồng/kg, khu vực miền Trung, Tây Nguyên giá 66.000 - 73.000 đồng/kg. Còn tại miền Nam, giá heo hơi biến động 65.000 - 72.000 đồng/kg; Mức tăng trung bình trên 10.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tăng mạnh như vậy đã đẩy giá bán thịt heo ngoài thị trường lên mức 130.000 - 160.000 đồng/kg. Từ đầu năm đến nay, giá thịt heo hơi đã tăng hơn 30%, mức tăng mạnh nhất kể từ khi ASF được kiểm soát.
Tương tự, giá mặt hàng thịt bò nhập khẩu cũng khá mềm so với giá thị bò nội. Chẳng hạn, giá bắp bò Ðan Mạch và Úc chỉ 125.000 - 140.000 đồng/kg, lõi thăn bò Úc 110.000 - 115.000 đồng/kg, dẻ sườn bò giá dưới 100.000 đồng/kg… thấp hơn rất nhiều so với các sản phẩm tương tự của thịt bò trong nước.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, sở dĩ giá heo hơi tăng là do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao và do ASF gây thiệt hại ở một số địa phương nên nguồn cung giảm...
Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã có ý kiến yêu cầu thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, nguồn cung thịt heo, thức ăn chăn nuôi và bình ổn giá. Cùng đó, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu làm rõ những bất cập, hạn chế (nếu có) đề xuất giải pháp khắc phục đảm bảo giảm thiểu các khâu trung gian đẩy chi phí lưu thông, tăng giá bán, tiến tới hoàn thiện hệ thống phân phối, bán buôn bán lẻ tinh gọn hiệu quả, có chi phí lưu thông hợp lý trong cơ cấu giá bán hàng…
Từ trước đến nay, giá thành chăn nuôi của nước ta vẫn luôn cao hơn so nhiều nước trên thế giới. Nguyên nhân được cho là do phần lớn nguyên liệu đầu vào cho chăn nuôi phụ thuộc nhập khẩu. Lần này cũng không ngoại lệ. Vậy nên, bài toán giá thành và sự chênh lệch này dường như vẫn rất khó để có được lời giải.
Nguồn: Người chăn nuôi
Nhập khẩu khô đậu tương năm 2022 dự báo đạt trên 5 triệu tấn
[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong tháng 7/2022 và tuần đầu tháng 8/2022, giá xuất khẩu khô đậu tương tại các thị trường đều tăng so với tháng trước do nhu cầu tăng, trong khi nguồn cung hạn chế tại Nam Mỹ. 6 tháng đầu năm 2022, lượng nhập khẩu khô đậu tương về Việt Nam đạt 2,44 triệu tấn, trị giá 1,35 tỷ USD, giảm 0,8% về lượng nhưng 7,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 49,4% về lượng và 51,6% về trị giá trong tổng nhập khẩu TACN&NL về Việt Nam.
Thế giới
Về cung cầu: USDA dự báo sản lượng khô đậu tương toàn cầu vụ 2022/23 đạt 256,8 triệu tấn, tương đương với dự báo trước và tăng 10,8 triệu tấn so với niên vụ trước. Trong đó, sản lượng khô đậu tương của Trung Quốc chiếm đến 29,3% tỷ trọng trong tổng sản lượng khô đậu tương toàn cầu, đạt 75,2 triệu tấn, tương đương với dự báo trước và tăng 6,3 triệu tấn so với niên vụ trước; Tiếp đến là sản lượng khô đậu tương của Mỹ chiếm 18,7% tỷ trọng, đạt 47,9 triệu tấn, tăng 1 triệu tấn so với niên vụ trước; Sản lượng của Braxin và Achentina đạt lần lượt 38,4 triệu tấn và 32 triệu tấn, chiếm lần lượt 15% và 12,5% tỷ trọng.
Lượng xuất khẩu khô đậu tương toàn cầu dự kiến đạt 69,9 triệu tấn trong niên vụ 2022/23, giảm nhẹ so với dự báo trước nhưng tăng 1,3 triệu tấn so với niên vụ trước. Trong đó, Achentina dự kiến xuất khẩu 28,5 triệu tấn, tăng 0,2 triệu tấn so với niên vụ trước; Braxin xuất khẩu 18,1 triệu tấn, giảm 0,4 triệu tấn; Mỹ xuất khẩu 12,7 triệu tấn, tăng 0,3 triệu tấn so với niên vụ trước. Nhu cầu nhập khẩu khô đậu tương toàn cầu vụ 2022/23 dự kiến đạt 65,1 triệu tấn, giảm nhẹ so với dự báo trước nhưng tăng 1,1 triệu tấn so với niên vụ 2021/22.
Việt Nam là nước nhập khẩu khô đậu tương lớn thứ 3 thế giới (sau EU và Indonesia), dự kiến đạt 5,3 triệu tấn, tăng 0,1 triệu tấn so với niên vụ trước. Tồn kho cuối kỳ khô đậu tương toàn cầu niên vụ 2022/23 dự kiến đạt 14,2 triệu tấn, tăng 0,1 triệu tấn so với dự báo trước và tăng 0,3 triệu tấn so với niên vụ 2021/22. Nhu cầu tiêu thụ khô đậu tương toàn cầu trong niên vụ 2022/23 dự kiến đạt 251,7 triệu tấn, tăng 0,3 triệu tấn so với dự báo trước và tăng 9,6 triệu tấn so với niên vụ trước. Trong đó, Trung Quốc dự kiến tiêu thụ 74,3 triệu tấn, tăng 5,9 triệu tấn so với niên vụ trước và chiếm 29,5% tổng tiêu thụ khô đậu tương toàn cầu. Tiếp đến là Mỹ, nhu cầu tiêu thụ trong niên vụ 2022/23 dự kiến đạt 35,6 triệu tấn, tăng 0,7 triệu tấn so với niên vụ trước và chiếm 14,1% tỷ trọng. Tiêu thụ khô đậu tương của EU đạt 28,7 triệu tấn, tăng 0,2 triệu tấn so với niên vụ trước và chiếm 11,4% tỷ trọng; Việt Nam dự kiến tiêu thụ 6,3 triệu tấn, chiếm 2,5% tỷ trọng.
Dự báo về sản lượng khô đậu tương niên vụ 2022/23 tại một số nước trồng lớn (ĐVT: triệu tấn)
Về giá
Trong tháng 7/2022 và tuần đầu tháng 8/2022, giá xuất khẩu khô đậu tương tại các thị trường đều tăng so với tháng trước do nhu cầu tăng, trong khi nguồn cung hạn chế tại Nam Mỹ. Cụ thể, giá khô đậu tương 48% protein giao tháng 10/2022 của Mỹ ở mức 615 USD/tấn, FOB, Nola, tăng 75 USD/tấn so với tháng trước và tăng 181 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2021. Giá xuất khẩu khô đậu tương 47 pro tại Achentina giao tháng 10/2022 ở mức 540 USD/tấn, FOB, tăng 55 USD/tấn so với tháng trước và tăng 145 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2021. Tại Braxin, giá xuất khẩu khô đậu tương giao tháng 10/2022 ở mức 545 USD/tấn, tăng 25 USD/tấn so với tháng trước và tăng 142 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2021. Giá khô đậu tương xuất khẩu của các nước Nam Mỹ và Mỹ trong tháng tới dự kiến giảm nhẹ do triển vọng nguồn cung dồi dào trong niên vụ 2022/23, và giá các hang hóa nông sản giảm.
Trong nước
Kim ngạch nhập khẩu khô đậu tương: Theo thống kê từ số liệu của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu khô đậu tương về Việt Nam trong tháng 6/2022 đạt 563,9 nghìn tấn, trị giá 326 triệu USD, giảm 1,2% về lượng và giảm 4,5% về trị giá so với tháng trước, nhưng tăng 58% về lượng và tăng 81,6% về trị giá so với tháng 6/2021. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, lượng nhập khẩu khô đậu tương về Việt Nam đạt 2,44 triệu tấn, trị giá 1,35 tỷ USD, giảm 0,8% về lượng nhưng tăng 7,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 49,4% về lượng và 51,6% về trị giá trong tổng nhập khẩu TACN&NL về Việt Nam.
Dự báo lượng nhập khẩu khô đậu tương về Việt Nam trong năm 2022 đạt trên 5 triệu tấn, trị giá 2,7 tỷ USD, giảm 0,4% về lượng và giảm 8% về trị giá so với năm 2021.
Về thị trường cung cấp: Trong 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập khẩu khô đậu tương từ 7 thị trường, trong đó Achentina và Braxin là hai thị trường cung cấp khô đậu tương lớn nhất. Lượng nhập khẩu khô đậu tương từ Achentina chiếm 56,2% tổng lượng khô đậu tương nhập khẩu, đạt 1,37 triệu tấn, giảm 15,9% so với cùng kỳ năm 2021. Braxin là thị trường cung cấp khô đậu tương lớn thứ 2 cho Việt Nam, đạt 914,8 nghìn tấn trong 6 tháng đầu năm 2022, tăng 109,4% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm 37,5% tỷ trọng nhập khẩu.
Lượng nhập khẩu khô đậu tương từ Mỹ giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2022, đạt 100,6 nghìn tấn, giảm 60,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Giá nhập khẩu trung bình khô đậu tương trong tháng 6/2022 ở mức 578 USD/tấn, giảm 3,4% so với tháng trước, nhưng tăng 14,9% so với tháng 6/2021. Giá nhập khẩu khô đậu tương từ thị trường Mỹ cạnh tranh nhất, đạt 505 USD/tấn, giảm 8% so với tháng trước. Tiếp đến là giá nhập khẩu khô đậu tương từ thị trường Achentina đạt 512 USD/tấn, tăng 1,6% so với tháng trước, nhưng giảm 1,5% so với tháng 6/2021.
Xuất khẩu thức ăn gia súc 7 tháng đầu năm 2022 tăng 9,2%
7 tháng đầu năm 2022 xuất khẩu nhóm hàng thức ăn gia súc đạt 680,25 triệu USD, tăng 9,2% so với 7 tháng đầu năm 2021.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu tháng 7/2022 đạt 94,76 triệu USD, giảm16,8% so với tháng 6/2022 nhưng tăng 2% so với tháng 7/2021.
Tính chung cả 7 tháng đầu năm 2022 xuất khẩu nhóm hàng này đạt 680,25 triệu USD, tăng 9,2% so với 7 tháng đầu năm 2021.
Trung Quốc luôn là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam, chiếm 40,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 276,8 triệu USD, tăng 25,2% so với 7 tháng năm 2021; trong đó riêng tháng 7/2022 đạt 28,61 triệu USD, giảm 29,5% so với tháng 6/2022 và giảm 13% so với tháng 7/2021.
Tiếp sau đó là thị trường Campuchia trong tháng 7/2022 tăng 17% so với tháng 6/2022 và cũng tăng 22,6% so với tháng 7/2021, đạt 18,81 triệu USD; tính chung cả 7 tháng đầu năm 2022 xuất khẩu sang thị trường này tăng 7,6% so với 7 tháng đầu năm 2021; đạt 96,99 triệu USD, chiếm 14,3% trong tổng kim ngạch.
Xuất khẩu nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu sang thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng 13,1%, đạt 89,08 triệu USD, tăng 32,2%; riêng tháng 7/2022 xuất khẩu sang thị trường này đạt 16,17 triệu USD, tăng 4% so với tháng 6/2022 và tăng 47,6% so với tháng 7/2021.
Xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu sang thị trường FTA RCEP 7 tháng đầu năm 2022 tăng 18% so với 7 tháng đầu năm 2021, đạt 508,06 triệu USD; Xuất khẩu sang thị trường FTA CPTTP tăng 6,7%, đạt 64,15 triệu USD.
Xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 7 tháng đầu năm 2022
(Theo số liệu công bố ngày 11/8/2022 của TCHQ). ĐVT: USD
Từ Trung tâm TTCN&TM
Tổng quan về tình hình chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2022
Tổng quan về tình hình chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2022
[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong 6 tháng đầu năm 2022, dịch bệnh trên đàn vật nuôi diễn biến phức tạp, ngành chăn nuôi vẫn gặp khó khăn do giá thức ăn ở mức cao, đặc biệt đối với hộ chăn nuôi quy mô nhỏ nhưng về cơ bản, chăn nuôi vẫn tăng trưởng.
I. Về tình hình chăn nuôi nói chung
Đàn vật nuôi tăng 5,7%
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê so với cùng kỳ năm 2021, tại thời điểm tháng 6/2022, tổng đàn lợn ước tính tăng 3,8%, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng khoảng 2,12 triệu tấn (tăng 5,7%); đàn gia cầm tăng 1,2%, sản lượng thịt gia cầm xuất chuồng khoảng 980 ngàn tấn (tăng 5,2%), sản lượng trứng khoảng 8,8 tỷ quả (tăng 4,8%); tổng đàn bò tăng 2,2%, sản lượng thịt bò hơi khoảng 241,2 ngàn tấn (tăng 4,4%), sản lượng sữa tươi khoảng 617,8 triệu lít (tăng 10,1%); tổng số trâu giảm 1,4%, tuy nhiên sản lượng thịt trâu hơi khoảng 62 ngàn tấn (tăng 1,8%). Ước tính 6 tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng GTSX ngành chăn nuôi đạt 5,7% (toàn ngành nông nghiệp đạt 2,8%).
Sản xuất thức ăn chăn nuôi đạt 10,5 triệu tấn
Sản lượng TACN công nghiệp 6 tháng năm 2022 ước đạt 10,5 triệu tấn tương đương so với 6 tháng đầu năm 2021; trong đó thức ăn cho lợn (chiếm khoảng 55% tổng sản lượng) tăng khoảng 13,2%, cho gia cầm (chiếm 40%) giảm khoảng 8,6%, loại khác (chiếm 5%) giảm khoảng 12,5%.
Thị trường sản phẩm chăn nuôi
Giá lợn thịt hơi xuất chuồng
6 tháng đầu năm 2022, giá lợn thịt hơi xuất chuồng bán tại cổng trại theo xu hướng tăng ở cả 3 miền, duy trì ở mức từ 55.000-59.000 đg/kg trong thời gian dài. Trong 2 tuần đầu tháng 7/2022, giá tăng mạnh từ 12-15% so với mức giá bình quân trong tháng 6/2022, đặc biệt tại một số tỉnh khu vực miền Bắc. Hiện nay, giá đang dao động từ 63.000-68.000 đg/kg tại miền Bắc, từ 58.000-63.000 đg/kg tại miền Trung, Tây Nguyên và từ 54.000-63.000 đg/kg tại các tỉnh khu vực miền Nam. Mức giá hiện nay tương đương với cùng kỳ năm 2021.
Giá sản phẩm gia cầm: so với thời điểm tháng 01/2022, bình quân trong tháng 6/2022 giá các sản phẩm chính đa số đều tăng.
Nhóm gà thịt lông màu nuôi công nghiệp theo xu hướng tăng tại cả 3 miền, giá bình quân dao động từ 40.000-42.000 đg/kg tăng lên 55.000-57.000 đg/kg. Giá con giống tăng từ 5.500-6.500 đg/con lên 9.500-11.500 đg/con.
Nhóm gà thịt lông trắng: giá bình quân dao động từ 26.000-30.000 đg/kg tăng lên 33.000-36.000 đg/kg tùy từng khu vực. Trong khi giá con giống ổn định từ 6.000-8.000 đg/con.
Giá các sản phẩm vịt cũng tăng mạnh, trong đó giá vịt Super M tăng trung bình từ 34.900 đg/kg lên 47.500 đg/kg; giá vịt thịt Grimaud tăng trung bình từ 34.600 đg/kg lên 48.500 đg/kg (tăng 40%).
Giá các sản phẩm trứng gà dao động từ 1.600-2.500 đg/quả; trứng vịt từ 2.070-2.700 đg/quả tùy từng khu vực; giá khu vực miền Bắc cao hơn các khu vực còn lại).
Giá sản phẩm gia súc ăn cỏ: Giá thịt bò ổn định trong khoảng 90.000-92.500 đg/kg; giá sữa tươi bình quân dao động trong khoảng 12.500-13.500 đg/kg.
Giá nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi thành phẩm
– Do ảnh hưởng của giá nguyên liệu TACN trên thế giới, giá nguyên liệu TACN trong 6 tháng đầu năm 2022 đều tăng so với cùng kỳ 2021, cụ thể:
Nguyên nhân chính dẫn đến tăng giá:
– Giá nông sản thế giới đã được thiết lập mặt bằng giá mới (trong đó có giá gạo và hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng).
– Dịch bệnh Covid 19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có chuỗi cung ứng nguyên liệu TACN nhập khẩu (giảm nguồn cung, thiếu phương tiện vận chuyển).
– Một số quỹ đầu tư lớn trên thế giới chuyển sang kinh doanh nông sản, găm hàng, đẩy giá nông sản lên cao.
– Mỹ là một trong những nước có sản lượng ngô lớn đã tăng sản xuất cồn sinh học (Ethanol) từ ngô, làm giảm lượng ngô xuất khẩu. Đặc biệt giá xăng dầu tăng trong tháng 02/2022 vừa qua cũng đẩy giá ngô tăng cao.
– Một số nước sản xuất ngô, đậu tương lớn ở khu vực Nam Mỹ (Achentina, Brazil) có sản lượng ngô và đỗ tương giảm do tình hình hạn hán: Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng ngô của Achentina niên vụ 2021/2022 dự kiến giảm còn dưới 48 triệu tấn (theo tính toán trước đây là 54 triệu tấn), Brazil dưới 110 triệu tấn (theo tính toán trước đây là 114 triệu tấn).
– Cuộc khủng hoảng chính trị giữa Nga và Ukraine (nhà xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất và thứ tư trên thế giới) đang tác động lớn đến nguồn cung và giá lương thực toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến giá ngô và các mặt hàng nông sản khác trên thị trường thế giới và Việt Nam.
Bắt đầu từ cuối tháng 5/2022, giá nguyên liệu TACN theo xu hướng giảm nhẹ; hiện nay, giá một số nguyên liệu chính so với bình quân trong tháng 6 giảm, cụ thể: giá ngô hạt 8.600 đg/kg (giảm 5,5%); khô dầu đậu tương 14.050 đg/kg (giảm 0.4%); DDGS 10.500 đg/kg (tương đương); cám gạo chiết ly 5.550 đg/kg (giảm 0,3%). Dự báo trong thời gian tới giá một số nguyên liệu chính có thể giảm (nhưng không nhiều do gần đây một số nước đang thực hiện chính sách an ninh lương thực trong nước cấm xuất khẩu, điều này cũng ảnh hưởng đến giá ngô, khô đậu tương, lúa mỳ làm thức ăn chăn nuôi).
– Giá các loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh theo xu hướng tăng (do một số doanh nghiệp chưa tăng giá trong tháng 5, 6/2022 phải sử dụng nguyên liệu thức ăn giá cao nhập trước đó). Cụ thể: TAHH hoàn chỉnh cho gà thịt lông màu 13.000 đg/kg (tăng 0,3%); TAHH hoàn chỉnh cho lợn thịt 13.350 đg/kg (tăng 1,1%) và TAHH hoàn chỉnh cho gà thịt lông trắng 13.800 đg/kg (tăng 1,4%).
Tình hình xuất, nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi
Nhập khẩu
Trong 6 tháng đầu năm 2022, giá trị kim ngạch nhập khẩu chăn nuôi là 1.585,6 triệu USD giảm 13,2% so với cùng kỳ năm 2021 (trong đó, kim ngạch nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa là 718,4 triệu USD, tăng 13%; kim ngạch nhập khẩu các loại thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật là 641,3 triệu USD, giảm 14,7%).
Thức ăn gia súc và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi: đến hết tháng 6/2022 cả nước đã nhập khẩu 8,5 triệu tấn nguyên liệu TACN (bao gồm cả thủy sản), giá trị tương ứng là 3,7 tỷ USD (giảm khoảng 33,11% về số lượng và 8,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021). Trong đó: Ngô 3,7 triệu tấn (giảm khoảng 52,3% về số lượng và 14,71% về giá trị); khô dầu các loại 2,2 triệu tấn (giảm 39,65% về số lượng và 25,5% về giá trị); DDGS 0,43 triệu tấn (giảm 39,8% về số lượng và 17,3% về giá trị); lúa mỳ 0,73 triệu tấn (giảm 3,7% về số lượng, tăng 24,26% về giá trị).
Xuất khẩu
Trong 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu lĩnh vực chăn nuôi ước đạt 176 triệu USD, giảm 15,9% so với cùng kỳ năm 2021 (trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp là 27,88 tỷ USD). Số liệu này chưa tính kim ngạch xuất khẩu nguyên liệu và thức ăn cho gia súc, gia cầm.
II. Về tình hình dịch bệnh
Về dịch Cúm gia cầm
Cả nước xảy ra 22 ổ dịch CGC (01 ổ dịch CGC A/H5N6 và 20 ổ dịch CGC A/H5N1) tại 20 huyện của 13 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 58.480 con. Hiện nay, cả nước có 02 ổ dịch CGC A/H5N1 tại tỉnh Thái Bình và Bắc Ninh chưa qua 21 ngày. – So với cùng kỳ năm 2021, số ổ dịch giảm 4 lần, số tỉnh có dịch giảm 2,1 lần và số gia cầm tiêu hủy giảm 6,3 lần.
Đối với Dịch tả lợn Châu Phi
Cả nước xảy ra 753 ổ dịch Dịch tả lợn châu Phi tại 225 huyện của 47 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 36.516 con. Hiện nay, cả nước có 138 ổ dịch tại 62 huyện của 21 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày; số lợn mắc bệnh là 9.867 con; tổng số lợn chết và tiêu hủy là 10.076 con. So với cùng kỳ năm 2021, xã có dịch DTLCP giảm 1,5 lần và số lợn bị tiêu hủy giảm gần 3 lần. Cụ thể:
Dịch bệnh lở mồm long móng
Cả nước xảy ra 07 ổ dịch LMLM tại 05 huyện của 04 tỉnh, thành phố. Tổng số gia súc mắc bệnh là 77 con. Hiện nay, cả nước có 04 ổ dịch LMLM tại 02 huyện của tỉnh Đồng Tháp chưa qua 21 ngày, số mắc bệnh là 37 con gia súc, số chết và tiêu hủy là 01 con.
Dịch bệnh Viêm da nổi cục – Cả nước xảy ra 206 ổ dịch VDNC của 47 huyện của 13 tỉnh, thành phố. Tổng số gia súc mắc bệnh là 2.116 con, tổng số gia súc tiêu hủy là 394 con. Hiện nay, cả nước có 12 ổ dịch tại 7 tỉnh Sơn La, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Đồng Nai và Tiền Giang chưa qua 21 ngày; số gia súc mắc bệnh là 55 con; tổng gia súc chết và tiêu hủy là 12 con.- So với cùng kỳ năm 2021, số ổ dịch giảm 14,3 lần, số gia súc mắc bệnh giảm 68,9 lần và số gia súc tiêu hủy giảm 54,7 lần. Cụ thể:
Dịch bệnh Tai xanh
Từ đầu năm 2022 đến nay, không có báo cáo ổ dịch Tai xanh mới phát sinh tại các địa phương. (vi) Dịch bệnh Dại – Bệnh Dại trên người: Theo báo cáo của Bộ Y tế, cả nước xảy ra 15 trường hợp người tử vong do bệnh Dại (giảm 18 trường hợp) tại 09 tỉnh, thành (Yên Bái 01, Thanh Hóa 01, Đắk Lắk 01, Đắk Nông 02, Phú Yên 01, Bến Tre 05, Kiên Giang 03, Tây Ninh 01). Tổng số người bị chó, mèo cắn phải đi điều trị dự phòng là 44.822 người (giảm 82% so với cùng kỳ năm 2021).
– Bệnh Dại trên chó, mèo: Qua công tác giám sát chủ động từ đầu năm đến nay tại 11 tỉnh (Phú Thọ, Lào Cai, Nghệ An, Quảng Trị, Đắk Lắk, Bình Phước, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, Trà Vinh và Bạc Liêu), đã thực hiện 912 trường hợp điều tra; trong đó, có 115 trường hợp lấy mẫu xét nghiệm vi rút Dại. Kết quả phát hiện 50 trường hợp chó, mèo có dương tính với vi rút Dại (tăng 14 trường hợp) tại 10 tỉnh, bao gồm: Lào Cai (02), Phú Thọ (13), Nghệ An (04), Đắk Lắk (19), Đồng Tháp (03), Long An (03), Bình Phước (02), Trà Vinh (02), Bạc Liêu (01) và Cà Mau (01).
Tình hình dịch bệnh khác – Các dịch bệnh thông thường khác trên gia súc, gia cầm như: Dịch tả lợn cổ điển, Tụ huyết trùng, Phó thương hàn, Đóng dấu lợn, Niu-cát-xơn, Gumboro,… được phát hiện và kiểm soát tốt, không gây thành dịch lớn. Hiện nay, đã có các loại vắc xin để phòng những bệnh này có hiệu quả; nhiều loại vắc xin được sản xuất trong nước.
– Ngày 06/6/2022, Tập đoàn Hipra Tây Ban Nha đã tặng Bộ Nông nghiệp và PTNT 50 triệu liều vắc xin Gumboro phòng bệnh cho gia cầm. Trong đó, kế hoạch đợt 1 phân bổ cho địa phương là 20,268 triệu liều.
Lũy kế cả nước có 2.329 cơ sở, vùng chăn nuôi tại 50 tỉnh, thành phố được chứng nhận ATDB, bao gồm: 1.052 cơ sở, vùng chăn nuôi gia cầm; 1.131 cơ sở, vùng chăn nuôi lợn và 146 cơ sở, vùng chăn nuôi gia súc khác. Trong 6 tháng đầu năm 2022, Cục Thú y đã thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cho 10 vùng (cấp huyện) của TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tầu và tỉnh Bình Phước.
Trích Nhà chăn nuôi
Tình hình chăn nuôi cả nước tháng 6/2022
TÌNH HÌNH CHUNG
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm nhìn chung diễn ra trong điều kiện thuận lợi do dịch bệnh covid ở trong nước đã được kiểm soát và nhu cầu tiêu dùng hàng nông sản trên thế giới tăng cao. Giá cả các nguyên, nhiên liệu đầu vào chủ yếu phục vụ sản xuất nông lâm thủy sản (như xăng dầu,phân bón, thức ăn chăn nuôi…) tăng cao đã ảnh hưởng tới sản xuất nông lâm thủy sản.
Trong 6 tháng, đàn lợn và gia cầm cả nước phát triển ổn định, dịch bệnh lớn không xảy ra nhưng tình hình chăn nuôi vẫn gặp khó khăn do giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng. Ước tính tổng đàn lợn của cả nước tính đến cuối tháng 6 tăng 3,8%, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 6 tháng ước đạt 2116,3 nghìn tấn, tăng 5,7%; đàn gia cầm tăng khoảng 1,2% so với cùng thời điểm năm trước, sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng 6 tháng ước đạt 980,7 nghìn tấn, tăng 5,2%.
Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 6 năm 2022 ước đạt 34,8 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 176 triệu USD, giảm 15,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 56,4 triệu USD, giảm 1,5%; thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 45,5 triệu USD, giảm 13,5%.
Ước giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 6 năm 2022 đạt 301,6 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2022 đạt 1,6 tỷ USD, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa ước đạt 718,4 triệu USD, tăng 13%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 641,3 triệu USD, giảm 14,7%.
Chăn nuôi trâu, bò: Chăn nuôi trâu, bò trên cả nước trong 6 tháng năm 2022 bị ảnh hưởng từ diễn biến thời tiết khắc nghiệt đến dịch bệnh phức tạp. Theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê (TCTK), tổng số trâu của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng Sáu năm 2022 giảm 1,4%, tổng số bò tăng 2,2% so với cùng thời điểm năm 2021.
Chăn nuôi lợn: Ngành chăn nuôi đang đứng trước nhiều khó khăn khi giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng. Nguyên nhân của sự tăng giá này chủ yếu đến từ việc giá nhập khẩu của các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao. Chi phí đầu vào tăng nhưng giá bán sản phẩm đầu ra lại giảm, điều này đã gây áp lực lớn cho người chăn nuôi. Theo số liệu ước tính của TCTK, tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng Sáu năm 2022 tăng 3,8% so với cùng thời điểm năm 2021.
Chăn nuôi gia cầm: Đàn gia cầm 6 tháng đầu năm 2022 tiếp tục tăng do khu vực hộ và doanh nghiệp đều phát triển ổn định. Theo số liệu ước tính của TCTK, tổng số gia cầm của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng Sáu năm 2022 tăng 1,2% so với cùng thời điểm năm 2021.
Theo số liệu tính toán của TCTK, sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại 6 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ 2021 cụ thể như sau: Sản lượng thịt trâu ước đạt 62,0 nghìn tấn, tăng 1,8% (trong đó quý II ước đạt 28,2 nghìn tấn, tăng 2,7%); sản lượng thịt bò ước đạt 241,2 nghìn tấn, tăng 4,4% (quý II ước đạt 112,3 nghìn tấn, tăng 5,6%); sản lượng sữa bò tươi 6 tháng ước đạt 617,8 triệu lít, tăng 10,1% (quý II ước đạt 313,3 triệu lít, tăng 9,7%), sản lượng thịt lợn ước đạt 2116,3 nghìn tấn, tăng 5,7% (quý II ước đạt 1075,3 nghìn tấn, tăng 7,1%), sản lượng thịt gia cầm ước đạt 980,7 nghìn tấn, tăng 5,2% (quý II ước đạt 473,4 nghìn tấn, tăng 5,1%); sản lượng trứng gia cầm ước đạt 8,8 tỷ quả, tăng 4,8% (quý II ước đạt 4,2 tỷ quả, tăng 5,1%).
Thú y: Theo báo cáo của Cục Thú y, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tính đến ngày 22/6 cụ thể như sau:
– Dịch cúm gia cầm: Từ đầu năm đến nay, cả nước xảy ra 21 ổ dịch CGC (01 ổ dịch CGC A/H5N6 và 20 ổ dịch CGC A/H5N1) tại 19 huyện của 12 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 58.480 con. Hiện nay, cả nước có 02 ổ dịch CGC A/H5N1 tại 02 tỉnh Quảng Trị và Kon Tum chưa qua 21 ngày. So với cùng kỳ năm 2021, số ổ dịch giảm 4,1 lần, số tỉnh có dịch giảm 2,2 lần và số gia cầm tiêu hủy giảm 6,2 lần.
– Dịch tả lợn châu Phi: Từ đầu năm đến nay, cả nước xảy ra 738 ổ dịch DTLCP tại 216 huyện của 47 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 31.477 con. Hiện nay, cả nước có 119 ổ dịch tại 58 huyện của 24 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày; số lợn mắc bệnh là 7.903 con; tổng số lợn chết và tiêu hủy là 8.017 con. So với cùng kỳ năm 2021, xã có dịch DTLCP giảm 1,6 lần và số lợn bị tiêu hủy giảm 3,23 lần.
– Dịch lở mồm long móng (LMLM): Từ đầu năm đến nay, cả nước xảy ra 03 ổ dịch LMLM tại 03 huyện của 03 tỉnh, thành phố. Tổng số gia súc mắc bệnh là 39 con. Hiện nay, cả nước không có dịch bệnh LMLM. So với cùng kỳ năm 2021, số xã có dịch giảm gần 27 lần, số gia súc mắc bệnh giảm gần 86 lần.
– Dịch lợn tai xanh: Từ đầu năm 2022 đến nay, không có báo cáo ổ dịch Tai xanh mới phát sinh tại các địa phương.
– Dịch Viêm da nổi cục: Từ đầu năm đến nay, xảy ra 200 ổ dịch VDNC của 43 huyện của 12 tỉnh, thành phố. Tổng số gia súc mắc bệnh là 2.095 con, tổng số gia súc tiêu hủy là 386 con. Hiện nay, cả nước có 11 ổ dịch tại 05 tỉnh Cao Bằng, Quảng Ngãi, Đắk Nông, Khánh Hòa và Bến Tre chưa qua 21 ngày; số gia súc mắc bệnh là 70 con; tổng gia súc chết và tiêu hủy là 11 con. So với cùng kỳ năm 2021, số ổ dịch giảm 14 lần, số gia súc mắc bệnh giảm 64 lần và số gia súc tiêu hủy giảm 52 lần.
Thị trường chăn nuôi:
Trên thị trường thế giới, giá lợn nạc giao tháng 6/2022 ở Chicago, Mỹ biến động giảm trong tháng qua với mức giảm 2,1 UScent/lb xuống mức 108,875 UScent/lb. Giá thịt lợn giảm do doanh số xuất khẩu thịt lợn ở mức thấp.
Tại thị trường trong nước, trong tháng 5/2022, giá lợn hơi tại các vùng trên cả nước tăng. Giá lợn hơi miền Bắc tăng 1.000 – 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 56.000 – 58.000 đồng/kg. Cụ thể, mức giao dịch cao nhất trong khu vực vẫn được ghi nhận tại Hưng Yên và Hà Nội là 58.000 đồng/kg. Ngoại trừ tỉnh Tuyên Quang hiện đang thu mua heo hơi với giá 57.000 đồng/kg, các tỉnh thành còn lại đều giao dịch ở mức 56.000 đồng/kg.
Thị trường lợn hơi khu vực miền Trung, Tây Nguyên tăng 1.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 54.000 – 57.000 đồng/kg. Trong đó, thương lái tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Lâm Đồng thu mua heo hơi với giá cao nhất là 57.000 đồng/kg. Thấp hơn một giá ở mức 56.000 đồng/kg gồm có các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Đắk Lắk và Bình Thuận. Các định phương còn lại ở mức 55.000 đồng/kg.
Thị trường lợn hơi miền Nam ghi nhận giá thu mua biến động tăng từ 2.000 đồng/kg tại nhiều tỉnh thành, dao động trong khoảng 55.000 – 60.000 đồng/kg. Trong đó, giá lợn hơi tại Vũng Tàu và Cần Thơ đang ở mức 55.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Các tỉnh thành còn lại thu mua lợn hơi trong khoảng 56.000 – 60.000 đồng/kg.
Giá thu mua gà tại trại biến động trái chiều tại các vùng miền trong tháng qua. Giá gà thịt lông màu ngắn ngày miền Bắc, miền Trung và miền Nam tăng 6.000 đồng/kg lên mức 58.000 – 59.000 đồng/kg. Giá gà công nghiệp miền Bắc, miền Trung và miền Nam ổn định ở mức 28.000 – 35.000 đồng/kg. Giá trứng gà miền Bắc, miền Trung và miền Nam tăng 100 đồng/quả lên mức 2.100 – 2.700 đồng/quả. Giá trứng tăng do chi phí vận chuyển tăng, giá thức ăn chăn nuôi tăng, người nuôi giảm đàn, nguồn cung giảm.
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 6 năm 2022 ước đạt 34,8 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 176 triệu USD, giảm 15,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 56,4 triệu USD, giảm 1,5%; thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 45,5 triệu USD, giảm 13,5%.
THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU
Ước giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 6 năm 2022 đạt 301,6 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2022 đạt 1,6 tỷ USD, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa ước đạt 718,4 triệu USD, tăng 13%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 641,3 triệu USD, giảm 14,7%.
Nguồn tin: http://channuoivietnam.com
Nhập khẩu thịt heo giảm gần 1/2 trong 6 tháng
Trong 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 45,18 nghìn tấn thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, giảm 44,1% về lượng và giảm 48,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, cho biết 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 289,37 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 648,51 triệu USD, giảm 23,8% về lượng và giảm 13,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ 47 thị trường trên thế giới. Ấn Độ là thị trường cung cấp thịt và các sản phẩm từ thịt lớn nhất cho Việt Nam.
Trong đó, Việt Nam nhập khẩu 45,18 nghìn tấn thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, trị giá 95,92 triệu USD, giảm 44,1% về lượng và giảm 48,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021; giá nhập khẩu trung bình đạt 2.123 USD/tấn, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh nhập khẩu về Việt Nam giảm 44,1% về lượng và giảm 48,7% về trị giá. (Ảnh minh họa)
Thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh được nhập khẩu từ 22 thị trường, trong đó chủ yếu được nhập khẩu từ Brazil chiếm 35,1%; Nga chiếm 25,7% và Đức chiếm 16,6%…
Ở chiều ngược lại, thịt heo tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh của Việt Nam được xuất khẩu 5,13 nghìn tấn, trị giá 22,64 triệu USD, tăng 127,2% về lượng và tăng 26,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021 và chủ yếu xuất sang các thị trường Hồng Kông, Thái Lan và Lào.
Theo Tổng cục Thống kê, ngành chăn nuôi vẫn đang phải đối mặt với khó khăn do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao.
Trong khi đó, Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhận định, vấn đề toàn cầu hóa về thị trường, việc hội nhập sâu rộng của nước ta với thế giới thông qua 15 hiệp định thương mại tư do thế hệ mới đã ký và 02 hiệp định đang đàm phán. Trong đó, khu vực các nước tham gia các Hiệp định CPTTP và EVFTA đều là những nước có không gian chăn nuôi lớn, có lợi thế hơn Việt Nam, sẽ càng gia tăng áp lực về thị trường cho các sản phẩm chăn nuôi trong nước. Cạnh tranh ngày càng lớn về giá, về chất lượng, đa dạng sản phẩm trước bối cảnh sản phẩm chăn nuôi của Hoa Kỳ và châu Âu như thịt gà, thịt heo xuất vào thị trường Việt Nam.
Năm 2022, ngành chăn nuôi đặt mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân năm 2022 đạt khoảng 5,0- 5,5% so với năm 2021. Sản lượng thịt các loại đạt khoảng 6,95 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2021 (trong đó sản lượng thịt heo hơi đạt trên 4,2 triệu tấn và sản lượng thịt gia cầm đạt trên 1,9 triệu tấn).
Hiện cả nước đang có 65 nhà máy, cơ sở giết mổ chế biến thịt bao gồm heo, gia cầm, trâu bò. Chế biến theo quy mô công nghiệp với công suất chế biến 1,1 triệu tấn/năm. Nhóm sản phẩm chế biến sâu chiếm 2-5%, còn đa phần chế biến ở cấp độ sơ chế, thịt đông lạnh, thịt mát.
Theo kế hoạch Đề án phát triển cơ sở chế biến, giết mổ theo quy mô công nghiệp thì sản lượng chế biến sẽ nâng lên 25% vào năm 2025, lên 35% vào năm 2030. Đề án đã được xây dựng và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
Thái Bình
Nguồn: Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp