pháp luật

Chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng vaccine ASF

Ngày 25/8/2022, Cục Thú y ban hành Văn bản số 1350/TY-QLT về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng, giám sát sử dụng vaccine Dịch tả heo châu Phi (ASF) NAVET-ASFVAC. Ngày 12/7/2022, Bộ NN&PTNT ban hành Công văn số 4463/BNN-TY gửi UBND các tỉnh, thành phố có nhu cầu sử dụng vaccine NAVET ASFVAC về việc tổ chức giám sát sử dụng vaccine phòng bệnh ASF NAVET-ASFVAC; Thực hiện chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, Cục Thú y ban hành Công văn số 692/TY-DT ngày 9/5/2022 và Công văn số 1060/TY-DT ngày 12/7/2022 hướng dẫn việc giám sát sử dụng vaccine phòng bệnh ASF NAVET-ASFVAC, trong đó đã nhấn mạnh để bảo đảm việc tiêm phòng vaccine ASF NAVET-ASFVAC an toàn, hiệu quả trong điều kiện chăn nuôi thực tế và trên diện rộng, Sở NN&PTNT, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các tỉnh, thành phố cần phối hợp với các đơn vị liên quan, Công ty Navetco tổ chức giám sát việc cung ứng, sử dụng, tổ chức giám sát sau tiêm phòng vaccine, cụ thể: - Ðịa phương có nhu cầu sử dụng vaccine cần chủ động phối hợp với Công ty Navetco, các đơn vị thuộc Cục Thú y, các đơn vị liên quan và chính quyền địa phương: (i) Tổ chức lựa chọn các cơ sở chăn nuôi heo để triển khai tiêm vaccine NAVET-ASFVAC cho đàn heo tại địa phương; (ii) Lập danh sách gồm thông tin cụ thể về các địa phương, cơ sở chăn nuôi heo có nhu cầu sử dụng vaccine NAVET-ASFVAC, lựa chọn các cơ sở chăn nuôi để thực hiện việc lấy mẫu giám sát, gửi Cục Thú y để phối hợp tổ chức giám sát; (iii) Thống nhất với chủ cơ sở chăn nuôi heo để các cán bộ thú y trực tiếp giám sát việc tiêm phòng, giám sát lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm (có Giấy cam kết sử dụng vaccine của cơ sở chăn nuôi); (iv) Hướng dẫn cụ thể thời gian, tuổi heo để tiêm phòng mũi 1, mũi 2; Hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi heo tổ chức tiêm vaccine; Chuẩn bị đầy đủ phương án, dụng cụ, nguyên vật liệu cần thiết, lập kế hoạch, kinh phí để ứng phó, khắc phục, xử lý các vấn đề, sự cố phát sinh không mong muốn do sử dụng vaccine NAVET-ASFVAC; - Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai tiêm vaccine NAVET-ASFVAC để phòng, chống dịch bệnh ASF trên đàn heo tại địa phương; Phân công lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật phối hợp, hướng dẫn chủ cơ sở chăn nuôi hằng ngày theo dõi, giám sát lâm sàng, ghi chép thông tin về tình trạng sức khỏe đàn heo sau tiêm phòng; Tổ chức lấy mẫu để xét nghiệm, đánh giá hiệu quả sử dụng vaccine; Vaccine Dịch tả heo châu Phi NAVET-ASFVAC của Công ty Navetco.   Ảnh: Vir.com - Ðịa phương có nhu cầu sử dụng vaccine chủ động phối hợp với Công ty Navetco, Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương, các Chi cục Thú y vùng để thống nhất kế hoạch lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu gửi mẫu giám sát sau tiêm phòng đến các phòng thí nghiệm thuộc Cục Thú y; - Phối hợp với Công ty Navetco và các đơn vị, cá nhân liên quan để ứng phó, khắc phục, xử lý các vấn đề, sự cố phát sinh không mong muốn do sử dụng vaccine ASF NAVET-ASFVAC. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế của các Cục Thú y tại một số tỉnh đã sử dụng vaccine NAVET-ASFVAC và phát hiện nhiều tồn tại, bất cập, có sự buông lỏng trong quản lý, phân phối, tổ chức tiêm phòng và giám sát sử dụng vaccine NAVET-ASFVAC, không thực hiện đúng theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, hướng dẫn của Cục Thú y và hướng dẫn sử dụng vaccine của nhà sản xuất, dẫn đến tình trạng người dân, cán bộ thú y cơ sở tự ý tiêm không đúng đối tượng heo được chỉ định (heo thịt từ 8 - 10 tuần tuổi), không thực hiện nghiêm các biện pháp vệ sinh, sát trùng, sử dụng chung kim tiêm, dẫn đến lây lan virus ASF trong quá trình tiêm (xảy ra hiện tượng heo chết khư trú nhiều ở một số vùng). Ðể khắc phục, chấm dứt ngay tình trạng nêu trên, Cục Thú y đề nghị Sở NN&PTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh, thành phố và Công ty Navetco nghiêm túc chấn chỉnh việc cung ứng, quản lý, sử dụng và giám sát sử dụng vaccine NAVET-ASFVAC, cụ thể sau đây: 1. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ NN&PTNT về việc tổ chức giám sát sử dụng vaccine phòng bệnh ASF NAVET-ASFVAC; Hướng dẫn của Cục Thú y về việc hướng dẫn tổ chức giám sát sau tiêm phòng vaccine ASF NAVET-ASFVAC. 2. Kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, nghiêm túc rút kinh nghiệm của Công ty Navetco, các cơ quan liên quan của địa phương về việc không tuân thủ nghiêm chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, hướng dẫn của Cục Thú y, dẫn đến mở rộng đối tượng tiêm vaccine nhưng không có hướng dẫn sử dụng, không có giám sát của cơ quan thú y, để xảy ra tình trạng sử dụng vaccine ASF NAVET-ASFVAC tiêm cho các đối tượng heo không được chỉ định, gây ra hậu quả làm chết heo. 3. Công ty Navetco: a) Báo cáo đầy đủ, chính xác về tình hình cung ứng, sử dụng và giám sát sau tiêm phòng vaccine theo đúng chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, hướng dẫn của Cục Thú y; b) Tập trung cùng với các địa phương hoàn thành việc hỗ trợ kinh phí, xử lý các trường hợp có heo chết; Bố trí lực lượng cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm tại Bình Ðịnh và Phú Yên để tổ chức khắc phục sự cố; c) Khẩn trương rà soát, xác định nguyên nhân, sự bất thường trong quá trình triển khai sử dụng vaccine ASF (bảo quản, vận chuyển, cung ứng, tổ chức tiêm vaccine tại thực địa); d) Kịp thời hỗ trợ, cung ứng thuốc, hóa chất sát trùng, tiêu độc cho các địa phương, các hộ chăn nuôi có heo phản ứng, chết sau khi sử dụng vaccine. 4. Ðối với các địa phương xảy ra sự cố sau tiêm phòng: a) Tạm dừng việc triển khai sử dụng vaccine NAVET-ASFVAC để tập trung nguồn lực xử lý các vấn đề phát sinh; b) Thống kê chính xác số lượng, chủng loại heo có phản ứng, chết sau tiêm phòng; Thực hiện vệ sinh, sát trùng, tiêu độc, xử lý dịch bệnh theo quy định; c) Chỉ đạo, hướng dẫn người dân không bán chạy, giết mổ, tiêu thụ heo bệnh, chết; Không vứt xác heo chết ra môi trường; d) Tiếp tục theo dõi, giám sát, lấy mẫu các trường hợp heo phản ứng, chết sau tiêm vaccine để xác định nguyên nhân; đ) Kịp thời báo cáo đầy đủ, chính xác về tình hình sử dụng và giám sát sau tiêm phòng vaccine về Cục Thú y. 5. Các phòng, đơn vị thuộc Cục Thú y: a) Rà soát, đánh giá lại chất lượng các lô vaccine đã sử dụng tại các địa phương có sự cố phản ứng sau tiêm; Tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm, phân tích chuyên sâu (mẫu heo bệnh, heo sau tiêm vaccine, mẫu vaccine) để có cơ sở kết luận chính xác nguyên nhân; b) Phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương và Công ty Navetco để khắc phục sự cố tại các địa phương đã tiêm vaccine có heo phản ứng sau tiêm phòng.     Nguồn: Người chăn nuôi

Đồng Nai: Xử lý vi phạm về chất lượng thức ăn chăn nuôi

Đồng Nai: Xử lý vi phạm về chất lượng thức ăn chăn nuôi Theo báo cáo của Sở NN-PTNT về kết quả hoạt động thanh tra trực tiếp các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn tỉnh, đợt kiểm tra vào cuối năm 2021, Đoàn thanh tra đã kiểm tra tại 30 cơ sở gồm 13 công ty và 17 cửa hàng tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Kết quả, có 9 cơ sở vi phạm về kinh doanh thức ăn chăn nuôi kém chất lượng và vi phạm về kinh doanh thức ăn chăn nuôi giả về chất lượng và các vi phạm khác với tổng số tiền phạt trên 45,5 triệu đồng.   Người chăn nuôi e ngại chất lượng thức ăn chăn nuôi kém chất lượng. Ảnh: Trại nuôi heo tại H.Thống Nhất. Ảnh: Phan Anh   Về kết quả phân tích kiểm tra chất lượng 50 mẫu thức ăn chăn nuôi, thủy sản tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có 44/50 mẫu thức ăn chăn nuôi, thủy sản đạt chất lượng theo hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, chiếm 88%. Có 6/50 mẫu thức ăn chăn nuôi, thủy sản vi phạm về chất lượng, chiếm 12%. Trong đó có 3 mẫu thức ăn chăn nuôi, thủy sản vi phạm có chỉ tiêu không đạt chất lượng so với tiêu chuẩn đã công bố; 3 mẫu vi phạm giả về chất lượng có hàm lượng chất chính đạt dưới 70% so với hồ sơ công bố. Không phát hiện các chất cấm trong các mẫu thức ăn chăn nuôi, thủy sản đưa đi phân tích. Nguồn: Báo Đồng Nai

Quy định mới về xuất nhập khẩu liên quan đến chăn nuôi

Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13-7-2022 (Nghị định số 46) sửa đổi Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21-1-2020 (Nghị định số 13) hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi. Trong đó có một số quy định mới có liên quan đến các trường hợp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi được miễn kiểm tra chất lượng, quy định mới kiểm tra Nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu sau thông quan… Nghị định số 46 đã bổ sung mới khoản 6, Điều 18, Nghị định số 13 quy định về 9 trường hợp được miễn kiểm tra Nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi khi nhập khẩu, gồm: Thức ăn chăn nuôi tạm nhập tái xuất, tái nhập khẩu để tái chế theo yêu cầu của đối tác nước ngoài; Thức ăn chăn nuôi quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển; Thức ăn chăn nuôi từ nước ngoài gửi kho ngoại quan; Thức ăn chăn nuôi để trưng bày tại hội chợ, triển lãm, quảng cáo; Thức ăn chăn nuôi làm mẫu phân tích tại các phòng thử nghiệm; Thức ăn chăn nuôi làm mẫu để thử nghiệm phục vụ khảo nghiệm, giám định, chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thử nghiệm liên phòng; Thức ăn chăn nuôi phục vụ nghiên cứu khoa học; Thức ăn chăn nuôi của người nhập cảnh trong định mức miễn thuế; Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.   Nghị định số 46 đã bổ sung mới khoản 6, Điều 18, Nghị định số 13 quy định về 9 trường hợp được miễn kiểm tra Nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi khi nhập khẩu. Ảnh minh họa: thoibaotaichinhvietnam.vn Đồng thời, Nghị định số 46 đã bổ sung mới Điều 18a, Nghị định số 13 quy định về kiểm tra Nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu sau thông quan. Theo đó, cơ quan kiểm tra sẽ tổ chức thực hiện kiểm tra Nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu sau thông quan kết hợp với hoạt động kiểm tra tại cơ sở sản xuất, cơ sở mua bán, cơ sở nhập khẩu, cơ sở sử dụng thức ăn chăn nuôi. Việc kiểm tra sẽ được tổ chức định kỳ hàng năm với tần suất không quá 1 lần đối với 1 sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có cùng nguồn gốc xuất xứ; không quá 1 lần đối với 1 đơn vị nhập khẩu. Bên cạnh đó, quy định mới về xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi đã được Nghị định số 46 bổ sung vào Nghị định số 13 tại Điều 32d. Theo đó, hồ sơ, chất lượng sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi xuất khẩu theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân, nước nhập khẩu, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan. Sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi nhập khẩu phải được kiểm tra Nhà nước về chất lượng theo quy định tại khoản 1, Điều 32đ, Nghị định số 13. Các trường hợp không phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng gồm: Hàng mẫu, hàng giới thiệu tại triển lãm, hội chợ, quà biếu; hàng hóa tạm nhập, tái xuất; hàng quá cảnh chuyển khẩu; hàng gửi kho ngoại quan; hàng doanh nghiệp Việt Nam gia công cho thương nhân nước ngoài; các sản phẩm nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức, cá nhân được nhập khẩu sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi có hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật được sử dụng trong sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi tại Việt Nam. Trường hợp nhập khẩu sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi có chứa chất mới để khảo nghiệm, nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm hoặc sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép. Một điểm đáng chú ý là quy định về trình tự kiểm tra Nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tại khoản 4, Điều 18, Nghị định số 13 đã được Nghị định số 46 sửa đổi, bổ sung chi tiết và cụ thể hơn. Theo đó, tổ chức, cá nhân gửi 1 bộ hồ sơ theo quy định đến cơ quan kiểm tra. Cơ quan kiểm tra sẽ trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong thời hạn 1 ngày làm việc, thẩm định nội dung hồ sơ trong 3 ngày làm việc. Đối với thức ăn chăn nuôi truyền thống, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, tổ chức, cá nhân được phép thông quan ngay sau khi hoàn tất thủ tục hải quan. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan lô hàng, tổ chức, cá nhân nộp kết quả đánh giá sự phù hợp cho cơ quan kiểm tra. Tổ chức, cá nhân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả tự đánh giá sự phù hợp và bảo đảm lô hàng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp lô hàng có kết quả kiểm tra không phù hợp, tổ chức, cá nhân phải báo cáo cơ quan kiểm tra hoặc tổ chức chứng nhận hợp quy phải thông báo cho cơ quan kiểm tra để xử lý theo quy định của pháp luật. Đối với thức ăn chăn nuôi không thuộc trường hợp nêu trên, tổ chức, cá nhân hoàn tất thủ tục khai báo hải quan, lựa chọn tổ chức chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi được chỉ định để đánh giá sự phù hợp của lô hàng. Trường hợp lô hàng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, tổ chức chứng nhận hợp quy cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho lô hàng để tổ chức, cá nhân nộp cho cơ quan hải quan làm thủ tục thông quan, đồng thời thông báo cho cơ quan kiểm tra. Trường hợp lô hàng có kết quả kiểm tra không phù hợp, tổ chức chứng nhận hợp quy thông báo cho cơ quan kiểm tra để xử lý theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Nghị định số 46 còn bổ sung mới một số quy định tại Nghị định số 13 đáng chú ý như: Điều 5a về cơ chế đặt hàng đối với hoạt động nhập khẩu, sản xuất, nuôi giữ và cung ứng sản phẩm gốc vật nuôi; Điều 32đ về kiểm tra Nhà nước về chất lượng sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi… Nghị định số 46 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13-7-2022. Nguồn: Quân đội Nhân dân

Sửa đổi, bổ sung về xử phạt trong lĩnh vực thú y…

Ngày 11/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 07/2022/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi. Ảnh minh họa Theo đó, mức phạt đối với hành vi chợ chuyên kinh doanh động vật; cơ sở giết mổ động vật tập trung; cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh không có Giấy chứng nhận vệ sinh thú y hoặc sử dụng Giấy chứng nhận vệ sinh thú y hết hiệu lực là từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (thay vì từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng như quy định cũ). Đối với hành vi bán mỗi loại thuốc thú y nhập khẩu có chứa chất ma túy, tiền chất cho cơ sở buôn bán thuốc thú y không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y theo quy định, cơ sở không được phép hành nghề khám bệnh, chẩn đoán bệnh, phẫu thuật động vật, xét nghiệm bệnh động vật bị phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Ngoài ra, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các hàng hóa khác như: Lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc y tế, thuốc thú y. Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 10/01/2022. Kính mời quý độc giả xem toàn bộ Nghị định 07 tại đây: 07-nd.signed Nguồn: Chăn nuôi Việt Nam  

Cải cách kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu: Đảm bảo tính kế thừa và sự gắn kết giữa các bộ, ngàn

Bộ NN&PTNT đã có văn bản góp ý dự thảo Nghị định quy định về kiểm tra nhà nước về chất lượng và kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.   Trong đó, đồng tình với chủ trương tiếp tục cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với những bước đi thận trọng, áp dụng trước với những mặt hàng được xác định cụ thể tại Quyết định 38/QĐ-TTg và đảm bảo tính kế thừa kết quả từ công tác cải cách do các bộ, ngành đã triển khai theo chỉ đạo của Chính phủ. Đảm bảo thực hiện quản lý theo chuỗi Theo Bộ NN&PTNT, thời gian qua, Bộ này đã tích cực đóng góp ý kiến đối với dự thảo Nghị định quy định về kiểm tra nhà nước về chất lượng và kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu và đồng thuận với Tổng cục Hải quan về một số nội dung nêu trong dự thảo nghị định. Đồng thời, cũng bổ sung, góp ý một số vấn đề nhằm đảm bảo tính kế thừa kết quả từ công tác cải cách. Trước tiên, đối với phạm vi điều chỉnh của dự thảo, Bộ NN&PTNT đồng tình với chủ trương tiếp tục cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với những bước đi thận trọng, áp dụng trước với những mặt hàng được xác định cụ thể tại phạm vi của Đề án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định 38/QĐ-TTg ngày 12/01/2021 (Đề án 38). Trong đó, đã đảm bảo tính kế thừa kết quả từ công tác cải cách do các bộ, ngành đã triển khai theo Nghị quyết 19/NQ-CP, Nghị quyết 02/NQ-CP và các chỉ đạo của Chính phủ trong thời gian qua, đặc biệt chú trọng đến các quy trình nghiệp vụ đã triển khai áp dụng trên Hệ thống một cửa quốc gia của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Về trình tự, thủ tục thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa, Bộ NN&PTNT đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung báo cáo đánh giá tác động về việc thực hiện quản lý theo chuỗi (một sản phẩm, hàng hóa một cơ quan quản lý và chịu trách nhiệm) trong hồ sơ ban hành nghị định; cơ chế chia sẻ thông tin đối với hàng hóa nhập khẩu để kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành sản xuất trong nước; cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết vướng mắc, khiếu nại đối với những lô hàng không đạt yêu cầu. Áp dụng các phương thức kiểm tra phù hợp Bộ NN&PTNT cũng góp ý về phương thức kiểm tra và áp dụng các phương thức kiểm tra. Theo đó, Bộ này đồng tình với quan điểm áp dụng đánh giá rủi ro và quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo hàng hóa. Tuy nhiên, Bộ NN&PTNT cũng lưu ý, mỗi loại hàng hóa đều có mức độ rủi ro khác nhau, tiêu chí đánh giá rủi ro khác nhau. Vì vậy việc phân loại, lựa chọn phương thức kiểm tra phải dựa vào đặc tính kỹ thuật của hàng hóa, đặc thù quản lý và yêu cầu quản lý thực tế của mỗi mặt hàng, để có mức độ phân loại rủi ro và chọn phương thức kiểm tra phù hợp. Trước đó, Bộ NN&PTNT có một số góp ý về việc thay đổi cơ quan đầu mối kiểm tra chuyên ngành, thay đổi trình tự, thủ tục kiểm tra phải được thể hiện ở văn bản quy phạm pháp luật. Trong khi các luật chuyên ngành như: Luật Thú y, Luật Bảo vệ thực vật, Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi, Luật Thủy sản, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật An toàn thực phẩm… lại chưa quy định về nội dung này. Do vậy, trong giai đoạn 1, cần thiết phải sửa các luật có liên quan thì mới thực hiện được rốt ráo các nội dung đề án đã xây dựng. Để quá trình triển khai nghị định, đề án được thuận lợi, sớm đi vào thực tế, đại diện Bộ NN&PTNT khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với cơ quan hải quan để nâng cao năng lực kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm cho cán bộ hải quan, khi thực hiện thí điểm một đầu mối về kiểm tra chuyên ngành hàng hóa nhập khẩu… Nhận định tầm quan trọng của việc phối hợp giữa các bộ, ngành trong quá trình góp ý dự thảo nghị định, chia sẻ với phóng viên TBTCVN, chuyên gia kinh tế, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, bước xây dựng dự thảo nghị định cũng cần làm cẩn trọng, tỉ mỉ, thì sau này các đối tượng dễ “hấp thụ”, dễ triển khai, thực thi; đồng thời đỡ mất công sức thời gian giải thích, điều chỉnh. Điều quan trọng là sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan (Bộ Tài chính với các bộ quản lý chuyên ngành và với tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản). Nếu phối hợp tốt, gắn kết thường xuyên, hàng ngày thì thông tin từ các cơ quan quản lý chuyên ngành đến cơ quan hải quan sẽ thông suốt, là trợ lực giúp việc thực hiện hoạt động kiểm tra chuyên ngành đạt hiệu quả cao; không để lọt các sản phẩm hàng hóa kém chất lượng vào thị trường. Vì vậy, rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên ngành khi xử lý các mặt hàng này. Nguồn: Thời báo Tài chính Việt Nam

GIÁO TRÌNH - BÀI GIẢNG

TIÊU DIỆT KÍ SINH TRÙNG TRÊN HEO

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Thiệt hại của kí sinh trùng gây...

Tiềm năng, lợi thế chăn nuôi bò thịt, bò sữa của Thủ đô

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Là Thủ đô song Hà Nội vẫn...

DINH DƯỠNG CHO NÁI HẬU BỊ THỜI KÌ MANG THAI

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Sự phát triển của heo con ở...

QUẢN LÝ DINH DƯỠNG TRƯỚC VÀ SAU CAI SỮA ĐỂ GIẢM CHI PHÍ CÁM

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Vấn đề của những nước chăn nuôi...

NHU CẦU VITAMIN CỦA GÀ

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Để nuôi gia cầm thành công, người...

NHU CẦU KHOÁNG CỦA GÀ

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Để nuôi gia cầm thành công, người...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SULPHONAMID

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
1. Triệu chứng Gà trúng độc Sulphonamid...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FURAZOLIDON

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
1. Triệu chứng Khi dùng Furazolidon phòng...

BỆNH NGỘ ĐỘC THỨC ĂN DO ĐỘC TỐ AFLATOXIN

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO MUỐI

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Muối là một trong những thành phần...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SELENIUM (Se)

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Selen là một trong những nguyên tố...

BỆNH DO TRÚNG ĐỘC KHÍ NH3

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Khí NH3  được sinh ra từ chất...

BỆNH TRÚNG ĐỘC KHÍ CO

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Lượng khí CO được sinh ra do...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FORMALDEHYDE

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Formaldehyde hay còn gọi là formon. Dung...

BỆNH SƯNG GAN THẬN TRÊN GÀ

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh sưng gan và thận thường xảy...

BỆNH HỘI CHỨNG XUẤT HUYẾT VÀ PHÌ GAN

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh FLHS là biểu hiện một quá...

BỆNH DO SUY DINH DƯỠNG TRÊN GIA CẦM

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu hụt dinh dưỡng gây rối...

BỆNH THIẾU VITAMIN A

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Đặc điểm của bệnh thiếu vitamin A...

BỆNH THIẾU VITAMIN D

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin D trong đàn gà...

BỆNH THIẾU VITAMIN E

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin E thường hay gặp...

BỆNH THIẾU VITAMIN K

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin K ở gà có...

BỆNH THIẾU VITAMIN B1

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin B1 ở gà thể...

BỆNH THIẾU VITAMIN B2

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin B2 có đặc điểm...

BỆNH THIẾU VITAMIN B5

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu axit Pantothenic ở gia cầm...

BỆNH THIẾU AXIT NICOTINIC – VITAMIN B3

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu axit Pantothenic ở gia cầm...

BỆNH THIẾU PYRIDOXIN (VITAMIN B6)

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Đặc điểm của bệnh này là giảm...

BỆNH THIẾU BIOTIN (VITAMIN H)

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Gà mắc bệnh thiếu Biotin có đặc...

BỆNH THIẾU AXIT FOLIC

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Axit folic hay còn gọi là vitamin...

BỆNH THIẾU CHOLINE

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Chất Choline còn được gọi là vitamin...

BỆNH THIẾU VITAMIN B12

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Vitamin B12 cần thiết cho sự phát...

BỆNH THIẾU SELENIUM

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu Selenium ở gà có đặc...

BỆNH THIẾU CANXI VÀ PHOTPHO (Ca, P)

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Canxi và photpho là 2 nguyên liệu...

BỆNH THIẾU MANGAN (Mn)

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Mangan được hấp thu qua đường tiêu...

BỆNH THIẾU MUỐI (NaCl)

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
NaCl là một loại muối bao gồm...

BỆNH THIẾU KẼM (Zn)

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Kẽm là một nguyên tố vi lượng...

BỆNH THIẾU (Mg)

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Mg trong cơ thể động vật chiếm...

BỆNH DO ĐÓI TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh đói ở gà thường thể hiện...

BỆNH DO MẤT NƯỚC TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Gà bị thiếu nước hay mất nước...

BỆNH DO LẠNH TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Gà bị lạnh với biểu hiện đứng...

BỆNH DO NÓNG TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Nhiệt độ quá nóng trong chuồng nuôi...

BỆNH DO TỔN THƯƠNG TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Đây là một bệnh nội ngoại khoa...

BỆNH THIẾU KALI TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Kali trong cơ thể có tác dụng...

BỆNH VIÊM THẬN SỚM Ở GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh chỉ thấy xuất hiện ở gà...

BỆNH MỆT MỎI CỦA GÀ ĐẺ CÔNG NGHIỆP

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh CLF thường xảy ra ở gà...

BỆNH CÒI XƯƠNG

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Đây là bệnh thường phổ biến ở...

BỆNH MỀM ĐỐT SỐNG

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thường thấy ở gà thịt giai...

BỆNH SỤN HOÁ XƯƠNG BÀN CHÂN

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh sụn hoá xương chày, xương bàn...

BỆNH GOUT

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh gout trên gà chia làm hai...

Kỹ thuật phòng và chữa bệnh cho vịt

12 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Sở hữu tổng đàn gia súc, gia...

LỰA CHỌN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO ĐÀN GÀ

12 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Ai cũng biết nước là nguồn dinh...

7 CÁCH GIÚP TĂNG LƯỢNG THỨC ĂN ĂN VÀO Ở HEO CAI SỮA

12 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Nếu lượng thức ăn ăn vào tăng...

ĐỘC TỐ NẤM MỐC: CÁNH CỬA CHO CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM.

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Ảnh hưởng trực tiếp của độc tố...

BỔ SUNG CHẤT ĐIỆN GIẢI CHO GÀ

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Không khí nóng gây thiệt hại rất...

CÁC BIỆN PHÁP GIÚP THỤ TINH NHÂN TẠO THÀNH CÔNG

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Thụ tinh nhân tạo có nhiều ưu...

QUẢN LÝ NÁI CAO SẢN

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Lý do khiến các trại tuy đã...

NUÔI DƯỠNG GÀ VÀO MÙA NÓNG

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Thông qua việc tạo và giải phóng...

VITAMIN VÀ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Một trong những yếu tố quan trọng...

BỆNH TGE TRÊN HEO – TRANSMISSBLE GASTROENTERITIS OF SWINE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG – FOOT AND MOUTH DISEASE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH MỤN NƯỚC TRÊN HEO – SWINE VESICULAR DISEASE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH MỤN NƯỚC TRONG MIỆNG HEO – SWINE VESICULAR STOMATITIS

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH PED TRÊN HEO – PORCINE EPIDEMIC DIARRHAE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH ĐẬU HEO – SWINE POX

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN TRÊN HEO – SWINE JAPANESE B ENCEPHALOMYETIS

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH VIÊM NÃO DO VIRUS NIPAH TRÊN HEO – NIPAH ENCEPHALITIS IN PIG

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

HỘI CHỨNG CÒI CỌC TRÊN HEO – POST WEANING MULTI SYSTEMIC WASTING SYNDROM

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH SẢY THAI DO PARVOVIRUS TRÊN HEO – PARVOVIRUS DISEASE OF SWINE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH PPRS TRÊN HEO – PORCINE REPRODUCTIVE AND RESPYRATORY SYNDROME

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH GIẢ DẠI TRÊN HEO – AUJESZKY

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH CÚM HEO – HOG FLU

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH DỊCH TẢ CHÂU PHI – AFRICA SWINE FIVER

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH DỊCH TẢ HEO – HOG CHOLERA

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH SƯNG PHÙ ĐẦU TRÊN GÀ – AVIAN PNEUMOVIRUS (APV)

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

HỘI CHỨNG CÒI CỌC DO REOVIRUS – REO

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH CÚM GIA CẦM – AVIAN INFLUENZA (AI)

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH BẠI HUYẾT TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH KHẸC TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH HUYẾT TRÙNG TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH E. COLI TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH THƯƠNG HÀN TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm