

Tin tức


Giá heo hơi hôm nay 30/8/2022 tại thị trường ba miền đồng loạt đi ngang. Hiện tại, thị trường heo hơi 3 miền đang thu mua ở mức 62.000 - 70.000 đ/kg.
Giá heo hơi miền Bắc hôm nay
Giá heo hơi hôm nay 30/8 tại thị trường miền Bắc tiếp tục đi ngang so với hôm qua.
Cụ thể, mức giá cao nhất khu vực tiếp tục được ghi nhận tại Hưng Yên và Thái Bình là 70.000 đ/kg.
Hiện đang giao dịch heo hơi trong khoảng 67.000 - 68.000 đ/kg gồm có các tỉnh thành như Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội và Tuyên Quang.
Ngoại trừ Nam Định và Ninh Bình hiện đang neo tại mức 66.000 đ/kg, thương lái tại các tỉnh thành còn lại thu mua heo hơi ổn định với giá 65.000 đ/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay 30/8/2022 tại thị trường miền Bắc đang giao dịch quanh mức 65.000 - 70.000 đ/kg.
Giá heo hơi miền Trung và Tây Nguyên hôm nay
Giá heo hơi hôm nay 30/8 tại miền Trung và Tây Nguyên cũng không có biến động mới so với hôm qua.
Theo đó, Đắk Lắk tiếp tục giao dịch heo hơi với giá thấp nhất khu vực là 63.000 đ/kg.
Nhỉnh hơn một giá ở mức 64.000 đ/kg gồm có Quảng Bình và Lâm Đồng.
70.000 đ/kg là ngưỡng cao nhất được chứng kiến tại Ninh Thuận và Bình Thuận.
Các địa phương còn lại giữ nguyên mức giá ổn định trong khoảng 66.000 - 67.000 đ/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay 30/8/2022 ở miền Trung thu mua quanh mức 63.000 - 70.000 đ/kg.
Giá heo hơi miền Nam hôm nay
Tại miền Nam, giá heo hơi hôm nay 30/8 cũng đang duy trì ổn định so với hôm qua.
Trong đó, hai tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang tiếp tục thu mua heo hơi với giá tương ứng là 62.000 đ/kg và 63.000 đ/kg.
Thương lái tại Tây Ninh và Cà Mau vẫn duy trì giao dịch ở mốc 70.000 đ/kg, cao nhất khu vực.
Mức giá trung bình được ghi nhận tại các địa phương còn lại là 65.000 đ/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay 30/8/2022 toàn miền Nam tiếp tục giao dịch quanh ngưỡng 62.000 - 70.000 đ/kg.

Giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh: Gỡ khó bằng tìm nguyên liệu thay thế
Trong khi giá thức ăn chăn nuôi dự báo sẽ tiếp tục tăng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đẩy mạnh các giải pháp thức ăn thay thế từ nguyên liệu trong nước để gỡ khó cho người chăn nuôi.
Xung đột Nga và Ukraine làm giảm nguồn cung, đẩy giá nhiều loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao và dự báo còn tiếp tục tăng đến hết năm nay. Kéo theo đó, giá thức ăn chăn nuôi hỗn hợp đã tăng từ 25-40% và ảnh hưởng rất lớn đến phát triển chăn nuôi trong thời gian tới.
Đây là thông tin được đưa ra tại hội nghị trực tuyến bàn giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn và tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 18/3.
Giá nguyên liệu tăng gần 50%
Từ năm 2015-2020, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước tương đối ổn định, thậm chí có thời điểm giảm dần. Thế nhưng bắt đầu từ năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Đặc biệt, xung đột Nga và Ukraine gần đây đã đẩy giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng mạnh.
So với cùng kỳ (tháng 3/2021), giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tháng 3/2022 đều tăng, trong đó tăng mạnh nhất là nhóm ngũ cốc. Mức tăng cao nhất là giá lúa mì đã lên tới 9.850 đồng/kg, tăng tới 49,5%; khô dầu đậu tương là 16.500 đồng/kg, tăng 33,4%; ngô hạt giá là 10.200 đồng/kg, tăng 29,3%; bã ngô giá 10.300 đồng/kg tăng 23,1%.
Theo ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), dự kiến giá nguyên liệu vẫn tăng đến hết năm 2022. Thực tế, giá chào hàng nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam giao hàng sau tháng 8/2022 đã tăng, giá ngô tăng lên 11.000 đồng/kg và giá khô gầu đậu tương tăng lên 17.000 đồng/kg.
Nguyên nhân khiến các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng giá chủ yếu do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi từ các khu vực trồng chính trên thế giới tại các nước Nam Mỹ đồng thời cuộc khủng hoảng chính trị giữa Nga và Ukraine (nhà xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất và thứ tư trên thế giới) đang tác động lớn đến giá ngô và lúa mỳ trên thị trường thế giới và Việt Nam.
Việt Nam nhập khẩu từ Nga và Ukraine nhiều nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp trong nước như lúa mỳ (trong điều kiện bình thường có thể đến 1 triệu tấn, chiếm khoảng 20% tổng nhập khẩu lúa mỳ), ngô (3% tổng nhập khẩu ngô)... để làm thức ăn chăn nuôi.
Ông Tống Xuân Chinh cho biết do giá nguyên liệu tăng mạnh nên giá thức ăn chăn nuôi công nghiệp trong nước cũng tăng theo. Giá thức ăn cho lợn thịt xuất chuồng đã tăng 18,4% lên 12.500 đồng/kg, thức ăn cho gà thị lông màu tăng 24,5% lên 13.400 đồng/kg, thức ăn cho gà thịt lông trắng tăng 29,8% lên 14.100 đồng/kg.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển chăn nuôi Phùng Đức Tiến nhận định giá thức ăn chăn nuôi tăng tương đối cao trong hai năm gần đây. Trước đây giá ngô chỉ khoảng 4.700 đồng/kg thì đến nay đã tăng lên trên dưới 10.000 đồng/kg, đỗ tương trước đây chỉ hơn 8.000 đồng/kg đến giờ đã tăng lên 16.300 đồng/kg… kéo theo đó giá thức ăn chăn nuôi hỗn hợp đã tăng từ 25-40%, điều này ảnh hưởng rất lớn đến phát triển chăn nuôi trong thời gian tới.
"Hạ nhiệt" bằng nguyên liệu trong nước
Theo ông Tống Xuân Chinh, lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, do đó chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biến động giá nguyên liệu trên thế giới. Sở dĩ nguồn nguyên liệu còn phụ thuộc là do năng lực sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước còn hạn chế, công nghệ sản xuất và quản lý thức ăn chăn nuôi còn thiếu đồng bộ, nhiều cơ sở sản xuất quy mô nhỏ lẻ, thủ công.
Thêm khó cho doanh nghiệp chăn nuôi từ căng thẳng Nga - Ukraine
Dẫn chứng ví dụ về năng lực sản xuất nguyên liệu trong nước còn hạn chế, ông Tống Xuân Chinh cho biết diện tích trồng ngô làm nguyên liệu phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đến nay chỉ đạt 942.00 hecta và thậm chí đang có xu hướng giảm đi.
“Chẳng hạn như tại Sơn La, trước kia đây là địa phương có diện tích trồng ngô số 1 tại miền Bắc nhưng hiện nay do có ưu thế về xuất khẩu hoa quả ra nước ngoài, địa phương này đã chuyển dịch rất nhanh từ diện tích trồng ngô sang trồng hoa quả khiến diện tích trồng ngô đã giảm đi đáng kể,” ông Chinh cho hay.
Không chỉ diện tích trồng ít mà năng suất ngô cũng còn rất thấp. Theo ông Chinh, hiện nay sản phẩm ngô của Việt Nam rất khó cạnh tranh với những sản phẩm nhập khẩu bởi lẽ Mỹ và Brasil, Irasel đều có năng suất trồng ngô cao gấp 2-4 lần so với Việt Nam. Điều này đòi hỏi cần phải hình thành vùng nguyên liệu để tập trung công nghệ cao, tăng năng suất thì mới có thể giảm bớt phụ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên liệu.
Giá thức ăn chiếm tới 65-70% giá thành trong chăn nuôi. (Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN)
Trong khi việc nâng cao năng lực sản xuất nguyên liệu trong nước để “hạ nhiệt” giá thành thức ăn chăn nuôi sẽ không phải là câu chuyện ngày một ngày hai mà cần có thời gian, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đẩy mạnh triển khai giải pháp tìm thức ăn thay thế để gỡ khó cho người chăn nuôi.
Đại diện Viện Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết việc sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương như cám dừa, cám gạo… trong mô hình chăn nuôi lợn tại Tiền Giang, Lào Cai đã giúp giảm giá thành sản phẩm khoảng 3.000-5.000 đồng/kg.
Mô hình chăn nuôi lợn bản địa áp dụng các công thức phối trộn thức ăn từ nguyên liệu tự có tại Nghệ An, Thừa Thiên Huế… cũng đã giúp giảm chi phí thức ăn từ 10-15%/nái/năm so với việc mua thức ăn hỗn hợp.
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, giá thức ăn chiếm tới 65-70% giá thành trong chăn nuôi. Do đó, trong bối cảnh giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao thì việc ứng dụng công nghệ xây dựng khẩu thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu trong nước sẽ là giải pháp giúp hạ giá thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết sau nhiều năm, Viện Chăn nuôi cùng với các đơn vị đã đánh giá giá trị dinh dưỡng các nguyên liệu của địa phương và đưa ra công thức thức ăn, phân tích giá trị thức ăn hỗn hợp với đầy đủ các tiêu chí protein, năng lượng, canxi, phốt pho, vitamin, axit amin… Kết quả nghiên cứu được ứng dụng trên nhiều đối tượng như chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm…
“Các công thức từ nguyên liệu trong nước đã được nghiên cứu và nghiệm thu. Với cách làm này, giá thức ăn chăn nuôi giảm từ 300-1.000 đồng/kg. Với mức giảm 1.000 đồng/kg, khi mua thức ăn 10.000 đồng/kg sẽ giảm được 10% và tương ứng giá thành chăn nuôi sẽ giảm được 5-7%,” Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã yêu cầu Cục Chăn nuôi, các địa phương cần nhân rộng hơn nữa các công thức xây dựng khẩu phần ăn từ nguyên liệu trong nước trong thời gian tới để gỡ khó cho người chăn nuôi vượt qua giai đoạn giá nguyên liệu nhập khẩu sẽ vẫn tiếp tục có xu hướng tăng cao./.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nói về nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.

KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM SẢN PHẨM DENKAPIG V1233
VIC GROUP được thành lập vào năm 1990. Cho đến nay, nó giữ vị trí hàng đầu trên thị trường dược phẩm thú y của Nga , công ty là nhà sản xuất thuốc thú y lớn nhất.
Hai tổ hợp công nghiệp, ba phòng thí nghiệm nghiên cứu được công nhận và 21 văn phòng kinh doanh tại các thành phố trung tâm của Nga, Belarus và Kazakhstan đã được đưa vào hoạt động trong 25 năm thành công qua.
Danh mục sản phẩm có hơn 250 tên của các nhóm dược phẩm khác nhau: thuốc kháng khuẩn, chống ký sinh trùng, thuốc nội tiết tố, không steroid, thuốc chống viêm, vitamin và các loại thuốc thú y khác, cũng như các chất phụ gia thức ăn và mỹ phẩm cho động vật. Mười sản phẩm là sáng tạo và được cấp bằng sáng chế. Một địa điểm sản xuất mới để sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học, chất bảo vệ gan, axit hữu cơ, phytobiotics và thẻ tai đã được ra mắt tại khu vực Belgorod vào năm 2016.
Nhà sản xuất thuốc thú y lớn nhất của Nga, “VIC Animal Health”, thuộc VIC GROUP, là công ty dược phẩm thú y duy nhất ở CIS, đã nhận được Chứng chỉ GMP Châu Âu, do Bộ Y tế Vương quốc Anh xác nhận. Hà Lan, và các chứng chỉ như ISO 9001 cho Hệ thống Quản lý Chất lượng, ISO 14001 cho Hệ thống Quản lý Môi trường và OHSAS 18001 cho Hệ thống Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp.
Vào năm 2015, “VIC Animal Health” đã đăng ký các sản phẩm của riêng mình (Ursoferran-200 và Tiocefur®) tại Liên minh Châu Âu và trở thành công ty dược thú y duy nhất của Nga được phép cung cấp thuốc thú y tại EU. Hiện nay, có 16 quốc gia trên thế giới, nơi công ty cung cấp các sản phẩm của riêng mình.
Thuốc thú y do VIC GROUP sản xuất đáp ứng mọi tiêu chuẩn và có thể đăng ký tại bất kỳ quốc gia nào mà không cần nghiên cứu thêm.
“VIC Animal Health” có hơn 50 văn bằng và 20 huy chương về phát triển và sản xuất thuốc thú y. Năm 2013, công ty lọt vào top 20 công ty dược phẩm hàng đầu tại Nga và được trao tặng huy hiệu danh dự “Nhà lãnh đạo của nước Nga”.

KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM SẢN PHẨM DENKAPIG V4223
VIC GROUP được thành lập vào năm 1990. Cho đến nay, nó giữ vị trí hàng đầu trên thị trường dược phẩm thú y của Nga , công ty là nhà sản xuất thuốc thú y lớn nhất.
Hai tổ hợp công nghiệp, ba phòng thí nghiệm nghiên cứu được công nhận và 21 văn phòng kinh doanh tại các thành phố trung tâm của Nga, Belarus và Kazakhstan đã được đưa vào hoạt động trong 25 năm thành công qua.
Danh mục sản phẩm có hơn 250 tên của các nhóm dược phẩm khác nhau: thuốc kháng khuẩn, chống ký sinh trùng, thuốc nội tiết tố, không steroid, thuốc chống viêm, vitamin và các loại thuốc thú y khác, cũng như các chất phụ gia thức ăn và mỹ phẩm cho động vật. Mười sản phẩm là sáng tạo và được cấp bằng sáng chế. Một địa điểm sản xuất mới để sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học, chất bảo vệ gan, axit hữu cơ, phytobiotics và thẻ tai đã được ra mắt tại khu vực Belgorod vào năm 2016.
Nhà sản xuất thuốc thú y lớn nhất của Nga, “VIC Animal Health”, thuộc VIC GROUP, là công ty dược phẩm thú y duy nhất ở CIS, đã nhận được Chứng chỉ GMP Châu Âu, do Bộ Y tế Vương quốc Anh xác nhận. Hà Lan, và các chứng chỉ như ISO 9001 cho Hệ thống Quản lý Chất lượng, ISO 14001 cho Hệ thống Quản lý Môi trường và OHSAS 18001 cho Hệ thống Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp.
Vào năm 2015, “VIC Animal Health” đã đăng ký các sản phẩm của riêng mình (Ursoferran-200 và Tiocefur®) tại Liên minh Châu Âu và trở thành công ty dược thú y duy nhất của Nga được phép cung cấp thuốc thú y tại EU. Hiện nay, có 16 quốc gia trên thế giới, nơi công ty cung cấp các sản phẩm của riêng mình.
Thuốc thú y do VIC GROUP sản xuất đáp ứng mọi tiêu chuẩn và có thể đăng ký tại bất kỳ quốc gia nào mà không cần nghiên cứu thêm.
“VIC Animal Health” có hơn 50 văn bằng và 20 huy chương về phát triển và sản xuất thuốc thú y. Năm 2013, công ty lọt vào top 20 công ty dược phẩm hàng đầu tại Nga và được trao tặng huy hiệu danh dự “Nhà lãnh đạo của nước Nga”.

KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM SẢN PHẨM DENKAPIG V666
VIC GROUP được thành lập vào năm 1990. Cho đến nay, nó giữ vị trí hàng đầu trên thị trường dược phẩm thú y của Nga , công ty là nhà sản xuất thuốc thú y lớn nhất.
Hai tổ hợp công nghiệp, ba phòng thí nghiệm nghiên cứu được công nhận và 21 văn phòng kinh doanh tại các thành phố trung tâm của Nga, Belarus và Kazakhstan đã được đưa vào hoạt động trong 25 năm thành công qua.
Danh mục sản phẩm có hơn 250 tên của các nhóm dược phẩm khác nhau: thuốc kháng khuẩn, chống ký sinh trùng, thuốc nội tiết tố, không steroid, thuốc chống viêm, vitamin và các loại thuốc thú y khác, cũng như các chất phụ gia thức ăn và mỹ phẩm cho động vật. Mười sản phẩm là sáng tạo và được cấp bằng sáng chế. Một địa điểm sản xuất mới để sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học, chất bảo vệ gan, axit hữu cơ, phytobiotics và thẻ tai đã được ra mắt tại khu vực Belgorod vào năm 2016.
Nhà sản xuất thuốc thú y lớn nhất của Nga, “VIC Animal Health”, thuộc VIC GROUP, là công ty dược phẩm thú y duy nhất ở CIS, đã nhận được Chứng chỉ GMP Châu Âu, do Bộ Y tế Vương quốc Anh xác nhận. Hà Lan, và các chứng chỉ như ISO 9001 cho Hệ thống Quản lý Chất lượng, ISO 14001 cho Hệ thống Quản lý Môi trường và OHSAS 18001 cho Hệ thống Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp.
Vào năm 2015, “VIC Animal Health” đã đăng ký các sản phẩm của riêng mình (Ursoferran-200 và Tiocefur®) tại Liên minh Châu Âu và trở thành công ty dược thú y duy nhất của Nga được phép cung cấp thuốc thú y tại EU. Hiện nay, có 16 quốc gia trên thế giới, nơi công ty cung cấp các sản phẩm của riêng mình.
Thuốc thú y do VIC GROUP sản xuất đáp ứng mọi tiêu chuẩn và có thể đăng ký tại bất kỳ quốc gia nào mà không cần nghiên cứu thêm.
“VIC Animal Health” có hơn 50 văn bằng và 20 huy chương về phát triển và sản xuất thuốc thú y. Năm 2013, công ty lọt vào top 20 công ty dược phẩm hàng đầu tại Nga và được trao tặng huy hiệu danh dự “Nhà lãnh đạo của nước Nga”.

KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM SẢN PHẨM DENKAPIG V4213
VIC GROUP được thành lập vào năm 1990. Cho đến nay, nó giữ vị trí hàng đầu trên thị trường dược phẩm thú y của Nga , công ty là nhà sản xuất thuốc thú y lớn nhất.
Hai tổ hợp công nghiệp, ba phòng thí nghiệm nghiên cứu được công nhận và 21 văn phòng kinh doanh tại các thành phố trung tâm của Nga, Belarus và Kazakhstan đã được đưa vào hoạt động trong 25 năm thành công qua.
Danh mục sản phẩm có hơn 250 tên của các nhóm dược phẩm khác nhau: thuốc kháng khuẩn, chống ký sinh trùng, thuốc nội tiết tố, không steroid, thuốc chống viêm, vitamin và các loại thuốc thú y khác, cũng như các chất phụ gia thức ăn và mỹ phẩm cho động vật. Mười sản phẩm là sáng tạo và được cấp bằng sáng chế. Một địa điểm sản xuất mới để sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học, chất bảo vệ gan, axit hữu cơ, phytobiotics và thẻ tai đã được ra mắt tại khu vực Belgorod vào năm 2016.
Nhà sản xuất thuốc thú y lớn nhất của Nga, “VIC Animal Health”, thuộc VIC GROUP, là công ty dược phẩm thú y duy nhất ở CIS, đã nhận được Chứng chỉ GMP Châu Âu, do Bộ Y tế Vương quốc Anh xác nhận. Hà Lan, và các chứng chỉ như ISO 9001 cho Hệ thống Quản lý Chất lượng, ISO 14001 cho Hệ thống Quản lý Môi trường và OHSAS 18001 cho Hệ thống Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp.
Vào năm 2015, “VIC Animal Health” đã đăng ký các sản phẩm của riêng mình (Ursoferran-200 và Tiocefur®) tại Liên minh Châu Âu và trở thành công ty dược thú y duy nhất của Nga được phép cung cấp thuốc thú y tại EU. Hiện nay, có 16 quốc gia trên thế giới, nơi công ty cung cấp các sản phẩm của riêng mình.
Thuốc thú y do VIC GROUP sản xuất đáp ứng mọi tiêu chuẩn và có thể đăng ký tại bất kỳ quốc gia nào mà không cần nghiên cứu thêm.
“VIC Animal Health” có hơn 50 văn bằng và 20 huy chương về phát triển và sản xuất thuốc thú y. Năm 2013, công ty lọt vào top 20 công ty dược phẩm hàng đầu tại Nga và được trao tặng huy hiệu danh dự “Nhà lãnh đạo của nước Nga”.

Quy định mới về xuất nhập khẩu liên quan đến chăn nuôi
Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13-7-2022 (Nghị định số 46) sửa đổi Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21-1-2020 (Nghị định số 13) hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
Trong đó có một số quy định mới có liên quan đến các trường hợp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi được miễn kiểm tra chất lượng, quy định mới kiểm tra Nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu sau thông quan…
Nghị định số 46 đã bổ sung mới khoản 6, Điều 18, Nghị định số 13 quy định về 9 trường hợp được miễn kiểm tra Nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi khi nhập khẩu, gồm: Thức ăn chăn nuôi tạm nhập tái xuất, tái nhập khẩu để tái chế theo yêu cầu của đối tác nước ngoài; Thức ăn chăn nuôi quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển; Thức ăn chăn nuôi từ nước ngoài gửi kho ngoại quan; Thức ăn chăn nuôi để trưng bày tại hội chợ, triển lãm, quảng cáo; Thức ăn chăn nuôi làm mẫu phân tích tại các phòng thử nghiệm; Thức ăn chăn nuôi làm mẫu để thử nghiệm phục vụ khảo nghiệm, giám định, chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thử nghiệm liên phòng; Thức ăn chăn nuôi phục vụ nghiên cứu khoa học; Thức ăn chăn nuôi của người nhập cảnh trong định mức miễn thuế; Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nghị định số 46 đã bổ sung mới khoản 6, Điều 18, Nghị định số 13 quy định về 9 trường hợp được miễn kiểm tra Nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi khi nhập khẩu. Ảnh minh họa: thoibaotaichinhvietnam.vn
Đồng thời, Nghị định số 46 đã bổ sung mới Điều 18a, Nghị định số 13 quy định về kiểm tra Nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu sau thông quan. Theo đó, cơ quan kiểm tra sẽ tổ chức thực hiện kiểm tra Nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu sau thông quan kết hợp với hoạt động kiểm tra tại cơ sở sản xuất, cơ sở mua bán, cơ sở nhập khẩu, cơ sở sử dụng thức ăn chăn nuôi. Việc kiểm tra sẽ được tổ chức định kỳ hàng năm với tần suất không quá 1 lần đối với 1 sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có cùng nguồn gốc xuất xứ; không quá 1 lần đối với 1 đơn vị nhập khẩu.
Bên cạnh đó, quy định mới về xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi đã được Nghị định số 46 bổ sung vào Nghị định số 13 tại Điều 32d. Theo đó, hồ sơ, chất lượng sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi xuất khẩu theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân, nước nhập khẩu, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan. Sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi nhập khẩu phải được kiểm tra Nhà nước về chất lượng theo quy định tại khoản 1, Điều 32đ, Nghị định số 13.
Các trường hợp không phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng gồm: Hàng mẫu, hàng giới thiệu tại triển lãm, hội chợ, quà biếu; hàng hóa tạm nhập, tái xuất; hàng quá cảnh chuyển khẩu; hàng gửi kho ngoại quan; hàng doanh nghiệp Việt Nam gia công cho thương nhân nước ngoài; các sản phẩm nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Tổ chức, cá nhân được nhập khẩu sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi có hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật được sử dụng trong sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi tại Việt Nam.
Trường hợp nhập khẩu sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi có chứa chất mới để khảo nghiệm, nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm hoặc sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.
Một điểm đáng chú ý là quy định về trình tự kiểm tra Nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tại khoản 4, Điều 18, Nghị định số 13 đã được Nghị định số 46 sửa đổi, bổ sung chi tiết và cụ thể hơn. Theo đó, tổ chức, cá nhân gửi 1 bộ hồ sơ theo quy định đến cơ quan kiểm tra. Cơ quan kiểm tra sẽ trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong thời hạn 1 ngày làm việc, thẩm định nội dung hồ sơ trong 3 ngày làm việc.
Đối với thức ăn chăn nuôi truyền thống, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, tổ chức, cá nhân được phép thông quan ngay sau khi hoàn tất thủ tục hải quan. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan lô hàng, tổ chức, cá nhân nộp kết quả đánh giá sự phù hợp cho cơ quan kiểm tra. Tổ chức, cá nhân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả tự đánh giá sự phù hợp và bảo đảm lô hàng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp lô hàng có kết quả kiểm tra không phù hợp, tổ chức, cá nhân phải báo cáo cơ quan kiểm tra hoặc tổ chức chứng nhận hợp quy phải thông báo cho cơ quan kiểm tra để xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với thức ăn chăn nuôi không thuộc trường hợp nêu trên, tổ chức, cá nhân hoàn tất thủ tục khai báo hải quan, lựa chọn tổ chức chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi được chỉ định để đánh giá sự phù hợp của lô hàng. Trường hợp lô hàng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, tổ chức chứng nhận hợp quy cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho lô hàng để tổ chức, cá nhân nộp cho cơ quan hải quan làm thủ tục thông quan, đồng thời thông báo cho cơ quan kiểm tra. Trường hợp lô hàng có kết quả kiểm tra không phù hợp, tổ chức chứng nhận hợp quy thông báo cho cơ quan kiểm tra để xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Nghị định số 46 còn bổ sung mới một số quy định tại Nghị định số 13 đáng chú ý như: Điều 5a về cơ chế đặt hàng đối với hoạt động nhập khẩu, sản xuất, nuôi giữ và cung ứng sản phẩm gốc vật nuôi; Điều 32đ về kiểm tra Nhà nước về chất lượng sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi…
Nghị định số 46 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13-7-2022.
Nguồn: Quân đội Nhân dân

Cách khắc phục và điều trị mèo bị ho hiệu quả
Ho là một phản ứng tự vệ giúp cơ thể loại bỏ các kích thích có hại đối với nó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ho kéo dài, ho liên tục thậm chí ho ra máu thì không đơn thuần chỉ là tình trạng đơn giản mà đó là những biểu hiện triệu chứng của tình trạng bệnh lí. Do đó, chúng ta không nên chủ quan với những cơn ho của mèo, theo dõi và báo với bác sĩ thú y những biểu hiện bất thường trong những cơn ho của mèo để giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm cho mèo của bạn.

Sửa đổi, bổ sung về xử phạt trong lĩnh vực thú y…
Ngày 11/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 07/2022/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi.
Ảnh minh họa
Theo đó, mức phạt đối với hành vi chợ chuyên kinh doanh động vật; cơ sở giết mổ động vật tập trung; cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh không có Giấy chứng nhận vệ sinh thú y hoặc sử dụng Giấy chứng nhận vệ sinh thú y hết hiệu lực là từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (thay vì từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng như quy định cũ).
Đối với hành vi bán mỗi loại thuốc thú y nhập khẩu có chứa chất ma túy, tiền chất cho cơ sở buôn bán thuốc thú y không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y theo quy định, cơ sở không được phép hành nghề khám bệnh, chẩn đoán bệnh, phẫu thuật động vật, xét nghiệm bệnh động vật bị phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Ngoài ra, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các hàng hóa khác như: Lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc y tế, thuốc thú y.
Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 10/01/2022. Kính mời quý độc giả xem toàn bộ Nghị định 07 tại đây: 07-nd.signed
Nguồn: Chăn nuôi Việt Nam

Cải cách kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu: Đảm bảo tính kế thừa và sự gắn kết giữa các bộ, ngàn
Bộ NN&PTNT đã có văn bản góp ý dự thảo Nghị định quy định về kiểm tra nhà nước về chất lượng và kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.
Kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.
Trong đó, đồng tình với chủ trương tiếp tục cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với những bước đi thận trọng, áp dụng trước với những mặt hàng được xác định cụ thể tại Quyết định 38/QĐ-TTg và đảm bảo tính kế thừa kết quả từ công tác cải cách do các bộ, ngành đã triển khai theo chỉ đạo của Chính phủ.
Đảm bảo thực hiện quản lý theo chuỗi
Theo Bộ NN&PTNT, thời gian qua, Bộ này đã tích cực đóng góp ý kiến đối với dự thảo Nghị định quy định về kiểm tra nhà nước về chất lượng và kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu và đồng thuận với Tổng cục Hải quan về một số nội dung nêu trong dự thảo nghị định. Đồng thời, cũng bổ sung, góp ý một số vấn đề nhằm đảm bảo tính kế thừa kết quả từ công tác cải cách.
Trước tiên, đối với phạm vi điều chỉnh của dự thảo, Bộ NN&PTNT đồng tình với chủ trương tiếp tục cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với những bước đi thận trọng, áp dụng trước với những mặt hàng được xác định cụ thể tại phạm vi của Đề án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định 38/QĐ-TTg ngày 12/01/2021 (Đề án 38). Trong đó, đã đảm bảo tính kế thừa kết quả từ công tác cải cách do các bộ, ngành đã triển khai theo Nghị quyết 19/NQ-CP, Nghị quyết 02/NQ-CP và các chỉ đạo của Chính phủ trong thời gian qua, đặc biệt chú trọng đến các quy trình nghiệp vụ đã triển khai áp dụng trên Hệ thống một cửa quốc gia của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Về trình tự, thủ tục thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa, Bộ NN&PTNT đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung báo cáo đánh giá tác động về việc thực hiện quản lý theo chuỗi (một sản phẩm, hàng hóa một cơ quan quản lý và chịu trách nhiệm) trong hồ sơ ban hành nghị định; cơ chế chia sẻ thông tin đối với hàng hóa nhập khẩu để kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành sản xuất trong nước; cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết vướng mắc, khiếu nại đối với những lô hàng không đạt yêu cầu.
Áp dụng các phương thức kiểm tra phù hợp
Bộ NN&PTNT cũng góp ý về phương thức kiểm tra và áp dụng các phương thức kiểm tra. Theo đó, Bộ này đồng tình với quan điểm áp dụng đánh giá rủi ro và quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo hàng hóa. Tuy nhiên, Bộ NN&PTNT cũng lưu ý, mỗi loại hàng hóa đều có mức độ rủi ro khác nhau, tiêu chí đánh giá rủi ro khác nhau. Vì vậy việc phân loại, lựa chọn phương thức kiểm tra phải dựa vào đặc tính kỹ thuật của hàng hóa, đặc thù quản lý và yêu cầu quản lý thực tế của mỗi mặt hàng, để có mức độ phân loại rủi ro và chọn phương thức kiểm tra phù hợp.
Trước đó, Bộ NN&PTNT có một số góp ý về việc thay đổi cơ quan đầu mối kiểm tra chuyên ngành, thay đổi trình tự, thủ tục kiểm tra phải được thể hiện ở văn bản quy phạm pháp luật. Trong khi các luật chuyên ngành như: Luật Thú y, Luật Bảo vệ thực vật, Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi, Luật Thủy sản, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật An toàn thực phẩm… lại chưa quy định về nội dung này. Do vậy, trong giai đoạn 1, cần thiết phải sửa các luật có liên quan thì mới thực hiện được rốt ráo các nội dung đề án đã xây dựng.
Để quá trình triển khai nghị định, đề án được thuận lợi, sớm đi vào thực tế, đại diện Bộ NN&PTNT khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với cơ quan hải quan để nâng cao năng lực kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm cho cán bộ hải quan, khi thực hiện thí điểm một đầu mối về kiểm tra chuyên ngành hàng hóa nhập khẩu…
Nhận định tầm quan trọng của việc phối hợp giữa các bộ, ngành trong quá trình góp ý dự thảo nghị định, chia sẻ với phóng viên TBTCVN, chuyên gia kinh tế, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, bước xây dựng dự thảo nghị định cũng cần làm cẩn trọng, tỉ mỉ, thì sau này các đối tượng dễ “hấp thụ”, dễ triển khai, thực thi; đồng thời đỡ mất công sức thời gian giải thích, điều chỉnh. Điều quan trọng là sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan (Bộ Tài chính với các bộ quản lý chuyên ngành và với tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản). Nếu phối hợp tốt, gắn kết thường xuyên, hàng ngày thì thông tin từ các cơ quan quản lý chuyên ngành đến cơ quan hải quan sẽ thông suốt, là trợ lực giúp việc thực hiện hoạt động kiểm tra chuyên ngành đạt hiệu quả cao; không để lọt các sản phẩm hàng hóa kém chất lượng vào thị trường. Vì vậy, rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên ngành khi xử lý các mặt hàng này.
Nguồn: Thời báo Tài chính Việt Nam

Sản phẩm chăn nuôi dồi dào dịp Tết
Theo Cục Chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng trong nước, đặc biệt tăng thêm từ 10-12% ở tháng trước và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần.
Khối Chăn nuôi phải xác định vai trò tiên phong, không được chậm trễ
Chế phẩm vi sinh giải bài toán chăn nuôi nông hộ
Tạo nguồn lực tối đa cho Chiến lược phát triển chăn nuôi
Chi phí thức ăn chăn nuôi trong ngành thịt đang ra sao?
Giá sản phẩm chăn nuôi ổn định
Theo ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi: Năm 2021, ngành chăn nuôi chịu tác động lớn từ đại dịch Covid-19, nhưng sản phẩm chính của ngành như thịt, trứng, sữa vẫn đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Ông Tống Xuân Chinh cho biết sản phẩm ngành chăn nuôi năm 2021 đã vượt kế hoạch đề ra, đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng mùa Tết. Ảnh: Tùng Đinh.
Ông Tống Xuân Chinh cho biết sản phẩm ngành chăn nuôi năm 2021 đã vượt kế hoạch đề ra, đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng mùa Tết. Ảnh: Tùng Đinh.
“Tổng đàn lợn cả nước ước đạt khoảng 28,0 triệu con, tăng 7,1%; đàn gia cầm đạt khoảng 525 triệu con, tăng 5,8%; đàn bò khoảng 6,5 triệu con (riêng đàn bò sữa đạt 375,2 nghìn con, tăng 13,2%). Sản lượng thịt hơi các loại ước khoảng 6,69 triệu tấn, tăng 3,2%; sản lượng sữa tươi ước gần 1,2 triệu tấn, tăng 10,5%; sản lượng trứng trên 17,5 tủ quả (tăng 5,1%)”, ông Tống Xuân Chinh cho biết.
Sự tăng trưởng của sản phẩm chăn nuôi đã bảo đảm giữ vững tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong tổng giá trị ngành nông nghiệp, cả năm 2021 ước đạt 25,2%.
“Sản phẩm chăn nuôi đáp ứng cơ bản nguồn cung cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, đặc biệt tăng thêm từ 10 - 12% ở tháng trước và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần”, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi khẳng định.
Đánh giá thêm về thị trường sản phẩm chăn nuôi trong dịp Tết, ông Chinh cho rằng nếu dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát ngày càng tốt hơn, nguồn cung các sản phẩm chăn nuôi sẽ đáp ứng được thị trường tiêu dùng trong thời gian tới. Sự thiếu hụt được dự báo chỉ có thể xảy ra cục bộ trong phạm vi rất hẹp ở những nơi dịch bệnh Covid-19 chưa kiểm soát tốt do khó khăn trong lưu thông, phân phối.
TRIỂN LÃM CHUYÊN NGÀNH
