Hiệp định
Các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Arizona và các đồng nghiệp quốc tế đã trình diễn một kỹ thuật khử trùng đầy hứa hẹn sử dụng tia X để giảm khả năng sống của Aspergillus flavus trong ngô bị nhiễm bệnh.
Ngô thường bị nhiễm độc tố nấm aflatoxin B1, một chất gây ung thư cực mạnh do nấm Aspergillus flavus sản sinh ra.
Tiếp xúc với aflatoxin gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe con người và các loài động vật khác, đồng thời đặt ra những thách thức kinh tế cho các ngành công nghiệp nông nghiệp. Tuy nhiên, do bản chất dễ lây truyền của nấm cùng với độc tính của độc tố, việc nghiên cứu và phát triển các kỹ thuật kiểm soát trong môi trường phòng thí nghiệm có thể gặp khó khăn.
Trongmột nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Toxins, các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Arizona và các đồng nghiệp quốc tế của họ đã chứng minh một kỹ thuật khử trùng đầy hứa hẹn sử dụng chiếu xạ tia X để giảm khả năng sống của Aspergillus flavus trong ngô bị nhiễm bệ Phương pháp này đạt được hiệu quả khử trùng mà không làm phân hủy aflatoxin B1 (AFB1) có hại do nấm tạo ra.
Bằng cách vô hiệu hóaAspergillus flavus, phương pháp này ngăn chặn nấm truyền bào tử và sản sinh thêm aflatoxin. Điều này rất quan trọng để cho phép nhiều phòng thí nghiệm tham gia cuộc chiến chống lại việc phòng ngừa và kiểm soát độc tố nấm. Việc ổn định mức độ độc tố cho phép các nhà khoa học phát triển và thử nghiệm các kỹ thuật khắc phục bổ sung nhắm mục tiêu vào quá trình phân hủy aflatoxin mà không gây biến chứng cho sự phát triển liên tục của nấm. Kết quả cho thấy một liều lượng nhỏ bức xạ đã ngăn chặn sự phát triển của nấm Aspergillus flavus .
Công trình này là một phần trong nỗ lực lớn hơn của các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Arizona và các đối tác quốc tế, được Viện Y tế Quốc gia hỗ trợ, nhằm xác định các phương pháp tiếp cận chi phí thấp để giảm thiểu sự lây truyền và phơi nhiễm aflatoxin trong các cộng đồng thiểu số.
Hannah Glesener, tác giả chính của nghiên cứu mới, cho biết: “Chúng ta đã biết về aflatoxin từ những năm 1960, nhưng nó vẫn là một vấn đề phổ biến”. “Việc chiếu tia X vào ngô bị ô nhiễm tự nhiên là một bước tiến thú vị hỗ trợ cho công trình nghiên cứu của nhóm nghiên cứu của chúng tôi trong việc phát triển các giải pháp cho những thách thức liên quan đến aflatoxin, chẳng hạn như tình trạng suy dinh dưỡng mãn tính”.
Glesener là trợ lý nghiên cứu sau đại học tại Trung tâm Thiết kế sinh học vì sức khỏe thông qua hệ vi sinh vật và là nghiên cứu sinh tiến sĩ về thiết kế sinh học tại Khoa Kỹ thuật Vật chất, Vận chuyển và Năng lượng của ASU.
Nhóm nghiên cứu hiện đang đánh giá các chiến lược nấu ăn tại hộ gia đình để kiểm soát độc tố nấm này cũng như vai trò của hệ vi sinh vật đường ruột của con người trong việc giải độc thực phẩm trước khi hấp thụ vào máu.
Tổng quan nghiên cứu
Mục tiêu chính của nghiên cứu, do tác giả liên hệ và Giáo sư nghiên cứu trợ lý Lee Voth-Gaeddert đứng đầu, là xác định liều chiếu xạ tối ưu cần thiết để loại bỏ khả năng sống của nấm trong khi vẫn bảo toàn nồng độ aflatoxin B1 cho các nghiên cứu giải độc tiếp theo.
Những kết quả này mở ra những hướng đi mới để xử lý và nghiên cứu an toàn các sản phẩm thực phẩm bị ô nhiễm mà không làm ảnh hưởng đến các đặc tính cấu trúc và hóa học cần thiết cho phân tích khoa học. Nó có thể dẫn đến những cách tiếp cận mới cho các giải pháp có thể mở rộng và hiệu quả đối với tình trạng ô nhiễm mycotoxin áp dụng trên nhiều khu vực khác nhau, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nơi các biện pháp an toàn thực phẩm thường bị hạn chế.
CÔNG TÁC ĐẢM BẢO CHO VẬT NUÔI MÙA MƯA BÃO
Nhằm chủ động tăng cường phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn cho vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi, đảm bảo phát triển chăn nuôi, Cục Chăn nuôi đã ban hành công văn số 374/CN-MTCN về đảm bảo an toàn cho vật nuôi trong mùa mưa lũ. Một số nội dung nười chăn nuôi cần lưu ý triển khai thực hiện tốt và đồng bộ nhằm đảm bảo an toàn cho vật nuôi và đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh hiệu quả, tránh lây lan phát tán mầm bệnh:
1. Đối với những vùng có nguy cơ ngập lụt
– Không làm chuồng trại chăn nuôi gần bờ sông, bờ suối, tả luy cao để tránh lũ ống, lũ quét và sạt lở đất;
– Cần chủ động nâng cao nền chuồng, làm chuồng tránh lũ, làm rèm che chắn để tránh mưa tạt, gió lùa;
– Thực hiện việc kiểm tra và gia cố vững chắc cho chuồng trại đề phòng bão, lũ. Nếu chuồng nuôi lợp bằng lá, tôn, fibro xi măng chưa kiên cố thì có thể giằng lên mái các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát, can nước để hạn chế tốc mái khi có gió lớn, bão xảy ra;
– Thức ăn: làm sàn kê cao, vải ni-lon che mưa, căn cứ vào số lượng, loại vật nuôi, lượng thức ăn tiêu thụ/ngày của cơ sở chăn nuôi để lập kế hoạch dự trữ thức ăn đầy đủ tối thiểu 15 ngày cho vật nuôi;
– Kiểm tra, khai thông hệ thống thoát nước của khu vực chuồng trại như hệ thống thoát nước thải, nước mưa, nơi chứa chất thải rắn, nhằm hạn chế ô nhiễm khi mưa to hoặc ngập lụt;
– Nước uống: dự trữ nước sạch, tu sửa máy bơm, hệ thống dẫn nước đảm bảo nguồn cung dự phòng kịp thời.
2. Đối với các vùng nuôi ngập úng
- Chuẩn bị sẵn phương án di dời vật nuôi lên những vùng đất cao bằng cách làm chuồng che chắn cẩn thận, dự trữ đầy đủ thức ăn và bảo quản thức ăn khô ráo, không bị ẩm mốc, cung cấp đủ nước sạch cho vật nuôi uống. Sử dụng máy phát điện dự phòng để cung cấp kịp thời khi mất điện lưới cho các lò ấp trứng giống để đảm bảo có con giống chất lượng để tái đàn;
- Cần đánh giá hiện trạng vật nuôi, xuất bán kịp thời khi đến tuổi, trọng lượng xuất bán; hướng dẫn giảm đàn vật nuôi tại những nơi có nguy cơ (bán, giết mổ,… gia súc, gia cầm thịt và gia cầm con; loại thải gia súc, gia cầm sinh sản kém phẩm chất, già yếu) trước khi mưa bão xảy ra; kiểm tra sự hoạt động của hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi như: hố ủ phân, bể lắng, công trình khí sinh học (biogas); tăng cường công tác vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi: vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi; định kỳ phun sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi để phòng bệnh.
HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XỬ LÝ DỨT ĐIỂM CÁC Ổ BỆNH DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI
Trong Chỉ thị số 21/CT-TTg gửi các Bộ, ngành, địa phương ngày 14/7 vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các đơn vị cần thực hiện nghiêm biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi nhất là khi dịch bệnh đang có chiều hướng gia tăng như hiện nay.
Chỉ thị nêu rõ, theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xuất hiện trên 660 ổ dịch tả heo châu Phi tại 44 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 42.400 con. Trong đó, dịch xảy ra nghiêm trọng nhất là tại các tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Sơn La, Quảng Nam và Long An… gây thiệt hại cho người chăn nuôi.
Chỉ thị số 21/CT-TTg
Cán bộ thú y tiêm vaccine phòng bệnh dịch tả heo châu Phi cho đàn heo thịt. Ảnh: ST
Hiện nay, dịch bệnh đang có chiều hướng gia tăng, nguy cơ lây lan diện rộng là rất cao, có thể ảnh hưởng đến nguồn cung thực phẩm, chỉ số giá tiêu dùng và môi trường. Phó Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo đúng chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ NN&PTNT, trong đó tập trung một số nhiệm vụ cụ thể sau:
Huy động các nguồn lực của địa phương tổ chức xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới; tổ chức xử lý tiêu hủy heo mắc bệnh, nghi mắc bệnh, heo chết, chủ động triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh theo đúng quy định của pháp luật; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển heo bệnh, vứt xác heo chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh, sát trùng khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao; đẩy mạnh chăn nuôi an toàn sinh học, xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
Rà soát, thống kê cụ thể, chính xác tổng đàn heo và số lượng đàn heo thịt đã được tiêm vaccine phòng bệnh dịch tả heo châu Phi; trên cơ sở đó phê duyệt kế hoạch, ưu tiên bố trí kinh phí mua vaccine tập trung và tổ chức tiêm phòng đồng bộ, cùng thời điểm theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 6/12/2023, các Công điện số 1097/CĐ-TTg ngày 16/11/2023, số 58/CĐ-TTg ngày 16/6/2024 và hướng dẫn của Bộ NN&PTNT.
Triển khai thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch bệnh nhất là tại những nơi đang có dịch hoặc có nguy cơ xuất hiện dịch; xây dựng các chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Đồng thời cần tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về tính chất nguy hiểm của bệnh dịch tả heo châu Phi, nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan, các biện pháp phòng dịch bệnh và sử dụng vaccine dịch tả heo châu Phi cho đàn heo thịt theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT.
Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, bảo đảm đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu dịch bệnh trên Hệ thống báo cáo dịch bệnh động vật trực tuyến (VAHIS); xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, chậm báo cáo làm lây lan dịch bệnh. Xem xét xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu chủ quan, lơ là trong lãnh đạo, chỉ đạo để xảy ra bùng phát dịch bệnh trên địa bàn quản lý.
Phó Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương chủ động bố trí kinh phí, nguồn lực để tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi giai đoạn 2020 – 2025 theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao để đạt được các mục tiêu của Kế hoạch. Cùng với đó, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh; chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, bảo đảm phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý kịp thời, triệt để các ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng.
Bộ Công thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường và các đơn vị có liên quan phối hợp với lực lượng thú y, công an, thanh tra giao thông tăng cường kiểm soát, phát hiện, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển heo, sản phẩm heo bệnh, không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch trên thị trường nhằm ngăn chặn bệnh dịch tả heo châu Phi và các dịch bệnh động vật khác.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương đẩy mạnh tuyên truyền để người dân không hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành.
Bộ Tài chính căn cứ khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, bố trí nguồn kinh phí cho các bộ, cơ quan, địa phương phục vụ hoạt động phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi và thực hiện Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi giai đoạn 2020 – 2025 theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật khác có liên quan…
NHỮNG NGHIÊN CỨU GIÚP GIẢM TÁC ĐỘNG CỦA CHĂN NUÔI GIA SÚC ĐẾN KHÍ HẬU
Khí nhà kính hoạt động giống như một lớp kính cửa sổ trong bầu khí quyển. Chúng ngăn không cho nhiệt tỏa ra từ bề mặt Trái đất vào không gian. Khí mê-tan làm điều đó hiệu quả gấp 28 lần so với carbon dioxide, tạo nên một loại kính hai lớp vô hình.
1.Khí mê- tan
Trong nhiều năm qua, nồng độ khí mê-tan trong khí quyển đã tăng hơn gấp đôi. Điều này chủ yếu là do việc tiêu thụ thịt của con người. Bò và các động vật nhai lại khác tạo ra khí mê-tan trong quá trình tiêu hóa. Một nguồn quan trọng khác là phân của động vật. Felix Holtkamp, người đang hoàn thành bằng tiến sĩ tại Viện Khoa học Cây trồng và Bảo tồn Tài nguyên INRES tại Đại học Bonn, giải thích: Một phần ba khí mê-tan do con người tạo ra trên thế giới đến từ chăn nuôi. Người ta ước tính rằng có tới 50% trong số đó bắt nguồn từ quá trình lên men trong bùn.
Do đó, các nhà nghiên cứu trên toàn cầu đang tìm cách ngăn chặn các quá trình này. Holtkamp, người hướng dẫn khoa học của ông là Tiến sĩ Manfred Trimborn từ Viện Kỹ thuật Nông nghiệp tại Đại học Bonn, và Tiến sĩ Joachim Clemens từ nhà sản xuất phân bón SF-Soepenberg GmbH hiện đã trình bày một giải pháp đầy hứa hẹn cho vấn đề này. Holtkamp cho biết: “Chúng tôi đã kết hợp bùn từ một trang trại trong phòng thí nghiệm với canxi xyanua, một chất hóa học đã được sử dụng làm phân bón trong nông nghiệp trong hơn 100 năm. Điều này khiến quá trình sản xuất khí mê-tan gần như dừng lại hoàn toàn”.
2.Khí thải giảm 99%
Nhìn chung, lượng khí thải giảm 99%. Hiệu ứng này bắt đầu chưa đầy một giờ sau khi bổ sung canxi xyanua và kéo dài cho đến khi kết thúc thí nghiệm nửa năm sau đó. Hiệu quả lâu dài là rất quan trọng, bởi vì bùn không chỉ đơn giản là bị loại bỏ. Thay vào đó, nó được lưu trữ cho đến đầu mùa trồng trọt tiếp theo và sau đó rải trên các cánh đồng như một loại phân bón có giá trị. Do đó, việc lưu trữ bùn hàng tháng trời là khá phổ biến.
Trong thời gian này, bùn được vi khuẩn và nấm biến đổi: Chúng phân hủy chất hữu cơ khó tiêu thành các phân tử ngày càng nhỏ hơn. Khí mê-tan được tạo ra ở cuối các quá trình này. Holtkamp giải thích: “Canxi xyanua phá vỡ chuỗi biến đổi hóa học này và làm như vậy đồng thời ở các điểm khác nhau, như chúng ta có thể thấy trong phân tích hóa học của bùn được xử lý tương ứng. Chất này ngăn chặn sự phân hủy của vi sinh vật đối với các axit béo chuỗi ngắn, một chất trung gian trong chuỗi và sự chuyển đổi của chúng thành khí mê-tan. Chính xác thì điều này xảy ra như thế nào vẫn chưa được biết”.
Nhưng chất này cũng có những ưu điểm khác: Nó làm giàu bùn bằng nitơ và do đó cải thiện hiệu quả bón phân của bùn. Nó cũng ngăn chặn sự hình thành của cái gọi là các lớp nổi — đây là những chất hữu cơ lắng đọng tạo thành lớp vỏ rắn trên bùn và cản trở quá trình trao đổi khí.
Quá trình này cũng có lợi cho chính động vật. Động vật thường được nuôi trên các sàn có rãnh. Phân của chúng rơi qua các lỗ trên sàn vào một thùng chứa lớn. Sự chuyển đổi vi sinh vật khiến hỗn hợp phân-nước tiểu sủi bọt theo thời gian. Canxi xyanua làm ngừng quá trình tạo bọt này. Chi phí cũng có thể kiểm soát được vào khoảng 0,3 đến 0,5 xu cho mỗi lít sữa dành cho chăn nuôi gia súc.
Vẫn chưa rõ phương pháp này ảnh hưởng như thế nào đến việc giải phóng amoniac từ bùn. Amoniac là một loại khí độc hại, mặc dù không gây hại cho khí hậu, nhưng có thể chuyển đổi thành khí nhà kính nguy hiểm. Tiến sĩ Manfred Trimborn thuộc Viện Kỹ thuật Nông nghiệp tại Đại học Bonn cho biết: “Chúng tôi có những dấu hiệu ban đầu cho thấy lượng amoniac cũng giảm trong thời gian dài. Tuy nhiên, chúng tôi không thể nói chắc chắn vào thời điểm này”.