góc nhìn

CHĂN NUÔI HEO TRONG NĂM 2023 TIẾP TỤC KHÓ KHĂN

Cục Xuất nhập khẩu dự báo chăn nuôi heo trong năm 2023 sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Các doanh nghiệp chăn nuôi lớn cho rằng phải đến đầu quý II/2023, nền kinh tế mới phục hồi dần, thu nhập của người lao động mới được cải thiện trở lại, giúp sức tiêu thụ thịt tăng lên. Sau khi liên tục đi ngang trong cao điểm tiêu thụ Tết Nguyên đán, giá heo hơi đầu tháng 3/2023 tiếp tục giảm mạnh. Cập nhật giá heo hơi ba miền ngày 6/3 dao động 48.000 – 50.000 đồng/kg, giảm 5-10% so với cùng kỳ năm 2022. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo chăn nuôi heo trong năm 2023 sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Các doanh nghiệp chăn nuôi lớn cho rằng phải đến đầu quý II/2023, nền kinh tế mới phục hồi dần, hoạt động của các doanh nghiệp đi vào ổn định, việc làm và thu nhập của người lao động mới được cải thiện trở lại, giúp sức tiêu thụ thịt tăng lên. (Số liệu tổng hợp, Biểu đồ: Hoàng Anh) Bên cạnh đó, Việt Nam đã có vắc-xin dịch tả heo châu Phi nên rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi cũng giảm đi. Ngoài ra, giá nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi thế giới đang có xu hướng giảm, nhưng giá thức ăn trong nước có độ trễ hơn giá nguyên liệu nên phải đến đầu quý II/2023, giá thức ăn chăn nuôi trong nước mới có khả năng giảm dần so với hiện tại. Nhu cầu tiêu thụ yếu không chỉ ảnh hưởng đến thị trường thịt trong nước, mà còn khiến nhập khẩu mặt hàng này cũng giảm mạnh. Trong tháng 1/2023, Việt Nam nhập khẩu gần 5.000 tấn thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, tương đương 11,5 triệu USD, giảm 65% về lượng và giảm 66,5% về trị giá so với tháng 12/2022. So với tháng 1/2022, nhập khẩu thịt heo cũng giảm 54% về lượng và giảm 51% về giá trị. Giá thịt heo nhập khẩu trung bình khoảng 2.354 USD/tấn, giảm 3,5% so với tháng 12/2022 nhưng tăng 7% so với tháng 1/2022. Trong tháng 1/2023, Việt Nam nhập khẩu thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh từ 15 thị trường, trong đó chủ yếu được nhập khẩu từ Nga chiếm 34,8%; Brazil chiếm 23,5% và Đức chiếm 21,5% tổng lượng thịt heo nhập khẩu của Việt Nam và lượng thịt heo nhập khẩu từ các thị trường này đều giảm so với cùng kỳ năm 2022.Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện tổng đàn heo cả nước khoảng 28,6 triệu con, sản lượng ước đạt 3,23 triệu tấn thịt heo. Năm 2023, toàn ngành chăn nuôi phấn đấu tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 7-7,5 triệu tấn, tăng từ 5- 5,5% so với năm 2022; Sản lượng thịt heo hơi đạt trên 4,5 triệu tấn, tăng 4%. Theo tạp chí chăn nuôi    

CAMPUCHIA BÁO CÁO BÉ GÁI 11 TUỔI TỬ VONG VÌ CÚM GIA CẦM

Đây là trường hợp nhiễm bệnh ở người đầu tiên được biết đến ở Campuchia kể từ năm 2014 Campuchia thông báo một bé gái 11 tuổi ở một tỉnh phía đông thủ đô Phnom Penh đã tử vong sau khi bị nhiễm chủng cúm gia cầm H5N1, thường được gọi là cúm gia cầm, Reuters đưa tin . Bộ trưởng Bộ Y tế Mam Bunheng cho biết đây là trường hợp nhiễm chủng H5N1 đầu tiên ở người tại quốc gia Đông Nam Á này kể từ năm 2014. Cô gái đến từ tỉnh Prey Veng được chẩn đoán mắc bệnh cúm gia cầm sau khi bị sốt cao và ho vào ngày 16/2, tuyên bố cho biết. Khi tình trạng xấu đi, cô bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Quốc gia ở Phnom Penh để điều trị nhưng đã qua đời hôm thứ Tư, Bộ Y tế cho biết. Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) gần đây cho biết kể từ đầu năm ngoái, dịch cúm gia cầm đã tàn phá các trang trại trên khắp thế giới, dẫn đến cái chết của hơn 200 triệu con gia cầm vì dịch bệnh hoặc bị tiêu hủy hàng loạt. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi đầu tháng này đã ghi nhận sự lây lan của cúm H5N1 sang động vật có vú, nhưng cho biết nguy cơ đối với con người vẫn còn thấp. Phát biểu tại một cuộc họp báo, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết H5N1 đã lây lan ở gia cầm và chim hoang dã trong 25 năm, nhưng các báo cáo gần đây về các ca lây nhiễm ở chồn, rái cá và hải cẩu "cần được theo dõi chặt chẽ". Cơ quan y tế Campuchia kêu gọi người dân không xử lý động vật và gia cầm chết hoặc bị bệnh, đồng thời liên hệ với đường dây nóng nếu có ai nghi ngờ họ bị nhiễm bệnh. Trước bối cảnh trên, Viện Pasteur đề nghị giám đốc sở y tế 20 tỉnh, thành phố phía Nam chỉ đạo các đơn vị/phòng ban trực thuộc tập trung giám sát, phát hiện các trường hợp viêm phổi nặng do virus tại tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn, đặc biệt chú ý các trường hợp có tiền sử dịch tễ đi/đến/ở từ vùng có dịch. Kịp thời lấy mẫu bệnh phẩm gửi đến Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Các đơn vị kiểm dịch y tế quốc tế giám sát chặt chẽ người ra/vào/ở vùng có dịch, phối hợp với đơn vị kiểm dịch động thực vật giám sát gia cầm, động vật thủy sản vào Việt Nam qua cửa khẩu và qua đường mòn lối mở. Trung tâm kiểm soát các tỉnh, thành phố phối hợp với chi cục chăn nuôi và thú y các tỉnh phát hiện sớm ổ dịch cúm gia cầm và chia sẻ thông tin liên ngành. Việc xử lý ổ dịch cúm gia cầm được thực hiện theo quy định. Các đơn vị liên quan giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, chùm ca bệnh/ổ dịch cúm và viêm đường hô hấp chưa rõ nguyên nhân tại cộng đồng và cơ sở y tế để xử lý kịp thời. Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh cũng đề nghị sở y tế các tỉnh thành phía Nam triển khai ngay công tác truyền thông đến người dân về các biện pháp phát hiện, phòng chống bệnh.  

NHIỀU DOANH NGHIỆP GIẢM GIÁ BÁN THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Sau một thời gian dài liên tục tăng giá, gần đây, một số doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước đã giảm giá bán thức ăn chăn nuôi. Mức giảm tùy doanh nghiệp, mã sản phẩm, thấp nhất là 100 đồng/kg và cao nhất là 1.100 đồng/kg. Cụ thể, theo chia sẻ của đại diện của Công ty Gold Coin Feedmill Đồng Nai, để hỗ trợ người chăn nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn trong bối cảnh giá sản phẩm chăn nuôi xuống thấp, giúp họ giữ được đàn để chờ thị trường “sáng” lên, công ty đã thông báo giá thức ăn chăn nuôi. Cụ thể như sau: Sản phẩm Mức giảm Cám cho gà hậu bị – Mã 104/3040 300 đồng/kg Cám cho bò thịt vỗ béo – Mã 6030 Cám cho Heo nái – Mã 101extra/316extra Cám cho gà hậu bị – Mã 104/3040 400 đồng/kg Cám cá – Mã 999 Cám gà đẻ – Mã 105/3050, 105 extra 100 đồng/kg Cám heo các loại còn lại Cám gà, vịt còn lại 160 đồng/kg Cám vịt đẻ (415S/2015S; 415SH/2015SH), cút đẻ (4050) Không giảm   Bảng thông báo điều chỉnh giá bán của Công ty TNHH Gold Coin Feemill Đồng Nai Công ty AFC cũng có thông báo từ 01/02/2023 giảm giá 200 đồng/kg đối với toàn bộ sản phẩm hỗn hợp gia cầm thịt, đẻ, hậu bị, bồ câu, cám cút đẻ-hậu bị (trừ các sản phẩm đậm đặc, cám cá, cám bò và hỗn hợp cám lợn không giảm). Từ ngày 1/3/2023, Công ty Nutreco cũng giảm giá thức ăn chăn nuôi, cụ thể như sau: cám bò: 1100 đồng/kg; cám đậm đặc: 1000 đồng/kg; 939: 600 đồng/kg; 700: 400 đồng/kg; 949, 929, 789: 300 đồng/kg; 919S, 759, 799; vịt đẻ, vịt thịt (trừ 659): 200 đồng/kg; 799AC: 160 đồng/kg. Thương hiệu Sunshine giảm tương đương Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cao cấp DABACO – Kinh Bắc áp dụng giảm giá từ ngày 20/2/2023. Cụ thể, các loại sản phẩm thức ăn đậm đặc và cám bò D36, D37 là 500 đồng/kg; thức ăn hỗn hợp mã sản phẩm D41, 47: 300 đồng/kg; thức ăn hỗn hợp mã sản phẩm D46, 56, 57 là 200 đồng/kg.Mã sản phẩm thức ăn chăn nuôi Kinh Bắc tương đương. Theo: tạp chí chăn nuôi Thông báo giảm giá thức ăn chăn nuôi của nhà máy TACN cao cấp Dabaco   Công ty New Hope thông báo chương trình giảm giá từ ngày 09/02 cho các sản phẩm: Cám vịt đẻ giảm 100đồng/kg; cám gà đẻ giảm 160đồng/kg. Công ty cũng thực hiện chương trình khuyến mại từ ngày 09-27/02/2023 cho các sản phẩm: 601S khuyến mại 400đồng/kg; sản phẩm S36 khuyến mại 300đồng/kg. Các sản phẩm còn lại (trừ gà đẻ, vịt đẻ, cám tôm) khuyến mại 200đồng/kg. Phương thức khuyến mại trừ trực tiếp trên hóa đơn. Ngoài việc các doanh nghiệp giảm giá trực tiếp, thì nhiều doanh nghiệp khác cũng áp dụng nhiều hình thức tặng tiền, khuyến mại để hỗ trợ người chăn nuôi như: Ngày 27/02/2023, Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Tân Việt thông báo khuyến mại 10.000 đồng/bao, 50.000 đồng/bao; 200.000 đồng/bao đối với sản phẩm như sau: Cám gà dạng mảnh: VH12S, VH112, AB61, AB01S, AB65S; cám vịt con VH32, AB71; cám lợn con VH20S; AB 80S. Công ty này khuyến mại bằng tiền mặt được áp dụng bỏ trong mỗi bao cám; thời gian khuyến mại tặng tiền được áp dụng trong  mỗi bao cá có ngày sản xuất từ 01/03/20223 đến hết ngày 28/04/20223. Tập đoàn Mavin cũng có chương trình tái đàn, chia sẻ, đồng hành cùng người chăn nuôi khi mua 30 bao tặng 1 bao cùng loại; mua 50 bao tặng 1 bao cùng loại và áp dụng tại tất cả các nhà máy của Mavin Feed từ ngày 1/1/20223 – 31/3/2023. TINH THẦN CHIA SẺ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THỨC ĂN CHĂN NUÔI Chia sẻ với PV Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam ngày 9.3.2023, TS Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, việc giảm giá thức ăn chăn nuôi của các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi là tất yếu, tích cực.  Điều này thể hiện tinh thần chia sẻ của các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi với người chăn nuôi trong nước vượt qua giai đoạn khó khăn, trong bối cảnh giá các sản phẩm chăn nuôi ở mức thấp và giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cũng hạ nhiệt hơn. Và chỉ khi người chăn nuôi giữ được đàn trong giai đoạn hiện nay, thì các công ty thức ăn chăn nuôi mới đảm bảo được lợi ích và duy trì được sản xuất của mình. Cũng theo TS Nguyễn Xuân Dương, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thời gian vừa qua hạ nhiệt do chiến sự giữa Nga và Ukraine đã bớt căng thẳng hơn giai đoạn trước dẫn đến giá lúa mỳ, đậu tương, ngô… giảm giá; cùng với đó, giá cước vận chuyển cũng rẻ hơn. Một bộ phận doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi đã tiếp cận được với nguồn nguyên liệu giá rẻ này. TS Nguyễn Xuân Dương cũng nhận định, giá thức ăn chăn nuôi sẽ có xu thế giảm dần, tuy không nhiều nhưng cũng giúp sức cho người chăn nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn này. Khuyến mại của Tập đoàn Mavin Cũng theo nhận định của nhiều chuyên gia khác trong lĩnh vực chăn nuôi, đây là thời điểm rất nhạy cảm với người chăn nuôi, khi mà giá các sản phẩm chăn nuôi xuống thấp; nhưng chỉ khi người chăn nuôi giữ được đàn trong giai đoạn hiện nay, thì thị trường chăn nuôi và chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thời gian tới mới có thể giữ được ổn định, tránh tình trạng cung – cầu bất ổn như thời gian qua.    

THỊT GÀ TRONG NƯỚC CẠNH TRANH GIÁ KHỐC LIỆT VỚI GÀ NHẬP

Chỉ tính riêng năm 2022, giá trị lượng thịt gà trắng nhập khẩu đã chạm mức 237 triệu USD với khoảng 178.000 tấn. Ngày 1-3, Công ty nghiên cứu thị trường Ipsos công bố báo cáo đánh giá thị trường tiêu thụ thịt và chăn nuôi Việt Nam, qua đó cho thấy sau dịch COVID-19 xu hướng người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe ngày càng tăng cao. Đặc biệt, người tiêu dùng cho rằng sức khoẻ tốt bắt nguồn từ thực phẩm tốt nên thay đổi trong lựa chọn loại đạm tiêu thụ. Do đó, thịt chứa nhiều cholesteron dần không còn là lựa chọn hàng đầu. Người tiêu dùng giảm ăn thịt heo Thống kê thời điểm tháng 10-2022, lượng tiêu thụ thịt heo ở mức 24,5 kg/người, thấp hơn nhiều so với năm 2018 là 31,4 kg. Theo Ipsos, chăn nuôi heo trong năm 2022 chịu ảnh hưởng lớn bởi sự bùng phát trở lại dịch tả heo châu Phi (AFS). Chỉ trong năm tháng, tại thời điểm giữa năm 2022, tổng đàn heo nái trên cả nước đã thâm hụt gần 200.000 con. Hơn thế nữa, chi phí chăn nuôi liên tục tăng cao, tình trạng bỏ hoặc tạm ngừng chăn nuôi ở phân khúc trại nông hộ diễn ra khá phổ biến. Gà nhập khẩu được bán tại siêu thị. Ảnh: TÚ UYÊN Tuy nhiên, trong năm 2023 sự hạ nhiệt của dịch bệnh được dự báo sẽ giúp hồi phục thị trường chăn nuôi heo. Sự chuyển dịch từ trại nông hộ sang trại công ty với sự mở rộng của mô hình trại gia công liên kết góp phần ổn định lượng heo cung ứng ra thị trường. Do đó, dù tiêu thụ thịt heo được dự báo khó có thể hồi phục như năm 2018 nhưng vẫn trên đà tăng trưởng. Điều này góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi heo trong nước. Theo nhận định của Ipsos, giai đoạn 2023-2025 chăn nuôi heo vẫn tiếp tục tăng 3%-5%/ năm. Tăng nhập khẩu thịt gà dù nguồn cung trong nước dồi dào Trong một diễn biến khác, những năm gần đây thịt gà được tiêu thụ nhiều hơn. Năm 2021, lượng thịt gà tiêu thụ là 17,8 kg/người, năm 2022 tăng lên 18,3kg. Tiêu thụ thịt gà được dự báo tăng trưởng nhanh chóng nhưng thực tế khó gia tăng đột biến. Cụ thể, từ khi Việt Nam kí các hiệp định thương mại tự do, thịt nhập vào Việt Nam được loại bỏ hoàn toàn thuế quan dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt khi giá gà nhập khẩu vẫn luôn duy trì ở mức thấp. Chỉ tính riêng năm 2022, giá trị lượng thịt gà trắng nhập khẩu đã chạm mức 237 triệu USD với khoảng 178.000 tấn thịt, bất chấp nguồn cung trong nước vốn đã dư thừa. Ngược lại, Việt Nam chỉ xuất được 1.000 tấn với tổng trị giá 2,2 triệu USD. Ngoài ra, người chăn nuôi gà đối diện với chi phí chăn nuôi liên tục tăng cao; giá xuất chuồng biến động ở mức thấp... Qua đó, có thể thấy chăn nuôi gà, heo tại Việt Nam đang đối diện vô vàn thách thức. Doanh nghiệp phải tìm cách để nắm bắt được thị hiếu, giữ chân được người tiêu dùng. Hiện nay “thịt thương hiệu” nổi lên như một hướng đi mới của doanh nghiệp với mức tăng trưởng 10% - 15% hàng năm. Nguồn: tổng hợp

GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ NGUYÊN LIỆU ĐẾN CHĂN NUÔI LỢN VÀ GIA CẦM

Sự biến động không ngừng của giá cả nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như hiện nay là hệ quả của nhiều biến cố như gián đoạn chuỗi cung ứng, thay đổi khí hậu, chiến tranh tại Ukraine và bùng phát COVID ở các khu vực khác nhau. Và những dự báo gần đây cũng cho thấy giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi vẫn tiếp tục không ổn định trong tương lai gần, từ đó, làm chi phí thức ăn tăng cao khiến chi phí sản xuất cho mỗi kilogram thịt đội lên đáng kể và có nhiều giai đoạn đã cao hơn mức giá hòa vốn  (Hình 1). Hình 1: Thay đổi về chi phí nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (hình bên trái) và giá thịt lợn, thịt gà cùng với điểm hòa vốn sản xuất thịt lợn và thịt gà ở Thái Lan (hình bên phải). Thêm vào đó, giá thị trường thịt lợn và thịt gà không bắt kịp được với chi phí sản xuất ngày càng tăng vì ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh COVID và các biện pháp giãn cách xã hội làm giảm nhu cầu tiêu thụ thịt. Nhiều bài báo đã giới thiệu các chiến lược khác nhau để giảm tác động của việc tăng chi phí thức ăn chăn nuôi, điều này bao gồm việc tăng cường sử dụng các loại ngũ cốc thay thế (hạt nhỏ) và các loại bã hạt trích ly (bã cọ, bã dừa, DDGS), thay thế nguồn protein động vật đắt tiền bằng nguồn protein thực vật có giá thành thấp hơn, cho ăn theo giới tính, điều chỉnh máng ăn và cải thiện quản lý trang trại để giảm lãng phí thức ăn. Bài viết này sẽ thảo luận về ba chiến lược dinh dưỡng mà các nhà chăn nuôi có thể ứng dụng để giảm tác động của việc tăng chi phí thức ăn chăn nuôi. GIẢM KÍCH THƯỚC HẠT THỨC ĂN Mối tương quan giữa kích thước hạt nguyên liệu và năng lượng chuyển hóa đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Theo nghiên cứu của Fan và cộng sự (2017), việc giảm kích thước trung bình của hạt lúa mì từ 860 microns xuống khoảng 640 microns có thể giúp tăng 80 kcal ME/kg ở lợn xuất chuồng. Việc giảm kích thước hạt của lúa mì xuống dưới mức 600 microns có ảnh hưởng rất nhỏ đến việc sử dụng năng lượng chuyển hóa từ lúa mì. Ngược lại, việc giảm kích thước hạt ngô từ 860 xuống 330 microns giúp tăng hàm lượng ME lên 100 kcal/kg ở lợn choai theo xu hướng tuyến tính (Hình 2; Rojas và Stein, 2015). Hình 2: Việc giảm kích thước hạt của lúa mì (Fan và cộng sự, 2017) và ngô (Rojas và Stein, 2015) giúp tăng năng lượng chuyển hóa ở lợn choai. Trong khi chi phí nghiền tăng mạnh khi ngô được xay thành hạt dưới 600 microns và khi hạt ngô được nghiền mịn dưới 600 microns sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh loét dạ dày, thì việc giảm kích thước hạt ngô từ 860 microns xuống 650 microns sẽ làm tăng hàm lượng ME thêm 60 kcal/kg. Trong mô phỏng thông thường bằng cách sử dụng chi phí nguyên liệu hiện tại thì chi phí cho 100 kcal ME trong một tấn thức ăn gà thịt được ước tính là $11. Điều này có nghĩa là nếu chúng ta tối ưu hóa kích thước hạt của ngũ cốc, chúng ta có thể giảm chi phí năng lượng từ $5-7/tấn thức ăn. BỔ SUNG ENZYME Trong công thức thức ăn chăn nuôi điển hình cho vật nuôi dạ dày đơn, khoảng 60% và 8% chi phí thức ăn lần lượt được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu về năng lượng và phốt pho. Do đó, tăng cường khả năng sử dụng năng lượng và phốt pho thông qua việc bổ sung enzyme xylanase và phytase ngoại sinh là hai giải pháp hiệu quả nhất để giảm giá thành công thức. Chi phí công thức ước tính cho 100 kcal ME trên một tấn thức ăn chăn nuôi đã tăng từ khoảng $9 đến $11, chủ yếu do giá ngũ cốc và chất béo tăng (Hình 3 đồ thị bên trái). Do đó, bổ sung enzyme xylanase ngoại sinh cùng với việc áp dụng ma trận năng lượng 100 kcal ME sẽ giúp tiết kiệm được khoảng $10- 11/tấn thức ăn ở hầu hết các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương , tuy nhiên chi phí chính xác sẽ khác nhau, tùy thuộc vào quốc gia và giá thành của các nguyên liệu được sử dụng để xây dựng công thức. Tương tự, chi phí công thức ước tính cho 0,1% phốt pho khả dụng (avP) trên mỗi tấn thức ăn đã tăng từ $3,2 đến $5,5 (Hình 3, đồ thị bên phải). Do đó, việc áp dụng ma trận 0,15% avP từ việc bổ sung phytase ngoại sinh sẽ giúp giảm chi phí khoảng $8/tấn thức ăn. Do đó, việc bổ sung kết hợp xylanase và phytase với việc sử dụng ma trận năng lượng 100 kcal ME và 0,15% avP có thể giúp giảm chi phí công thức xuống khoảng $18, đây là một cơ hội rất lớn để giảm chi phí sản xuất, đặc biệt khi ngành chăn nuôi hiện nay đang phải đối mặt với nhiều áp lực. Hình 3: Xu hướng chi phí cho 100 kcal ME / tấn (Trái) và chi phí công thức cho 0,1% phốt pho / tấn có sẵn (Phải, được tính toán dựa trên mô phỏng công thức sử dụng giá nguyên liệu dao động) Các nhà dinh dưỡng nói chung đã áp dụng ma trận avP giải phóng từ việc sử dụng enzyme phytase và ma trận năng lượng từ việc sử dụng các enzyme NSP ở mức an toàn dựa trên sự đa dạng về hàm lượng cơ chất trong nguyên liệu và khả năng các enzyme bị giảm hoạt lực trong quá trình chế biến và bảo quản  thức ăn. Tuy nhiên, đây là thời điểm thích hợp để xem xét và cân nhắc việc áp dụng ma trận của enzyme triệt để hơn bằng cách thực hiện các biện pháp kiểm soát chất lượng, chẳng hạn như kiểm soát chất lượng chặt chẽ hơn đối với các nguyên liệu và thành phẩm cuối cùng, điều này sẽ làm giảm biên độ an toàn áp dụng trong công thức. Như có thể thấy trong nghiên cứu tại một trang trại gà thị thương phẩm được trình bày trong Hình 4, một ma trận năng lượng ở mức an toàn được áp dụng (50 kcal) trong khẩu phần ngô – đậu tương có bổ sung CJ xylanase đã cải thiện đáng kể FCR (giảm 6 và 8 điểm so với PC và NC). Trong trường hợp này, việc áp dụng ma trận năng lượng 100 kcal đã giúp cải thiện FCR và giúp giảm chi phí thức ăn khoảng $10/tấn thức ăn. Việc sử dụng CJ phytase với việc áp dụng ma trận 0,15% avP trong khẩu phần ăn của lợn con cũng đã cho thấy sự cải thiện năng suất ở liều phytase cao hơn (Hình 4 đồ thị bên trái), điều này có thể giảm được chi phí thức ăn khoảng $8/tấn thức ăn. Hình 4: Bổ sung CJ phytase trong khẩu phần lợn con (Trái) và CJ xylanase trong khẩu phần gà thịt (Phải) xác nhận rằng ma trận 0,15% avP và 100 kcal ME có thể được sử dụng trong khẩu phần ngô-đậu tương. TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG AXIT AMIN TỔNG HỢP Chi phí công thức để đáp ứng nhu cầu protein (axit-amin) ở động vật dạ dày đơn thông thường chiếm khoảng 25% của tổng chi phí thức ăn, đây là thành phần đắt tiền thứ hai sau năng lượng. Tác động của chi phí protein thô trong thức ăn chăn nuôi còn lớn hơn nhiều ở vùng châu Á – Thái Bình Dương, nơi sản xuất protein thô cho thức ăn chăn nuôi thấp hơn nhiều so với từ các vùng khác như Châu Âu và Châu Mỹ. Vì vậy, ngành chăn nuôi tại khu vực này thường chịu nhiều ảnh hưởng hơn các nước khác khi giá của các nguồn protein thô tăng lên. Trong trường hợp này, việc thay thế các protein thô bằng các axit amin có thể giúp giảm giá thành thức ăn, cụ thể là trong nhiều trường hợp việc bổ sung axit amin mạch nhánh giúp giảm tỷ lệ sử dụng protein thô trong công thức, tuy nhiên việc giảm đạm thô quá thấp đến mức mà việc bổ sung axit amin tổng hợp quá nhiều hay bổ sung một số axit amin riêng biệt cũng làm tăng chi phí công thức. Do đó, việc thường xuyên mô phỏng công thức để tìm ra mức đạm trong khẩu phần với chi phí thấp nhất sẽ tối ưu hóa chi phí công thức ở mức tốt nhất. Giảm hàm lượng protein thô trong khẩu phần của động vật dạ dày đơn không chỉ  giúp giảm giá thành công thức mà còn góp phần cải thiện sức khỏe đường ruột, vì quá trình lên men protein dư thừa trong ruột giải phóng các khí độc như amoniac, indol, amine và hydro sulfide, từ đó làm tăng độ pH của ruột và phá hủy các tế bào biểu mô bằng cách làm gián đoạn quá trình chuyển hóa năng lượng của ti thể. KẾT LUẬN Đây là khoảng thời gian đầy thách thức và áp lực đối với ngành chăn nuôi khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam. Phát triển các chiến lược dinh dưỡng mang lại hiệu suất tăng trưởng tối ưu cho vật nuôi với mức đầu tư chi phí thức ăn thấp nhất và để linh hoạt với những biến động về giá nguyên liệu trong tương lai thực sự là vấn đề cấp thiết. Công tác quản lý để giảm lãng phí thức ăn, cùng với giảm thất thoát chất dinh dưỡng trong quá trình chuyển hóa gây ra bởi áp lực môi trường là các chiến lược cần thiết của trang trại để vượt qua các thách thức và tạo sự phát triển. Ngoài ra, các chiến lược dinh dưỡng như (1) tối ưu hóa kích thước hạt nguyên liệu, (2) bổ sung phytase và xylanase ngoại sinh với việc áp dụng ma trận avP và năng lượng thích hợp, (3) giảm đạm thô kết hợp tăng cường sử dụng các axit amin tổng hợp có thể giúp giảm chi phí thức ăn từ quan điểm của nhà máy thức ăn chăn nuôi.  

NGƯỜI CHĂN NUÔI ĐIÊU ĐỨNG TRONG ‘BÃO KÉP’: BÁN LỢN KHÔNG ĐỦ TRẢ TIỀN CÁM

Giống như nhiều địa phương khác ở đồng bằng sông Hồng, người chăn nuôi lợn ở tỉnh Hưng Yên đang phải gánh chịu mức lỗ kỷ lục trong nhiều năm. Chăn nuôi lợn ở Hưng Yên oằn mình gánh lỗ từ 800.000 đồng đến 1,5 triệu đồng/con. Ảnh: Hải Tiến. Oằn mình gánh lỗ Mặc dù phải nhường phần lợn diện tích đất nông nghiệp cho quá trình đô thị hóa nhưng huyện Văn Giang vẫn là vùng chăn nuôi trọng điểm của tỉnh Hưng Yên. Trong đó, nghề chăn nuôi lợn đóng vai trò chủ lực của ngành nông nghiệp huyện với tỉ trọng chiếm khoảng 70% doanh thu. Với lợi thế gần Thủ đô Hà Nội và truyền thống làm nông nghiệp giỏi giang, nghề nuôi lợn ở Văn Giang không chỉ là sinh kế thậm chí đã từng có thời điểm trở thành nghề có thể làm giàu. Chỉ có điều đó là chuyện từ thời nào xa xưa lắm, liên tiếp mấy năm gần đây người chăn nuôi ở Văn Giang liên tiếp đón những đòn chí mạng. Các xã Tân Tiến, Long Hưng, Mễ Sở, Cửu Cao, Liên Nghĩa… những vùng chăn nuôi nức tiếng Văn Giang ngày trước bây giờ là thua lỗ, nợ nần. Bà Nguyễn Thị Phương Anh, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Văn Giang ngán ngẩm, người dân có giỏi giang đến mấy, chịu khó đến mấy cũng không lại được với dịch bệnh, với giá cả thị trường. Năm 2017 bão giá 20.000 đồng/kg lợi hơi, nuôi mỗi con lợn lỗ tầm 1,5 - 2 triệu đồng cứ tưởng đã là kỷ lục ở Văn Giang rồi nhưng tình hình này có khi lịch sử sẽ lại tái diễn. So với trước cơn bão dịch tả lợn Châu Phi vào năm 2019 khiến Văn Giang từng phải tổ chức tiêu hủy hơn 1 triệu kg lợn, đến thời điểm hiện tại cả quy mô và tổng đàn lợn ở Văn Giang đều đã giảm xuống chỉ còn khoảng 1/3. Hơn 200 hộ dân, xấp xỉ 38.000 con lợn, sau những thất bát triền miên một bộ phận lớn người chăn nuôi Văn Giang chuyển sang trồng hoa, cây cảnh, đi làm công nhân hoặc đi đâu không ai biết. Số còn lại một ít chuyển thành quy mô trang trại hoặc cầm chừng với quy mô nông hộ nhỏ, nuôi lợn nái và lợn thịt. "Cho dù thay đổi ra sao, nuôi theo hình thức nào thì thời điểm này cũng đều lỗ nặng cả. Nuôi lợn nái lỗ khoảng 800.000 đồng/con, lợn thịt lỗ khoảng 1,3 đến 1,5 triệu đồng/con. Gần như không cách gì lại được với tình hình giá cả thức ăn chăn nuôi như thế này”, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Văn Giang nói như than. Nhiều hộ chăn nuôi ở Văn Giang phải bỏ chuồng. Ảnh: Hải Tiến. Theo hạch toán của cán bộ nông nghiệp và người chăn nuôi ở huyện Văn Giang, lợn hơi thời điểm này đang được bán với giá 48 nghìn đồng/kg, nghĩa là nuôi được một con lợn từ lúc cai sữa khoảng 7 kg đến lúc xuất chuồng tầm một tạ bán được 4,8 triệu đồng. Trong khi đó giá thành của con lợn đó bao gồm: 1 triệu đồng tiền giống, hơn 4,5 triệu đồng tiền thức ăn chăn nuôi. Nghĩa là chưa tính tiền thuốc thú y, chưa tính công chăm sóc, điện nước và loạt chi phí đầu vào khác thì người nuôi lợn ở Văn Giang đã lỗ ít nhất 800 nghìn - 1 triệu đồng/con. “Thực ra với giá lợn hơi hiện tại không phải là quá thấp, nhưng bởi vì giá thức ăn chăn nuôi tăng khủng khiếp quá nên người chăn nuôi mới không tài nào trụ nổi. Nói cách khác, lỗ lãi một con lợn bây giờ phụ thuộc hết vào giá cám”, ông Lê Văn Hùng, Giám đốc Hợp tác xã Chăn nuôi Chiến Thắng ở xã Xuân Quan lý giải. Hợp tác xã Chăn nuôi Chiến Thắng trước có 8 thành viên, bình quân mỗi năm nuôi 2 lứa lợn từ 15-16 nghìn con. Khoảng 2 năm trước khi giá thức ăn chăn nuôi tăng các thành viên hợp tác xã cứ cắt giảm quy mô dần, đến bây giờ chỉ còn lại 5 thành viên, đàn lợn nái trước có 600 con thì nay cũng chỉ còn 300 con. "Chỉ trong vòng có 2 năm mà tiền cám trên một đầu lợn tăng từ 3 triệu đồng lên thành 4,5 thậm chí 4,8 triệu đồng thì chú bảo dân gánh sao nổi. Càng nuôi càng lỗ, nuôi lợn sề lỗ ít, nuôi lợn thịt lỗ nhiều, ai cũng cố gắng cầm cự nhưng chỉ được một thời gian rồi phải bỏ. Đặc biệt là chăn nuôi nông hộ, vừa lắm rủi ro lại gặp giá cả biến động thế là chết chứ có gì đâu. Có thời điểm lợn xuống 46.000 đồng/kg mà giá cám vẫn cứ trên trời khiến người dân chúng tôi bán hết lợn đi cũng không đủ tiền trả cám”, ông Hùng nói bằng giọng rất bế tắc. Nông hộ chết đàng nông hộ, những trang trại quy mô ở Văn Giang cũng không thoát khỏi vòng xoáy của cơn “bão kép” giá cám cao giá lợn hơi thấp. Chiếm đến gần 80% giá thành và liên tục nhảy múa suốt thời gian qua, nói không ngoa giá cám là nguyên nhân chính khiến người chăn nuôi khốn khổ. Ông chủ trang trại Bùi Văn Khanh ở Cửu Cao ngán ngẩm vì lợn. Ảnh: Võ Việt. Anh Bùi Văn Khanh (47 tuổi), một trong số ít chủ trang trại lớn ở xã Cửu Cao phàn nàn, mười mấy năm làm nghề nuôi lợn, thăng trầm đều đã trải qua mà chưa có lúc nào cảm thấy bấp bênh, hoang mang như giai đoạn này. Nuôi lợn không khác gì chơi chứng khoán. Từ đầu năm ngoái giá lợn hơi có nhích lên được chút thì giá cám cũng bắt đầu tăng. Lần tăng 5 nghìn, 10 nghìn chỉ hơn một năm mà tăng tổng cộng đến 15 -16 lần, tăng đến hơn 50% thì chăn nuôi kiểu gì lại nổi. Trang trại của gia đình anh Khanh bình thường nuôi khoảng 200 con lợn nái, 600 - 700 con lợn thịt, lúc cao điểm lên đến cả ngàn con. Tuy nhiên kể từ khi giá cám tăng vọt, giá lợn hơi giảm sâu không ít lần anh Khanh phải cắn răng bán theo kiểu cắt lỗ. Hiện trong chuồng chỉ còn khoảng 200 con, ông chủ trang trại nói, vậy đã đủ chết rồi. Để ra được một con lợn hơi tầm 1 tạ mỗi ngày hết tầm 3 kg cám, cả chu kỳ nuôi hết khoảng hơn 10 bao. Tùy từng giai đoạn lợn tăng trưởng mà cho ăn những loại cám nào, 350 nghìn đồng/bao cũng có mà 500 nghìn đồng/bao cũng có. 200 con lợn nuôi thêm một ngày là lỗ thêm cả chục triệu đồng. Biết là lỗ nặng nhưng nuôi đến tầm nhỡ này rồi cũng phải cố thôi. Mặt khác chăn nuôi nông hộ còn tìm cách kiếm các nguồn phế phụ phẩm khác để gồng gánh bớt đi chứ nuôi trang trại phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy chuẩn của nó. Đầu tư bao nhiêu tiền của vào đấy, đa số là phải đi vay ngân hàng, vay của họ hành, anh em, giờ có lỗ mấy thì vẫn cứ phải cố tìm cách cầm cự chứ bỏ là chết. Chỉ mong nhà nước làm sao đó hạ nhiệt giá cám xuống cho người chăn nuôi qua được “cơn bão” này. Bán đất bù lỗ nuôi lợn Từ Văn Giang đến Tiên Lữ, Khoái Châu, Phù Cừ… những vùng chăn nuôi trọng điểm của tỉnh Hưng Yên, người dân đã thực sự quá chán ngán khi phải gồng gánh lỗ suốt hàng năm trời. Không riêng gì chăn nuôi lợn mà các loại gia súc, gia cầm, thủy sản khác đều chịu ảnh hưởng nặng nề bởi giá thức ăn chăn nuôi tăng vọt. Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Trưởng phòng Chăn nuôi, Sở NN-PTNT tỉnh Hưng Yên chia sẻ: Đây có lẽ là thực trạng chung của cả nước bởi nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi đang phải nhập khẩu giá cao, chịu nhiều loại thuế. Đối với các doanh nghiệp, trang trại lớn tổ chức sản xuất theo chuỗi khép kín còn chủ động được phần nào chứ nông hộ gần như không còn thiết tha gì nữa, thua lỗ quá nhiều rồi. Chăn nuôi nông hộ ở bước đường cùng. Ảnh: Hải Tiến. Tổng đàn lợn tỉnh Hưng Yên bình quân vào khoảng 500.000 con, trong đó 60-70% vẫn là chăn nuôi nông hộ, mười mấy nghìn hộ dân sống bằng chăn nuôi nên giá cả thế này ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Ở góc độ chuyên môn của địa phương chúng tôi rất mong mỏi Chính phủ có giải pháp giảm giá thức ăn chăn nuôi, nếu không chắc chẳng còn ai dám nuôi lợn nữa. Lời bà Vân nói quả không sai. Hộ ông Lý Văn Tĩnh ở xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang là minh chứng. Nuôi lợn cay đắng đến mức gia đình ông Tĩnh đã phải bán hơn 200m2 đất thổ cư mới có tiền bù lỗ. Khiếp vía với cảnh càng nuôi càng lỗ, hiện giờ ông Tĩnh đã “treo” chuồng để đi làm thuê ở Làng nghề gốm sứ Bát Tràng. Cùng xã Liên Nghĩa, ông Lý Văn Dũng dù chỉ nuôi thường xuyên 200 con lợn cũng phải vay ngân hàng 700 triệu đồng, nợ đại lý cám chăn nuôi 96 triệu đồng. Bỏ nuôi lợn từ một năm nay nhưng giờ nhắc lại vẫn khiến ông hãi hùng. Ông Hoàng Ngọc Hiếu, cán bộ phụ trách chăn nuôi thú y xã Liên Nghĩa hạch toán: Giá thành sản xuất 1 kg lợn hơi thời điểm này ít nhất khoảng 57.000 đồng, trong khi giá bán chỉ 49.000 đồng 1kg thì dân chỉ lo tiền lãi suất ngân hàng thôi đã đủ ốm. So với năm 2017 giá lợn thịt gần như không tăng trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng quân bình trên 50% thì có thể khẳng định đây chính là “thủ phạm” làm cho các nhà nông bị thua lỗ rồi còn gì. "Cách nay trên 5 năm toàn xã Liên Nghĩa có 96 hộ, trang trại chăn nuôi lợn với tổng đàn đạt gần 8.000 con. Do chăn nuôi thua lỗ kéo dài, tới đầu tháng 3/2023 tổng đàn lợn của xã đã giảm xuống chỉ còn 3.450 con tại 19 hộ chăn nuôi còn bám trụ", ông Hiếu lắc đầu. Giá thức ăn chăn nuôi tăng vọt khiến người nuôi lợn lao đao. Ảnh: Hải Tiến. Đi sang xã Long Hưng, cũng là một xã chăn nuôi trọng điểm khác của Văn Giang, ông Ngô Văn Sáu, người nuôi lợn từ năm 2005 đến nay đúc rút: Tôi đang nợ ngân hàng 500 triệu đồng chưa biết tìm đâu ra nguồn trả nợ đây. May nhờ chỉ nuôi trên dưới 200 con lợn thịt và lợn nái, không phải thuê mượn công lao động, trang trại đã hết hấu hao và chủ động được nguồn con giống nuôi đầu vào, nên tôi mới dừng được ở mức nợ chăn nuôi nêu trên. Ngược lại, những hộ nuôi nhiều lợn hơn, phải thuê người phụ giúp chăn nuôi, trang trại mới xây dựng... đều phải vay nợ từ 1 tỉ đồng trở lên. Rồi Tân Tiến, Mễ Sở, Nghĩa Trụ hay nhiều xã khác cũng vậy, dường như đang có một làn sóng nợ nần âm ỉ, chực chờ bùng phát trong cộng đồng chăn nuôi lợn ở huyện Văn Giang và nhiều vùng khác ở tỉnh Hưng Yên. Theo: Hoàng Anh - Hải Tiến - Võ Việt Nguồn: Nongnghiep.vn

NGÀNH CHĂN NUÔI HEO: CHỜ KHỞI SẮC

Trước Tết Nguyên đán, giới chăn nuôi rất kỳ vọng giá heo hơi sẽ tăng giá, nhưng ngược lại thị trường lại giảm so với giá bình quân của quý IV/2022. Điều này chưa từng có trong nhiều năm gần đây, cũng như việc giá heo hơi thấp hơn bình quân kéo dài đến hơn 1 năm cũng là chuyện chưa từng xảy ra. Người chăn nuôi heo đã trải qua một cái Tết ảm đạm chưa từng có.   Áp lực cung quá lớn Theo Cục Chăn nuôi, tại thời điểm tháng 12/2022, tổng đàn lợn khoảng 26,22 triệu con (chưa bao gồm lợn con theo mẹ), tăng 11,4% so với cùng kỳ; tổng sản lượng thịt lợn lợn 4,425 triệu tấn. Thời điểm tháng 11/2022, tại 16 doanh nghiệp chăn nuôi lợn lớn hiện đang duy trì đàn lợn trên 6 triệu con. Theo tính toán từ Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, người chăn nuôi heo đang bị lỗ khoảng 500.000-600.000 đồng/con 100 kg với giá xuất chuồng hiện tại (từ 50.000 – 56.000 đồng/kg). Với mức giá này, người chăn nuôi nhỏ lẻ tiếp tục bỏ chuồng nhưng nguồn cung không giảm do nhiều doanh nghiệp liên tục đầu tư vào chăn nuôi heo với số lượng lớn. Cụ thể, lượng heo thịt mà C.P. Việt Nam mỗi ngày cung cấp ra thị trường tăng từ 16.000 con lên 20.000 con, CJ từ 5.500 con lên 7.000 con, Japfa từ 1.000 con lên 1.700-1.800 con, Emivest cũng tăng lên gần 1.500 con. Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) cũng đã lên kế hoạch nuôi 1 triệu con “heo ăn chuối” trong năm nay để tận dụng lợi thế là nhà xuất khẩu chuối lớn nhất Việt Nam hiện nay. Dù vậy, mới đây khi chia sẻ với cổ đông, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức), Chủ tịch HĐQT tập đoàn này, thừa nhận mảng chăn nuôi heo của HAGL trong năm 2023 sẽ không có lời do sức mua yếu và giá heo hơi ở mức thấp. Ông Lê Xuân Huy, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam, cũng cho biết do thị trường tiêu thụ thịt heo giảm đáng kể nên công ty cũng phải cân đối cung cầu sao cho phù hợp. Dưới góc độ công ty nghiên cứu thị trường, ông Quách Phong, Giám đốc bộ phận tư vấn Công ty Ipsos Việt Nam, cho biết nếu chỉ nhìn vào số liệu thống kê về giá sẽ thấy giá heo hơi thời gian qua là bất thường nhưng nhìn các dữ liệu liên quan lại thấy có sự hợp lý vì giá thành của các nhóm chăn nuôi rất khác nhau. Nếu như giá 60.000 đồng/kg, nông hộ lỗ nhưng với giá từ 50.000 – 56.000 đồng/kg thì nhiều công ty chăn nuôi có đầu tư bài bản vẫn có lời. “Tỉ trọng nhóm chăn nuôi chuyên nghiệp này mới chiếm từ 30%-35% nên dư địa tăng trưởng vẫn còn. Giá heo thấp hiện nay là do nguồn cung phục hồi tốt hơn cầu nhưng chưa đến mức khủng hoảng thừa” – ông Quách Phong nhận định. Theo một chuyên gia trong ngành chăn nuôi (đề nghị giấu tên), giá heo hơi thấp hiện nay còn do các đơn vị chăn nuôi nhận định sai về thị trường Trung Quốc nên sản xuất bị thừa. “Họ kỳ vọng khi nước này mở cửa sẽ bán heo sang nhưng nay Trung Quốc kiểm soát nhập khẩu tiểu ngạch rất chặt. Việc xuất khẩu chính ngạch phải đàm phán rất nhiều năm. Chưa kể, Việt Nam phải cạnh tranh với nguồn heo đông lạnh giá rẻ từ các nước có lợi thế về chăn nuôi như: Mỹ, Canada, Nga… nên ít khả thi” – chuyên gia này cho biết.   Cần đẩy mạnh xuất khẩu Trao đổi với phóng viên, TS Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, đánh giá việc nguồn cung tăng trong khi sức mua chưa cải thiện là nguyên nhân khiến giá heo hơi thấp kéo dài. “Nguồn cung ở đây không chỉ là hàng trong nước mà còn heo nhập khẩu và các sản phẩm cùng cung cấp nguồn đạm như: thịt bò, thủy sản, thịt gà, trứng… Sau giai đoạn giá thịt heo quá cao, cơ cấu đạm trong bữa ăn thịt heo không còn chiếm trên 70% như khảo sát trước đây mà đã giảm và trở thành thói quen” – ông Nguyễn Xuân Dương lý giải. Về giải pháp cho ngành chăn nuôi heo phát triển bền vững, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng phải tiếp tục hạ giá thành vì giá thành nuôi heo của Việt Nam vẫn trong nhóm cao trên thế giới (bình quân 40.000 – 45.000 đồng/kg). Ngoài ra, cần đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm thịt nhằm giảm áp lực nguồn cung về thịt ra thị trường. Cũng theo TS Nguyễn Xuân Dương, ngành chăn nuôi heo Việt Nam đã có sự tiến bộ đáng kể, cải thiện về chất lượng và an toàn thực phẩm cùng với ưu điểm hàng tươi mới, xứng đáng được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn. “Đối với nguồn nhập khẩu, ngoài hàng chính ngạch còn có cả hàng nhập lậu không được kiểm soát, không bảo đảm chất lượng. Ví dụ, thịt đông lạnh bị xé bao bì gốc, bán lẻ không rõ hạn sử dụng, bảo quản nhiệt độ không đúng chứa nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng” – Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cảnh báo. Ông Âu Thanh Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ, cũng cho rằng nguồn cung thịt heo trong nước đang dư thừa nên cần có giải pháp tập trung cho xuất khẩu. Ngoài ra, phải có biện pháp giảm giá thức ăn chăn nuôi, con giống để giúp người chăn nuôi bớt lỗi Tuy vậy, ông Phạm Đức Bình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thanh Bình, cho biết chăn nuôi hiện nay, đã thay đổi rất nhiều so với trước. Do đó, chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ khó có thể tồn tại vì luôn trong tình trạng thua lỗ do phải đối mặt với giá cả thức ăn chăn nuôi tăng cao và dịch bệnh thường xuyên hiện diện gây tổn thất lớn. Chỉ có chăn nuôi theo hướng công nghiệp mới có khả năng trụ được trong ngành này.   Dự báo tiêu thụ thịt nhiều khả năng ở mức thấp Theo dự báo của Trung tâm Thương mại, Bộ Công thương, trong quý 1/2023, mức tiêu thụ thịt nhiều khả năng ở mức thấp theo thông lệ hàng năm, giá heo dự báo vẫn ở mức thấp. Trong năm 2023, nhu cầu tiêu thụ thịt sẽ không giảm khi thu nhập thực tế tăng nhờ kế hoạch tăng lương cơ bản của chính phủ và lượng khách du lịch quốc tế dự kiến sẽ phục hồi 84% trong quý II/2023 và 100% trong quý IV/2023, kéo theo sự phục hồi mạnh mẽ của dịch vụ giải trí, lưu trú và ăn uống Tuy nhiên, ngành chăn nuôi vẫn gặp một số khó khăn như: Căng thẳng kéo dài giữa Nga và U-crai-na ảnh hưởng đến hoạt động vận tải trên Biển Đen có thể gây áp lực tăng giá ngũ cốc toàn cầu. Bên cạnh đó, do khoảng 80% nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi được nhập khẩu nên tỷ giá USD/VND tăng sẽ kéo theo giá nhập khẩu nguyên liệu đầu vào trong sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng. Ngoài ra, dịch tả lợn châu Phi có thể ảnh hưởng đến nguồn cung thịt lợn vào năm 2023. Trong bối cảnh vắc xin chưa cho kết quả tích cực cụ thể, dịch tả lợn châu Phi vẫn tiềm ẩn nguy cơ làm giảm nguồn cung lợn. Về diễn biến thị trường trong thời gian tới, ông Quách Phong cho rằng dựa theo những dữ liệu hiện tại thì giá heo hơi đang ở mức đáy và sắp phục hồi. “Cơ sở cho nhận định này là do ngành heo có một đợt dịch vào tháng 7 và 8 năm ngoái nên sẽ giảm cung sau 6 tháng, tức là khoảng tháng 3 này. Nếu giá heo hơi vẫn không lên chứng tỏ sức mua rất yếu. Tuy nhiên, các chỉ số chính về kinh tế của Việt Nam vẫn khả quan, nhiều ngành hàng sản xuất khác như: gỗ, thủy sản… cũng dự báo phục hồi từ quý II sẽ kéo theo việc làm, thu nhập của người lao động tăng nên sức mua sẽ cải thiện” – ông Quách Phong dự báo. Theo: Nongnghiep.vn

GIÁ HEO HƠI HÔM NAY 22/3/2023

GIÁ HEO HƠI HÔM NAY 22/3/2023 Giá heo hơi hôm nay 22/3 tại thị trường miền Bắc đi ngang so với hôm qua. Trong đó, giá heo hơi thấp nhất khu vực hiện đang được ghi nhận tại các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình. Trong khi đó, 50.000 đ/kg là mức giao dịch heo hơi cao nhất tại Hưng Yên, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình, Hà Nội và Tuyên Quang. Thương lái tại các địa phương còn lại đang thu mua heo hơi với giá không đổi là 49.000 đ/kg. Như vậy, giá heo hơi hôm nay 22/3/2023 tại thị trường miền Bắc đang giao dịch ở mức 48.000 - 50.000 đ/kg.   Giá heo hơi miền Trung và Tây Nguyên hôm nay 22/3 Giá heo hơi hôm nay 22/3 tại thị trường miền Trung và Tây Nguyên duy trì ổn định so với hôm qua. Cụ thể, 47.000 đ/kg là mức giao dịch thấp nhất tiếp tục được ghi nhận tại tỉnh Hà Tĩnh. Cao hơn một giá ở mức 48.000 đ/kg gồm có Thanh Hóa, Nghệ An và Quảng Ngãi. Heo hơi tại các tỉnh còn lại đang được giao dịch với giá ổn định trong khoảng 49.000 - 50.000 đ/kg. Như vậy, giá heo hơi hôm nay 22/3/2023 tại miền Trung và Tây Nguyên đang thu mua quanh mức 47.000 - 50.000 đ/kg.   Giá heo hơi miền Nam hôm nay 22/3 Giá heo hơi hôm nay 22/3 tại thị trường miền Nam không có biến động mới so với hôm qua. Theo đó, mức giao dịch cao nhất khu vực là 51.000 đ/kg, có mặt tại An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau và Bạc Liêu. Ngược lại, thương lái tại Vũng Tàu vẫn đang thu mua heo hơi với giá 48.000 đ/kg, thấp nhất khu vực. Các tỉnh thành còn lại duy trì giao dịch ổn định từ 49.000 - 50.000 đ/kg. Như vậy, giá heo hơi hôm nay 22/3/2023 toàn miền Nam tiếp tục giao dịch quanh ngưỡng 48.000 - 51.000 đ/kg. Theo: Nongnghiep.vn

TẠI SAO NUÔI GÀ THỊT THEO GIỚI TÍNH LẠI HIỆU QUẢ HƠN

Bổ sung axit mật vào chế độ ăn của bò sữa trong thời kỳ đầu cho con bú có thể tạo ra một con đường để ngăn chặn gan nhiễm mỡ và nhiễm ceton, và cuối cùng là thúc đẩy sản xuất sữa và lợ Do cơ địa sinh lý khác nhau của gà trống và gà mái, chúng cũng có điều kiện môi trường và nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, do đó trong quá trình cho ăn, các biện pháp quản lý và cho ăn khác nhau được áp dụng để phát huy hết tiềm năng sản xuất của gà trống và gà mái. sao cho thu được lợi ích kinh tế lớn nhất. 1.      Gà trống và gà mái có tốc độ phát triển khác nhau Gà trống lớn nhanh, gà mái chậm lớn, thông thường khi được 6 tuần tuổi, gà trống nặng hơn gà mái khoảng 20%. Nếu gà trống và gà mái được trộn lẫn, sự phân bố trọng lượng sẽ không đồng đều, sự khác biệt sẽ lớn và thời gian giết mổ sẽ không nhất quán, điều này sẽ không có lợi cho quá trình xử lý cơ học trong quá trình giết mổ . Vì vậy, về mặt sản xuất, có thể liệt kê các giai đoạn theo lợi ích kinh tế. 2.      Lông gà trống và mái mọc với tốc độ khác nhau Gà trống mọc lông chậm, trong khi gà mái mọc lông. Do đó, nhiệt độ ấp trong chuồng gà trống có thể giảm nhanh hơn để thúc đẩy sự phát triển của lông. 3.      Các yêu cầu khác nhau về ánh sáng, mật độ nuôi, v.v. Nói chung, gà trống yêu cầu cường độ ánh sáng yếu hơn và mật độ nuôi thấp hơn gà mái, đồng thời có khả năng kháng bệnh tốt hơn. 4.      Khả năng tích mỡ của gà trống và gà mái khác nhau Khả năng tích mỡ của gà trống kém, trong khi khả năng tích mỡ của gà mái lại mạnh. Gà trống có thể sử dụng protein và lysine cao hiệu quả hơn gà mái, và hầu hết chúng được chuyển hóa thành protein cơ thể để tăng trưởng nhanh và tỷ lệ chuyển hóa thức ăn cao; trong khi lượng protein dư thừa do gà mái tiêu thụ được chuyển hóa thành chất béo trong cơ thể và lắng đọng, tỷ lệ sử dụng thức ăn thấp. Theo tính năng này, gà trống nên được cho ăn chế độ ăn giàu protein, nhiều lysine. Mức protein của con đực trong sản xuất có thể tăng lên 24% và lysine được thêm vào để cải thiện chuyển đổi thức ăn. Ngoài ra, gà trống có nhu cầu canxi, phốt pho, vitamin A và vitamin E cao hơn so với gà mái, độ đạm của gà mái không được vượt quá 20%-22%, không hoặc ít bổ sung lysine vào thức ăn để giảm giá thành, tránh lãng phí. 

CHO ĂN AXIT MẬT CÓ THỂ CUNG CẤP MỘT LỘ TRÌNH TỐT HƠN KHÔNG?

Bổ sung axit mật vào chế độ ăn của bò sữa trong thời kỳ đầu cho con bú có thể tạo ra một con đường để ngăn chặn gan nhiễm mỡ và nhiễm ceton, và cuối cùng là thúc đẩy sản xuất sữa và lợi nhuận. Công ty thú y Trung Quốc, Shandong Longchan Animal Health Product Co., Ltd., đã nghiên cứu axit mật trong khẩu phần bò sữa trong vài năm. Họ tập trung vào những con bò chuyển tiếp, những con bò có nhu cầu năng lượng thường vượt xa khả năng tiêu thụ và tiêu hóa đủ thức ăn để theo kịp. Trong trạng thái cân bằng năng lượng âm này, bò huy động mỡ trong cơ thể, dẫn đến một lượng lớn axit béo không este hóa (NEFA) đi vào gan qua máu. NEFA trong gan được xử lý thông qua một trong hai con đường: Quá trình este hóa, trong đó kết quả cuối cùng là triglyceride (chất béo trung tính). Nguồn cung cấp triglyceride này sẽ được xuất trở lại vào máu như một phần của lipoprotein mật độ rất thấp (VLDL) hoặc được lưu trữ dưới dạng chất béo trong gan, dẫn đến gan nhiễm mỡ. Khả năng gan nhiễm mỡ tăng lên khi tải trọng NEFA tăng lên. Quá trình oxy hóa , tạo ra năng lượng nếu hoàn thành đầy đủ. Quá trình oxy hóa không hoàn toàn tạo ra các thể ketone, dẫn đến ketone huyết. Việc bổ sung axit mật đang được khám phá vì chúng được cho là làm giảm gánh nặng cho gan và cho phép nó hoạt động hiệu quả hơn. Axit mật hỗ trợ tế bào gan tiết ra VLDL do tế bào gan tiết ra, ngăn chặn sự tích tụ chất béo dẫn đến gan nhiễm mỡ. Quá trình oxy hóa trong gan cũng được cho là được hỗ trợ bởi sự hiện diện của axit mật, cho phép sản xuất nhiều năng lượng hơn và thanh thải ketone, giúp ngăn ngừa nhiễm ceton. Một nghiên cứu sơ bộ trên 19 con bò của Shandong Longchan cho thấy rằng việc bổ sung axit mật cho những con bò mới sinh gần đây đã tạo ra tỷ lệ chữa khỏi đáng kể đối với sự chuyển hóa bất thường của một loạt chất dinh dưỡng – protein (75%), chất béo (80%), carbohydrate (80%), và khoáng sản (71%). Ấn tượng nhất, tỷ lệ chữa khỏi rối loạn chức năng gan là 100% và sản lượng sữa của những con bò được điều trị tăng khoảng 20% ​​so với nhóm đối chứng không được điều trị. Trong một nghiên cứu gần đây hơn tại một trong những nhóm chăn nuôi bò sữa lớn nhất ở Trung Quốc, 215 con bò cái Holstein trước khi sinh được bổ sung axit mật với tỷ lệ 0,15% chất khô (30g/ngày), trong khi nhóm đối chứng có kích thước tương đương không được bổ sung. Tất cả những con bò được cho ăn một TMR thông thường, với việc bổ sung axit mật được bổ sung vào khẩu phần ăn của nhóm điều trị đó vào buổi sáng mỗi ngày. Các mẫu máu được thu thập hàng tuần trong hai tháng, theo dõi tất cả các con bò khi bắt đầu đẻ và cho con bú. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nhóm được bổ sung axit mật sản xuất trung bình hơn 3,5 kg (7,7 lb.) sữa mỗi ngày trong suốt thời gian nghiên cứu so với nhóm đối chứng không được bổ sung. Các nhà nghiên cứu tin rằng việc bổ sung axit mật vào khẩu phần chuyển tiếp đã hỗ trợ chức năng gan ở những con bò được điều trị, cho phép xử lý NEFA hiệu quả và đầy đủ hơn, đồng thời cho thấy triển vọng cải thiện sản lượng sữa và lợi nhuận của những con bò này. Bởi MAUREEN HANSON

Dự báo cung cầu ngũ cốc toàn cầu niên vụ 2022-23

Mặt hàng lúa mỳ: Theo báo cáo mới nhất của USDA, dự báo về sản lượng lúa mì toàn cầu niên vụ 2022/23 đạt 782,7 triệu tấn, tăng 1 triệu tấn so với dự báo trước và tăng 3 triệu tấn so với niên vụ 2021/22. Trong đó, Trung Quốc vượt EU trở thành nước có sản lượng lúa mỳ cao nhất thế giới, đạt 138 triệu tấn, tương đương với dự báo trước và tăng 1,1 triệu tấn so với niên vụ trước. EU là khu vực có sản lượng lúa mỳ cao thứ 2 thế giới, đạt 134,3 triệu tấn, giảm 0,5 triệu tấn so với dự báo trước và giảm 4 triệu tấn so với niên vụ trước. Tiếp theo là sản lượng của Ấn Độ đạt 103 triệu tấn, giảm 6,6 triệu tấn so với niên vụ trước; Ucraina giảm 12,5 triệu tấn so với niên vụ trước, đạt 20,5 triệu tấn… Sản lượng lúa mỳ của một số nước tăng mạnh trong niên vụ 2022/23 như: Sản lượng của Canada đạt 35 triệu tấn, tăng 13,3 triệu tấn; Nga đạt 91 triệu tấn, tăng 15,8 triệu tấn; Mỹ đạt 44,9 triệu tấn, tăng 0,1 triệu tấn so với niên vụ trước… Thương mại lúa mỳ toàn cầu trong niên vụ 2022/23 dự kiến đạt 206,6 triệu tấn, giảm 1,1 triệu tấn so với dự báo trước nhưng tăng 1,5 triệu tấn so với niên vụ 2021/22. Trong đó, lượng lúa mỳ xuất khẩu của một số khu vực tăng so với niên vụ trước như: EU đạt 35 triệu tấn, tăng 3,1 triệu tấn; Canada đạt 26 triệu tấn, tăng 11 triệu tấn; Nga đạt 42 triệu tấn, tăng 9 triệu tấn và Australia đạt 27 triệu tấn, tăng 1 triệu tấn so với niên vụ trước. Lượng xuất khẩu lúa mỳ của một số nước giảm so với niên vụ trước như: Achentina giảm 7,7 triệu tấn, đạt 10 triệu tấn; Ucraina giảm 7,6 triệu tấn, đạt 11 triệu tấn; Ấn Độ đạt 3 triệu tấn, giảm 7,6 triệu tấn… Về nhập khẩu, Ai Cập là nước nhập khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, dự kiến đạt 11 triệu tấn trong niên vụ 2022/23, giảm 0,5 triệu tấn so với niên vụ trước; Tiếp đến là Indonesia đạt 10,7 triệu tấn, tương đương với niên vụ trước; Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu 10 triệu tấn, tăng 0,45 triệu tấn; Trung Quốc nhập khẩu 9,5 triệu tấn, giảm nhẹ so với niên vụ trước…   USDA dự báo tiêu thụ lúa mì toàn cầu niên vụ 2022/23 đạt 791,2 triệu tấn, tăng 1 triệu tấn so với dự báo trước nhưng giảm 2,6 triệu tấn so với niên vụ trước. Cụ thể: Tiêu thụ lúa mỳ của EU đạt 109,3 triệu tấn, giảm 0,4 triệu tấn so với dự báo trước nhưng tăng 1 triệu tấn so với niên vụ 2021/22; Tiêu thụ của Ấn Độ đạt 104,5 triệu tấn, giảm 5,9 triệu tấn so với niên vụ trước; Tiêu thụ của Mỹ đạt 29,7 triệu tấn, giảm 0,7 triệu tấn so với niên vụ trước. Bên cạnh đó, tiêu thụ lúa mỳ của Trung Quốc – quốc gia tiêu thụ lúa mỳ lớn nhất thế giới giảm 4 triệu tấn trong niên vụ 2022/23, xuống còn 144 triệu tấn. Tồn kho lúa mì toàn cầu trong niên vụ 2022/23 dự kiến đạt 267,8 triệu tấn, tăng 0,3 triệu tấn so với dự báo trước và tăng 0,5 triệu tấn so với niên vụ 2021/22. Trong đó, tồn kho lúa mì tại Trung Quốc dự kiến đạt 144,4 triệu tấn, tăng 2,6 triệu tấn so với niên vụ trước. Tồn kho lúa mì của Mỹ trong niên vụ 2022/23 cũng giảm xuống mức 15,5 triệu tấn, giảm 2,7 triệu tấn so với niên vụ trước. Tồn kho lúa mỳ của Ấn Độ đạt 12 triệu tấn, giảm 7,5 triệu tấn so với niên vụ trước. Mặt hàng ngô: Theo báo cáo mới nhất của USDA, dự báo về sản lượng ngô toàn cầu niên vụ 2022/23 đạt 1,17 tỷ tấn, tương đương với dự báo trước nhưng giảm so với 1,22 tỷ tấn của niên vụ 2021/22. Trong đó, sản lượng ngô của Mỹ cao nhất thế giới, đạt 353,8 triệu tấn, tăng 0,8 triệu tấn so với dự báo trước nhưng giảm 29 triệu tấn so với niên vụ trước. Trung Quốc là khu vực có sản lượng ngô cao đứng thứ 2 thế giới, đạt 274 triệu tấn, tương đương với dự báo trước và tăng 1,4 triệu tấn so với niên vụ trước. Tiếp theo là sản lượng của Braxin đạt 126 triệu tấn, tăng 10 triệu tấn so với niên vụ trước; Achentina tăng 3,5 triệu tấn so với niên vụ trước, đạt 55 triệu tấn… Thương mại ngô toàn cầu trong niên vụ 2022/23 dự kiến đạt 183,5 triệu tấn, giảm 1,3 triệu tấn so với dự báo trước và giảm 9,5 triệu tấn so với niên vụ 2021/22. Trong đó, lượng ngô xuất khẩu của một số khu vực tăng so với niên vụ trước như: Braxin đạt 46,5 triệu tấn, tăng 14,1 triệu tấn; Achentina đạt 40 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn so với niên vụ trước… Lượng xuất khẩu ngô của một số nước giảm mạnh so với niên vụ trước như: Mỹ giảm 6 triệu tấn, đạt 57 triệu tấn; Ucraina giảm 11,5 triệu tấn, đạt 15,5 triệu tấn; EU đạt 2,7 triệu tấn, giảm 3,3 triệu tấn… Về nhập khẩu, EU vượt Trung Quốc là nước nhập khẩu ngô lớn nhất thế giới, dự kiến đạt 20 triệu tấn trong niên vụ 2022/23, tương đương với niên vụ trước; Tiếp đến là Trung Quốc đạt 18 triệu tấn, giảm 3,9 triệu tấn so với niên vụ trước; Mêhicô nhập khẩu 17,7 triệu tấn, tăng 0,1 triệu tấn; Nhật Bản nhập khẩu 15 triệu tấn, tương đương với niên vụ trước… USDA dự báo tiêu thụ ngô toàn cầu niên vụ 2022/23 đạt 1,18 tỷ tấn, tăng nhẹ so với dự báo trước nhưng giảm so với 1,2 tỷ tấn so với niên vụ trước. Cụ thể: Tiêu thụ ngô của Mỹ đạt 305,4 triệu tấn, tăng 0,6 triệu tấn so với dự báo trước nhưng giảm 11,7 triệu tấn so với niên vụ 2021/22; Tiêu thụ ngô của Trung Quốc đạt 295 triệu tấn, tăng 4 triệu tấn so với niên vụ trước; Tiêu thụ của Braxin đạt 77 triệu tấn, tăng 4 triệu tấn so với niên vụ trước… Tồn kho ngô toàn cầu trong niên vụ 2022/23 dự kiến đạt 300,8 triệu tấn, giảm 0,3 triệu tấn so với dự báo trước nhưng tăng 6,9 triệu tấn so với niên vụ 2021/22. Trong đó, tồn kho ngô tại Trung Quốc dự kiến đạt 206,1 triệu tấn, giảm 3 triệu tấn so với niên vụ trước. Tồn kho ngô của Mỹ trong niên vụ 2022/23 cũng giảm xuống mức 30 triệu tấn, giảm 5 triệu tấn so với niên vụ trước. Tồn kho ngô của Ucraina đạt 9,9 triệu tấn, tăng 5,3 triệu tấn so với niên vụ trƣớc. Xuất khẩu ngũ cốc Ucraina giảm 31,7%: Theo Bộ Nông nghiệp Ucraina, lượng xuất khẩu ngũ cốc của nước này đạt gần 16,2 triệu tấn trong vụ mùa 2022/23 cho đến nay, giảm 31,7% so với 23,8 triệu tấn xuất khẩu cùng kỳ vụ mùa trước. Trong đó, lượng xuất khẩu gồm gần 6,3 triệu tấn lúa mì; 8,6 triệu tấn ngô và 1,3 triệu tấn đại mạch. Chính phủ Ucraina dự kiến có thể thu hoạch từ 50 – 52 triệu tấn ngũ cốc trong năm 2022, giảm so với mức kỉ lục 86 triệu tấn năm 2021 do xung đột khiến diện tích canh tác bị thu hẹp và sản lượng thấp hơn. Xuất khẩu ngũ cốc của Ucraina được khôi phục từ cuối tháng 7/2022 sau khi thỏa thuận mà Ucraina và Nga ký kết thông qua vai trò trung gian của Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ có hiệu lực, khai thông việc vận chuyển ngũ cốc của Ucraina từ 3 cảng trên Biển Đen sau 6 tháng bị phong tỏa.  

Dự báo sản lượng thịt lợn của EU sẽ giảm đều trong thập kỷ tới

DỰ BÁO SẢN LƯỢNG THỊT LỢN CỦA EU SẼ GIẢM ĐỀU TRONG THẬP KỶ TỚI Theo dự báo mới nhất của Ủy ban châu Âu, sản lượng thịt lợn của EU sẽ giảm 1%/năm trong 10 năm từ 2022 – 2032, tương đương 2,2 triệu tấn trong cả giai đoạn này. Dự báo mức tiêu thụ thịt lợn của EU sẽ giảm 0,4%/năm, từ 32,4 kg/người năm 2022 xuống 31,1 kg năm 2032, giảm 4% trong cả giai đoạn này. Xuất khẩu thịt lợn dự kiến sẽ giảm khi chăn nuôi của Trung Quốc phục hồi, với năng suất dự kiến sẽ phục hồi sớm hơn dự kiến ban đầu, do đó làm giảm đáng kể sự phụ thuộc vào nhập khẩu, mặc dù dịch tả ASF vẫn tiếp tục bùng phát.   Kết quả là, trong khi xuất khẩu của EU tăng 2,8% mỗi năm trong giai đoạn 2012-2022, thì dự báo sẽ giảm 3,2% mỗi năm trong thập kỷ tới.   Giá thịt lợn dự kiến sẽ vẫn ở mức thấp sau khi tăng đột biến vào năm 2022. Tuy nhiên, nhu cầu nhập khẩu của các nước, dịch tả ASF tiếp tục bùng phát ở châu Á và sản xuất tại thị trường EU điều chỉnh có thể làm chậm quá trình giảm giá cho đến năm 2025.   Giá thịt lợn tại thị trường EU dự kiến sẽ duy trì ở mức khoảng 1,50 Euro/kg từ năm 2025 đến năm 2032.   Sản xuất thịt bò dự kiến sẽ giảm, tổng sản lượng thịt bò của EU được dự đoán sẽ tiếp tục giảm xuống 0,6 triệu tấn (giảm 9%) vào năm 2032 do đàn bò giảm 2,8 triệu con (giảm 9,1%).   Trái ngược với xu hướng giảm trong những năm gần đây, sản lượng thịt cừu và thịt dê của EU dự kiến sẽ tăng nhẹ (tăng 0,2%/năm) cho đến năm 2032 (lên tới 645.000 tấn), do tình hình cung cầu trên thế giới chặt chẽ và giá cả thuận lợi cho các nhà sản xuất sẽ thúc đẩy sản lượng tăng.   Nguồn: Vinanet/VITIC/thepigsite  

CHĂN NUÔI THÔNG MINH SẼ NGÀY CÀNG MỞ RỘNG

Chăn nuôi gia cầm thông minh được hỗ trợ bởi các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), cảm biến và phần mềm. Chúng cho phép khai thác dữ liệu trên nhiều thông số khác nhau như nhiệt độ, độ ẩm, mức amoniac và lượng thức ăn nạp vào… Ngoài mục đích tăng năng suất chăn nuôi, giảm rủi ro dịch bệnh, chăn nuôi gia cầm thông minh cũng giúp tiết kiệm lao động hơn. Với những lợi ích này, chăn nuôi gia cầm thông minh chắc chắn sẽ sớm thành công và ngày càng mở rộng. Hơn nữa, chi phí cho các công nghệ như thiết bị IoT và mạng internet dần hợp lý hơn, mở ra cơ hội tiếp cận cho các hãng sản xuất quy mô vừa và nhỏ nắm bắt công nghệ mới. Chăn nuôi gia cầm thông minh đã thổi một làn gió mới vào ngành công nghiệp gia cầm châu Á. Tại Indonesia, công ty khởi nghiệp công nghệ nông nghiệp Integrasi Teknologi Unggas đã phối hợp với Khoa Khoa học Ðộng vật, Ðại học Gadjah Mada để phát triển BroilerX, một giải pháp kỹ thuật số tích hợp cho ngành gia cầm. Công nghệ này giúp người chăn nuôi gà thịt nâng cao hiệu quả sản xuất. BroilerX có 4 cảm biến môi trường tự động ghi dữ liệu bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, CO2 và amoniac. Nền tảng này có hệ thống cảnh báo sớm kích hoạt trên ứng dụng trong thời gian thực. Nhờ đó, nông dân nuôi gia cầm tại Indonesia có thể giải quyết các vấn đề sản xuất ngay lập tức. Họ có thể ghi lại dữ liệu từ lúc gà con đến lúc thu hoạch một cách nhanh chóng và dễ dàng. Các thông tin như lượng thức ăn ăn vào, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn và giá vốn hàng bán sẽ được xử lý tự động. Hay tại Thái Lan, Thaifoods Group đang triển khai các công nghệ kỹ thuật số như IoT trong trang trại chăn nuôi gà ở tỉnh Kanchanaburi. Tuy nhiên tại châu Á, chỉ có các hãng sản xuất lớn và các trang trại chăn nuôi quy mô công nghiệp mới đầu tư vào công nghệ mới như máng ăn và hệ thống vòi uống tự động, hệ thống thông gió, chiếu sáng, cân, phần mềm quản lý và IoT. Nhiều nông dân vẫn chưa quen với công nghệ kỹ thuật số và họ có xu hướng ghi dữ liệu theo cách thủ công nên cần phải đơn giản hóa việc thu thập và xử lý dữ liệu. Công nghệ dễ sử dụng và giá rẻ hơn so với các sản phẩm tương tự được sản xuất ở nước ngoài sẽ là một điểm cộng. Do đó, các hãng cung cấp hệ thống chăn nuôi thông minh phải sẵn sàng hỗ trợ giải quyết vấn đề kết nối internet còn nhiều bất cập ở những vùng sâu, vùng xa, thường là địa điểm phù hợp để xây dựng trang trại chăn nuôi. Ðồng thời cũng cần tập trung vào công tác đào tạo để đảm bảo công nghệ mới được vận hành hiệu quả. Hiện nay, nhiều trang trại và công ty lớn tại châu Á đã cài đặt phần mềm quản lý và IoT. Nhưng tỷ suất lợi nhuận của ngành chăn nuôi gia cầm hiện đang eo hẹp nên một số nhà sản xuất đang cân nhắc lợi nhuận trước khi đưa ra quyết định đầu tư mới. Tuy nhiên, về lâu dài, đầu tư vào công nghệ mới sẽ là xu hướng tất yếu, vì nó giúp người sản xuất giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, giải quyết tình trạng thiếu lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo lợi thế cạnh tranh. Chi phí cho các công nghệ như thiết bị IoT và mạng sẽ rẻ hơn và nhiều trang trại sẽ sử dụng IoT để cải thiện năng suất, ngăn ngừa dịch bệnh, nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng lợi nhuận. Nguồn: Người chăn nuôi

ÁP LỰC CỦA NGÀNH SỮA TOÀN CẦU

Theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, song các hãng sản xuất sữa trên toàn cầu đang phải đối mặt với khó khăn khi chi phí đầu vào tăng cao, chuỗi cung ứng gián đoạn và thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Khó khăn chồng chất Báo cáo ngành sữa toàn cầu theo quý từ tháng 3/2022 của Rabobank cho biết, thức ăn thô xanh kém chất lượng đang ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng sữa bò tại châu Âu và Mỹ. Trong một số trường hợp, các hãng sản xuất sữa đang tối đa hóa lợi nhuận chứ không tập trung sản xuất vì chi phí thức ăn chăn nuôi đang tăng vọt. Xung đột Nga - Ukraine cũng ảnh hưởng đến giá và nguồn cung mọi thứ, từ năng lượng đến phân bón và nhiều hàng hóa khác, từ đó tác động lên chi phí, nguồn cung thức ăn và cuối cùng là giá sữa thành phẩm và giá sữa nguyên liệu cũng tăng theo, theo Rabobank. Trong khi đó, nhiều khu vực đang chật vật ứng phó với hạn hán, sụt giảm sản lượng và diện tích chăn nuôi. Theo TS. Curtis Harms, Giám đốc Công ty DVM khu vực Bắc Mỹ, giá thức ăn và nguồn cung nguyên liệu là một thách thức dai dẳng đối với người chăn nuôi bò sữa tại Mỹ. Mike Rincker, Phó Giám đốc kỹ thuật tại DPI Global cho biết, chi phí đầu vào tăng và những tác động đến lợi nhuận là thách thức hàng đầu của toàn ngành chăn nuôi. Ben Laine, một chuyên gia phân tích ngành sữa tại Rabo AgriFinance cho biết, phần lớn áp lực chi phí của các hãng sữa đều do giá thức ăn chăn nuôi tăng vọt. Tuy nhiên, hiện giá sữa đã đủ bù đắp chi phí sản xuất nên các hãng sữa cần tìm kiếm cơ hội tăng doanh số bán hàng chứ không nên bảo vệ lợi nhuận bằng cách chuyển sang các hãng thức ăn chăn nuôi rẻ hơn bởi nguy cơ thay đổi khẩu phần ăn của vật nuôi và sụt giảm chất lượng sản phẩm sữa. Theo Rincker, thay vì tìm cách cắt giảm chi phí, các nhà sản xuất nên tìm cách gia tăng giá trị. Ngoài ra, các nhà sản xuất cũng có thể duy trì lợi nhuận bằng cách cải thiện hiệu quả và giảm thiểu chất thải bất cứ khi nào có thể. Gián đoạn chuỗi cung ứng cũng đang ảnh hưởng đến mọi thứ từ nguồn cung nguyên liệu, chi phí đầu vào đến xuất khẩu. Rabobank ghi nhận, do thách thức chuỗi cung ứng, xuất khẩu sữa trong năm 2022 bắt đầu đi xuống sau khi đạt tăng trưởng 4% trong năm 2021, chủ yếu tại Mỹ, châu Âu, New Zealand, Australia, Brazil, Argentina và Uruguay. Ngành công nghiệp sữa toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Harms cho biết, đợt phong tỏa COVID-19 nghiêm ngặt suốt 2 tháng qua tại Thượng Hải, một trong những cảng container nhộn nhịp nhất thế giới sẽ khiến tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng, thiếu hụt hàng hóa và lạm phát tiếp tục kéo dài. Theo chuyên gia này, tình trạng suy giảm sản lượng sữa trên toàn thế giới kéo theo tác động tiêu cực lên nguồn cung sản phẩm sữa toàn cầu do giá thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng cao. Thiếu nguồn cung sữa toàn cầu sẽ tác động tích cực lên giá sữa của Mỹ, nhưng còn phụ thuộc vào sức mạnh của đồng USD và nguồn cung cũng như nhu cầu đối với các sản phẩm sữa trên toàn thế giới. Gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu khiến thiếu hụt nguồn cung và tăng giá axit palmitic - một phụ gia hỗ trợ sản xuất chất béo sữa. Cecilia Lopez, chuyên gia về giải pháp chăn nuôi bò sữa tại Novus International cho biết, có nhiều yếu tố thúc đẩy giá axit palmitic: Indonesia, nhà xuất khẩu axit palmitic hàng đầu thế giới đã cấm xuất khẩu phụ gia này vào đầu năm 2022; Chuỗi cung ứng gián đoạn và xung đột Nga - Ukraine; Malaysia thất thu vụ dầu cọ do lũ lụt và thiếu lao động… Giải pháp công nghệ Những cải tiến và công nghệ mới để giảm khí thải nhà kính tại các trang tại bò sữa đang giúp ngành công nghiệp tiến sát mục tiêu đầy tham vọng nhằm giải quyết biến đổi khí hậu và hoạt động bền vững hơn. Bền vững và biến đổi khí hậu đang là chủ đề nóng trong ngành sữa. Nhiều trang trại đang hướng đến đến mối cân bằng giữa “giá trị” của bền vững và biến đổi khí hậu với tác động của chúng lên lợi nhuận, theo Rincker. Đây là hướng đi đúng đắn khi người chăn nuôi cân nhắc sử dụng công nghệ và cải tiến để giảm lượng khí thải. Các thiết bị phân hủy kỵ khí có thể giảm phát thải khí methane bằng cách phân hủy phân, nước thải hoặc chất thải thực phẩm để tạo ra khí sinh học. Một cách tiếp cận khác là sử dụng phụ gia thức ăn chăn nuôi có khả năng giảm lượng khí thải từ gia súc. Emma Song, Giám đốc kỹ thuật tại Công ty sinh học Wuhan Sunhy, Trung Quốc cho biết, có nhiều phụ gia thức ăn mà người nuôi bò sữa có thể sử dụng để giảm khí thải hoặc tiết kiệm chi phí như enzyme cải thiện tiêu hóa hay chất ức chế urease. Theo Harms, tất cả tiến bộ này đã giúp ngành sữa cải thiện đáng kể về tính bền vững và giảm khí thải. Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (Bộ Nông nghiệp Mỹ) cho biết, sản xuất sữa của nước này đã tăng 51% so năm 1990 nhưng lượng phát thải trên mỗi đơn vị sản xuất sữa lại giảm 26%. Ngành sữa Mỹ cũng chứng kiến sự gia tăng đáng kể về sản lượng sữa, sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả hơn, khả năng tiêu hóa thức ăn thô xanh tốt hơn, giảm kháng sinh. Các chuyên gia cho rằng, ngành sữa không tránh khỏi tình trạng thiếu hụt lao động như các ngành công nghiệp khác và cũng đang hướng đến tự động hóa để giải quyết thách thức này. Theo Emma Song, ngày nay chúng ta có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa để ứng phó thách thức về lao động. Có thể kể đến ví dụ điển hình như rôbot vắt sữa, máy nạo phân và máy nạo thức ăn. Ngoài ra, các trại bò sữa đang sử dụng thiết bị đeo thẻ để theo dõi và quản lý sức khỏe đàn vật nuôi, nâng cao năng suất và hỗ trợ người lao động làm việc hiệu quả hơn. Ứng dụng công nghệ tiên tiến và tự động hóa ngay từ sớm là cách để các trang trại bò sữa giải quyết bài toán lao động và xa hơn là thực hiện mục tiêu sản xuất bền vững, Harms nói. Nguồn: Chăn nuôi Việt Nam  

GIÁO TRÌNH - BÀI GIẢNG

TIÊU DIỆT KÍ SINH TRÙNG TRÊN HEO

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Thiệt hại của kí sinh trùng gây...

Tiềm năng, lợi thế chăn nuôi bò thịt, bò sữa của Thủ đô

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Là Thủ đô song Hà Nội vẫn...

DINH DƯỠNG CHO NÁI HẬU BỊ THỜI KÌ MANG THAI

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Sự phát triển của heo con ở...

QUẢN LÝ DINH DƯỠNG TRƯỚC VÀ SAU CAI SỮA ĐỂ GIẢM CHI PHÍ CÁM

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Vấn đề của những nước chăn nuôi...

NHU CẦU VITAMIN CỦA GÀ

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Để nuôi gia cầm thành công, người...

NHU CẦU KHOÁNG CỦA GÀ

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Để nuôi gia cầm thành công, người...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SULPHONAMID

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
1. Triệu chứng Gà trúng độc Sulphonamid...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FURAZOLIDON

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
1. Triệu chứng Khi dùng Furazolidon phòng...

BỆNH NGỘ ĐỘC THỨC ĂN DO ĐỘC TỐ AFLATOXIN

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO MUỐI

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Muối là một trong những thành phần...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SELENIUM (Se)

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Selen là một trong những nguyên tố...

BỆNH DO TRÚNG ĐỘC KHÍ NH3

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Khí NH3  được sinh ra từ chất...

BỆNH TRÚNG ĐỘC KHÍ CO

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Lượng khí CO được sinh ra do...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FORMALDEHYDE

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Formaldehyde hay còn gọi là formon. Dung...

BỆNH SƯNG GAN THẬN TRÊN GÀ

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh sưng gan và thận thường xảy...

BỆNH HỘI CHỨNG XUẤT HUYẾT VÀ PHÌ GAN

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh FLHS là biểu hiện một quá...

BỆNH DO SUY DINH DƯỠNG TRÊN GIA CẦM

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu hụt dinh dưỡng gây rối...

BỆNH THIẾU VITAMIN A

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Đặc điểm của bệnh thiếu vitamin A...

BỆNH THIẾU VITAMIN D

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin D trong đàn gà...

BỆNH THIẾU VITAMIN E

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin E thường hay gặp...

BỆNH THIẾU VITAMIN K

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin K ở gà có...

BỆNH THIẾU VITAMIN B1

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin B1 ở gà thể...

BỆNH THIẾU VITAMIN B2

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin B2 có đặc điểm...

BỆNH THIẾU VITAMIN B5

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu axit Pantothenic ở gia cầm...

BỆNH THIẾU AXIT NICOTINIC – VITAMIN B3

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu axit Pantothenic ở gia cầm...

BỆNH THIẾU PYRIDOXIN (VITAMIN B6)

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Đặc điểm của bệnh này là giảm...

BỆNH THIẾU BIOTIN (VITAMIN H)

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Gà mắc bệnh thiếu Biotin có đặc...

BỆNH THIẾU AXIT FOLIC

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Axit folic hay còn gọi là vitamin...

BỆNH THIẾU CHOLINE

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Chất Choline còn được gọi là vitamin...

BỆNH THIẾU VITAMIN B12

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Vitamin B12 cần thiết cho sự phát...

BỆNH THIẾU SELENIUM

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu Selenium ở gà có đặc...

BỆNH THIẾU CANXI VÀ PHOTPHO (Ca, P)

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Canxi và photpho là 2 nguyên liệu...

BỆNH THIẾU MANGAN (Mn)

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Mangan được hấp thu qua đường tiêu...

BỆNH THIẾU MUỐI (NaCl)

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
NaCl là một loại muối bao gồm...

BỆNH THIẾU KẼM (Zn)

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Kẽm là một nguyên tố vi lượng...

BỆNH THIẾU (Mg)

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Mg trong cơ thể động vật chiếm...

BỆNH DO ĐÓI TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh đói ở gà thường thể hiện...

BỆNH DO MẤT NƯỚC TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Gà bị thiếu nước hay mất nước...

BỆNH DO LẠNH TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Gà bị lạnh với biểu hiện đứng...

BỆNH DO NÓNG TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Nhiệt độ quá nóng trong chuồng nuôi...

BỆNH DO TỔN THƯƠNG TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Đây là một bệnh nội ngoại khoa...

BỆNH THIẾU KALI TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Kali trong cơ thể có tác dụng...

BỆNH VIÊM THẬN SỚM Ở GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh chỉ thấy xuất hiện ở gà...

BỆNH MỆT MỎI CỦA GÀ ĐẺ CÔNG NGHIỆP

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh CLF thường xảy ra ở gà...

BỆNH CÒI XƯƠNG

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Đây là bệnh thường phổ biến ở...

BỆNH MỀM ĐỐT SỐNG

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thường thấy ở gà thịt giai...

BỆNH SỤN HOÁ XƯƠNG BÀN CHÂN

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh sụn hoá xương chày, xương bàn...

BỆNH GOUT

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh gout trên gà chia làm hai...

Kỹ thuật phòng và chữa bệnh cho vịt

12 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Sở hữu tổng đàn gia súc, gia...

LỰA CHỌN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO ĐÀN GÀ

12 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Ai cũng biết nước là nguồn dinh...

7 CÁCH GIÚP TĂNG LƯỢNG THỨC ĂN ĂN VÀO Ở HEO CAI SỮA

12 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Nếu lượng thức ăn ăn vào tăng...

ĐỘC TỐ NẤM MỐC: CÁNH CỬA CHO CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM.

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Ảnh hưởng trực tiếp của độc tố...

BỔ SUNG CHẤT ĐIỆN GIẢI CHO GÀ

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Không khí nóng gây thiệt hại rất...

CÁC BIỆN PHÁP GIÚP THỤ TINH NHÂN TẠO THÀNH CÔNG

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Thụ tinh nhân tạo có nhiều ưu...

QUẢN LÝ NÁI CAO SẢN

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Lý do khiến các trại tuy đã...

NUÔI DƯỠNG GÀ VÀO MÙA NÓNG

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Thông qua việc tạo và giải phóng...

VITAMIN VÀ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Một trong những yếu tố quan trọng...

BỆNH TGE TRÊN HEO – TRANSMISSBLE GASTROENTERITIS OF SWINE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG – FOOT AND MOUTH DISEASE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH MỤN NƯỚC TRÊN HEO – SWINE VESICULAR DISEASE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH MỤN NƯỚC TRONG MIỆNG HEO – SWINE VESICULAR STOMATITIS

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH PED TRÊN HEO – PORCINE EPIDEMIC DIARRHAE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH ĐẬU HEO – SWINE POX

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN TRÊN HEO – SWINE JAPANESE B ENCEPHALOMYETIS

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH VIÊM NÃO DO VIRUS NIPAH TRÊN HEO – NIPAH ENCEPHALITIS IN PIG

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

HỘI CHỨNG CÒI CỌC TRÊN HEO – POST WEANING MULTI SYSTEMIC WASTING SYNDROM

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH SẢY THAI DO PARVOVIRUS TRÊN HEO – PARVOVIRUS DISEASE OF SWINE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH PPRS TRÊN HEO – PORCINE REPRODUCTIVE AND RESPYRATORY SYNDROME

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH GIẢ DẠI TRÊN HEO – AUJESZKY

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH CÚM HEO – HOG FLU

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH DỊCH TẢ CHÂU PHI – AFRICA SWINE FIVER

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH DỊCH TẢ HEO – HOG CHOLERA

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH SƯNG PHÙ ĐẦU TRÊN GÀ – AVIAN PNEUMOVIRUS (APV)

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

HỘI CHỨNG CÒI CỌC DO REOVIRUS – REO

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH CÚM GIA CẦM – AVIAN INFLUENZA (AI)

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH BẠI HUYẾT TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH KHẸC TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH HUYẾT TRÙNG TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH E. COLI TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH THƯƠNG HÀN TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm