giải trí
1. Ngành công nghiệp chăn nuôi gà thịt
- Đặc điểm Ngành công nghiệp chăn nuôi gà thịt đang có những bước tiến rõ rệt với quy trình sản xuất khép kín, từ việc chọn giống đến nuôi dưỡng, chế biến và tiêu thụ. Áp dụng công nghệ hiện đại trong quá trình chăn nuôi giúp gia tăng hiệu suất và chất lượng sản phẩm. Có hai mô hình chăn nuôi phổ biến hiện nay:
+ Mô hình chăn nuôi công nghiệp với quy mô lớn.
+ Mô hình trang trại nhỏ lẻ.
- Thách thức và cơ hội Ngành chăn nuôi gà thịt không tránh khỏi những thách thức lớn như vấn đề môi trường và dịch bệnh. Việc kiểm soát chất thải và giảm thiểu ô nhiễm môi trường là bài toán khó cho các trang trại lớn. Ngoài ra, dịch bệnh là mối đe dọa thường trực, đòi hỏi các cơ sở chăn nuôi phải tuân thủ chặt chẽ quy định về phòng chống dịch.
- Bên cạnh đó, chính sách của nhà nước Nhà nước đã và đang có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích chăn nuôi gà quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Cơ hội từ thị trường xuất khẩu Thị trường xuất khẩu thịt gà vẫn đầy tiềm năng, đặc biệt khi nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm trên thế giới ngày càng gia tăng. Đối với những doanh nghiệp biết tận dụng cơ hội, việc nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu sẽ mang lại lợi nhuận lớn.
2. Cơ hội phát triển ngành chăn nuôi gà thịt
- Xu hướng tiêu dùng Ngành chăn nuôi gà thịt đang chứng kiến nhiều cơ hội phát triển nhờ vào sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng. Nhu cầu về thực phẩm sạch và an toàn ngày càng gia tăng khi người tiêu dùng chú trọng đến sức khỏe. Sản phẩm từ gà, đặc biệt là các sản phẩm chế biến, đang trở thành lựa chọn hàng đầu cho bữa ăn nhanh gọn và giàu dinh dưỡng.
- Ngoài ra, các loại thực phẩm tiện lợi, như gà chế biến sẵn hoặc đóng gói, cũng đang chiếm lĩnh thị trường do phù hợp với nhịp sống hiện đại.
3. Sản phẩm từ ngành chăn nuôi gà thịt
- Sản phẩm sạch và an toàn:Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm chăn nuôi an toàn, không chứa chất cấm và được kiểm định nghiêm ngặt. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp đầu tư vào các mô hình chăn nuôi an toàn và bền vững, đồng thời cải thiện hình ảnh thương hiệu trên thị trường.
- Sản phẩm chế biến từ gà:Các sản phẩm chế biến từ gà như xúc xích, gà rán, gà nướng ngày càng trở nên phổ biế Đây là phân khúc đầy tiềm năng, nhất là khi nhu cầu về thực phẩm tiện lợi và nhanh chóng tiếp tục tăng cao.
4. Ứng dụng công nghệ hiện tại vào quy trình chăn nuôi
- Ứng dụng công nghệ sinh học:Công nghệ sinh học giúp cải thiện sức khỏe của đàn gà, tăng sức đề kháng và giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh. Những tiến bộ này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường về an toàn thực phẩm.
- Tự động hóa trong chăn nuôi:Việc áp dụng các hệ thống tự động hóa trong khâu chăm sóc và quản lý đàn gà giúp giảm thiểu chi phí nhân công, đồng thời cải thiện điều kiện sống và tăng năng suấ Các thiết bị cảm biến thông minh giúp theo dõi sức khỏe, nhiệt độ, và môi trường sống của gà một cách tự động, tối ưu hóa quá trình chăm sóc.
- Phân tích dữ liệu để nâng cao hiệu quả:Phân tích dữ liệu trong chăn nuôi cho phép các doanh nghiệp dự đoán xu hướng tiêu dùng, tối ưu hóa nguồn lực và giảm thiểu rủi ro. Nhờ vào việc thu thập và phân tích dữ liệu, các mô hình chăn nuôi có thể được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường.
5. Các yếu tố cần quan tâm khi đầu tư vào chăn nuôi gà thịt
Yếu tố 1: Vốn đầu tư
- Để bắt đầu một mô hình chăn nuôi gà thịt, việc chuẩn bị nguồn vốn đầu tư là vô cùng quan trọng.
- Có nhiều hạng mục chi phí cần xem xét, bao gồm chi phí xây dựng chuồng trại, mua giống, thức ăn, và thuốc thú y, cũng như chi phí nhân công. Các nhà đầu tư cần lập kế hoạch tài chính chi tiết để đảm bảo việc chăn nuôi diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả cao.
+ Chi phí xây dựng chuồng trại: Xây dựng chuồng trại đạt chuẩn không chỉ đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho đàn gà mà còn giúp tối ưu hóa quy trình quản lý và nuôi dưỡng. Chuồng trại cần có hệ thống thông gió, ánh sáng, và hệ thống quản lý chất thải phù hợp.
+ Chi phí mua giống, thức ăn và thuốc thú y: Giống gà, thức ăn và thuốc thú y chiếm một phần lớn trong vốn đầu tư ban đầu. Để đạt hiệu quả kinh tế, nhà đầu tư cần lựa chọn các loại giống tốt, chất lượng thức ăn cao và đảm bảo việc tiêm phòng bệnh đầy đủ.
+ Chi phí nhân công: Chăn nuôi gà thịt cần có đội ngũ nhân công chuyên nghiệp, có kinh nghiệm trong việc chăm sóc và quản lý đàn gà. Chi phí nhân công bao gồm lương và các chế độ phúc lợi, đồng thời cần dự toán nguồn lực phù hợp với quy mô trang trại.
Yếu tố 2: Rủi ro
Giống như bất kỳ ngành nghề nào, chăn nuôi gà thịt cũng đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn. Những rủi ro phổ biến có thể kể đến như bệnh dịch, giá cả thị trường biến động, và sự thay đổi trong chính sách của nhà nước.
+ Bệnh dịch: Bệnh dịch là mối lo ngại hàng đầu của các nhà chăn nuôi, đặc biệt là các loại dịch cúm gia cầm. Để hạn chế thiệt hại, các trang trại cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vệ sinh, phòng dịch và tiêm phòng cho đàn gà.
+ Giá cả thị trường biến động: Bao gồm giá thức ăn chăn nuôi và giá bán sản phẩm, có thể thay đổi liên tục. Việc dự báo và quản lý rủi ro này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì lợi nhuận và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
+ Chính sách thay đổi: Nhà nước có thể ban hành các chính sách mới ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi, chẳng hạn như quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc thuế suất. Nhà đầu tư cần nắm rõ và cập nhật thường xuyên các quy định pháp lý để tuân thủ và tránh rủi ro pháp lý.
Yếu tố 3: Kiến thức và kỹ năng
Ngoài vốn và quản lý rủi ro, kiến thức và kỹ năng về chăn nuôi gia cầm là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo sự thành công trong ngành chăn nuôi gà thịt. Người chăn nuôi cần trang bị đầy đủ kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi và kỹ năng quản lý hiện đại.
+ Kiến thức về chăn nuôi gia cầm: Hiểu biết về quy trình chăn nuôi gà thịt, từ việc chọn giống, chăm sóc sức khỏe đến quản lý dinh dưỡng và môi trường sống, sẽ giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
+ Kỹ năng quản lý: Quản lý trang trại chăn nuôi đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhiều yếu tố như nhân sự, tài chính, và sản xuất. Kỹ năng quản lý tốt giúp tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn.
+ Khả năng tiếp cận thông tin: Người chăn nuôi có khả năng tiếp cận thông tin về thị trường, chính sách và công nghệ mới để điều chỉnh kịp thời các chiến lược kinh doanh. Việc tham gia các khóa đào tạo, hội thảo và kết nối với chuyên gia sẽ giúp tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường chăn nuôi.
GIÁ SẢN PHẨM CHĂN NUÔI(GIÁ TẠI TRẠI) CẢ NƯỚC NGÀY 10/4/2024
Đây là bảng giá sản phẩm chăn nuôi cả nước (tại trại) cập nhật ngày 10/09/2024, bao gồm: giá heo hơi, giá gà hơi, giá vịt…
Sản phẩm
ĐVT
Giá bình quân
Giá bình quân
So giá BQ
So giá BQ
10/9/2024
trong tháng
tháng trước
năm trước
(đồng)
(đồng)
(đồng)
(%)
(đồng)
(%)
Heo thịt hơi (Miền Bắc)
đ/kg
65.700
65.320
-780
-1,2
6
10,7
Heo thịt hơi (Miền Trung)
đ/kg
63.100
62.640
-1360
-2,1
5
9,1
Heo thịt hơi (Miền Đông)
đ/kg
63.500
62.960
-1340
-2,1
6
10,6
Heo thịt hơi (Miền Tây)
đ/kg
63.200
62.900
-1000
-1,6
6
10,7
Gà thịt lông màu (Miền Bắc)
đ/kg
55.000
49.980
5600
12,6
-9487
-16,0
Gà thịt lông màu (Miền Trung)
đ/kg
43.800
42.400
-7840
-15,6
-13120
-23,6
Gà thịt lông màu (Miền Đông)
đ/kg
45.700
43.520
-7860
-15,3
-22680
-34,3
Gà thịt lông màu (Miền Tây)
đ/kg
42.000
39.800
-4200
-9,5
-24300
-37,9
Gà chuyên thịt (Miền Bắc)
đ/kg
27.000
28.800
-3000
-9,4
-9
-23,4
Gà chuyên thịt (Miền Trung)
đ/kg
28.000
31.200
0
0,0
3
11,4
Gà chuyên thịt (Miền Đông)
đ/kg
28.000
31.200
0
0,0
3
11,4
Gà chuyên thịt (Miền Tây)
đ/kg
27.000
31.000
-200
-0,6
3
10,7
Vịt thịt (Miền Bắc)
đ/kg
36.000
36.840
-5060
-12,1
-14836
-28,7
Vịt thịt (Miền Trung)
đ/kg
40.000
38.800
-1020
-2,6
-8000
-17,1
Vịt thịt (Miền Đông)
đ/kg
40.000
44.220
220
0,5
-2830
-6,0
Vịt thịt (Miền Tây)
đ/kg
40.900
44.620
1
3,2
-2552
-5,4
Trứng gà (Miền Bắc)
đ/quả
1.970
1.942
-230
-10,6
-550
-22,1
Trứng gà (Miền Trung)
đ/quả
2.150
2.156
-132
-5,8
-449
-17,2
Trứng gà (Miền Đông)
đ/quả
1.700
1.860
-396
-17,6
-330
-15,1
Trứng gà (Miền Tây)
đ/quả
1.900
1.900
-170
-8,2
-300
-13,6
Trứng vịt (Miền Bắc)
đ/quả
2.290
2.376
-38
-1,6
-476
-16,7
Trứng vịt (Miền Trung)
đ/quả
2.400
2.380
-220
-8,5
-617
-20,6
Trứng vịt (Miền Đông)
đ/quả
2.500
2.460
-220
-8,2
-365
-12,9
Trứng vịt (Miền Tây)
đ/quả
2.090
2.138
-358
-14,3
-97
-4,3
PHÁT HIỆN 5 NGƯỜI NHIỄM BỆNH THAN TẠI TRANG TRẠI NUÔI BÒ THỊT SƠN ĐÔNG- TRUNG QUỐC
Các trường hợp mắc bệnh than được phát hiện tại một trang trại chăn nuôi bò thịt ở Liêu Thành, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. 5 công nhân của trang trại bị nhiễm bệnh và đã được cách ly điều trị.
Địa điểm xuất hiện các trường hợp mắc bệnh than riêng lẻ là tại một trang trại chăn nuôi bò thịt ở thị trấn Thất Cấp, huyện Dương Cốc, thành phố Liêu Thành, tỉnh Sơn Đông.
Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc ngày 2/8 cho biết, sau khi phát hiện các trường hợp mắc bệnh, chính quyền địa phương đã đóng cửa trang trại, tiến hành tiêu hủy tất cả các động vật đang được nuôi tại đây; đồng thời tiến hành khử trừng, giám sát toàn diện trang trại và môi trường xung quanh. Kết quả không phát hiện vật nuôi dương tính khác.
Chính quyền địa phương cũng yêu cầu các sản phẩm được chế biến từ gia súc liên quan của trang trại không được đưa ra thị trường. Tiến hành điều tra toàn diện, lấy mẫu xét nghiệm và theo dõi triệu chứng đối với những người tiếp xúc với động vật mắc bệnh.
Năm công nhân của trang trại tiếp xúc trực tiếp với gia súc bị bệnh được chẩn đoán mắc bệnh than qua da, triệu chứng nhẹ và được cách ly, điều trị. Những người tiếp xúc gần đều đã được giám sát sức khỏe nghiêm ngặt và không phát hiện trường hợp lây nhiễm.
Được biết, bệnh than là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Bacillus anthracis gây ra. Bệnh chủ yếu phổ biến ở các động vật ăn cỏ như bò và cừu. Con người thường bị nhiễm bệnh qua tiếp xúc với động vật bị bệnh hoặc sản phẩm được chế biến từ động vật bị bệnh, thường xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, nôn mửa và tiêu chảy.
CÔNG TÁC ĐẢM BẢO CHO VẬT NUÔI MÙA MƯA BÃO
Nhằm chủ động tăng cường phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn cho vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi, đảm bảo phát triển chăn nuôi, Cục Chăn nuôi đã ban hành công văn số 374/CN-MTCN về đảm bảo an toàn cho vật nuôi trong mùa mưa lũ. Một số nội dung nười chăn nuôi cần lưu ý triển khai thực hiện tốt và đồng bộ nhằm đảm bảo an toàn cho vật nuôi và đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh hiệu quả, tránh lây lan phát tán mầm bệnh:
1. Đối với những vùng có nguy cơ ngập lụt
– Không làm chuồng trại chăn nuôi gần bờ sông, bờ suối, tả luy cao để tránh lũ ống, lũ quét và sạt lở đất;
– Cần chủ động nâng cao nền chuồng, làm chuồng tránh lũ, làm rèm che chắn để tránh mưa tạt, gió lùa;
– Thực hiện việc kiểm tra và gia cố vững chắc cho chuồng trại đề phòng bão, lũ. Nếu chuồng nuôi lợp bằng lá, tôn, fibro xi măng chưa kiên cố thì có thể giằng lên mái các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát, can nước để hạn chế tốc mái khi có gió lớn, bão xảy ra;
– Thức ăn: làm sàn kê cao, vải ni-lon che mưa, căn cứ vào số lượng, loại vật nuôi, lượng thức ăn tiêu thụ/ngày của cơ sở chăn nuôi để lập kế hoạch dự trữ thức ăn đầy đủ tối thiểu 15 ngày cho vật nuôi;
– Kiểm tra, khai thông hệ thống thoát nước của khu vực chuồng trại như hệ thống thoát nước thải, nước mưa, nơi chứa chất thải rắn, nhằm hạn chế ô nhiễm khi mưa to hoặc ngập lụt;
– Nước uống: dự trữ nước sạch, tu sửa máy bơm, hệ thống dẫn nước đảm bảo nguồn cung dự phòng kịp thời.
2. Đối với các vùng nuôi ngập úng
- Chuẩn bị sẵn phương án di dời vật nuôi lên những vùng đất cao bằng cách làm chuồng che chắn cẩn thận, dự trữ đầy đủ thức ăn và bảo quản thức ăn khô ráo, không bị ẩm mốc, cung cấp đủ nước sạch cho vật nuôi uống. Sử dụng máy phát điện dự phòng để cung cấp kịp thời khi mất điện lưới cho các lò ấp trứng giống để đảm bảo có con giống chất lượng để tái đàn;
- Cần đánh giá hiện trạng vật nuôi, xuất bán kịp thời khi đến tuổi, trọng lượng xuất bán; hướng dẫn giảm đàn vật nuôi tại những nơi có nguy cơ (bán, giết mổ,… gia súc, gia cầm thịt và gia cầm con; loại thải gia súc, gia cầm sinh sản kém phẩm chất, già yếu) trước khi mưa bão xảy ra; kiểm tra sự hoạt động của hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi như: hố ủ phân, bể lắng, công trình khí sinh học (biogas); tăng cường công tác vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi: vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi; định kỳ phun sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi để phòng bệnh.
CÁC CHỦNG CÚM GIA CẦM ĐANG LÂY LAN TRÊN TOÀN CẦU
Dịch cúm gia cầm bùng phát ở động vật có vú, trong đó có cả gia súc ở Mỹ, đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự thiếu hụt trong việc phòng chống đại dịch trong tương lai. Đây là nội dung một báo cáo công bố ngày 18/6, qua đó kêu gọi các nhà lãnh đạo hành động khẩn cấp.
Bốn năm sau đại dịch COVID-19, báo cáo cho thấy các nhà hoạch định chính sách không đầu tư đầy đủ nguồn lực để ngăn chặn thảm họa tái diễn. Nhấn mạnh mối đe dọa tiềm ẩn, báo cáo dẫn chứng nghiên cứu mô hình cho thấy có 50% khả năng thế giới sẽ phải hứng chịu một đại dịch có quy mô tương tự như COVID-19 trong 25 năm tới.
Trên thực tế, virus cúm gia cầm H5N1 gia tăng nhanh chóng ở động vật có vú, trong đó có gia súc trong các trang trại trên khắp nước Mỹ và một số trường hợp ở người, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ bùng phát đại dịch trong tương lai.
Bà Helen Clark, cựu Thủ tướng New Zealand và đồng tác giả báo cáo, cảnh báo nếu H5N1 bắt đầu lây lan từ người sang người, thế giới có thể một lần nữa rơi vào tình trạng quá tải. Bà cho rằng hậu quả của đại dịch này có thể còn thảm khốc hơn hơn COVID-19.
Bà Clark cho rằng con người chưa được trang bị đầy đủ để ngăn chặn các đợt bùng phát trước khi dịch lan rộng hơn. Bà cũng bày tỏ lo ngại về một biến thể bệnh đậu mùa khỉ Mpox nguy hiểm hơn đang ảnh hưởng đến trẻ em ở CHDC Congo.
Mặc dù các quốc gia giàu có có vaccine để chống lại đợt bùng phát Mpox này, nhưng còn nhiều nước chưa được cung cấp loại vaccine này. Hiện đã có 2 trường hợp thiệt mạng vì biến thể Mpox tại Nam Phi. Bà cảnh báo nguy cơ lây lan của các mầm bệnh tương tự nếu các nhà hoạch định chính sách không hành động.
Do đó, báo cáo kêu gọi các chính phủ và tổ chức quốc tế nhanh chóng nhất trí xây dựng một thỏa thuận phòng chống đại dịch mới vào tháng 12, đồng thời tăng cường tài trợ cho các nỗ lực thúc đẩy sản xuất vaccine, củng cố quyền lực của WHO và tăng cường các nỗ lực quốc gia để chống lại virus gây bệnh.
BẮC KẠN THIỆT HẠI NẶNG NỀ VỚI DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI
Từ một vài xã xuất hiện dịch, đến nay, Bắc Kạn đã trở thành địa phương chịu thiệt hại nặng nhất bởi dịch tả lợn châu Phi. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị Bắc Kạn khẩn trương triển khai các giải pháp kiểm soát dịch.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2024 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra trầm trọng và đang diễn biến phức tạp ở hơn 90% địa phương cấp xã của tất cả 8/8 địa bàn huyện của tỉnhBắc Kạn.
Diễn biến nhanh của dịch bệnh đã buộc Bắc Kạn phải tiêu hủy gần 10.000 con lợn, chiếm hơn 40% số lợn bị tiêu hủy do dịch bệnh này gây ra của cả nước.
Tổng trọng lượng lợn chết, tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi của tỉnh Bắc Kạn hiện đã hơn 370 tấn, trị giá khoảng 20 tỷ đồng, nhiều hộ chăn nuôi lâm vào cảnh kiệt quệ.
Mặc dù Bắc Kạn đã khẩn trương triển khai nhiều biện pháp phòng, chống, dập dịch nhưng hiệu quả không cao, dịch vẫn lây lan nhanh.
Theo đánh giá của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) sau khi kiểm tra tại Bắc Kạn thì, địa phương chưa công bố dịch cấp huyện, cấp tỉnh và tổ chức chống dịch theo đúng quy định.
Tình trạng người dân bán chạy lợn bệnh, nghi mắc bệnh, người mua lợn và phương tiện vận chuyển lợn làm dịch bệnh lây lan diện rộng. Công tác quản lý giết mổ, vận chuyển lợn trong vùng dịch chưa thực hiện theo quy định.
Hầu hết người chăn nuôi chưa áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, sát trùng, tiêu độc và chăn nuôi an toàn sinh học.
Mặc dù đã có vaccine dịch tả lợn châu Phi và các địa phương chung quanh, cũng như một số hộ chăn nuôi của tỉnh Bắc Kạn đã sử dụng, cho kết quả rất tốt, bảo vệ được đàn lợn, nhưng hơn 99% các đàn lợn thịt ở Bắc Kạn không được tiêm phòng vaccine này.
Công tác giám sát, phát hiện, báo cáo dịch bệnh chưa kịp thời. Hệ thống thú y từ cấp tỉnh đến cấp xã đều rất thiếu, yếu, chưa tham mưu kịp thời, có hiệu quả các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, phòng, chống dịch bệnh.
Chính quyền tỉnh chưa thực sự quan tâm, chưa huy động cả hệ thống chính trị của địa phương vào cuộc tổ chức phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
Trước tình hình này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị tỉnh Bắc Kạn công bố dịch cấp huyện, cấp tỉnh và tổ chức chống dịch theo đúng quy định; yêu cầu kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan không kịp thời tham mưu, chỉ đạo, triển khai chống dịch theo quy định.
Tập trung nguồn lực của địa phương xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới. Tổ chức xử lý tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết do bệnh; tổng vệ sinh, phun thuốc khử trùng, tiêu độc.
Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp bán chạy, buôn bán, vận chuyển lợn bệnh, nghi mắc bệnh, vứt xác lợn chết ra ngoài môi trường làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Thực hiện nghiêm việc giết mổ, kiểm dịch vận chuyển lợn trong vùng dịch theo đúng quy định.
Hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh, sát trùng khu vực chuồng nuôi và chung quanh. Yêu cầu và có biện pháp bảo đảm chủ hộ chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy do dịch bệnh thực hiện đầy đủ việc sát trùng, vệ sinh, tiêu độc để tiêu diệt mầm bệnh, không để phát tán làm lây lan dịch bệnh.
Bố trí kinh phí để tổ chức tiêm vaccine phòng bệnh theo hướng dẫn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị Bắc Kạn khẩn trương kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp để bảo đảm các nguồn lực tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật.
NINH THUẬN: PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI CỪU THEO CHUỖI GIÁ TRỊ
Tỉnh Ninh Thuận có mục tiêu phát triển đàn dê đến năm 2025 đạt 130.000 con và định hướng đến năm 2030 đạt 160.000 con; tốc độ tăng bình quân 2,93%/năm; tăng sản lượng thịt dê bình quân đạt 3,5%/năm. Phát triển đàn cừu đến năm 2025 đạt 150.000 con và định hướng đến năm 2030 đạt 220.000 con, tốc độ tăng bình quân 8,3%/năm; tăng sản lượng thịt cừu bình quân 4-5%/năm.
Ông Phan Đình Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, để tạo được chuỗi giá trị trong sản phẩm chăn nuôi, tỉnh tiếp tục thu hút các DN quy mô lớn đầu tư phát triển chăn nuôi dê, cừu. Giữ vững và phát triển dê, cừu là sản phẩm đặc thù của Ninh Thuận, phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Dê Ninh Thuận” và thương hiệu “Cừu Ninh Thuận”. Cần có giải pháp hỗ trợ về chính sách, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, DN hoạt động sản xuất chăn nuôi, giết mổ, chế biến tiêu thụ sản phẩm dê, cừu có điều kiện đầu tư, liên kết với các trang trại, hộ chăn nuôi từ khâu đầu vào đến đầu ra tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả, đặc biệt là chuỗi liên kết chăn nuôi khép kín. Đầu tư xây dựng hình thành từ 1-2 cơ sở chế biến, chế biến sâu thịt dê, cừu trên địa bàn tỉnh.
Các huyện, thành phố, UBND cấp xã phải xây dựng nguồn lực con người, tài chính, hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã chủ trì, liên kết với hộ chăn nuôi gia súc, làm cầu nối bao tiêu sản phẩm cung cấp cho các DN thụ sản phẩm chăn nuôi tại các địa phương…
NHỮNG NGHIÊN CỨU GIÚP GIẢM TÁC ĐỘNG CỦA CHĂN NUÔI GIA SÚC ĐẾN KHÍ HẬU
Khí nhà kính hoạt động giống như một lớp kính cửa sổ trong bầu khí quyển. Chúng ngăn không cho nhiệt tỏa ra từ bề mặt Trái đất vào không gian. Khí mê-tan làm điều đó hiệu quả gấp 28 lần so với carbon dioxide, tạo nên một loại kính hai lớp vô hình.
1.Khí mê- tan
Trong nhiều năm qua, nồng độ khí mê-tan trong khí quyển đã tăng hơn gấp đôi. Điều này chủ yếu là do việc tiêu thụ thịt của con người. Bò và các động vật nhai lại khác tạo ra khí mê-tan trong quá trình tiêu hóa. Một nguồn quan trọng khác là phân của động vật. Felix Holtkamp, người đang hoàn thành bằng tiến sĩ tại Viện Khoa học Cây trồng và Bảo tồn Tài nguyên INRES tại Đại học Bonn, giải thích: Một phần ba khí mê-tan do con người tạo ra trên thế giới đến từ chăn nuôi. Người ta ước tính rằng có tới 50% trong số đó bắt nguồn từ quá trình lên men trong bùn.
Do đó, các nhà nghiên cứu trên toàn cầu đang tìm cách ngăn chặn các quá trình này. Holtkamp, người hướng dẫn khoa học của ông là Tiến sĩ Manfred Trimborn từ Viện Kỹ thuật Nông nghiệp tại Đại học Bonn, và Tiến sĩ Joachim Clemens từ nhà sản xuất phân bón SF-Soepenberg GmbH hiện đã trình bày một giải pháp đầy hứa hẹn cho vấn đề này. Holtkamp cho biết: “Chúng tôi đã kết hợp bùn từ một trang trại trong phòng thí nghiệm với canxi xyanua, một chất hóa học đã được sử dụng làm phân bón trong nông nghiệp trong hơn 100 năm. Điều này khiến quá trình sản xuất khí mê-tan gần như dừng lại hoàn toàn”.
2.Khí thải giảm 99%
Nhìn chung, lượng khí thải giảm 99%. Hiệu ứng này bắt đầu chưa đầy một giờ sau khi bổ sung canxi xyanua và kéo dài cho đến khi kết thúc thí nghiệm nửa năm sau đó. Hiệu quả lâu dài là rất quan trọng, bởi vì bùn không chỉ đơn giản là bị loại bỏ. Thay vào đó, nó được lưu trữ cho đến đầu mùa trồng trọt tiếp theo và sau đó rải trên các cánh đồng như một loại phân bón có giá trị. Do đó, việc lưu trữ bùn hàng tháng trời là khá phổ biến.
Trong thời gian này, bùn được vi khuẩn và nấm biến đổi: Chúng phân hủy chất hữu cơ khó tiêu thành các phân tử ngày càng nhỏ hơn. Khí mê-tan được tạo ra ở cuối các quá trình này. Holtkamp giải thích: “Canxi xyanua phá vỡ chuỗi biến đổi hóa học này và làm như vậy đồng thời ở các điểm khác nhau, như chúng ta có thể thấy trong phân tích hóa học của bùn được xử lý tương ứng. Chất này ngăn chặn sự phân hủy của vi sinh vật đối với các axit béo chuỗi ngắn, một chất trung gian trong chuỗi và sự chuyển đổi của chúng thành khí mê-tan. Chính xác thì điều này xảy ra như thế nào vẫn chưa được biết”.
Nhưng chất này cũng có những ưu điểm khác: Nó làm giàu bùn bằng nitơ và do đó cải thiện hiệu quả bón phân của bùn. Nó cũng ngăn chặn sự hình thành của cái gọi là các lớp nổi — đây là những chất hữu cơ lắng đọng tạo thành lớp vỏ rắn trên bùn và cản trở quá trình trao đổi khí.
Quá trình này cũng có lợi cho chính động vật. Động vật thường được nuôi trên các sàn có rãnh. Phân của chúng rơi qua các lỗ trên sàn vào một thùng chứa lớn. Sự chuyển đổi vi sinh vật khiến hỗn hợp phân-nước tiểu sủi bọt theo thời gian. Canxi xyanua làm ngừng quá trình tạo bọt này. Chi phí cũng có thể kiểm soát được vào khoảng 0,3 đến 0,5 xu cho mỗi lít sữa dành cho chăn nuôi gia súc.
Vẫn chưa rõ phương pháp này ảnh hưởng như thế nào đến việc giải phóng amoniac từ bùn. Amoniac là một loại khí độc hại, mặc dù không gây hại cho khí hậu, nhưng có thể chuyển đổi thành khí nhà kính nguy hiểm. Tiến sĩ Manfred Trimborn thuộc Viện Kỹ thuật Nông nghiệp tại Đại học Bonn cho biết: “Chúng tôi có những dấu hiệu ban đầu cho thấy lượng amoniac cũng giảm trong thời gian dài. Tuy nhiên, chúng tôi không thể nói chắc chắn vào thời điểm này”.
MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐUÔI HEO VÀ SỨC KHỎE ĐÀN HEO
Heo cắn đuôi nhau là một vấn đề phúc lợi nghiêm trọng tác động kinh tế đáng kể đối với người chăn nuôi. Cắt đuôi một cách có hệ thống đối với tất cả heo trước khi bắt đầu hành vi cắn đuôi là một phương pháp sản xuất phổ biến ở các trang trại heo ở Hoa Kỳ cũng như ở Việt Nam để giảm thiểu hậu quả kinh tế và phúc lợi trong tương lai của hành vi cắn đuôi ở giai đoạn xuất chuồng. Nhưng liệu mối liên hệ giữa sức khỏe và việc cắt đuôi có đơn giản như vậy không, cùng đến với phần trả lời của chuyên gia phúc lợi và sức khỏe heo, Tiến sĩ Monique Pairis-Garcia .
Chỉ thị năm 2008 của EU yêu cầu các nhà sản xuất không được cắn đuôi thường xuyên và thực hiện các biện pháp ngăn chặn hành vi cắn đuôi hình thành trong trang trại.
Từ quan điểm về hành vi và phúc lợi, việc duy trì đuôi còn nguyên vẹn giúp heo không bị đau cấp tính và mãn tính liên quan đến thủ thuật, đồng thời ngăn ngừa cơn đau do cắn đuôi nếu môi trường được quản lý tốt và hành vi cắn đuôi không được thực hiện.
Các nghiên cứu bổ sung cũng chỉ ra rằng đuôi bị hỏng do cắt đuôi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của động vật, với sự gia tăng các tổn thương phổi nhỏ được tìm thấy khi giết mổ.
Khi tính đến tất cả thông tin này, có vẻ như việc duy trì đuôi nguyên vẹn ở những con heo được quản lý đúng cách từ quan điểm môi trường sẽ là một chiến thắng lớn cho cả sức khỏe và phúc lợi của heo.
Nhưng đó có phải là toàn bộ ?
Không giống như công trình trước đây đánh giá sự khác biệt về mức độ nghiêm trọng của tổn thương đuôi khi giết mổ, các nhà khoa học từ Đại học Torino và Padova đã đánh giá các tổn thương khi giết mổ giữa những con heo bị cắt đuôi hoặc còn nguyên đuôi. Tổng cộng có 525 lô heo (~100 con/lượt) được đánh giá tại thời điểm giết mổ (442 lô xuất chuồng, 82 lô không xuất chuồng) và theo dõi các tổn thương ở đuôi, phổi, gan, dạ dày, thân thịt và đùi.
Sau khi đánh giá, 44% lô không cắt đuôi có tổn thương do cắn đuôi từ nhẹ đến nặng so với 0,2% lô cắt đuôi chỉ biểu hiện tổn thương nhẹ. Như vậy, cho thấy heo không cắt đuôi có tần suất tổn thương đuôi cao hơn cả mãn tính và mới phát so với heo cắt đuôi.
Ngoài các tổn thương ở đuôi, các tổn thương phổi nghiêm trọng (9,2% không được gắn móc so với 6,6% được gắn vào khớp nối) và loét dạ dày (26,1% không được gắn kết so với 20,1% được gắn bó) cũng thường được tìm thấy ở các lô không được gắn kết so với các lô được gắn kết.
Kết luận
Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy mối liên hệ giữa đuôi heo và sức khỏe không quá rõ ràng. Là một trong những bài báo đầu tiên so sánh các tổn thương trong quá trình giết mổ giữa heo được cắt đuôi và không được cắt đuôi, cần phải nghiên cứu thêm để hiểu không chỉ cách quản lý tốt hơn hành vi cắn đuôi trong các hệ thống mà còn việc duy trì đuôi không cắt đang ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe lâu dài của những con heo này.