giá cả
Nhằm chủ động tăng cường phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn cho vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi, đảm bảo phát triển chăn nuôi, Cục Chăn nuôi đã ban hành công văn số 374/CN-MTCN về đảm bảo an toàn cho vật nuôi trong mùa mưa lũ. Một số nội dung nười chăn nuôi cần lưu ý triển khai thực hiện tốt và đồng bộ nhằm đảm bảo an toàn cho vật nuôi và đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh hiệu quả, tránh lây lan phát tán mầm bệnh:
1. Đối với những vùng có nguy cơ ngập lụt
– Không làm chuồng trại chăn nuôi gần bờ sông, bờ suối, tả luy cao để tránh lũ ống, lũ quét và sạt lở đất;
– Cần chủ động nâng cao nền chuồng, làm chuồng tránh lũ, làm rèm che chắn để tránh mưa tạt, gió lùa;
– Thực hiện việc kiểm tra và gia cố vững chắc cho chuồng trại đề phòng bão, lũ. Nếu chuồng nuôi lợp bằng lá, tôn, fibro xi măng chưa kiên cố thì có thể giằng lên mái các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát, can nước để hạn chế tốc mái khi có gió lớn, bão xảy ra;
– Thức ăn: làm sàn kê cao, vải ni-lon che mưa, căn cứ vào số lượng, loại vật nuôi, lượng thức ăn tiêu thụ/ngày của cơ sở chăn nuôi để lập kế hoạch dự trữ thức ăn đầy đủ tối thiểu 15 ngày cho vật nuôi;
– Kiểm tra, khai thông hệ thống thoát nước của khu vực chuồng trại như hệ thống thoát nước thải, nước mưa, nơi chứa chất thải rắn, nhằm hạn chế ô nhiễm khi mưa to hoặc ngập lụt;
– Nước uống: dự trữ nước sạch, tu sửa máy bơm, hệ thống dẫn nước đảm bảo nguồn cung dự phòng kịp thời.
2. Đối với các vùng nuôi ngập úng
- Chuẩn bị sẵn phương án di dời vật nuôi lên những vùng đất cao bằng cách làm chuồng che chắn cẩn thận, dự trữ đầy đủ thức ăn và bảo quản thức ăn khô ráo, không bị ẩm mốc, cung cấp đủ nước sạch cho vật nuôi uống. Sử dụng máy phát điện dự phòng để cung cấp kịp thời khi mất điện lưới cho các lò ấp trứng giống để đảm bảo có con giống chất lượng để tái đàn;
- Cần đánh giá hiện trạng vật nuôi, xuất bán kịp thời khi đến tuổi, trọng lượng xuất bán; hướng dẫn giảm đàn vật nuôi tại những nơi có nguy cơ (bán, giết mổ,… gia súc, gia cầm thịt và gia cầm con; loại thải gia súc, gia cầm sinh sản kém phẩm chất, già yếu) trước khi mưa bão xảy ra; kiểm tra sự hoạt động của hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi như: hố ủ phân, bể lắng, công trình khí sinh học (biogas); tăng cường công tác vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi: vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi; định kỳ phun sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi để phòng bệnh.
GIÁ HEO HƠI HÔM NAY 1/8/2024
Ghi nhận giá heo hơi hôm nay 1/8 tăng rải rác 1.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 62.000 – 65.000 đồng/kg.
1. Giá giao dịch tại miền Bắc
Theo ghi nhận,giá heo hơi giá heo hơi ở miền Bắc đi ngang trong hôm nay, dao động trong khoảng 64.000 –000 đồng/kg.
Hiện tại, thương lái ở Ninh Bình và Lào Cai đang cùng thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg.
Heo hơi tại các địa phương còn lại đang được giao dịch ở cùng mức 65.000 đồng/kg.
Địa phương
Giá (đồng)
Tăng/giảm (đồng)
Bắc Giang
65.000
-
Yên Bái
65.000
-
Lào Cai
64.000
-
Hưng Yên
65.000
-
Nam Định
65.000
-
Thái Nguyên
65.000
-
Phú Thọ
65.000
-
Thái Bình
65.000
-
Hà Nam
65.000
-
Vĩnh Phúc
65.000
-
Hà Nội
65.000
-
Ninh Bình
64.000
-
Tuyên Quang
65.000
-
2. Giá giao dịch tại miềnTrung – Tây Nguyên
- Thị trường heo hơi miền Trung – Tây Nguyên tương đối ổn định, thu mua trong khoảng 62.000 – 65.000 đồng/kg.
- Trong đó, hầu hết các tỉnh đang có giá thu mua quanh mốc trung bình 64.000 đồng/kg.
Riêng tỉnh Quảng Trị tăng nhẹ 1.000 đồng/kg lên mức 63.000 đồng/kg.
3. Giá giao dịch tại miền Nam
- Tại khu vực miền Nam, giá thu mua heo hơi tăng 1.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 62.000 – 65.000 đồng/kg.
- Tại hai tỉnh Vĩnh Long và An Giang lần lượt đưa giao dịch lên mức 63.000 đồng/kg và 65.000 đồng/kg.
- Các địa phương còn lại không ghi nhận thay đổi mới về giá.
NHỮNG NGHIÊN CỨU GIÚP GIẢM TÁC ĐỘNG CỦA CHĂN NUÔI GIA SÚC ĐẾN KHÍ HẬU
Khí nhà kính hoạt động giống như một lớp kính cửa sổ trong bầu khí quyển. Chúng ngăn không cho nhiệt tỏa ra từ bề mặt Trái đất vào không gian. Khí mê-tan làm điều đó hiệu quả gấp 28 lần so với carbon dioxide, tạo nên một loại kính hai lớp vô hình.
1.Khí mê- tan
Trong nhiều năm qua, nồng độ khí mê-tan trong khí quyển đã tăng hơn gấp đôi. Điều này chủ yếu là do việc tiêu thụ thịt của con người. Bò và các động vật nhai lại khác tạo ra khí mê-tan trong quá trình tiêu hóa. Một nguồn quan trọng khác là phân của động vật. Felix Holtkamp, người đang hoàn thành bằng tiến sĩ tại Viện Khoa học Cây trồng và Bảo tồn Tài nguyên INRES tại Đại học Bonn, giải thích: Một phần ba khí mê-tan do con người tạo ra trên thế giới đến từ chăn nuôi. Người ta ước tính rằng có tới 50% trong số đó bắt nguồn từ quá trình lên men trong bùn.
Do đó, các nhà nghiên cứu trên toàn cầu đang tìm cách ngăn chặn các quá trình này. Holtkamp, người hướng dẫn khoa học của ông là Tiến sĩ Manfred Trimborn từ Viện Kỹ thuật Nông nghiệp tại Đại học Bonn, và Tiến sĩ Joachim Clemens từ nhà sản xuất phân bón SF-Soepenberg GmbH hiện đã trình bày một giải pháp đầy hứa hẹn cho vấn đề này. Holtkamp cho biết: “Chúng tôi đã kết hợp bùn từ một trang trại trong phòng thí nghiệm với canxi xyanua, một chất hóa học đã được sử dụng làm phân bón trong nông nghiệp trong hơn 100 năm. Điều này khiến quá trình sản xuất khí mê-tan gần như dừng lại hoàn toàn”.
2.Khí thải giảm 99%
Nhìn chung, lượng khí thải giảm 99%. Hiệu ứng này bắt đầu chưa đầy một giờ sau khi bổ sung canxi xyanua và kéo dài cho đến khi kết thúc thí nghiệm nửa năm sau đó. Hiệu quả lâu dài là rất quan trọng, bởi vì bùn không chỉ đơn giản là bị loại bỏ. Thay vào đó, nó được lưu trữ cho đến đầu mùa trồng trọt tiếp theo và sau đó rải trên các cánh đồng như một loại phân bón có giá trị. Do đó, việc lưu trữ bùn hàng tháng trời là khá phổ biến.
Trong thời gian này, bùn được vi khuẩn và nấm biến đổi: Chúng phân hủy chất hữu cơ khó tiêu thành các phân tử ngày càng nhỏ hơn. Khí mê-tan được tạo ra ở cuối các quá trình này. Holtkamp giải thích: “Canxi xyanua phá vỡ chuỗi biến đổi hóa học này và làm như vậy đồng thời ở các điểm khác nhau, như chúng ta có thể thấy trong phân tích hóa học của bùn được xử lý tương ứng. Chất này ngăn chặn sự phân hủy của vi sinh vật đối với các axit béo chuỗi ngắn, một chất trung gian trong chuỗi và sự chuyển đổi của chúng thành khí mê-tan. Chính xác thì điều này xảy ra như thế nào vẫn chưa được biết”.
Nhưng chất này cũng có những ưu điểm khác: Nó làm giàu bùn bằng nitơ và do đó cải thiện hiệu quả bón phân của bùn. Nó cũng ngăn chặn sự hình thành của cái gọi là các lớp nổi — đây là những chất hữu cơ lắng đọng tạo thành lớp vỏ rắn trên bùn và cản trở quá trình trao đổi khí.
Quá trình này cũng có lợi cho chính động vật. Động vật thường được nuôi trên các sàn có rãnh. Phân của chúng rơi qua các lỗ trên sàn vào một thùng chứa lớn. Sự chuyển đổi vi sinh vật khiến hỗn hợp phân-nước tiểu sủi bọt theo thời gian. Canxi xyanua làm ngừng quá trình tạo bọt này. Chi phí cũng có thể kiểm soát được vào khoảng 0,3 đến 0,5 xu cho mỗi lít sữa dành cho chăn nuôi gia súc.
Vẫn chưa rõ phương pháp này ảnh hưởng như thế nào đến việc giải phóng amoniac từ bùn. Amoniac là một loại khí độc hại, mặc dù không gây hại cho khí hậu, nhưng có thể chuyển đổi thành khí nhà kính nguy hiểm. Tiến sĩ Manfred Trimborn thuộc Viện Kỹ thuật Nông nghiệp tại Đại học Bonn cho biết: “Chúng tôi có những dấu hiệu ban đầu cho thấy lượng amoniac cũng giảm trong thời gian dài. Tuy nhiên, chúng tôi không thể nói chắc chắn vào thời điểm này”.
ĐẦU TUẦN NGÀY 1/7, GIÁ HEO HƠI GIẢM NHẸ 1.000 ĐỒNG/1KG Ở 2 MIỀN TRUNG, NAM
Tại khu vực miền Bắc
Thị trường heo hơi tại miền Bắc, giá thu mua đứng yên trên diện rộng.
Trong đó, thương lái tại Hưng Yên đang giao dịch heo hơi với giá cao nhất khu vực là 69.000 đồng/kg.
Thấp hơn ở mốc 68.000 đồng/kg là giá thu mua được ghi nhận tại các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hà Nội và Ninh Bình.
Các tỉnh thành còn lại duy trì giao dịch ổn định tại mức 67.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc trong khoảng 67.000 - 69.000 đồng/kg.
Địa phương
Giá (đồng)
Tăng/giảm (đồng)
Bắc Giang
68.000
-
Yên Bái
67.000
-
Lào Cai
67.000
-
Hưng Yên
69.000
-
Nam Định
67.000
-
Thái Nguyên
67.000
-
Phú Thọ
68.000
-
Thái Bình
68.000
-
Hà Nam
68.000
-
Vĩnh Phúc
68.000
-
Hà Nội
68.000
-
Ninh Bình
68.000
-
Tuyên Quang
67.000
-
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc. (Tổng hợp: Lạc Yên)
Theo thống kê từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bắc Kạn, cuối năm 2023 toàn tỉnh có gần 418.000 con heo nhưng đến nay tổng đàn chỉ còn khoảng 181.000 con, giảm hơn 235.000 con trong 6 tháng đầu năm 2024.
Nguyên nhân là do dịch tả heo châu Phi kéo dài, nhiều hộ chăn nuôi có heo mắc bệnh bị ốm, chết chưa thể tái đàn, thậm chí một số thôn hiện không còn heo... Được biết số heo chết chủ yếu xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chuồng trại tạm bợ, thiếu kiên cố, không đảm bảo các điều kiện an toàn phòng, chống dịch bệnh, nhiều hộ chưa áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật vào chăn nuôi.
Tính đến ngày 28/6, dịch tả heo châu Phi xảy ra ở 2.830 hộ dân tại 96 xã của 8 huyện, thành phố, làm trên 13.000 con heo chết, tiêu hủy với trọng lượng lên đến 513 tấn. Hiện có 2 xã đã công bố hết dịch là Cốc Đán (huyện Ngân Sơn) và Bằng Thành (huyện Pác Nặm); có 10 xã đã qua 21 ngày không phát sinh dịch bệnh, tuy nhiên có 06 xã mắc lại lần 2, báo Bắc Kạn thông tin.
Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Thị trường heo hơi miền Trung - Tây Nguyên tương đối ổn định.
Ngoại trừ Bình Thuận triển khai mức giảm 1.000 đồng/kg, về mức 66.000 đồng/kg, các địa phương còn lại giao dịch heo hơi ổn định vào đầu phiên sáng nay.
Hiện tại, giá heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên trong khoảng 63.000 - 67.000 đồng/kg.
Địa phương
Giá (đồng)
Tăng/giảm (đồng)
Thanh Hoá
67.000
-
Nghệ An
66.000
-
Hà Tĩnh
65.000
-
Quảng Bình
64.000
-
Quảng Trị
63.000
-
Thừa Thiên Huế
63.000
-
Quảng Nam
63.000
-
Quảng Ngãi
63.000
-
Bình Định
63.000
-
Khánh Hoà
63.000
-
Lâm Đồng
67.000
-
Đắk Lắk
63.000
-
Ninh Thuận
65.000
-
Bình Thuận
66.000
-1.000
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên. (Tổng hợp: Lạc Yên)
Tại khu vực miền Nam
Ở khu vực phía Nam, giá heo hơi giảm nhẹ rải rác 1.000 đồng/kg.
Sau điều chỉnh, heo hơi tại Vũng Tàu và Bến Tre lần lượt được thu mua tại mức 67.000 đồng/kg và 65.000 đồng/kg.
Thương lái tại các tỉnh thành còn lại thu mua heo hơi với giá không đổi so với cùng thời điểm phiên giao dịch sáng qua.
Hiện giá thu mua tại miền Nam dao động trong khoảng 65.000 - 68.000 đồng/kg.
Địa phương
Giá (đồng)
Tăng/giảm (đồng)
Bình Phước
66.000
-
Đồng Nai
66.000
-
TP HCM
66.000
-
Bình Dương
68.000
-
Tây Ninh
66.000
-
Vũng Tàu
67.000
-1.000
Long An
68.000
-
Đồng Tháp
66.000
-
An Giang
67.000
-
Vĩnh Long
66.000
-
Cần Thơ
66.000
-
Kiên Giang
66.000
-
Hậu Giang
66.000
-
Cà Mau
67.000
-
Tiền Giang
67.000
-
Bạc Liêu
65.000
-
Trà Vinh
66.000
-
Bến Tre
65.000
-1.000
Sóc Trăng
65.000
-
Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam. (Tổng hợp: Lạc Yên)
Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay hạ nhẹ một giá ở hai miền Trung, Nam. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 63.000 - 69.000 đồng/kg.
Nguồn: https://vietnambiz.vn/
GIÁ HEO HƠI HÔM NAY 27/5/2024: ÁP SÁT NGƯỠNG 70.000 Đ/KG
1. Thị trường heo hơi miền Bắc không có biến động mới so với hôm qua.
Theo đó, 68.000 đ/kg là mức giá heo thấp nhất khu vực hiện nay và đang được giao dịch tại Yên Bái, Nam Định và Ninh Bình.
Các địa phương còn lại neo tại ngưỡng 69.000 đ/kg - giá cao nhất khu vực.
ỉnh/Thành
Giá cả
Tăng/giảm
Bắc Giang
69.000
-
Yên Bái
68.000
-
Lào Cai
68.000
-
Hưng Yên
69.000
-
Nam Định
68.000
-
Thái Nguyên
69.000
-
Phú Thọ
69.000
-
Thái Bình
69.000
-
Hà Nam
69.000
-
Vĩnh Phúc
69.000
-
Hà Nội
69.000
-
Ninh Bình
68.000
-
Tuyên Quang
69.000
-
Như vậy, giá lợn hơi miền Bắc ngày 27/5/2024 đang giao dịch ở mức 68.000 - 69.000 đ/kg.
2. Giá heo hơi miền Trung và Tây Nguyên ngày 27/5
Thị trường heo hơi miền Trung và Tây Nguyên vẫn đứng yên so với hôm qua.
Cụ thể, Lâm Đồng đang là địa phương có giá thu mua cao nhất khu vực, neo tại mức 69.000 đ/kg.
Tiếp đến là Bình Thuận khi đang neo tại giá 68.000 đ/kg.
Các địa phương khác đang giao dịch giá heo quanh ngưỡng 65.000 - 67.000 đ/kg.
Tỉnh/Thành
Giá cả
Tăng/giảm
Thanh Hóa
67.000
-
Nghệ An
67.000
-
Hà Tĩnh
67.000
-
Quảng Bình
65.000
-
Quảng Trị
65.000
-
Thừa Thiên Huế
65.000
-
Quảng Nam
65.000
-
Quảng Ngãi
65.000
-
Bình Định
65.000
-
Khánh Hòa
65.000
-
Lâm Đồng
69.000
-
Đắk Lắk
66.000
-
Ninh Thuận
66.000
-
Bình Thuận
68.000
-
Như vậy, giá lợn hơi miền Trung và Tây Nguyên ngày 27/5/2024 thu mua quanh mức 65.000 - 69.000 đ/kg.
3. Giá heo hơi Miền Nam mới nhất ngày 27/5
Thị trường heo hơi miền Nam duy trì ổn định so với hôm qua.
Trong đó, 66.000 đ/kg là mức giá heo thấp nhất khu vực và đang được giao dịch tại An Giang, Hậu Giang và Trà Vinh.
Trong khi đó, các tỉnh như Đồng Nai, Vũng Tàu, Long An, Vĩnh Long, Tiềng Giang và Sóc Trăng lại neo ở mức 69.000 đ/kg - giá cao nhất khu vực hiện nay.
Các địa phương còn lại tiếp tục thu mua giá heo trong ngưỡng 67.000 - 68.000 đ/kg.
Tỉnh/Thành
Giá cả
Tăng/giảm
Bình Phước
67.000
-
Đồng Nai
69.000
-
TP.HCM
67.000
-
Bình Dương
68.000
-
Tây Ninh
67.000
-
Vũng Tàu
69.000
-
Long An
69.000
-
Đồng Tháp
67.000
-
An Giang
66.000
-
Vĩnh Long
69.000
-
Cần Thơ
67.000
-
Kiên Giang
67.000
-
Hậu Giang
66.000
-
Cà Mau
68.000
-
Tiền Giang
69.000
-
Bạc Liêu
67.000
-
Trà Vinh
66.000
-
Bến Tre
67.000
-
Sóc Trăng
69.000
-
Như vậy, giá lợn hơi miền Nam ngày 27/5/2024 đang giao dịch trong khoảng 66.000 - 69.000 đ/kg.
GIÁ HEO HƠI HÔM NAY 23/5: GIÁ HEO HƠI CAO NHẤT 68.000 ĐỒNG/KG
Giá heo hơi hôm nay 23/5 ở khu vực miền Nam tăng từ 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Giá heo hơi hôm nay 23/5
* Thị trường heo hơi tại miền Bắc, giá thu mua tăng 1.000 đồng/kg tại Thái Nguyên, Hà Nam và Tuyên Quang lên cùng mức 68.000 đồng/kg.
Các tỉnh, thành còn lại vẫn duy trì giao dịch ổn định so với ngày hôm qua.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc trong khoảng 66.000 - 68.000 đồng/kg.
* Giá heo ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên tiếp đà tăng nhẹ ở nhiều nơi.
[caption id="attachment_19047" align="aligncenter" width="517"] Giá heo hơi hôm nay 23/5: Giá heo hơi cao nhất 68.000 đồng/kg, chưa có nhiều hộ chăn nuôi dám tăng đàn.[/caption]
Cụ thể, sau khi tăng 1.000 đồng/kg, các tỉnh Quảng Bình, Quảng Ngãi và Khánh Hòa cùng điều chỉnh giao dịch lên mức 65.000 đồng/kg.
Cùng mức tăng trên, thương lái tại Bình Thuận và Lâm Đồng đang thu mua heo hơi với giá tương ứng là 66.000 đồng/kg và 67.000 đồng/kg.
Hiện tại, giá heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên trong khoảng 64.000 - 67.000 đồng/kg.
* Giá giao dịch heo hơi ở khu vực miền Nam tăng từ 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Trong đó, Bình Phước, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, An Giang, Vĩnh Long và Cà Mau cùng điều chỉnh giao dịch lên 66.000 đồng/kg, tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg tùy khu vực.
Tương tự, thương lái ở Đồng Nai, Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang và Tiền Giang đang thu mua heo hơi với giá 67.000 đồng/kg, tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg.
Tỉnh Sóc Trăng hiện neo ở mức 65.000 đồng/kg sau khi tăng 1.000 đồng/kg.
Ở khu vực phía Nam hôm nay, giá thu mua dao động trong khoảng 64.000 - 67.000 đồng/kg.
* Giá heo hơi tăng cao là do nguồn cung giảm, vì thời gian qua dịch tả heo châu Phi (ASF) gây thiệt hại cho nhiều hộ chăn nuôi, kể cả những công ty chăn nuôi lớn. Cho nên nhiều hộ đã giảm đàn, hoặc tạm ngưng chăn nuôi và một số công ty chăn nuôi cũng giảm đàn.
Hiện giá heo hơi tăng nhưng chưa có nhiều hộ chăn nuôi dám tăng đàn vì sợ rủi ro về dịch bệnh và giá cả. Người chăn nuôi sợ giá này không giữ được ổn định lâu dài nếu tình trạng nhập lậu heo sống tái diễn và việc nhập khẩu thịt đông lạnh ồ ạt sẽ ảnh hưởng đến giá cả.
Trong khi chu kỳ sản xuất 1 con heo hơi là từ 9-10 tháng (tính từ lúc heo mang bầu sinh ra đến heo hơi xuất chuồng).
Để ngành chăn nuôi heo phát triển bền vững, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai kiến nghị, cơ quan chức năng tiếp tục quan tâm, không để tái diễn tình trạng nhập lậu heo sống từ các tỉnh có đường biên giới phía Nam, vì nó không chỉ ảnh hưởng đến giá mà còn có nguy cơ phát sinh dịch tả heo châu Phi.
Theo ông Đoán: "Chúng ta phải có kế hoạch nhập heo đông lạnh từ một số nước, làm sao cân đối được nhu cầu thị trường. Nếu lơ là việc nhập lậu và nhập khẩu thịt đông lạnh một cách ồ ạt thì chắc chắn chăn nuôi luôn là mối lo. Lúc đó thì người chăn nuôi không thể mạnh dạn tái đàn hoặc tăng đàn vì ngoài vấn đề giá còn có dịch bệnh".
GIÁ HEO HƠI HÔM NAY 29/3: GIẢM TẠI NHIỀU ĐỊA PHƯƠNG Ở MIỀN BẮC VÀ MIỀN TRUNG
Giá heo hơi hôm nay giảm 1.000 đồng/kg ở nhiều nơi. 50% số địa phương ở miền Bắc xuống giá 59.000 đồng/kg và miền Trung xuống mức 58.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc
Giá heo hơi hôm nay ngày 29/3/2024 tại khu vực miền Bắc.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc tiếp tục giảm 1.000 đồng/kg nhiều nơi, dao động trong khoảng 59.000 - 60.000 đồng/kg.
Cụ thể, sau khi giảm 1.000 đồng/kg, thương lái tại Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Nguyên, Hà Nam và Hà Nội đang cùng thu mua ở mức 60.000 đồng/kg, ngang với Yên Bái và Thái Bình - cao nhất khu vực.
Cùng mức giảm trên, giá heo hơi tại Nam Định, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang về mức 59.000 đồng/kg, ngang với Lào Cai và Ninh Bình - thấp nhất khu vực.
Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Giá heo hơi hôm nay ngày 29/3/2024 tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên cũng giảm 1.000 đồng/kg ở nhiều nơi, dao động trong khoảng 58.000 - 61.000 đồng/kg.
Cụ thể, sau khi giảm 1.000 đồng/kg, giá heo hơi tại Thanh Hóa, Hà Tĩnh được đưa về mức 59.000 đồng/kg, ngang với Nghệ An và Ninh Thuận.
Cùng mức giảm trên, giá heo hơi tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Khánh Hòa về mức thấp nhất khu vực là 58.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại các địa phương còn lại ổn định. Trong đó, tại Đắk Lắk ở mức 60.000 đồng/kg, Lâm Đồng và Bình Thuận cùng ở mức cao nhất khu vực là 61.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Nam
Giá heo hơi hôm nay ngày 29/3/2024 tại khu vực miền Nam.
Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Nam đứng yên trên diện rộng, dao động trong khoảng 60.000 - 62.000 đồng/kg.
Trong đó, thương lái tại tỉnh Đồng Nai tiếp tục thu mua heo hơi ở mức cao nhất khu vực là 62.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại các địa phương còn lại dao động trong khoảng 60.000 - 61.000 đồng/kg.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sản xuất chăn nuôi cả nước trong tháng 3/2024 khởi sắc hơn so với các tháng trước và cùng kỳ năm 2023 do giá bán thịt hơi tăng đều trên cả nước, tạo tâm lý tốt cho người chăn nuôi.
Ước tính tổng số heo của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 3 năm 2024 tăng khoảng 3,3% so với cùng thời điểm năm 2023; sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng quý 1/2024 ước đạt 1293,9 nghìn tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2023. Tình hình chăn nuôi nhìn chung phát triển tốt, do dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được kiểm soát.
Hiện nay, tại một số tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ như Đắk Nông, Gia Lai, Bình Phước, Tây Ninh... đang có tốc độ tăng trưởng chăn nuôi khá cao do các doanh nghiệp chăn nuôi mở rộng sản xuất, và nhiều doanh nghiệp mới đi vào hoạt động và cho sản phẩm.
GIÁ HEO HƠI HÔM NAY 25/3: TIẾP ĐÀ TĂNG NGÀY ĐẦU TUẦN
Giá heo hơi liên tục tăng trong tuần qua cũng là nguyên nhân chính khiến giá cổ phiếu ngành chăn nuôi tăng tốc và được nhiều nhà đầu tư săn đón.
Giá heo hơi hôm nay (25/3) tăng từ 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg. Ngay từ đầu năm, Bộ NN&PTNT đã có văn bản chỉ đạo các tỉnh, thành chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc tăng rải rác
Theo ghi nhận, giá heo hơi tại miền Bắc tăng nhẹ ở một vài nơi.
Trong đó, giá heo hơi tại hai tỉnh Hà Nam và Tuyên Quang được điều chỉnh lên chung mức 61.000 đồng/kg, tăng nhẹ 1.000 đồng/kg.
Thương lái tại các địa phương khác tiếp tục thu mua heo hơi với giá không đổi so với cuối tuần trước.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 60.000 - 62.000 đồng/kg.
Địa phương
Giá (đồng)
Tăng/giảm (đồng)
Bắc Giang
62.000
-
Yên Bái
61.000
-
Lào Cai
60.000
-
Hưng Yên
61.000
-
Nam Định
60.000
-
Thái Nguyên
62.000
-
Phú Thọ
60.000
-
Thái Bình
61.000
-
Hà Nam
61.000
+1.000
Vĩnh Phúc
60.000
-
Hà Nội
61.000
-
Ninh Bình
60.000
-
Tuyên Quang
61.000
+1.000
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc. Tổng hợp: Thanh Hạ.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên đứng yên
Thị trường heo hơi miền Trung, Tây Nguyên không ghi nhận thay đổi mới về giá trong ngày đầu tuần.
Theo đó, heo hơi tại Lâm Đồng và Bình Thuận vẫn được giao dịch với giá cao nhất khu vực là 61.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại duy trì giá heo hơi ổn định trong khoảng 59.000 - 60.000 đồng/kg.
Hiện tại, giá thu mua heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên trong khoảng 59.000 - 61.000 đồng/kg.
Địa phương
Giá (đồng)
Tăng/giảm (đồng)
Thanh Hóa
60.000
-
Nghệ An
60.000
-
Hà Tĩnh
60.000
-
Quảng Bình
59.000
-
Quảng Trị
59.000
-
Thừa Thiên Huế
59.000
-
Quảng Nam
59.000
-
Quảng Ngãi
59.000
-
Bình Định
59.000
-
Khánh Hoà
59.000
-
Lâm Đồng
61.000
-
Đắk Lắk
60.000
-
Ninh Thuận
59.000
-
Bình Thuận
61.000
-
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên. Tổng hợp: Thanh Hạ
Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg
Tại miền Nam, giá heo hơi tiếp đà tăng tại nhiều địa phương.
Cụ thể, giá heo hơi tại An Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu và Trà Vinh được nâng lên mốc 60.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.
Heo hơi tại Bến Tre đang được giao dịch ở mức 61.000 đồng/kg sau khi tăng 2.000 đồng/kg.
Giá heo hơi khu vực miền Nam hôm nay dao động trong khoảng 59.000 - 61.000 đồng/kg.
Địa phương
Giá (đồng)
Tăng/giảm (đồng)
Bình Phước
60.000
-
Đồng Nai
61.000
-
TP HCM
60.000
-
Bình Dương
61.000
-
Tây Ninh
60.000
-
Vũng Tàu
61.000
-
Long An
60.000
-
Đồng Tháp
61.000
-
An Giang
60.000
+1.000
Vĩnh Long
61.000
-
Cần Thơ
60.000
-
Kiên Giang
61.000
-
Hậu Giang
60.000
-
Cà Mau
60.000
-
Tiền Giang
60.000
+1.000
Bạc Liêu
60.000
+1.000
Trà Vinh
60.000
+1.000
Bến Tre
61.000
+2.000
Sóc Trăng
60.000
-
Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam. Tổng hợp: Thanh Hạ
Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng rải rác 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Nguồn: Báo Đăk Nông
GIÁ HEO HƠI HÔM NAY 22/3: TIẾP ĐÀ TĂNG THÊM 1.000 ĐỒNG/KG
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc tăng nhẹ một vài nơi
Theo ghi nhận, giá heo hơi tại miền Bắc ghi nhận tăng 1.000 đồng/kg tại một vài địa phương.
Cụ thể, tỉnh Thái Nguyên nâng giá thu mua lên mức cao nhất khu vực là 61.000 đồng/kg.
Tương tự, thương lái tại Nam Định, Ninh Bình, Hà Nội và Hà Nam đang giao dịch heo hơi với giá 59.000 - 60.000 đồng/kg - tùy khu vực.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 59.000 - 61.000 đồng/kg.
Địa phương
Giá (đồng)
Tăng/giảm (đồng)
Bắc Giang
60.000
-
Yên Bái
59.000
-
Lào Cai
59.000
-
Hưng Yên
60.000
-
Nam Định
59.000
+1.000
Thái Nguyên
61.000
+1.000
Phú Thọ
60.000
-
Thái Bình
60.000
-
Hà Nam
60.000
+1.000
Vĩnh Phúc
59.000
-
Hà Nội
60.000
+1.000
Ninh Bình
59.000
+1.000
Tuyên Quang
59.000
-
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên tăng 1.000 đồng/kg
Thị trường heo hơi miền Trung, Tây Nguyên tăng ở nhiều nơi.
Theo đó, sau khi tăng 1.000 đồng/kg, heo hơi tại Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa đang được thu mua với giá 58.000 đồng/kg.
Cùng mức tăng trên, giá heo hơi tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Đắk Lắk được nâng lên chung mức 59.000 đồng/kg.
Hiện tại, giá thu mua heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên trong khoảng 58.000 - 60.000 đồng/kg.
Địa phương
Giá (đồng)
Tăng/giảm (đồng)
Thanh Hóa
59.000
+1.000
Nghệ An
59.000
+1.000
Hà Tĩnh
59.000
+1.000
Quảng Bình
59.000
-
Quảng Trị
58.000
+1.000
Thừa Thiên Huế
58.000
+1.000
Quảng Nam
58.000
+1.000
Quảng Ngãi
58.000
+1.000
Bình Định
58.000
+1.000
Khánh Hoà
58.000
+1.000
Lâm Đồng
60.000
-
Đắk Lắk
59.000
+1.000
Ninh Thuận
58.000
-
Bình Thuận
60.000
-
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên. Tổng hợp: Thanh Hạ
Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam tăng nhẹ
Tại miền Nam, giá heo hơi hôm nay tăng 1.000 đồng/kg tại hai tỉnh Trà Vinh và Bình Phước, lần lượt ghi nhận ở mức 59.000 đồng/kg và 60.000 đồng/kg.
Heo hơi tại các địa phương còn lại được giao dịch với giá không đổi trong hôm nay.
Giá heo hơi khu vực miền Nam hôm nay dao động trong khoảng 58.000 - 61.000 đồng/kg.
Địa phương
Giá (đồng)
Tăng/giảm (đồng)
Bình Phước
60.000
+1.000
Đồng Nai
60.000
-
TP HCM
59.000
-
Bình Dương
60.000
-
Tây Ninh
60.000
-
Vũng Tàu
61.000
-
Long An
59.000
-
Đồng Tháp
60.000
-
An Giang
59.000
-
Vĩnh Long
61.000
-
Cần Thơ
60.000
-
Kiên Giang
61.000
-
Hậu Giang
60.000
-
Cà Mau
59.000
-
Tiền Giang
59.000
-
Bạc Liêu
59.000
-
Trà Vinh
59.000
+1.000
Bến Tre
59.000
-
Sóc Trăng
59.000
-
Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam.
Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 58.000 - 61.000 đồng/kg.
Nguồn: Báo Đắk Nông
GIÁ HEO HƠI HÔM NAY 21/3: TIẾP ĐÀ TĂNG THÊM TỪ 1.000 ĐỒNG/KG ĐẾN 2.000 ĐỒNG/KG
Giá heo hơi hôm nay (21/3) tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg
Theo ghi nhận, giá heo hơi tại miền Bắc tăng tại nhiều địa phương.
Cụ thể, sau khi tăng 1.000 đồng/kg, thương lái tại Bắc Giang, Yên Bái, Hưng Yên, Nam Định, Phú Thọ, Thái Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Ninh Bình và Tuyên Quang đang thu mua heo hơi trong khoảng 58.000 - 60.000 đồng/kg - tùy khu vực.
Heo hơi tại Thái Nguyên đang được giao dịch ở mốc 60.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 58.000 - 60.000 đồng/kg.
Địa phương
Giá (đồng)
Tăng/giảm (đồng)
Bắc Giang
60.000
+1.000
Yên Bái
59.000
+1.000
Lào Cai
59.000
-
Hưng Yên
60.000
+1.000
Nam Định
58.000
+1.000
Thái Nguyên
60.000
+2.000
Phú Thọ
60.000
+1.000
Thái Bình
60.000
+1.000
Hà Nam
59.000
+1.000
Vĩnh Phúc
59.000
+1.000
Hà Nội
59.000
-
Ninh Bình
58.000
+1.000
Tuyên Quang
59.000
+1.000
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc. Tổng hợp: Thanh Hạ.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên tương đối ổn định
Thị trường heo hơi miền Trung, Tây Nguyên không có quá nhiều thay đổi mới.
Theo đó, giá heo hơi tại hầu hết các địa phương đang được thu mua với giá trung bình là 58.000 đồng/kg.
Sau khi tăng 1.000 đồng/kg, hai tỉnh Khánh Hòa và Nghệ An lần lượt điều chỉnh giá heo hơi lên mức tương ứng là 57.000 đồng/kg và 58.000 đồng/kg.
Hiện tại, giá thu mua heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên trong khoảng 57.000 - 60.000 đồng/kg.
Địa phương
Giá (đồng)
Tăng/giảm (đồng)
Thanh Hóa
58.000
-
Nghệ An
58.000
+1.000
Hà Tĩnh
58.000
-
Quảng Bình
59.000
-
Quảng Trị
57.000
-
Thừa Thiên Huế
57.000
-
Quảng Nam
57.000
-
Quảng Ngãi
57.000
-
Bình Định
57.000
-
Khánh Hoà
57.000
+1.000
Lâm Đồng
60.000
-
Đắk Lắk
58.000
-
Ninh Thuận
58.000
-
Bình Thuận
60.000
-
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên. Tổng hợp: Thanh Hạ
Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam tăng 1.000 đồng/kg
Tại miền Nam, giá heo hơi hôm nay tăng rải rác ở một vài nơi.
Trong đó, giá heo hơi tại Tây Ninh là 60.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.
Cùng mức tăng trên, hai tỉnh Tiền Giang và Bạc Liêu điều chỉnh giao dịch lên chung mức 59.000 đồng/kg.
Giá heo hơi khu vực miền Nam hôm nay dao động trong khoảng 58.000 - 61.000 đồng/kg.
Địa phương
Giá (đồng)
Tăng/giảm (đồng)
Bình Phước
59.000
-
Đồng Nai
60.000
-
TP HCM
59.000
-
Bình Dương
60.000
-
Tây Ninh
60.000
+1.000
Vũng Tàu
61.000
-
Long An
59.000
-
Đồng Tháp
60.000
-
An Giang
59.000
-
Vĩnh Long
61.000
-
Cần Thơ
60.000
-
Kiên Giang
61.000
-
Hậu Giang
60.000
-
Cà Mau
59.000
-
Tiền Giang
59.000
+1.000
Bạc Liêu
59.000
+1.000
Trà Vinh
58.000
-
Bến Tre
59.000
-
Sóc Trăng
59.000
-
Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam. Tổng hợp: Thanh Hạ
Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 57.000 - 61.000 đồng/kg
Nguồn: Báo Đắk Nông
GIÁ HEO HƠI HÔM NAY 19/3/2024: ĐI NGANG TRÊN CẢ NƯỚC
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đi ngang
Thị trường heo hơi tại miền Bắc hôm nay không ghi nhận thay đổi mới về giá.
Hiện tại, các tỉnh Lào Cai, Nam Định, Thái Nguyên, Phú Thọ và Ninh BÌnh tiếp tục neo tại mức 57.000 đồng/kg - thấp nhất khu vực.
Các tỉnh thành còn lại trong khu vực duy trì thu mua ổn định với giá 58.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc trong khoảng 57.000 - 59.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên tương đối ổn định
Theo ghi nhận, giá heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên không có quá nhiều biến động mới.
Thương lái tại hầu hết các tỉnh đang thu mua heo hơi với giá quanh mốc trung bình 58.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Lâm Đồng hiện đang neo ở mốc 60.000 đồng/kg, nhích nhẹ một giá.
Các địa phương còn lại có giá đi ngang so với ngày hôm qua.
Giá heo hơi khu vực phía Nam đứng yên
Ở khu vực phía Nam, giá heo hơi cũng đứng yên trên diện rộng.
Theo đó, giá heo hơi cao nhất khu vực đang có mặt tại hai tỉnh Vĩnh Long và Kiên Giang là 61.000 đồng/kg.
Ngoại trừ Trà Vinh đang neo ở mức thấp nhất là 57.000 đồng/kg, các tỉnh thành còn lại trong khu vực vẫn giao dịch ổn định trong khoảng 58.000 - 60.000 đồng/kg.
Giá heo hơi khu vực miền Nam hôm nay dao động trong khoảng 57.000 - 61.000 đồng/kg.
Nguồn: Báo tiêu dùng
NGƯỜI CHĂN NUÔI ĐIÊU ĐỨNG TRONG ‘BÃO KÉP’: BÁN LỢN KHÔNG ĐỦ TRẢ TIỀN CÁM
Giống như nhiều địa phương khác ở đồng bằng sông Hồng, người chăn nuôi lợn ở tỉnh Hưng Yên đang phải gánh chịu mức lỗ kỷ lục trong nhiều năm.
Chăn nuôi lợn ở Hưng Yên oằn mình gánh lỗ từ 800.000 đồng đến 1,5 triệu đồng/con. Ảnh: Hải Tiến.
Oằn mình gánh lỗ
Mặc dù phải nhường phần lợn diện tích đất nông nghiệp cho quá trình đô thị hóa nhưng huyện Văn Giang vẫn là vùng chăn nuôi trọng điểm của tỉnh Hưng Yên. Trong đó, nghề chăn nuôi lợn đóng vai trò chủ lực của ngành nông nghiệp huyện với tỉ trọng chiếm khoảng 70% doanh thu.
Với lợi thế gần Thủ đô Hà Nội và truyền thống làm nông nghiệp giỏi giang, nghề nuôi lợn ở Văn Giang không chỉ là sinh kế thậm chí đã từng có thời điểm trở thành nghề có thể làm giàu. Chỉ có điều đó là chuyện từ thời nào xa xưa lắm, liên tiếp mấy năm gần đây người chăn nuôi ở Văn Giang liên tiếp đón những đòn chí mạng.
Các xã Tân Tiến, Long Hưng, Mễ Sở, Cửu Cao, Liên Nghĩa… những vùng chăn nuôi nức tiếng Văn Giang ngày trước bây giờ là thua lỗ, nợ nần.
Bà Nguyễn Thị Phương Anh, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Văn Giang ngán ngẩm, người dân có giỏi giang đến mấy, chịu khó đến mấy cũng không lại được với dịch bệnh, với giá cả thị trường. Năm 2017 bão giá 20.000 đồng/kg lợi hơi, nuôi mỗi con lợn lỗ tầm 1,5 - 2 triệu đồng cứ tưởng đã là kỷ lục ở Văn Giang rồi nhưng tình hình này có khi lịch sử sẽ lại tái diễn.
So với trước cơn bão dịch tả lợn Châu Phi vào năm 2019 khiến Văn Giang từng phải tổ chức tiêu hủy hơn 1 triệu kg lợn, đến thời điểm hiện tại cả quy mô và tổng đàn lợn ở Văn Giang đều đã giảm xuống chỉ còn khoảng 1/3.
Hơn 200 hộ dân, xấp xỉ 38.000 con lợn, sau những thất bát triền miên một bộ phận lớn người chăn nuôi Văn Giang chuyển sang trồng hoa, cây cảnh, đi làm công nhân hoặc đi đâu không ai biết. Số còn lại một ít chuyển thành quy mô trang trại hoặc cầm chừng với quy mô nông hộ nhỏ, nuôi lợn nái và lợn thịt.
"Cho dù thay đổi ra sao, nuôi theo hình thức nào thì thời điểm này cũng đều lỗ nặng cả. Nuôi lợn nái lỗ khoảng 800.000 đồng/con, lợn thịt lỗ khoảng 1,3 đến 1,5 triệu đồng/con. Gần như không cách gì lại được với tình hình giá cả thức ăn chăn nuôi như thế này”, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Văn Giang nói như than.
Nhiều hộ chăn nuôi ở Văn Giang phải bỏ chuồng. Ảnh: Hải Tiến.
Theo hạch toán của cán bộ nông nghiệp và người chăn nuôi ở huyện Văn Giang, lợn hơi thời điểm này đang được bán với giá 48 nghìn đồng/kg, nghĩa là nuôi được một con lợn từ lúc cai sữa khoảng 7 kg đến lúc xuất chuồng tầm một tạ bán được 4,8 triệu đồng.
Trong khi đó giá thành của con lợn đó bao gồm: 1 triệu đồng tiền giống, hơn 4,5 triệu đồng tiền thức ăn chăn nuôi. Nghĩa là chưa tính tiền thuốc thú y, chưa tính công chăm sóc, điện nước và loạt chi phí đầu vào khác thì người nuôi lợn ở Văn Giang đã lỗ ít nhất 800 nghìn - 1 triệu đồng/con.
“Thực ra với giá lợn hơi hiện tại không phải là quá thấp, nhưng bởi vì giá thức ăn chăn nuôi tăng khủng khiếp quá nên người chăn nuôi mới không tài nào trụ nổi. Nói cách khác, lỗ lãi một con lợn bây giờ phụ thuộc hết vào giá cám”, ông Lê Văn Hùng, Giám đốc Hợp tác xã Chăn nuôi Chiến Thắng ở xã Xuân Quan lý giải.
Hợp tác xã Chăn nuôi Chiến Thắng trước có 8 thành viên, bình quân mỗi năm nuôi 2 lứa lợn từ 15-16 nghìn con. Khoảng 2 năm trước khi giá thức ăn chăn nuôi tăng các thành viên hợp tác xã cứ cắt giảm quy mô dần, đến bây giờ chỉ còn lại 5 thành viên, đàn lợn nái trước có 600 con thì nay cũng chỉ còn 300 con.
"Chỉ trong vòng có 2 năm mà tiền cám trên một đầu lợn tăng từ 3 triệu đồng lên thành 4,5 thậm chí 4,8 triệu đồng thì chú bảo dân gánh sao nổi. Càng nuôi càng lỗ, nuôi lợn sề lỗ ít, nuôi lợn thịt lỗ nhiều, ai cũng cố gắng cầm cự nhưng chỉ được một thời gian rồi phải bỏ.
Đặc biệt là chăn nuôi nông hộ, vừa lắm rủi ro lại gặp giá cả biến động thế là chết chứ có gì đâu. Có thời điểm lợn xuống 46.000 đồng/kg mà giá cám vẫn cứ trên trời khiến người dân chúng tôi bán hết lợn đi cũng không đủ tiền trả cám”, ông Hùng nói bằng giọng rất bế tắc.
Nông hộ chết đàng nông hộ, những trang trại quy mô ở Văn Giang cũng không thoát khỏi vòng xoáy của cơn “bão kép” giá cám cao giá lợn hơi thấp. Chiếm đến gần 80% giá thành và liên tục nhảy múa suốt thời gian qua, nói không ngoa giá cám là nguyên nhân chính khiến người chăn nuôi khốn khổ.
Ông chủ trang trại Bùi Văn Khanh ở Cửu Cao ngán ngẩm vì lợn. Ảnh: Võ Việt.
Anh Bùi Văn Khanh (47 tuổi), một trong số ít chủ trang trại lớn ở xã Cửu Cao phàn nàn, mười mấy năm làm nghề nuôi lợn, thăng trầm đều đã trải qua mà chưa có lúc nào cảm thấy bấp bênh, hoang mang như giai đoạn này.
Nuôi lợn không khác gì chơi chứng khoán. Từ đầu năm ngoái giá lợn hơi có nhích lên được chút thì giá cám cũng bắt đầu tăng. Lần tăng 5 nghìn, 10 nghìn chỉ hơn một năm mà tăng tổng cộng đến 15 -16 lần, tăng đến hơn 50% thì chăn nuôi kiểu gì lại nổi.
Trang trại của gia đình anh Khanh bình thường nuôi khoảng 200 con lợn nái, 600 - 700 con lợn thịt, lúc cao điểm lên đến cả ngàn con. Tuy nhiên kể từ khi giá cám tăng vọt, giá lợn hơi giảm sâu không ít lần anh Khanh phải cắn răng bán theo kiểu cắt lỗ. Hiện trong chuồng chỉ còn khoảng 200 con, ông chủ trang trại nói, vậy đã đủ chết rồi. Để ra được một con lợn hơi tầm 1 tạ mỗi ngày hết tầm 3 kg cám, cả chu kỳ nuôi hết khoảng hơn 10 bao. Tùy từng giai đoạn lợn tăng trưởng mà cho ăn những loại cám nào, 350 nghìn đồng/bao cũng có mà 500 nghìn đồng/bao cũng có. 200 con lợn nuôi thêm một ngày là lỗ thêm cả chục triệu đồng.
Biết là lỗ nặng nhưng nuôi đến tầm nhỡ này rồi cũng phải cố thôi. Mặt khác chăn nuôi nông hộ còn tìm cách kiếm các nguồn phế phụ phẩm khác để gồng gánh bớt đi chứ nuôi trang trại phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy chuẩn của nó.
Đầu tư bao nhiêu tiền của vào đấy, đa số là phải đi vay ngân hàng, vay của họ hành, anh em, giờ có lỗ mấy thì vẫn cứ phải cố tìm cách cầm cự chứ bỏ là chết. Chỉ mong nhà nước làm sao đó hạ nhiệt giá cám xuống cho người chăn nuôi qua được “cơn bão” này.
Bán đất bù lỗ nuôi lợn
Từ Văn Giang đến Tiên Lữ, Khoái Châu, Phù Cừ… những vùng chăn nuôi trọng điểm của tỉnh Hưng Yên, người dân đã thực sự quá chán ngán khi phải gồng gánh lỗ suốt hàng năm trời. Không riêng gì chăn nuôi lợn mà các loại gia súc, gia cầm, thủy sản khác đều chịu ảnh hưởng nặng nề bởi giá thức ăn chăn nuôi tăng vọt.
Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Trưởng phòng Chăn nuôi, Sở NN-PTNT tỉnh Hưng Yên chia sẻ: Đây có lẽ là thực trạng chung của cả nước bởi nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi đang phải nhập khẩu giá cao, chịu nhiều loại thuế. Đối với các doanh nghiệp, trang trại lớn tổ chức sản xuất theo chuỗi khép kín còn chủ động được phần nào chứ nông hộ gần như không còn thiết tha gì nữa, thua lỗ quá nhiều rồi.
Chăn nuôi nông hộ ở bước đường cùng. Ảnh: Hải Tiến.
Tổng đàn lợn tỉnh Hưng Yên bình quân vào khoảng 500.000 con, trong đó 60-70% vẫn là chăn nuôi nông hộ, mười mấy nghìn hộ dân sống bằng chăn nuôi nên giá cả thế này ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Ở góc độ chuyên môn của địa phương chúng tôi rất mong mỏi Chính phủ có giải pháp giảm giá thức ăn chăn nuôi, nếu không chắc chẳng còn ai dám nuôi lợn nữa.
Lời bà Vân nói quả không sai. Hộ ông Lý Văn Tĩnh ở xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang là minh chứng. Nuôi lợn cay đắng đến mức gia đình ông Tĩnh đã phải bán hơn 200m2 đất thổ cư mới có tiền bù lỗ. Khiếp vía với cảnh càng nuôi càng lỗ, hiện giờ ông Tĩnh đã “treo” chuồng để đi làm thuê ở Làng nghề gốm sứ Bát Tràng.
Cùng xã Liên Nghĩa, ông Lý Văn Dũng dù chỉ nuôi thường xuyên 200 con lợn cũng phải vay ngân hàng 700 triệu đồng, nợ đại lý cám chăn nuôi 96 triệu đồng. Bỏ nuôi lợn từ một năm nay nhưng giờ nhắc lại vẫn khiến ông hãi hùng.
Ông Hoàng Ngọc Hiếu, cán bộ phụ trách chăn nuôi thú y xã Liên Nghĩa hạch toán: Giá thành sản xuất 1 kg lợn hơi thời điểm này ít nhất khoảng 57.000 đồng, trong khi giá bán chỉ 49.000 đồng 1kg thì dân chỉ lo tiền lãi suất ngân hàng thôi đã đủ ốm. So với năm 2017 giá lợn thịt gần như không tăng trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng quân bình trên 50% thì có thể khẳng định đây chính là “thủ phạm” làm cho các nhà nông bị thua lỗ rồi còn gì.
"Cách nay trên 5 năm toàn xã Liên Nghĩa có 96 hộ, trang trại chăn nuôi lợn với tổng đàn đạt gần 8.000 con. Do chăn nuôi thua lỗ kéo dài, tới đầu tháng 3/2023 tổng đàn lợn của xã đã giảm xuống chỉ còn 3.450 con tại 19 hộ chăn nuôi còn bám trụ", ông Hiếu lắc đầu.
Giá thức ăn chăn nuôi tăng vọt khiến người nuôi lợn lao đao. Ảnh: Hải Tiến.
Đi sang xã Long Hưng, cũng là một xã chăn nuôi trọng điểm khác của Văn Giang, ông Ngô Văn Sáu, người nuôi lợn từ năm 2005 đến nay đúc rút: Tôi đang nợ ngân hàng 500 triệu đồng chưa biết tìm đâu ra nguồn trả nợ đây.
May nhờ chỉ nuôi trên dưới 200 con lợn thịt và lợn nái, không phải thuê mượn công lao động, trang trại đã hết hấu hao và chủ động được nguồn con giống nuôi đầu vào, nên tôi mới dừng được ở mức nợ chăn nuôi nêu trên. Ngược lại, những hộ nuôi nhiều lợn hơn, phải thuê người phụ giúp chăn nuôi, trang trại mới xây dựng... đều phải vay nợ từ 1 tỉ đồng trở lên.
Rồi Tân Tiến, Mễ Sở, Nghĩa Trụ hay nhiều xã khác cũng vậy, dường như đang có một làn sóng nợ nần âm ỉ, chực chờ bùng phát trong cộng đồng chăn nuôi lợn ở huyện Văn Giang và nhiều vùng khác ở tỉnh Hưng Yên.
Theo: Hoàng Anh - Hải Tiến - Võ Việt
Nguồn: Nongnghiep.vn
GIÁ HEO HƠI HÔM NAY 22/3/2023
GIÁ HEO HƠI HÔM NAY 22/3/2023
Giá heo hơi hôm nay 22/3 tại thị trường miền Bắc đi ngang so với hôm qua.
Trong đó, giá heo hơi thấp nhất khu vực hiện đang được ghi nhận tại các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình.
Trong khi đó, 50.000 đ/kg là mức giao dịch heo hơi cao nhất tại Hưng Yên, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình, Hà Nội và Tuyên Quang.
Thương lái tại các địa phương còn lại đang thu mua heo hơi với giá không đổi là 49.000 đ/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay 22/3/2023 tại thị trường miền Bắc đang giao dịch ở mức 48.000 - 50.000 đ/kg.
Giá heo hơi miền Trung và Tây Nguyên hôm nay 22/3
Giá heo hơi hôm nay 22/3 tại thị trường miền Trung và Tây Nguyên duy trì ổn định so với hôm qua.
Cụ thể, 47.000 đ/kg là mức giao dịch thấp nhất tiếp tục được ghi nhận tại tỉnh Hà Tĩnh.
Cao hơn một giá ở mức 48.000 đ/kg gồm có Thanh Hóa, Nghệ An và Quảng Ngãi.
Heo hơi tại các tỉnh còn lại đang được giao dịch với giá ổn định trong khoảng 49.000 - 50.000 đ/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay 22/3/2023 tại miền Trung và Tây Nguyên đang thu mua quanh mức 47.000 - 50.000 đ/kg.
Giá heo hơi miền Nam hôm nay 22/3
Giá heo hơi hôm nay 22/3 tại thị trường miền Nam không có biến động mới so với hôm qua.
Theo đó, mức giao dịch cao nhất khu vực là 51.000 đ/kg, có mặt tại An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau và Bạc Liêu.
Ngược lại, thương lái tại Vũng Tàu vẫn đang thu mua heo hơi với giá 48.000 đ/kg, thấp nhất khu vực.
Các tỉnh thành còn lại duy trì giao dịch ổn định từ 49.000 - 50.000 đ/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay 22/3/2023 toàn miền Nam tiếp tục giao dịch quanh ngưỡng 48.000 - 51.000 đ/kg.
Theo: Nongnghiep.vn
2023: CHĂN NUÔI SẠCH, XANH VÀ SỐ HÓA
Tăng trưởng kéo theo ô nhiễm môi trường với 15% khí thải nhà kính toàn cầu cùng rủi ro an toàn thực phẩm và dịch bệnh vẫn là những thách thức buộc ngành chăn nuôi năm 2023 và các năm tiếp theo phải đổi mới theo hướng xanh, sạch và số hóa.
Số hóa
Những cải tiến công nghệ chăn nuôi nhiều năm qua chú trọng nhiệm vụ tăng chất lượng và số lượng dữ liệu trong các hệ thống chăn nuôi. Các doanh nghiệp trẻ như HerdDogg, Cowlar và SmartBow (Mỹ) đã nghiên cứu thẻ đeo tai hoặc cổ để theo dõi chuyển động của gia súc trên đồng ruộng. Các đối thủ khác của những công ty này lại tập trung phát triển giải pháp chuồng trại như camera Cainthus quan sát máy móc cố định hoặc cảm biến SomaDetect lắp đặt trong dây chuyền vắt sữa. Mỗi công ty bán phần cứng, sau đó cung cấp dịch vụ phân tích dữ liệu.
Cung cấp quyền truy cập và dữ liệu thời gian thực và chất lượng cao giúp khách hàng là người nông dân có thể nhanh chóng đưa ra quyết định thông minh. Ngoài ra, chất lượng và mức độ chi tiết của dữ liệu có giá trị đối với khách hàng không phải nông dân như hãng kinh doanh thức ăn chăn nuôi và nhà cung cấp dịch vụ trang trại. Quyền truy cập vào dữ liệu trang trại có giá trị to lớn đối với những khách hàng này. Đây là lý do các nhà đầu tư như Wilbur Ellis’ Cavallo Ventures đã rót vốn vào các công ty công nghệ chăn nuôi như Performance Livestock Analytics hay Cargill đầu tư vào Cainthus, hệ thống thị giác máy tính trong chuồng nuôi gia súc vào năm 2018.
Trang trại chăn nuôi thông minh với công nghệ điều khiển không dây. Ảnh: Shutterstock
Xanh
Giải pháp duy nhất hiện nay để giảm tác động lên môi trường của ngành chăn nuôi là cắt giảm phát thải khí nhà kính. Hướng đi này ngày càng khả thi nhờ các chất phụ gia thức ăn có khả năng giảm quá trình lên men trong ruột (bò ợ hơi). Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), quá trình lên men trong ruột là thủ phạm gây ra 27% khí thải methane và riêng khí thải methane chiếm 32 - 40% lượng khí thải nhà kính của ngành nông nghiệp.
DSM, hãng dinh dưỡng và thú y chăn nuôi có trụ sở tại Hà Lan tuyên bố đã tìm ra câu trả lời bằng một loại phụ gia thức ăn chăn 3NOP (nhãn hiệu Bovaer) và dự kiến tung ra thị trường châu Âu cuối năm 2022. Sản phẩm này đã có mặt ở một số thị trường vào năm 2021. Phụ gia này có tác dụng rất nhanh với liều lượng sử dụng chỉ bằng ¼ thìa cà phê vào thức ăn là có thể giảm 30% khí thải trong chăn nuôi. Hợp chất này được phát hiện năm 2013 và đã trải qua quá trình thử nghiệm thực địa nghiêm ngặt suốt 7 năm qua.
Công ty Mootral phát triển sản phẩm giúp giảm khí thải methane bằng cam quýt và tỏi. Mô hình kinh doanh của Mootral đã được cơ quan tính dụng carbon Verra cấp chứng nhận. Nhờ đó, sản phẩm của Mootral có thể mang lại cho người nông dân nguồn doanh thu thứ 2 từ việc bán tín dụng carbon bù đắp khí thải methane.
Sạch
Chất thải chăn nuôi là một phần quan trọng của hệ thống nông nghiệp, được sử dụng làm phân bón cây trồng hoặc nhiên liệu sinh học. Nhưng phần lớn trang trại chăn nuôi vẫn đang tiêu tốn không ít chi phí loại bỏ phân thải, thay vì tận dụng. Hơn 3,9 triệu trang trại chăn nuôi trên thế giới đang thải ra 10 tấn phân mỗi ngày. Do đó, tác động tiêu cực đến thị trường đang gia tăng, cùng với tình trạng đất đai khô cằn và lượng kim loại nặng tích tụ trong đất ngày càng nhiều đã gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Tại châu Âu và Bắc Mỹ, các trại chăn nuôi bắt đầu chú trọng xử lý phân tại cơ sở sản xuất, vừa tiết kiệm chi phí, mặt khác đáp ứng quy định môi trường ngày càng khắt khe do chính phủ đặt ra. Hãng Bluetector, Đức đã tìm ra công nghệ xử lý nước thải đô thị để xử lý được nồng độ nitrat cao trong phân. Hệ thống không sử dụng chất phụ gia hóa học, nhỏ gọn trong một thùng chứa và giá khoảng 500.000 USD và chi phí vận hành và bảo trì khoảng 2 USD/tấn. Với công nghệ này, người chăn nuôi có thể hoàn vốn sau 1 - 2 năm nên có ý nghĩa to lớn bởi châu Âu đang siết chặt quy định về xử lý phân thải chăn nuôi. Một giải pháp khác từ Công ty Livestock Water Recycling, Canada sử dụng quy trình lọc để tách chiết kali và amonia lỏng, chất rắn giàu phốt pho, nitơ và nước.
Nguồn: Tạp chí gia cầm
SẴN SÀNG TÂM THẾ CHO 2023
Thế Giới Gia Cầm) - Sáng 13/1/2023 tại Hà Nội, Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam (VIPA) đã tổ chức Hội nghị Ban thường vụ tổng kết công tác năm 2022 và kế hoạch hoạt động năm 2023. Tham dự có các ủy viên Ban Thường vụ, các đơn vị và một số doanh nghiệp trực thuộc VIPA.
Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch VIPA trình bày tóm tắt công tác năm 2022 và phương hướng hoạt động năm 2023.
Chủ tịch VIPA Nguyễn Thanh Sơn cho biết, trong năm 2022, dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng về cơ bản VIPA đã làm tốt vai trò của mình, đã và đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành gia cầm nước ta. Đồng thời với việc thực hiện tốt vai trò tư vấn, giám sát, phản biện đối với các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, một trong những nét đặc sắc trong hoạt động của VIPA là “đẩy mạnh giao thương nội khối”. Thời gian qua, Hiệp hội đã và đang tạo môi trường hợp tác, thực hiện chuỗi liên kết giữa các hội viên trong sản xuất, kinh doanh; Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, dịch vụ, đầu tư, nghiên cứu khoa học, tìm hiểu khảo sát thị trường trong và ngoài nước. VIPA đã chủ trì và phối hợp tổ chức thành công nhiều hội thảo, tập huấn, tọa đàm; Tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kiến thức về kỹ thuật, quản trị doanh nghiệp và hội nhập kinh tế thế giới. Đặc biệt, trong năm 2022, VIPA đã coi trọng mở rộng quan hệ thương mại quốc tế, tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng coi trọng công tác thông tin, truyền thông. Thông qua các ấn phẩm “Thế giới Gia cầm”, “Người Chăn nuôi”, cùng các trang thông tin điện tử, VIPA đã kịp thời chia sẻ những thông tin về chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Các tiến bộ khoa học công nghệ; Cập nhật tình hình ngành chăn nuôi trong nước, quốc tế; Đồng hành cùng doanh nghiệp, hội viên trong các hoạt động, sự kiện… “Muôn nẻo” tin tức đó đã được bạn đọc tích cực đón nhận.
“Có thể nói, thời gian qua, VIPA đã từng bước mang lại 4 giá trị cốt lõi cho các hội viên, đó là giá trị kết nối, giá trị thông tin, giá trị tinh thần và giá trị kinh tế”, TS. Nguyễn Thanh Sơn chia sẻ thêm.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã cùng nhau bàn nhiệm vụ trọng tâm cho Hiệp hội trong năm 2023. Theo đó đã thống nhất một số hoạt động nổi bật như: Tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2022 và triển khai kế hoạch năm 2023 dự kiến trong tháng 3/2023 tại Bình Định; Chuẩn bị tích cực cho Lễ kỷ niệm 20 thành lập VIPA và tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2029; Tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia Triển lãm Quốc tế lớn nhất châu Á về chăn nuôi, thủy hải sản, chế biến thịt, trứng và các sản phẩm từ sữa tại Thái Lan vào tháng 3/2023; Tổ chức Chương trình bình chọn và trao tặng “Danh hiệu Sản phẩm Vàng chăn nuôi Việt Nam lần thứ 3”; Gia nhập Hiệp hội Gia cầm Quốc tế (IPC); Phấn đấu được xét tặng Huân chương Lao động Hạng II trong năm 2023; Tiếp tục xem xét kết nạp một số hội viên mới, trong đó ưu tiên các trang trại chăn nuôi lớn, các doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm gia cầm; Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động giao thương nội khối; Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế và đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông…
Nguồn: Tạp chí gia cầm