giá cả
Giá heo hơi miền Bắc
Theo ghi nhận, giá heo hơi miền Bắc hôm nay giảm nhẹ tại Lào Cai và Ninh Bình, về giá 67.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực; Yên Bái và Thái Nguyên về mức 68.000 đồng/kg.
Hiện tại, thương lái tại khu vực này đang mua bán heo hơi trong khoảng 67.000 - 69.000 đồng/kg, với mức 69.000 đồng/kg xuất hiện tại các địa phương: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình và Bắc Giang.
Giá heo hơi miền Trung - Tây Nguyên
Thị trường heo hơi miền Trung - Tây Nguyên hạ một giá tại Đắk Lắk và Lâm Đồng, lần lượt về giá 67.000 đồng/kg và 68.000 đồng/kg.
Như vậy, mốc 69.000 đồng/kg đã biến mất tại khu vực này. Hiện tại, heo hơi ở miền Trung đang được bán với giá dao động từ 66.000 - 68.000 đồng/kg.
Giá heo hơi miền Nam
Ngược chiều với hai thị trường trên, heo hơi tại miền Nam hôm nay tăng một giá tại Cà Mau và Đồng Tháp, cùng đạt 69.000 đồng/kg.
Theo đó, các thương lái phía Nam đang thu mua heo hơi từ 67.000 - 69.000 đồng/kg, với mức cao nhất khu vực là 69.000 đồng/kg xuất hiện tại Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang và Cà Mau.
Trong bối cảnh thị trường biến động, người chăn nuôi cần cân nhắc thời điểm xuất chuồng phù hợp để đạt lợi nhuận tối ưu. Đồng thời, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh các chương trình bình ổn giá và tăng cường dự trữ hàng hóa để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán.
Việc theo dõi sát sao diễn biến thị trường và các yếu tố ảnh hưởng như thời tiết, dịch bệnh, và chính sách thương mại sẽ giúp cả người chăn nuôi lẫn doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh doanh phù hợp.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, trong năm 2024, toàn tỉnh đã xảy ra 66 ổ dịch tả heo châu Phi, 29 ổ dịch viêm da nổi cục ở trâu bò, 15 ổ dịch lở mồm long móng, 15 ổ dịch dại động vật, theo Báo Quảng Nam.
Hiện nay, còn hai ổ dịch tả heo châu Phi ở hai huyện Tiên Phước, Phước Sơn và một ổ dịch dại động vật ở huyện Thăng Bình.
Dịch bệnh xảy ra lẻ tẻ, quy mô nhỏ, trên đối tượng vật nuôi chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh bắt buộc theo quy định; xảy ra ở tất cả các tháng trong năm và khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đang có chiều hướng gia tăng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh bắt buộc đối với một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm năm 2024 đạt thấp, chưa đảm bảo bảo hộ trong quần thể.
Cụ thể, bệnh lở mồm long móng tiêm đạt 56%/tổng đàn, bệnh viêm da nổi cục tiêm đạt 17,72%/tổng đàn, bệnh dịch tả heo cổ điển tiêm đạt 33,28%/tổng đàn, bệnh dại tiêm đạt 43,36%/tổng đàn, bệnh cúm gia cầm chủ yếu tiêm các đàn gia cầm của những trang trại chăn nuôi được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm.
Đáng chú ý, kết quả giám sát chủ động đã phát hiện mầm bệnh dịch tả heo châu Phi trên thịt và sản phẩm thịt heo bán ở một số chợ. Việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật từ các tỉnh, thành phố khác về tiêu thụ trên địa bàn Quảng Nam trong dịp tết sẽ tăng cao.
Trong khi đó, công tác phòng chống dịch bệnh, quản lý giết mổ tại một số địa phương còn lơ là, thiếu kiểm tra, giám sát của cấp thẩm quyền.
Vì vậy, nguy cơ dịch bệnh phát sinh và lây lan trên đàn gia súc, gia cầm trong thời gian đến, đặc biệt là giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ là rất cao.
Nguồn: Báo Tiêu dùng
GIÁ HEO HƠI HÔM NAY 11/1/2025: DUY TRÌ ĐÀ TĂNG TẠI MIỀN BẮC.
Giá heo hơi tại miền Bắc
Giá heo hơi bật tăng mạnh trong sáng cuối tuần. Hiện tại, khu vực này đang giao dịch trong khoảng 68.000 - 70.000 đồng/kg.
Theo đó, mốc 70.000 đồng/kg được ghi nhận tại nhiều địa phương, gồm: Hà Nội, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương và Phú Thọ, sau khi tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg.
Các tỉnh, thành khác không có biến động mới về giá.
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Khu vực miền Trung - Tây Nguyên cùng chiều tăng, dao động từ 67.000 - 69.000 đồng/kg.
Tại Thanh Hóa tăng 1.000 đồng/kg đưa giá heo hơi lên 69.000 đồng/kg, cao nhất khu vực.
Cùng mức tăng trên, Quảng Trị, Huế và Khánh Hòa cùng giao dịch heo hơi ở mức 67.000 đồng/kg.
Riêng Ninh Thuận tăng 2.000 đồng/kg đạt 68.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Thị trường heo hơi phía Nam tiếp tục lặng sóng trong phiên sáng nay, thu mua trong khoảng 66.000 - 69.000 đồng/kg.
Trong đó, mức 69000 đồng/kg xuất hiện tại các tỉnh: Đồng Nai, Tây Ninh và Kiên Giang.
GIÁ HEO HƠI HÔM NAY NGÀY 6/12/2024
Nhìn chung, giá heo hơi của nhiều địa phương tại khu vực miền Bắc và miền Trung hôm nay tiếp đà tăng nhẹ. Theo ghi nhận, heo hơi trên cả nước đang có giá dao động từ 60.000-64.000 đồng/kg. Sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 475 triệu USD, tăng 4,4%.
Giá heo hơi hôm nay 6/12: Vẫn còn đà tăng 2 miền Bắc-Trung, sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 475 triệu USD, tăng 4,4%.
*Giá heo hơi tại khu vực miền Bắc
- Theo khảo sát ngày 6/12, thị trường heo hơi miền Bắc tiếp đà tăng giá tại một số tỉnh, thành phố. Hiện tại, giá heo hơi phía Bắc dao động từ 62.000 - 64.000 đồng/kg.
- Cụ thể, sau phiên sáng nay, Hà Nội và Thái Bình đang giao dịch tại ngưỡng 64.000 đồng/kg, cao nhất cả nước. Trong ghi đó, cùng ghi nhận tăng 1.000 đồng/kg, heo hơi tại Yên Bái, Tuyên Quang và Vĩnh Phúc có giá 63.000 đồng/kg.
*Giá heo hơi tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên
- Tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên, sau khi điều chỉnh lên một giá tại Hà Tĩnh và lên hai giá tại Quảng Bình, heo hơi tại hai tỉnh này đang cùng được thu mua tại giá 62.000 đồng/kg.
- Song song với đó, giá heo hơi tại Quảng Ngãi và Bình Định đạt 61.000 đồng/kg sau khi cùng tăng 1.000 đồng/kg. Các tỉnh còn lại trong vùng giữ giá đi ngang trong khoảng 60.000-63.000 đồng/kg.
*Giá heo hơi tại khu vực miền Nam
- Khu vực miền Nam ghi nhận duy nhất tỉnh Hậu Giang tăng giá, đạt 62.000 đồng/kg, cùng giá tại TP. HCM, Bình Phước, Vĩnh Long, Bạc Liêu và Bến Tre.
- Hiện tại, heo hơi tại khu vực này đang được bán ra với giá từ 61.000-64.000 đồng/kg. Trong đó, chỉ còn hai tỉnh Tiền Giang và Trà Vinh đang bán heo hơi tại mức 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực.
GIÁ HEO HƠI HÔM NAY 7/11: TIẾP ĐÀ ĐI LÊN TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
Giá heo hơi hôm nay 7/11/2024 tăng nhẹ tại khu vực miền bắc và miền trung, nhiều tỉnh, thành phố ghi nhận mức 64.000 đồng/kg.
1. Tại khu vực miền Bắc
- Theo ghi nhận mới nhất,heo hơi tại khu vực miền Bắc tăng một giá tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Thái Nguyên, cùng đạt mức 64.000 đồng/kg.
- Hiện tại, ba tỉnh trên cùng với Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên và Thái Bình là những địa phương có giá giao dịch cao nhất cả nước. Các tỉnh còn lại trong vùng thu mua trong khoảng 62.000 - 63.000 đồng/kg.
Địa phương
Giá (đồng)
Tăng/giảm (đồng)
Bắc Giang
64.000
-
Yên Bái
63.000
-
Lào Cai
62.000
-
Hưng Yên
64.000
-
Hải Dương
64.000
-
Nam Định
63.000
-
Thái Nguyên
64.000
+1.000
Phú Thọ
64.000
+1.000
Thái Bình
64.000
-
Hà Nam
63.000
-
Vĩnh Phúc
64.000
+1.000
Hà Nội
64.000
-
Ninh Bình
62.000
-
Tuyên Quang
63.000
-
2. Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên
- Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên cũng điều chỉnh tăng 1.000 đồng/kg tại Thanh Hoá và - - Nghệ An, đạt 63.000 đồng/kg, cao nhất khu vực.
- Cùng ghi nhận mức tăng này, heo hơi tại Hà Tĩnh được bán ra tại mức 62.000 đồng/kg, cùng giá với heo hơi tại Quảng Bình. Giá heo hơi tại các địa phương còn lại trong vùng đang dao động trong khoảng 58.000 - 61.000 đồng/kg.
Địa phương
Giá (đồng)
Tăng/giảm (đồng)
Thanh Hoá
63.000
+1.000
Nghệ An
63.000
+1.000
Hà Tĩnh
62.000
+1.000
Quảng Bình
62.000
-
Quảng Trị
60.000
-
Thừa Thiên Huế
60.000
-
Quảng Nam
59.000
-
Quảng Ngãi
60.000
-
Bình Định
59.000
-
Khánh Hoà
59.000
-
Lâm Đồng
61.000
-
Đắk Lắk
58.000
-
Ninh Thuận
60.000
-
Bình Thuận
60.000
-
3. Tại khu vực miền Nam
- Sau khi biến động trái chiều tại phiên sáng ngày 6/11, thị trường heo hơi phía Nam hôm nay giữ giá đi ngang trong khoảng 60.000 - 62.000 đồng/kg.
- Trong đó, Đồng Tháp và Cần Thơ có giá heo hơi đạt 62.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Ngược lại, thương lái tại Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Trà - Vinh và Sóc Trăng cùng thu mua tại mức 60.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực.
Địa phương
Giá (đồng)
Tăng/giảm (đồng)
Bình Phước
60.000
-
Đồng Nai
60.000
-
TP HCM
61.000
-
Bình Dương
61.000
-
Tây Ninh
61.000
-
Bà Rịa - Vũng Tàu
60.000
-
Long An
61.000
-
Đồng Tháp
62.000
-
An Giang
60.000
-
Vĩnh Long
61.000
-
Cần Thơ
62.000
-
Kiên Giang
61.000
-
Hậu Giang
60.000
-
Cà Mau
61.000
-
Tiền Giang
61.000
-
Bạc Liêu
60.000
-
Trà Vinh
60.000
-
Bến Tre
61.000
-
Sóc Trăng
60.000
-
Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tiếp đà tăng tại khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ, nhiều địa phương đạt mức 64.000 đồng/kg. Theo khảo sát, giá heo hơi cả nước đang dao động trong khoảng 58.000 - 64.000 đồng/kg.
TRONG 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2024 THỊ TRƯỜNG NÀO CUNG CẤP NGÔ CHO VIỆT NAM NHIỀU NHẤT
Trong 9 tháng đầu năm 2024, Argentina là nhà cung cấp ngô lớn nhất cho Việt Nam, chiếm tới 57% tổng lượng và 56% tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước. Cụ thể, Việt Nam đã nhập khẩu từ Argentina gần 4,61 triệu tấn, với giá trị tương đương trên 1,11 tỷ USD. Giá trung bình của ngô nhập từ Argentina trong thời gian này là 240,9 USD/tấn. So với cùng kỳ năm 2023, lượng nhập khẩu tăng mạnh tới 89,4%, và kim ngạch tăng 48,3%, nhưng giá giảm khoảng 21,7%
Brazil là thị trường cung cấp ngô lớn thứ hai cho Việt Nam trong 9 tháng năm 2024, chiếm khoảng 29% tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu. Việt Nam đã nhập khẩu từ Brazil hơn 2,35 triệu tấn, trị giá 584,73 triệu USD, với giá trung bình 248,7 USD/tấn. So với 9 tháng đầu năm 2023, lượng ngô nhập từ Brazil tăng 2,8%, nhưng giá trị kim ngạch lại giảm 18,5%, và giá giảm 20,8%.
Ngoài Argentina và Brazil, Việt Nam cũng nhập khẩu ngô từ các thị trường khác như Thái Lan, Lào và Ấn Độ. Trong đó:
+ Lào cung cấp khoảng 74.664 tấn, trị giá 18,66 triệu USD, với giá trung bình 250 USD/tấn, tăng 22,4% về lượng so với năm trước, nhưng kim ngạch giảm 13% và giá giảm 29%
+ Thái Lan chỉ cung cấp khoảng 3.500 tấn ngô với giá trị 6,89 triệu USD, giảm hơn 30% về lượng và kim ngạch so với năm 2023
+ Ấn Độ có sự giảm mạnh nhất, chỉ cung cấp 2.574 tấn, với giá trị 6,8 triệu USD, giảm tới 99,7% về lượng và 98% về kim ngạch.
Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nhập khẩu ngô từ Argentina là do sự thay đổi trong nguồn cung và giá cả của các thị trường khác, đặc biệt là khi Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguồn ngô nhập khẩu để phục vụ cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Sự giảm giá ngô từ Argentina giúp giảm bớt chi phí sản xuất, mặc dù tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ do ảnh hưởng của giá giảm toàn cầu.
GIÁ HEO HƠI HÔM NAY NGÀY 24/10/2024
Giá heo hơi trên cả nước ngày 24/10/2024 tiếp tục xu hướng giảm nhẹ. Cụ thể, tại miền Bắc, giá dao động từ 62.000 - 64.000 đồng/kg, với các tỉnh như Hưng Yên và Hải Dương ghi nhận mức cao nhất 64.000 đồng/kg. Tại miền Trung - Tây Nguyên, mức giá phổ biến là 59.000 - 62.000 đồng/kg, trong đó Đắk Lắk, Bình Định và Khánh Hòa ghi nhận mức thấp nhất 59.000 đồng/kg. Ở miền Nam, giá heo hơi cũng giảm nhẹ, nằm trong khoảng 60.000 - 62.000 đồng/kg, với Bến Tre ở mức thấp nhất là 60.000 đồng/kg
1. Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc 24/10/2024
Hưng Yên
64.000
Cao nhất miền Bắc
Hải Dương
64.000
Yên Bái
62.000
Giảm 1.000 đồng/kg
Hà Nội
63.000
Giảm 1.000 đồng/kg
Nam Định
62.000
Thái Bình
63.000
Phú Thọ
62.000
Quảng Ninh
63.000
Bắc Giang
63.000
Thái Nguyên
62.000
Vĩnh Phúc
63.000
2. Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung- Tây Nguyên 24/10/2024
Đắk Lắk
59.000
Thấp nhất miền Trung
Bình Định
59.000
Thấp nhất miền Trung
Khánh Hòa
59.000
Thấp nhất miền Trung
Thanh Hóa
62.000
Cao nhất miền Trung
Nghệ An
61.000
Lâm Đồng
62.000
Cao nhất miền Trung
Quảng Nam
60.000
Quảng Ngãi
60.000
Hà Tĩnh
61.000
3. Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam 24/10/2024
Bến Tre
60.000
Thấp nhất miền Nam
An Giang
61.000
Bạc Liêu
61.000
Tây Ninh
62.000
Cần Thơ
62.000
Cà Mau
62.000
Bà Rịa - Vũng Tàu
62.000
Giá heo hơi trong ngày tiếp tục có xu hướng giảm nhẹ so với các ngày trước đó, phản ánh tình hình nguồn cung ổn định và những biến động trên thị trường chăn nuôi.
TÌNH HÌNH XUẤT, NHẬP KHẨU THỊT VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ THỊT CỦA VIỆT NAM
1. Tình hình xuất khẩu
Cơ cấu thị trường xuất khẩu thịt và sản phẩm từ thịt của Việt Nam
(Tỷ trọng % tính theo giá trị)
Quý I/2023 Quý I/2024
Trong quý I/2024, xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của Việt Nam giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2023. Theo thống kê sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, trong quý I/2024, Việt Nam xuất khẩu được 5,34 nghìn tấn thịt và sản phẩm thịt, trị giá 23,67 triệu USD, giảm 8,3% về lượng và giảm 7,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Thịt và sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường thuộc khu vực châu Á, trong đó xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông là nhiều nhất, chiếm 47,79% về lượng và chiếm 66,19% về trị giá trong tổng xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt của cả nước, với 2,55 nghìn tấn, trị giá 15,66 triệu USD, giảm 0,5% về lượng và giảm 5,7% về trị giá so với quý I/2023.
Trong quý I/2024, các chủng loại thịt và các sản phẩm từ thịt xuất khẩu chủ yếu gồm: Thịt lợn sữa nguyên con đông lạnh (được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Hồng Kông, Xing-ga-po); Thịt ếch đông lạnh (được xuất khẩu chủ yếu sang Bỉ, Pháp, Hoa Kỳ…); Chân gà đông lạnh (được xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc, Pa-pu-a Niu Ghi-nê, Lào…); Thịt lợn nguyên con đông lạnh (được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Hồng Kông, Ma-lai-xi-a…); Thịt trâu, bò tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh (được xuất khẩu sang thị trường Lào, Căm-pu-chia)… Đáng chú ý, trừ chân gà đông lạnh và thịt lợn nguyên con đông lạnh, xuất khẩu các chủng loại thịt và các sản phẩm từ thịt còn lại đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2023.
2. Tình hình nhập khẩu
Nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của Việt Nam trong quý I/2024 tăng so với cùng kỳ năm 2023. Theo thống kê sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu trên 171,54 nghìn tấn thịt và sản phẩm từ thịt, trị giá 345,36 triệu USD, tăng 34,4% về lượng và tăng 29,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Quý I/2024, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nga, Hàn Quốc và Ba Lan là 5 thị trường cung cấp thịt và sản phẩm từ thịt lớn nhất cho Việt Nam. Trừ Hoa Kỳ, nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam từ các thị trường này đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Ấn Độ là thị trường lớn nhất cung cấp thịt và sản phẩm từ thịt cho Việt Nam với 47,49 nghìn tấn, trị giá 148,01 triệu USD, tăng 31,7% về lượng và tăng 45,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Trong quý I/2024, thịt và các sản phẩm từ thịt nhập khẩu chủ yếu là các chủng loại như: Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; Phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, trâu, bò sống ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt trâu tươi đông lạnh; Thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt bò tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh… Trong đó, nhập khẩu thịt gia cầm, thịt trâu, thịt bò có xu hướng tăng; trong khi nhập khẩu thịt lợn lại giảm so với cùng kỳ năm 2023. Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu 11,45 nghìn tấn thịt lợn (HS 0203), trị giá 25,98 triệu USD, giảm 12,5% về lượng và giảm 18,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Nhập khẩu thịt lợn liên tục giảm do tiêu thụ thịt lợn trong nước chậm, trong khi sản lượng lợn liên tục phục hồi. Bra-xin là thị trường lớn nhất cung cấp thịt lợn cho Việt Nam với 4,2 nghìn tấn, trị giá 9,53 triệu USD, tăng 7,4% về lượng và tăng 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
GIÁ HEO HƠI NGÀY 10/10/2024 THEO BA VÙNG TRÊN CẢ NƯỚC
1. Miền Bắc:
Giá heo hơi ở miền Bắc hôm nay ghi nhận mức giảm tại nhiều tỉnh. Cụ thể, giá thu mua heo hơi dao động từ 66.000 - 68.000 đồng/kg. Một số địa phương giảm 1.000 đồng/kg so với ngày trước, như:
Lào Cai: 66.000 đồng/kg
Yên Bái: 67.000 đồng/kg
Thái Nguyên: 67.000 đồng/kg
Ninh Bình: 66.000 đồng/kg
Những tỉnh còn lại như Bắc Giang, Hưng Yên và Hải Dương duy trì mức giá ổn định là 68.000 đồng/kg
2. Miền Trung - Tây Nguyên:
Tại khu vực này, giá heo hơi tiếp tục giảm nhẹ, đặc biệt ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Mức thu mua dao động từ 64.000 - 66.000 đồng/kg. Một số tỉnh giảm 1.000 đồng/kg như:
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh: 66.000 đồng/kg
Quảng Bình, Quảng Trị: 65.000 đồng/kg
Thừa Thiên Huế: 64.000 đồng/kg
Các địa phương như Quảng Ngãi, Bình Định và Khánh Hòa giữ giá ổn định trong khoảng 64.000 - 65.000 đồng/kg
3. Miền Nam:
Khu vực miền Nam cũng không ngoại lệ với xu hướng giảm giá. Hiện giá heo hơi ở đây dao động từ 63.000 - 65.000 đồng/kg. Cụ thể:
Bình Dương, Long An: 65.000 đồng/kg (giảm 1.000 đồng/kg)
Bến Tre có mức giá thấp nhất cả nước: 63.000 đồng/kg
Như vậy, trên toàn quốc, giá heo hơi ngày 10/10 tiếp tục giảm nhẹ tại nhiều địa phương, tạo điều kiện cho người chăn nuôi tái đàn và chuẩn bị nguồn cung cho dịp cuối năm
GIÁ SẢN PHẨM CHĂN NUÔI(GIÁ TẠI TRẠI) CẢ NƯỚC NGÀY 10/4/2024
Đây là bảng giá sản phẩm chăn nuôi cả nước (tại trại) cập nhật ngày 10/09/2024, bao gồm: giá heo hơi, giá gà hơi, giá vịt…
Sản phẩm
ĐVT
Giá bình quân
Giá bình quân
So giá BQ
So giá BQ
10/9/2024
trong tháng
tháng trước
năm trước
(đồng)
(đồng)
(đồng)
(%)
(đồng)
(%)
Heo thịt hơi (Miền Bắc)
đ/kg
65.700
65.320
-780
-1,2
6
10,7
Heo thịt hơi (Miền Trung)
đ/kg
63.100
62.640
-1360
-2,1
5
9,1
Heo thịt hơi (Miền Đông)
đ/kg
63.500
62.960
-1340
-2,1
6
10,6
Heo thịt hơi (Miền Tây)
đ/kg
63.200
62.900
-1000
-1,6
6
10,7
Gà thịt lông màu (Miền Bắc)
đ/kg
55.000
49.980
5600
12,6
-9487
-16,0
Gà thịt lông màu (Miền Trung)
đ/kg
43.800
42.400
-7840
-15,6
-13120
-23,6
Gà thịt lông màu (Miền Đông)
đ/kg
45.700
43.520
-7860
-15,3
-22680
-34,3
Gà thịt lông màu (Miền Tây)
đ/kg
42.000
39.800
-4200
-9,5
-24300
-37,9
Gà chuyên thịt (Miền Bắc)
đ/kg
27.000
28.800
-3000
-9,4
-9
-23,4
Gà chuyên thịt (Miền Trung)
đ/kg
28.000
31.200
0
0,0
3
11,4
Gà chuyên thịt (Miền Đông)
đ/kg
28.000
31.200
0
0,0
3
11,4
Gà chuyên thịt (Miền Tây)
đ/kg
27.000
31.000
-200
-0,6
3
10,7
Vịt thịt (Miền Bắc)
đ/kg
36.000
36.840
-5060
-12,1
-14836
-28,7
Vịt thịt (Miền Trung)
đ/kg
40.000
38.800
-1020
-2,6
-8000
-17,1
Vịt thịt (Miền Đông)
đ/kg
40.000
44.220
220
0,5
-2830
-6,0
Vịt thịt (Miền Tây)
đ/kg
40.900
44.620
1
3,2
-2552
-5,4
Trứng gà (Miền Bắc)
đ/quả
1.970
1.942
-230
-10,6
-550
-22,1
Trứng gà (Miền Trung)
đ/quả
2.150
2.156
-132
-5,8
-449
-17,2
Trứng gà (Miền Đông)
đ/quả
1.700
1.860
-396
-17,6
-330
-15,1
Trứng gà (Miền Tây)
đ/quả
1.900
1.900
-170
-8,2
-300
-13,6
Trứng vịt (Miền Bắc)
đ/quả
2.290
2.376
-38
-1,6
-476
-16,7
Trứng vịt (Miền Trung)
đ/quả
2.400
2.380
-220
-8,5
-617
-20,6
Trứng vịt (Miền Đông)
đ/quả
2.500
2.460
-220
-8,2
-365
-12,9
Trứng vịt (Miền Tây)
đ/quả
2.090
2.138
-358
-14,3
-97
-4,3
GIÁ HEO HƠI HÔM NAY:11/9/2024- THỊ TRƯỜNG CHỮNG LẠI
Giá heo hơi hôm nay 11/9/2024 không có biến động mới. Hiện thị trường heo hơi ba miền đang giao dịch quanh ngưỡng giá 62.000 - 67.000 đồng/kg.
1. Giá heo hơi miền Bắc ngày 11/9.
Thị trường heo hơi miền Bắc không có biến động mới so với hôm qua.
Theo đó, Hà Nội vẫn giữ giá heo tại mức 67.000 đ/kg - cao nhất khu vực và cả nước.
Ngược lại, thương lái tại Ninh Bình vẫn giao dịch tại giá 64.000 đ/kg - thấp nhất khu vực.
Các địa phương còn lại giữ giá heo trong khoảng 65.000 - 66.000 đ/kg.
Tỉnh/Thành
Giá cả
Tăng/giảm
Bắc Giang
66.000
-
Yên Bái
66.000
-
Lào Cai
65.000
-
Hưng Yên
66.000
-
Nam Định
65.000
-
Thái Nguyên
66.000
-
Phú Thọ
66.000
-
Thái Bình
66.000
-
Hà Nam
65.000
-
Vĩnh Phúc
66.000
-
Hà Nội
67.000
-
Ninh Bình
64.000
-
Tuyên Quang
66.000
-
Như vậy, giá lợn hơi miền Bắc ngày 11/9/2024 đang giao dịch ở mức 64.000 - 67.000 đ/kg.
2. Giá heo hơi miền Trung và Tây Nguyên ngày 11/9
Thị trường heo hơi miền Trung và Tây Nguyên duy trì ổn định so với hôm qua.
Cụ thể, giá heo cao nhất khu vực đang là 66.000 đ/kg, tiếp tục được thu mua tại Thanh Hóa.
Ngoại trừ Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình vẫn giao dịch tại mức 64.000 đ/kg, giá heo tại các địa phương đang neo quanh ngưỡng 62.000 - 63.000 đ/kg.
Tỉnh/Thành
Giá cả
Tăng/giảm
Thanh Hóa
66.000
-
Nghệ An
64.000
-
Hà Tĩnh
64.000
-
Quảng Bình
64.000
-
Quảng Trị
63.000
-
Thừa Thiên Huế
63.000
-
Quảng Nam
63.000
-
Quảng Ngãi
63.000
-
Bình Định
62.000
-
Khánh Hòa
62.000
-
Lâm Đồng
63.000
-
Đắk Lắk
62.000
-
Ninh Thuận
62.000
-
Bình Thuận
63.000
-
Như vậy, giá lợn hơi miền Trung và Tây Nguyên ngày 11/9/2024 thu mua quanh mức 62.000 - 66.000 đ/kg.
3. Giá heo hơi tại miền Nam mới nhất ngày 11/9
Thị trường heo hơi miền Nam đồng loạt đi ngang so với hôm qua.
Trong đó, giá heo tại Bình Dương và Cà Mau đang là 65.000 đ/kg - cao nhất khu vực.
Các địa phương còn lại thu mua trong khoảng giá 62.000 - 64.000 đ/kg.
Tỉnh/Thành
Giá cả
Tăng/giảm
Bình Phước
62.000
-
Đồng Nai
63.000
-
TP.HCM
63.000
-
Bình Dương
65.000
-
Tây Ninh
63.000
-
Bà Rịa - Vũng Tàu
64.000
-
Long An
64.000
-
Đồng Tháp
63.000
-
An Giang
64.000
-
Vĩnh Long
63.000
-
Cần Thơ
64.000
-
Kiên Giang
63.000
-
Hậu Giang
63.000
-
Cà Mau
65.000
-
Tiền Giang
62.000
-
Bạc Liêu
63.000
-
Trà Vinh
62.000
-
Bến Tre
63.000
-
Sóc Trăng
63.000
-
Như vậy, giá lợn hơi miền Nam ngày 11/9/2024 đang giao dịch trong khoảng 62.000 - 65.000 đ/kg.
Phần lớn số lợn sữa nhập khẩu vào Hồng Kông đến từ Việt Nam.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Hồng Kông (Trung Quốc), thị trường này có nhu cầu lớn về nhập khẩu thực phẩm. Từ nhiều năm nay, Việt Nam luôn là quốc gia đứng thứ 6 mà Hồng Kông nhập khẩu thực phẩm, với kim ngạch nhập khẩu trung bình hàng năm khoảng hơn 400 triệu USD.
Một số mặt hàng thực phẩm Việt Nam đang chiếm thị phần lớn về nhập khẩu của Hồng Kông như gạo (chiếm 27%), và đặc biệt là lợn sữa khi chiếm tới hơn 99%. Hay có thể nói, đại đa số lợn sữa nhập khẩu vào Hồng Kông đến từ Việt Nam.
Lợn sữa cũng chính là sản phẩm chủ lực trong nhóm hàng thịt và sản phẩm thịt Việt Nam xuất khẩu sang Hồng Kông. Theo Tổng cục Hải quan, trong quý 2/2024, xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt của Việt Nam sang Hồng Kông đạt 2,57 nghìn tấn, trị giá 14,65 triệu USD, so với quý 2/2023 tăng 25% về lượng và tăng 16,6% về trị giá. Thịt và sản phẩm thịt xuất khẩu sang Hồng Kông chủ yếu là lợn sữa.
GIÁ HEO HƠI HÔM NAY 27/8/2024: MỘT VÀI ĐỊA PHƯƠNG TĂNG NHẸ 1.000 ĐỒNG/KG
Ghi nhận giá heo hơi hôm nay 27/8 tăng rải rác 1.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 62.000 – 66.000 đồng/kg.
1. Giá heo hơi tại miền Bắc
Thị trường heo hơi tại miền Bắc, giá thu mua tương đối ổn định, giao dịch trong khoảng 64.000 –000 đồng/kg.
Theo đó, thương lái tại hầu hết các địa phương đang thu mua heo hơi với giá trung bình là 65.000 đồng/kg.
Riêng tỉnh Thái Nguyên tăng nhẹ 1.000 đồng/kg đưa giao dịch lên mức 66.000 đồng/kg.
2. Giá heo hơi tại miền Trung – Tây Nguyên
Theo ghi nhận, giá heo ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên tăng nhẹ000 đồng/kg, thu mua trong khoảng 62.000 – 65.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Địnhsau khi tăng giá, heo hơi đang được thu mua ở mức 62.000 đồng/kg, cùng với các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Đắk Lắk và Ninh Thuậ
Các địa phương còn lại duy trì giao dịch ổn định.
3. Giá heo hơi tại miền Nam
Giá giao dịch heo hơi ở khu vực miền Nam tăng nhẹ 1.000 đồng/kg,dao động trong khoảng 62.000 –000 đồng/kg.
Cụ thể, Đồng Tháp và Vũng Tàu lần lượt thu mua tại mức 64.000 đồng/kg và 65.000 đồng/kg.
Heo hơi tại các địa phương còn lại vẫn được giao dịch với giá không đổi.
NHẬP KHẨU THỊT HEO TĂNG MẠNH, NGÀNH CHĂN NUÔI LO MẤT THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC
Nhập khẩu thịt heo vào Việt Nam đang có xu hướng tăng lên. Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng nhiều chuyên gia và doanh nghiệp lo ngại về sức ép của thịt heo nhập khẩu đối với ngành chăn nuôi nội địa trong tương lai.
1. Nhập ngoại có xu hướng tăng
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2023, Việt Nam nhập khẩu 716.890 tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 1,43 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng, nhưng giảm 3,9% về trị giá so với năm 2022; chủ yếu nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ 57 thị trường trên thế giới. Trong các chủng loại thịt nhập khẩu, thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh chiếm phần lớn và được nhập khẩu từ 30 thị trường, chủ yếu là Nga, chiếm 40,67% trong tổng lượng nhập khẩu của cả nước; tiếp theo là Brazil chiếm 35,43%; Đức chiếm 5,7%; Canađa chiếm 3,01%; Mỹ chiếm 2,54% và một số nước khác (Tây Ban Nha, Ba Lan…).
Năm 2021, Việt Nam nhập khẩu 167.366 tấn thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh và 123.452 tấn phụ phẩm ăn được từ heo. Năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 114.123 tấn thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh và 69.316 tấn phụ phẩm ăn được từ lợn, trị giá 249,35 triệu USD, giảm 29,8% về lượng và giảm 33,6% về trị giá so với năm 2021. Năm 2023, Việt Nam nhập khẩu 112,6 nghìn tấn thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh và 122,5 tấn phụ phẩm ăn được từ lợn, trị giá 279,77 triệu USD, tăng 0,1% về lượng và tăng 12,2% về trị giá so với năm 2022.
Thống kê nhập khẩu thịt lợn trong vài năm gần đây. Nguồn: TCHQ
Trong 6 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu thịt các loại đạt hơn 447,2 nghìn tấn, trị giá hơn 860,9 triệu USD, tăng 33,6% về lượng và tăng 24,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Riêng nhập khẩu thịt lợn trong 6 tháng đầu năm nay đạt hơn 128,7 nghìn tấn, trị giá hơn 203 triệu USD.
Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng với thế giới thông qua 16 FTA đã được ký kết, trong đó, có các hiệp định thương mại thế hệ mới như CPTTP, EVFTA đang được áp dụng theo lộ trình giảm thuế như đã thỏa thuận; ngoài ra, nước ta cũng ký kết các hiệp định song phương với nhiều nước có nền chăn nuôi tiến tiến. Do vậy, việc sản phẩm chăn nuôi nói chung và sản phẩm thịt lợn nói riêng của nước ta sẽ gặp khó khăn hơn khi chúng ta buộc phải mở cửa cho thực phẩm nhập khẩu từ Mỹ, Brazil, Nga, Ấn Độ và Đức và sản phẩm nhập khẩu sẽ cạnh tranh mạnh với sản phẩm trong nước.
2. Sức ép lên doanh nghiệp
Tại hội nghị thúc đẩy chăn nuôi lợn bền vững diễn ra ngày 14/8 vừa qua, ông Nguyễn Văn Tuế, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dabaco chia sẻ, hiện tại các doanh nghiệp chăn nuôi trong nước đang đẩy mạnh tăng đàn nhằm tận dụng giá lợn hơi thuận lợi. Điều này có thể tạo ra áp lực về nguồn cung tăng lên đối với giá cả trong những tháng cuối năm.
Do vậy, ông Tuế đề xuất nên hạn chế nhập khẩu thịt để giảm bớt sự tăng lên về nguồn cung. “Trong nước đã sản xuất được thì Nhà nước nên có hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu. Chúng ta chỉ nên cho phép nhập khẩu chính phẩm còn phụ phẩm thì không. Ngoài ra, doanh nghiệp chỉ được nhập khẩu những sản phẩm có hạn sử dụng lâu dài, tránh nhập khẩu sản phẩm có hạn ngắn, giá rẻ, gây áp lực lên giá trong nước”, ông Tuế nêu rõ.
Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dabaco Nguyễn Văn Tuế cũng không khỏi lo ngại khi tương lai thuế nhập khẩu thịt lợn giảm xuống, áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước sẽ tăng lên. “Khi thịt giá rẻ của thể giới xâm nhập vào thị trường Việt Nam, bắt buộc các doanh nghiệp trong nước phải tái cơ cấu để nâng cao năng suất và chất lượng nhằm hạ giá thành nuôi. Hiện chúng tôi đã xây dựng hệ thống giống tốt với những con giống hạt nhân quy mô lớn, năng suất tương đương với các nước trên thế giới, được định hướng cung cấp cho các trang trại nội bộ và các hộ nuôi liên kết”, ông Tuế chia sẻ thêm.
Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, lo lắng “Nếu không cẩn trọng, một vài năm nữa, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia nhập khẩu thịt lợn. Bởi năm 2027, thuế nhập khẩu mặt hàng này sẽ giảm từ 15% xuống còn 0%, chưa kể đến việc chúng ta vẫn chưa kiểm soát hoàn toàn được lượng nhập khẩu qua đường tiểu ngạch”.
3. Bài toán giảm chi phí chăn nuôi để cạnh tranh với heo nhập khẩu
Để cạnh tranh với thịt heo nhập khẩu trong tương lai và tránh viễn cảnh Việt Nam trở thành nước nhập khẩu, ngành chăn nuôi cần giảm chi phí. Tuy nhiên, hiện nay bài toán về chi phí nuôi vẫn đang là vấn đề nan giải.
Tại Việt Nam, chi phí chăn nuôi vẫn còn cao so với thế giới do nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi vẫn còn phụ thuộc vào nhập khẩu.
Theo Cục Chăn nuôi, nước ta hiện vẫn chưa hình thành được vùng sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước để giảm giá thành chăn nuôi.Hằng năm, trong nước chỉ sản xuất được 35% nguyên liệu (để sản xuất khoảng 20 triệu tấn thức ăn chăn nuôi công nghiệp), còn lại 65% phải nhập khẩu.
Ngoài thức ăn chăn nuôi, Việt Nam cũng còn phụ thuộc vào nguồn con giống chất lượng nhập khẩu. những năm gần đây việc nhập khẩu giống vật nuôi có chiều hướng giảm, nhưng chưa nhiều.
Một số giống có năng suất, chất lượng bằng và cao hơn mức trung bình của thế giới, như Landrace, Yorkshire, Duroc có năng suất cao (chủ yếu là cấp giống cụ kỵ) được nhập vào Việt Nam hàng năm để làm mới nguồn gen di truyền đàn nái ngoại trong nước, nâng cao năng suất, chất lượng con giống.
Cũng giống như nhiều nước, Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nguồn giống cụ kỵ, ông bà của các tập đoàn giống heo đa quốc gia để sản xuất cấp giống bố mẹ để sản xuất. Hiện chưa có giống heo ngoại nào do nước ta chọn tạo cạnh tranh được với các giống nhập ngoại.
“Thị trường rất mở, nếu sản phẩm trong nước không cạnh tranh được về cả, chất lượng thì chắc chắn thịt heo nhập khẩu sẽ tràn vào. Thậm chí, giá heo hơi nhiều nước còn thấp hơn so với giá thịt đã xẻ và phân loại của Việt Nam”, ông Nguyễn Đức Trọng, Nguyên Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi trao đổi với chúng tôi.
Ông nhận định mặc dù thịt heo nhập khẩu hiện chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng nếu không ngành chăn nuôi không cải thiện, trở nên bài bản hơn sẽ có thể đánh mất thị phần trong nước. Giải pháp trước mắt là tăng hiệu quả chăn nuôi bằng cách tận dụng nguồn thức ăn tại chỗ, đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn.
Trao đổi với báo chí bên lề hội nghị chăn nuôi heo bền vững, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, thời gian tới, ngành chăn nuôi đẩy mạnh tận dụng một phần ngô đậu, đậu tương,…để làm thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là ngô sinh khối.
“Ngô của Việt Nam chất lượng rất tốt nhưng năng suất còn hạn chế. Năng suất 6 -7 tấn/ha thấp hơn so với quốc tế là 12 tấn/ha. Diện tích những năm trước đây đạt trên 900.000 ha nhưng hiện chỉ còn 600.000 ha. Thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với De Heus trồng thí điểm ngô chất lượng cao ở Tây Nguyên, nhằm cải thiện năng suất nguyên liệu này”, ông Tiến nói.
THƯƠNG MẠI GIA CẦM NỬA CUỐI NĂM: NGUY VÀ CƠ
Các thị trường xuất khẩu gia cầm toàn cầu vẫn tồn tại nhiều thách thức, tuy nhiên, thương mại gia cầm có thể tăng gấp đôi so với kết quả đạt được vào năm 2023.
1. Thương mại ấm dần
Thương mại ngành thịt gia cầm toàn cầu được dự kiến mức tăng trưởng 1 – 2% vào nửa cuối năm 2024. Tín hiệu tích cực này cho thấy các điều kiện của nền kinh tế toàn cầu đang dần được cải thiện với mức tiêu thụ thịt gia cầm tăng cao hơn khi nền kinh tế phát triển và lạm phát được kìm hã
Tuy nhiên, theo dự báo mới đây của Quỹ Tiền tệ quốc tế, nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục suy thoái ít nhất đến cuối năm 2025. Do đó, các nhà xuất khẩu gia cầm sẽ được hưởng lợi do chi phí sản xuất thấp hơn và triển vọng chung của toàn ngành cải thiện; tuy nhiên, họ cần phải lưu ý đến những thách thức tiềm ẩn làm tăng chi phí vận chuyển và xáo trộn dòng chảy thương mại.
Trong Báo cáo Gia cầm toàn cầu theo quý mới nhất, Rabobank lưu ý các điều kiện thị trường thịt gia cầm đang được cải thiện. Cụ thể, thương mại gia cầm tại Nhật Bản, châu Âu, Mexico và Ả Rập Saudi đang sôi động dần. Diễn biến tích cực này sẽ trở thành đòn bẩy tăng trưởng xuất khẩu gia cầm trong những tháng tới. Ngoài ra, Rabobank cũng ghi nhận nhu cầu nhập khẩu thịt ở Nam Phi, Hàn Quốc và Malaysia đang có xu hướng tăng cao.
Theo báo cáo hồi đầu năm của Cơ quan dịch vụ Nông nghiệp nước ngoài (FAS), thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), khối lượng xuất khẩu thịt gà trong năm 2024 có thể đạt 103,3 triệu tấn. Tuy nhiên, FAS cũng dự báo nhu cầu nhập khẩu thịt gà của thị trường Nhật Bản, Ả Rập Saudi và Hàn Quốc có thể giảm nhẹ so với dự báo trước đó.
2. Sôi động cuối năm
Các chuyên gia dự báo, thương mại gia cầm toàn cầu trong quý cuối cùng của năm 2024 có thể tăng 1%, riêng ngành hàng thịt gia cầm có thể cán mốc kỷ lục. Nhiều tín hiệu lạc quan cho thấy dự báo này hoàn toàn có cơ sở, cụ thể điều kiện thị trường đang dần cải thiện khi nhu cầu về thịt gà chế biến tăng vọt 10% so với cùng năm ngoái, đạt 305.000 tấn.
Tuy nhiên, phía sau bức tranh tổng thể đầy tích cực, thì những mảnh ghép riêng lẻ – những nước xuất khẩu gia cầm chủ chốt gồm Mỹ, Brazil và Thái Lan vẫn phải đối mặt tình trạng dư thừa nguồn cung tại thị trường nội địa, và nhu cầu suy yếu tại các thị trường nhập khẩ Trước những thách thức này, Brazil, nước xuất khẩu thịt gà lớn nhất thế giới, vẫn dự kiến xuất khẩu tăng 10% so với cùng kỳ trong quý cuối cùng của năm 2024. Cơ sở để Brazil tự tin đó là nhu cầu nhập khẩu từ các đối tác gồm Nhật Bản, Mexico và Trung Đông vẫn duy trì tốt.
Giao dịch thương mại gia cầm của Trung Quốc và Thái Lan cũng sôi động hơn, bất chấp điều kiện thị trường khó khăn. Ngược lại, xuất khẩu gia cầm của Mỹ giảm 4% trong giai đoạn này, chủ yếu do lượng hàng sang Trung Quốc giảm 50%, đồng thời doanh số bán hàng sang Cuba và Angola cũng thấp hơn. FAS báo cáo nhu cầu đối với thịt gà Mỹ từ hai thị trường này dự kiến tiếp tục giảm trong nửa cuối năm nay.
Thương mại gia cầm toàn cầu năm 2023 chỉ tăng 1%, đạt 144 triệu tấn bởi hai yếu tố: người tiêu dùng đặc biệt chú trọng đến giá và nguồn cung thịt gà giá rẻ thiếu hụt. Tuy nhiên, tăng trưởng trong năm nay có thể đạt 2% do người tiêu dùng ít tập trung vào yếu tố giá cả; chi phí đầu vào thấp hơn, đặc biệt là thức ăn chăn nuôi; thu nhập tăng và lạm phát giảm khiến giá thịt gà phải chăng hơn.
3. Vẫn còn trở ngại
Rào cản rõ rệt nhất đối với tăng trưởng thương mại gia cầm toàn cầu là sự gián đoạn vận chuyển ở Trung Đông. Ngoài ra, tình hình địa chính trị bất ổn ở Biển Đen và mực nước kênh đào Panama sụt giảm cũng là những vấn đề đáng lo ngại. Việc thay đổi tuyến đường biển vận chuyển hàng hóa do những khó khăn kể trên đã tác động trực tiếp và gián tiếp lên chi phí thương mại gia cầm. Cụ thể, cước vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đắt đỏ hơn; chi phí đầu vào gồm thức ăn, thuốc,… phục vụ chăn nuôi gia cầm cũng tăng cao hơn. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, những khó khăn về vận tải quốc tế cũng mang lại khía cạnh tích cực, đó là thúc đẩy thương mại gia cầm nội vùng sôi động hơn.
Dịch bệnh gia cầm vẫn là thách thức cố hữu. Dịch cúm gia cầm đang có nguy cơ lây lan sang Nam bán cầu, trong đó có nước xuất khẩu chủ chốt như Brazil, khiến dòng chảy thương mại có thể bị xáo trộn. Tuy nhiên, thị trường gia cầm toàn cầu năm 2024 nhìn chung diễn biến tích cực hơn nhờ nhu cầu tiêu thụ đang tăng dần. Đáng chú ý, lạm phát ở nhiều khu vực đã được kìm hãm, cộng với chi phí sản xuất gia cầm thấp hơn năm ngoái, biến mặt hàng này trở thành loại thực phẩm vừa túi tiền người tiêu dùng hơn.
XUẤT KHẨU THỊT LỢN CỦA NGA SANG TRUNG QUỐC GẶP KHÓ KHĂN
Kế hoạch vận chuyển số lượng lớn thịt lợn từ Nga sang Trung Quốc có lẽ không dễ dàng như dự kiến.
- Do lệnh trừng phạt mới của Hoa Kỳ, các nhà xuất khẩu hàng hóa của Nga ngày càng phàn nàn về những khó khăn trong việc thu tiền thanh toán cho hàng hóa đã giao cho khách hàng Trung Quốc. Vấn đề này không có lợi cho kế hoạch tăng xuất khẩu thịt lợn sang Trung Quốc của Nga vào nửa cuối năm 2024.
- Những khó khăn này là hậu quả của mối đe dọa từ chính quyền Hoa Kỳ từ tháng 12 năm 2023. Các lệnh trừng phạt thứ cấp đối với các ngân hàng và tổ chức tạo điều kiện cho hoạt động thương mại của Nga với các nước thứ 3 được cho là sẽ tiếp theo.
1. Kiểm tra thanh toán
- Do đó, các ngân hàng Trung Quốc đã bắt đầu xem xét kỹ lưỡng mọi khoản thanh toán đến và đi từ Nga, dẫn đến việc các khoản thanh toán bằng đồng nhân dân tệ Trung Quốc thường bị đóng băng trong nhiều tuần nếu không bị từ chối. Các báo cáo thỉnh thoảng chỉ ra rằng vấn đề thanh toán trở nên tồi tệ hơn sau khi Hoa Kỳ mở rộng tiêu chí áp dụng lệnh trừng phạt vào tháng 6.
- Bloomberg gần đây đưa tin, trích dẫn một nguồn tin trong ngành muốn giấu tên, một số người Trung Quốc mua hàng nông sản của Nga cũng đang gặp vấn đề về thanh toán.
- Các vấn đề đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động thương mại chung của Nga với Trung Quốc. - Ví dụ, xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga vào tháng 3 năm 2024 đã giảm 20% xuống còn 21,3 tỷ đô la Mỹ, với động lực vẫn tiêu cực vào tháng 4. Mặt khác, có những dấu hiệu cho thấy dòng chảy thương mại đã phục hồi một chút vào tháng 6 và tháng 7. Các nhà phân tích địa phương cảnh báo rằng vẫn còn quá sớm để đưa ra bất kỳ kết luận nào.
2. Hy vọng xuất khẩu trên 60.000 tấn thịt lợn
- Nga hy vọng sẽ xuất khẩu khoảng 60.000 đến 70.000 tấn thịt lợn sang Trung Quốc vào năm 2024. Số lượng này đã được Yuri Kovalev, Tổng giám đốc điều hành Liên minh sản xuất thịt lợn Nga, chia sẻ trong một cuộc họp báo tại thủ đô Moscow của Nga.
- Ông cho biết xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ mới bắt đầu tăng. Trong nửa đầu năm 2024, gần 10.000 tấn thịt lợn Nga đã được vận chuyển đến thị trường Trung Quốc. Việc giao hàng chỉ diễn ra trong 2-3 tháng qua và chỉ một số ít công ty được phép bán thịt lợn cho Trung Quốc, ông cho biết.
3. Động lực hỗn hợp
- Tổng cộng, xuất khẩu thịt lợn của Nga đạt 121.500 tấn trong nửa đầu năm 2024, chỉ tăng 2% so với năm trước. Điều đó có nghĩa là không tính thương mại với Trung Quốc, dòng cung ứng đã thu hẹp một chút. Kovalev tiết lộ rằng xuất khẩu sang Việt Nam, nước mua thịt lợn lớn nhất của Nga bên ngoài khu vực hậu Xô Viết, đã giảm mạnh 21%.
Kovalev cho biết, sự sụt giảm doanh số bán hàng sang Việt Nam có liên quan đến sự tăng trưởng theo hướng Trung Quốc, mà ông gọi là thị trường triển vọng nhất. Năm 2023, Việt Nam đã nhập khẩu 86.000 tấn thịt lợn Nga, tăng 89% so với năm 2022.
DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG THỊT LỢN THẾ GIỚI NĂM 2024
Sản lượng thịt lợn thế giới năm 2024 dự kiến đạt 116,3 triệu tấn, tương đương với năm 2023. Xuất khẩu thịt lợn thế giới năm 2024 dự kiến sẽ tăng 3,2% so với năm trước, lên 10,4 triệu tấn.
Trong báo cáo mới nhất của USDA ngày 12/7/2024 về Thị trường thịt Thế giới, dự báo sản lượng thịt lợn thế giới năm 2024 tương đương năm 2023. Dự báo nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc sẽ giảm mạnh, trở lại bằng mức trước khi dịch ASF bùng phát vào năm 2018 và khiến các nước xuất khẩu lớn phải tìm kiếm thị trường thay thế.
Nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc năm 2024 dự kiến sẽ giảm 21% so với năm trước xuống còn 1,5 triệu tấn, mức thấp nhất kể từ năm 2019. Nếu điều này trở thành hiện thực, nhập khẩu trong năm 2024 của Trung Quốc sẽ trở lại mức tương đương so với mức trước khi dịch tả lợn châu Phi (ASF) bùng phát ở Trung Quốc – ASF bắt đầu tác động đến chăn nuôi của Trung Quốc vào cuối năm 2018.
Bất chấp dự báo nhập khẩu giảm, Trung Quốc dự kiến vẫn là nước nhập khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới. Trong thời kỳ đỉnh điểm của dịch ASF vào năm 2020, nhập khẩu chiếm 13% lượng thịt lợn tiêu thụ của Trung Quốc. Kể từ năm 2022, tiêu thụ thịt nhập khẩu đã giảm dần khi sản xuất trong nước phục hồi sau dịch ASF và trở lại mức trước khi dịch ASF xảy ra. Trong năm 2024, sản lượng thịt lợn của Trung Quốc được dự báo tăng 56% so với năm 2020 và nhập khẩu năm trong 2024 dự kiến chỉ chiếm 3% lượng thịt lợn tiêu thụ.
Nguyên nhân do nguồn cung tại thị trường Trung Quốc dồi dào, kể từ đầu năm 2023 giá thịt lợn tại Trung Quốc liên tục ở mức thấp đã khiến nhập khẩu giảm. Giá thịt lợn trung bình trong quý I/2024 giảm 10% so với cùng kỳ năm 2023 và giảm 56% so với quý I/2020. Do đó, thịt lợn nhập khẩu khó cạnh tranh với giá thịt nội địa tại Trung Quốc.
Các nước cung cấp thịt lợn lớn cho Trung Quốc – bao gồm Liên minh châu Âu, Brazil và Mỹ – dự kiến sẽ tìm kiếm các thị trường thay thế. Tuy nhiên, những thị trường này sẽ chỉ có thể bù đắp một phần nhu cầu giảm từ Trung Quố Do đó, cạnh tranh dự kiến sẽ gia tăng ở các thị trường nhập khẩu lớn khác bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines.
Sản lượng thịt lợn thế giới năm 2024 dự kiến đạt 116,3 triệu tấn, tương đương với năm 2023. Xuất khẩu thịt lợn thế giới năm 2024 dự kiến sẽ tăng 3,2% so với năm trước, lên 10,4 triệu tấn. Nhập khẩu thịt lợn thế giới dự kiến đạt 9,11 triệu tấn vào năm 2024, giảm 1% so với năm 2023 (9,2 triệu tấn). Mức tiêu thụ dự kiến sẽ giảm 0,3% so với năm 2023, từ 115,5 triệu tấn xuống 115,1 triệu tấn.
Xuất nhập khẩu của các nước lớn
Trung Quốc, chiếm 48,8% sản lượng thịt lợn thế giới, dự kiến sẽ sản xuất 56,8 triệu tấn thịt lợn, giảm 2,1% so với năm 2023. Khối lượng nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm 20,9%, xuống mức 1,5 triệu tấn.
Sản lượng thịt lợn của Liên minh Châu Âu được dự báo sẽ tăng 1,7% lên 21,2 triệu tấn, trong khi xuất khẩu của EU sẽ tăng 0,8% (3,15 triệu tấn) so với năm 2023 (3,13 triệu tấn). Mặt khác, nhập khẩu ước tính đạt 100.000 tấn, giảm 7,4% so với năm 2023.
Mỹ dự kiến sẽ tăng sản lượng thêm 3,1% lên 12,8 triệu tấn và xuất khẩu dự kiến sẽ tăng 6,2% lên 3,3 triệu tấn.
Nhật Bản sẽ là nước nhập khẩu thịt lợn đứng thứ hai thế giới với 1,45 triệu tấn, tăng 1%.
Brazil dự kiến sẽ tăng sản lượng thêm 2,5%, đạt 4,6 triệu tấn. Xuất khẩu dự kiến đạt 1,42 triệu tấn, tăng 0,4% so với năm 2023.
Sản lượng của Mexico dự kiến tăng 2,1% lên 1,6 triệu tấn; nhập khẩu 1,41 triệu tấn và tăng 4,1% so với năm 2023.
Sản lượng của Canada được dự báo sẽ giảm 2,7%, đạt 2,05 triệu tấn vào năm 2024, trong khi xuất khẩu của nước này sẽ tăng 5,6% lên 1,4 triệu tấn.
Sản lượng của Việt Nam sẽ tăng 3,8%, từ 3,6 triệu tấn vào năm 2023 lên 3,7 triệu tấn vào năm 2024, trong khi nhập khẩu sẽ tăng 5,3% lên 120.000 tấn. Nga dự kiến sẽ tăng sản lượng thêm 2,5%, đạt 4,1 triệu tấn.