

Tiêu hóa


Bệnh xảy ra đột ngột trong giai đoạn 1 – 15 ngày tuổi. Vịt ít vận động, buồn ngủ, bỏ ăn, cánh sã. Một số trường hợp tiêu chảy, sau một vài giờ thấy niêm mạc miệng xanh tím và co giật. Vịt chỉ ngồi sau nằm liệt, nghiêng sườn hoặc nằm ngửa, chân duỗi thẳng dọc theo thân, đầu ngẹo lên lưng hoặc sang bên sườn hoặc chết ở tư thế trên. Những con bệnh có triệu chứng đa số là bị chết. Mức chết ở mỗi giai đoạn khác nhau, tuỳ thuộc vào khả năng chăm sóc, vệ sinh chuồng trại và sự kế phát các bệnh khác. Bệnh gây chết nhanh tập trung trong vòng 2 – 3 ngày. Tỷ lệ chết cao 20 – 80%.

BỆNH NẤM TRÊN VỊT – NGAN
Biểu hiện khi vịt bị nấm phổi: Vịt khó thở, thở hổn hển, thở gấp, vươn dài cổ và há miệng khi thở. Giảm ăn, uống nhiều nước, thân nhiệt tăng, tiêu chảy hôi thối, phân màu hơi xanh dính vào hậu môn. Giảm đẻ hoặc ngừng đẻ. Có triệu chứng thần kinh, quay vòng, bại chân, vịt không bơi, không đi được. Vịt khô chân, khô mỏ. Bên trong xoang mũi có những nốt nấm màu trắng đục. Thường tỷ lệ chết thấp, nhưng khi kế phát bệnh bại huyết do Riemerella anatipestifer, E. coli, thương hàn hoặc tụ huyết trùng… thì tỷ lệ chết tăng cao.
Biểu hiện khi vịt bị nấm diều: Vịt có hơi thở hôi, giảm ăn, xù lông, chậm lớn. Tiêu chảy phân sống, nôn ói thức ăn có mùi chua, hôi thối. Trong miệng có lớp mảng bám màu trắng, niêm mạc miệng, thực quản có thể bị loét.

BỆNH THƯƠNG HÀN TRÊN VỊT – NGAN
Nếu nhiễm bệnh từ mẹ hoặc từ vỏ trứng vào phôi thì phôi bị chết trước khi nở (trứng sát). Nếu nhiễm ít, khi nở ra vịt con có triệu chứng: Sã cánh, rụt cổ, rụng lông, tiêu chảy phân trắng, phân dính hậu môn màu trắng, vịt đứng chụm lại gần đèn sưởi. Viêm khớp nên đi cà nhắc hoặc bại liệt. Sản lượng trứng giảm và tỷ lệ chết phôi tăng.

BỆNH E. COLI TRÊN VỊT – NGAN
Vịt 3 – 15 ngày tuổi: Mẫn cảm nhất với bệnh. Biểu hiện của bệnh: Vịt bị rút cổ, lông xù, mắt lim dim, sổ mũi, khó thở, tiêu chảy phân loãng có màu trắng xanh rồi chết. Trước khi chết có triệu chứng thần kinh như: co giật, quay đầu, ngoẹo cổ… Tỷ lệ chết có thể đến 60%, những con sống sót thường còi cọc, chậm lớn và tiêu tốn thức ăn cao.
Vịt đẻ: Triệu chứng bại liệt do viêm khớp. Giảm đẻ, vỏ trứng có vết máu và phôi thường bị chết (trứng sát). Vịt đẻ chết rải rác.

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FURAZOLIDON
1. Triệu chứng
Khi dùng Furazolidon phòng trị bệnh cầu trùng quá liều hay kéo dài làm cho gà trúng độc biểu hiện bằng những triệu chứng như:
Sức khoẻ giảm, xù lông, ăn giảm.
Biểu hiện thần kinh kêu to, co giật, chạy, bay lung tung. Sau đó mê man và chết trong vòng 2-3 ngày.
Nếu dùng phối hợp với Zoalene, thuốc trị cầu trùng thì độc tính Furazolidon càng tăng cao.
Ở gà đẻ nếu dùng kéo dài quá 5 ngày thấy tỷ lệ đẻ giảm, sau đó ngưng đẻ.
2. Bệnh tích
Ở gà con và gà thịt không thấy biểu hiện rõ ràng bệnh tích.
Ở gà đẻ thấy ống dẫn trứng và buồng trứng teo nhỏ.
3. Biện pháp giải quyết
Ngừng dùng Furazolidon và đổi thuốc khác có độc tính ít.
Bổ sung PRODUCTIVE AD3E vào thức ăn để cung cấp vitamin ADE khi dùng Furazolidon để phục hồi chức năng của buồng trứng, ống dẫn trứng và đường tiêu hoá không bị co teo lại.

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SULPHONAMID
1. Triệu chứng
Gà trúng độc Sulphonamid do dùng quá liều hay dùng thời gian kéo dài làm cho gà chậm phát triển, sử dụng thức ăn kém, lông xù, mào tím tái và máu chậm đông.
Ở gà đẻ trứng đẻ giảm, tỷ lệ trứng có vỏ xù xì tăng, vỏ mỏng và mềm, trên vỏ trứng có những điểm máu( do xuất huyêt nội tạng).
2. Bệnh tích
Da xuất huyết đỏ.
Trong cơ bắp đùi, ngực và cac tổ chức nội tạng cũng bị xuất huyết.
Gan nhợt nhạt và sưng.
Tuỷ xương chuyển màu đỏ sang vàng.
Trong ruột có máu đọng do xuất huyết.
Ở gan, lách, cơ tim, phổi và thận có những vùng hạt xám.
3. Biện pháp giải quyết
Ngừng dùng thuốc sulfamid ngay lập tức. Nếu còn đang dùng phòng hay trị bệnh thì phải đổi loại kháng sinh khác.
Không nên dùng cho gà con mới nở và gà đang đẻ kéo dài quá 7 ngày trong 1 liệu trình điều trị.
Không nên phối hợp với Chloramphenicol kéo dài quá 5 ngày, vì thuốc sẽ gây nguy cơ gây tai biến mạch máu.
Cho gà uống nhiều nước và đưa một số chất làm kiềm hoá như Natrihydrocacbonat pha nước uống hoặc trộn thức ăn.
Không nên dùng đồng thời giữa Methionin với sulfamid.
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI
