Bệnh gà
Selen là một trong những nguyên tố khoáng vi lượng cần thiết cho gà để kích thích tăng trưởng. Vì nó tham gia vào một số men như Glutathion peroxydaza. Khi dùng quá hàm lượng quy định gà sẽ bị ngộ độc.
1. Triệu chứng
Ở gà con tăng trọng giảm.
Ở gà mái trứng đẻ ra bị vỡ. Hoặc đem ấp tỷ lệ nở thấp và thai thường chết từ ngày thư 18-19( thai không mổ vỏ để chui ra ngoài được).
2. Bệnh tích
Phôi chết thấy đầu, cổ bị phù. Không có mắt hoặc chỉ có một mắt, mỏ vẹt mỏng.
Ở gà con và gà thịt bệnh tích không rõ.
3. Biện pháp
Ngừa bổ sung Se hoặc premix có Se trong vòng 5-7 ngày thì gà lại phát triển bình thường và thai không chết.
BỆNH TRÚNG ĐỘC DO MUỐI
Muối là một trong những thành phần được bổ sung vào thức ăn cho gà. Khi lượng muối vượt quá định mức quy định sẽ làm cho gà trúng độc.
1. Triệu chứng
Đột nhiên gà uống nước nhiều, ăn kém, cơ thể suy nhược. Gà tập trung nhiều quanh máng nước.
Sau 3-4 ngày nhiễm độc, thấy gà biểu hiện triệu chứng thần kinh và bụng gà chứa đầy nước, thở khó.
2. Bệnh tích
Xác gà xơ xác, phù dưới da.
Xoang bụng, xoang ngực cũng như ngoại tâm mạc chứa dịch trong, nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ trúng độc cao hay thấp.
Đường tiêu hoá chứa một ít hoặc không chứa thức ăn.
3. Biện pháp
Thay đổi ngay thức ăn trên. Hoặc bổ sung vào thức ăn trên các chất tinh bột và đạm nhưng không bổ sung muối.
BỆNH NGỘ ĐỘC THỨC ĂN DO ĐỘC TỐ AFLATOXIN
Triệu chứng của bệnh có thể thay đổi tuỳ thuộc vào độc tố và thời gian(dài hay ngắn) mà gia cầm ăn phải thức ăn có độc tố. Sự nhiễm Aflatoxin được biểu hiện qua các triệu chứng:
Gia cầm non chậm lớn, kém ăn, rụng lông, đi khập khiễng, co giật và da tím tái.
Phân tiêu chảy đôi khi nhiễm máu( do nhiễm độc tố nặng làm xuất huyết ruột). Bệnh nhiễm độc kéo dài thấy phân xanh và thức ăn sống( còn nguyên tấm, ngô).
Gia cầm đẻ giảm tỷ lệ trứng và có nhiều điểm máu ở trong trứng. Xác gầy ốm.
Khả năng mẫn cảm với các bệnh khác tăng do sự suy giảm hệ thống miễn dịch và suy giảm khả năng hấp thu các vitamin.
BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FURAZOLIDON
1. Triệu chứng
Khi dùng Furazolidon phòng trị bệnh cầu trùng quá liều hay kéo dài làm cho gà trúng độc biểu hiện bằng những triệu chứng như:
Sức khoẻ giảm, xù lông, ăn giảm.
Biểu hiện thần kinh kêu to, co giật, chạy, bay lung tung. Sau đó mê man và chết trong vòng 2-3 ngày.
Nếu dùng phối hợp với Zoalene, thuốc trị cầu trùng thì độc tính Furazolidon càng tăng cao.
Ở gà đẻ nếu dùng kéo dài quá 5 ngày thấy tỷ lệ đẻ giảm, sau đó ngưng đẻ.
2. Bệnh tích
Ở gà con và gà thịt không thấy biểu hiện rõ ràng bệnh tích.
Ở gà đẻ thấy ống dẫn trứng và buồng trứng teo nhỏ.
3. Biện pháp giải quyết
Ngừng dùng Furazolidon và đổi thuốc khác có độc tính ít.
Bổ sung PRODUCTIVE AD3E vào thức ăn để cung cấp vitamin ADE khi dùng Furazolidon để phục hồi chức năng của buồng trứng, ống dẫn trứng và đường tiêu hoá không bị co teo lại.
BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SULPHONAMID
1. Triệu chứng
Gà trúng độc Sulphonamid do dùng quá liều hay dùng thời gian kéo dài làm cho gà chậm phát triển, sử dụng thức ăn kém, lông xù, mào tím tái và máu chậm đông.
Ở gà đẻ trứng đẻ giảm, tỷ lệ trứng có vỏ xù xì tăng, vỏ mỏng và mềm, trên vỏ trứng có những điểm máu( do xuất huyêt nội tạng).
2. Bệnh tích
Da xuất huyết đỏ.
Trong cơ bắp đùi, ngực và cac tổ chức nội tạng cũng bị xuất huyết.
Gan nhợt nhạt và sưng.
Tuỷ xương chuyển màu đỏ sang vàng.
Trong ruột có máu đọng do xuất huyết.
Ở gan, lách, cơ tim, phổi và thận có những vùng hạt xám.
3. Biện pháp giải quyết
Ngừng dùng thuốc sulfamid ngay lập tức. Nếu còn đang dùng phòng hay trị bệnh thì phải đổi loại kháng sinh khác.
Không nên dùng cho gà con mới nở và gà đang đẻ kéo dài quá 7 ngày trong 1 liệu trình điều trị.
Không nên phối hợp với Chloramphenicol kéo dài quá 5 ngày, vì thuốc sẽ gây nguy cơ gây tai biến mạch máu.
Cho gà uống nhiều nước và đưa một số chất làm kiềm hoá như Natrihydrocacbonat pha nước uống hoặc trộn thức ăn.
Không nên dùng đồng thời giữa Methionin với sulfamid.
NHU CẦU KHOÁNG CỦA GÀ
Để nuôi gia cầm thành công, người chăn nuôi không chỉ cần chú ý đến thức ăn thiết yếu mà còn phải bổ sung các loại vitamin, khoáng chất hợp lý. Sau đây là một số loại khoáng cần thiết bổ sung trong quá trình nuôi.
Stt
Loại vitamin
Nhu cầu cho gà con
Nhu cầu cho gà thịt và gà hậu bị
Nhu cầu cho gà đẻ
1
Calcium(Ca)
10g
11mg
34-38g
2
Phospho(P)
5,5g
5g
6-6,5g
3
NaCl
1,6g
1,5g
3g
4
Mangan(Mn)
70mg
70mg
60mg
5
Kẽm(Zn)
50mg
50mg
50g
6
Đồng(Cu)
5mg
5mg
5mg
7
Sắt(Fe)
50mg
50mg
50mg
8
Io(I)
1mg
1mg
1mg
9
Selen(Se)
0.2mg
0,2mg
0,15mg
10
Coban(Co)
0,5mg
0,5mg
0,2mg
NHU CẦU VITAMIN CỦA GÀ
Để nuôi gia cầm thành công, người chăn nuôi không chỉ cần chú ý đến thức ăn thiết yếu mà còn phải bổ sung các loại vitamin, khoáng chất hợp lý. Sau đây là một số sản phẩm cần thiết bổ sung trong quá trình nuôi.
Stt
Loại vitamin
Nhu cầu cho gà con
Nhu cầu cho gà thịt và gà hậu bị
Nhu cầu cho gà đẻ
1
Vitamin A
15.000-20.000UI
10.000-15.000UI
15.000-20.000UI
2
Vitamin D3
1.500-2.000UI
1.200-2.000UI
2.000-3.000UI
3
Vitamin E
30-60UI
30-60UI
30-60UI
4
Vitamin K3
3-8 mg
2-8 mg
2-8 mg
5
Vitamin B1
3 mg
3 mg
3 mg
6
Vitamin B2
8 mg
6 mg
6 mg
7
Vitamin B3( Niacine)
50 mg
40 mg
40 mg
8
Vitamin B5 (Pantothenic)
20 mg
12 mg
12 mg
9
Vitamin B6
7 mg
5 mg
5 mg
10
Vitamin B12
0,030 mg
0,020 mg
0,015mg
11
Folic acid
1,5 mg
1,2 mg
1,2 mg
12
Biotin
0,15 mg
0,15 mg
0,02 mg
13
Choline
1.500 mg
1.300 mg
1.100 mg
14
Vitamin C
150 mg
60 mg
200 mg