vịt
1. Nguyên nhân gây bệnh
- Bệnh do Reovirus ở vịt và ngan được gây ra bởi các chủng như Muscovy duck reovirus (MDRV) - thường tấn công vịt siêu thịt, ngan và vịt lai ngan; Goose reovirus (GRV) - chủ yếu lây nhiễm trên ngỗng. Các loại vi rút này thuộc họ Reoviridae, nhóm Orthoreovirus. Từ năm 2005, một chủng vi rút mới xuất hiện tại Trung Quốc có tên Novel Duck Reovirus (NDRV), lây nhiễm nhanh chóng cho thủy cầm như vịt, ngan và ngỗng. NDRV thuộc cùng họ Orthoreovirus nhưng gây ra thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi.
2. Đặc điểm dịch tễ
- Bệnh do MDRV có thể xảy ra suốt cả năm, tuy nhiên ít phổ biến hơn vào mùa đông xuân và thường xuất hiện mạnh hơn trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Bệnh thường tấn công gia cầm từ 7-35 ngày tuổi, nhưng phổ biến nhất ở độ tuổi 10-25 ngày. Bệnh lây lan qua đường tiêu hóa và hô hấp, gây ảnh hưởng đến các loài như ngan con, vịt siêu thịt, vịt Bắc Kinh và vịt Anh đào. Tỷ lệ tử vong ở vịt con dao động từ 60% - 90%, trong khi ở vịt lớn, tỷ lệ này là 50% - 80%. Bệnh dễ bùng phát trong điều kiện thời tiết thất thường, vệ sinh kém và mật độ nuôi dày.
- Đối với chủng mới NDRV, bệnh thường tấn công vịt từ 1-22 ngày tuổi, với tỷ lệ chết dao động từ 10% - 15%. Một số đàn có thể gặp tỷ lệ tử vong kéo dài tới 30 ngày tuổi. Chủng này không biểu hiện triệu chứng rõ rệt trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh, với triệu chứng chính là liệt và chân yếu. Vịt con bị nhiễm NDRV có thể bị hoại tử lách, làm tổn thương các tế bào lympho trong túi Fabricius, gây suy giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ cấp.
3. Triệu chứng của bệnh do Reovirus
- Bệnh do MDRV thường biểu hiện bằng các dấu hiệu như suy nhược, kém hoạt động, chân sưng và tím tái, sưng khớp và liệt bàn châ Vịt, ngan bị bệnh có thể giảm ăn, tiêu chảy, phân dính bết, và màu phân thường vàng, trắng xám hoặc trắng xanh. Bệnh kéo dài từ 2 đến 14 ngày, và tỷ lệ tử vong cao nhất trong khoảng 5-7 ngày sau khi phát bệnh. Những con vịt nặng có thể thở gấp, mất nước, giảm cân nhanh và chết do kiệt sức.
4. Bệnh tích của bệnh do Reovirus
- Bệnh tích của MDRVthường bao gồm gan sưng lớn, có màu đỏ nâu nhạt và dễ ná Trên bề mặt gan xuất hiện các điểm xuất huyết hoặc hoại tử màu trắng xám. Lách sưng to, màu đỏ sẫm hoặc tím đen, có các đốm hoại tử. Tuyến tụy có thể nhợt nhạt hoặc bị chảy máu, với các ổ hoại tử trên bề mặt. Bệnh tích thường xuất hiện ở các cơ quan nội tạng, làm giảm chức năng miễn dịch của vịt, ngan.
- Bệnh tích của NDRV bao gồm xuất huyết gan, lách sưng lớn và hoại tử, xuất huyết tim và thận, cùng với tổn thương túi Fabricius.
5. Chẩn đoán bệnh
- Chẩn đoán bệnh do Reovirus có thể dựa vào các triệu chứng lâm sàng đặc trưng, cùng với bệnh tích xuất hiện ở gan, lách và tuyến tụy. Tuy nhiên, cần phân biệt bệnh này với các bệnh khác như bại huyết, viêm gan vịt, dịch tả vịt và thương hàn. Do các triệu chứng dễ nhầm lẫn, việc chẩn đoán lâm sàng cần sự hỗ trợ từ các xét nghiệm PCR hoặc rtPCR để xác định chính xác loại vi rút.
6. Phòng ngừa và can thiệp bệnh do Reovirus
- Việc phòng ngừa bệnh do Reovirus đòi hỏi tiêm phòng vắc xin đầy đủ và tuân thủ lịch điều trị phòng bội nhiễm. Vi rút này gây suy giảm chức năng miễn dịch, khiến vịt và ngan dễ mắc các bệnh thứ cấp như viêm gan vịt, dịch tả vịt và cúm gia cầm. Vì vậy, cần đảm bảo vệ sinh chuồng trại, quản lý môi trường sống sạch sẽ và giảm mật độ nuôi để hạn chế sự lây lan của bệnh.
* Sử dụng vaccine phòng bệnh
- Vịt, ngan sinh sản có thể được chủng ngừa bằng vắc xin Reovirus bất hoạt hơn hai lần trước khi đẻ. Vịt, ngan thương phẩm có thể được tiêm vắc xin Reovirus nhược độc ở 1 ngày tuổi.
* Cải thiện khả năng miễn dịch
- Ở giai đoạn úm vịt, ngan có thể sử dụng sản sinh MOXCOLIS, YENLISTIN để đề phòng phụ nhiễm và tăng sức đề kháng cho ngan, vịt
- Bảo vệ gan và tăng cường chức năng cho thận sử dụng một trong các sản phẩm sau: LIVERCIN, UMBROLIVER, liều 1g/1-2 lít nước
- Cải thiện hệ thống lông nhung đường ruột: ZYMEPRO, PERFECT ZYME, liều 1g/2 lít nước
- Sử dụng các vitamin bổ trợ: VITROLYTE, PRODUCTIVE FORT, UMBROTOP, liều lượng 1g/2-3 lít nước
GIÁ SẢN PHẨM CHĂN NUÔI(GIÁ TẠI TRẠI) CẢ NƯỚC NGÀY 10/4/2024
Đây là bảng giá sản phẩm chăn nuôi cả nước (tại trại) cập nhật ngày 10/09/2024, bao gồm: giá heo hơi, giá gà hơi, giá vịt…
Sản phẩm
ĐVT
Giá bình quân
Giá bình quân
So giá BQ
So giá BQ
10/9/2024
trong tháng
tháng trước
năm trước
(đồng)
(đồng)
(đồng)
(%)
(đồng)
(%)
Heo thịt hơi (Miền Bắc)
đ/kg
65.700
65.320
-780
-1,2
6
10,7
Heo thịt hơi (Miền Trung)
đ/kg
63.100
62.640
-1360
-2,1
5
9,1
Heo thịt hơi (Miền Đông)
đ/kg
63.500
62.960
-1340
-2,1
6
10,6
Heo thịt hơi (Miền Tây)
đ/kg
63.200
62.900
-1000
-1,6
6
10,7
Gà thịt lông màu (Miền Bắc)
đ/kg
55.000
49.980
5600
12,6
-9487
-16,0
Gà thịt lông màu (Miền Trung)
đ/kg
43.800
42.400
-7840
-15,6
-13120
-23,6
Gà thịt lông màu (Miền Đông)
đ/kg
45.700
43.520
-7860
-15,3
-22680
-34,3
Gà thịt lông màu (Miền Tây)
đ/kg
42.000
39.800
-4200
-9,5
-24300
-37,9
Gà chuyên thịt (Miền Bắc)
đ/kg
27.000
28.800
-3000
-9,4
-9
-23,4
Gà chuyên thịt (Miền Trung)
đ/kg
28.000
31.200
0
0,0
3
11,4
Gà chuyên thịt (Miền Đông)
đ/kg
28.000
31.200
0
0,0
3
11,4
Gà chuyên thịt (Miền Tây)
đ/kg
27.000
31.000
-200
-0,6
3
10,7
Vịt thịt (Miền Bắc)
đ/kg
36.000
36.840
-5060
-12,1
-14836
-28,7
Vịt thịt (Miền Trung)
đ/kg
40.000
38.800
-1020
-2,6
-8000
-17,1
Vịt thịt (Miền Đông)
đ/kg
40.000
44.220
220
0,5
-2830
-6,0
Vịt thịt (Miền Tây)
đ/kg
40.900
44.620
1
3,2
-2552
-5,4
Trứng gà (Miền Bắc)
đ/quả
1.970
1.942
-230
-10,6
-550
-22,1
Trứng gà (Miền Trung)
đ/quả
2.150
2.156
-132
-5,8
-449
-17,2
Trứng gà (Miền Đông)
đ/quả
1.700
1.860
-396
-17,6
-330
-15,1
Trứng gà (Miền Tây)
đ/quả
1.900
1.900
-170
-8,2
-300
-13,6
Trứng vịt (Miền Bắc)
đ/quả
2.290
2.376
-38
-1,6
-476
-16,7
Trứng vịt (Miền Trung)
đ/quả
2.400
2.380
-220
-8,5
-617
-20,6
Trứng vịt (Miền Đông)
đ/quả
2.500
2.460
-220
-8,2
-365
-12,9
Trứng vịt (Miền Tây)
đ/quả
2.090
2.138
-358
-14,3
-97
-4,3
TUÂN THỦ KỸ THUẬT ĐỂ CHĂN NUÔI VỊT THƯƠNG PHẨM ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
Nhằm trang bị kỹ thuật, kiến thức chăn nuôi an toàn sinh học, mang lại hiệu quả kinh tế cao là hết sức cần thiết, giúp các hộ chăn nuôi yên tâm khi đầu tư chăn nuôi, thời gian qua, ngành chăn nuôi đã chuyển giao quy trình kỹ thuật chăn nuôi vịt thương phẩm an toàn sinh học, duy trì và phát triển giống vịt siêu thịt mang lại hiệu quả cho người chăn nuôi.
1.Tuân thủ kỹ thuật chăn nuôi
Bà Huỳnh Thị Kim Châu, Trưởng phòng Quản lý Chăn nuôi và thủy sản, cho biết kiểu chuồng nuôi vịt phổ biến và phù hợp là hệ thống chuồng mở (đây là kiểu chuồng không xây bịt kín xung quanh). Chuồng nuôi vịt có khung, tường xây bằng gạch hoặc có thể sử dụng các vật liệu như tre, gỗ, mái lợp tôn hoặc ngói, lá. Chuồng phải có diện tích sân chơi bằng 2 lần diện tích chuồng và liền với ao hồ. Diện tích ao hồ bằng 2 lần diện tích sân chơi để vịt tắm và vệ sinh lông. Chuồng phải được dọn sạch sẽ và tẩy uế, sát trùng nền, tường, trần bằng thuốc sát trùng hoặc dung dịch formol 2%. Chất độn chuồng được sát trùng bằng dung dịch formol 2% và để trống chuồng 7-14 ngày. Có thể sử dụng các sản phẩm sát trùng sau: CLORTAB/ DESINFECT 0, 1 viên cho 10 lít nước
Tùy thuộc vào quy mô và nguồn tài chính mà người chăn nuôi có thể lựa chọn đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại kiên cố hay đơn giản sao cho phù hợp với nuôi vịt chuyên thịt ở các giai đoạn tuổi khác nhau. Xây dựng chuồng phải có đầy đủ trang thiết bị chiếu sáng, thông gió và điều kiện phục vụ cho công tác vệ sinh phòng dịch, an toàn sinh học. Ngoài ra, rèm che nên dùng vải bạt, cót ép hoặc phên liếp để giữ nhiệt, tránh gió lùa và mưa bão (nhất là giai đoạn vịt con). Có thể sử dụng máng nhựa hình chữ nhật, máng tôn, chậu sành, chậu nhựa có kích cỡ phù hợp với độ tuổi của vịt. Có thể dùng hệ thống lò sưởi hoặc bóng điện bảo đảm cung cấp đủ nhiệt cho vịt con.
Bà Huỳnh Thị Kim Châu cũng khuyến cáo người nuôi có thể chọn nhiều loại giống vịt khác nhau để chăn nuôi, nhưng vịt con đạt tiêu chuẩn là khi mới nở rốn khô, lông mượt, chân mỏ bóng, nhanh nhẹn, có thể trọng từ 45gram trở lên, loại bỏ con dị tật hở rốn… Tùy điều kiện chăn nuôi, mùa vụ và khí hậu cụ thể có thể quyết định diện tích chuồng nuôi, mật độ nuôi thích hợp để vịt sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế lây nhiễm bệnh tật. Trước khi bắt vịt về, chuồng phải được sưởi ấm trước đó 3-5 tiếng đồng hồ. Sau khi vịt nở 12 tiếng đồng hồ nên cho vịt uống nước sôi để nguội. Nhiệt độ chuồng nuôi cũng cần hợp lý theo độ tuổi vịt, nên duy trì khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hai tuần đầu duy trì chế độ chiếu sáng 24/24 giờ, sau đó giảm xuống 18/24 giờ
Song song đó, cần phải cho vịt uống nước sạch; thức ăn cho vịt là hỗn hợp hoàn chỉnh dưới dạng bột, bảo đảm chất lượng; đồng thời thức ăn phải cân đối về thành phần giá trị dinh dưỡng để đáp ứng đủ nhu cầu sinh trưởng và phát triển của vịt trong từng giai đoạn. Ngoài ra, để vịt phát triển nhanh cần phải bổ sung thêm vitamin và khoáng vi lượng đầy đủ.
2. Tiêm phòng đầy đủ vaccine
Ngành chăn nuôi cũng khuyến cáo vịt cũng cần được tiêm vắc xin phòng bệnh như bệnh cúm gia cầm, dịch tả và viêm gan; vịt cần được tiêm phòng vào giai đoạn từ 12 đến 21 ngày tuổi. Lưu ý không tiêm phòng 2 bệnh khác nhau cùng thời gian và vị trí tiêm, tuân thủ lịch tiêm phòng vắc xin cho vịt. Trước cửa chuồng nuôi cần phải có hố khử trùng để thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho đàn vịt. Chuồng nuôi cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ. Cách ly và loại bỏ những con ốm yếu, bệnh tật ra khỏi khu vực chăn nuôi và có biện pháp xử lý, tiêu hủy đúng quy định để không làm ảnh hưởng đến cả đàn.
1 GIỐNG VỊT NỘI ĐƯỢC NUÔI PHỔ BIẾN HIỆN NAY Ở NƯỚC TA
1. Vịt cỏ
- Nguồn gốc: Vịt cỏ thường gọi là vịt đàn, miền Nam gọi là vịt Tàu nuôi ở khắp các vùng, nhưng nuôi tập trung chủ yếu ở đồng bằng trung du, ven sông, ven biển. Vịt Cỏ chiếm gần 80% tổng đàn vịt, có nơi trên 90%.
- Đặc điểm ngoại hình: Vịt cỏ màu lông cánh sẻ chiếm 53-55%; cánh sẻ nhạt pha lông trắng 18-19%, trắng 16-17%, xám đá, xám hồng, đen tuyền (tài ô) 11-12%. Đầu thanh tú, mắt sáng, lanh lợi, mỏ dẹt màu vàng, mình thon, ngực lép, nhiều con trống có mỏ xanh nhạt, lông cổ xanh biếc, có con có vòng lông trắng.
- Khả năng sản xuất: Thân hình nhỏ, vịt trống 1,4-1,6kg, vịt mái 1,3-1,5kg lúc vào đẻ, nuôi thịt 70-75 ngày đạt 0,9-1,2kg, tỷ lệ thịt dưới 50%, xương đến 15-16%, ít mỡ, thực quản nhỏ và mỏng nên không nhồi vỗ béo được.
Vịt có khả năng đẻ cao, 200-250 trứng/năm, trung bình 170-180 quả, khối lượng trứng 60-70g, tỷ lệ phôi cao.
- Mọc lông tương đối sớm, sau 20-25 ngày tuổi đã mọc lông mới, lông vừa nhú ra được gọi là vịt “bật rạch”, 40 ngày tuổi mọc lông cánh, 65-70 ngày tuổi là chéo cánh “chấm khẩu” là lúc mổ thịt tốt lúc này để nhổ lông, vịt béo ngon.
- Vịt cỏ có khả năng kiếm mồi rất giỏi, thích ứng rất cao với khí hậu nhiệt đới, cần chọn lọc nhân thuần nâng cao phẩm chất giống làm cơ sở cho lai tạo cải tiến giống và lai kinh tế đại trà nâng cao năng suất trứng, thịt.
2. Vịt Bầu Bến và vịt Bầu Quỳ
- Nguồn gốc: Giống vịt Bầu Bến có nguồn gốc ở vùng chợ Bến (Hoà Bình). Còn giống vịt Bầu Quỳ nguồn ở vùng Phủ Quỳ (Nghệ An). Ở miền Nam nhiều nơi gọi hai loại vịt này là vịt ta.
- Đặc điểm ngoại hình: Cả hai loại vịt này đều có thân hình vững chắc, hình chữ nhật, đầu to hơi dài, cổ dài vừa phải, ngực rộng, sâu, chân thấp, đa số mỏ và chân là màu da cam (trên 80%), còn lại là một số màu khác.
- Màu lông vịt lúc mới nở thường là màu đen khoang vàng, trên 85%, vàng rơm 15%, lúc trưởng thành màu cánh sẻ nhạt, ngoài ra một số con còn có màu trắng tuyền, trắng khoang đen và xám đá. Vịt Bầu Bến còn có màu lông thuần khiết hơn, đó là màu cánh sẻ sẫm.
- Vịt 3 tuần tuổi mới bắt đầu mọc lông thân và cánh, đến 8 tuần tuổi mới phủ kín thân, con mái mọc lông nhanh hơn con trống.
- Khả năng sản xuất: Giống vịt này có tỷ lệ nuôi sống cao, 93-97% ở các giai đoạn vịt con, vịt hậu bị, vịt đẻ.
- Khối lượng cơ thể lúc giao phối: Vịt trống đạt 2,4-2,8kg, vịt mái lúc vào đẻ 2-2,4kg. Thể trọng giữa hai giống Bầu Bến và Bầu Quỳ không có sự khác nhau. Lúc 10 tuần tuổi, con trống nặng khoảng 1,8kg, con mái nặng khoảng 1,58kg, ở vịt Bầu Bến và 1,78kg, 1,54kg tương ứng ở vịt Bầu Quỳ nuôi bán công nghiệp. Vịt chăn thả 7 ngày tuổi đạt 1,7-1,9kg.
- Các giống vịt này đẻ muộn hơn các giống vịt nội khác, 154 đến 180 ngày tuổi, vào đẻ trứng đầu, sản lượng trứng 90-100 quả/mái/năm, trứng to 75-80/quả, vỏ trắng mờ, có quả xanh nhạt là màu cà cuống.
3. Vịt Kỳ Lừa
- Nguồn gốc: Vịt Kỳ Lừa có nguồn gốc ở vùng Kỳ Lừa (Lạng Sơn), nuôi phổ biến ở các tỉnh miền núi Việt Bắc, trung du và một số là nuôi ở vùng đồng bằng.
- Đặc điểm ngoại hình: Vịt có đầu to, mỏ vàng hoặc xám, con trống mỏ xanh nhạt hoặc xám đen. Thân rộng, dài vừa phải, ngực và bụng sâu. Thân mình hơi dốc so với mặt đất. Màu lông đa phần nâu sẫm hoặc xám nhạt, một số đen hoặc loang trắng đen. Vịt chịu lạnh rất tốt nên dù có nuôi ở vùng núi rét, nhiệt độ thấp vẫn dễ nuôi. Vịt có khả năng kiếm mồi giỏi, thay lông nhanh, tính hợp đàn cao.
- Khả năng sản xuất: Vịt vào đẻ thường là lúc 150-180 ngày tuổi, năng suất trứng 110-120 quả/mái/năm, trứng to 70-75g/quả. Khối lượng vịt trống lúc giao phối được là 1,8-2lg, vịt mái lúc đẻ là 1,7-1,9kg.
- Vịt nông nghiệp 1 và 2
Nguồn gốc: Đây là nhóm vịt lai giữa vịt Tiệp Khắc dòng 1822 với vịt Anh Đào, hoặc vịt Bắc Kinh.
- Khả năng sản xuất: Vịt 7 tuần tuổi đạt 2,2-2,3kg, tiêu tốn thức ăn 2,8-2,9kg/kg tăng trọng. Năng suất vịt đẻ 150-180 quả/mái/năm. Vịt lai đang được cung cấp giống chăn nuôi rộng rãi ở các tỉnh phía Nam.
KỸ THUẬT NUÔI VỊT
Nuôi vịt là một nghề mang lại giá trị kinh tế cao nếu được thực hiện đúng kỹ thuật. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật nuôi vịt từ giai đoạn chọn giống đến giai đoạn thu hoạch:
1. Chọn giống
Giống vịt: Chọn giống vịt phù hợp với mục đích nuôi (nuôi lấy trứng, nuôi lấy thịt, hoặc nuôi cả hai).
Chọn con giống khỏe mạnh: Chọn những con vịt có ngoại hình khỏe mạnh, lông mượt, mắt sáng, chân khỏe, không bị dị tật.
2. Chuẩn bị chuồng trại
Vị trí: Chuồng trại nên xây dựng ở nơi cao ráo, thoáng mát, dễ thoát nước.
Kích thước: Mật độ nuôi phù hợp là 4-5 con/m² đối với vịt thịt và 6-8 con/m² đối với vịt đẻ.
Hệ thống chuồng: Chuồng phải có hệ thống thông gió tốt, đảm bảo đủ ánh sáng và nhiệt độ phù hợp. Cần có máng ăn, máng uống đặt ở vị trí thuận tiện.
3. Thức ăn và dinh dưỡng
Thức ăn: Sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn tự nhiên như cám gạo, ngô, đậu tương. Có thể bổ sung thêm rau xanh, tảo biển.
Chế độ ăn: Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho vịt ở từng giai đoạn phát triển. Vịt con cần thức ăn giàu đạm, vịt trưởng thành cần thêm các loại khoáng chất và vitamin.
4. Chăm sóc và quản lý
Nuôi dưỡng: Đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo. Thay đổi nước uống hàng ngày để đảm bảo vệ sinh.
Phòng bệnh: Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho vịt. Theo dõi sức khỏe đàn vịt thường xuyên, phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh.
Nhiệt độ và ánh sáng: Đảm bảo nhiệt độ chuồng trại từ 25-30°C đối với vịt con, 20-25°C đối với vịt trưởng thà Cung cấp đủ ánh sáng cho vịt, đặc biệt là vịt đẻ.
5.Quản lý nước
Nguồn nước: Nước uống và nước tắm cho vịt phải sạch, không bị ô nhiễm.
Bể tắm: Xây dựng bể tắm cho vịt, đảm bảo nước trong bể luôn sạch và được thay đổi thường xuyên.
6. Phòng bệnh
Phòng bệnh: Thực hiện tiêm phòng các bệnh như cúm gia cầm, bệnh viêm gan vịt, bệnh dịch tả vịt,bệnh Tembusu, bệnh tụ huyết trùng, bệnh E. coli.
Điều trị bệnh: Khi phát hiện vịt bị bệnh, cần cách ly và điều trị ngay lập tức. Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc đặc trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
7. Thu hoạch
Vịt thịt: Vịt thịt có thể thu hoạch khi đạt trọng lượng 2.5-3kg, thường từ 45-60 ngày tuổi.
Vịt đẻ trứng: Vịt đẻ trứng bắt đầu từ 5-6 tháng tuổi. Thu hoạch trứng hàng ngày, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
8. Kinh nghiệm và lưu ý
Kinh nghiệm: Thường xuyên cập nhật kiến thức, học hỏi kinh nghiệm từ những người nuôi vịt thành công. Tham gia các khóa đào tạo, hội thảo về chăn nuôi vịt.
Lưu ý: Luôn tuân thủ các quy định về an toàn sinh học, bảo vệ môi trường trong quá trình chăn nuôi, thường xuyên phun thuốc sát trùng định kỳ bằng các sản phẩm như KLOTAB/ DESINFECT GLUTAR ACTIVE.
Kết luận: Bằng cách tuân thủ các kỹ thuật nuôi vịt hiện đại và thực hiện đúng các bước đã nêu, người chăn nuôi có thể tối ưu hóa hiệu quả kinh tế, nâng cao năng suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đồng thời, việc chú trọng đến an toàn sinh học và bảo vệ môi trường sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi vịt.
KỸ THUẬT NUÔI VỊT THỊT
Nuôi vịt là một nghề mang lại giá trị kinh tế cao nếu được thực hiện đúng kỹ thuật. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật nuôi vịt từ giai đoạn chọn giống đến giai đoạn thu hoạch:
1. Chọn giống
Giống vịt: Chọn giống vịt phù hợp với mục đích nuôi (nuôi lấy trứng, nuôi lấy thịt, hoặc nuôi cả hai).
Chọn con giống khỏe mạnh: Chọn những con vịt có ngoại hình khỏe mạnh, lông mượt, mắt sáng, chân khỏe, không bị dị tật.
2. Chuẩn bị chuồng trại
Vị trí: Chuồng trại nên xây dựng ở nơi cao ráo, thoáng mát, dễ thoát nước.
Kích thước: Mật độ nuôi phù hợp là 4-5 con/m² đối với vịt thịt và 6-8 con/m² đối với vịt đẻ.
Hệ thống chuồng: Chuồng phải có hệ thống thông gió tốt, đảm bảo đủ ánh sáng và nhiệt độ phù hợp. Cần có máng ăn, máng uống đặt ở vị trí thuận tiện.
3. Thức ăn và dinh dưỡng
Thức ăn: Sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn tự nhiên như cám gạo, ngô, đậu tương. Có thể bổ sung thêm rau xanh, tảo biển.
Chế độ ăn: Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho vịt ở từng giai đoạn phát triển. Vịt con cần thức ăn giàu đạm, vịt trưởng thành cần thêm các loại khoáng chất và vitamin.
4. Chăm sóc và quản lý
Nuôi dưỡng: Đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo. Thay đổi nước uống hàng ngày để đảm bảo vệ sinh.
Phòng bệnh: Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho vịt. Theo dõi sức khỏe đàn vịt thường xuyên, phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh.
Nhiệt độ và ánh sáng: Đảm bảo nhiệt độ chuồng trại từ 25-30°C đối với vịt con, 20-25°C đối với vịt trưởng thà Cung cấp đủ ánh sáng cho vịt, đặc biệt là vịt đẻ.
5.Quản lý nước
Nguồn nước: Nước uống và nước tắm cho vịt phải sạch, không bị ô nhiễm.
Bể tắm: Xây dựng bể tắm cho vịt, đảm bảo nước trong bể luôn sạch và được thay đổi thường xuyên.
6. Phòng bệnh
Phòng bệnh: Thực hiện tiêm phòng các bệnh như cúm gia cầm, bệnh viêm gan vịt, bệnh dịch tả vịt,bệnh Tembusu, bệnh tụ huyết trùng, bệnh E. coli.
Điều trị bệnh: Khi phát hiện vịt bị bệnh, cần cách ly và điều trị ngay lập tức. Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc đặc trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
7. Thu hoạch
Vịt thịt: Vịt thịt có thể thu hoạch khi đạt trọng lượng 2.5-3kg, thường từ 45-60 ngày tuổi.
Vịt đẻ trứng: Vịt đẻ trứng bắt đầu từ 5-6 tháng tuổi. Thu hoạch trứng hàng ngày, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
8. Kinh nghiệm và lưu ý
Kinh nghiệm: Thường xuyên cập nhật kiến thức, học hỏi kinh nghiệm từ những người nuôi vịt thành công. Tham gia các khóa đào tạo, hội thảo về chăn nuôi vịt.
Lưu ý: Luôn tuân thủ các quy định về an toàn sinh học, bảo vệ môi trường trong quá trình chăn nuôi, thường xuyên phun thuốc sát trùng định kỳ bằng các sản phẩm như KLOTAB/ DESINFECT GLUTAR ACTIVE.
Kết luận: Bằng cách tuân thủ các kỹ thuật nuôi vịt hiện đại và thực hiện đúng các bước đã nêu, người chăn nuôi có thể tối ưu hóa hiệu quả kinh tế, nâng cao năng suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đồng thời, việc chú trọng đến an toàn sinh học và bảo vệ môi trường sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi vịt.