vật nuôi
Để đợt tiêm phòng vụ xuân bảo đảm nhanh gọn, đúng đối tượng, đúng thời gian, phát huy tối đa hiệu quả của vaccine, tạo miễn dịch đồng loạt, khép kín, Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn kỹ thuật bảo quản và tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn vật nuôi như sau:
1. Bảo quản vaccine
Tùy từng loại vaccine sẽ có các điều kiện bảo quản khác nhau theo hướng dẫn được ghi trên nhãn lọ vaccine. Khi vận chuyển, vaccine phải được đựng trong dụng cụ chuyên dụng, tránh va đập mạnh, ánh sáng trực tiếp.
2. Đối tương và kỹ thuật tiêm vaccine
– Đối tượng: Toàn bộ đàn gia súc, gia cầm được nuôi trong các nông hộ và có sự giám sát về kỹ thuật của cán bộ thú y.
– Kỹ thuật tiêm phòng: Đối với vaccine nhược độc đông khô, khi sử dụng phải được pha bằng nước sinh lý của nhà sản xuất. Vaccine pha xong nên dùng càng sớm càng tốt. Đối với vaccine vô hoạt, vaccine vi khuẩn nhược độc dạng lỏng, khi dùng phải lắc kỹ, tiêm trong ngày không hết phải hủy.
Có thể tiêm nhiều loại vaccine cho con vật cùng một lúc. Tuy nhiên, mỗi loại vaccine phải tiêm ở các vị trí khác nhau và dùng riêng bơm, kim tiêm. Chỉ tiêm vaccine cho động vật hoàn toàn khỏe mạnh. Theo dõi tình trạng của con vật sau khi tiêm vaccine ít nhất từ 1 – 2 giờ, chủ động thuốc để xử lý khi con vật bị phản ứng vaccine.
Khi tiêm, gia súc phải bảo đảm được khống chế an toàn cho người tham gia tiêm phòng. Dụng cụ dùng cho tiêm phòng vaccine phải được vô trùng tuyệt đối mới được sử dụng. Vị trí tiêm cho mỗi loại vật nuôi khác nhau theo hướng dẫn của cán bộ thú y.
3. Giám sát sau tiêm phòng
Sau mỗi đợt tiêm phòng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát sau tiêm phòng vaccine gia súc, gia cầm, đặc biệt là các bệnh cúm gia cầm, dịch tả lợn cổ điển, bệnh lở mồm long móng gia súc trên địa bàn tỉnh để đánh giá hiệu quả công tác tiêm phòng, chất lượng vaccine. Thời điểm lấy mẫu sau 21 ngày kể từ thời điểm tiêm phòng gần nhất.
4. Giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh yêu cầu cán bộ thú y cơ sở và người chăn nuôi thường xuyên theo dõi, giám sát đàn gia súc, gia cầm trong suốt quá trình nuôi. Nếu thấy gia súc, gia cầm, động vật thủy sản có biểu hiện của bệnh truyền nhiễm phải báo cáo ngay cho chính quyền cơ sở và cơ quan thú y các cấp để tổ chức điều tra, xác minh, lấy mẫu của gia súc, gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh để chẩn đoán xác định tác nhân gây bệnh, phục vụ cho công tác phòng chống dịch.
Chủ vật nuôi chủ động kê khai hoạt động chăn nuôi của gia đình với chính quyền địa phương theo quy đinh của Luật Chăn nuôi.
CÔNG TÁC ĐẢM BẢO CHO VẬT NUÔI MÙA MƯA BÃO
Nhằm chủ động tăng cường phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn cho vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi, đảm bảo phát triển chăn nuôi, Cục Chăn nuôi đã ban hành công văn số 374/CN-MTCN về đảm bảo an toàn cho vật nuôi trong mùa mưa lũ. Một số nội dung nười chăn nuôi cần lưu ý triển khai thực hiện tốt và đồng bộ nhằm đảm bảo an toàn cho vật nuôi và đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh hiệu quả, tránh lây lan phát tán mầm bệnh:
1. Đối với những vùng có nguy cơ ngập lụt
– Không làm chuồng trại chăn nuôi gần bờ sông, bờ suối, tả luy cao để tránh lũ ống, lũ quét và sạt lở đất;
– Cần chủ động nâng cao nền chuồng, làm chuồng tránh lũ, làm rèm che chắn để tránh mưa tạt, gió lùa;
– Thực hiện việc kiểm tra và gia cố vững chắc cho chuồng trại đề phòng bão, lũ. Nếu chuồng nuôi lợp bằng lá, tôn, fibro xi măng chưa kiên cố thì có thể giằng lên mái các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát, can nước để hạn chế tốc mái khi có gió lớn, bão xảy ra;
– Thức ăn: làm sàn kê cao, vải ni-lon che mưa, căn cứ vào số lượng, loại vật nuôi, lượng thức ăn tiêu thụ/ngày của cơ sở chăn nuôi để lập kế hoạch dự trữ thức ăn đầy đủ tối thiểu 15 ngày cho vật nuôi;
– Kiểm tra, khai thông hệ thống thoát nước của khu vực chuồng trại như hệ thống thoát nước thải, nước mưa, nơi chứa chất thải rắn, nhằm hạn chế ô nhiễm khi mưa to hoặc ngập lụt;
– Nước uống: dự trữ nước sạch, tu sửa máy bơm, hệ thống dẫn nước đảm bảo nguồn cung dự phòng kịp thời.
2. Đối với các vùng nuôi ngập úng
- Chuẩn bị sẵn phương án di dời vật nuôi lên những vùng đất cao bằng cách làm chuồng che chắn cẩn thận, dự trữ đầy đủ thức ăn và bảo quản thức ăn khô ráo, không bị ẩm mốc, cung cấp đủ nước sạch cho vật nuôi uống. Sử dụng máy phát điện dự phòng để cung cấp kịp thời khi mất điện lưới cho các lò ấp trứng giống để đảm bảo có con giống chất lượng để tái đàn;
- Cần đánh giá hiện trạng vật nuôi, xuất bán kịp thời khi đến tuổi, trọng lượng xuất bán; hướng dẫn giảm đàn vật nuôi tại những nơi có nguy cơ (bán, giết mổ,… gia súc, gia cầm thịt và gia cầm con; loại thải gia súc, gia cầm sinh sản kém phẩm chất, già yếu) trước khi mưa bão xảy ra; kiểm tra sự hoạt động của hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi như: hố ủ phân, bể lắng, công trình khí sinh học (biogas); tăng cường công tác vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi: vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi; định kỳ phun sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi để phòng bệnh.
ĐẢM BẢO VẬT NUÔI AN TOÀN MÙA NÓNG
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn, mùa hè năm nay tiếp tục có nhiều đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao. Do vậy, người nuôi cần chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.
1. Chuồng trại
Cần đảm bảo chuồng trại cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát, thích hợp với từng đối tượng vật nuôi. Nên dùng bạt hoặc tranh tre, nứa lá… phủ lên mái để chống nóng; xung quanh chuồng nuôi trồng cây xanh tạo bóng mát.
Đối với các trang trại chăn nuôi tập trung, vào mùa hè nhất thiết phải có hệ thống làm mát như giàn phun mưa, hệ thống quạt thông gió hoặc hệ thống làm mát bằng hơi nước ở đầu chuồng nuôi để làm giảm nhiệt độ trong chuồng nuôi.
Cần thường xuyên kiểm tra các hệ thống làm mát trong chuồng nuôi để kịp thời cải tạo, sửa chữa, nâng cấp đảm bảo cho các hệ thống trên sử dụng tốt, nên bố trí thêm máy phát điện để đề phòng mất điện.
2. Chế độ ăn
Thả nuôi với mật độ phù hợp. Gia cầm cần nuôi nhốt với mật độ vừa phải, theo đó gà úm 50 – 60 con/m2; gà 0,5 – 1 kg cần nuôi mật độ 20 – 30 con/m2; gà 2 – 3 kg mật độ 7 – 10 con/m2. Heo nái thì mật độ nuôi nhốt 3 – 4 m2/con, heo thịt 2 m2/con và cung cấp nước uống đầy đủ.
Thời gian chăn thả gia súc: Sáng từ 6 – 9 giờ; buổi chiều muộn từ 16 – 18 giờ. Không chăn thả gia súc ngoài trời nắng gắt trong thời gian dài, nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao, nắng gắt nên nhốt gia súc và cho ăn tại chuồng, hoặc buộc ở những nơi có cây xanh bóng mát.
Bảo đảm thường xuyên có đủ nước cho gia súc, gia cầm uống, tốt nhất là nên lắp hệ thống nước uống tự động để luôn cung cấp đủ nước sạch. Bên cạnh đó, nên tắm, chải cho gia súc 2 – 3 lần/ngày để làm giảm nhiệt cho cơ thể. Chú ý, đối với bò sữa nên tắm trước hoặc sau khi vắt sữa 2 – 3 giờ, lau khô vú bằng khăn sạch.
3. Chăm sóc, quản lý
Những ngày nắng nóng, vật nuôi thường có biến đổi trong quá trình hấp thu, trao đổi chất, việc ăn uống có nhiều thay đổi theo chiều hướng không tốt. Vì vậy, cần tăng cường chế độ dinh dưỡng và bổ sung các loại khoáng, vitamin để nâng cao sức đề kháng cho gia súc, gia cầm. Sử dụng các sản phẩm như CANXIPRO/ SORAMIN/ AMILYTE liều 1g/1-2 lít nước uống.
Bên cạnh đó, người dân lưu ý cần tăng cường thức ăn thô xanh, rau cỏ tươi, củ, quả; bổ sung các loại vitamin, khoáng chất thông qua ăn uống hoặc đá liếm (đối với bò); tăng cường chất đạm, giảm tinh bột, mỡ, đường trong khẩu phần ăn cho gia súc. Cần bảo đảm cho gia súc ăn đủ thức ăn thô xanh (trâu, bò từ 15 – 35 kg/con/ngày) và bổ sung thức ăn tinh (1 – 2,5 kg/con/ngày). Riêng đối với bò sữa, lượng thức ăn tinh bổ sung theo năng suất sữa.
Đối với gia cầm đẻ trứng nên cho ăn bổ sung thêm canxi, giúp tăng lượng canxi tiêu thụ, cải thiện đáng kể sản lượng trứng và chất lượng vỏ trứng.
4. Phòng bệnh
Hằng ngày, cần quan sát, theo dõi trạng thái, sức khỏe của đàn gia súc, gia cầm. Nếu phát hiện thấy gia súc, gia cầm có biểu hiện không bình thường (do cảm nắng, cảm nóng, do vận chuyển có mật độ nhốt cao) cần áp dụng ngay các biện pháp làm mát để hạn chế rủi ro. Cần tách riêng gia súc, gia cầm ra nơi có bóng mát, tạo sự thông thoáng nơi nhốt, dùng ngay hệ thống quạt làm mát nhưng không nên cho thổi trực tiếp vào gia súc, gia cầm để tránh trường hợp bị sốc, choáng. Đồng thời cho gia súc, gia cầm uống nước điện giải, glucose khi ổn định mới cho gia súc, gia cầm nhập đàn.
Để phòng, chống các loại dịch bệnh trong mùa nắng nóng, người nuôi cần chuẩn bị đầy đủ thuốc thú y; bảo đảm tiêm phòng đầy đủ một số vaccine cần thiết như: đối với trâu, bò tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng, viêm da nổi cục; đối với heo tiêm phòng tụ huyết trùng, phó thương hàn, dịch tả heo, bệnh tai xanh, lở mồm long móng và bệnh E.coli (đối với heo con); đối với đàn gia cầm tiêm vaccine cúm, Newcastle, Gumboro, đậu gà.
Thực hiện thường xuyên biện pháp vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng nuôi, khu chăn thả. Thường xuyên quét dọn, vệ sinh trong và ngoài chuồng nuôi; vệ sinh máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi. Định kỳ 1 – 2 lần/tuần phun thuốc sát trùng tẩy uế chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi để tiêu diệt mầm bệnh bằng vôi bột hoặc các loại thuốc sát trùng như: KLORTAB/DESINFECT O/ FOAM 32 T, IODINE…,Liều lượng 1 viên cho 10 lít nước Diện tích phun rộng cả khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh.
Đối với cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm, phát quang cây cỏ xung quanh, quét dọn sạch sẽ toàn bộ khu vực lò ấp, đường ra vào cơ sở ấp; thu gom vỏ trứng sau khi đã ấp nở để tiêu hủy. Đồng thời phun tiêu độc khử trùng hằng ngày toàn bộ diện tích cơ sở ấp trứng, đường ra vào cơ sở ấp trứng, các phương tiện vận chuyển trứng giống và gia cầm mới ấp nở…
Đối với các trang trại cần thực hiện tốt việc dùng các hố sát trùng và rắc vôi bột ngoài khu vực chuồng nuôi. Các hộ chăn nuôi cần lưu ý hệ thống thoát nước thải ra ngoài khu dân cư nên có hệ thống biogas để bảo vệ môi trường chăn nuôi cũng như môi trường xung quanh.
Khi có gia súc, gia cầm ốm hoặc chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cán bộ thú y để có biện pháp xử lý kịp thời.
CHẨN ĐOÁN THIẾU HỤT KHOÁNG CHẤT Ở ĐỘNG VẬT
Mặc dù đánh giá toàn diện tình trạng dinh dưỡng là tốt nhất, nhưng có một số xét nghiệm đơn giản có thể giúp phát hiện thiếu hụt khoáng chất phổ biến. Bài viết này cung cấp tổng quan về các phương pháp chẩn đoán này.
1. KIỂM TRA LÔNG
Kiểm tra lông có thể cho biết thông tin về tình trạng khoáng chất. Một số thay đổi cụ thể ở lông cho thấy thiếu hụt một số khoáng chất:
Thiếu đồng: cừu có thể có lông xung quanh mắt, mũi và miệng bị tẩy trắng hoặc xám. Ngựa cũng có thể mất màu lông.
Thiếu kẽm: xuất hiện các mảng lông nhạt màu ở gia súc, cừu, dê, chó.
Thiếu selen: ngựa có bộ lông khô và màu nhạt. Lông bờm và đuôi dễ gãy, rụng.
Thiếu lưu huỳnh: cừu có lông dễ gãy. Chất lượng lông và móng kém.
2. XÉT NGHIỆM MÁU
Xét nghiệm máu trực tiếp đo nồng độ khoáng chất trong cơ thể. Bác sĩ thú y có thể yêu cầu xét nghiệm nếu thấy dấu hiệu thiếu hụt ở động vật.
Xét nghiệm máu kiểm tra mức độ:
Khoáng chất đa lượng: canxi, phốt pho, magie, natri, clorua. Mất cân bằng có thể ảnh hưởng đến xương, gây sốt sữa.
Khoáng chất vi lượng: sắt, kẽm, đồng, selen, iốt, mangan. Thiếu hụt có thể làm giảm miễn dịch, tăng trưởng và sinh sản.
Chất điện giải như kali đối với động vật mất nước hoặc suy giảm cơ bắp.
3. XÉT NGHIỆM PHÂN
Phân tích phân cho biết khả năng hấp thụ và lưu giữ khoáng chất. Mức độ cao được bài tiết cho thấy thiếu hụt. Bác sĩ thú y có thể yêu cầu xét nghiệm khi xem xét thay đổi chế độ ăn.
Phân tích phân cần lấy mẫu phân tươi trong vòng 12-24 giờ.
Thường kiểm tra các khoáng chất: canxi, phốt pho, magie, kali, đồng, kẽm, coban.
Kết quả được so sánh với phạm vi tham chiếu của từng loài, độ tuổi và tình trạng sản xuất.
LƯU Ý:
Cần kết hợp nhiều xét nghiệm để đánh giá toàn diện.
Cần lặp lại xét nghiệm theo thời gian để theo dõi tình trạng.
Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.
Tăng bổ sung khoáng chất từ từ để tránh thừa.
Kết luận: Nhìn chung, hầu hết trường hợp thiếu hụt đều có thể khắc phục được bằng cách kiểm tra và bổ sung khoáng chất hợp lý. Điều này hỗ trợ sức khỏe, tăng trưởng và năng suất tối ưu cho động vật. Có thể bổ sung kháng chất từ 1 số sản phẩm từ công ty Thú Y Toàn Cầu: CANXIPRO/ PRODUCTIVE E-SE-ZN/UMBROCAL.
CÁCH XỬ LÝ VẬT NUÔI KHI BỊ SỐC NHIỆT
1. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh sốc nhiệt thường xảy ra vào những ngày nắng nóng, thời tiết oi bức, nhiệt độ môi trường tăng cao. Bệnh tác động, ảnh hưởng đến quá trình thải nhiệt của gia súc, làm cho thân nhiệt gia súc tăng lên đột ngột, dễ gây ra một số bệnh liên quan đến shock nhiệt như: cảm nắng, cảm nóng.
Nguyên nhân gây bệnh
+ Gia súc làm việc, chăn thả, vận chuyển dưới trời nắng gắt và ít gió, ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, đặc biệt là vùng đầu, vùng cổ gây ra bệnh cảm nắng. Cột hoặc nhốt gia súc ngoài trời nắng nóng. Gia súc sau khi ăn no bắt làm việc ngay dưới trời nắng nóng sẽ dễ xảy ra bệnh cảm nắng.
+ Chuồng nuôi nhốt hoặc phương tiện vận chuyển chật chội, vận chuyển trong điều kiện thời tiết oi bức, không khí nóng ẩm, ít gió, gió không lưu thông sẽ làm cản trở quá trình thải nhiệt cơ thể của gia súc gây ra bệnh cảm nóng. Gia súc mang thai hoặc có bộ lông quá dày cũng là nguyên nhân gây ra bệnh cảm nóng.
Phân biệt về triệu chứng, bệnh tích
Giai đoạn
Cảm nóng
Cảm nắng
Giai đoạn đầu
– Con vật thở nhanh, toàn thân vã mồ hôi, đồng tử mắt dãn rộng.
– Kiểm tra thấy tim đập nhanh, thân nhiệt tăng, niêm mạc mắt sung huyết, đỏ ửng, các mạch quản nổi rõ.
– Con vật choáng váng, đi đứng xiêu vẹo; kiểm tra niêm mạc mắt thấy tím bầm, da khô, gia súc có biểu hiện khó nuốt.
– Con vật sốt cao 40-41,50C.
– Kiểm tra thấy gia súc thở khó, tần số hô hấp và tim mạch tăng, đồng tử mắt lúc đầu dãn rộng, sau đó thu hẹp rồi mất phản xạ.
Giai đoạn sau
– Gia súc rất khó thở, hóp bụng để thở.
– Gia súc có hiện tượng co giật cơ môi, cơ nhai, nôn mửa.
– Gia súc có dấu hiệu thần kinh không ổn định, hôn mê, co giật rồi chết.
– Gia súc chết sùi bọt mép, có khi lẫn máu. Kiểm tra thấy máu khó đông, màng não, phổi bị sung huyết và phù.
Gia súc có biểu hiện co giật, điên cuồng, sợ hãi; mắt đỏ ngầu, lồi ra ngoài; mạch nhanh và yếu.
– Gia súc ngày càng khó thở, thở giật cục; sau cùng đổ ngã tự nhiên, hôn mê, co giật mất phản xạ rồi chết.
– Gia súc chết với các bệnh tích sung huyết não, màng não, các cơ quan nội tạng sung huyết, xuất huyết.
2. Cách phòng và điều trị bệnh
Phòng bệnh
Mật độ nuôi vừa phải, thông thoáng và mát mẻ. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, khai thác phải đúng kỹ thuật. Chế độ làm việc, vệ sinh trong những ngày nắng nóng phải phù hợp. Kịp thời xử trí khi phát hiện gia súc có biểu hiện bệnh.
Sử dụng thường xuyên một trong những sản phẩm sau để bổ sung thêm vào khẩu phần thức ăn hàng ngày của trâu, bò, lợn, gà như: VITROLYTE hoặc SUPER C 100 hoặc T.C.K.C (Liều lượng sử dụng tuân thủ theo hướng dẫn của Công ty TNHH Thú y Toàn Cầu).
Trị bệnh
Đưa ngay gia súc vào nơi thoáng mát. Có thể dùng quạt để tạo gió mát liu riu từ phía trước của gia súc, tốc độ quạt nhẹ vừa phải sẽ giúp cho gia súc hạ nhiệt từ từ, tránh làm gia súc choáng, sốc nhiệt.
Đối với những gia súc bị nặng có thể dùng khăn sạch chườm nước đá tại vùng ngực, vùng thân, vùng mặt, sau cùng là vùng đầu khoảng tầm 1 giờ. Ngay sau đó có thể tắm toàn thân cho gia súc (Không dùng nước lạnh dội ngay vào vùng đầu của gia súc, làm vậy sẽ dễ gây ra hiện tượng sốc, choáng và có thể làm chết gia súc). Có thể tiêm atropin (chống co giật), cafein (hỗ trợ hô hấp).
Sử dụng các sản phẩm sau đây để điều trị kịp thời, hiệu quả đối với bệnh này(Liều lượng sử dụng tuân thủ theo hướng dẫn của Công ty TNHH Thuốc Thú y Á Châu).
Hạ sốt, giảm đau; Tăng cường sức đề kháng, dùng NASHER TOL 1ml/20kg TT S
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘC TỐ NẤM MỐC TỚI CHĂN NUÔI GIA CẦM
Sự tồn tại của độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi là một mối đe dọa nghiêm trọng tới ngành chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là khi chăn nuôi gia cầm đang ngày một đi vào hiện đại với quy mô dần được mở rộng do đó các nhà chăn nuôi cần hiểu rõ về độc tố nấm mốc trong thức ăn ảnh hưởng như thế nào lên gia cầm.
Nấm mốc và các độc tố do nấm mốc sản sinh ra (mycotoxin) có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe và năng suất của vật nuôi. Dưới đây là các tác hại chính của nấm mốc đối với vật nuôi:
1. Suy giảm hệ miễn dịch
Yếu đi hệ miễn dịch: Mycotoxin làm suy yếu hệ miễn dịch của vật nuôi, khiến chúng dễ bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm như vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Hệ miễn dịch suy yếu cũng làm giảm khả năng chống lại bệnh tật thông thường, dẫn đến tăng tỷ lệ tử vong.
2. Chậm phát triển và tăng trưởng
Giảm hấp thụ dinh dưỡng: Nấm mốc và độc tố của chúng làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của vật nuôi, dẫn đến chậm phát triển và tăng trưởng không đồng đều. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến trọng lượng và kích thước của vật nuôi, gây giảm hiệu suất sản xuất.
3. Tổn thương nội tạng
Gan: Nhiều loại mycotoxin như aflatoxin gây tổn thương gan nghiêm trọng, làm giảm chức năng gan và có thể dẫn đến bệnh gan mãn tính. Gan là cơ quan quan trọng trong quá trình tiêu hóa và chuyển hóa, nên tổn thương gan ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể của vật nuôi.
Thận: Ochratoxin và các mycotoxin khác có thể gây tổn thương thận, ảnh hưởng đến khả năng lọc và thải độc của cơ thể, dẫn đến suy thận và các vấn đề liên quan.
4. Các vấn đề về sinh sản
Giảm sản lượng: Đối với gia cầm, mycotoxin làm giảm sản lượng trứng và chất lượng trứng. Trứng có thể nhỏ hơn, vỏ mỏng và tỷ lệ phôi kém. Đối với gia súc, nấm mốc có thể làm giảm khả năng sinh sản và tỷ lệ thụ thai.
Giảm tỷ lệ nở trứng: Độc tố nấm mốc ảnh hưởng đến phôi trong trứng, làm giảm tỷ lệ nở thành công và ảnh hưởng đến việc tái đàn, gây hậu quả kinh tế đáng kể.
5. Triệu chứng lâm sàng
Rối loạn tiêu hóa: Vật nuôi nhiễm độc tố thường xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy, chán ăn, và viêm ruột. Những triệu chứng này không chỉ gây khó chịu mà còn làm giảm hiệu suất chuyển đổi thức ăn và tăng nguy cơ mắc các bệnh khác.
Giảm trọng lượng cơ thể: Do giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng và rối loạn tiêu hóa, vật nuôi bị nhiễm độc tố thường giảm trọng lượng cơ thể, dẫn đến hiệu suất chăn nuôi kém và giảm lợi nhuận kinh tế.
6. Tác động cấp tế bào
Tổn thương tế bào: Mycotoxin gây tổn thương màng tế bào, làm gián đoạn chức năng tế bào và dẫn đến chết tế bào. Tổn thương tế bào ảnh hưởng đến các cơ quan và hệ thống trong cơ thể vật nuôi.
Tổn thương DNA: Một số mycotoxin có thể gây tổn thương DNA, dẫn đến đột biến và tăng nguy cơ ung thư cũng như các bệnh di truyền.
7. Biện pháp phòng ngừa và kiểm soát
Quản lý thức ăn: Chọn thức ăn đã qua kiểm định chất lượng và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc. Sử dụng các biện pháp bảo quản tiên tiến để giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc tố.
Kiểm tra và giám sát thường xuyên: Thực hiện kiểm tra định kỳ chất lượng thức ăn và môi trường nuôi để phát hiện sớm sự hiện diện của nấm mốc và có biện pháp xử lý kịp thời.
Kết luận
Nấm mốc và các độc tố do nấm mốc sản sinh ra là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe và năng suất của vật nuôi. Việc hiểu rõ và kiểm soát tốt nấm mốc là yếu tố then chốt để bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi, đảm bảo năng suất chăn nuôi và duy trì hiệu quả kinh tế. Các biện pháp phòng ngừa cần được áp dụng đồng bộ và liên tục để giảm thiểu rủi ro từ nấm mốc.
THỨC ĂN SẠCH: BÍ QUYẾT CHO ĐÀN VẬT NUÔI KHỎE MẠNH
Sản xuất thức ăn chăn nuôi phụ thuộc vào nhiều loại cây trồng nông nghiệp cần thuốc trừ sâu và các hóa chất khác để phát triển tối ưu. Mặc dù những hóa chất này có mục đích quan trọng, nhưng dư lượng của chúng có thể xâm nhập vào thức ăn chăn nuôi, gây ra rủi ro tiềm ẩn cho sức khỏe nếu không thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Là nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, người chăn nuôi hoặc bác sĩ thú y, việc nhận thức được những rủi ro này là chìa khóa để đảm bảo các hoạt động chăn nuôi an toàn. Bài viết này nêu ra các yếu tố chính cần xem xét khi sử dụng hóa chất trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.
1.Hiểu về dư lượng hóa chất
Các loại cây trồng được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi thường được xử lý bằng thuốc trừ sâu, phân bón và các hóa chất nông nghiệp khác có thể để lại dư lượng. Những dư lượng này có thể tích tụ trong vật nuôi thông qua thức ăn, dẫn đến các sản phẩm động vật bị nhiễm bẩn khi sử dụng làm thực phẩm cho con người. Mặc dù nhiều dư lượng không gây rủi ro ở mức độ phơi nhiễm thông thường, nhưng một số hóa chất có khả năng tích tụ sinh học và tồn tại lâu dài lại cực kỳ độc hại ngay cả ở liều lượng thấp.
Điều quan trọng là phải tuân thủ tất cả các hướng dẫn ghi trên nhãn, hướng dẫn chung và quy định liên quan đến việc sử dụng hóa chất trên cây trồng làm thức ăn chăn nuôi. Điều này bao gồm việc tuân thủ thời gian cách ly để cho phép mức dư lượng giảm trước khi thu hoạch. Việc kiểm tra các thành phần thức ăn chăn nuôi và hợp tác với các nhà cung cấp uy tín có thể giúp giảm thêm rủi ro ô nhiễm.
2.Xác định độc tố trong các thành phần thức ăn chăn nuôi
Cùng với dư lượng hóa chất, các thành phần thức ăn chăn nuôi có thể chứa các yếu tố chống dinh dưỡng và độc tố có hại cho sức khỏe vật nuôi. Độc tố nấm mốc do nấm mốc sản sinh và ancaloit nội sinh trong cỏ đồng cỏ là những ví dụ phổ biến. Độ độc của các chất này phụ thuộc vào bản thân hợp chất, mức độ liều lượng và thời gian phơi nhiễm. Động vật nhai lại thường ít nhạy cảm hơn động vật đơn dạ dày do quá trình trao đổi chất ở dạ cỏ.
Khi tìm nguồn cung ứng các thành phần thức ăn chăn nuôi như sản phẩm phụ của ngũ cốc, việc phân tích mức độ độc tố nấm mốc và độc tố là rất cần thiết để cân bằng nhu cầu dinh dưỡng trong khi tránh các tác động bất lợi. Các chất bổ sung thức ăn bổ sung có thể giúp chống lại một số yếu tố chống dinh dưỡng khi không có các thành phần thay thế.
3.Giảm thiểu sự tồn dư của thuốc
Các loại thuốc như ionophore và thuốc kháng khuẩn thường được sử dụng cho vật nuôi thông qua thức ăn. Sự tồn dư của những loại thuốc này có thể xảy ra do ô nhiễm còn sót lại của thiết bị sản xuất và các bình chứa bảo quản. Mối quan tâm chính đối với sự tồn dư là lượng thuốc nhỏ xâm nhập vào thức ăn dành cho các loài không phải đối tượng mục tiêu, những loài rất nhạy cảm với một số loại thuốc nhất định.
Việc vệ sinh kỹ lưỡng thiết bị và xả/sắp xếp các dây chuyền sản phẩm một cách thích hợp giữa các lô thức ăn chăn nuôi sản xuất cho các loài khác nhau có thể ngăn ngừa sự lây nhiễm thuốc ngẫu nhiên. Việc duy trì hồ sơ sản xuất chi tiết giúp truy tìm bất kỳ vấn đề nào trở lại nguyên nhân gốc rễ.
4.Đảm bảo tính toàn vẹn của công thức
Ngoài việc bảo vệ chống lại các chất gây ô nhiễm, việc xác minh tính toàn vẹn về mặt dinh dưỡng của các hỗn hợp thức ăn chăn nuôi tùy chỉnh là một khía cạnh quan trọng khác của đảm bảo chất lượng. Sự sai lệch so với mức dinh dưỡng đã được xây dựng có thể làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn và năng suất của vật nuôi. Rủi ro này gia tăng khi sử dụng các sản phẩm phụ hoặc thức ăn chăn nuôi thay thế có tính biến đổi cao vốn có.
Việc thường xuyên kiểm tra các loại thức ăn chăn nuôi hoàn chỉnh đối với các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng chính giúp các nhà sản xuất cảnh báo về bất kỳ lỗi pha trộn hoặc thay đổi thành phần nào so với công thức ban đầu. Việc theo dõi kiểm soát quá trình thống kê giúp tinh chỉnh các quy trình hơn nữa để đạt được sự nhất quán về dinh dưỡng giữa các đợt sản xuất.
Thông qua xem xét các yếu tố chính này, các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, người chăn nuôi và bác sĩ thú y có thể hợp tác với nhau để cung cấp cho vật nuôi các loại thức ăn chất lượng, không chứa dư lượng độc hại và độc tố, đồng thời cung cấp dinh dưỡng thích hợp. Việc tuân thủ các biện pháp an toàn tốt nhất cho phép ngành đáp ứng nhu cầu sản xuất một cách có trách nhiệm.
BỔ SUNG SẮT CHO VẬT NUÔI
Sắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho tất cả các vật nuôi, đặc biệt là với heo con bị thiếu máu. Mặc dù sắt là một thành phần yêu cầu bắt buộc tiêm cho heo con ngay sau khi sinh, nhưng tình trạng thiếu máu vẫn xảy ra và trở thành một vấn đề. Lựa chọn chương trình bổ sung sắt phù hợp tạo ra sự khác biệt lớn đối với sức khỏe và năng suất trong chăn nuôi, cũng như đảm bảo sự an toàn của các sản phẩm thịt heo và người tiêu dùng.
1.Một số vấn đề về sắt bổ sung cho heo con
Heo con được sinh ra có lượng sắt trong cơ thể thấp khoảng 50mg. Sự bất lợi này cộng thêm với thực tế sữa heo mẹ có hàm lượng sắt thấp, nên tùy thuộc vào sự tăng trọng, heo con cần ít nhất từ 7 đến 16mg sắt mỗi ngày, thế nhưng việc bú mẹ chỉ cung cấp cho chúng 1 mg mỗi ngày thì chưa đủ cho heo con. Đối với heo rừng, nó sẽ nhận được một lượng sắt nhỏ từ đất nhờ tập tính cào bới đất. Đối với heo con có kiểu gen hiện nay, có tốc độ tăng trưởng rất nhanh – trong 60 ngày đầu tiên, chúng có thể tăng khối lượng cơ thể lên gấp 10 lần, điều này có nghĩa là nó cần có hàm lượng sắt bổ sung ở mức cao.
2.Nhu cầu sắt của vật nuôi
Sắt rất cần thiết cho sức khỏe và sự tăng trưởng tối ưu của heo. Cung cấp đủ lượng sắt cần thiết giúp cơ thể sản xuất huyết sắc tố và myoglobin – protein để các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể. Bổ sung đủ lượng sắt cho cơ thể cũng góp phần vào việc sản xuất protein và các enzyme thiết yếu. Trong suốt quá trình lớn lên, phần lớn nhu cầu sắt của heo sẽ được đáp ứng thông qua nguyên liệu thô và phụ gia thức ăn, tuy nhiên, trong những tuần đầu tiên của heo con, khi lượng ăn vào rất thấp thì chúng cần một nguồn cung cấp khác để dễ dàng bổ sung sắt vào cơ thể.Để có thể mua sản phẩm Sắt của Công ty hãy truy cập trang web https://thuytoancau.vn/san-pham/kich-thich-tao-mau-cho-heo-ferrax-forte/
Heo con ở khắp các quốc gia thường được bổ sung sắt qua đường tiêm với liều 200mg ngay sau khi sinh. Số lượng này là đủ để kích thích tăng 4kg khối lượng cơ thể. Do tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng nên lượng sắt trong cơ thể heo con nhanh chóng bị cạn kiệt. Do đó, người ta sẽ tiêm một liều thứ hai vào 7 đến 14 ngày sau đó, trước khi heo cai sữa. Các thử nghiệm đã cho thấy chiến lược này đã cải thiện 17-20g thể trọng của heo con mỗi ngày, trong ba tuần đầu sau cai sữa.
3. Thiếu sắt và thiếu máu
Thiếu sắt
Thiếu máu
Xảy ra khi thú không được nhận đủ lượng sắt cần thiết
Xảy ra khi hàm lượng Hemoglobin (Hb) thấp hơn mức cần thiết cho chức năng trao đổi chất bình thường
Lượng sắt trong cơ thể khi sinh ra thấp không đáp ứng nhu cầu cho tăng trưởng bình thường
- Không đủ lượng sắt để sản xuất đủ Hb cho việc sản xuất các tế bào hồng cầu
- Heo con có da nhợt nhạt, không phát triển bình thường
Thể trọng giảm so với mong đợi và bị thiếu máu
- Heo con bị thiếu máu khi cai sữa, sẽ tăng trưởng kém, có khối lượng nhẹ hơn 0,82kg sau 3 tuần cai sữa so với những con bình thường
- Heo con sẽ khó thở và bị tiêu chảy mãn tính do hệ thống miễn dịch bị tổn thươngNếu không điều trị thiếu máu có thể dẫn đến chết
4. Những phát hiện khoa học mới
Một phòng thí nghiệm độc lập được FDA chứng nhận (Lap2) và Phòng thí nghiệm chẩn đoán bệnh động vật của Đại học bang Iowa (ISU) đã phân tích 16 sản phẩm bổ sung sắt theo đường tiêm (Bảng 1). Họ đã tiến hành kiểm tra hàm lượng asen, cadmium, crom, coban, chì và thủy ngân. Tất cả các sản phẩm đều được cho phép sử dụng trên heo, và được bán tại các quốc gia.
Bảng 1: Một phòng thí nghiệm độc lập được FDA chứng nhận (Lap 2) và Phòng thí nghiệm chẩn đoán của Đại học bang Iowa (ISU) đã phân tích 16 sản phẩm bổ sung sắt qua đường tiêm.
Tên nhãn sản phẩm
Nhà sản xuất
Quốc gia
Phân tử
Ferrohipra 200
Hipra
Bỉ
Glep
Gleptosil
Sogeval
UK
Glep
Uniferon 200
Pharmacosmos
USA
ID
Ursoferran
Serumwerk
Đức
Glep
Viloferron
Iron4u
Đan Mạch
Glep
GleptoForte
Ceva
Mỹ
Glep
Hàm lượng kim loại nặng tìm thấy được điều chỉnh theo khối lượng để so sánh với liều dùng cho heo con. Trong 15 sản phẩm, hàm lượng asen, crom và chì đã vượt quá giới hạn phơi nhiễm hàng ngày (PDE) cho phép đối với thuốc cho người. Cadmium, coban và thủy ngân ở mức không phát hiện được hoặc ở mức thấp hơn giới hạn PDE, trong tất cả các sản phẩm được thử nghiệm.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sức khỏe và Chăn nuôi Heo (JSHAP), đã kết luận rằng các kim loại nặng asen, crom và chì có thể xuất hiện trong các sản phẩm sắt bổ sung cho heo. Chỉ có một sản phẩm, Uniferon (Pharmacosmos Inc, Watchung, New Jersey) là có hàm lượng crom, chì và asen dưới giới hạn PDE. Tuy nhiên, hơn một nửa các sản phẩm khác được phát hiện có chứa hàm lượng crom, asen và chì vượt quá giới hạn PDE hơn 25%
5. Cần lựa chọn một sản phẩm phù hợp
Như nghiên cứu mới này cho thấy, sắt bổ sung không chỉ chứa duy nhất sắt. Độ tinh khiết của sản phẩm tiêm phụ thuộc vào các công đoạn tạo sản phẩm để tránh và loại bỏ tạp chất được đưa vào trong quá trình sản xuất. Việc một sản phẩm sắt tiêm đạt tiêu chuẩn dược phẩm cho người chứng minh mục tiêu này là có thể đạt được và củng cố nhu cầu về giới hạn PDE được đặt ra cho các sản phẩm thú y.
Bổ sung sắt cho heo là điều phải thực hiện. Để duy trì sức khỏe và lợi nhuận của đàn, ngành chăn nuôi cần sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt qua đường tiêm. Các nhà chăn nuôi và bác sĩ thú y cần lưu ý rằng kim loại nặng không nên có trong các sản phẩm này. Sản phẩm chỉ nên cung cấp đúng lượng sắt, không nên chứa các tạp chất khác. Các sản phẩm bổ sung sắt qua đường tiêm có thể chứa một lượng lớn kim nặng là một mối quan tâm lớn đối với sức khỏe heo con. Để hiệu quả chăn nuôi không bị tổn thất, các nhà chăn nuôi heo giờ đây có thể thực hiện nhiều biện pháp để ngăn ngừa thiếu sắt và thiếu máu một cách an toàn và hiệu quả.