Tin tức chăn nuôi

Chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng vaccine ASF

Ngày 25/8/2022, Cục Thú y ban hành Văn bản số 1350/TY-QLT về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng, giám sát sử dụng vaccine Dịch tả heo châu Phi (ASF) NAVET-ASFVAC. Ngày 12/7/2022, Bộ NN&PTNT ban hành Công văn số 4463/BNN-TY gửi UBND các tỉnh, thành phố có nhu cầu sử dụng vaccine NAVET ASFVAC về việc tổ chức giám sát sử dụng vaccine phòng bệnh ASF NAVET-ASFVAC; Thực hiện chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, Cục Thú y ban hành Công văn số 692/TY-DT ngày 9/5/2022 và Công văn số 1060/TY-DT ngày 12/7/2022 hướng dẫn việc giám sát sử dụng vaccine phòng bệnh ASF NAVET-ASFVAC, trong đó đã nhấn mạnh để bảo đảm việc tiêm phòng vaccine ASF NAVET-ASFVAC an toàn, hiệu quả trong điều kiện chăn nuôi thực tế và trên diện rộng, Sở NN&PTNT, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các tỉnh, thành phố cần phối hợp với các đơn vị liên quan, Công ty Navetco tổ chức giám sát việc cung ứng, sử dụng, tổ chức giám sát sau tiêm phòng vaccine, cụ thể: - Ðịa phương có nhu cầu sử dụng vaccine cần chủ động phối hợp với Công ty Navetco, các đơn vị thuộc Cục Thú y, các đơn vị liên quan và chính quyền địa phương: (i) Tổ chức lựa chọn các cơ sở chăn nuôi heo để triển khai tiêm vaccine NAVET-ASFVAC cho đàn heo tại địa phương; (ii) Lập danh sách gồm thông tin cụ thể về các địa phương, cơ sở chăn nuôi heo có nhu cầu sử dụng vaccine NAVET-ASFVAC, lựa chọn các cơ sở chăn nuôi để thực hiện việc lấy mẫu giám sát, gửi Cục Thú y để phối hợp tổ chức giám sát; (iii) Thống nhất với chủ cơ sở chăn nuôi heo để các cán bộ thú y trực tiếp giám sát việc tiêm phòng, giám sát lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm (có Giấy cam kết sử dụng vaccine của cơ sở chăn nuôi); (iv) Hướng dẫn cụ thể thời gian, tuổi heo để tiêm phòng mũi 1, mũi 2; Hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi heo tổ chức tiêm vaccine; Chuẩn bị đầy đủ phương án, dụng cụ, nguyên vật liệu cần thiết, lập kế hoạch, kinh phí để ứng phó, khắc phục, xử lý các vấn đề, sự cố phát sinh không mong muốn do sử dụng vaccine NAVET-ASFVAC; - Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai tiêm vaccine NAVET-ASFVAC để phòng, chống dịch bệnh ASF trên đàn heo tại địa phương; Phân công lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật phối hợp, hướng dẫn chủ cơ sở chăn nuôi hằng ngày theo dõi, giám sát lâm sàng, ghi chép thông tin về tình trạng sức khỏe đàn heo sau tiêm phòng; Tổ chức lấy mẫu để xét nghiệm, đánh giá hiệu quả sử dụng vaccine; Vaccine Dịch tả heo châu Phi NAVET-ASFVAC của Công ty Navetco.   Ảnh: Vir.com - Ðịa phương có nhu cầu sử dụng vaccine chủ động phối hợp với Công ty Navetco, Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương, các Chi cục Thú y vùng để thống nhất kế hoạch lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu gửi mẫu giám sát sau tiêm phòng đến các phòng thí nghiệm thuộc Cục Thú y; - Phối hợp với Công ty Navetco và các đơn vị, cá nhân liên quan để ứng phó, khắc phục, xử lý các vấn đề, sự cố phát sinh không mong muốn do sử dụng vaccine ASF NAVET-ASFVAC. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế của các Cục Thú y tại một số tỉnh đã sử dụng vaccine NAVET-ASFVAC và phát hiện nhiều tồn tại, bất cập, có sự buông lỏng trong quản lý, phân phối, tổ chức tiêm phòng và giám sát sử dụng vaccine NAVET-ASFVAC, không thực hiện đúng theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, hướng dẫn của Cục Thú y và hướng dẫn sử dụng vaccine của nhà sản xuất, dẫn đến tình trạng người dân, cán bộ thú y cơ sở tự ý tiêm không đúng đối tượng heo được chỉ định (heo thịt từ 8 - 10 tuần tuổi), không thực hiện nghiêm các biện pháp vệ sinh, sát trùng, sử dụng chung kim tiêm, dẫn đến lây lan virus ASF trong quá trình tiêm (xảy ra hiện tượng heo chết khư trú nhiều ở một số vùng). Ðể khắc phục, chấm dứt ngay tình trạng nêu trên, Cục Thú y đề nghị Sở NN&PTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh, thành phố và Công ty Navetco nghiêm túc chấn chỉnh việc cung ứng, quản lý, sử dụng và giám sát sử dụng vaccine NAVET-ASFVAC, cụ thể sau đây: 1. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ NN&PTNT về việc tổ chức giám sát sử dụng vaccine phòng bệnh ASF NAVET-ASFVAC; Hướng dẫn của Cục Thú y về việc hướng dẫn tổ chức giám sát sau tiêm phòng vaccine ASF NAVET-ASFVAC. 2. Kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, nghiêm túc rút kinh nghiệm của Công ty Navetco, các cơ quan liên quan của địa phương về việc không tuân thủ nghiêm chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, hướng dẫn của Cục Thú y, dẫn đến mở rộng đối tượng tiêm vaccine nhưng không có hướng dẫn sử dụng, không có giám sát của cơ quan thú y, để xảy ra tình trạng sử dụng vaccine ASF NAVET-ASFVAC tiêm cho các đối tượng heo không được chỉ định, gây ra hậu quả làm chết heo. 3. Công ty Navetco: a) Báo cáo đầy đủ, chính xác về tình hình cung ứng, sử dụng và giám sát sau tiêm phòng vaccine theo đúng chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, hướng dẫn của Cục Thú y; b) Tập trung cùng với các địa phương hoàn thành việc hỗ trợ kinh phí, xử lý các trường hợp có heo chết; Bố trí lực lượng cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm tại Bình Ðịnh và Phú Yên để tổ chức khắc phục sự cố; c) Khẩn trương rà soát, xác định nguyên nhân, sự bất thường trong quá trình triển khai sử dụng vaccine ASF (bảo quản, vận chuyển, cung ứng, tổ chức tiêm vaccine tại thực địa); d) Kịp thời hỗ trợ, cung ứng thuốc, hóa chất sát trùng, tiêu độc cho các địa phương, các hộ chăn nuôi có heo phản ứng, chết sau khi sử dụng vaccine. 4. Ðối với các địa phương xảy ra sự cố sau tiêm phòng: a) Tạm dừng việc triển khai sử dụng vaccine NAVET-ASFVAC để tập trung nguồn lực xử lý các vấn đề phát sinh; b) Thống kê chính xác số lượng, chủng loại heo có phản ứng, chết sau tiêm phòng; Thực hiện vệ sinh, sát trùng, tiêu độc, xử lý dịch bệnh theo quy định; c) Chỉ đạo, hướng dẫn người dân không bán chạy, giết mổ, tiêu thụ heo bệnh, chết; Không vứt xác heo chết ra môi trường; d) Tiếp tục theo dõi, giám sát, lấy mẫu các trường hợp heo phản ứng, chết sau tiêm vaccine để xác định nguyên nhân; đ) Kịp thời báo cáo đầy đủ, chính xác về tình hình sử dụng và giám sát sau tiêm phòng vaccine về Cục Thú y. 5. Các phòng, đơn vị thuộc Cục Thú y: a) Rà soát, đánh giá lại chất lượng các lô vaccine đã sử dụng tại các địa phương có sự cố phản ứng sau tiêm; Tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm, phân tích chuyên sâu (mẫu heo bệnh, heo sau tiêm vaccine, mẫu vaccine) để có cơ sở kết luận chính xác nguyên nhân; b) Phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương và Công ty Navetco để khắc phục sự cố tại các địa phương đã tiêm vaccine có heo phản ứng sau tiêm phòng.     Nguồn: Người chăn nuôi

CHĂN NUÔI THÔNG MINH SẼ NGÀY CÀNG MỞ RỘNG

Chăn nuôi gia cầm thông minh được hỗ trợ bởi các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), cảm biến và phần mềm. Chúng cho phép khai thác dữ liệu trên nhiều thông số khác nhau như nhiệt độ, độ ẩm, mức amoniac và lượng thức ăn nạp vào… Ngoài mục đích tăng năng suất chăn nuôi, giảm rủi ro dịch bệnh, chăn nuôi gia cầm thông minh cũng giúp tiết kiệm lao động hơn. Với những lợi ích này, chăn nuôi gia cầm thông minh chắc chắn sẽ sớm thành công và ngày càng mở rộng. Hơn nữa, chi phí cho các công nghệ như thiết bị IoT và mạng internet dần hợp lý hơn, mở ra cơ hội tiếp cận cho các hãng sản xuất quy mô vừa và nhỏ nắm bắt công nghệ mới. Chăn nuôi gia cầm thông minh đã thổi một làn gió mới vào ngành công nghiệp gia cầm châu Á. Tại Indonesia, công ty khởi nghiệp công nghệ nông nghiệp Integrasi Teknologi Unggas đã phối hợp với Khoa Khoa học Ðộng vật, Ðại học Gadjah Mada để phát triển BroilerX, một giải pháp kỹ thuật số tích hợp cho ngành gia cầm. Công nghệ này giúp người chăn nuôi gà thịt nâng cao hiệu quả sản xuất. BroilerX có 4 cảm biến môi trường tự động ghi dữ liệu bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, CO2 và amoniac. Nền tảng này có hệ thống cảnh báo sớm kích hoạt trên ứng dụng trong thời gian thực. Nhờ đó, nông dân nuôi gia cầm tại Indonesia có thể giải quyết các vấn đề sản xuất ngay lập tức. Họ có thể ghi lại dữ liệu từ lúc gà con đến lúc thu hoạch một cách nhanh chóng và dễ dàng. Các thông tin như lượng thức ăn ăn vào, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn và giá vốn hàng bán sẽ được xử lý tự động. Hay tại Thái Lan, Thaifoods Group đang triển khai các công nghệ kỹ thuật số như IoT trong trang trại chăn nuôi gà ở tỉnh Kanchanaburi. Tuy nhiên tại châu Á, chỉ có các hãng sản xuất lớn và các trang trại chăn nuôi quy mô công nghiệp mới đầu tư vào công nghệ mới như máng ăn và hệ thống vòi uống tự động, hệ thống thông gió, chiếu sáng, cân, phần mềm quản lý và IoT. Nhiều nông dân vẫn chưa quen với công nghệ kỹ thuật số và họ có xu hướng ghi dữ liệu theo cách thủ công nên cần phải đơn giản hóa việc thu thập và xử lý dữ liệu. Công nghệ dễ sử dụng và giá rẻ hơn so với các sản phẩm tương tự được sản xuất ở nước ngoài sẽ là một điểm cộng. Do đó, các hãng cung cấp hệ thống chăn nuôi thông minh phải sẵn sàng hỗ trợ giải quyết vấn đề kết nối internet còn nhiều bất cập ở những vùng sâu, vùng xa, thường là địa điểm phù hợp để xây dựng trang trại chăn nuôi. Ðồng thời cũng cần tập trung vào công tác đào tạo để đảm bảo công nghệ mới được vận hành hiệu quả. Hiện nay, nhiều trang trại và công ty lớn tại châu Á đã cài đặt phần mềm quản lý và IoT. Nhưng tỷ suất lợi nhuận của ngành chăn nuôi gia cầm hiện đang eo hẹp nên một số nhà sản xuất đang cân nhắc lợi nhuận trước khi đưa ra quyết định đầu tư mới. Tuy nhiên, về lâu dài, đầu tư vào công nghệ mới sẽ là xu hướng tất yếu, vì nó giúp người sản xuất giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, giải quyết tình trạng thiếu lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo lợi thế cạnh tranh. Chi phí cho các công nghệ như thiết bị IoT và mạng sẽ rẻ hơn và nhiều trang trại sẽ sử dụng IoT để cải thiện năng suất, ngăn ngừa dịch bệnh, nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng lợi nhuận. Nguồn: Người chăn nuôi

BÍ QUYẾT CHỌN VỊT GIỐNG

Chăn nuôi vịt nói chung và vịt thịt nói riêng thì khâu chọn vịt giống đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến sự phát triển, kinh phí thức ăn, quản lý dịch bệnh và thành công trong một vụ nuôi. Nguồn gốc Cần phải mua vịt giống ở cơ sở có nguồn gốc rõ ràng, uy tín để đảm bảo chất lượng. Tránh mua lẻ tẻ, mua ngoài chợ vì sẽ không đảm bảo được hiệu quả và sự phát triển lâu dài. Không nên mua vịt con từ đàn vịt bố mẹ tự giao với nhau vì chúng thường ít được hưởng ưu thế lai từ bố mẹ. Bởi, thông thường vịt thương phẩm rất nhanh lớn chỉ cần nuôi khoảng 56 ngày đã đạt đến 3 kg/con và tỷ lệ rất đồng đều. Nhưng ngược lại với vịt con thương phẩm không rõ nguồn gốc hoặc từ bố mẹ không thuần thì phải nuôi 75 - 80 ngày mới có thể đạt được khoảng 3 kg. Dựa vào cân nặng Thường với mỗi giống vịt khác nhau thì sẽ có mức cân nặng khác nhau. Trước khi mua giống vịt nào cần tìm hiểu cân nặng của giống vịt đó để có được chọn lựa chuẩn xác. Chọn những con vịt có cân nặng vừa phải, cầm chắc tay. Những con vịt có kích thước và khối lượng đồng đều, không quá to hoặc quá bé khi nuôi sẽ rất nhanh lớn mà không tốn nhiều thức ăn. Khâu chọn giống đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định sự thành công trong chăn nuôi vịt. Dựa vào độ nhanh nhạy Cần phải coi tốc độ nhanh nhạy của vịt có tốt hay không. Những con vịt phản xạ tốt chứng tỏ thể trạng khỏe mạnh, được ấp ở nhiệt độ thích hợp. Thể trạng khỏe mạnh sẽ giúp vịt ít bệnh tật, ham ăn uống và nhanh lớn. Có thể kiểm tra bằng cách đặt 1 con vịt nằm ngửa trên lòng bàn tay trong khoảng 5 giây nó đã tự đứng dậy được nghĩa là phản xạ tốt. Còn với những con mất khoảng 13 giây mới đứng dậy thì nó phản xạ yếu và không nên mua. Dựa vào quan sát bên ngoài Chọn vịt con khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Lông bông, mắt sáng, bụng gọn, chân mập, cứng cáp, dáng đi vững vàng, có màu sắc lông tơ đặc trưng của giống. Nên đưa vịt con xuống chuồng nuôi trước 24 giờ tính từ lúc nở ra. Bụng: Nên chọn vịt có bụng thon, không nên chọn những con bụng to nặng nề vì có thể nó bị kém đường tiêu hóa. Những con vịt này sẽ rất khó nuôi đồng thời khả năng di chuyển, sự nhanh nhạy của nó cũng không tốt. Rốn: Chọn giống vịt với rốn đã khô ráo và không bị sưng đỏ hay nhiễm trùng. Bởi vì những con vịt với rốn như vậy sẽ khó khăn trong việc nuôi về sau vì đường tiêu hóa của nó sẽ không tốt. Mắt: Chọn mua vịt con mắt sáng. Có như thế mới đảm bảo nhanh nhẹn và có sức khỏe tốt cùng với khả năng chống lại bệnh tật cao, việc kiếm mồi cũng diễn ra tốt hơn và vịt sẽ phát triển một cách tự nhiên hơn. Mỏ: Chọn mua vịt có mỏ tốt vì có như vậy mới đảm bảo rằng việc ăn uống tốt, giúp cho vịt nhanh lớn. Với những con vịt có mỏ bị dị tật sẽ rất khó khăn trong việc ăn uống nên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng về sau. Lông: Chọn vịt có lông mượt mà, đây là yếu tố chứng tỏ con vịt này có sức khỏe tốt để trong tương lai phát triển tốt hơn. Chân: Chọn những con chân đều, không bị dị tật để giúp việc đi lại, bơi lội diễn ra bình thường. Những con vịt bị dị tật hoặc có vấn đề về chân thì khó có thể phát triển tốt được. Cánh: Cần phải tìm hiểu về cánh của vịt có ôm vào thân không. Cánh có bị gãy hay bị bất cứ dị tật nào hay không. Cánh tốt và phát triển đều cũng là minh chứng cho sự khỏe mạnh. Dựa vào gen Người nuôi đừng quên tìm hiểu giống của loại vịt này như thế nào, công thức lai giống nếu có ra sao. Cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng để đảm bảo rằng vịt giống sẽ có sự phát triển tốt nhất ở tương lai. Nguồn: Người chăn nuôi  

THỊT NGOẠI VẪN NGẬP THỊ TRƯỜNG

Lượng thịt nhập khẩu lớn Theo Bộ NN&PTNT, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi trong nước đạt 440 triệu USD, tăng 4% so cùng kỳ năm trước đó, nhưng nhập khẩu mặt hàng này lại trên 3,4 triệu USD, khiến ngành hàng chăn nuôi nhập siêu lên tới gần 3 tỷ USD. Cũng theo Bộ NN&PTNT, ở nhóm sản phẩm thịt, năm 2021, về sản lượng, nước ta xuất khẩu được khoảng 18.000 tấn thịt và sản phẩm thịt, trị giá hơn 72 triệu USD. Tuy nhiên, tính về trị giá, nhập khẩu thịt vẫn cao gấp khoảng 20 lần so xuất khẩu thịt. Vậy nên, so với mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt giá trị vượt 1 tỷ USD thì con số này vẫn còn cách cả một quãng xa. Bởi số lượng nhập khẩu thịt của những tháng đầu năm 2022 dù giảm đáng kể so cùng kỳ năm ngoái nhưng cũng vẫn rất lớn. Theo số liệu thống kê của Hải quan, 7 tháng đầu năm 2022, ngành hàng chăn nuôi của Việt Nam tiếp tục nhập siêu. Trong đó, nước ta đã phải chi ra số tiền 774,3 triệu USD nhập khẩu mặt hàng thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật. So với cùng kỳ năm ngoái, giá trị nhập khẩu thịt đã giảm 11,6%, nhưng vẫn không hề nhỏ bởi thời điểm này đàn gia súc, gia cầm trong nước phát triển khá ổn định và tăng so thời điểm này năm trước. Từ đầu năm 2022 đến nay, nhập khẩu thịt của nước ta giảm nhưng vẫn ở mức cao. Ảnh: Supermarketnews Số lượng thịt này được Việt Nam nhập khẩu từ 47 thị trường trên thế giới. Trong đó, chiếm ưu thế lớn nhất là Ấn Ðộ với 79.700 tấn, trị giá 250,97 triệu USD; tăng 20,9% về lượng và 17,8% về trị giá so cùng kỳ năm 2021. Các chủng loại thịt và sản phẩm thịt được nhập khẩu từ thị trường này gồm thịt trâu, đùi gà, thịt gà, thịt bò… Trong khi nhiều mặt hàng thịt khác nhập khẩu tăng lên thì số lượng thịt heo nhập khẩu giảm rất mạnh. Số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho thấy, 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 45.180 tấn thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, trị giá 95,92 triệu USD, giảm 44,1% về lượng và giảm 48,7% về trị giá so cùng kỳ năm 2021; Giá nhập khẩu trung bình đạt 2.123 USD/tấn, giảm 8,3%. Số lượng thịt này được nhập khẩu từ 22 thị trường, trong đó Brazil chiếm 35,1%; Nga 25,7% và Ðức 16,6%... Ðiều này hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế khi đàn heo nuôi trong nước đang tiến về mốc trước khi xảy ra Dịch tả heo châu Phi (ASF). Vẫn là sự chênh lệch Trái ngược lại với nhập khẩu, tình hình xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt thời gian qua cũng không quá khả quan. Trong 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 8.590 tấn thịt và các sản phẩm thịt, trị giá 34,69 triệu USD, giảm 9,4% về lượng và giảm 1,9% về trị giá so cùng kỳ năm 2021. Sản phẩm xuất khẩu gồm thịt heo tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh được xuất khẩu sang 25 thị trường. Trong đó, lớn nhất là thị trường Hồng Kông với 3.440 tấn, trị giá 17,71 triệu USD, giảm 42% về lượng và 29,5%. Cùng với sự đối lập trong xuất - nhập thì chênh lệch giá cũng rất đáng chú ý. Ví dụ đơn giản nhất với thịt heo. Theo khảo sát trên thị trường thì sườn cánh buồm nhập khẩu từ Nga giá chỉ hơn 70.000 đồng/kg với khách sỉ và chưa đến 100.000 đồng/kg đối với khách mua lẻ; Thịt ba chỉ nhập khẩu giá dao động 80.000 - 100.000 đồng/kg (tùy số lượng). Ðồ họa: Nguyễn Hùng Tuy nhiên, với thịt heo nội thì trong tháng 7 vừa qua, thịt heo hơi đã bật tăng trở lại. Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi dao động 69.000 - 73.000 đồng/kg, khu vực miền Trung, Tây Nguyên giá 66.000 - 73.000 đồng/kg. Còn tại miền Nam, giá heo hơi biến động 65.000 - 72.000 đồng/kg; Mức tăng trung bình trên 10.000 đồng/kg. Giá heo hơi tăng mạnh như vậy đã đẩy giá bán thịt heo ngoài thị trường lên mức 130.000 - 160.000 đồng/kg. Từ đầu năm đến nay, giá thịt heo hơi đã tăng hơn 30%, mức tăng mạnh nhất kể từ khi ASF được kiểm soát. Tương tự, giá mặt hàng thịt bò nhập khẩu cũng khá mềm so với giá thị bò nội. Chẳng hạn, giá bắp bò Ðan Mạch và Úc chỉ 125.000 - 140.000 đồng/kg, lõi thăn bò Úc 110.000 - 115.000 đồng/kg, dẻ sườn bò giá dưới 100.000 đồng/kg… thấp hơn rất nhiều so với các sản phẩm tương tự của thịt bò trong nước. Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, sở dĩ giá heo hơi tăng là do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao và do ASF gây thiệt hại ở một số địa phương nên nguồn cung giảm... Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã có ý kiến yêu cầu thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, nguồn cung thịt heo, thức ăn chăn nuôi và bình ổn giá. Cùng đó, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu làm rõ những bất cập, hạn chế (nếu có) đề xuất giải pháp khắc phục đảm bảo giảm thiểu các khâu trung gian đẩy chi phí lưu thông, tăng giá bán, tiến tới hoàn thiện hệ thống phân phối, bán buôn bán lẻ tinh gọn hiệu quả, có chi phí lưu thông hợp lý trong cơ cấu giá bán hàng… Từ trước đến nay, giá thành chăn nuôi của nước ta vẫn luôn cao hơn so nhiều nước trên thế giới. Nguyên nhân được cho là do phần lớn nguyên liệu đầu vào cho chăn nuôi phụ thuộc nhập khẩu. Lần này cũng không ngoại lệ. Vậy nên, bài toán giá thành và sự chênh lệch này dường như vẫn rất khó để có được lời giải. Nguồn: Người chăn nuôi  

ÁP LỰC CỦA NGÀNH SỮA TOÀN CẦU

Theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, song các hãng sản xuất sữa trên toàn cầu đang phải đối mặt với khó khăn khi chi phí đầu vào tăng cao, chuỗi cung ứng gián đoạn và thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Khó khăn chồng chất Báo cáo ngành sữa toàn cầu theo quý từ tháng 3/2022 của Rabobank cho biết, thức ăn thô xanh kém chất lượng đang ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng sữa bò tại châu Âu và Mỹ. Trong một số trường hợp, các hãng sản xuất sữa đang tối đa hóa lợi nhuận chứ không tập trung sản xuất vì chi phí thức ăn chăn nuôi đang tăng vọt. Xung đột Nga - Ukraine cũng ảnh hưởng đến giá và nguồn cung mọi thứ, từ năng lượng đến phân bón và nhiều hàng hóa khác, từ đó tác động lên chi phí, nguồn cung thức ăn và cuối cùng là giá sữa thành phẩm và giá sữa nguyên liệu cũng tăng theo, theo Rabobank. Trong khi đó, nhiều khu vực đang chật vật ứng phó với hạn hán, sụt giảm sản lượng và diện tích chăn nuôi. Theo TS. Curtis Harms, Giám đốc Công ty DVM khu vực Bắc Mỹ, giá thức ăn và nguồn cung nguyên liệu là một thách thức dai dẳng đối với người chăn nuôi bò sữa tại Mỹ. Mike Rincker, Phó Giám đốc kỹ thuật tại DPI Global cho biết, chi phí đầu vào tăng và những tác động đến lợi nhuận là thách thức hàng đầu của toàn ngành chăn nuôi. Ben Laine, một chuyên gia phân tích ngành sữa tại Rabo AgriFinance cho biết, phần lớn áp lực chi phí của các hãng sữa đều do giá thức ăn chăn nuôi tăng vọt. Tuy nhiên, hiện giá sữa đã đủ bù đắp chi phí sản xuất nên các hãng sữa cần tìm kiếm cơ hội tăng doanh số bán hàng chứ không nên bảo vệ lợi nhuận bằng cách chuyển sang các hãng thức ăn chăn nuôi rẻ hơn bởi nguy cơ thay đổi khẩu phần ăn của vật nuôi và sụt giảm chất lượng sản phẩm sữa. Theo Rincker, thay vì tìm cách cắt giảm chi phí, các nhà sản xuất nên tìm cách gia tăng giá trị. Ngoài ra, các nhà sản xuất cũng có thể duy trì lợi nhuận bằng cách cải thiện hiệu quả và giảm thiểu chất thải bất cứ khi nào có thể. Gián đoạn chuỗi cung ứng cũng đang ảnh hưởng đến mọi thứ từ nguồn cung nguyên liệu, chi phí đầu vào đến xuất khẩu. Rabobank ghi nhận, do thách thức chuỗi cung ứng, xuất khẩu sữa trong năm 2022 bắt đầu đi xuống sau khi đạt tăng trưởng 4% trong năm 2021, chủ yếu tại Mỹ, châu Âu, New Zealand, Australia, Brazil, Argentina và Uruguay. Ngành công nghiệp sữa toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Harms cho biết, đợt phong tỏa COVID-19 nghiêm ngặt suốt 2 tháng qua tại Thượng Hải, một trong những cảng container nhộn nhịp nhất thế giới sẽ khiến tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng, thiếu hụt hàng hóa và lạm phát tiếp tục kéo dài. Theo chuyên gia này, tình trạng suy giảm sản lượng sữa trên toàn thế giới kéo theo tác động tiêu cực lên nguồn cung sản phẩm sữa toàn cầu do giá thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng cao. Thiếu nguồn cung sữa toàn cầu sẽ tác động tích cực lên giá sữa của Mỹ, nhưng còn phụ thuộc vào sức mạnh của đồng USD và nguồn cung cũng như nhu cầu đối với các sản phẩm sữa trên toàn thế giới. Gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu khiến thiếu hụt nguồn cung và tăng giá axit palmitic - một phụ gia hỗ trợ sản xuất chất béo sữa. Cecilia Lopez, chuyên gia về giải pháp chăn nuôi bò sữa tại Novus International cho biết, có nhiều yếu tố thúc đẩy giá axit palmitic: Indonesia, nhà xuất khẩu axit palmitic hàng đầu thế giới đã cấm xuất khẩu phụ gia này vào đầu năm 2022; Chuỗi cung ứng gián đoạn và xung đột Nga - Ukraine; Malaysia thất thu vụ dầu cọ do lũ lụt và thiếu lao động… Giải pháp công nghệ Những cải tiến và công nghệ mới để giảm khí thải nhà kính tại các trang tại bò sữa đang giúp ngành công nghiệp tiến sát mục tiêu đầy tham vọng nhằm giải quyết biến đổi khí hậu và hoạt động bền vững hơn. Bền vững và biến đổi khí hậu đang là chủ đề nóng trong ngành sữa. Nhiều trang trại đang hướng đến đến mối cân bằng giữa “giá trị” của bền vững và biến đổi khí hậu với tác động của chúng lên lợi nhuận, theo Rincker. Đây là hướng đi đúng đắn khi người chăn nuôi cân nhắc sử dụng công nghệ và cải tiến để giảm lượng khí thải. Các thiết bị phân hủy kỵ khí có thể giảm phát thải khí methane bằng cách phân hủy phân, nước thải hoặc chất thải thực phẩm để tạo ra khí sinh học. Một cách tiếp cận khác là sử dụng phụ gia thức ăn chăn nuôi có khả năng giảm lượng khí thải từ gia súc. Emma Song, Giám đốc kỹ thuật tại Công ty sinh học Wuhan Sunhy, Trung Quốc cho biết, có nhiều phụ gia thức ăn mà người nuôi bò sữa có thể sử dụng để giảm khí thải hoặc tiết kiệm chi phí như enzyme cải thiện tiêu hóa hay chất ức chế urease. Theo Harms, tất cả tiến bộ này đã giúp ngành sữa cải thiện đáng kể về tính bền vững và giảm khí thải. Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (Bộ Nông nghiệp Mỹ) cho biết, sản xuất sữa của nước này đã tăng 51% so năm 1990 nhưng lượng phát thải trên mỗi đơn vị sản xuất sữa lại giảm 26%. Ngành sữa Mỹ cũng chứng kiến sự gia tăng đáng kể về sản lượng sữa, sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả hơn, khả năng tiêu hóa thức ăn thô xanh tốt hơn, giảm kháng sinh. Các chuyên gia cho rằng, ngành sữa không tránh khỏi tình trạng thiếu hụt lao động như các ngành công nghiệp khác và cũng đang hướng đến tự động hóa để giải quyết thách thức này. Theo Emma Song, ngày nay chúng ta có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa để ứng phó thách thức về lao động. Có thể kể đến ví dụ điển hình như rôbot vắt sữa, máy nạo phân và máy nạo thức ăn. Ngoài ra, các trại bò sữa đang sử dụng thiết bị đeo thẻ để theo dõi và quản lý sức khỏe đàn vật nuôi, nâng cao năng suất và hỗ trợ người lao động làm việc hiệu quả hơn. Ứng dụng công nghệ tiên tiến và tự động hóa ngay từ sớm là cách để các trang trại bò sữa giải quyết bài toán lao động và xa hơn là thực hiện mục tiêu sản xuất bền vững, Harms nói. Nguồn: Chăn nuôi Việt Nam  

GIÁ HEO HƠI 10/10: ĐỒNG LOẠT ĐI NGANG NGÀY ĐẦU TUẦN

Giá heo hơi trên cả nước hôm nay không ghi nhận sự biến động, cao nhất là 62.000 đồng/kg. Giá heo hơi đi ngang ở khắp các địa phương Thị trường heo hơi tại khu vực miền Bắc không ghi nhận sự biến động trong hôm nay. Hiện, thương lái tại tỉnh Thái Bình và Hà Nội đang thu mua heo hơi ở mốc cao nhất khu vực là 62.000 đồng/kg. Cùng giao dịch trong khoảng 59.000 – 61.000 đồng/kg có các tỉnh như Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Giang, Hưng Yên, Lào Cai, Nam Định, Thái Nguyên, Hà Nam và Vĩnh Phúc. Tỉnh Ninh Bình đang giao dịch với giá 58.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Giá heo hơi tại miền Bắc dao động trong khoảng 58.000 – 62.000 đồng/kg. Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, giá heo hơi không có thay đổi. Cụ thể, thương lái tại tỉnh Ninh Thuận đang thu mua heo hơi ở mức thấp nhất khu vực là 56.000 đồng/kg. 60.000 đồng/kg là mức giá cao nhất khu vực được ghi nhận tại các tỉnh như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Khánh Hòa. Các địa phương còn lại tiếp tục giao dịch heo hơi trong khoảng 57.000 – 59.000 đồng/kg. Giá heo hơi tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên dao động trong khoảng 56.000 – 60.000 đồng/kg. Giá heo hơi tại miền Nam cũng không ghi nhận sự điều chỉnh mới trong hôm nay. Mốc giá cao nhất khu vực là 62.000 đồng/kg được ghi nhận tại tỉnh Long An. Các tỉnh thành như Bình Phước, Đồng Nai và TP HCM tiếp tục ổn định ở mức 57.000 đồng/kg. Thương lái tại Vũng Tàu, Cần Thơ và Kiên Giang hiện đang thu mua cùng mức 55.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Giá heo hơi khu vực miền Nam hôm nay dao động trong khoảng 55.000 – 62.000 đồng/kg. Để phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi (DTHCP), ngành chức năng của tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo các cơ sở chăn nuôi, giết mổ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Theo đó, đối với các cơ sở chăn nuôi vừa và nhỏ lẻ, cần hạn chế người ngoài ra vào khu vực chăn nuôi. Khi xuất bán heo, các cơ sở tuyệt đối không cho thương lái và phương tiện chuyên chở heo đi vào khu vực chăn nuôi của mình. Một cán bộ ngành nông nghiệp địa phương này cho hay, thương lái rong mua heo đi hết chuồng này đến chuồng khác, phương tiện chuyên chở của thương lái cũng vậy, nguy cơ cao đã dính mầm bệnh. Nếu để thương lái và phương tiện đi vào khu chăn nuôi khi xuất bán heo, đàn heo còn lại trong chuồng dễ bị lây lan dịch bệnh từ thương lái. Cùng với đó, việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm ngay từ hộ chăn nuôi trong phòng, chống DTHCP là hết sức quan trọng. Ông Phạm Văn Tam, chủ trại chăn nuôi ở xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục cho biết, heo là vật nuôi có thời gian xoay vòng lâu, giá trị đàn heo lớn lên đến cả tỷ đồng, vì vậy công tác đảm bảo an toàn sinh học trong trang trại luôn được đặt lên hàng đầu để hạn chế rủi ro trong chăn nuôi xuống mức thấp nhất. Nguồn: Chăn nuôi Việt Nam

MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CHĂN NUÔI HỮU CƠ

Một số nguyên tắc chung của Nông nghiệp hữu cơ Nguyên tắc sức khỏe: Cần duy trì và nâng cao sức khỏe của đất, thực vật, động vật, con người và trái đất như một thực thể thống nhất, trọn vẹn, không tách rờ Nguyên tắc sinh thái: Cần dựa trên các hệ sinh thái sống và các chu trình tự nhiên, vận hành phù hợp với chúng, tuân thủ các quy tắc của chúng và giúp bảo vệ tính toàn vẹn và hài hòa của chúng. Nguyên tắc công bằng: Cần xây dựng trên các mối quan hệ đảm bảo tính công bằng đối với môi trường chung và đảm bảo cơ hội sống cho mọi sinh vật. Nguyên tắc cẩn trọng: Cần được quản lý một cách thận trọng và có trách nhiệm để bảo vệ sức khỏe và phúc lợi của các thế hệ hiện tại, tương lai và của môi trườ Một số nguyên tắc cụ thể của chăn nuôi hữu cơ Duy trì và tăng cường độ phì của đất tự nhiên, sự ổn định và độ tơi xốp, chống xói mòn đấ Giảm thiểu việc sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo và các vật tư, nguyên liệu đầu vào không có nguồn gốc nông nghiệp. Tái chế các chất thải, phụ phẩm có nguồn gốc thực vật và động vật làm nguyên liệu đầu vào cho chăn nuô Tính đến cân bằng sinh thái tại khu vực sản xuấ Duy trì sức khoẻ động vật, khuyến khích bảo vệ miễn dịch tự nhiên của động vật cũng như lựa chọn giống vật nuôi và phương thức nuôi thích hợp. Sử dụng thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu canh tác hữu cơ, nếu sử dụng thành phần không có nguồn gốc nông nghiệp thì phải có nguồn gốc thiên nhiê Áp dụng các kỹ thuật, quản lý trong chăn nuôi theo phương thức đảm bảo điều kiện phù hợp với sinh lý, tập tính tự nhiên, sự sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, đảm bảo các mối quan hệ giữa vật nuôi, con người, tất cả các mối liên quan khác, đặc biệt là môi trường và hệ sinh thái. Thu phân vật nuôi ủ sinh học để bón cho cây trồng, tốt cho hệ sinh thái Nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

VIETSTOCK 2022: QUY TỤ HƠN 200 DOANH NGHIỆP NGÀNH CHĂN NUÔI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

Ngày 12/10/2022, tại TP Hồ Chí Minh, Triển lãm quốc tế thương mại hàng đầu Việt Nam về ngành Chăn nuôi, Thức ăn Chăn nuôi, và Công nghiệp chế biến Thịt (Vietstock Expo & Forum 2022) đã chính thức khai mạc. Triển lãm Vietstock 2022 sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 12-14/10/2022, với sự tham gia của hơn 200 gian hàng trưng bày từ các các thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới. Cắt băng khánh thành tại buổi lễ Khai mạc Vietstock Việt Nam 2022 Sự kiện có sự tham dự của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Bộ NN&PTNT; Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT); lãnh đạo Đại sứ quán; Hội Chăn nuôi Việt Nam; Hiệp hội chăn nuôi Gia súc Việt Nam; Hiệp hội Sản phẩm Thú y Hàn Quốc; Các doanh nghiệp và tổ chức từ các quốc gia lãnh thổ; phóng viên báo chí, phát thanh, truyền hình, và khách tham quan từ nhiều địa phương trên cả nước. Phát biểu tại lễ khai mạc, Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, cho biết: ngành nông nghiệp luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ. Trong bối cảnh các khu vực quốc tế phức tạp, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực đang hết sức báo động trên toàn cầu. Các tổ chức quốc tế dự báo, tốc độ tăng trưởng và nền kinh tế toàn cầu giảm mạnh. Tuy nhiên, nước ta có tốc độ tăng trưởng nhanh, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp. Đặc biệt, trong quý 3 tốc độ tăng trưởng đạt 13,67%, 8 tháng đầu năm đạt 8,83%. “Ngành chăn nuôi Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong việc quản lý thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, chuyển đổi số… Triển lãm Vietstock được xem là một trong những giải pháp quan trọng, nơi hội tụ các doanh nghiệp, trang trại, người chăn nuôi tiếp cận các thiết bị, công nghệ mới góp phần phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam”. Ông Lan Roberts, phó Chủ tịch Tập đoàn Informa Maarkets châu Á, chia sẻ: “Triển lãm Vietstock Việt Nam lần thứ 10 là diễn đàn hội tụ các chuyên gia và doanh nghiệp then chốt trong ngành nhằm tạo dựng nhiều cơ hội kinh doanh hơn, củng cố mối quan hệ và quan hệ hợp tác. Đồng thời tạo ra các ý tưởng và giải pháp thiết thực trong ngành chăn nuôi. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Bộ NN&PTNN các Hiệp hội, Triển lãm Vietstock là diễn đàn giao thương giữa các đối tác triển lãm và thương hiệu nổi tiếng nhất trong ngành với các sản phẩm hàng đầu và các cuộc hội thảo nhiều chuyên đề khác nhau từ các chuyên gia, thông qua các hội thảo và hội nghị kỹ thuật”. Tại buổi lễ Khai mạc Vietstock 2022, đã diễn ra lễ trao giải thưởng Ngành chăn nuôi Vietstock Awards 2022 gồm 21 giải thưởng và được chia thành 5 nhóm hạng mục: Nhóm giải thưởng về sản xuất giống vật nuôi/thủy sản; Nhóm giải thưởng về sản xuất thức ăn chăn nuôi/thủy sản; Nhóm giải thưởng về trang trại, HTX chăn nuôi/thủy sản; Nhóm liên kết theo chuỗi (sản xuất/giết mổ; chế biến/quản lý; tiêu thụ) xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi; Nhóm giải thưởng về đóng góp quan trọng cho ngành chăn nuôi. Đây là sự vinh danh những đóng góp tích cực của các cá nhân và tổ chức trong việc thực hành quản lý tốt, góp phần phát triển ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản Việt Nam. Lần đầu tiên có mặt tại Triển lãm Vietstock 2022, Khu gian hàng Waste-to-Energy Pavilion với chủ đề Xử lý Chất thải trong chăn nuôi thành Năng lượng tái tạo được ra mắt nhằm giới thiệu mô hình Biogas, Biomass cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của năng lượng tái tạo trong cộng đồng chăn nuôi. Lễ trao giải thưởng Ngành chăn nuôi 2022 nơi vinh danh các doanh nghiệp có nhiều đóng góp trong ngành Nguồn Channuoivietnam

NUÔI GÀ LAI CHỌI AN TOÀN SINH HỌC

Từ năm 2016 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắk Nông đã triển khai thành công Chương trình chăn nuôi gà lai chọi thương phẩm an toàn sinh học (ATSH) tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chương trình đã giúp bà con tiếp cận với khoa học kỹ thuật, chăn nuôi gà hiệu quả, cải thiện thu nhập. Năm 2021, gia đình chị H’hà, ở xã Đắk P’lao (Đắk Glong), được tham gia mô hình nuôi gà lai chọi ATSH do Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai. Mô hình nuôi gà với thời gian ngắn, thu hồi vốn nhanh, giúp chị có nguồn thu nhập tốt. Quan trọng hơn, tham gia mô hình đã giúp chị biết cách áp dụng khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi gà. Chị cũng từ bỏ cách chăn nuôi gà truyền thống kém hiệu quả. Chị H’hà cho biết: “Nuôi gà ATSH mang lại nhiều lợi ích. Tỷ lệ gà sống đạt 100%, gà ít mắc bệnh, nhanh lớn. Chuồng trại nuôi gà sạch sẽ, tận dụng được nguồn phân bón cho cây trồng”. Mô hình chăn nuôi gà lai chọi ATSH tại gia đình anh Ma Seo Vàng, xã Đắk Ngo (Tuy Đức), đạt hiệu quả cao Năm 2022, gia đình anh Ma Seo Vàng, ở bản Sín Chải, xã Đắk Ngo (Tuy Đức), cũng được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ 100 con gà giống lai chọi để phát triển mô hình chăn nuôi ATSH. Sau khoảng 3 tháng, trọng lượng trung bình mỗi con gà đạt 1,7 kg. Theo anh Vàng, với giá bán 70.000 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư, mỗi con gà sẽ cho lãi khoảng 35.000 đồng. Với mức lãi này, nếu mở rộng quy mô chăn nuôi và gối vụ, anh sẽ có nguồn thu nhập lớn. Anh Vàng cho hay: “Nuôi gà địa phương phải đến 6 tháng mới đạt được 2 kg. Nuôi gà lai chọi ATSH chỉ khoảng 3 tháng đã đạt trọng lượng tương đương. Gà lai chọi ATSH khỏe mạnh, ít dịch bệnh, đầu ra tốt”. Những năm qua, việc chăn nuôi gia cầm của người dân tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân do bà con chăn nuôi theo kiểu tự cung, tự cấp, chưa quan tâm đến sản xuất hàng hóa, chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Việc triển khai mô hình nuôi gà lai chọi thương phẩm ATSH là một hướng phát triển kinh tế mới cho bà con nông thôn. Tại một số địa bàn như: Đắk Song, Đắk R’lấp, Đắk Glong… đã có những trang trại nuôi gà ATSH lên đến hàng ngàn con. Các mô hình chăn nuôi gà ATSH đều được người dân đánh giá cao, mang lại hiệu quả thiết thực. Với thời gian nuôi trung bình 3 tháng, trọng lượng mỗi con gà đạt 1,88 kg; tỷ lệ sống trên 90%, lợi nhuận bình quân 35.700 đồng/con. Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, từ 2016 đến nay, với nguồn kinh phí trên 1,5 tỷ đồng, đơn vị đã cấp 18.500 con gà giống lai chọi cho 190 hộ gia đình tham gia chăn nuôi ATSH. Theo ông Nguyễn Văn Chương, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, việc xây dựng mô hình nuôi gà lai chọi ATSH trước hết là tạo sinh kế cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra, mô hình cũng giúp người dân tiếp cận với khoa học, kỹ thuật trong phát triển chăn nuôi. Sau khi mô hình được triển khai thành công, Trung tâm sẽ tiến hành liên kết chuỗi chăn nuôi gà lai chọi ATSH theo hướng hàng hóa, góp phần bảo đảm đầu ra ổn định cho bà con. Hiện ngành chức năng đang tập trung kết nối, tìm kiếm thị trường, tạo đầu ra ổn định cho bà con nuôi gà. Từ đó, giúp mô hình chăn nuôi gà ATSH phát triển ổn định, hiệu quả hơn.

NUÔI LỢN ĐEN BẢN ĐỊA, CUNG KHÔNG ĐỦ CẦU

Giống lợn đen bản địa ở Mường Khương (Lào Cai) thích ứng tốt với khí hậu bất lợi, giá luôn cao (60 – 70 nghìn đồng/kg hơi), nguồn cung luôn không đủ nhu cầu.   Chăn nuôi lợn đen giúp mang lại thu nhập cao cho anh Tráng Chu Thức. Ảnh: HĐ.   Với 30 triệu đồng ban đầu, ông Tráng Chu Thức ở thôn Ngam Lâm, xã Nấm Lư (huyện Mường Khương, Lào Cai) quyết định đầu tư nuôi lợn đen bản địa. Chỉ một thời gian ngắn, nhờ con lợn đen, kinh tế gia đình ông ngày càng ổn định, có của ăn của để. Ông Thức cũng là hộ dân đầu tiên áp dụng mô hình nuôi lợn đen bản địa tại Ngam Lâm và là một trong những tấm gương đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế tại địa phương. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mường Khương đã tạo điều kiện cho ông Tráng Chu Thức vay vốn 30 triệu đồng để phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa. Từ nguồn vốn vay cộng với sự giúp đỡ của anh em họ hàng và một phần vốn của gia đình, gia đình ông Thức bắt tay vào xây dựng hệ thống chuồng trại kiên cố, được chia làm 2 khu nuôi lợn nái sinh sản và nuôi lợn thịt. Lợn được nuôi bằng thức ăn tự nhiên như ngô, chuối, khoai lang…, không sử dụng thức ăn công nghiệp. Để đàn lợn phát triển tốt, ông Thức thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh, đồng thời vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong chăm sóc. Ông thường xuyên quét dọn, vệ sinh chuồng trại và tự kiểm tra sức khỏe cho đàn lợn, nắm vững kỹ thuật chăn nuôi để áp dụng vào thực tế chăn nuôi của gia đình. Chính vì vậy, đàn lợn của gia đình ông an toàn trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn Châu Phi. Hiện nay, ông Thức đã xây dựng được 4 dãy chuồng trong đó 2 chuồng lớn nuôi lợn thịt, 2 dãy còn lại nuôi lợn nái và lợn con để cung cấp giống cho thị trường. Thời điểm này, gia đình ông duy trì 8 con lợn nái, hơn 70 con lợn thịt, cho thu nhập hàng năm từ 300 – 400 triệu đồng. Ông Thức cho biết, ngoài chăn nuôi lợn thịt, ông còn đầu tư nuôi lợn nái để bán giống. Có những thời điểm như năm 2021, đàn lợn của gia đình ông lên đến hàng trăm con, bao gồm cả lợn nái, lợn thịt và lợn giống. Nhờ mô hình nuôi lợn đen bản địa, kinh tế nhà ông ngày càng ổn định, dần có của ăn của để. Bên cạnh nuôi lợn đen bản địa, ông Thức còn trồng lúa, ngô, trồng rừng để tăng thu nhập. Không chỉ làm kinh tế giỏi và tích cực tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương, ông còn thường xuyên chia sẻ, động viên các hộ trong thôn mạnh dạn làm kinh tế, không phụ thuộc, ỷ lại hay trông chờ nhà nước hỗ trợ. Ông Lê Thanh Hoa, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Mường Khương cho biết, nuôi lợn đen bản địa của bà con nông dân trên địa bàn chủ yếu ở quy mô nhỏ, hộ gia đình. Việc chăn nuôi ở vùng cao Mường Khương mặc dù không được tối ưu do điều kiện tự nhiên, khí hậu…, tuy nhiên giống lợn đen bản địa lại thích ứng tốt. Mặt khác, người dân chăn nuôi theo tính chất thủ công, không sử dụng cám tăng trọng nên chất lượng thịt tốt, thơm ngon… Cũng vì vậy, giá bán thịt lợn đen bản địa cao hơn thịt lợn thông thường, dao động khoảng 60 – 70 nghìn đồng/cân hơi. Tuy nhiên, chăn nuôi ở vùng cao chỉ phù hợp quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ nên việc kiểm soát dịch bệnh cũng là một vấn đề cần lưu ý, đặc biệt là bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Hiện thịt lợn đen bản địa chủ yếu phục vụ tại chỗ, tiêu thụ trong huyện cung đã không đủ cầu… Kim Huệ – Văn Phà Nguồn: nongnghiep.vn

NUÔI GÀ LAI CHỌI AN TOÀN SINH HỌC

Từ năm 2016 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắk Nông đã triển khai thành công Chương trình chăn nuôi gà lai chọi thương phẩm an toàn sinh học (ATSH) tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chương trình đã giúp bà con tiếp cận với khoa học kỹ thuật, chăn nuôi gà hiệu quả, cải thiện thu nhập. Năm 2021, gia đình chị H’hà, ở xã Đắk P’lao (Đắk Glong), được tham gia mô hình nuôi gà lai chọi ATSH do Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai. Mô hình nuôi gà với thời gian ngắn, thu hồi vốn nhanh, giúp chị có nguồn thu nhập tốt. Quan trọng hơn, tham gia mô hình đã giúp chị biết cách áp dụng khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi gà. Chị cũng từ bỏ cách chăn nuôi gà truyền thống kém hiệu quả. Chị H’hà cho biết: “Nuôi gà ATSH mang lại nhiều lợi ích. Tỷ lệ gà sống đạt 100%, gà ít mắc bệnh, nhanh lớn. Chuồng trại nuôi gà sạch sẽ, tận dụng được nguồn phân bón cho cây trồng”. Mô hình chăn nuôi gà lai chọi ATSH tại gia đình anh Ma Seo Vàng, xã Đắk Ngo (Tuy Đức), đạt hiệu quả cao Năm 2022, gia đình anh Ma Seo Vàng, ở bản Sín Chải, xã Đắk Ngo (Tuy Đức), cũng được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ 100 con gà giống lai chọi để phát triển mô hình chăn nuôi ATSH. Sau khoảng 3 tháng, trọng lượng trung bình mỗi con gà đạt 1,7 kg. Theo anh Vàng, với giá bán 70.000 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư, mỗi con gà sẽ cho lãi khoảng 35.000 đồng. Với mức lãi này, nếu mở rộng quy mô chăn nuôi và gối vụ, anh sẽ có nguồn thu nhập lớn. Anh Vàng cho hay: “Nuôi gà địa phương phải đến 6 tháng mới đạt được 2 kg. Nuôi gà lai chọi ATSH chỉ khoảng 3 tháng đã đạt trọng lượng tương đương. Gà lai chọi ATSH khỏe mạnh, ít dịch bệnh, đầu ra tốt”. Những năm qua, việc chăn nuôi gia cầm của người dân tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân do bà con chăn nuôi theo kiểu tự cung, tự cấp, chưa quan tâm đến sản xuất hàng hóa, chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Việc triển khai mô hình nuôi gà lai chọi thương phẩm ATSH là một hướng phát triển kinh tế mới cho bà con nông thôn. Tại một số địa bàn như: Đắk Song, Đắk R’lấp, Đắk Glong… đã có những trang trại nuôi gà ATSH lên đến hàng ngàn con. Các mô hình chăn nuôi gà ATSH đều được người dân đánh giá cao, mang lại hiệu quả thiết thực. Với thời gian nuôi trung bình 3 tháng, trọng lượng mỗi con gà đạt 1,88 kg; tỷ lệ sống trên 90%, lợi nhuận bình quân 35.700 đồng/con. Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, từ 2016 đến nay, với nguồn kinh phí trên 1,5 tỷ đồng, đơn vị đã cấp 18.500 con gà giống lai chọi cho 190 hộ gia đình tham gia chăn nuôi ATSH. Theo ông Nguyễn Văn Chương, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, việc xây dựng mô hình nuôi gà lai chọi ATSH trước hết là tạo sinh kế cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra, mô hình cũng giúp người dân tiếp cận với khoa học, kỹ thuật trong phát triển chăn nuôi. Sau khi mô hình được triển khai thành công, Trung tâm sẽ tiến hành liên kết chuỗi chăn nuôi gà lai chọi ATSH theo hướng hàng hóa, góp phần bảo đảm đầu ra ổn định cho bà con. Hiện ngành chức năng đang tập trung kết nối, tìm kiếm thị trường, tạo đầu ra ổn định cho bà con nuôi gà. Từ đó, giúp mô hình chăn nuôi gà ATSH phát triển ổn định, hiệu quả hơn.

SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI HEO

Sử dụng chế phẩm vi sinh phối trộn vào thức ăn cho heo là một hướng đi bền vững giúp cho các hộ nuôi, trang trại nâng cao hiệu quả. Giai đoạn 1 (heo có khối lượng dưới 20 kg) Cơ sở chăn nuôi nên sử dụng thức ăn công nghiệp mua từ những cơ sở sản xuất có uy tín, đảm bảo chất lượng và an toàn. Bổ sung chế phẩm vi sinh theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Giai đoạn 2 (heo có khối lượng từ 20 kg trở lên) Có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh hoặc thức ăn tự phối trộn. Thức ăn tự phối trộn từ những nguyên liệu thông dụng, sẵn có tại địa phương, không nên sử dụng nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc động vật (ngoại trừ bột cá). Trước khi chế biến, cơ sở cần lập công thức thức ăn (khẩu phần cơ sở) theo từng giai đoạn sinh trưởng đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho heo. Chế phẩm vi sinh chứa nấm men hoạt tính Saccharomyces: Thức ăn hỗn hợp theo công thức được trộn đều với nước sạch và chế phẩm theo tỷ lệ 800 kg thức ăn hỗn hợp + 200 kg nước sạch + 2 kg chế phẩm vi sinh Fodder Yeast. Hỗn hợp này sau đó được đưa vào thùng nhựa hoặc thùng phuy đậy kín (trường hợp không có thùng nhựa/phuy thì dùng túi ni lông buộc kín) để ủ trong nhà thông thoáng, đảm bảo tránh mưa, nắng. Sau khi ủ ít nhất 7 ngày (mùa hè) và 10 ngày (mùa đông) thì bắt đầu sử dụng. Sản phẩm sau khi ủ có thể sử dụng 3 - 6 tháng.   Nên sử dụng thức ăn công nghiệp mua từ những cơ sở sản xuất uy tín.   Chế phẩm vi sinh chứa vi khuẩn Lactic: Thức ăn hỗn hợp theo công thức được trộn đều với chế phẩm vi sinh Lacto Powder T theo tỷ lệ 2 kg/tấn. Bảo quản thức ăn ở nơi khô thoáng tối đa là 2 tháng. Hằng ngày trộn thức ăn hỗn hợp (đã bổ sung chế phẩm vi sinh) với nước sạch theo tỷ lệ 20 kg thức ăn với 10 kg nước sạch (2:1), sau đó đặt vào thùng, ủ 24 - 36 giờ trước khi sử dụng. Sản phẩm sau khi ủ nên sử dụng trong ngày. Yêu cầu sản phẩm: Sản phẩm đồng đều, giữ được màu sản phẩm, có mùi thơm. Chế phẩm vi sinh chứa bào tử Bacillus: Nguyên tắc sử dụng chế phẩm vi sinh có chứa bào tử Bacillus theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Một số chế phẩm vi sinh chứa bào tử Bacillus như: Chế phẩm Powerzyme 100, bổ sung 0,5 kg/tấn; Chế phẩm Bacillus Weaner, bổ sung 0,2 - 0,4 kg/tấn; Chế phẩm NeoEnvi, bổ sung 0,5 kg/tấn. Chế phẩm vi sinh là enzyme: Cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì. Người nuôi có thể sử dụng chế phẩm Kangjuntai chứa enzyme Lysozym, bổ sung 1 - 2 kg/tấn. Nguyên tắc sử dụng - Chế phẩm vi sinh bao gồm chế phẩm probiotic (lợi khuẩn) và enzyme. - Khi bổ sung chế phẩm vi sinh thì không nên dùng kháng sinh vì kháng sinh làm mất tác dụng của vi sinh vật và giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. - Các cơ sở chăn nuôi có thể lập khẩu phần thức ăn theo điều kiện của cơ sở và nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương theo một giai đoạn hoặc nhiều giai đoạn nuôi dưỡng. Hoặc sử dụng thức ăn công nghiệp mua từ cơ sở sản xuất có uy tín, đảm bảo chất lượng và có thể truy xuất nguồn gốc. - Các biện pháp an toàn sinh học phải luôn đảm bảo theo quy trình hướng dẫn của cơ quan chuyên môn hoặc nhà cung cấp sản phẩm. - Ngoài các chế phẩm vi sinh nêu trên, các cơ sở chăn nuôi có thể tìm mua các sản phẩm vi sinh khác được phép lưu hành tại Việt Nam, đảm bảo chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng. - Nếu sử dụng chế phẩm vi sinh bằng cách rải xuống nền chuồng hoặc phun sương trong chuồng thì không phun hóa chất khử trùng trong chuồng nuôi. Nguồn : Người Chăn Nuôi

Môi trường chăn nuôi

TIÊU DIỆT KÍ SINH TRÙNG TRÊN HEO

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Thiệt hại của kí sinh trùng gây...

Tiềm năng, lợi thế chăn nuôi bò thịt, bò sữa của Thủ đô

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Là Thủ đô song Hà Nội vẫn...

DINH DƯỠNG CHO NÁI HẬU BỊ THỜI KÌ MANG THAI

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Sự phát triển của heo con ở...

QUẢN LÝ DINH DƯỠNG TRƯỚC VÀ SAU CAI SỮA ĐỂ GIẢM CHI PHÍ CÁM

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Vấn đề của những nước chăn nuôi...

NHU CẦU VITAMIN CỦA GÀ

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Để nuôi gia cầm thành công, người...

NHU CẦU KHOÁNG CỦA GÀ

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Để nuôi gia cầm thành công, người...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SULPHONAMID

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
1. Triệu chứng Gà trúng độc Sulphonamid...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FURAZOLIDON

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
1. Triệu chứng Khi dùng Furazolidon phòng...

BỆNH NGỘ ĐỘC THỨC ĂN DO ĐỘC TỐ AFLATOXIN

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO MUỐI

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Muối là một trong những thành phần...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SELENIUM (Se)

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Selen là một trong những nguyên tố...

BỆNH DO TRÚNG ĐỘC KHÍ NH3

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Khí NH3  được sinh ra từ chất...

BỆNH TRÚNG ĐỘC KHÍ CO

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Lượng khí CO được sinh ra do...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FORMALDEHYDE

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Formaldehyde hay còn gọi là formon. Dung...

BỆNH SƯNG GAN THẬN TRÊN GÀ

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh sưng gan và thận thường xảy...

BỆNH HỘI CHỨNG XUẤT HUYẾT VÀ PHÌ GAN

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh FLHS là biểu hiện một quá...

BỆNH DO SUY DINH DƯỠNG TRÊN GIA CẦM

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu hụt dinh dưỡng gây rối...

BỆNH THIẾU VITAMIN A

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Đặc điểm của bệnh thiếu vitamin A...

BỆNH THIẾU VITAMIN D

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin D trong đàn gà...

BỆNH THIẾU VITAMIN E

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin E thường hay gặp...

BỆNH THIẾU VITAMIN K

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin K ở gà có...

BỆNH THIẾU VITAMIN B1

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin B1 ở gà thể...

BỆNH THIẾU VITAMIN B2

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin B2 có đặc điểm...

BỆNH THIẾU VITAMIN B5

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu axit Pantothenic ở gia cầm...

BỆNH THIẾU AXIT NICOTINIC – VITAMIN B3

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu axit Pantothenic ở gia cầm...

BỆNH THIẾU PYRIDOXIN (VITAMIN B6)

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Đặc điểm của bệnh này là giảm...

BỆNH THIẾU BIOTIN (VITAMIN H)

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Gà mắc bệnh thiếu Biotin có đặc...

BỆNH THIẾU AXIT FOLIC

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Axit folic hay còn gọi là vitamin...

BỆNH THIẾU CHOLINE

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Chất Choline còn được gọi là vitamin...

BỆNH THIẾU VITAMIN B12

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Vitamin B12 cần thiết cho sự phát...

BỆNH THIẾU SELENIUM

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu Selenium ở gà có đặc...

BỆNH THIẾU CANXI VÀ PHOTPHO (Ca, P)

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Canxi và photpho là 2 nguyên liệu...

BỆNH THIẾU MANGAN (Mn)

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Mangan được hấp thu qua đường tiêu...

BỆNH THIẾU MUỐI (NaCl)

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
NaCl là một loại muối bao gồm...

BỆNH THIẾU KẼM (Zn)

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Kẽm là một nguyên tố vi lượng...

BỆNH THIẾU (Mg)

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Mg trong cơ thể động vật chiếm...

BỆNH DO ĐÓI TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh đói ở gà thường thể hiện...

BỆNH DO MẤT NƯỚC TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Gà bị thiếu nước hay mất nước...

BỆNH DO LẠNH TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Gà bị lạnh với biểu hiện đứng...

BỆNH DO NÓNG TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Nhiệt độ quá nóng trong chuồng nuôi...

BỆNH DO TỔN THƯƠNG TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Đây là một bệnh nội ngoại khoa...

BỆNH THIẾU KALI TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Kali trong cơ thể có tác dụng...

BỆNH VIÊM THẬN SỚM Ở GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh chỉ thấy xuất hiện ở gà...

BỆNH MỆT MỎI CỦA GÀ ĐẺ CÔNG NGHIỆP

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh CLF thường xảy ra ở gà...

BỆNH CÒI XƯƠNG

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Đây là bệnh thường phổ biến ở...

BỆNH MỀM ĐỐT SỐNG

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thường thấy ở gà thịt giai...

BỆNH SỤN HOÁ XƯƠNG BÀN CHÂN

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh sụn hoá xương chày, xương bàn...

BỆNH GOUT

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh gout trên gà chia làm hai...

Kỹ thuật phòng và chữa bệnh cho vịt

12 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Sở hữu tổng đàn gia súc, gia...

LỰA CHỌN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO ĐÀN GÀ

12 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Ai cũng biết nước là nguồn dinh...

7 CÁCH GIÚP TĂNG LƯỢNG THỨC ĂN ĂN VÀO Ở HEO CAI SỮA

12 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Nếu lượng thức ăn ăn vào tăng...

ĐỘC TỐ NẤM MỐC: CÁNH CỬA CHO CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM.

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Ảnh hưởng trực tiếp của độc tố...

BỔ SUNG CHẤT ĐIỆN GIẢI CHO GÀ

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Không khí nóng gây thiệt hại rất...

CÁC BIỆN PHÁP GIÚP THỤ TINH NHÂN TẠO THÀNH CÔNG

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Thụ tinh nhân tạo có nhiều ưu...

QUẢN LÝ NÁI CAO SẢN

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Lý do khiến các trại tuy đã...

NUÔI DƯỠNG GÀ VÀO MÙA NÓNG

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Thông qua việc tạo và giải phóng...

VITAMIN VÀ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Một trong những yếu tố quan trọng...

BỆNH TGE TRÊN HEO – TRANSMISSBLE GASTROENTERITIS OF SWINE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG – FOOT AND MOUTH DISEASE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH MỤN NƯỚC TRÊN HEO – SWINE VESICULAR DISEASE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH MỤN NƯỚC TRONG MIỆNG HEO – SWINE VESICULAR STOMATITIS

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH PED TRÊN HEO – PORCINE EPIDEMIC DIARRHAE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH ĐẬU HEO – SWINE POX

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN TRÊN HEO – SWINE JAPANESE B ENCEPHALOMYETIS

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH VIÊM NÃO DO VIRUS NIPAH TRÊN HEO – NIPAH ENCEPHALITIS IN PIG

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

HỘI CHỨNG CÒI CỌC TRÊN HEO – POST WEANING MULTI SYSTEMIC WASTING SYNDROM

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH SẢY THAI DO PARVOVIRUS TRÊN HEO – PARVOVIRUS DISEASE OF SWINE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH PPRS TRÊN HEO – PORCINE REPRODUCTIVE AND RESPYRATORY SYNDROME

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH GIẢ DẠI TRÊN HEO – AUJESZKY

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH CÚM HEO – HOG FLU

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH DỊCH TẢ CHÂU PHI – AFRICA SWINE FIVER

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH DỊCH TẢ HEO – HOG CHOLERA

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH SƯNG PHÙ ĐẦU TRÊN GÀ – AVIAN PNEUMOVIRUS (APV)

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

HỘI CHỨNG CÒI CỌC DO REOVIRUS – REO

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH CÚM GIA CẦM – AVIAN INFLUENZA (AI)

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH BẠI HUYẾT TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH KHẸC TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH HUYẾT TRÙNG TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH E. COLI TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH THƯƠNG HÀN TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm