phòng thiếu vitamin cho gà
Canxi và photpho là 2 nguyên liệu chủ yêu cho việc hình thành nên xương và vỏ trứng của gia cầm. Đồng thời trong cơ thể canxi còn duy trì chức năng hoạt động của mô thần kinh, xúc tác quá trình đông máu, tăng hoạt động của mô cơ vân, cơ tim, cơ trơn, duy trì hoạt động của tế bào, tạo điện thế sinh học trên mặt màng tế bào và xúc tác men Tryxin trong quá trình tiêu hoá protein thức ăn. Còn photpho ngoài chức năng tạo xương nó còn tham gia vào thành phần axit nucleic, tham gia vào hệ thống men tiêu hoá tinh bột và mỡ, tham gia trong chất đệm của máu và làm trung gian cho điều hoà hoocmon với tác dụng tổng hợp protein, phân giải lipit, hoạt hoá cácmen khác nhau và tổng hợp Steroid.
Sự thiếu hụt canxi và photpho sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động trong cơ thể. Với đặc điểm rõ nhất là gia cầm bại liệt, đẻ non, đẻ giảm và tỷ lệ ấp nở thấp.
1. NGUYÊN NHÂN
Do khẩu phần ăn không được cung cấp đủ lượng canxi và photpho( thiếu bột sò, bột xương, bột cá, bánh dầu lạc và đậu tương...........)
Do chuồng trại làm quá kín làm cho ánh sáng mặt trời buổi sáng không chiếu vào cơ thể của gà được, nên chất Ergosteron không chuyển thành vitamin D2 được. Thiếu vitamin D2 là thiết yếu tố điều hoà sự hấp thu canxi từ thức ăn vào cơ thể.
Hoặc cũng do chuồng trại che kín nên tuy có bổ sung premix chứa vitamin D2, D3 vào khẩu phần ăn nhưng gia cầm cũng không thể hấp thu được canxi từ thức ăn vào cơ thể.
Do khẩu phần ăn chứa lượng chất béo quá cao, làm giảm khả năng hấp thụ Ca,P.
Do cơ thể gia cầm bị một số bệnh truyền nhiễm hay dinh dưỡng làm viêm đường tiêu hoá và teo tuyến tuỵ tạng gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu Ca, P từ thức ăn vào cơ thể.
Do tuyến cận giáp trạng bị teo nên không sản sinh ra hoocmon Canxitomin và Parathocmon, 2 hoomon này có tác dụng điều hoà Ca, P trong máu.
2. TRIỆU CHỨNG
Ở gà con và gà giò:
Gà đi lại không bình thường, co giật và run rẩy.
Một số gà con mới nở thấy xương mềm, mỏ mềm hoặc chéo nhau.
Gà còi cọc, lông mọc chậm, xù lông, sã cánh, gà hay mổ nhau và ăn những vật lạ sau tiêu chảy.
Bệnh kéo dài dẫn đến chân khuỳnh ra, ngón chân bị uốn cong, các dầu xương, khớp xương bị sưng to, biến dạng. Sau bại liệt nằm một chỗ rồi chết do biến chứng truỵ tim mạch, viêm phổi, viêm ruột......
Ở gà đẻ
Trứng đẻ ra có vỏ mềm, mỏng hoặc không có vỏ. Sau đó gà ngừng đẻ. Trứng ấp nở thấp.
3. BỆNH TÍCH
Xương ống chân mềm và xốp, dễ gãy.
Xương ức bị vặn vẹo.
Xương sườn có những nốt u do sưng khớp giữa phần xương và sụn của xương sườn.
4. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
Phòng bệnh
Bổ sung vào thức ăn thường xuyên lượng Ca, P và vitamin D3 như sau
Nhu cầu
Loại gà
Ca(%)
P(%)
Vitamin D3
(UI/kg TĂ)
Gà con
1
0,5
3000
Gà giò
1,1
0,5
2000
Gà đẻ
3,4-3,8
0,6-0,65
2000
Những nguyên liệu và premix khoáng có chứa Ca, P và vitamin D3 như sau:
Bột sò có hàm lượng canxi 35%. Trộn vào thức ăn cho gà con và gà giò 1,5%, còn gà đẻ 4-5,5%.
Bột xương có hàm lượng canxi 22%, photpho 18%. Trộn thức ăn cho gà con và gà giò 1%, còn gà đẻ 2,5%.
Bột cá nhạt có hàm lượng canxi 7, photpho 3%. Trộn thức ăn tỷ lệ từ 10-15%.
Những premix khoáng có thể dùng thay thế bột xương và bột sò như:
CALPHO hoặc CANXIPRO với liều 1ml/1-2lit nước uống, cho uống 5-7 ngày/ đợt kết hợp PRODUCTIVE AD3E với liều 1ml/2-10l nước uống, mỗi liệu trình 5-7 ngày
Chuồng trại thiết kế phải có ánh sáng buổi sáng chiếu lọt vào chuồng, để gà tiếp nhận được tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời, giúp cho sự chuyển hoá tiền vitamin D3 thành vitamin D3.
Trị bệnh
Trong trường hợp bệnh bại liệt nặng hoặc đẻ non nhiều, có thể dùng CALPHO+ PRODUCTIVE AD3E với liều:
CALPHO hoặc CANXIPRO với liều 1ml/1-2lit nước uống, cho uống 5-7 ngày/ đợt
PRODUCTIVE AD3E với liều 1ml/2-10l nước uống, mỗi liệu trình 5-7 ngày
Cung cấp đầy đủ vitamin cho đàn gà :EGG FOR YOU cho đàn vật nuôi với liều pha nước uống: 1g/1-2lit nước
Sử dụng bổ gan thận: SORAMIN; hoặc LIVERCIN ; hoặc UMBROLIVER với liều 1ml/1-2 lít nước
Lưu ý: Nếu dùng quá liều canxi và photpho trong thức ăn bổ sung cho gà cũng gây nguy hiểm cho cơ thể: Làm rối loạn tiêu hoá và bài tiết. Canxi tích lại trong thận không bài tiết kịp gây viêm thận, sỏi thận. Photpho cũng tích tụ lại trong mô và khớp gây rối loạn cử động khớp. Đồng thời thúc đẩy tuyến giáp trạng hoạt động, tăng bài tiết hoomon Paratyroxin làm tăng cường bài tiết canxi từ xương vào máu gây xốp xương và bại liệt.
BỆNH THIẾU SELENIUM
Bệnh thiếu Selenium ở gà có đặc tính gây thoái hoá cơ và bại liệt. Đường tiêu hoá đặc biệt là mề bị tổn thương nên tiêu hoá kém, ăn không tiêu và chậm lớn.
1. NGUYÊN NHÂN
Do thức ăn không được bổ sung thêm khoáng vi lượng nên bị thiếu Selenium.
Do Se không bền vững ngay trong các premix có chứa Selenium.
Do gà nuôi công nghiệp chủ yếu là nhốt trên sàn, nên không được tiếp xúc với đất, nơi có nhiều Selenium tồn trữ ở đó có thể cung cấp cho gà chống bệnh thiếu Selenium.
Do trong thức ăn có hàm lượng protein và axit arsenic cao gây ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ của Selenium.
Do hàm lượng vitamin E và các axit amin có chứa lưu huỳnh thấp trong thức ăn cũng gây ảnh hưởng đến lượng Selenium hấp thụ vào cơ thể.
2. TRIỆU CHỨNG
Trứng ấp tỷ lệ phôi chết cao.
Gà 1-6 tuần tuổi thấy ăn kém, giảm trọng lượng, mọc lông ít và có thể bị bại liệt hoàn toàn. Gà đẻ giảm trứng
3. BỆNH TÍCH
Cơ đùi, cơ ngực và các cơ khác bị thoái hoá trắng( thấy rõ ở gà trên 2 tháng tuổi. ở gà mới nở sau 3-4 ngày cũng có).
Cơ ở mề cũng bị trắng.
Trên bề mặt ở mề có xuất huyết.
4. CHẨN ĐOÁN
Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích như trên.
Cần phân biệt với bệnh thiếu vitamin E: bệnh tích thiếu vitamin E cũng trắng cơ như thiếu Se, nhưng bệnh thiếu Seleium không có triệu chứng thần kinh như thiếu vitamin E.
Dùng Selenium bổ sung vào thức ăn hay nước uống để chẩn đoán.
Định lượng Selenium trong thức ăn và trong lòng đỏ trứng để xác định mức độ thiếu Selenium.
5. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
Phòng bệnh
Bổ sung đầy đủ hàm lượng Selenium trong thức ăn liều 0,15-0,20mg/kg TĂ.
Có thể sử dụng PRODUCTIVE E/SE/ZN trộn thức Ăn cho gà là 1ml/2 lít nước hoặc PRODUCTIVE FORTE pha 0.5cc/lít nước uống hoặc UMPROTOP liều 1ml/3-4 lít nước
Giữ mức độ thấp axit béo trong thức ăn.
Cung cấp đủ lượng vitamin E vào thức ăn để tăng cường hấp thụ Selenium và chống thoái hoá cơ.
Nếu có điều kiện cho gà tiếp xúc với đất hoặc bổ sung đất sét phơi sấy khô cho gà ăn tự do như ăn bột sò, bột xương để tăng lượng Selenium.
Điều trị
Trộn vào thức ăn hay nước uống liều 0,2-0,5mg/kg TĂ hay 0,2-0,5 mg/lít nước uống, liên tục 5-10 ngày.
PRODUCTIVE E/SE/ZN trộn thức Ăn cho gà là 1ml/2 lít nước
BỆNH THIẾU VITAMIN B12
Vitamin B12 cần thiết cho sự phát triển cơ thể và tạo máu. Chức năng đặc biệt của vitamin B12 là tổng hợp protein cho cơ thể và tổng hợp cholin, Methionin và axit nucleic. Vitamin B12 được hấp thu tốt qua đường tiêm bắp hay dưới da. Nếu bổ sung voà thức ăn thì ở đường tiêu hoá phái có một dẫn chất glycoprotein hoặc hàm lượng vitamin B12 phải lớn gấp 30 lần mới có khả năng hấp thu vào máu, tới gan và tới các mô. Lượng vitamin B12 được tích luỹ ở gan là cao nhất.
NGUYÊN NHÂN
Do khẩu phần không được bổ sung vitamin B12.
Do dùng kháng sinh pha trong nước uống hay trộn trong thức ăn liều quá cao làm chết một số vi khuẩn đường ruột nên không tổng hợp được vitamin B12.
TRIỆU CHỨNG
Tăng trưởng chậm, giảm chuyển hóa thức ăn
Tăng tỷ lệ tử vong và giảm tỷ lệ nở
Tỷ lệ chết phôi cao nhất xảy ra vào ngày thứ 17 của quá trình ấp trứng đặc trưng bởi chứng teo cơ ở chân
PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
Phòng bệnh
Trộn vào thức ăn lượng vitamin B12 từ 0,015-0,030 mg/kg TĂ.
Những premix vitamin coa chứa vitamin B12 dùng trộn thức ăn hay pha nước uống cho gia cầm như:
AMILYTE liều 1g/2-3 lít nước
VITROLYTE liều pha 2-3g/ 1 lít nước
UMBROTOP Liều pha nước 1ml/3-4 lít nước
PRODUCTIVE FORTE liều 1ml/ 1 lít nước
Hạn chế dùng kháng sinh cho uống hay trộn thức ăn liều cao kéo dài 5-10ngày. Hoặc nếu dùng kháng sinh cho uống thì phải cho uống hay tiêm kèm vitamin B12 để chống sự thiếu hụt vitamin B12.
Điều trị
Tăng liều phòng bệnh lên gấp 3-5 lần, kéo dài 5-7 ngày. Hoặc tiêm bắp điều trị liều 20-40mg/kg thể trọng/ngày, liên tục 5-7 ngày.
BỆNH THIẾU CHOLINE
Chất Choline còn được gọi là vitamin B4, có thể được tổng hợp từ serine và methionine ở gà, một trong trimethylethanolamine có trong màng ruột, các mô và dịch của cơ thể. Nó tham gia vào cấu tạo Lecitin với chức năng kích thích nhu động ruột, nếu thiếu Choline bệnh có đặc điểm chậm lớn và viêm xương.
1. NGUYÊN NHÂN
Do khẩu phần không cung cấp đủ Choline.
Do khả năng tổng hợp Choline.
2. TRIỆU CHỨNG
Gà con chậm lớn và viêm xương.
Xuất hiện xuất huyết từng chấm, sưng nhẹ xung quanh khớp cổ chân, sau đó xương cổ chân bị xoắn, biến dạng và uốn cong, không thể nằm thẳng hàng với xương chày và bị liệt do để trơn gân
Gà bại liệt do khớp ống bàn chân sưng to, khớp sụn biến dạng và gân rời khỏi mấu khớp.
Lông kém
Chân vòng kiềng dài ngắn
Thiếu choline ở gà trưởng thành biểu hiện là thiếu năng lượng, giảm lượng thức ăn ăn vào, tỷ lệ đẻ trứng của đàn gà thấp.
Gà bệnh đi đứng không vững hoặc nằm liệt, tích hoặc mào gà có màu trắng nhạt hoặc tím pha vàng, có khi chết đột ngột, mào chuyển sang màu trắng, đàn lớn có nhiều gà béo phì.
3. BỆNH TÍCH
Chủ yếu thấy xương bị viêm đỏ.
Gan phì có mỡ(thường thấy ở gà mái hậu bị và gà đẻ).
4. CHẨN ĐOÁN
Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích. Đồng thời dùng biện pháp điều trị để chẩn đoán.
5. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
Bổ sung vào thức ăn lượng Choline từ 1,1-1,5mg/kg TĂ.
Nhu cầu choline của gia cầm: 1300mg/kg đối với gà con và gà thịt, 500mg/kg đối với các giai đoạn khác; đối với vịt và ngan giống như gà ta; 2000mg/kg đối với giai đoạn sinh trưởng của chim cút
Sử dụng những premix có chứa Choline như: SORAMIN; hoặc LIVERCIN ; hoặc UMBROLIVER với liều 1ml/1-2 lít nước
Ngoài ra cần bổ sung Cho gà con ăn một chế độ ăn uống cân bằng
Bổ sung vitamin nhóm B sau khi nở, có thể dùng các sản phẩm premix như: AMILYTE liều pha 1g/2-3 lít nước
BỆNH THIẾU AXIT FOLIC
Axit folic hay còn gọi là vitamin B9 hay vitamin L1. Trong cơ thể nó giữ vai trò Coenzym tham gia quá trình chuyển hoá tổng hợp purin và pyrimidin để tạo hồng cầu. Khi thiếu axit Folic, gà có đặc điểm chậm lớn, mọc lông kém, thiếu máu, viêm xương và mất sắc tố của lông.
Gia cần dường như dễ thiếu acid forlic hơn so với các động vật trang trại khác
1. NGUYÊN NHÂN
Do khẩu phần ăn không được cung cấp đầy đủ những nguyên liệu có chứa axit Folic như premix vitamin tổng hợp, rau xanh, bột thịt.....
Do bảo quản không tốt hoặc do chế biến ở nhiệt độ quá cao làm mất tác dụng của axit Folic.
2. TRIỆU CHỨNG
Gà con chậm lớn, lông mọc kém, màu sắc của lông biến mất.
Gà lớn da và mào nhợt nhạt do thiếu máu.
Giảm đẻ, giảm khả năng nở, gia tăng tỷ lệ phôi chết
Phôi có mỏ biến dạng và xương chày uốn cong
3. BỆNH TÍCH
Không có bệnh tích đặc trưng.
4. CHẨN ĐOÁN
Căn cứ vào sự biến màu trên lông để chẩn đoán. Nếu bổ sung axit Folic vào khẩu phần ăn thấy màu sắc lông trở lại bình thường là do thiếu axit Folic.
5. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
Phòng bệnh
Trộn vào thức ăn lượng axit Folic từ 1,2-1,5mg/kg TĂ. Sử dụng các premix vitamin có chứa axit Folic dùng trộn thức ăn.
AMILYTE và VITROLYTE: Trộn thức ăn tỷ lệ 0,1%.
PRODUCTIVE FORTE liều 1ml/2l nước;
AMILYTE Liều 1g/2l nước;
Tránh dùng kháng sinh liều cao cho uống quá lâu làm chết hệ vi khuẩn đường ruột.
Trị bệnh
Dùng các premix có chứa Biotin như trên tăng liều 2-3 lần, liên tục 5-7 ngày. Hoặc trộn lòng đỏ trứng gà vào thức ăn trong giai đoạn gà bệnh để tăng Biotin cho gà.
PRODUCTIVE FORTE liều 1ml/ 1 lít nước
AMILYTE liều 1g/2-3 lít nước
BỆNH THIẾU BIOTIN (VITAMIN H)
Gà mắc bệnh thiếu Biotin có đặc điểm viêm biểu mô hàm dưới và bàn chân. Da và niêm mạc khô, trắng, có vẩy. Khả năng tăng trọng giảm và tỷ lệ ấp nở thấp
1. NGUYÊN NHÂN
Do dùng nhiều kháng sinh cho uống hay trộn thức ăn, làm cho vi khuẩn đường ruột bị chết không tổng hợp được Biotin.
Do trong thức ăn có chất kết gắn và đối kháng với Biotin.
Do thức ăn không được bổ sung đầy đủ các premix có chứa Biotin. Hoặc các nguyên liệu có chứa Biotin không được cung cấp đủ như men bia, bột cao, gan, bột trứng.
Trong cơ thể, Biotin có tác dụng khử Carboxyl và tổng hợp A, aspartic, A.lactic, A.pyruvic và Coenzyme trong hệ enzyme gắn kết CO2.
2. TRIỆU CHỨNG
Gà tăng trọng kém, lông giòn và rụng, da khô có vẩy. Trường hợp nặng viêm biểu mô ở gốc miệng, bàn chân và chân. ở bàn chân hình thành các vết nứ, có thể chảy máu.
Mí mắt dính lại.
Phôi chết xuất hiện trong tuần đầu và 3 ngày cuối.
Dị dạng mỏ ở gà con
Chậm lành vết thương
3. BỆNH TÍCH
Tỉ lệ tử vong thấp: 1-2%; nhưng có thể lên đến 20-30%
Gan thận nhợt nhạt với sự tích tụ chất béo
Ở phôi chết thấy các ngón chân dính liền, mềm, xương cong, mỏ như mỏ vẹt.
4. CHẨN ĐOÁN
Xem triệu chứng ngoài da là chính. Cần so sánh với bệnh thiếu axit Pantothenic.
5. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
Phòng bệnh
Cung cấp đủ Biotin trong thức ăn với liều 0,15-0,20mg/kg TĂ.
Những premix có chứa Biotin dùng để trộn thức ăn hay pha nước uống như
PRODUCTIVE FORTE liều 1ml/2l nước;
AMILYTE Liều 1g/2l nước;
Tránh dùng kháng sinh liều cao cho uống quá lâu làm chết hệ vi khuẩn đường ruột.
Trị bệnh
Dùng các premix có chứa Biotin như trên tăng liều 2-3 lần, liên tục 5-7 ngày. Hoặc trộn lòng đỏ trứng gà vào thức ăn trong giai đoạn gà bệnh để tăng Biotin cho gà.
PRODUCTIVE FORTE liều 1ml/ 1 lít nước
AMILYTE liều 1g/2-3 lít nước
BỆNH THIẾU PYRIDOXIN (VITAMIN B6)
Đặc điểm của bệnh này là giảm tính thèm ăn, tăng trọng kém, đẻ giảm, tỷ lệ ấp nở thấp và có dấu hiệu thần kinh bạo liệt, co giật và thiếu máu. Vai trò chính của vitamin là chuyển hóa protein, thiếu hụt có thể dẫn đến giảm khả năng giữ nitơ.
1. NGUYÊN NHÂN
Do khẩu phần ăn thiếu vitamin B6
Do khẩu phần ăn có hàm lượng protein cao mà hàm lượng vitamin B6 quá thấp.
Trong cơ thể vitamin B6 có tác dụng vận chuyển axit amin đi qua màng tế bào, giúp cho việc tổng hợp protein và tổng hợp axit béo. Đồng thời còn chuyển hoá Trytophan, một loại axit amin thành axit nicotinic.
2. TRIỆU CHỨNG
Gà yếu, tăng trọng kém, lông xù xơ xác, giảm ăn, cánh sã, đầu chúi xuống đất.
một chân bị què nghiêm trọng và một hoặc cả hai ngón chân giữa có thể bị cong vào trong ở khớp đầu tiên
Triệu chứng thần kinh run rẩy toàn thân và run phần đầu của đuôi .
Gà đi lại cứng nhắc và giật cục.
Gà chạy nhảy lung tung, co giật mạnh, ngã lăn quay hoặc bật ngửa rồi chết.
3. BỆNH TÍCH
Xói mòn mề
Bệnh tích không đặc trưng
4. CHẨN ĐOÁN
Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng trên.
Dùng vitamin B6 tiêm hoặc cho uống để điều trị chẩn đoán.
5. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
Phòng bệnh
Trộn vào thức ăn vitamin B6 từ 5-7mg/kg TĂ.
Hoặc bổ sung vào thức ăn một trong những premix vitamin có chứa vitamin B6 như:
UMBROLIVER Liều 1ml/1l nước;
PRODUCTIVE FORTE liều 1ml/2l nước;
AMILYTE Liều 1g/2l nước;
VITROLYTE liều 2g/1l nước
Trị bệnh
Dùng vitamin B6 tiêm bắp liều 5mg/kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày. Hoặc pha nước uống liều 5-10mg/kg thể trọng/ngày, liên tục 5-10 ngày.
Bổ sung vào thức ăn một trong những premix vitamin có chứa vitamin B6 như trên.
BỆNH THIẾU VITAMIN B2
Bệnh thiếu vitamin B2 có đặc điểm chậm lớn, rối loạn vận động, gầy còm, ngón chân cuộn lại và bại liệt. Ở gà mái đẻ giảm và tỷ lệ nở thấp.
1. NGUYÊN NHÂN
Do khẩu phần thức ăn thiếu vitamin B2.
Do ánh sáng mặt trời hoặc dung dịch kiềm phá huỷ mất tác dụng vitamin B2.
Do khẩu phần ăn dùng quá nhiều bột cá, bột thịt.
2. TRIỆU CHỨNG
Triệu chứng thiếu vitamin B2 được thể hiện trong giai đoạn 10-30 ngày tuổi với triệu chứng:
Chậm lớn, kém ăn, lông mọc chậm, trọng lượng giảm và tiêu chảy.
Trưòng hợp nặng gà có thể bị bại liệt và nằm hoặc có xu hướng đi bằng 2 đầu gối.
Ngón chân của 1 hoặc 2 chân co quắp vào bên trong. Nếu bệnh tiếp tục tiến triển, gà nằm duỗi chân dài ra và chết do đói, do khát hay ngạt thở.
Ở gà mái chỉ có biểu hiện giảm đẻ trứng và giảm tỷ lệ nở. Phôi thường chết vào ngày cuối tuần của tuần thứ 2 trong quá trình ấp. Nhiều phôi thiếu lông tơ trông giống như “đầu dùi cui”. Bệnh tích này có thể thấy ở một số gà sau khi nở.
3. BỆNH TÍCH
Thần kinh hông và cánh gà con sưng mềm nhão.
Tổ chức học: Có những biến đổi thoái hoá vỏ bọc myelin của dây thần kinh ngoại biên. Viêm thần kinh đệm và sự tiêu sắc trong bó tuỷ sống.
Gan bị thoái hoá mỡ, đôi khi có xuất huyết. Thượng thận sưng.
Niêm mạc ruột viêm Cata. Đôi khi có xuất huyết điểm.
4. CHẨN ĐOÁN
Thiếu hụt ở mức độ thấp, triệu chứng không đủ đặc trưng để chẩn đoán. Tuy nhiên sự biểu hiện ở một số gà 1 ngày tuổi không có lông, móng co quắp được xem xét để chẩn đoán do thiếu vitamin B2.
Xem tổ chức học tế bào thần kinh.
Bổ sung vitamin B2 cho gà bệnh.
Phân tích vitamin B2 trong khẩu phần thức ăn.
5. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
Phòng bệnh
Bổ sung vào thức ăn vitamin B2 từ 6-8mg/kg TĂ.
Những premix có chứa vitamin B2 giống như trong phần phòng bệnh vitamin B2. Ngoài ra có thể dùng men bia khô(5% trong khẩu phần thức ăn) hoặc mộng giá đỗ, bột sữa.
Có thể sử dụng những premix tổng hợp đã có sẵn vitamin B2 và các vitamin khác như
AMILYTE liều 1g/2-3 lít nước
VITROLYTE liều pha 2-3g/ 1 lít nước
UMBROTOP Liều pha nước 1ml/3-4 lít nước
PRODUCTIVE FORTE liều 1ml/ 1 lít nước
Trị bệnh
Cho uống liều 5 mg/1gà con/ngày và 15 mg/1gà mái đẻ/ngày, liên tục 5-10 ngày.
BỆNH THIẾU VITAMIN B1
Bệnh thiếu vitamin B1 ở gà thể hiện triệu chứng biếng ăn trầm trọng. Các dây thần kinh bị viêm làm cho cơ thể suy nhược, đi lại xiêu vẹo, ngẹo đầu, liệt các cơ, gà bám, đậu không được và chết.
1. NGUYÊN NHÂN
Do khẩu phần thức ăn bị thiếu B1. Thức ăn phối hợp không hợp lý, nhiều tinh bột, thiếu cám.
2. TRIỆU CHỨNG
Gà giảm ăn đột ngột, trọng lượng cũng giảm và kèm theo biểu hiện xù lông, chân yếu, đứng không vững dẫn đến bị liệt.
Bắt đầu là các ngón chân co quắp và sau đó phát triển vào các cơ của chân, vào cơ của cánh và cổ. Trường hợp nặng, gà nằm trên những ngón chân co quắp và đầu quay về lưng. Cuối cùng gà không thể đứng được, không thể đi và không thể ăn được.
3. BỆNH TÍCH
Tim hơi nhỏ lại và bên mặt phải tim dãn và nhão.
Ruột và dạ dày teo nhỏ.
Ở con trống dịch hoàn teo nhỏ.
4. CHẨN ĐOÁN
Căn cứ vào triệu chứng bệnh tích trên.
Chẩn đoán có thể xác định như sau.
Dùng tăng thuốc vitamin B1 trong thức ăn nghi ngờ.
Gây bệnh cho gà con bằng cách dùng thức ăn nghi ngờ cho ăn để theo dõi sự phát triển về triệu chứng, bệnh tích.
5. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
Phòng bệnh
Bổ sung vào thức ăn hàng ngày lượng vitamin B1 3mg/kg TĂ.
Có thể sử dụng những premix tổng hợp đã có sẵn vitamin B1 và các vitamin khác như
AMILYTE liều 1g/2-3 lít nước
VITROLYTE liều pha 2-3g/ 1 lít nước
UMBROTOP Liều pha nước 1ml/3-4 lít nước
PRODUCTIVE FORTE liều 1ml/ 1 lít nước
Trị bệnh
Bệnh nặng có thể pha vitamin B1 cho uống.
Gà con liều 5-10mg/ngày, liên tục 3-5 ngày.
Gà lớn liều 10-15 mg/ngày, liên tục 3-5 ngày hoặc tiêm liều 5-10mg/kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.