heo
Hệ vi sinh đường ruột, dinh dưỡng và chức năng của hệ tiêu hóa, miễn dịch là 3 yếu tố không tách rời và đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, năng suất chăn nuôi gia cầm và heo.
Tương tác giữa dinh dưỡng, hệ vi sinh đường ruột và chức năng của hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và hiệu suất của gia cầm và heo. Để kích hoạt các yêu tố này cùng lúc, cần điều chỉnh các chiến lược dinh dưỡng và chăn nuôi.
1. Enzyme và probiotic
Bổ sung enzyme vào thức ăn chứa thành phần khó tiêu giúp tăng năng lượng, axit amin và chất khoáng cho vật nuôi. TS. Kreij cho biết, “Khi cải thiện hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng, hệ vi sinh cũng không còn quá tải mà duy trì trạng thái cân bằng hơn, từ đó, cải thiện năng suất chăn nuôi. Thực tế, các phụ gia thức ăn tương tác với nhau. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng khi kết hợp probiotic và enzyme”, TS. Kreij nói.
Nhìn vào thành phần hệ vi sinh đường ruột, sẽ thấy rõ hiệu lực hiệp đồng khi kết hợp đúng enzyme và probiotic. Các nghiên cứu bổ sung enzyme cùng probiotic lactobacillus đã khôi phục cân bằng hệ vi sinh sau khi thử thách với vi khuẩn gây hại nhưClostridium perfringens. Ngoài ra, bộ đôi enzyme và probiotic cũng tác động tích cực đến tính toàn vẹn của đường ruột; đồng thời làm tăng khả năng tiêu hóa hóa thức ăn, tối ưu hóa thành phần vi sinh và cải thiện sức khỏe cho gia cầm và heo.
2. Chất khử trùng thức ăn giúp giảm mầm bệnh
Enrique Montiel cho biết, việc sử dụng chất khử trùng thức ăn cũng là một giải pháp giảm vi khuẩn gây hại và mầm bệnh nhưSalmonella cho vật nuôi. Quá trình xử lý nhiệt trong sản xuất thức ăn viên sẽ tiêu diệt hầu hết vi khuẩn gây hại, nhưng thức ăn có thể tái nhiễm khuẩn trong quá trình bảo quản, vận chuyển, hoặc trong khay thức ăn tại chuồng gia cầm.
Chất khử trùng thức ăn gián tiếp tác động có lợi đến gia cầm, bởi làm giảm lượng vi khuẩn trong thức ăn, từ đó góp phần cân bằng quần thể hệ vi sinh đường ruột khi gia cầm tiếp nhận nguồn thức ăn đó. Theo TS. Enrique Montiel, có thể sử dụng chất khử trùng ở bất cứ thời điểm nào trong quá trình sản xuất thức ăn.
Nhiều chất khử trùng thức ăn chứaformaldehyde, nhưng chất này sẽ bị phân hủy thành axit formic và cuối cùng là carbon dioxide và nước trong vòng 60-90 giây sau khi gia cầm ăn thức ăn và không để lại dư lượng trong thịt hoặc trứng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thức ăn khử trùng bằng sản phẩm gốc dehyde tác động tích cực đến hiệu suất chăn nuôi và sức khỏe của gia cầ Khi được thử thách với vi khuẩn gây bệnh viêm ruột hoại tử, nhóm gà sử dụng thức ăn khử trùng luôn tăng trọng và chuyển hóa thức ăn tốt hơn; tỷ lệ thải loại cũng thấp hơn (dưới 4% so với 8% ở nhóm gia cầm đối chứng). Trừ châu Âu, đa số các quốc gia đều cho phép sử dụng chất khử trùng gốc formaldehyde.
3.Hệ vi sinh và hiệu suất chăn nuôi
Bộ máy tiêu hóa của gà con mới nở rất non nớt và quần thể vi sinh đường ruột gần như không tồn tại mà dần hình thành từ nước hoặc môi trường khi gà con lớn lên.
Trong tự nhiên, tiếp xúc với phân gà mẹ sẽ giúp hình thành hệ vi sinh vật khỏe mạnh ở gà con. Trong các hệ thống chăn nuôi hiện đại, môi trường của gia cầm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của quần thể vi khuẩn đường ruột. Một phần của môi trường chính là nguồn thức ăn cung cấp cho gà con. Theo TS. Enrique Montiel, thức ăn là thành phần tác động mạnh nhất đến quần thể vi sinh và sức khỏe đường ruột.
Enrique Montiel cho biết thêm, hệ vi sinh đóng vai trò chuyển hóa hóa chất dinh dưỡng và tác động trực tiếp đến cấu trúc cũng như sức khỏe biểu mô ruột. Một số vi khuẩn trong hệ vi sinh có thể loại trừ hoặc chiếm chỗ các vi khuẩn gây hại khác. Một phần quan trọng của hệ miễn dịch nằm ở ruột, vì vậy sức khỏe đường ruột liên quan trực tiếp đến khả năng miễn dịch.
Vi khuẩn gây hại như Clostridium perfringens có thể sinh ra hợp chất độc hại gây viêm và dịch bệnh tiềm ẩn ở gia cầ Các enzyme và probiotic có thể được sử dụng để thiết lập hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh và chống lại xâm chiếm của vi khuẩn gây hại Clostridia.
GÍA HEO HƠI HÔM NAY 20/6
*Giá heo hơi tại khu vực miền Bắc:
Thị trường heo hơi tại miền Bắc, giá thu mua giảm 1.000 đồng/kg tại hai tỉnh Yên Bái và Hưng Yên, lần lượt ghi nhận ở mức 68.000 đồng/kg và 69.000 đồng/kg.
Các tỉnh thành khác trong khu vực duy trì giao dịch ổn định so với ngày hôm qua.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc trong khoảng 68.000 - 70.000 đồng/kg.
Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT), tính đến hết ngày 14/4, toàn tỉnh có 7 địa phương xuất hiện ổ dịch tả heo châu Phi (DTHCP), thông tin từ báo Quảng Ninh.
Cụ thể, toàn tỉnh có 264 hộ chăn nuôi tại 7/14 địa phương (gồm: Đông Triều, Hải Hà, Quảng Yên, Uông Bí, Tiên Yên, Đầm Hà và Hạ Long) có heo mắc DTHCP với trên 2.200 con heo bệnh buộc chôn hủy, tổng trọng lượng trên 100 tấn. Quy trình chôn hủy được thực hiện theo đúng hướng dẫn kỹ thuật, có sự giám sát của cơ quan chuyên môn thú y cấp tỉnh.
Được biết, hiện nay toàn tỉnh đã cấp phát hơn 770 tấn vôi bột và trên 18.100 lít hóa chất khử trùng, tiêu độc thực hiện vệ sinh môi trường các khu vực chuồng trại chăn nuôi.
Hiện nay, Quảng Ninh vẫn duy trì các chốt, trạm kiểm dịch ở các cửa ngõ ra vào tinh và các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ quan trọng, có nguy cơ lây lan DTHCP do việc lưu thông vận chuyển gia súc, gia cầm và động vật.
*Giá heo hơi tại thị trường miền Trung
Theo ghi nhận, giá heo ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên giảm cao nhất 2.000 đồng/kg.
Trong đó, mức giao dịch thấp nhất được ghi nhận tại tỉnh Khánh Hòa sau khi giảm 1.000 đồng/kg là 65.000 đồng/kg.
Thương lái tại Nghệ An đang thu mua heo hơi với gái 67.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg.
Hiện tại, giá heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên trong khoảng 65.000 - 69.000 đồng/kg.
*Giá heo hơi tại thị trường phía Nam
Giá giao dịch heo hơi ở khu vực miền Nam tăng nhẹ ở một vài nơi.
Theo đó, sau khi tăng 1.000 đồng/kg, heo hơi tại Long An đang được thu mua với giá cao nhất khu vực là 70.000 đồng/kg.
Thương lái tại Hậu Giang giao dịch heo hơi với giá 67.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.
Ở khu vực phía Nam hôm nay, giá thu mua dao động trong khoảng 66.000 - 70.000 đồng/kg.
* Nguyên liệu làm thức ăn cho heo như ngô và đậu nành giảm như kịch bản. Sản lượng ngô thế giới cho niên vụ 2024/25 dự kiến đạt khoảng 1220,5 triệu tấn, giảm 0,6% so với niên vụ 2023/24, ước tính gần đây nhất là 1228,1 triệu tấn, cụ thể:
Sản lượng tại Hoa Kỳ ước tính đạt 377,5 triệu tấn, giảm 3,1% so với năm trước (389,7 triệu tấn), trong khi sản lượng Trung Quốc dự kiến sẽ tăng 1,1%, lên 292 triệu tấn. Châu Âu dự kiến sẽ tăng 6,2% với 64,8 triệu tấn. Sản lượng của Ukraine dự kiến đạt 27,7 triệu tấn, giảm 10,6% so với niên vụ trước (31 triệu tấn).
Đối với Brazil, dự kiến đạt 127 triệu tấn, tăng 4,1% so với niên vụ 2023/2024 (122 triệu tấn), trong khi đối với Argentina, ước tính sản lượng đạt 51 triệu tấn, giảm 3,8% so với niên vụ trước.
Xuất khẩu ngô thế giới dự kiến sẽ giảm 3,7%, từ 199,1 triệu tấn xuống 191,7 triệu tấn trong mùa vụ mới này.
Hoa Kỳ sẽ dẫn đầu hoạt động xuất khẩu với 55,9 triệu tấn, tăng 2,3% so với niên vụ trước, tiếp theo là Brazil, Argentina và Ukraine với 49, 36 và 24,5 triệu tấn, tổng lượng sẽ giảm lần lượt là 2%, 5,3% và 5,8%.
Nhu cầu ngô của Trung Quốc dự kiến sẽ không thay đổi ở mức 23 triệu tấn cho niên vụ mới này, trong khi Liên minh châu Âu sẽ nhập khẩu 18 triệu tấn, giảm 14,3% so với niên vụ 2023/24 (21 triệu tấn).
Dự trữ cuối kỳ sẽ giảm 0,5% trên toàn cầu, xuống còn 310,8 triệu tấn. Dữ trữ tại Hoa Kỳ sẽ tăng 4%, trong khi ở Brazil và Ukraine sẽ giảm lần lượt 26% và 49,1%.
Sản lượng đậu nành thế giới trong niên vụ 2024/25 dự kiến tăng 6,7% so với vụ trước, từ 395,9 lên 422,3 triệu tấn.
Cụ thể: Ước tính sản lượng tại Nam Mỹ cho thấy Brazil tăng 10,5%, sẽ đạt 169 triệu tấn, trong khi Argentina dự kiến sẽ tăng 2% đạt 51 triệu tấn.
Sản lượng Paraguay dự kiến sẽ tăng 1,9% so với niên vụ 2023/24 (10,5 triệu tấn), đạt sản lượng 10,7 triệu tấn.
Sản lượng của Hoa Kỳ dự kiến đạt 121,1 triệu tấn, tăng 6,9% so với vụ mùa trước với 113,3 triệu tấn.
Brazil dẫn đầu hoạt động xuất khẩu với ước tính 105 triệu tấn, tăng 2,9% so với niên vụ 2023/24 (10triệu tấn), trong khi Hoa Kỳ dự kiến sẽ xuất khẩu 49,7 triệu tấn, tăng 7,4% so với vụ mùa trước (46,3 triệu tấn).
Argentina dự kiến sẽ xuất khẩu 5,5 triệu tấn, nghĩa là tăng 19,6% so với niên vụ trước (4,6 triệu tấn).
Trung Quốc dự kiến sẽ nhập khẩu 109 triệu tấn, tăng 3,8% so với niên vụ trước (105 triệu tấn).
Dự trữ hạt có dầu toàn cầu cuối kỳ dự kiến sẽ tăng 15,1%, đạt 127,9 triệu tấn, được hỗ trợ bởi sự gia tăng dự trữ ở Argentina, Hoa Kỳ và Brazil.
1 SỐ CÁCH QUẢN LÝ HEO CON SƠ SINH TRONG VÒNG 1 TUẦN ĐẦU SAU SINH
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng heo con giai đoạn theo mẹ có ảnh hưởng rất quan trọng đến năng suất của một trang trại: số heo cai sữa/nái/năm, và khả năng phát triển của heo con ở giai đoạn sau khi tách mẹ. Theo những nghiên cứu gần đây cho thấy, tỷ lệ chết trung bình của heo con giai đoạn theo mẹ khoảng 9,4%, . Và hai nguyên nhân chính gây chết heo con ở giai đoạn này là chết đè (48.7%), và chết yếu (20,5%). Một số khảo sát khác lại cho rằng hơn 50% số heo chết thường xảy ra trong giai đoạn 3 ngày đầu sau khi sinh.
1/ Hỗ trợ nái đẻ:
Nhiều nghiên cứu cũng như thực tế chỉ ra rằng, việc hỗ trợ heo con sơ sinh trong thời gian nái đang đẻ giúp cho người chăn nuôi nhanh chóng phát hiện ra những heo con trong nhóm sơ sinh yếu, và nhanh chóng thực hiện những biện pháp hỗ trợ như: móc nhớt, đờm từ miệng, làm khô heo con bằng bột lăn, đèn úm, cho bú kịp thời để tăng khả năng sống sót của heo con.
2/ Ngăn ngừa việc heo con bị lạnh:
Chuồng nuôi heo trong giai đoạn sơ sinh cần có hai tiểu khí hậu chuồng nuôi riêng biệt: nhiệt độ mát (15,5 – 18,3 độ C) cho heo nái mẹ, và nhiệt độ ấm, nóng (35 – 24,4 độ C) trong vài ngày đầu và giảm xuống 26,6 – 21,1 độ C) cho heo con. Để đạt được yêu cầu này, trại nên duy trì nhiệt độ chuồng nuôi khoảng 18,3 – 21,1 độ C, và có khu vực úm để làm ấm cho heo con.
Thường xuyên theo dõi phản ứng của nái mẹ và heo con để kịp thời điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp với yêu cầu của nái mẹ và heo con. Nếu nhiệt độ úm vượt quá ngưỡng (nóng quá), heo con sẽ không nằm trong ổ úm mà sẽ di chuyển ra phía bên ngoài gần khu vực nái mẹ. Điều này không những làm lãng phí nguồn điện năng mà còn làm tăng tỷ lệ chết đè do nái mẹ gây ra.
Nếu nhiệt độ úm thấp dưới ngưỡng yêu cầu, heo con sẽ nằm tụm lại thành đống, hay nằm chồng lên nhau. Điều này rất nguy hiểm vì heo con nhiễm lạnh rất dễ bị tiêu chảy và suy nhược cơ thể. Heo con nằm ngủ trong tư thế thoải mái (nằm nghiêng và thường chạm nhẹ vào nhau) cho thấy nhiệt độ úm thích hợp với yêu cầu của heo con.
Viêc chuẩn bị ổ úm cho heo con nên chuẩn bị trước khi nái đẻ (24 giờ), và có thể trong khi nái đẻ chúng ta nên cho thêm một đèn úm nằm ở phía sau của nái. Điều này giúp cho heo con nhanh chóng tự làm khô cơ thể, và nhanh chóng tìm vú mẹ để bú được sữa đầu.
Quản lý heo con sơ sinh trong vòng 1 tuần đầu sau khi sinh
3/ Đảm bảo heo con bú đủ lượng sữa đầu cần thiết:
Sữa đầu là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho heo con do có chứa một lượng lớn kháng thể. Sữa đầu có chất lượng kháng thể cao nhất trong vòng 6 giờ đầu sau khi sinh và lượng kháng thể này giảm dần và mất hẳn lúc 24 giờ sau khi sinh. Những heo con khỏe mạnh sẽ tự bú được lượng sữa đầu cần thiết, nhưng nhóm heo con sơ sinh yếu rất khó khăn để thu được lượng sữa đầu theo yêu cầu của cơ thể. Sau đây là những cách để giúp cho nhóm heo con yếu có thể bú đủ sữa đầu:
Ngăn ngừa tình trạng heo con bị lạnh sau khi sinh bằng cách cho heo con nằm trên tấm giẻ hút ẩm (bao bố), rắc bột làm khô lên mình heo con, và cung cấp đèn úm cho heo con
Cho bú theo ca trong tình trạng số heo con trong cùng một ổ nái đẻ quá nhiều. Thực hiện trong 12 giờ đầu sau khi sinh. Để đạt được kết quả tốt, nên tách những heo con lớn trội trong bầy ra khỏi nái mẹ 1 – 2 giờ vào buổi sáng, và 1 – 2 giờ vào buổi chiều, và để nhóm heo con yếu ở lại với nái mẹ. Chích cho nái mẹ 1 – 1,5 ml Oxytocin mỗi lần tách nhóm heo con ra khỏi nái mẹ. Đảm bảo rằng những heo con lớn trội khi tách ra khỏi mẹ phải được ủ ấm cẩn thận. Thực hiện phương pháp này giúp heo con bú đủ sữa đầu trước khi thực hiện nuôi ghép bầy.
4/ Nuôi ghép bầy:
Tỷ lệ chết heo con giai đoạn theo mẹ thấp thường nằm trong nhóm heo con sơ sinh có trọng lượng lớn, khỏe mạnh, và có tính đồng đều giữa các cá thể trong bầy cao. Mục đích chính của việc nuôi ghép là làm tăng tính đồng đều giữa các cá thể trong cùng một ổ nái đẻ, và số heo con/ổ nái phải tương đồng với khả năng của nái mẹ (thể trạng, số vú có khả năng cho sữa). Để đảm bảo được chất lượng của việc nuôi ghép, chúng ta cần thực hiện theo các yêu cầu sau:
Đảm bảo tất cả heo con phải bú đủ sữa đầu từ nái mẹ của chúng trước khi tiến hành nuôi ghép. Nên nhớ rằng, cần giữ heo con ở với nái mẹ của chúng ít nhất từ 4 – 6 giờ sau khi sinh trước khi ghép bầy.
Ghép bầy heo con nên tiến hành trước khi heo con sinh ra được 24 – 48 giờ để tránh tình trạng heo con quen với vú của mẹ mình.
Chọn những heo nái mẹ có thể trạng nhỏ, lành tính (hiền), kích cỡ núm vú nhỏ để nuôi dưỡng nhóm heo sơ sinh yếu
Theo dõi tình hình bệnh tật trong khu vực nái đẻ trước khi tiến hành ghép bầy. Điều này rất quan trọng vì làm giảm khả năng phát tán mầm bệnh. Tránh ghép heo con khỏe mạnh sang những nái bệnh, và ngược lại
Nên lựa những heo đực con để thực hiện việc nuôi ghép bầy.
1 SỐ KỸ THUẬT NUÔI HEO THỊT HIỆU QUẢ
I. Chuồng trại
Chọn địa điểm cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát, có rèm che lúc mưa gió. Nên xây dựng chiều dài chuồng theo hướng Đông - Tây để tránh bức xạ mặt trời.
Nền chuồng làm bằng xi măng, có độ dốc khoảng 2- 3%, không tô láng (để tránh hiện tượng heo bị trượt). Có máng ăn, núm uống tự động riêng biệt đúng kích cỡ. Ngoài chuồng có rãnh thoát phân và hố phân cách xa chuồng.
II. Thức ăn và cách cho ăn
1. Thức ăn
Thức ăn là yếu tố quan trọng nhất trong chăn nuôi heo thịt, thức ăn tốt giúp heo mau lớn, lãi suất cao, nâng cao năng suất và chất lượng thịt. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng hộ chăn nuôi mà sử dụng các phương thức sau:
Dùng thức ăn đậm đặc trộn nguyên liệu sẵn có ở địa phương.
Dùng thức ăn tự trộn.
Dùng thức ăn hỗn hợp (hay cám bao) của các cơ sở sản xuất thức ăn gia súc có uy tín.
Ngoài ra có thể bổ sung thêm 1 số loại thức ăn bổ sung như: AMILYTE, UMBROTOP ORAL nhằm cung cấp các vitamin A, D, E, B1, B6, B12 cần thiết cho sự phát triển của lợn. Và ZYMEPRO giúp heo hấp thu và tiêu hoá thức ăn 1 cách triệt để, tăng cường sức đề kháng từ đó giúp heo tăng trưởng và phát triển nhanh hơn.
2. Chế độ cho ăn
Khi heo mới bắt về cho ở chuồng riêng càng xa heo cũ càng tốt. Ngày đầu không nên tắm heo, nên cho heo ăn (nhất là heo con) ăn khoảng 1/2 nhu cầu, sau 3 ngày mới cho ăn no, thời gian đầu sử dụng cùng loại thức ăn với nơi bán heo, sau đó nếu thay đổi loại thức ăn thì phải thay đổi từ từ.
Căn cứ vào đặc điểm phát triển của heo và điều kiện chăn nuôi của từng hộ mà có 2 phương thức cho ăn:
- Phương thức cho ăn tự do: Cho heo ăn tự do theo nhu cầu từ cai sữa đến xuất chuồng. Phương thức này có ưu và khuyết điểm như sau:
+ Ưu điểm: Heo mau lớn nên thời gian nuôi ngắn, quay vòng vốn nhanh.
+ Khuyết điểm: Không tiết kiệm được thức ăn, heo có tỷ lệ mỡ cao.
- Phương thức cho ăn định lượng:
+ Heo dưới 60 kg: Ở giai đoạn này cho ăn tự do theo nhu cầu phát triển của heo (ở giai đoạn dưới 30 kg nên cho heo ăn nhiều bữa trong ngày).
+ Từ 61 kg đến lúc xuất bán: Ở giai đoạn này nếu cho ăn nhiều heo sẽ mập do tích lũy mỡ, nên cho ăn hạn chế khoảng 2,3 - 2,7 kg/con/ngày và sử dụng đúng loại thức ăn.
Phương thức này có ưu và khuyết điểm như sau:
+ Ưu điểm: Tiết kiệm được thức ăn, heo có tỷ lệ nạc cao hơn phương thức cho ăn tự do.
+ Khuyết điểm: Thời gian nuôi kéo dài.
III. Nước uống
- Nước uống cho heo phải sạch sẽ và đủ lượng nước theo nhu cầu.Có thể sử dụng thêm sản phẩm PRODUCTIVE ACID SE giúp làm sạch đường ống, xử lý nguồn nước, cải thiện hệ thống lông nhung đường ruột, phân khô, chuồng thoáng...
IV. Quản lý và phòng ngừa dịch bệnh
1. Vệ sinh chuồng trại
- Ngăn cách khu vực chăn nuôi heo với các khu chăn nuôi khác như: Chó, mèo, gà, vịt…
- Rửa và phun thuốc sát trùng chuồng trại sạch sẽ ít nhất 3-7 ngày trước khi thả heo vào chuồng bằng việc sử dụng các sản phẩm sát trùng như KLOTAB, DESINFECT GLUTAR ACTIVE HOẶC NANO ĐỒNG
- Hàng ngày phải quét phân trong chuồng giữ cho chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ.
- Xử lý xác chết gia súc nghiêm ngặt: Chôn sâu, đốt…
- Nên có kế hoạch rửa chuồng, phun thuốc sát trùng và diệt ruồi, muỗi mỗi tháng một lần.
2. Tiêm phòng cho heo
Chích ngừa đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh như Suyễn, Tụ huyết trùng, Phó thương hàn, Dịch tả, E.coli phù đầu, sau 2-3 tuần chích lại lần 2
3.Kiểm tra và bảo trì định kỳ:
Thường xuyên kiểm tra và bảo trì hệ thống thoát nước và sàn chuồng để đảm bảo rằng chúng vẫn hoạt động hiệu quả và an toàn cho heo.
QUẢN LÝ PHÒNG DỊCH TẠI TRANG TRẠI
Các trang trại thường nghe câu này rất nhiều: "để hạn chế dịch bệnh ta cần phải quản lý phòng dịch thật tốt". Vậy như thế nào là quản lý phòng dịch tốt. Có nhiều sách hướng dẫn quy trình phòng dịch. Tuy vậy, quy trình phòng dịch của các trại đạt chứng nhận HACCP có những điểm nghiêm ngặt hơn, các trại có thể tham khảo quy trình này để áp dụng cho trại của mình
1.Thiết lập khu vực vô trùng, cận vô trùng, khu vực ô nhiễm để phòng dịch
Khu vực vô trùng: là khu vực bên trong trại được bao quanh bởi hàng rào. Khu vực này người bên ngoài, sinh vật sống, gia súc khác không thể tiếp cận. Nhân viên khu vực này có lối đi riêng không đi chung với người và các thiết bị bên ngoài.
Khu vực cận vô trùng: là khu vực hạn chế tiếp xúc với người bên ngoài, thiết bị bên ngoài (như xe chở cám). Là khu vực giữa phần bên trong trại và cửa chính công ty. Văn phòng trại và phòng sát trùng thuộc khu vực này. Có thể sử dụng 1 số loại thuốc sát trùng như
Khu vực ô nhiễm: là khu vực phía bên ngoài trước khi tiếp cận tới khu vực cận vô trùng, hoặc là bãi đậu xe bên ngoài.
Cửa chính: Trang trại phải có các thiết bị như cổng ra vào để ngăn chặn xâm nhập của người và xe bên ngoài, đồng thời phải khóa hoặc khép kín con đường khác có thể ra vào trại ngoài đường cổng chính.
Thiết bị sát trùng: Phải có thiết bị tự động phun thuốc sát trùng để sát trùng xe vào (loại sát trùng dạng nhà xe, đường hầm). Ngoài ra cần có các thiết bị vệ sinh sát trùng ủng, bánh xe của người ra vào. Có thiết bị phun xịt khử trùng áo người ra vào. Có các thiết bị sát trùng chân ở cổng mỗi trại.
Hàng rào: Xung quanh trại phải có hàng rào để xe và người ngoài không tự ý vào trại. Nhân viên mặc đồng phục trại không được đi ra phía bên ngoài trại, nếu đã mặc đồng phục trại đi ra ngoài thì không thể quay ngược trở lại trại nếu chưa thực hiện đầy đủ quy trình vệ sinh - tiêu độc.
Nhà để xe: Nhà để xe phải đặt bên ngoài và phải có bảng thông báo khu đậu xe.
Bảng hướng dẫn: Nội dung bảng hướng dẫn ở cổng trang trại thông báo trình tự vào trại, các quy tắc phải tuân thủ, số điện thoại hướng dẫn….
Thiết bị tắm rửa: Trước khi xuất trại phải tắm rửa. Nhà tắm được thiết kế ở khu vực đường dẫn từ khu cận vô trùng tới khu vô trùng, có hệ thống nước nóng (nếu trại không có nhà tắm thì phải thay đồ phòng dịch, ủng và đi cùng với nhân viên trại). Phòng tắm phải có tủ bảo quản đồ cho người ngoài. Sau khi tắm, người bên ngoài phải mặc áo của trại. Các vật dụng cá nhân như nhẫn, đồng hồ, hộp quẹt… phải bỏ ở lại tủ đồ cá nhân.
Kho vật phẩm, dụng cụ: Kho cần được lắp đèn cực tím nằm ở khu vực cận vô trùng bên cạnh cổng ra vào. Các vật dụng, thiết bị, thuốc… sau thời gian sát trùng theo quy định mới được chuyển vào khu vực vô trùng. Thời gian sát trùng ít nhất khoảng 24 tiếng. Trường hợp trại cần gấp, cần phun xịt sát trùng rồi mới cho vào.
Khu bán heo: Nên thiết kế khu vực này bên ngoài trại vì xe chở heo là yếu tố có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao nhất.
Xung quanh khu vực lên xe cần sát trùng bằng vôi. Cần sát trùng trước và sau khi lùa heo ra.
Trại có chuông, còi để tài xế xe chở heo đến có thể thông báo cho bên trong trại. Khi vào phải tắm rửa, thay đồ và ủng.
Cần ghi chép biển số xe và bắt tài xế ký tên.
Nhân viên trại không vượt qua khu vực lên xe, không cho tài xế xuống trại.
Cần có quy định phân chia ranh giới khu vực mà mỗi bộ phận không thể vượt qua.
Sau mỗi lần xuất heo phải sát trùng kỹ khu vực này.
Lưới ngăn: Có thể dùng bạt hoặc nếu là trại hở nên dùng lưới ngăn. Lưới ngăn có thể giúp ngăn chim bay vào trại
2.Quản lý phòng dịch heo nhập:
Cần có các biện pháp cách ly phòng dịch heo mới nhập. Thiết kế trại cách ly riêng, tuân thủ đủ thời gian cách ly.
Bố trí nhân viên riêng chuyên phụ trách trại cách ly (trường hợp không có trại cách ly thì sử dụng chuồng cách ly trong trại hậu bị). Thông thường chuồng cách ly nằm cuối trại và có các vách ngăn với các chuồng khác.
Nên mua heo hậu bị tại trại heo giống có chất lượng cao, an toàn với dịch bệnh.
Cần có kế hoạch nhập hậu bị trước, tùy thuộc vào quy mô trại, tỷ lệ thay đàn.
Tối thiểu heo mua về phải cách ly đủ 4 tuần. Trong vòng 1 tuần đầu khi nhập về cần kiểm tra các bệnh truyền nhiễm như PRRS, bệnh Giả dại, PED.
Tuân thủ tốt quy trình thuần dưỡng hậu bị. Sử dụng chung loại cám với trại giống. Khi tiêm chích cần sử dụng riêng kim tiêm.
Trang thiết bị trại cách ly cần được bố trí riêng.
3.Quản lý phòng dịch con người:
Nhân viên trại (bao gồm cả chủ trại, gia đình, nhân viên thuê bên ngoài) phải tắm rửa, sát trùng mới vào trại.
Các dụng cụ, thiết bị mang từ bên ngoài vào phải được sát trùng ở khu vực kho chứa.
Khi từ bên ngoài vào phải vệ sinh sát trùng áo, tay, giày dép… và ghi vào sổ quản lý ra vào.
Khi đi du lịch từ nước ngoài về, hoặc có nhân viên người ngoại quốc, cần vệ sinh sát trùng kỹ kể cả các vật dụng đi kèm. Tiêu hủy, đốt các thức ăn có nguồn gốc từ động vật.
Khi nghi ngờ có dịch bệnh hoặc hiệu quả sát trùng không đảm bảo nên báo cáo cho chủ trại. Định kỳ cần huấn luyện lại phương pháp sát trùng.
Cấm tất cả nhân viên vào trại nếu trong vòng 24 giờ trước đã ghé trại khác, lò giết mổ… Nếu đã gặp người có liên quan tới chăn nuôi heo thì cần phải tắm rửa thay đồ mới xuống trại.
Nhân viên từ bên khu vô trùng ra ngoài, khi muốn quay lại khu vô trùng cần phải tắm rửa thay đồ.
Người ngoài khi muốn thăm trại phải thông báo trước ngày giờ, mục đích thăm trại. Nếu không được phép khách không được vào trại.
VIỆT NAM CHÍNH THỨC XUẤT KHẨU VACCINE PHÒNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
Việt Nam đã sản xuất thành công sản phẩm vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi và chính thức xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi AVAC ASF LIVE của Công ty AVAC Việt Nam sang 5 nước.
Các đối tác từ 5 quốc gia Indonesia, Philippines, Malaysia, Myanmar Ấn Độ đã đến thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh để ký kế hợp đồng mua vaccine dịch tả lợn châu Phi do Việt Nam sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Điệp, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam, khẳng định vaccine AVAC ASF LIVE là giải pháp hiệu quả giúp bảo vệ đàn lợn, đặc biệt cần thiết cho chăn nuôi nông hộ và chăn nuôi quy mô vừa, nhỏ, mô hình rất phổ biến ở Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ và Myanmar.