heo
Bệnh teo dây thần kinh ở chân (sciatic nerve atrophy) trên heo là một tình trạng nghiêm trọng, thường xảy ra do tổn thương dây thần kinh tọa hoặc các dây thần kinh ngoại vi chi phối vận động và cảm giác ở chân sau. Bệnh có thể gây yếu cơ, teo cơ, giảm khả năng vận động, thậm chí liệt chi sau ở heo.
1. Nguyên nhân gây bệnh
- Chấn thương cơ học:
+ Gãy xương chậu hoặc xương đùi gây tổn thương trực tiếp đến dây thần kinh tọa.
+ Tiêm nhầm vị trí, đặc biệt là các loại thuốc gây kích ứng (ví dụ: dầu hoặc dung dịch kiềm) gần dây thần kinh tọa.
+ Áp lực kéo dài do tư thế nằm hoặc đứng không đúng.
- Nhiễm trùng và viêm:
+ Nhiễm vi khuẩn như Mycoplasma hyorhinis hoặc Streptococcus suis, dẫn đến viêm và tổn thương thần kinh.
+ Các bệnh liên quan đến hệ thống cơ xương khớp, ảnh hưởng gián tiếp đến dây thần kinh.
- Dinh dưỡng và độc tố:
+ Thiếu hụt vitamin E, selenium, hoặc vitamin nhóm B (B1, B6, B12) làm giảm khả năng dẫn truyền và phục hồi của dây thần kinh.
+ Tiếp xúc với độc tố, chẳng hạn như aflatoxin, có thể gây tổn thương thần kinh.
- Yếu tố di truyền hoặc bẩm sinh:
Một số dòng heo có thể có nguy cơ cao hơn do bất thường di truyền trong cấu trúc thần kinh.
2. Triệu chứng lâm sàng
- Vận động bất thường:
+ Heo di chuyển khó khăn, khập khiễng hoặc kéo lê chân sau.
+ Mất phản xạ tự nhiên ở chi sau.
- Teo cơ:
+ Vùng cơ ở chi sau (đặc biệt là cơ mông và cơ đùi) teo nhỏ dần.
+ Các cơ vùng này trở nên mềm nhũn, không chắc chắn khi sờ vào.
- Tư thế bất thường: Bàn chân co quắp hoặc gập lại do mất chức năng điều khiển của thần kinh.
- Mất cảm giác: Da ở vùng chi phối bởi dây thần kinh tọa mất cảm giác, heo không phản ứng khi bị kích thích nhẹ.
3. Chẩn đoán
- Khám lâm sàng: Quan sát dáng đi, khả năng đứng, và sự phát triển cơ bắp ở chi sau. Kiểm tra phản xạ thần kinh và cảm giác.
- Hình ảnh học: Chụp X-quang để loại trừ gãy xương hoặc các tổn thương khác chèn ép dây thần kinh.
- Điện cơ đồ (EMG): Đánh giá khả năng dẫn truyền của dây thần kinh tọa và xác định mức độ tổn thương.
- Xét nghiệm máu: Phân tích mức độ viêm, thiếu hụt dinh dưỡng (đặc biệt là vitamin và khoáng chất).
4. Điều trị
- Dùng kháng sinh nếu có nhiễm trùng; Tiêm bổ sung: ACTIVTON liều 1ml/20kg TT. Sử dụng chống viêm NASHER AMX: Liều 1ml/10kg TT để giảm đau và giảm viêm.
- Hỗ trợ phục hồi: Massage nhẹ vùng cơ bị teo để kích thích tuần hoàn máu. Tập vận động cho heo trên nền mềm để tăng khả năng phục hồi.
- Phẫu thuật (trong trường hợp nặng): Giải phóng dây thần kinh nếu bị chèn ép hoặc tái tạo cấu trúc nếu dây thần kinh bị tổn thương.
- Dinh dưỡng hỗ trợ: PRODUCTIVE E/SE/ZN: Cung cấp vitamin E, kẽm và selenium . Pha 1ml/2-4 lít nước uống hoặc 1ml/20kg TT. PRODUCTIVE FORTE: cung cấp vitamin nhóm B, liều 1g/1-2 lít nước
5. Phòng bệnh
- Quản lý tiêm chích: Tránh tiêm thuốc gần dây thần kinh tọa hoặc các dây thần kinh lớn khác. Sử dụng kỹ thuật tiêm đúng cách.
- Chăm sóc dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn. Đảm bảo chất lượng thức ăn, tránh nhiễm độc tố.
- Quản lý chuồng trại: Chuồng trại sạch sẽ, không trơn trượt để tránh chấn thương. Đảm bảo không gian thoải mái, giảm áp lực lên chân heo.
HỘI CHỨNG MMA TRÊN HEO NÁI
MMA là tên gọi chung của các triệu chứng bệnh thường xảy ra trên heo nái gồm: viêm vú, viêm tử cung, mất sữa. Hội chứng này có thể xảy ra trong 2 ngày đầu sau khi sinh hoặc trong vòng 1 tuần đầu tiên.
1. Nguyên nhân
- Hội chứng MMA do nhiều loại vi khuẩn gây ra như: E.coli, Pseudomonas, Proteus, Staphylococcus, Streptococcus có sẵn trong môi trường gây ra. Khi chuồng trại dơ bẩn sẽ tạo điều kiện gây bệnh. Tình trạng thai lớn, chèn ép làm giảm nhu động ruột gây táo bón và gây ứ đọng nước tiểu trong bàng quang, cổ tử cung mở làm mầm bệnh dễ tấn công; cung cấp thức ăn không cân đối và không đủ nước uống, ăn nhiều chất đạm và khoáng nhưng ít chất xơ trong giai đoạn cuối thai kỳ hoặc nái quá mập cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh MMA.
2. Triệu chứng
- Viêm vú: Vi khuẩn có thể xâm nhập trực tiếp qua ống dẫn sữa đầu vú hoặc theo đường máu từ các nhiễm trùng khác hoặc nhiễm trùng từ vết sây sát quanh bầu vú.
- Viêm tử cung: Vi khuẩn xâm nhập vào cơ quan sinh dục của nái trong quá trình đẻ, nhất là khi thời gian đẻ kéo dài hoặc khi dùng tay can thiệp trong quá trình đỡ đẻ. Sót nhau hay sót con cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng tử cung. Các biểu hiện của nái viêm tử cung khá rõ: Nái sốt trên 40oC, âm đạo có dịch, có mùi hôi chảy ra, nếu viêm nặng có mủ trắng chảy ra. Nái biếng ăn, mệt mỏi.
- Mất sữa: Sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn do nái bị viêm vú hoặc vừa viêm vú vừa viêm tử cung.
3. Phòng bệnh
- Vệ sinh sát trùng chuồng và tắm rửa vệ sinh nái sạch sẽ trước khi đưa vào chuồng đẻ, bảo đảm vệ sinh nguồn nước uống và thức ăn. Cho nái uống đủ nước trong giai đoạn nái mang thai khoảng 20 lít/con/ngày và trong giai đoạn tiết sữa nuôi con từ 35-50 lít nước/con/ngày.
- Trường hợp nái có nguy cơ bệnh MMA như đẻ kéo dài, can thiệp đẻ khó bằng tay, sót nhau có thể tiêm NASHER AMX liều 1ml/10kg TT để phòng nhiễm trùng sinh.
- Sau khi sinh 48 giờ tiêm Cloprostenol giúp tháo sạch sản dịch, nhau thai còn sót ra khỏi tử cung, hạn chế khẩu phần ăn cho nái trước khi sinh, giảm chất đạm, tăng cường chất xơ, bổ sung magnesium sulfate (MgSO4) với liều 2kg/tấn thức ăn để giúp nhuận tràng. Chú ý cho nái uống đầy đủ nước.
4. Điều trị bệnhNên kết hợp các yếu tố sau:
- Nếu có triệu chứng viêm tử cung, nên thụt rửa bằng Vime-Iodine 10ml/2 lít, ngày 1 lần trong 3 ngày. Sau khi thụt rửa bơm thuốc kháng sinh ACTIVE OFAT (Oxytetracycline)bơm 1-2 ngày/lần.
- Tiêm kháng sinh đặc trị NASHER AMX: liều 1ml/10kg TT, liên tục 3-5 ngày.
- Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt, nếu trên 39oC, cần dùng các thuốc giảm sốt như PARADISE 1g/1-2 lít nước, NASHER TOL: liều 1ml/20kg TT, Tiêm Oxytocin với liều thấp (1cc/con), nhiều lần trong ngày để giúp vú tiết sữa.
Chú ý chăm sóc heo con trong khi điều trị bệnh cho nái. Đảm bảo cho heo con được bú sữa đầu trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh và giữ ấm cho heo con.
BỆNH VIÊM RỐN Ở HEO CON
1. Nguyên nhân
- Do sử dụng các dụng cụ như: dao, kéo, chỉ cột rốn không được vô trùng hoàn toàn
- Do người can thiệp quá mạnh tay khi đưa heo con từ tử cung ra ngoài cơ thể mẹ.
- Do chuồng trại ẩm thấp, kém vệ sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn cơ hội xâm nhập vào chỗ cắt trên cuống rốn khi vết thương chưa lành.
2. Triệu chứng
Hiện tượng viêm cuống rốn xảy ra ở heo con sau khi sinh được 4 – 5 ngày, thường gặp ở 2 thể:
- Thể cấp tính: Heo con nóng sốt, sưng đỏ vùng cuống rốn, thân nhiệt tăng cao 40 – 41 độ C, bỏ bú và chết trong cơn co giật do ảnh hưởng triệu chứng thần kinh.
- Thể mãn tính: Heo con khỏi bệnh để lại biến chứng như viêm khớp xương, sa ruột non và hiện tượng bại huyết.
3. Điều trị
- Tiêm kháng sinh: NASHER AMX, liều 1ml/10kg TT, liên tục trong 2- 3 ngày.
- Tiêm thuốc hạ sốt: NASHER TOL, liều lượng 1 ml/20 kg TT/con/lần/ngày.
- Rửa chỗ viêm bằng thuốc sát trùng.
- Giữ chuồng trại khô ráo và sạch sẽ.
4. Phòng bệnh
- Dụng cụ thú y cần phải vô trùng hoàn toàn khi sử dụng cho heo.
- Nên nuôi heo bằng chuồng lồng để giảm nguy cơ vi khuẩn cơ hội xâm nhập các vết thương hở gây bệnh.
- Khi can thiệp trong quá trình heo nái sinh, không nên kéo heo con quá mạnh, ta nên đưa tay vào tìm cuống rốn (nối liền với lá nhau) để tránh đứt hoặc ảnh hưởng đến cuống rốn và đưa heo con ra ngoài theo nhịp rặn của heo mẹ.
BỆNH DO GIUN TRÒN ASCARIS SUUM TRÊN HEO
Bệnh do giun tròn Ascaris suum là bệnh ký sinh trùng phổ biến trên heo, đặc biệt là heo con và heo choai. Giun tròn ký sinh ở ruột non, gây giảm hiệu quả chuyển hóa thức ăn, kém tăng trọng, và có thể gây tổn thương nặng nề đến gan, phổi.
1. Nguyên nhân
- Tác nhân gây bệnh: Giun tròn Ascaris suum, một loại giun ký sinh lớn, dài từ 15–40 cm, màu trắng hồng.
- Vòng đời:
+ Trứng giun từ phân heo bị bệnh phát tán ra môi trường, cần 2–4 tuần để phát triển thành trứng có ấu trùng nhiễm (giai đoạn lây nhiễm).
+ Heo ăn phải trứng nhiễm qua thức ăn, nước uống hoặc tiếp xúc với môi trường bẩn.
+ Ấu trùng di chuyển qua gan, phổi, rồi trở về ruột non để phát triển thành giun trưởng thành.
2. Dịch tễ học
- Đối tượng bị ảnh hưởng:
+ Thường gặp ở heo con từ 2–6 tháng tuổi.
+ Heo nuôi tập trung, mật độ cao, điều kiện vệ sinh kém dễ bị nhiễm hơn.
- Đường lây truyền:
+ Qua phân heo chứa trứng giun.
+ Lây lan nhanh trong điều kiện chuồng trại ẩm thấp, ô nhiễm.
3. Triệu chứng lâm sàng
- Triệu chứng phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của giun:
+ Giai đoạn ấu trùng (gan, phổi): Ho khan, khó thở, thở khò khè (do tổn thương phổi). Sốt nhẹ, bỏ ăn.
+ Giai đoạn trưởng thành (ruột): Heo gầy yếu, còi cọc, lông xù, da xám. Chướng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ. Đôi khi có dấu hiệu tắc ruột, đau bụng, chậm tăng trọng.
4. Bệnh tích
- Gan: Có nhiều điểm trắng hoặc vết sẹo dạng "đốm sữa" do ấu trùng di chuyển, gây tổn thương mô gan.
- Phổi: Xuất huyết, viêm, có dịch trong phổi do ấu trùng xâm nhập.
- Ruột: Ruột non chứa nhiều giun trưởng thành, có thể bị tắc nghẽn hoặc viêm nhiễm.
5. Phòng bệnh
- Quản lý môi trường:
+ Dọn phân heo thường xuyên để giảm nguồn lây nhiễm.
+ Sát trùng chuồng trại định kỳ bằng các sản phẩm như DESINFECT 0, KLORTABS.
+ Đảm bảo thức ăn, nước uống sạch sẽ, không nhiễm trứng giun.
- Chương trình tẩy giun định kỳ:
+ Tẩy giun lần đầu khi heo được 6–8 tuần tuổi, sau đó lặp lại mỗi 2–3 tháng.
+ Sử dụng các thuốc tẩy giun hiệu quả như Levamisole, Ivermectin, hoặc Fenbendazole.
- Kiểm soát nguồn lây nhiễm:
+ Không nuôi heo mới cùng chuồng với heo cũ mà không tẩy giun.
+ Quản lý phân bón cẩn thận, tránh để heo tiếp xúc trực tiếp với đất bẩn.
6. Điều trị bệnh
- Thuốc tẩy giun:
+ IVERTIN(Ivermectin): Hiệu quả với cả ấu trùng và giun trưởng thành. Liều 1 ml Ivertin/33 kg TT, tiêm bắp vùng sau tai
+ CLOSALBEN( Closantel: 5%, Albendazol: 5%)
+ GENDAZEL(Albendazol)
- Hỗ trợ điều trị:
+ Bổ sung vitamin, chất điện giải để tăng sức đề kháng: VITROLYTE, T.C.K.C, SUPER C 100, SUPER K 100
+ Sử dụng kháng sinh để phòng nhiễm trùng thứ cấp do tổn thương gan, phổi: NASHER DOX 1g/5-10L nước uống, MOXCOLIS 1 g/10kg TT
CAI SỮA SỚM TRÊN HEO CON – HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHO NGƯỜI MỚI CHĂN NUÔI
Cai sữa sớm cho heo con là một kỹ thuật chăn nuôi có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để bạn có thể áp dụng thành công phương pháp này trong việc chăn nuôi heo con.
1. Thời Điểm Cai Sữa
- Lựa chọn thời điểm: Cai sữa cho heo con từ 21 đến 28 ngày tuổi là thời điểm lý tưởng. Tại giai đoạn này, heo con đã phát triển hệ tiêu hóa đủ mạnh để chuyển sang chế độ ăn khác.
- Lợi ích: Cai sữa sớm giúp tăng số lượng lứa sinh sản trong năm và giảm thời gian nuôi, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế.
2. Chọn Thức Ăn Phù Hợp
- Thức ăn khô cho heo con:
- Đặc điểm: Chọn thức ăn có protein cao (20-22% protein) và dễ tiêu hóa, ví dụ như thức ăn hỗn hợp cho heo con.
- Thành phần: Nên có các thành phần như ngũ cốc (ngô, đậu nành), dầu cá và các loại vitamin, khoáng chất cần thiết.
- Thức ăn bổ sung: Cung cấp thêm vitamin (A, D, E) và khoáng chất (canxi, phốt pho) để hỗ trợ sự phát triển xương và hệ miễn dịch của heo con. Sử dụng các sản phẩm như PRODUCTIVE FORTE, UMPROTOP liều lượng 1ml/2-3 lít nước uống
3. Tăng Cường Nước Uống
- Đảm bảo nước sạch: Luôn có nước sạch và đủ cho heo con uống. Nước rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa và giúp heo con hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
- Kiểm tra thường xuyên: Thay nước hàng ngày và kiểm tra xem heo con có uống đủ nước hay không. Có thể sử dụng sản phẩm KLORTABS để sử lý nước uống cho heo với liều lượng 1 viên? 400 lít nước uống
4. Tạo Môi Trường Thoải Mái
- Chuồng nuôi: Đảm bảo chuồng nuôi thông thoáng, sạch sẽ và không có mùi hôi. Vệ sinh chuồng định kỳ để hạn chế bệnh tật. Thường xuyên sử dụng các sản phẩm sát trùng như DESINFECT GLUTAR ACTIVE, FOAM 32T, KLORTABS để vệ sinh chuồng trại
- Nhiệt độ: Đảm bảo nhiệt độ trong chuồng nuôi ở mức lý tưởng (khoảng 22-28°C) để heo con cảm thấy thoải má
- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Theo dõi sự tăng trưởng và sức khỏe của heo con sau khi cai sữa. Ghi chép lại trọng lượng và tình trạng sức khỏe của từng con.
- Nhận biết dấu hiệu bất thường: Nếu heo con có dấu hiệu chán ăn, tiêu chảy hoặc sức khỏe giảm sút, cần can thiệp ngay lập tức.
6. Kỹ Thuật Cai Sữa Dần Dần
- Cai sữa dần: Thay vì cai sữa hoàn toàn ngay lập tức, bạn có thể giảm dần lượng sữa cho heo con trong vòng vài ngày trước khi chuyển sang thức ăn hoàn toàn. Ngoài ra từ ngày từ 5 có thể dụng sữa thay thế DANKAPIG LACTO START và cho tập ăn với những đàn heo mẹ để sai hoặc những nái có lượng sữa thấp.
- Phương pháp này giúp: Giúp heo con dần thích nghi với chế độ ăn mới mà không bị sốc.
7. Lập Kế Hoạch Dinh Dưỡng Hợp Lý
- Chế độ ăn hợp lý: Sau khi cai sữa, bạn cần lập kế hoạch dinh dưỡng hợp lý cho heo con để đảm bảo chúng phát triển khỏe mạnh.
- Thay đổi thức ăn từ từ: Khi chuyển sang thức ăn mới, hãy làm từ từ để heo con dễ dàng thích nghi và tránh tình trạng tiêu hóa kém.
8. Giám Sát và Điều Chỉnh
- Theo dõi phản ứng của heo con: Chú ý đến sự phản ứng của heo con đối với thức ăn mới và điều chỉnh lại nếu cần thiết.
- Lên kế hoạch cho các lứa tiếp theo: Dựa trên kết quả từ lứa heo con trước, bạn có thể lên kế hoạch cai sữa cho các lứa sau sao cho hiệu quả nhất.
9. Kết Luận
- Cai sữa sớm trên heo con có thể mang lại nhiều lợi ích về kinh tế nếu được thực hiện đúng cách. Bằng cách tuân thủ các hướng dẫn trên, bạn sẽ giúp heo con phát triển khỏe mạnh và đạt hiệu suất tối ưu trong chăn nuôi. Hãy luôn theo dõi và điều chỉnh phương pháp chăn nuôi của mình để phù hợp với điều kiện thực tế và nhu cầu của đàn heo.
PHÒNG CHỐNG VẬN CHUYỂN, NHẬP LẬU HEO TẠI BIÊN GIỚI TÂY NAM
Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) vừa có văn bản văn bản số 818/ĐTCBL-P1 đề nghị Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm phòng chống vận chuyển trái phép heo qua biên giới Tây Nam.
- Biên giới Tây Nam Việt Nam, giáp ranh với Campuchia, là khu vực dễ xảy ra tình trạng vận chuyển và buôn lậu heo do các tuyến biên giới đất liền dài và khó kiểm soát hoàn toàn. Hoạt động buôn lậu heo không chỉ vi phạm pháp luật mà còn tiềm ẩn nguy cơ lây lan các dịch bệnh nguy hiểm, như dịch tả lợn châu Phi (ASF), gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi trong nước. Để phòng chống hiệu quả tình trạng này, nhiều biện pháp đã và đang được triển khai đồng bộ và chặt chẽ hơn.
1. Tăng cường kiểm tra và giám sát tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở
- Tại khu vực biên giới Tây Nam, các cửa khẩu chính như Mộc Bài (Tây Ninh), Tịnh Biên (An Giang), và nhiều đường mòn, lối mở khác là những điểm nhạy cảm trong việc nhập lậu gia súc. Lực lượng chức năng như hải quan, biên phòng, và kiểm dịch động vật đã tăng cường kiểm soát, đặt các chốt kiểm tra cố định cũng như lưu động tại những khu vực này. Cụ thể:
+ Đặt các trạm kiểm soát liên ngành: Những trạm này bao gồm nhân viên từ biên phòng, công an, hải quan, và thú y, nhằm thực hiện việc kiểm tra kỹ lưỡng các phương tiện vận chuyển qua lại. Các trạm có quyền kiểm tra giấy tờ vận chuyển, giấy chứng nhận kiểm dịch và nguồn gốc của heo.
+ Sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại: Camera giám sát, thiết bị kiểm tra nhanh, và các công cụ khác được trang bị để phát hiện những hành vi vận chuyển trái phép, tăng cường khả năng phản ứng nhanh của các lực lượng chức năng.
2. Thiết lập trạm kiểm dịch động vật lưu động
- Do địa hình biên giới Tây Nam phức tạp với nhiều tuyến đường lối mở không chính thức, lực lượng chức năng đã triển khai các trạm kiểm dịch lưu động. Những trạm này được di chuyển linh hoạt giữa các điểm nóng buôn lậu, nhằm phát hiện và ngăn chặn ngay tại chỗ các hoạt động vận chuyển heo trái phép.
+ Kiểm tra phương tiện nghi ngờ: Các phương tiện vận tải có dấu hiệu bất thường hoặc khả nghi sẽ được dừng lại để kiểm tra kỹ lưỡng, bao gồm cả việc soi chiếu các thùng chứa để phát hiện heo được giấu lậu.
+ Kiểm tra đường mòn, lối mở: Không chỉ tập trung tại các cửa khẩu chính thức, lực lượng chức năng còn tuần tra tại các đường mòn, lối mở, ngăn chặn các trường hợp buôn lậu lẻ tẻ qua các con đường nhỏ.
3. Phối hợp liên ngành và chia sẻ thông tin
- Phối hợp giữa các lực lượng chức năng là yếu tố quan trọng trong việc chống vận chuyển, nhập lậu heo qua biên giới. Bộ đội biên phòng, hải quan, công an, và quản lý thị trường đã hợp tác chặt chẽ hơn thông qua các hoạt động:
+ Lập các đường dây nóng: Việc lập đường dây nóng giữa các cơ quan chức năng giúp trao đổi thông tin nhanh chóng và kịp thời về các dấu hiệu khả nghi. Điều này giúp phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vụ buôn lậu ngay từ khi còn chưa tiến hành vận chuyển.
+ Tổ chức các chiến dịch chung: Các chiến dịch kiểm soát quy mô lớn, kết hợp giữa các lực lượng, được thực hiện định kỳ hoặc khi có thông tin về các vụ buôn lậu lớn. Những chiến dịch này không chỉ ngăn chặn việc nhập lậu mà còn răn đe các đối tượng khác.
4. Tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân
- Người dân tại khu vực biên giới là một phần quan trọng trong việc phát hiện và phòng ngừa tình trạng nhập lậu heo. Các cơ quan chức năng thường xuyên tổ chức các chương trình tuyên truyền nhằm:
+ Nâng cao nhận thức về tác hại của buôn lậu: Thông qua các buổi họp mặt, phát tờ rơi, và truyền thông qua hệ thống loa đài, người dân được phổ biến về hậu quả nghiêm trọng của việc nhập lậu heo, đặc biệt là nguy cơ lây lan dịch bệnh. Điều này giúp hạn chế sự tiếp tay của người dân đối với các đối tượng buôn lậu.
+ Khuyến khích người dân tố giác tội phạm: Người dân được khuyến khích báo cáo với cơ quan chức năng khi phát hiện các hoạt động vận chuyển, buôn bán heo bất hợp pháp. Những thông tin này giúp lực lượng chức năng chủ động hơn trong việc ngăn chặn các vụ việc.
5. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm
- Một trong những biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa buôn lậu là xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Các đối tượng vận chuyển, buôn lậu heo khi bị phát hiện sẽ phải chịu các hình thức xử phạt như:
+ Xử phạt hành chính: Đối với các trường hợp vi phạm lần đầu hoặc ở quy mô nhỏ, mức phạt hành chính có thể từ hàng triệu đến hàng chục triệu đồng, tùy thuộc vào mức độ vi phạm. Ngoài ra, toàn bộ số heo lậu sẽ bị tiêu hủy theo quy định để ngăn ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh.
+ Truy cứu trách nhiệm hình sự: Đối với các vụ buôn lậu lớn, có tính chất tổ chức hoặc tái phạm nhiều lần, đối tượng vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu án phạt tù. Điều này tạo ra sự răn đe mạnh mẽ, ngăn ngừa các hành vi vi phạm tương tự trong tương lai.
Kết luận
Phòng chống vận chuyển, nhập lậu heo tại biên giới Tây Nam là một công việc đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía, từ các cơ quan chức năng đến ý thức của người dân. Những biện pháp như tăng cường kiểm soát, phối hợp liên ngành, và xử lý nghiêm khắc các vi phạm đã và đang mang lại hiệu quả trong việc ngăn chặn tình trạng này. Việc phòng ngừa và ngăn chặn nhập lậu heo không chỉ giúp bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước, mà còn đảm bảo an toàn dịch bệnh và sức khỏe cộng đồng.
STRESS NHIỆT TRÊN HEO VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
Stress nhiệt trên heo thường xảy ra vào mùa nắng nóng khi điều kiện chăn nuôi không đảm bảo. Stress nhiệt diễn ra khi nhiệt độ cơ thể của heo không thể tự cân bằng với nhiệt độ môi trường khiến heo dễ mắc các bệnh khác. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh giúp người chăn nuôi hạn chế tối đa những thiệt hại do stress nhiệt gây ra trên heo.
1. Stress nhiệt trên heo là gì?
Stress nhiệt là hệ quả của nhiệt độ và độ ẩm cao, thường được gọi là chỉ số nhiệt - ẩm hoặc chỉ số stress nhiệt trên heo. Heo rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ vì cơ thể không có tuyến mồ hôi, phổi tương đối nhỏ. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao sẽ khiến heo bị stress nhiệt, suy giảm năng suất, giảm sức đề kháng, gia tăng tỷ lệ bệnh.
Heo bị stress nhiệt khi nhiệt độ môi trường quá cao
2. Ảnh hưởng của stress nhiệt đối với heo
*Đối với heo thịt, vỗ béo
- Heo giảm ăn hoặc bỏ ăn, uống nhiều nước, toàn thân ửng đỏ, heo lờ đờ, thở dốc
- Stress làm cho heo bị suy kiệt, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản và năng suất của đàn lợn.
*Đối với heo nái hậu bị và nái sau cai sữa chờ phối
- Đối với heo nái hậu bị: Heo chậm lên giống, biểu hiện động dục không rõ ràng, thời gian động dục ngắn
- Đối với lợn nái trong giai đoạn phối: Heo không đạt hưng phấn trong khi phối, thời gian phối giống ngắn, số lượng trứng rụng ít. Nhiệt độ bên trong cơ thể lợn nái quá cao có thể làm chết tinh trùng và trứng làm cho tỉ lệ con sinh ra thấp.
*Heo nái mang thai
- Stress nhiệt trên heo gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình phát triển của thai và gây lốc, xảy thai tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển của bào thai.
Stress nhiệt gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến heo nái
*Heo nuôi con
- Sữa ít, chất lượng sữa giảm
- Heo con không đồng đều, sức đề kháng kém, dễ bị tiêu chảy
- Heo nái cáu kỉnh, hay cắn con và đè chết con.
- Heo nằm sấp bụng, không cho lợn con bú
Heo nái bị stress nhiệt kém sữa
*Ảnh hưởng đến heo nọc
- Heo nọc lười phối giống, số lượng cũng như chất lượng tinh dịch giảm.
- Với những heo nọc phối giống bằng cách nhảy trực tiếp, stress nhiệt làm giảm tính hăng của heo nọc, giảm thời gian phối giống do đó hiệu quả phối giống không cao.
- Nếu heo nọc bị stress nhiệt trong thời gian dài, thì rất lâu sau, khi nhiệt độ môi trường trở lại bình thường, khả năng sinh dục của lợn nọc mới hồi phục hoàn toàn.
- Nhiệt độ tốt nhất để lợn nọc hoạt động là 21OC, mức nhiệt độ để lợn hoạt động bình thường là 29OC.
3. Phòng chống stress nhiệt trên heo
a. Giải pháp dài hạn
- Xây dựng chuồng theo hướng Đông - Tây ở nơi thoáng mát, cao ráo
- Đảm bảo độ thông thoáng của chuồng.
- Khoảng cách giữa các ô chuồng từ 10-12m
- Xây dựng hành lang rộng tối thiểu 1,5m.
- Trang bị các hệ thống làm mát trong chuồng
- Cung cấp nước đầy đủ, tạo điều kiện cho lợn tự điều hòa thân nhiệt một cách tốt nhất.
- Trồng nhiều cây xanh để khu vực chăn nuôi thoáng mát và tránh việc để ánh nắng chiếu trực tiếp vào mặt của lợn nái.
b. Một số giải pháp can thiệp mùa nắng nóng
**Nước và điện giải
- Đảm bảo luôn đủ nước sạch, mật độ máng ăn uống cho heo
- Hệ thống núm uống nước, máng uống phải đảm bảo phù hợp với số lượng heo chăn nuôi và phải luôn hoạt động tốt.
- Cung cấp điện giải và Vitamin C hàng ngày vào nước cho lợn uống: Sử dụng SUPER C 100, T.C.K.C liều 1g/ 1-2 lít nước.
Số lượng núm uống nước cho heo
** Nhiệt độ và độ ẩm
- Nhiệt độ chuồng nuôi luôn đảm bảo từ 22- 25ºC; ẩm độ < 75%. Nếu nhiệt độ tăng cao hơn 25ºC, có thể phun nước lên mái hoặc phun trong chuồng để làm giảm nhiệt độ
** Điều tiết khẩu phần ăn
- Cho lợn ăn tự do hoặc ăn nhiều bữa trong ngày, chú ý tăng khẩu phần ăn vào sáng sớm, chiều mát và đảm bảo thắp điện sáng đến 22h để lợn hoạt động và ăn uống.
- Bổ sung vào khẩu phần ăn MEN ZYMPRO, PERFECT ZYME liều 1g/ 1-2 lít nước hoặc 10g/1,5 kg thức ăn để lợn ăn ngon hơn và hỗ trợ tiêu hoá thức ăn.
** Sử dụng thuốc cho lợn mùa nóng
- Đối với lợn nái đẻ
Tiêm FEZAX-FORTE cho nái trước đẻ 5 ngày, liều lượng: 3ml/ con.
Đẻ xong, tiêm ACTIVITON liều 1 ml/20 kg thể trọng để kháng viêm.
- Nái nuôi con, sắp cai sữa: Sử dụng sản phẩm kích thích động dụng ALTRENDY và BOAR ES PLUS, tránh gây sốt sữa, viêm vú.
- Nếu lợn mẹ quá nóng, dùng nước lạnh làm ướt cổ cho lợn nhưng tuyệt đối không làm ướt lợn con.
- Tiêm phòng vaccine đầy đủ: vaccine dịch tả, suyễn lợn, PRRS(tai xanh), circo, FMD(lở mồm long móng), APP(viêm phổi dính sườn), KST…
QUẢN LÝ DỊCH BỆNH TRONG GIAI ĐOẠN ÚM HEO
Heo con giai đoạn theo mẹ chủ yếu bị ảnh hưởng nặng do quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng tuy nhiên cũng có không ít các tác nhân gây bệnh có ảnh hưởng tới heo trong giai đoạn này.Việc quản lý chăm sóc heo con trong giai đoạn này rất qua trọng, đặc biệt là kỹ thuật úm heo giúp giảm thiểu các tác nhân gây bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe đàn heo.
Giai đoạn úmheo hay giai đoạn heo con theo mẹ là khởi đầu quan trọng trong chăn nuôi heo, giai đoạn này heo con chưa hoàn thiện cơ thể do vậy rất dễ mắc các bệnh thông thường, ở thời kỳ này tỷ lệ chết của heo là 9,4% trên tổng số heo được sinh ra, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng này là do heo mẹ đè và heo con mắc bệnh
Việc chăm sóc nuôi dưỡng heo con giai đoạn theo mẹ để giảm thiểu hiện tượng heo con bị ốm, chết hay phát triển không bình thường chúng ta cần chú ý tới các nguyên nhân sau: Heo mẹ, tác nhân môi trường, các tác nhân gây bệnh.
Heo mẹ ảnh hưởng tới heo con giai đoạn này là có thể do: Trong thời gian mang thai, heo mẹ bị bệnh suy dinh dưỡng, các bệnh truyền nhiễm như: dịch tả, phó thương hàn,Aujeszky, leptospirosis, brucellosis, PRRS… Trong thời gian nuôi con; do heo mẹ mắc hội chứng MMA, bệnh sốt hậu sản hiện tượng sót nhau … hay do thay đổi thức ăn
Các tác nhân trên gây ảnh hưởng lớn tới heo mẹ dẫn tới nguồn sữa cung cấp cho heo con không ổn định hoặc mất hẳn, làm rối loạn tiêu hóa dẫn tới hiện tượng tiêu chảy trên heo con, đối với việc hiện tượng này cần chú ý đặc biệt tới việc chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý heo mẹ trong giai đoạn mang thai và cho con bú. Đặc biệt chú ý tới việc phòng bệnh cho heo mẹ và sử dụng thức ăn hợp lý cho heo mẹ, với heo mẹ giai đoạn cho con bú cần cho heo mẹ ăn tự do (không hạn chế heo mẹ ăn) mức trung bìnhmà heo mẹ có thể ăn được trong giai đoạn này là 4 – 6kg thức ăn hỗn hợp
1. Công thức tính lượng thức ăn cho heo mẹ
Thức ăn cho heo mẹ = thức ăn cho heo mẹ duy trì cơ thể + thức ăn cho việc tiết sữa nuôi con
Heo mẹ cần 1,8kg thức ăn hỗn hợp duy trì cơ thể.
Để nuôi 1 heo con heo mẹ cần ăn 0,3kg thức ăn hỗn hợp
Như vậy thức ăn cần thiết trong quá trình heo mẹ nuôi con là: 1,8 + 0,3 x n (n là số heo con trong ổ)
VD để nuôi một đàn 10 heo con cần cho heo mẹ ăn 1,8 + 0,3 x10 = 4,8 kg thức ăn hỗn hợp
Ngoài các yếu tố trên còn có một số yếu tố quan trọng nữa mà chúng ta cần quan tâm đó là vấn đề về các mầm bệnh thường trực, dễ mắc cho heo trong giai đoạn này.
Heo con theo mẹ rất mẫn cảm với các điều kiện môi trường do vậy việc chăm sóc không đúng kỹ thuật sẽ dẫn tới việc heo con mắc phải những bệnh thông thường gây ra hiện tượng tiêu chảy như E.coli, PED, cầu trùng, TGE, Rotavirus . . . tuy nhiên việc xử lý trong giai đoạn này gặp rất nhiều khó khăn do heo con chưa hoàn thiện hệ thống tiêu hóa, sức đề kháng còn yếu trước các tác nhân môi trường.
2. Bệnh E.coli
Là bệnh phổ biến với heo con theo mẹ không được chăm sóc nuôi dưỡng tố Nguyên nhân là do vi khuẩn E.coli có trong ruột của heo gây ra. Các biểu hiện đặc trưng của bệnh là tiêu chảy phân trắng, phân trắng và có thêm bọt. Heo con không chịu bú mẹ dẫn tới bệnh càng thêm trầm trọng.
Ta có thể xử lý bằng cách cho heo con uống Colistin, Amoxicillin,Ampicilin, Lincomycin nặng có thể tiêm cho heo tuy nhiên nên hạn chế vì ảnh hưởng tới sự phát triển của heo ở các giai đoạn sau.
3.Bệnh PED là bệnh do Coronavirus gây ra làm ảnh hưởng nặng nề tới heo con, bệnh có tỷ lệ chết rất cao.
Các biểu hiện của bệnh
+ Lười bú.
+ Nôn mửa.
+ Phân lỏng, có màu vàng, có sữa không tiêu và mùi rất tanh.
+ Heo con sụt cân nhanh do mất nước, heo con thích nằm lên bụng mẹ.
+ Lây lan rất nhanh (gần như 100%), chết trong 3-4 ngày, xác gầy
Đối với PED việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị tiêu chảy thường không hiệu quả ta có thể sử dụng vaccine để hạn chế sự lây lan của bệnh
4. Bệnh cầu trùng heo con do ký sinh trùng Isospora suis, thuộc nhóm protozoa nội bào gây ra, thường xảy ra đối với các trại có quy trình vệ sinh kém và mật độ nuôi cao, độ ẩm chuồng cao.
+ Đầu tiên heo tiêu chảy phân sệt, sau đó trở nên lỏng (có thể lẫn bọt) thường có màu trắng sữa.
+ Tiêu chảy kéo dài 5-6 ngày, phân có màu trắng chuyển dần sang màu vàng, nhưng cũng có khi có màu nâu nhạt hoặc hơi xám, phân tiêu chảy thường mịn và có dịch nhày.
+ Heo nhiễm bệnh nặng, xù lông, gầy ốm, heo mất nước, mệt mỏi nhưng vẫn bú
+ Tỉ lệ chết do bệnh cầu trùng thấp (khoảng 20% heo mắc bệnh) nhưng làm tăng trưởng kém cho heo con cả giai đoạn trước và sau cai sữa.
Việc xử lý cầu trùng thường có tiên lượng tốt khi sử dụng Toltrazuril cho uống.
– Ngoài ra các nguyên nhân do TGE, Clostridium, Rotavirus thường ít gặp trong giai đoạn này, chúng thường xuất hiện khi môi trường chăn nuôi không phù hợp như thiếu nhiệt trong mùa đông, bị gió lùa . . .
Các tác nhân trên gây thiệt hại nặng nề cho chăn nuôi heo dẫn tới việc heo con phát triển không đồng đều, thiệt hại đầu con và lưu cữu mầm bệnh trong môi trường nuôi.
Ngoài ra các tác nhân trên yếu tố dinh dưỡng trong giai đoạn cuối của giai đoạn này cũng ảnh hưởng sự phát triển của heo.
Việc cung cấp thiếu nước sạch cho heo con cũng là một nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tiêu chảy trên heo con.
Chăm sóc heo con giai đoạn theo mẹ việc giữ ấm, khô và sạch là 3 yếu tố hàng đầu và quan trọng nhất quyết định thàng công trong chăn nuôi heo con. Ngoài ra công tác phòng bệnh cũng cần chú ý tới.
Như vậy ngoài việc chăm sóc quản lý heo con giai đoạn theo mẹ, ta cần chú ý tới các nguyên nhân dẫn tới heo con bị nhiễm các tác nhân bên ngoài gây hiện tượng tiêu chảy, mất nước, giảm chất lượng con giống, ảnh hưởng tới các giai đoạn chăn nuôi sau và gây thiệt hại kinh tế nặng nề.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT HEO BỊ BỆNH TRONG ĐÀN
Nhận biết bệnh sớm là ưu tiên hàng đầu trong việc quản lý trại. Nó được thực hiện bởi các kỹ thuật viên phụ trách bằng cách sử dụng thị giác, âm thanh, cảm ứng và mùi để phát hiện heo có biểu hiện bất thường và phân biệt nó với những con khỏe mạnh.
Mỗi ngày, việc kiểm tra lâm sàng tất cả lợn trong chuồng cần phải được thực hiện. - Trên một trang trại 100 lợn nái, việc này có thể mất đến nửa tiếng đồng hồ mỗi ngày, và trên một trang trại lớn hơn, nó trở thành một nhiệm vụ quan trọng hàng ngày nhưng có thể được phân chia giữa các cấp bộ phận. Vấn đề của nhà quản lý là tổ chức trang trại của họ sao cho nhân viên có một khoảng thời gian để thực hiện chức năng này.
I. Việc sử dụng các dấu hiệu để nhận biết tình trạng sức khỏe heo
1/ Bỏ ăn là một trong những dấu hiệu rõ ràng ở heo được nhốt riêng mỗi con một ô chuồng, chẳng hạn như ở trại nái, nhưng ở heo nuôi theo nhóm thì không dễ để phát hiện nếu chỉ vài cá thể bỏ ăn. Khi heo không ăn, hoặc giảm lượng ăn vào mà chúng vẫn có vẻ bề ngoài bình thường, phải ngay lập tức nghi ngờ và kiểm tra nguồn cấp và chất lượng nước uống. Thiếu nước hoặc nước bị nhiễm khoáng, hóa chất cũng thường là nguyên nhân gây ra bỏ ăn đột ngột trên toàn đàn. Nếu nước không phải là vấn đề thì cần xem xét các dấu hiệu của bệnh.
2/ Lờ đờ cũng dễ được nhanh chóng phát hiện như dấu hiệu sớm của bệnh
3/ Run rẩy và lông dựng đứng là một đặc tính quan trọng của bệnh và là một trong những dấu hiệu rất sớm của bệnh viêm màng não hoặc nhiễm trùng liên cầu khuẩn ở khớp trên heo con còn bú. Hãy tìm kiếm dấu hiệu này vào lần kiểm tra tiếp theo đối với từng cá thể trong ổ đẻ. Một heo con nằm trên bụng của mình và run rẩy với lông dựng đứng thường là dấu hiệu của nhiễm trùng huyết (vi khuẩn vào trong máu) và hậu quả là tiêu chảy và không đi được.
4/ Giảm trọng lượng cơ thể là một dấu hiệu của bỏ ăn hoặc mất nước do tiêu chảy hoặc viêm phổi.
5/ Chảy nước mũi hoặc mắt thường là biểu hiện của một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Tiết nước bọt rất nhiều từ miệng có thể là do bệnh lở mồm long móng.
6/ Ở lợn nái, thải dịch âm hộ có thể do viêm âm đạo, viêm bàng quang, viêm bể thận hay viêm nội mạc tử cung.
7/ Thay đổi về tình trạng của phân có thể do nhiều nguyên nhân bệnh khác nhau hay cũng có thể là hoàn toàn bình thường. Khi thấy dấu hiệu chung chung này thì cần tìm thêm những dấu hiệu khác như chất nhầy hoặc máu (biểu hiện của bệnh lỵ, nhiễm salmonella, loét dạ dày hoặc tăng sinh đường ruột xuất huyết). Táo bón trên nái có thể là do sự phát triển của viêm-thủy thũng tuyến vú và mất sữa sau đẻ.
8/ Ói mửa có thể là dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày-ruột truyền nhiễm nếu trên nhiều cá thể, hoặc ở từng cá nhân thì có thể do viêm loét dạ dày. Trên heo theo mẹ, viêm dạ dày-ruột thường liên quan đến nhiễm trùng E. coli. Tiêm penicillin tác dụng kéo dài cũng có thể gây nôn mửa ở heo.
9/ Những thay đổi trên da giúp xác định bệnh: đó có thể là những tổn thương cấp tính hoặc mãn tính của ghẻ và chấy rận; bệnh dấu son không thể hiện rõ ràng để thấy bằng mắt thường nhưng việc dùng tay vuốt trên da heo sẽ chỉ giúp làm lộ ra những tổn thương của bệnh này. Những nốt thâm tím ở những điểm tận cùng của cơ thể (rìa tai, gốc móng, mõm) có thể chỉ ra bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus, nhiễm trùng huyết cấp do vi khuẩn hoặc trúng độc, như đã thấy trong bệnh cúm, bệnh tai xanh hoặc viêm vú và viêm tử cung cấp tính. Viêm phổi cấp tính hoặc viêm phổi kết hợp viêm màng bao tim cũng có thể gây biểu hiện tương tự.
10/ Tỷ lệ hô hấp: nên để ý xem hơi thở có biểu hiện là thở sâu thì thường là do phổi hóa thịt nên cơ thể thiếu oxy, còn nếu thở cạn hay thở bụng là biểu hiện của viêm màng phổi và đau.
11/ Cuối cùng là hiện trường xung quanh xác chết của một con lợn cũng là những chi tiết quan trọng, nên tiến hành khám nghiệm tử thi. Thời gian và địa điểm con lợn chết trong đàn kết hợp với những quan sát lâm sàng thường có thể giúp ích nhiều trong việc xác định và tìm hiểu một vấn đề.
II. Những thay đổi trong hành vi của heo
Lợn là một con vật có tính bầy đàn nên khi khỏe mạnh, chúng sẽ chơi chung và tụ tập theo nhóm. Tuy nhiên, khi bệnh nó có xu hướng nghỉ ngơi, nằm riêng một mình hoặc thường xuyên bị từ chối bởi những con lợn khác, thậm chí có khi bị các con khác tấn công. Ngược lại, khi nhiều con cùng bệnh thì chúng sẽ tụ tập lại, co ro và nằm chồng lên nhau, không muốn đứng lên. Khi lợn có những biểu hiện đó, ta cần quan sát và tìm hiểu kỹ hơn.
III. Đánh giá qua mùi
Chất lượng không khí có thể được phát hiện thông qua khứu giác của chúng ta. Qua đó, chúng ta có thể cảm nhận mức độ thông thoáng của chuồng trại, cấp độ cao của khí độc (ammoniac, H2S), độ ẩm cao hay thấp. Những mùi gì gây khó chịu cho chính chúng ta cũng có khả năng gây khó chịu cho heo.
Sờ nắn, đụng chạm: Đây là điều cần thiết để thăm khám một con lợn bệnh, nhằm phát hiện những thay đổi về nhiệt độ cơ thể, dịch tiết bất thường hoặc cục u trên da. Cần sờ nắn 4 chân trong trường hợp nghi què quặt, gãy xương hoặc sưng khớp. Trên lợn nái mới đẻ, luôn luôn rờ̀ bầu vú để phát hiện viêm vú, mất sữa.
CÁC THÔNG SỐ TRẠI NÁI
Sau một thời gian tìm hiểu về ngành chăn nuôi heo công nghiệp ở nước ta, cho chúng tôi thấy chăn nuôi heocông nghiệp hiện nay đang đòi hỏi người chủ mỗi trang trại cần phải trở thành chuyên gia: chuyên gia kinh tế (cần biết thông tin thị trường, giá cả trong nước, quốc tế, phân tích đánh giá đưa ra những nhận định thị trường . . .) chuyên gia dịch tễ học (hiểu rõ tình hình dịch bệnh trên thế giới, trong nước, khu vực gần trại của mình) cần có kỹ năng quản lý như những giám đốc (quản lý nhân công, xuất nhập, kế toán . . .) Các bác chủ trạng trại ngày nay cần có thêm nhiều kỹ năng quan trọng khác nữa để có thể tham gia vào thị trường chăn nuôi đầy cạnh tranh và ngày một khó khăn hơn. Việc quản lý trang trại sao cho hiệu quả kinh tế, nâng cao sức lao động và giảm thiểu chi phí là một trong những yêu cầu cấp thiết để có thể nâng cao sức cạnh tranh và tăng giá trị lợi nhuận.
Các “chuyên gia” chăn nuôi tại nước ta vẫn đang chăn nuôi dựa theo kinh nghiệm và chưa áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi đặc biệt là những trang trại quy mô vừa (50 – 150 heo nái). Có một trong những khía cạnh trong quản lý trang trại heo nái công nghiệp rất quan trọng đó là các “thông số trại nái”. Một khái niệm khá mới với tôi cũng như nhiều người đang chăn nuôi khác, tuy nhiên nó không quá xa lạ với mỗi người chăn nuôi vì ngày ngày chúng ta nhìn thấy nó, làm nó tốt lên mà không để ý đến hay chưa chú trọng tới.
Việc cải thiện các thông số trại nái trong chăn nuôi công nghiệp ở nước ta hiện vẫn chưa được các chủ trại thực sự quan tâm. Các chủ trại chăn nuôi vẫn đang tìm cách giảm chi phí chăn nuôi bằng nhiều cách trong đó có những giải pháp không thực sự mang lại hiệu quả mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong đó (ví dụ như: hạn chế sử dụng thuốc bổ, điện giải. Hạn chế dùng kháng sinh phòng bệnh. Lựa chọn thức ăn kém chất lượng hơn . . .) Thay vào đó, người chăn nuôi chúng ta nên áp dụng các khoa học kỹ thuật mới vào trong chăn nuôi, đây mới là cách giảm thiểu chi phí, giảm giá thành mà lại phát triển bền vững.Việc cải thiện thông số trại nái là một trong những giải pháp được nhiều trại áp dụng thành công và rất bền vững đó là nâng cao hiệu quả chăn nuôi, nâng cao sức sản xuất của trại bằng cách cải thiện các thông số trại nái.
Với mỗi trại chăn nuôi heo công nghiệp thông số trại nái tức là tỷ lệ mỗi loại nái trên tổng số nái trong trại.
1. Với một trại chăn nuôi heo nái ta cần biết chỉ số cơ cấu đàn chăn nuôi
Cơ cấu đàn chăn nuôi của trại cần tính toán là số heo nái trong trại
Đẻ lứa
1
2
3
4
5
6
7
8
>9
Tỷ lệ heo nái %
17
15
14
13
12
11
10
5
3
Tỉ lệ thay đàn 33% ví dụ đối với trại 600 heo nái thì trong 1 năm cần thay 198 con, 1 tháng cần thay 17 con và 1 tuần cần thay 4 con.
Tỉ lệ heo đực giống/heo nái = 1/60 (chú ý heo đực giống khai thác tinh nhân tạo và trại phối tinh nhân tạo 100%)
Ghi chú: Heo hậu bị phối mang bầu được gọi là lứa 1, đẻ xong 1 lứa gọi là lứa 2.
2. Thông số cơ cấu heo nái trong trại
Tất cả heo nái trong trại cần được chia theo các nhóm sau: nhóm heo mang thai, nhóm heo nuôi con, nhóm heo cai sữa và nhóm heo chờ phối (heo bị lốc, chưa lên giống . . .)
Bảng nhóm heo nái tại trại
Nhóm nái
Tuần
Mang thai
16.3
Nuôi con
3
Nái cai sữa
1
Phối lại và lốc
1
Tổng cộng
21.3
Như vậy để tính số heo đẻ trên tuần ta lấy tổng số heo chia cho 21,3. Từ đó có thể tính được số nái phối trên một tuần (số nái phối trên một tuần bằng số nái đẻ chia cho tỷ lệ phối đậu)
Hiện nay với những trại có tỷ lệ phối đậu là 90% thì:
– Tỷ lệ heo đẻ trên tuần là 4,6 – 4,7%
– Tỷ lệ nái cần phối trên tuần là 5,1 – 5,2%
Ví dụ: trại 600 heo nái, tỷ lệ phối thành công là 90%.
Số nái đẻ một tuần là 600/21,3 = 28 heo đẻ → số heo cần phối mỗi tuần bằng
28 x 100 : 90 = 31 heo.
Như vậy trại sẽ có
– Số lượng heo nái chờ đẻ = 28 (nái)
– Số lượng heo nái nuôi con = 84 (nái)
– Số lượng heo nái mang thai từ 1 → 15 tuần = 429 (nái)
– Số lượng heo nái cai sữa = 28 (nái)
– Số heo chờ phối = 31 heo
3. Cơ cấu chuồng nuôi tại trại.
Dựa vào các thông số về cơ cấu trại nái ta có thể biết được cơ cấu chuồng nuôi heo nái phù hợp.
+ Tỉ lệ heo nọc/heo nái là 1/60
+ Chuồng heo nái mang thai: Số lượng heo nái x (5,2% heo phối/tuần) x 16 tuần
+ Chuồng heo nái đẻ: Số lượng heo nái x (4,68% heo đẻ/tuần) x 6 tuần
+ Chuồng cách ly: Số hậu bị thay đàn/tháng x 2 tháng.
Bảng tỷ lệ số chuồng cho trại 600 nái
Chuồng heo nọc
10
Chuồng heo nái mang thai
499
Chuồng heo nái đẻ
168
Chuồng cách ly
Nhốt được 40 heo hậu bị
4. Kết luận
- Như vậy mỗi trại chănnuôi heochuyên nghiệp cần hiểu rõ các chỉ số về số heo đẻ trên tuần, số heo cần phối trên tuần và chỉ số heo cần loại thải cũng như bổ sung vào đàn nái để có được kế hoach nuôi thịt cũng như kế hoạch. Việc nâng cao các chỉ số trại là một trong những yếu tố giúp trại của bạn có thể cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.
- Trên đây là các thông số lý thuyết mà các trại cần hướng tới để nâng cao sức cạnh tranh của trại trong thời kỳ hội nhập, đưa chăn nuôi nước ta vươn ra thế giới một cách bền vững.
BỆNH THIẾU MÁU TRUYỀN NHIỄM TRÊN HEO
1. Nguyên nhânbệnh mycoplasma suis
- Bệnh do vi khuẩn Mycoplasma suis thuộc giống Mycoplasma gây ra. Có dạng hình cầu hoặc oval, kích thước khoảng 0,8 μm – 2,5 μm. Do Mycoplasma suis kí sinh trên và trong tế bào hồng cầu nên heo bị nhiễm M. suis có tình trạng giảm tỷ lệ và số lượng hồng cầu, nồng độ hemoglobin, glucose và sắt, trong khi nồng độ bilirubin trong máu gia tăng, dẫn đến sự thiếu máu cấp hoặc mãn tính ở heo nhiễm, làm giảm năng suất, gia tăng tỷ lệ nhiễm kế phát, chết do bội nhiễm ở tất cả các nhóm heo nhiễm M. suis (Ritzmann et al., 2009).
Vi-khuẩn-Mycoplasma-suis
2. Dịch tễ bệnh mycoplasma suis
- Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi trên heo. Trên các nghiên cứu trên thế giới, tỉ lệ nhiễm sẽ khác nhau tuỳ vào khu vực địa lí và độ tuổi của heo, đặc biệt tỉ lệ heo nái nhiễm trong các trang trại thường khá cao. Ở Đức, có đến 40,8% trại nhiễm M. suis với khoảng 13,9% heo choai (20 – 30 kg) dương tính với M. suis (CSIRO, 2012), và theo Stadler et al. (2019) tỷ lệ heo con sơ sinh trước khi bú dương tính với M. suis là 14,35%, trong khi có có đến 31,25% heo nái dương tính với M. suis. Trong khi đó tỷ lệ heo dương tính với M. suis tại Úc ở mức rất thấp, chỉ dao động trong khoảng 4,29 – 6,45 % (CSIRO, 2012). tại Pháp đã ghi nhận có đến hơn 50% nái dương tính với M. suis, ở mọi lứa đẻ.
- Bệnh lây lan chính qua đường máu, không qua tinh dịch, nước bọt. Đặc biệt giai đoạn đầu heo con theo mẹ – thời điểm thực hiện các thao tác kĩ thuật như bấm nanh, cắt đuôi, thiến heo, chủng vacxin,.. nếu không được vệ sinh sát trùng đầy đủ sẽ là mối nguy cơ làm lây lan bệnh giữa các đàn.
- Theo nghiên cứu của Zhongyang et al., (2017) cho thấy tỷ lệ nhiễm M. suis có biến động theo thời tiết, tăng cao hơn vào lúc thời điểm giao mùa, mùa khô. Đây cũng là thời điểm tạo điều kiện thuận lợi cho các côn trùng hút máu sinh sôi nhiều như ruồi, muỗi,….
- Các yếu tố stress từ bên ngoài tác động như thời tiết, môi trường, tình trạng sức khoẻ vật nuôi,…. là những yếu tố nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh do M. suis gây ra. Sự lây nhiễm từ bên ngoài vào chủ yếu do việc nhập heo nhiễm vào trong trại.
3. Triệu chứng bệnh mycoplasma suis
Mycoplasma suis tác động chính gây phá huỷ và giảm lượng tế bào hồng cầu gây tình trạng thiếu máu, da nhợt nhạt – đặc điểm đặc trưng của bệnh dẫn đến tác động xấu tới năng suất sinh sản và khả năng dễ nhiễm với các bệnh truyền nhiễm khác. Bệnh thường xuất hiện ở 2 thể: Cấp tính và mạn tính.
3.1 Thể cấp tính
a. Đối với heo con theo mẹ
Heo còi cọc, da nhợt nhạt, trắng da, xanh xao, gầy yếu
Độ đồng đều thấp, phát triển kém, có nhiều kích thước khác nhau
Vành tai có thể có màu tím bầm, sưng phù mí mắt
Có thể xuất hiện dấu hiệu yếu chân, heo con run, đi không vững, co giật do hạ đường huyết.
Heo-còi-cọc,-vàng-da,-chậm-lớn
Heo-sưng-mí-mắt
b. Đối với heo cai sữa
Mệt mỏi, lờ đờ, giảm ăn, chậm lớn
Da và niêm mạc nhợt nhạt, thể trạng xấu, còi cọc, lông xù
Thở gấp, thở bụng
Hoại tử mỏm tai – mỏm đuôi
Hoại-tử-mỏm-tai-mỏm-đuôi
Heo còi cọc, chậm lớn, lông xù
Heo-co-giật-do-hạ-đường-huyết
c. Đối với heo nái
Sốt cao 40-42°C, nhịp thở tăng, giảm ăn
Thiếu máu, da nhợt nhạt (vàng da), mất sữa
Chậm động dục, sảy thai hoặc đẻ non
Giảm tỉ lệ phối đạt, rối loạn chức năng sinh sản
Heo con sinh ra gầy yếu, còi cọc
Heo-nái-bị-rối-loạn-sinh-sản,-tỉ-lệ-sảy-thai-cao
Heo-nái-bị-rối-loạn-sinh-sản,-tỉ-lệ-sảy-thai-cao
3.2 Thể mạn tính
- Việc điều trị bằng kháng sinh không đủ để loại trừ hoàn toàn M. suis khỏi cơ thể heo nhiễm gây nên tình trạng nhiễm mạn tính, heo có thể trạng kém, vàng da, chậm lớn, da khô, lông xù, suy giảm miễn dịch khiến heo dễ mẫn cảm với các bệnh trên đường hô hấp và đường tiêu hoá, tăng chi phí điều trị. Bên cạnh đó, heo bị nhiễm M. suis ở thể cấp sau khi hồi phục hoặc heo lớn nhiễm M. suis thể nhẹ, có thể chuyển sang tình trạng mang trùng, là vật chủ lưu trữ và truyền lây mầm bệnh.
- Heo nái: Lượng sữa và chất lượng sữa giảm
4. Bệnh tíchbệnh mycoplasma suis
- Da và niêm mạc nhợt nhạt do sự phân hủy các tế bào hồng cầu trong máu, sự tích tụ của các sản phẩm phụ trong gan và sản xuất một chất gọi là bilirubin.
Da-và-niêm-mạc-vàng
Các chỉ số máu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là số lượng hồng cầu, tiểu cầu. Máu loãng, hồng cầu bị biến dạng hình sao, giảm hoặc mất chức năng sinh học.
Ở heo cai sữa, heo choai, có thể xuất hiện bệnh tích loét da ở những vùng rìa tai, đuôi, mõm. Mổ khám có thể ghi nhận được các bệnh tích như: viêm màng và tràn dịch xoang bụng, ngực, bao tim, vách tim mỏng, tim nhão, lách sưng, hạch sưng.
Phổi-sưng, xuất huyết
Các-hạch-bạch-huyết-bị-phù-nề-và-sưng
Tràn-dịch-xoang-bụng-ngực
5. Chẩn đoán
5.1 Chẩn đoán lâm sàng
- Chẩn đoán lâm sàng dựa vào triệu chứng run rẩy của heo con theo mẹ, heo con vẫn bú mẹ và triệu chứng này biến mất sau khi heo được bú sữa mẹ. Ở heo sau cai sữa, heo choai, chẩn đoán dựa trên dấu hiệu vàng da; lông da khô, xù; các vết lở loét ở rìa tai, đuôi… Tuy nhiên, chẩn đoán lâm sàng chỉ có tính định hướng, không đủ để khẳng định bệnh.
5.2 Chẩn đoán phòng thí nghiệm
* Chẩn đoán kháng nguyên
- Nhuộm Giemsa tiêu bản máu và quan sát dưới kính hiển vi: lấy mẫu máu kháng đông làm tiêu bản, nhuộm Giemsa và quan sát dưới kính hiển vi vật kính dầu. M. suis có màu nâu tím, dạng cầu hoặc trực ngắn trên bề mặt hoặc ở rìa của hồng cầu. Bệnh ở thể cấp, M. suis hiện diện nhiều trong mẫu, hồng cầu chưa hoặc ít biến dạng. Ở thể mãn, hồng cầu biến dạng hình sao, M. suis hiện diện rất ít, khó quan sát.
- Xét nghiệm bằng PCR: mẫu máu kháng đông có chứa hồng cầu. Kỹ thuật cho kết quả chính xác, nên sử dụng trong trường hợp bệnh thể mãn.
* Chẩn đoán kháng thể
Có thể sử dụng kỹ thuật HI, ELISA. Tuy nhiên chưa có kit thương mại.
5.3 Chẩn đoán phân biệt
Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác cũng gây triệu chứng vàng da, hoại tử da như bệnh do Salmonella, bệnh liên quan PCV2 (PCVAD - Porcine circovirus associated disease), nhiễm độc tố nấm, viêm gan, thiếu máu do thiếu sắt…
6. Phòng và trị
6.1. Phòng bệnh
- Hiện tại chưa có vắc-xin để phòng bệnh do M. suis. Việc phòng bệnh cần kết hợp các biện pháp quản lý và sử dụng thuốc kháng sinh nhóm tetracyclines (tetracycline, oxytetracycline, doxycycline, chlotetracycline). Do bệnh lây nhiễm qua đường máu và có thể lây truyền từ mẹ sang con, vì vậy để phòng bệnh cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:
Kiểm tra tình trạng nhiễm suis ở heo hậu bị trước khi nhập đàn. Heo hậu bị nhiễm phải được điều trị bằng tetracyclines trong vòng 7 – 10 ngày, lặp lại việc điều trị sau 1 thá
Sử dụng kim tiêm riêng cho mỗi bầy heo con theo mẹ hoặc cho mỗi cá thể heo sau cai sữa trở đi. Tiệt trùng nghiêm ngặt các dụng cụ cắt rang, cắt rốn, cắt tai.
Quản lý tốt các yếu tố nguy cơ gây tổn thương da của heo: không để heo giành vú, cắn tai, cắn đuôi…
6.2. Trị bệnh
- Thể cấp: Tiêm kháng sinh nhóm tetracyclines với liệu trình 7 – 10 ngày. Nên sử dụng kháng sinh có tác dụng kéo dài để giảm số lần tiêm và stress cho heo. Sau 1 tháng, cấp kháng sinh tetracyclines với liều điều trị qua đường miệng, trong vòng 7 – 10 ngày.
- Thể mãn: cấp kháng sinh qua đường miệng (thức ăn hoặc nước uống) với liệu trình 7 – 10 ngày. Lặp lại liệu trình sau 1 tháng.
Lưu ý: M. suis nhạy cảm với arsenic hữu cơ, tuy nhiên hoá chất này độc hại với người tiêu dùng và heo, vì vậy hạn chế sử dụng, nhất là không được sử dụng trên nhóm heo sản xuất thịt.
7. Kiểm soát
- Kiểm tra tình trạng nhiễm M. suis ở heo hậu bị trước khi nhập đàn để có giải pháp phù hợp.
- Xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm ở heo nái và heo cai sữa. Trong trường hợp mức độ nhiễm bệnh nghiêm trọng, cần áp dụng quy trình phòng trị sau: Tiêm kháng sinh tetracyclines toàn bộ nhóm heo nhiễm, trong vòng 7 – 10 ngày. Lặp lại liệu trình điều trị 2 lần, mỗi lần cách nhau 1 tháng, với liều điều trị qua đường miệng, trong vòng 7 – 10 ngày. Sau lần điều trị thứ hai, lấy mẫu máu kháng đông để đánh giá tình trạng nhiễm qua đó có biện pháp xử lý thích hợp.
GIÁ SẢN PHẨM CHĂN NUÔI(GIÁ TẠI TRẠI) CẢ NƯỚC NGÀY 10/4/2024
Đây là bảng giá sản phẩm chăn nuôi cả nước (tại trại) cập nhật ngày 10/09/2024, bao gồm: giá heo hơi, giá gà hơi, giá vịt…
Sản phẩm
ĐVT
Giá bình quân
Giá bình quân
So giá BQ
So giá BQ
10/9/2024
trong tháng
tháng trước
năm trước
(đồng)
(đồng)
(đồng)
(%)
(đồng)
(%)
Heo thịt hơi (Miền Bắc)
đ/kg
65.700
65.320
-780
-1,2
6
10,7
Heo thịt hơi (Miền Trung)
đ/kg
63.100
62.640
-1360
-2,1
5
9,1
Heo thịt hơi (Miền Đông)
đ/kg
63.500
62.960
-1340
-2,1
6
10,6
Heo thịt hơi (Miền Tây)
đ/kg
63.200
62.900
-1000
-1,6
6
10,7
Gà thịt lông màu (Miền Bắc)
đ/kg
55.000
49.980
5600
12,6
-9487
-16,0
Gà thịt lông màu (Miền Trung)
đ/kg
43.800
42.400
-7840
-15,6
-13120
-23,6
Gà thịt lông màu (Miền Đông)
đ/kg
45.700
43.520
-7860
-15,3
-22680
-34,3
Gà thịt lông màu (Miền Tây)
đ/kg
42.000
39.800
-4200
-9,5
-24300
-37,9
Gà chuyên thịt (Miền Bắc)
đ/kg
27.000
28.800
-3000
-9,4
-9
-23,4
Gà chuyên thịt (Miền Trung)
đ/kg
28.000
31.200
0
0,0
3
11,4
Gà chuyên thịt (Miền Đông)
đ/kg
28.000
31.200
0
0,0
3
11,4
Gà chuyên thịt (Miền Tây)
đ/kg
27.000
31.000
-200
-0,6
3
10,7
Vịt thịt (Miền Bắc)
đ/kg
36.000
36.840
-5060
-12,1
-14836
-28,7
Vịt thịt (Miền Trung)
đ/kg
40.000
38.800
-1020
-2,6
-8000
-17,1
Vịt thịt (Miền Đông)
đ/kg
40.000
44.220
220
0,5
-2830
-6,0
Vịt thịt (Miền Tây)
đ/kg
40.900
44.620
1
3,2
-2552
-5,4
Trứng gà (Miền Bắc)
đ/quả
1.970
1.942
-230
-10,6
-550
-22,1
Trứng gà (Miền Trung)
đ/quả
2.150
2.156
-132
-5,8
-449
-17,2
Trứng gà (Miền Đông)
đ/quả
1.700
1.860
-396
-17,6
-330
-15,1
Trứng gà (Miền Tây)
đ/quả
1.900
1.900
-170
-8,2
-300
-13,6
Trứng vịt (Miền Bắc)
đ/quả
2.290
2.376
-38
-1,6
-476
-16,7
Trứng vịt (Miền Trung)
đ/quả
2.400
2.380
-220
-8,5
-617
-20,6
Trứng vịt (Miền Đông)
đ/quả
2.500
2.460
-220
-8,2
-365
-12,9
Trứng vịt (Miền Tây)
đ/quả
2.090
2.138
-358
-14,3
-97
-4,3
GIÁ HEO HƠI HÔM NAY:11/9/2024- THỊ TRƯỜNG CHỮNG LẠI
Giá heo hơi hôm nay 11/9/2024 không có biến động mới. Hiện thị trường heo hơi ba miền đang giao dịch quanh ngưỡng giá 62.000 - 67.000 đồng/kg.
1. Giá heo hơi miền Bắc ngày 11/9.
Thị trường heo hơi miền Bắc không có biến động mới so với hôm qua.
Theo đó, Hà Nội vẫn giữ giá heo tại mức 67.000 đ/kg - cao nhất khu vực và cả nước.
Ngược lại, thương lái tại Ninh Bình vẫn giao dịch tại giá 64.000 đ/kg - thấp nhất khu vực.
Các địa phương còn lại giữ giá heo trong khoảng 65.000 - 66.000 đ/kg.
Tỉnh/Thành
Giá cả
Tăng/giảm
Bắc Giang
66.000
-
Yên Bái
66.000
-
Lào Cai
65.000
-
Hưng Yên
66.000
-
Nam Định
65.000
-
Thái Nguyên
66.000
-
Phú Thọ
66.000
-
Thái Bình
66.000
-
Hà Nam
65.000
-
Vĩnh Phúc
66.000
-
Hà Nội
67.000
-
Ninh Bình
64.000
-
Tuyên Quang
66.000
-
Như vậy, giá lợn hơi miền Bắc ngày 11/9/2024 đang giao dịch ở mức 64.000 - 67.000 đ/kg.
2. Giá heo hơi miền Trung và Tây Nguyên ngày 11/9
Thị trường heo hơi miền Trung và Tây Nguyên duy trì ổn định so với hôm qua.
Cụ thể, giá heo cao nhất khu vực đang là 66.000 đ/kg, tiếp tục được thu mua tại Thanh Hóa.
Ngoại trừ Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình vẫn giao dịch tại mức 64.000 đ/kg, giá heo tại các địa phương đang neo quanh ngưỡng 62.000 - 63.000 đ/kg.
Tỉnh/Thành
Giá cả
Tăng/giảm
Thanh Hóa
66.000
-
Nghệ An
64.000
-
Hà Tĩnh
64.000
-
Quảng Bình
64.000
-
Quảng Trị
63.000
-
Thừa Thiên Huế
63.000
-
Quảng Nam
63.000
-
Quảng Ngãi
63.000
-
Bình Định
62.000
-
Khánh Hòa
62.000
-
Lâm Đồng
63.000
-
Đắk Lắk
62.000
-
Ninh Thuận
62.000
-
Bình Thuận
63.000
-
Như vậy, giá lợn hơi miền Trung và Tây Nguyên ngày 11/9/2024 thu mua quanh mức 62.000 - 66.000 đ/kg.
3. Giá heo hơi tại miền Nam mới nhất ngày 11/9
Thị trường heo hơi miền Nam đồng loạt đi ngang so với hôm qua.
Trong đó, giá heo tại Bình Dương và Cà Mau đang là 65.000 đ/kg - cao nhất khu vực.
Các địa phương còn lại thu mua trong khoảng giá 62.000 - 64.000 đ/kg.
Tỉnh/Thành
Giá cả
Tăng/giảm
Bình Phước
62.000
-
Đồng Nai
63.000
-
TP.HCM
63.000
-
Bình Dương
65.000
-
Tây Ninh
63.000
-
Bà Rịa - Vũng Tàu
64.000
-
Long An
64.000
-
Đồng Tháp
63.000
-
An Giang
64.000
-
Vĩnh Long
63.000
-
Cần Thơ
64.000
-
Kiên Giang
63.000
-
Hậu Giang
63.000
-
Cà Mau
65.000
-
Tiền Giang
62.000
-
Bạc Liêu
63.000
-
Trà Vinh
62.000
-
Bến Tre
63.000
-
Sóc Trăng
63.000
-
Như vậy, giá lợn hơi miền Nam ngày 11/9/2024 đang giao dịch trong khoảng 62.000 - 65.000 đ/kg.
Phần lớn số lợn sữa nhập khẩu vào Hồng Kông đến từ Việt Nam.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Hồng Kông (Trung Quốc), thị trường này có nhu cầu lớn về nhập khẩu thực phẩm. Từ nhiều năm nay, Việt Nam luôn là quốc gia đứng thứ 6 mà Hồng Kông nhập khẩu thực phẩm, với kim ngạch nhập khẩu trung bình hàng năm khoảng hơn 400 triệu USD.
Một số mặt hàng thực phẩm Việt Nam đang chiếm thị phần lớn về nhập khẩu của Hồng Kông như gạo (chiếm 27%), và đặc biệt là lợn sữa khi chiếm tới hơn 99%. Hay có thể nói, đại đa số lợn sữa nhập khẩu vào Hồng Kông đến từ Việt Nam.
Lợn sữa cũng chính là sản phẩm chủ lực trong nhóm hàng thịt và sản phẩm thịt Việt Nam xuất khẩu sang Hồng Kông. Theo Tổng cục Hải quan, trong quý 2/2024, xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt của Việt Nam sang Hồng Kông đạt 2,57 nghìn tấn, trị giá 14,65 triệu USD, so với quý 2/2023 tăng 25% về lượng và tăng 16,6% về trị giá. Thịt và sản phẩm thịt xuất khẩu sang Hồng Kông chủ yếu là lợn sữa.
GIÁ HEO HƠI HÔM NAY 27/8/2024: MỘT VÀI ĐỊA PHƯƠNG TĂNG NHẸ 1.000 ĐỒNG/KG
Ghi nhận giá heo hơi hôm nay 27/8 tăng rải rác 1.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 62.000 – 66.000 đồng/kg.
1. Giá heo hơi tại miền Bắc
Thị trường heo hơi tại miền Bắc, giá thu mua tương đối ổn định, giao dịch trong khoảng 64.000 –000 đồng/kg.
Theo đó, thương lái tại hầu hết các địa phương đang thu mua heo hơi với giá trung bình là 65.000 đồng/kg.
Riêng tỉnh Thái Nguyên tăng nhẹ 1.000 đồng/kg đưa giao dịch lên mức 66.000 đồng/kg.
2. Giá heo hơi tại miền Trung – Tây Nguyên
Theo ghi nhận, giá heo ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên tăng nhẹ000 đồng/kg, thu mua trong khoảng 62.000 – 65.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Địnhsau khi tăng giá, heo hơi đang được thu mua ở mức 62.000 đồng/kg, cùng với các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Đắk Lắk và Ninh Thuậ
Các địa phương còn lại duy trì giao dịch ổn định.
3. Giá heo hơi tại miền Nam
Giá giao dịch heo hơi ở khu vực miền Nam tăng nhẹ 1.000 đồng/kg,dao động trong khoảng 62.000 –000 đồng/kg.
Cụ thể, Đồng Tháp và Vũng Tàu lần lượt thu mua tại mức 64.000 đồng/kg và 65.000 đồng/kg.
Heo hơi tại các địa phương còn lại vẫn được giao dịch với giá không đổi.
5 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH THIẾU MÁU TRUYỀN NHIỄM TRÊN HEO
Mycoplasma suis – gây ra thiếu máu và mất sữa ở heo. Bệnh do vi khuẩn Mycoplasma suis kí sinh trên và trong tế bào hồng cầu gây tình trạng nhiễm trùng máu toàn thân gây giảm tăng trọng, heo còi cọc, chậm lớn, gây ra thiệt hại lớn đối với năng suất chăn nuôi.
Bệnh thiếu máu truyền nhiễm trên heo do vi khuẩn Mycoplasma suis kí sinh trên và trong tế bào hồng cầu gây thiếu máu, nhiễm trùng toàn thân.
Bệnh lây nhiễm qua đường máu, không lây qua nước bọt, nước tiểu hay tinh dịch. Heo còn có thể bị lây nhiễm M. suis qua các dụng cụ thú y (kim tiêm, dụng cụ phẫu thuật), vết chích côn trùng hút máu…
Bệnh thường bùng phát nhiều ở thời điểm giao mùa, mùa mưa, độ ẩm cao, điều kiện chuồng trại kém,….
Bệnh có thể xảy ra mọi lứa tuổi :heo con theo mẹ, cai sữa, vỗ béo, cao nhất trên heo nái.
Do ít có thông tin về bệnh, các triệu chứng của bệnh Mycoplasma Suis dễ nhầm lẫn với các bệnh phổ biến khác trên heo như bệnh do Circovirus type 2, Glasser, bệnh do Leptospira, bệnh do thiếu sắt…
Việc sử dụng thường xuyên kháng sinh nhóm Tetracycline trong phòng – trị bệnh trên heo làm giảm đi dấu hiệu lâm sàng khiến việc chẩn đoán và kiểm soát bệnh không được chặt chẽ, dẫn đến M. suis lây nhiễm nhanh bên trong trại và giữa các trại heo, nhất là tại Việt Nam. Tỷ lệ trại heo nhiễm M. suis có thể rất cao, và tỷ lệ heo nhiễm có thể đến 88- 100%.