gà
Mổ khám gà là khâu vô cùng quan trọng để xác định đúng bệnh của gà. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.
1.Tại sao cần mổ khám gà?
Điều trị theo biểu hiện bệnh nhưng gà không khỏi.
Gà mắc bệnh và chết số lượng chết tăng không giảm.
Không biết rõ gà bị bệnh gì.
2. Khi nào thì cần mổ khám
Nếu trên đàn gà xuất hiện một trong những biểu hiện dưới đây thì cần mổ khám:
Khám thể trạng chung: khối lượng, béo hay gầ
Khám đầu: chảy nước mắt, nước mũi, sưng phù đầu, màu sắc, kích thước mào và tích, dịch nhầy ở miệng,
Khám lông, da: lông xù, khô hay bóng mượt, vùng da lông xuất huyết hoại tử hay không?
Những biểu hiện có thể gặp trong các bệnh:cơ xuất huyết: Bệnh Gumboro, hội chứng xuất huyế
Phù thũng quanh hốc mắt và sưng: bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, bệnh hô hấp do Mycoplasma, Coryza.
Sưng hoặc xung huyết mào tích: Tụ huyết trù
Ngoẹo cổ: Tụ huyết trùng, Newcastle.
3.Tiến hành mổ khám
Cắt tiết gia cầm
Sau khi gia cầm chết, tiến hành mổ và quan sát:
Quan sát tổng quan bên ngoài: màu sắc của da, dịch mắt, dịch mũi, vùng lông quanh hâu môn, đánh giá thể trạng…
Tách da vùng bụng để bộc lộ cơ ức và cơ đùi, đồng thời đánh giá bệnh tích cơ (viêm, xuất huyết, hoại tử cơ).
Cắt đôi xương và cơ ức để bộc lộ các nội quan bên trong, kiểm tra các hệ thống cơ quan:
+ Hệ thống hô hấp và tim: đánh giá tình trạng túi khí (màu sắc, những bất thường), kiểm tra phổi (viêm, phù, tích dịch, tích casein…), cắt và kiểm tra khí quản, rồi kiểm tra lên vùng đầu: xoang mũi, dịch mũi. Tim: biến đổi trên cơ tim, màng bao tim.
+ Hệ tiêu hóa: kiểm tra hệ tiêu hoá
Thực quản: xuất huyết
Diều: dị vật, xuất huyết?
Dạ dày tuyến: xuất huyết, giun sán lá?
Dạ dày cơ: Màng dễ bóc? xuất huyết, giun?
Ruột: Tụ huyết hay xuất huyết? có xuất hiện nốt loét hay không? giun? sán lá? sán dây?
Manh tràng: van hồi manh tràng xuất huyết, sưng, phân lẫn máu? Xuất huyết, sán?
Túi Fabricius: Sưng? xuất huyết? Fibrin? sán lá?
Lỗ huyệt: có xuất huyết không
+ Kiểm tra hệ tiết niệu: thậncó sưng, xuất huyết không
+ Kiểm tra cơ quan sinh sản: buồng trứng, ống dẫn trứng, dịch hoàn
+ Ngoài ra chúng ta cần kiểm tra thêm: Niêm mạc hậu môn, niêm mạc mắt, dây thần kinh đùi, não
Sau khi ghi nhận những biến đổi về bệnh tích của các cơ quan, chúng ta cần tổng kết lại và đánh giá kỹ lưỡng để định hướng nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Trường hợp bệnh tích không rõ ràng, cần tiến hành lấy mẫu xét nghiệm để tăng độ chính xác của công tác chẩn đoán.
BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH CHO GÀ
Phòng bệnh cho gà là một phần quan trọng của quản lý vật nuôi để đảm bảo sức khoẻ và hiệu suất sản xuất của đàn gà. Dưới đây là một số biện pháp phòng bệnh quan trọng cho vật nuôi
1. Tiêm phòng định kỳ:
Tiêm phòng là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa nhiều loại bệnh nguy hiểm cho gà như Newcastle, cúm gia cầm, Gumboro, E.coli….Để đảm bảo sức khoẻ vật nuôi cần tiêm phòng định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Bà con có thể tham khảo quy trình dưới đây:
Ngày tuổi
Loại vaccine
Đường cấp
1
Vaccine Mareck
Tiêm
1 – 3
Vaccine Cầu trùng
Nhỏ mắt, mũi miệng
5-7
Vaccine IB, Lasota
Nhỏ mắt, mũi miệng
8-10
Là mỏ hoặc cắt mỏ
Là hoặc cắt
10-12
Vaccine Gum, vaccine Đậu
Nhỏ mắt, mũi miệng, chủng màng cánh
15
Vaccine sưng phù đầu SHS
Cho uống hoặc Nhỏ mắt, mũi miệng
18
Vaccine Cúm lần 1
Tiêm dưới da
20
Vaccine Newcatxon lần 2
Cho uống
25
Vaccine gumboro lần 2
Cho uống
30
Vaccine ILT
quản truy
Cho uống hoặc nhỏ mắt, mũi, miệng
35
Vaccine Newcatxon
Tiêm
40
Vaccine cúm lần 2
Tiêm
45
Vaccine Newcatxon
Cho uống
75
Vaccine Newcatxon
Cho uống
2.Vệ sinh chuồng trại
Thường xuyên phun thuốc sát trùng định kỳ, dùng KLOTAB 1 viên cho 10 l nước, hoặc Nano Đồng để sử lý trấu trước và trong khi nuôi để hạn chế sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn…
Vệ sinh chuồng trại, đặc biệt phải có lớp chất độn chuồng hút ẩm, khô ráo, bằng cách rắc COMFORT DRY/NANO DRY lên nền chuồng để giảm ammoniac, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật có hại
3.Kiểm soát côn trùng và ký sinh trùng:
Côn trùng như ve, bọ chét, và kí sinh trùng như giun, sán có thể gây ra nhiều bệnh cho gà. Sử dụng các biện pháp kiểm soát côn trùng an toàn và hiệu quả để giảm bớt nguy cơ lây nhiễm
4.Chăm sóc dinh dưỡng:
Cung cấp một chế độ dinh dưỡng cân đối, giàu chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Đồng thời có thể bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất từ các sản phẩm bên ngoài như VITROLIEF, PRODUCTIVE ACID SE, ZYMEPRO, LIVERCIN, CALPHO ORAL . Đảm bảo gà có đủ nước sạch và thức ăn chất lượng
5. Kiểm tra sức khoẻ định kỳ:
Thực hiện kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho đàn gà để phát hiện kịp thời các bất thường hay dấu hiệu của bệnh để xử lý kịp thời
6. Giám sát và theo dõi:
Thường xuyên dám sát sức khoẻ của đàn gà và ghi những biểu hiện bất thường
7. Sử dụng thuốc điều trị:
Khi phát hiện gà mắc bệnh, thực hiện điều trị bằng thuốc phù hợp với sự hướng dẫn của bác sỹ thú y. Đảm bảo tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng. Ví dụ gà bị đi ỉa phân xanh, phân trắng thì sử dụng sản phẩm NANO BERBERIN , SOLAMOX
8. Quản lý môi trường nu
Kiểm soát môi trường nuôi bằng cách điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm phù hợp và thông gió để giảm stress và nguy cơ lây nhiễm bệnh
9. Phòng chống lây nhiễm:
Tách biệt gà mắc bệnh để ngăn chặn sự lan truyền của bệnh. Đảm bảo quy trình vệ sinh và tiêm phòng đúng cách bằng cách thường xuyên phun các loại thuốc sát trùng định kỳ như KLOTAB 1 viên cho 10l nước, hoặc NANO ĐỒNG để xử lý nấm, mốc...
1 SỐ GIỐNG GÀ ĐƯỢC NUÔI PHỔ BIẾN HIỆN NAY
I. Gà Ri
Gà ri là giống gà nội địa đã có từ rất lâu đời, kiêm dụng (nuôi lấy trứng, thịt), được nuôi phổ biến ở nhiều vùng của Việt Nam, tập trung nhiều ở miền Bắc và miền Trung.Gà có màu lông đa dạng.
1.Đặc điểm
Thân hình nhỏ bé, chân ngắn. Phần lớn gà mái có lông màu vàng rơm, vàng đất hoặc nâu nhạt, có đốm đen ở cổ, đuôi và đầu cánh. Gà trống có màu lông đỏ thẫm, đầu lông cánh và lông đuôi có màu đen ánh xanh; lông bụng có màu đỏ nhạt, vàng đất.
Màu da vàng hoặc trắng, da chân vàng. Mào cờ có răng cưa, màu đỏ và phát triển ở con trống. Tích và dái tai màu đỏ, có khi xen lẫn ánh bạc. Chân có hai hàng vẩy màu vàng, đôi khi xen lẫn màu vàng đỏ tươi. Gà mái một năm tuổi nặng 1,2 - 1,5kg, 4 - 5 tháng tuổi bắt đầu đẻ.
Sức đẻ năm đầu 100 - 120 trứng, trứng nặng 40 - 45g, vỏ màu trắng. Gà đẻ theo từng đợt 15 - 20 trứng, nghỉ đẻ và đòi ấp. Nuôi con khéo. Gà trống ba tháng đã biết gáy.
Một năm tuổi gà trống nặng 1,5 – 2kg
Thịt gà ri thơm, ngon, có màu trắng, sợi cơ nhỏ, mịn.
Ưu điểm: dễ nuôi, sức đề kháng cao, cần cù chịu khó kiếm ăn, nuôi con khéo
2.Các dòng gà Ri
Gà Ri vàng rơm
Gà Ri hoa mơ: có mào cờ, màu da vàng, màu lông chủ yếu là màu lông hoa mơ
3.Năng suất:
Mặc dù không có năng suất cao như các giống gà thịt chuyên nghiệp, nhưng gà Ri thường được nuôi theo hình thức gia đình hoặc nhỏ lẻ với mục đích đa dạng hoá thu nhập
4.Độ bền:
Gà Ri thường khoẻ mạnh, chịu được khí hậu và điều kiện môi trường khác nhau, phù hợp cho việc nuôi ở các vùng miền có địa hình khó khăn.
5.Tính hiếu động:
Gà Ri thường rất nhanh nhẹn và hoạt bát, có thể tự đi kiếm thức ăn và khá tự nhiên trong việc di chuyển trong môi trường chăn nuôi.
II. Gà Ai Cập
1. Nguồn gốc
Gà Ai Cập hay còn gọi là gà Fayoumi là một giống gà có nguồn gốc từ vùng Ai Cập và được nhân giống từ lâu trong lịch sử. Đây là giống gà cao sản và cho năng suất cao về sản phẩm trứng gà. Ngay từ thời trước công nguyên, người Ai Cập đã nổi tiếng về việc nuôi gà để lấy trứng. Họ nuôi giống gà Fayoumi là giống có nguồn gốc từ thành phố Fayoum cổ đại của Ai Cập.
2. Đặc điểm
Gà Ai Cập có tầm vóc trung bình, con cái có thân hình nhỏ nhẹ, tiết diện hình nhỏ nên thể hiện rõ hướng chuyên dụng trứng. Gà Ai Cập có chân cao, rất nhanh nhẹn, thịt săn chắc và ngon.
Gà mái lúc 19 tuần tuổi chỉ đạt 1,35-1,45 kg, lúc này nó đã bắt đầu đẻ. Gà có khả năng chống chịu bệnh tật tốt, chịu được kham khổ, có thể nuôi nhốt hoặc thả vườn. Gà Ai Cập có thể nuôi nhốt hoặc thả vườn tùy theo khả năng diện tích đất đai của chủ hộ. Đây là loại gà ưa yên tĩnh, thích hợp với vùng đồi.
Sau 20 tuần tuổi gà Ai Cập đã bắt đầu đẻ trứng, chúng sẽ kết thúc giai đoạn hậu bị, gà bước vào giai đoạn sinh sản, gà đẻ nhiều, chỉ cần nuôi hơn 4 tháng là có thể cho lứa trứng đầu tiên. Năng suất trứng đạt 250-280 quả/mái/năm, trung bình từ 200-210 trứng/năm. Sản lượng trứng chỉ đạt 141 quả, năng suất trứng có thể đạt 195-205 quả ở mức 72 tuần tuổi, tỷ lệ đẻ trứng cao, thời kỳ sinh sản đạt tỷ lệ 85% trong đó khoảng trên 80% trứng to và đều. Trứng chúng rất ngon, ngon hơn các loại trứng gà khác, tỷ lệ lòng đỏ cao, trứng có tỷ lệ lòng đỏ chiếm 34%.
3. Màu sắc:
Chúng có bộ lông hoa mơ đen đốm trắng, cổ dài, lông đuôi cao một số có lông màu hoa mơ đen đốm trắng, cổ trắng, mào cờ đỏ tươi, da trắng, chân màu chì, xung quanh mắt có màu lông sẫm hơn cho nên gọi là mắt hoa hậu
4.Tính cách và hành vi:
Gà Ai Cập thường rất hoạt bát, tự nhiên và thích khám phá. Chúng cũng có tính chất độc lập và không dễ dàng bị nhốt lại.
5. Những lưu ý khi nuôi gà Ai Cập
Mật độ nuôi gà con khi úm: 1m vuông có thể úm được 30-35 con
Mật độ nuôi gà hậu bị và sinh sản: 7-8 con/m2
Mật độ ghép gà trống mái theo tỉ lệ: 1 trống 7-8 mái
Lưu ý: chỉ khai thác tối đa gà đẻ 12-14 tháng( tính từ khi đẻ) để đạt hiệu quả năng suất trứng tối đa
Phải tiêm phòng đầy đủ vaccin cho gà theo khuyến cáo của nhà sản xuất