cúm gia cầm

CÚM GIA CẦM H5N1 VÀ MỐI ĐE DỌA TOÀN CẦU

Cúm gia cầm H5N1 đang trở thành mối đe dọa chưa từng có, khi lan rộng giữa nhiều loài động vật và có nguy cơ cao đối với con người. Các chuyên gia cảnh báo rằng thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới, nơi các bệnh truyền nhiễm không chỉ bùng phát ở một loài mà còn có thể ảnh hưởng đến nhiều quần thể sinh vật khác nhau. Trong nhiều tháng qua, H5N1 đã xuất hiện trong các trang trại bò sữa, với hàng chục ca nhiễm được ghi nhận ở những người làm việc trong môi trường này. Hiện tại, virus này đã được phát hiện ở hơn 48 loài động vật có vú, từ gấu đến bò sữa và gây ra cái chết hàng loạt ở sư tử biển và hải cẩu voi con. Tuần trước, Mỹ ghi nhận ca tử vong đầu tiên do nhiễm H5N1. Nhân viên kiểm dịch khử trùng đồ bảo hộ sau khi tiêu hủy gia cầm nhiễm virus H5N1 tại Hluboka, CH Séc. Ảnh: AFP Khả năng lây lan rộng và gây tử vong ở nhiều loài khiến một số nhà khoa học gọi H5N1 là “panzootic” – một loại dịch bệnh có thể vượt qua rào cản loài và tác động nghiêm trọng đến nhiều hệ sinh thái. Khi môi trường sống bị thu hẹp, đa dạng sinh học suy giảm và ngành nông nghiệp thâm canh phát triển mạnh, điều kiện trở nên lý tưởng cho các bệnh truyền nhiễm lây lan từ loài này sang loài khác. Các chuyên gia nhận định đây có thể là một trong những thách thức quan trọng nhất đối với sức khỏe và an ninh toàn cầu trong thời đại hiện nay. Cúm gia cầm đã gây ra thiệt hại lớn đối với hệ sinh thái, đặc biệt là quần thể chim biển. Hàng triệu cá thể chim hoang dã đã bị tiêu diệt, hơn 20.000 sư tử biển Nam Mỹ chết tại Chile và Peru, trong khi tại Argentina, ước tính có tới 17.000 hải cẩu voi con tử vong, tương đương 96% số cá thể con được sinh ra trong năm 2023. Nguy cơ virus này lây lan giữa người với người hiện là mối quan tâm đặc biệt của giới y tế. Liên hợp quốc đã đưa ra cảnh báo sau khi một người đàn ông ở Louisiana tử vong sau khi tiếp xúc với gia cầm và chim hoang dã. Từ tháng 3/2024, Mỹ ghi nhận 66 ca nhiễm H5N1 ở người, nhưng hầu hết đều có triệu chứng nhẹ. Cho đến nay, chưa có bằng chứng về việc virus này lây từ người sang người, song đây là điều mà các chuyên gia luôn theo dõi sát sao. Ba phần tư các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện có nguồn gốc từ động vật. Việc theo dõi các chủng virus có khả năng lây lan giữa các loài đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe con người. Một số nhà khoa học cho rằng COVID-19 có thể là một dạng bệnh truyền nhiễm giữa các loài, do virus SARS-CoV-2 đã lây nhiễm cho hơn 58 loài động vật. Tuy nhiên, không giống cúm gia cầm, COVID-19 không gây tử vong hàng loạt ở động vật nên không hoàn toàn phù hợp với định nghĩa của “panzootic”. Nguyên nhân chính khiến dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ hơn trong những năm gần đây được cho là do sự mở rộng hoạt động của con người vào các khu vực hoang dã. Mất đa dạng sinh học và sự suy giảm môi trường sống khiến các loài động vật phải sống gần con người hơn, làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo. Ngành chăn nuôi cũng góp phần đáng kể vào sự lan rộng của dịch bệnh khi số lượng động vật nuôi ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu lương thực. Nạn phá rừng và biến đổi khí hậu tiếp tục làm trầm trọng thêm vấn đề. Khi môi trường tự nhiên bị thu hẹp, động vật hoang dã bị dồn vào những không gian nhỏ hơn, làm gia tăng tiếp xúc với con người và vật nuôi. Đồng thời, nhiệt độ tăng lên cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các loài trung gian truyền bệnh như muỗi, ruồi và ve mở rộng phạm vi địa lý. Các nhà khoa học cảnh báo rằng tần suất các đợt bùng phát dịch bệnh, như H5N1 có khả năng tiếp tục gia tăng trong tương lai. Theo các chuyên gia, việc một loại virus mới xuất hiện với tiềm năng gây ra đại dịch toàn cầu chỉ còn là vấn đề thời gian. Tuy nhiên, nguy cơ này có thể được giảm thiểu thông qua các biện pháp như tăng cường giám sát dịch bệnh trên động vật, thúc đẩy phát triển vaccine từ giai đoạn sớm và áp dụng các phương thức canh tác bền vững để hạn chế sự tiếp xúc giữa con người và động vật hoang dã. Mặc dù rủi ro vẫn tồn tại, các chuyên gia tin rằng hiểu biết ngày càng rõ hơn về cách thức dịch bệnh lây lan giữa các loài sẽ giúp con người chủ động phòng ngừa và giảm thiểu tác động của các đại dịch trong tương lai.

CÁC CHỦNG CÚM GIA CẦM ĐANG LÂY LAN TRÊN TOÀN CẦU

Dịch cúm gia cầm bùng phát ở động vật có vú, trong đó có cả gia súc ở Mỹ, đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự thiếu hụt trong việc phòng chống đại dịch trong tương lai. Đây là nội dung một báo cáo công bố ngày 18/6, qua đó kêu gọi các nhà lãnh đạo hành động khẩn cấp. Bốn năm sau đại dịch COVID-19, báo cáo cho thấy các nhà hoạch định chính sách không đầu tư đầy đủ nguồn lực để ngăn chặn thảm họa tái diễn. Nhấn mạnh mối đe dọa tiềm ẩn, báo cáo dẫn chứng nghiên cứu mô hình cho thấy có 50% khả năng thế giới sẽ phải hứng chịu một đại dịch có quy mô tương tự như COVID-19 trong 25 năm tới. Trên thực tế, virus cúm gia cầm H5N1 gia tăng nhanh chóng ở động vật có vú, trong đó có gia súc trong các trang trại trên khắp nước Mỹ và một số trường hợp ở người, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ bùng phát đại dịch trong tương lai. Bà Helen Clark, cựu Thủ tướng New Zealand và đồng tác giả báo cáo, cảnh báo nếu H5N1 bắt đầu lây lan từ người sang người, thế giới có thể một lần nữa rơi vào tình trạng quá tải. Bà cho rằng hậu quả của đại dịch này có thể còn thảm khốc hơn hơn COVID-19. Bà Clark cho rằng con người chưa được trang bị đầy đủ để ngăn chặn các đợt bùng phát trước khi dịch lan rộng hơn. Bà cũng bày tỏ lo ngại về một biến thể bệnh đậu mùa khỉ Mpox nguy hiểm hơn đang ảnh hưởng đến trẻ em ở CHDC Congo. Mặc dù các quốc gia giàu có có vaccine để chống lại đợt bùng phát Mpox này, nhưng còn nhiều nước chưa được cung cấp loại vaccine này. Hiện đã có 2 trường hợp thiệt mạng vì biến thể Mpox tại Nam Phi. Bà cảnh báo nguy cơ lây lan của các mầm bệnh tương tự nếu các nhà hoạch định chính sách không hành động. Do đó, báo cáo kêu gọi các chính phủ và tổ chức quốc tế nhanh chóng nhất trí xây dựng một thỏa thuận phòng chống đại dịch mới vào tháng 12, đồng thời tăng cường tài trợ cho các nỗ lực thúc đẩy sản xuất vaccine, củng cố quyền lực của WHO và tăng cường các nỗ lực quốc gia để chống lại virus gây bệnh.  

CAMPUCHIA BÁO CÁO BÉ GÁI 11 TUỔI TỬ VONG VÌ CÚM GIA CẦM

Đây là trường hợp nhiễm bệnh ở người đầu tiên được biết đến ở Campuchia kể từ năm 2014 Campuchia thông báo một bé gái 11 tuổi ở một tỉnh phía đông thủ đô Phnom Penh đã tử vong sau khi bị nhiễm chủng cúm gia cầm H5N1, thường được gọi là cúm gia cầm, Reuters đưa tin . Bộ trưởng Bộ Y tế Mam Bunheng cho biết đây là trường hợp nhiễm chủng H5N1 đầu tiên ở người tại quốc gia Đông Nam Á này kể từ năm 2014. Cô gái đến từ tỉnh Prey Veng được chẩn đoán mắc bệnh cúm gia cầm sau khi bị sốt cao và ho vào ngày 16/2, tuyên bố cho biết. Khi tình trạng xấu đi, cô bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Quốc gia ở Phnom Penh để điều trị nhưng đã qua đời hôm thứ Tư, Bộ Y tế cho biết. Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) gần đây cho biết kể từ đầu năm ngoái, dịch cúm gia cầm đã tàn phá các trang trại trên khắp thế giới, dẫn đến cái chết của hơn 200 triệu con gia cầm vì dịch bệnh hoặc bị tiêu hủy hàng loạt. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi đầu tháng này đã ghi nhận sự lây lan của cúm H5N1 sang động vật có vú, nhưng cho biết nguy cơ đối với con người vẫn còn thấp. Phát biểu tại một cuộc họp báo, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết H5N1 đã lây lan ở gia cầm và chim hoang dã trong 25 năm, nhưng các báo cáo gần đây về các ca lây nhiễm ở chồn, rái cá và hải cẩu "cần được theo dõi chặt chẽ". Cơ quan y tế Campuchia kêu gọi người dân không xử lý động vật và gia cầm chết hoặc bị bệnh, đồng thời liên hệ với đường dây nóng nếu có ai nghi ngờ họ bị nhiễm bệnh. Trước bối cảnh trên, Viện Pasteur đề nghị giám đốc sở y tế 20 tỉnh, thành phố phía Nam chỉ đạo các đơn vị/phòng ban trực thuộc tập trung giám sát, phát hiện các trường hợp viêm phổi nặng do virus tại tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn, đặc biệt chú ý các trường hợp có tiền sử dịch tễ đi/đến/ở từ vùng có dịch. Kịp thời lấy mẫu bệnh phẩm gửi đến Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Các đơn vị kiểm dịch y tế quốc tế giám sát chặt chẽ người ra/vào/ở vùng có dịch, phối hợp với đơn vị kiểm dịch động thực vật giám sát gia cầm, động vật thủy sản vào Việt Nam qua cửa khẩu và qua đường mòn lối mở. Trung tâm kiểm soát các tỉnh, thành phố phối hợp với chi cục chăn nuôi và thú y các tỉnh phát hiện sớm ổ dịch cúm gia cầm và chia sẻ thông tin liên ngành. Việc xử lý ổ dịch cúm gia cầm được thực hiện theo quy định. Các đơn vị liên quan giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, chùm ca bệnh/ổ dịch cúm và viêm đường hô hấp chưa rõ nguyên nhân tại cộng đồng và cơ sở y tế để xử lý kịp thời. Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh cũng đề nghị sở y tế các tỉnh thành phía Nam triển khai ngay công tác truyền thông đến người dân về các biện pháp phát hiện, phòng chống bệnh.  

CAMPUCHIA BÁO CÁO BÉ GÁI 11 TUỔI TỬ VONG VÌ CÚM GIA CẦM

Đây là trường hợp nhiễm bệnh ở người đầu tiên được biết đến ở Campuchia kể từ năm 2014 Campuchia thông báo một bé gái 11 tuổi ở một tỉnh phía đông thủ đô Phnom Penh đã tử vong sau khi bị nhiễm chủng cúm gia cầm H5N1, thường được gọi là cúm gia cầm, Reuters đưa tin . Bộ trưởng Bộ Y tế Mam Bunheng cho biết đây là trường hợp nhiễm chủng H5N1 đầu tiên ở người tại quốc gia Đông Nam Á này kể từ năm 2014. Cô gái đến từ tỉnh Prey Veng được chẩn đoán mắc bệnh cúm gia cầm sau khi bị sốt cao và ho vào ngày 16/2, tuyên bố cho biết. Khi tình trạng xấu đi, cô bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Quốc gia ở Phnom Penh để điều trị nhưng đã qua đời hôm thứ Tư, Bộ Y tế cho biết. Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) gần đây cho biết kể từ đầu năm ngoái, dịch cúm gia cầm đã tàn phá các trang trại trên khắp thế giới, dẫn đến cái chết của hơn 200 triệu con gia cầm vì dịch bệnh hoặc bị tiêu hủy hàng loạt. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi đầu tháng này đã ghi nhận sự lây lan của cúm H5N1 sang động vật có vú, nhưng cho biết nguy cơ đối với con người vẫn còn thấp. Phát biểu tại một cuộc họp báo, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết H5N1 đã lây lan ở gia cầm và chim hoang dã trong 25 năm, nhưng các báo cáo gần đây về các ca lây nhiễm ở chồn, rái cá và hải cẩu "cần được theo dõi chặt chẽ". Cơ quan y tế Campuchia kêu gọi người dân không xử lý động vật và gia cầm chết hoặc bị bệnh, đồng thời liên hệ với đường dây nóng nếu có ai nghi ngờ họ bị nhiễm bệnh.  

CÚM GIA CẦM CÓ PHẢI LÀ ĐẠI DỊCH TIẾP THEO?

Ngay khi chúng ta vừa thoát khỏi đại dịch COVID-19, một chủng cúm gia cầm chuyển từ âm ỉ sang sôi sùng sục. Điều này có thể ảnh hưởng đến con người như thế nào? Chính phủ liên bang thông báo vào ngày 20 tháng 7 năm 2022 rằng họ đang tiến hành một cuộc điều tra đặc biệt về cái chết của hải cẩu ở Maine. Khoảng 150 con bị mắc cạn vào mùa hè năm ngoái và cúm gia cầm dường như là nguyên nhân chính. ROBERT F. BUKATY/BÁO CHÍ LIÊN KẾT Ngay khi thế giới đang trỗi dậy sau ba năm xảy ra đại dịch COVID-19, một chủng cúm gia cầm có khả năng gây bệnh cao, đã chuyển từ âm ỉ sang sôi sục. Cúm gia cầm, một loại vi-rút biến đổi nhanh có nguồn gốc từ động vật, sẽ là khởi đầu của đại dịch tiếp theo hay khả năng lây truyền từ người sang người của vi-rút vẫn nằm ngoài tầm với? Với hơn 150 triệu gia cầm và chim hoang dã bị giết hoặc tiêu hủy do chủng cúm này, được gọi là H5N1 , kể từ năm 2021, thế giới hiện đang phải đối mặt với đợt bùng phát cúm gia cầm lớn nhất trong lịch sử. Nhiễm trùng H5N1 ở người vẫn còn hiếm gặp, tổng cộng có 868 trường hợp kể từ năm 2003 và xảy ra do ăn phải hoặc hít phải vi rút từ gia cầm bị bệnh (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh khuyến cáo rằng thịt gia cầm và trứng an toàn để ăn khi được nấu chín đúng cách ). Hiện tại, khả năng lây truyền từ người sang người được coi là thấp . Tuy nhiên, với mỗi lần lây nhiễm ở người, vi-rút có cơ hội biến đổi và có thể đạt được sự kết hợp thành công của những thay đổi di truyền cần thiết để giải phóng sự lây truyền qua đường hô hấp — chìa khóa khiến cúm gia cầm trở thành vi-rút gây đại dịch. Từ H5N1 đến SARS-CoV — vi-rút gây bệnh COVID-19 — có một cảm giác đáng sợ về cách vi-rút có thể lây sang người từ động vật trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Gà và vịt đã cung cấp nguồn protein dồi dào và rẻ tiền cho con người qua các thời đại, kèm theo đó là các đợt bùng phát virus quy mô nhỏ từ những năm 1800 . Cúm gia cầm đã tiến hóa để trở nên độc hại ở ngỗng nhà vào năm 1996, gieo mầm cho một dòng dõi có khả năng giết chết gia cầm, chim hoang dã và thậm chí cả con người . Dòng H5N1 này lần đầu tiên được phát hiện ở miền nam Trung Quốc, trùng hợp với sự gia tăng lớn trong công nghiệp hóa gia cầm, và sự lây lan ban đầu của nó sang các quốc gia lân cận ở Đông và Nam Á dường như theo dõi chặt chẽ việc buôn bán gia cầm. Từ năm 2005 đến năm 2021, hơn 300 triệu gia cầm đã chết hoặc bị giết thịt trong nỗ lực dập tắt dịch cúm gia cầm, nhưng H5N1 hiện đã trở thành dịch lưu hành ở một số khu vực của Châu Á, Trung Đông, Châu Phi và gần đây là Châu Âu. Sự xuất hiện của bệnh cúm gia cầm ở Bắc Mỹ vào cuối năm 2021 đã đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình tiến hóa và lây lan của vi rút. Đầu tiên, việc vi-rút xâm nhập vào New Brunswick, Canada , vào tháng 11 năm 2021 phù hợp với sự di chuyển của một nhóm các loài mòng biển, chim biển và ngỗng từ Bắc Âu. Trong khi cúm gia cầm đã từng xuất hiện ở Hoa Kỳ trước đó, thì vào năm 2014-2015, sự lây lan của vi-rút đã bị chặn lại do việc tiêu hủy gia cầm ở vùng Trung Tây. Khoảng thời gian này, việc tiêu hủy 60 triệu con gà và gà tây từ California đến Maine có thể làm chậm quá trình lây truyền nhưng không ngăn chặn được sự lây lan của vi-rút. Trong số 1.000 loài chim hoang dã có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, hơn 140 loài hiện đã bị nhiễm H5N1, bao gồm các loài mang tính biểu tượng như đại bàng hói, diều hâu đuôi đỏ và các loài chim biển làm tổ, chẳng hạn như chim nhạn biển và nhạn biển hồng. Nếu vi-rút đang thích nghi với các loài chim hoang dã trên toàn cầu — một kịch bản sẽ khiến việc kiểm soát các đợt bùng phát trở nên vô cùng khó khăn — thì sự lây lan của dịch cúm gia cầm giữa các quốc gia có thể trở nên thường xuyên hơn. H5N1 hiện có phạm vi vật chủ đã mở rộng ra ngoài khu vực chứa vi rút gia cầm của nó. Nhiễm trùng đã được báo cáo ở động vật có vú hoang dã , từ gấu xám, gấu trúc, linh miêu và chồn hôi, với cáo đỏ chiếm một nửa trong số 110 ca nhiễm bệnh xảy ra trên 17 tiểu bang của Hoa Kỳ. Chủ đề chung với các trường hợp động vật có vú là động vật ăn thịt thường sống đơn độc hoặc sống theo nhóm nhỏ và ăn thịt chim hoang dã. Các triệu chứng như mù lòa và mất khả năng phối hợp dẫn đến tử vong thường xảy ra ở động vật ăn thịt và trong khi quấy rối, mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể làm giảm khả năng lây truyền. Tuy nhiên, các đợt bùng phát ở các loài động vật có vú sống thành đàn lớn như hải cẩu , cá heo , sư tử biển và tại một trang trại nuôi chồn hương duy nhất ở Tây Ban Nha đã làm dấy lên mối lo ngại về việc virus cuối cùng cũng có khả năng lây truyền sang người. May mắn thay, chúng tôi chỉ thấy các đột biến riêng lẻ chứ không phải hai đến ba đột biến cần thiết cho phép H5N1 tái tạo ở đường hô hấp trên thay vì sâu hơn trong phổi — một quá trình chuyển đổi sẽ mở ra cơ hội lây lan từ người sang người. Nhiễm trùng ở người rất hiếm nhưng gây tử vong với tỷ lệ tử vong là 56% so với khoảng 1,1% đối với người Mỹ bị nhiễm COVID-19 . Các kho dự trữ vắc-xin cúm gia cầm ở Hoa Kỳ rất nhỏ, cung cấp sự bảo vệ cho 20 triệu cá nhân có nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp cao nhất. Do COVID-19, công nghệ mRNA hiện tồn tại để giúp tăng quy mô sản xuất vắc-xin cho công chúng chống lại chủng H5N1 mới nhất. Đúng, sự mệt mỏi do đại dịch là có thật, nhưng bỏ qua mối đe dọa này cũng có thể phải trả giá đắt. Nichola Hill là trợ lý giáo sư sinh học, người nghiên cứu về hệ sinh thái và sự tiến hóa của bệnh tại Đại học Massachusetts Boston.

BỆNH CÚM GIA CẦM – AVIAN INFLUENZA (AI)

Gà sốt cao, thở khó, uống nhiều nước, mệt mỏi, ủ rũ, lông xù, mất tính thèm ăn. Đầu, mào, tích, chân tím bầm, phù và sưng. Tiêu chảy phân xanh, vàng, lẫn máu. Con vật vẹo cổ, mất thăng bằng, đi lại xiêu vẹo, bại liệt, không đứng hay đi được. Xuất huyết dưới da bàn chân và cẳng chân. Trứng giảm đột ngột.

Môi trường chăn nuôi

TIÊU DIỆT KÍ SINH TRÙNG TRÊN HEO

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Thiệt hại của kí sinh trùng gây...

Tiềm năng, lợi thế chăn nuôi bò thịt, bò sữa của Thủ đô

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Là Thủ đô song Hà Nội vẫn...

DINH DƯỠNG CHO NÁI HẬU BỊ THỜI KÌ MANG THAI

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Sự phát triển của heo con ở...

QUẢN LÝ DINH DƯỠNG TRƯỚC VÀ SAU CAI SỮA ĐỂ GIẢM CHI PHÍ CÁM

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Vấn đề của những nước chăn nuôi...

NHU CẦU VITAMIN CỦA GÀ

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Để nuôi gia cầm thành công, người...

NHU CẦU KHOÁNG CỦA GÀ

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Để nuôi gia cầm thành công, người...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SULPHONAMID

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
1. Triệu chứng Gà trúng độc Sulphonamid...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FURAZOLIDON

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
1. Triệu chứng Khi dùng Furazolidon phòng...

BỆNH NGỘ ĐỘC THỨC ĂN DO ĐỘC TỐ AFLATOXIN

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO MUỐI

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Muối là một trong những thành phần...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SELENIUM (Se)

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Selen là một trong những nguyên tố...

BỆNH DO TRÚNG ĐỘC KHÍ NH3

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Khí NH3  được sinh ra từ chất...

BỆNH TRÚNG ĐỘC KHÍ CO

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Lượng khí CO được sinh ra do...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FORMALDEHYDE

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Formaldehyde hay còn gọi là formon. Dung...

BỆNH SƯNG GAN THẬN TRÊN GÀ

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh sưng gan và thận thường xảy...

BỆNH HỘI CHỨNG XUẤT HUYẾT VÀ PHÌ GAN

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh FLHS là biểu hiện một quá...

BỆNH DO SUY DINH DƯỠNG TRÊN GIA CẦM

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu hụt dinh dưỡng gây rối...

BỆNH THIẾU VITAMIN A

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Đặc điểm của bệnh thiếu vitamin A...

BỆNH THIẾU VITAMIN D

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin D trong đàn gà...

BỆNH THIẾU VITAMIN E

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin E thường hay gặp...

BỆNH THIẾU VITAMIN K

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin K ở gà có...

BỆNH THIẾU VITAMIN B1

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin B1 ở gà thể...

BỆNH THIẾU VITAMIN B2

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin B2 có đặc điểm...

BỆNH THIẾU VITAMIN B5

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu axit Pantothenic ở gia cầm...

BỆNH THIẾU AXIT NICOTINIC – VITAMIN B3

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu axit Pantothenic ở gia cầm...

BỆNH THIẾU PYRIDOXIN (VITAMIN B6)

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Đặc điểm của bệnh này là giảm...

BỆNH THIẾU BIOTIN (VITAMIN H)

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Gà mắc bệnh thiếu Biotin có đặc...

BỆNH THIẾU AXIT FOLIC

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Axit folic hay còn gọi là vitamin...

BỆNH THIẾU CHOLINE

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Chất Choline còn được gọi là vitamin...

BỆNH THIẾU VITAMIN B12

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Vitamin B12 cần thiết cho sự phát...

BỆNH THIẾU SELENIUM

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu Selenium ở gà có đặc...

BỆNH THIẾU CANXI VÀ PHOTPHO (Ca, P)

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Canxi và photpho là 2 nguyên liệu...

BỆNH THIẾU MANGAN (Mn)

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Mangan được hấp thu qua đường tiêu...

BỆNH THIẾU MUỐI (NaCl)

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
NaCl là một loại muối bao gồm...

BỆNH THIẾU KẼM (Zn)

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Kẽm là một nguyên tố vi lượng...

BỆNH THIẾU (Mg)

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Mg trong cơ thể động vật chiếm...

BỆNH DO ĐÓI TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh đói ở gà thường thể hiện...

BỆNH DO MẤT NƯỚC TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Gà bị thiếu nước hay mất nước...

BỆNH DO LẠNH TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Gà bị lạnh với biểu hiện đứng...

BỆNH DO NÓNG TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Nhiệt độ quá nóng trong chuồng nuôi...

BỆNH DO TỔN THƯƠNG TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Đây là một bệnh nội ngoại khoa...

BỆNH THIẾU KALI TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Kali trong cơ thể có tác dụng...

BỆNH VIÊM THẬN SỚM Ở GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh chỉ thấy xuất hiện ở gà...

BỆNH MỆT MỎI CỦA GÀ ĐẺ CÔNG NGHIỆP

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh CLF thường xảy ra ở gà...

BỆNH CÒI XƯƠNG

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Đây là bệnh thường phổ biến ở...

BỆNH MỀM ĐỐT SỐNG

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thường thấy ở gà thịt giai...

BỆNH SỤN HOÁ XƯƠNG BÀN CHÂN

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh sụn hoá xương chày, xương bàn...

BỆNH GOUT

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh gout trên gà chia làm hai...

Kỹ thuật phòng và chữa bệnh cho vịt

12 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Sở hữu tổng đàn gia súc, gia...

LỰA CHỌN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO ĐÀN GÀ

12 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Ai cũng biết nước là nguồn dinh...

7 CÁCH GIÚP TĂNG LƯỢNG THỨC ĂN ĂN VÀO Ở HEO CAI SỮA

12 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Nếu lượng thức ăn ăn vào tăng...

ĐỘC TỐ NẤM MỐC: CÁNH CỬA CHO CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM.

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Ảnh hưởng trực tiếp của độc tố...

BỔ SUNG CHẤT ĐIỆN GIẢI CHO GÀ

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Không khí nóng gây thiệt hại rất...

CÁC BIỆN PHÁP GIÚP THỤ TINH NHÂN TẠO THÀNH CÔNG

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Thụ tinh nhân tạo có nhiều ưu...

QUẢN LÝ NÁI CAO SẢN

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Lý do khiến các trại tuy đã...

NUÔI DƯỠNG GÀ VÀO MÙA NÓNG

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Thông qua việc tạo và giải phóng...

VITAMIN VÀ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Một trong những yếu tố quan trọng...

BỆNH TGE TRÊN HEO – TRANSMISSBLE GASTROENTERITIS OF SWINE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG – FOOT AND MOUTH DISEASE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH MỤN NƯỚC TRÊN HEO – SWINE VESICULAR DISEASE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH MỤN NƯỚC TRONG MIỆNG HEO – SWINE VESICULAR STOMATITIS

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH PED TRÊN HEO – PORCINE EPIDEMIC DIARRHAE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH ĐẬU HEO – SWINE POX

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN TRÊN HEO – SWINE JAPANESE B ENCEPHALOMYETIS

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH VIÊM NÃO DO VIRUS NIPAH TRÊN HEO – NIPAH ENCEPHALITIS IN PIG

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

HỘI CHỨNG CÒI CỌC TRÊN HEO – POST WEANING MULTI SYSTEMIC WASTING SYNDROM

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH SẢY THAI DO PARVOVIRUS TRÊN HEO – PARVOVIRUS DISEASE OF SWINE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH PPRS TRÊN HEO – PORCINE REPRODUCTIVE AND RESPYRATORY SYNDROME

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH GIẢ DẠI TRÊN HEO – AUJESZKY

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH CÚM HEO – HOG FLU

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH DỊCH TẢ CHÂU PHI – AFRICA SWINE FIVER

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH DỊCH TẢ HEO – HOG CHOLERA

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH SƯNG PHÙ ĐẦU TRÊN GÀ – AVIAN PNEUMOVIRUS (APV)

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

HỘI CHỨNG CÒI CỌC DO REOVIRUS – REO

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH CÚM GIA CẦM – AVIAN INFLUENZA (AI)

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH BẠI HUYẾT TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH KHẸC TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH HUYẾT TRÙNG TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH E. COLI TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH THƯƠNG HÀN TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm