cai sữa

KHẨU PHẦN MẤT CÂN BẰNG ĐIỆN GIẢI DẪN ĐẾN TIÊU CHẢY SAU CAI SỮA

- Khẩu phần mất cân bằng điện giải là một trong những nguyên nhân chính gây tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa. Sau khi cai sữa, lợn con thường phải đối mặt với nhiều thách thức về dinh dưỡng, tiêu hóa, và sức đề kháng. Một khẩu phần không cân bằng điện giải có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này, dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề sức khỏe khác. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta cần tìm hiểu về các yếu tố điện giải và cơ chế tác động của chúng lên hệ tiêu hóa của lợn con. 1. Vai trò của điện giải trong cơ thể lợn con - Điện giải là các khoáng chất hòa tan trong nước và có khả năng dẫn điện, bao gồm Natri (Na+), kali (K+), clo (Cl-), canxi (Ca2+), magiê (Mg2+), và bicarbonat (HCO3-). Chúng có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể lợn con, đặc biệt là trong:Duy trì cân bằng nước: Điện giải giúp điều chỉnh lượng nước trong tế bào và trong dịch cơ thể. Dẫn truyền tín hiệu thần kinh: Natri và kali là hai điện giải chính liên quan đến quá trình dẫn truyền tín hiệu thần kinh. Duy trì cân bằng acid-base: Các điện giải như bicarbonat đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì pH trong máu, giúp ngăn ngừa tình trạng toan hóa hoặc kiềm hóa. Hỗ trợ hoạt động cơ bắp và chức năng tiêu hóa: Điện giải ảnh hưởng đến sự co bóp của cơ bắp và chức năng của ruột.2. Tiêu chảy sau cai sữa ở lợn con - Sau khi cai sữa, lợn con trải qua nhiều thay đổi về mặt sinh lý và dinh dưỡng. Thời gian này, hệ tiêu hóa của lợn chưa phát triển đầy đủ để tiêu hóa hiệu quả thức ăn đặc, và sự thay đổi từ sữa mẹ sang thức ăn công nghiệp dễ gây ra các rối loạn tiêu hóa, bao gồm tiêu chảy. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy, bao gồm:Stress sau cai sữa Thay đổi thức ăn đột ngột Suy giảm sức đề kháng Mất cân bằng dinh dưỡng, bao gồm điện giải3. Khẩu phần mất cân bằng điện giải dẫn đến tiêu chảy như thế nào? - Một khẩu phần ăn thiếu hoặc quá dư thừa các yếu tố điện giải có thể phá vỡ sự cân bằng nội môi trong cơ thể lợn con, dẫn đến tiêu chảy và mất nước. Sau đây là cách mà mất cân bằng điện giải có thể gây ra tiêu chảy:- Mất cân bằng natri (Na+) và clo (Cl-): Natri và clo là hai điện giải quan trọng trong việc điều chỉnh lượng nước trong cơ thể. Nếu lượng natri hoặc clo không cân bằng trong khẩu phần ăn, cơ thể lợn sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì lượng nước và hấp thụ nước trong ruột. Điều này có thể dẫn đến:Mất nước trong cơ thể: Lợn con sẽ không thể hấp thụ đủ nước, dẫn đến mất nước và làm tăng nguy cơ tiêu chảy. Tăng bài tiết nước vào lòng ruột: Khi có sự mất cân bằng giữa natri và clo, nước sẽ được kéo vào ruột non và ruột già, làm tăng khối lượng phân và dẫn đến tiêu chảy. Mất cân bằng kali (K+): Kali là yếu tố điện giải quan trọng để duy trì hoạt động của cơ bắp, bao gồm cả cơ trơn trong ruột. Nếu khẩu phần ăn có quá ít kali, các cơ trơn trong ruột sẽ không hoạt động bình thường, dẫn đến rối loạn nhu động ruột (hoạt động co bóp của ruột) và khiến lợn con dễ bị tiêu chảy. Ngược lại, nếu lượng kali quá cao, cũng có thể làm mất cân bằng nước và gây tiêu chảy do nhu động ruột bị kích thích quá mức. Mất cân bằng canxi (Ca2+) và magiê (Mg2+): Canxi và magiê cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nhu động ruột. Nếu lượng canxi và magiê không đủ, cơ thể sẽ khó điều chỉnh hoạt động co bóp của ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. Tăng tính toan hóa máu do mất cân bằng điện giải: Nếu khẩu phần ăn không cung cấp đủ bicarbonat hoặc cơ thể mất cân bằng acid-base do mất điện giải qua phân, lợn con có thể bị toan hóa máu (máu bị acid hóa). Khi đó, cơ thể sẽ tăng cường bài tiết bicarbonat và nước qua ruột để cân bằng pH, dẫn đến tiêu chảy nặng.4. Hậu quả của mất cân bằng điện giải và tiêu chảyMất nước và suy dinh dưỡng: Khi lợn con bị tiêu chảy, chúng sẽ mất nước và các chất điện giải quan trọng, dẫn đến mất nước trầm trọng, suy dinh dưỡng và giảm tăng trưởng. Suy giảm miễn dịch: Tiêu chảy làm suy yếu sức đề kháng của lợn con, khiến chúng dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn. Giảm hiệu suất chăn nuôi: Lợn con bị tiêu chảy sẽ chậm lớn, không đạt được trọng lượng cần thiết, làm giảm hiệu quả kinh tế của quá trình chăn nuôi.5. Giải pháp điều chỉnh khẩu phần điện giải để phòng ngừa tiêu chảy Để giảm thiểu tiêu chảy do mất cân bằng điện giải sau cai sữa, các nhà chăn nuôi cần chú ý đến việc cung cấp khẩu phần dinh dưỡng hợp lý:Bổ sung đủ các điện giải cần thiết như natri, kali, clo, canxi và bicarbonat trong khẩu phần thức ăn để đảm bảo cân bằng nước và điện giải. Bằng việc sử dụng các sản phẩm như: T.C.K.C, SUPER C 100, VITROLYTE liều 1g/1-2 lít nước Điều chỉnh pH của thức ăn để tránh toan hóa hoặc kiềm hóa máu, giảm nguy cơ tiêu chảy. Chuyển đổi từ sữa sang thức ăn công nghiệp một cách từ từ để hệ tiêu hóa của lợn con có thời gian thích nghi. Sử dụng các chất bổ sung probiotic để hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, giúp giảm thiểu nguy cơ tiêu chảy như ZYMEPRO, PERFECT ZYME liều 1g/1-2 lít nứơcTóm lại:  Khẩu phần mất cân bằng điện giải là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tiêu chảy sau cai sữa ở lợn con. Việc điều chỉnh và cân đối lượng điện giải trong thức ăn không chỉ giúp ngăn ngừa tiêu chảy mà còn tăng cường sức khỏe tổng thể và hiệu suất tăng trưởng của lợn.

CÁCH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG DÊ TỪ SƠ SINH ĐẾN CAI SỮA

1. Giai đoạn bú sữa đầu (từ sơ sinh đến 7 ngày tuổi): - Sau khi dê đẻ ra, dùng khăn sạch, khô, mềm lau toàn bộ cơ thể dê con, tiến hành cắt rốn cho dê bằng cách dùng tay trái cầm cuốn rốn, kẹp rốn giữa ngón cái và ngón trỏ của tay phải, đồng thời vuốt nhẹ theo hướng ra ngoài, dùng dây chỉ chắc thắt chặt cuống rốn cách bụng khoảng 4- 5cm, sau đó dùng kéo cắt cuống rốn phía ngoài cách nút chỉ 1,0- 1,5 cm và sát trùng vết cắt bằng cồn iốt 5% hoặc dung dịch oxy già.- Để dê sinh trưởng và phát triển tốt, giai đoạn nuôi dê từ sơ sinh đến cai sữa được đánh giá là một trong những bước đệm đầu quan trọng.- Sau khi đẻ 20- 30 phút cho dê con bú sữa đầu, không được để chậm hơn. Có thể cho bú trực tiếp hoặc bú bằng bình, mỗi ngày 3- 4 lần. Bố trí ổ lót bằng rơm rạ mềm, khô cho dê con nằm. Nếu trời lạnh cần sưởi ấm cho dê con. Nếu dê con yếu, cần vắt sữa ra bình cho dê bú. Nếu dê mẹ không cho con bú, phải ép cho bú bằng cách giữ chặt dê mẹ, vắt bỏ những tia sữa đầu rồi vắt sữa vào miệng dê con. Làm mấy lần cho đến khi dê mẹ quen và cho con bú 2. Giai đoạn bú sữa thường (từ 7 ngày tuổi đến cai sữa): - Giai đoạn này có thể kéo dài 3 tháng hoặc hơn, tùy theo hướng sản xuất. Nếu nuôi dê để khai thác sữa, nên cai sữa lúc 3 tháng tuổi. Ở những dê mẹ năng suất sữa thấp và nuôi lấy thịt, có thể cho dê con bú đến tháng thứ tư hoặc thứ năm. Có thể cho dê con bú trực tiếp, bú bình hoặc vắt sữa ra chậu cho dê con ăn, mỗi ngày 2- 3 lần. Sữa vắt ra cho ăn ngay. Dụng cụ chứa sữa (bình, chậu) phải sạch sẽ.- Từ tuần tuổi thứ ba, tập cho dê con ăn các loại thức ăn dễ tiêu, chất lượng tốt: cỏ non phơi tái, cỏ khô sạch, bột cám, bột ngô, bột đậu tương rang. Lượng sữa và thức ăn tinh hàng ngày cần cho một con nên trong khoảng: Dưới 3 tuần tuổi: 400- 600g sữa. Từ 22- 42 ngày tuổi: 500- 600g sữa và 50- 100g thức ăn tinh.  Nên nhớ cần cung cấp đầy đủ nước uống sạch sẽ cho dê con, thường xuyên quét dọn chuồng trại, bảo đảm chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ.- Mỗi ngày cần bố trí cho dê con vận động 1- 2 giờ trên sân chơi cạnh chuồng họăc trên bãi chăn. Những con còi cọc, cần bổ sung thêm premix khoáng, các vitamin A, D, E, B-complex,bằng việc sử dụng các sản phẩm như: UMBROTOP, PRODUCTIVE FORT liều lượng 1g/2-3 lít nước… Trước khi cai sữa, sử dụng Levamisol hoặc IVERTIN tẩy giun đũa cho dê con.

BỆNH THIẾU MÁU TRUYỀN NHIỄM TRÊN HEO

1. Nguyên nhânbệnh mycoplasma suis - Bệnh do vi khuẩn Mycoplasma suis thuộc giống Mycoplasma gây ra. Có dạng hình cầu hoặc oval, kích thước khoảng 0,8 μm – 2,5 μm. Do Mycoplasma suis kí sinh trên và trong tế bào hồng cầu nên heo bị nhiễm M. suis có tình trạng giảm tỷ lệ và số lượng hồng cầu, nồng độ hemoglobin, glucose và sắt, trong khi nồng độ bilirubin trong máu gia tăng, dẫn đến sự thiếu máu cấp hoặc mãn tính ở heo nhiễm, làm giảm năng suất, gia tăng tỷ lệ nhiễm kế phát, chết do bội nhiễm ở tất cả các nhóm heo nhiễm M. suis (Ritzmann et al., 2009).Vi-khuẩn-Mycoplasma-suis2. Dịch tễ bệnh mycoplasma suis - Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi trên heo. Trên các nghiên cứu trên thế giới, tỉ lệ nhiễm sẽ khác nhau tuỳ vào khu vực địa lí và độ tuổi của heo, đặc biệt tỉ lệ heo nái nhiễm trong các trang trại thường khá cao. Ở Đức, có đến 40,8% trại nhiễm M. suis với khoảng 13,9% heo choai (20 – 30 kg) dương tính với M. suis (CSIRO, 2012), và theo Stadler et al. (2019) tỷ lệ heo con sơ sinh trước khi bú dương tính với M. suis là 14,35%, trong khi có có đến 31,25% heo nái dương tính với M. suis. Trong khi đó tỷ lệ heo dương tính với M. suis tại Úc ở mức rất thấp, chỉ dao động trong khoảng 4,29 – 6,45 % (CSIRO, 2012). tại Pháp đã ghi nhận có đến hơn 50% nái dương tính với M. suis, ở mọi lứa đẻ.- Bệnh lây lan chính qua đường máu, không qua tinh dịch, nước bọt. Đặc biệt giai đoạn đầu heo con theo mẹ – thời điểm thực hiện các thao tác kĩ thuật như bấm nanh, cắt đuôi, thiến heo, chủng vacxin,.. nếu không được vệ sinh sát trùng đầy đủ sẽ là mối nguy cơ làm lây lan bệnh giữa các đàn.- Theo nghiên cứu của Zhongyang et al., (2017) cho thấy tỷ lệ nhiễm M. suis có biến động theo thời tiết, tăng cao hơn vào lúc thời điểm giao mùa, mùa khô. Đây cũng là thời điểm tạo điều kiện thuận lợi cho các côn trùng hút máu sinh sôi nhiều như ruồi, muỗi,….- Các yếu tố stress từ bên ngoài tác động như thời tiết, môi trường, tình trạng sức khoẻ vật nuôi,…. là những yếu tố nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh do M. suis gây ra. Sự lây nhiễm từ bên ngoài vào chủ yếu do việc nhập heo nhiễm vào trong trại. 3. Triệu chứng bệnh mycoplasma suis Mycoplasma suis tác động chính gây phá huỷ và giảm lượng tế bào hồng cầu gây tình trạng thiếu máu, da nhợt nhạt – đặc điểm đặc trưng của bệnh dẫn đến tác động xấu tới năng suất sinh sản và khả năng dễ nhiễm với các bệnh truyền nhiễm khác. Bệnh thường xuất hiện ở 2 thể: Cấp tính và mạn tính. 3.1 Thể cấp tính a. Đối với heo con theo mẹHeo còi cọc, da nhợt nhạt, trắng da, xanh xao, gầy yếu Độ đồng đều thấp, phát triển kém, có nhiều kích thước khác nhau Vành tai có thể có màu tím bầm, sưng phù mí mắt Có thể xuất hiện dấu hiệu yếu chân, heo con run, đi không vững, co giật do hạ đường huyết.            Heo-còi-cọc,-vàng-da,-chậm-lớn  Heo-sưng-mí-mắtb. Đối với heo cai sữaMệt mỏi, lờ đờ, giảm ăn, chậm lớn Da và niêm mạc nhợt nhạt, thể trạng xấu, còi cọc, lông xù Thở gấp, thở bụng Hoại tử mỏm tai – mỏm đuôiHoại-tử-mỏm-tai-mỏm-đuôi           Heo còi cọc, chậm lớn, lông xù Heo-co-giật-do-hạ-đường-huyếtc. Đối với heo náiSốt cao 40-42°C, nhịp thở tăng, giảm ăn Thiếu máu, da nhợt nhạt (vàng da), mất sữa Chậm động dục, sảy thai hoặc đẻ non Giảm tỉ lệ phối đạt, rối loạn chức năng sinh sản Heo con sinh ra gầy yếu, còi cọc    Heo-nái-bị-rối-loạn-sinh-sản,-tỉ-lệ-sảy-thai-cao           Heo-nái-bị-rối-loạn-sinh-sản,-tỉ-lệ-sảy-thai-cao3.2 Thể mạn tính - Việc điều trị bằng kháng sinh không đủ để loại trừ hoàn toàn M. suis khỏi cơ thể heo nhiễm gây nên tình trạng nhiễm mạn tính, heo có thể trạng kém, vàng da, chậm lớn, da khô, lông xù, suy giảm miễn dịch khiến heo dễ mẫn cảm với các bệnh trên đường hô hấp và đường tiêu hoá, tăng chi phí điều trị. Bên cạnh đó, heo bị nhiễm M. suis ở thể cấp sau khi hồi phục hoặc heo lớn nhiễm M. suis thể nhẹ, có thể chuyển sang tình trạng mang trùng, là vật chủ lưu trữ và truyền lây mầm bệnh.- Heo nái: Lượng sữa và chất lượng sữa giảm 4. Bệnh tíchbệnh mycoplasma suis - Da và niêm mạc nhợt nhạt do sự phân hủy các tế bào hồng cầu trong máu, sự tích tụ của  các sản phẩm phụ trong gan và  sản xuất một chất gọi là bilirubin.Da-và-niêm-mạc-vàngCác chỉ số máu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là số lượng hồng cầu, tiểu cầu. Máu loãng, hồng cầu bị biến dạng hình sao, giảm hoặc mất chức năng sinh học. Ở heo cai sữa, heo choai, có thể xuất hiện bệnh tích loét da ở những vùng rìa tai, đuôi, mõm. Mổ khám có thể ghi nhận được các bệnh tích như: viêm màng và tràn dịch xoang bụng, ngực, bao tim, vách tim mỏng, tim nhão, lách sưng, hạch sưng.Phổi-sưng, xuất huyết     Các-hạch-bạch-huyết-bị-phù-nề-và-sưng      Tràn-dịch-xoang-bụng-ngực5. Chẩn đoán 5.1 Chẩn đoán lâm sàng - Chẩn đoán lâm sàng dựa vào triệu chứng run rẩy của heo con theo mẹ, heo con vẫn bú mẹ và triệu chứng này biến mất sau khi heo được bú sữa mẹ. Ở heo sau cai sữa, heo choai, chẩn đoán dựa trên dấu hiệu vàng da; lông da khô, xù; các vết lở loét ở rìa tai, đuôi… Tuy nhiên, chẩn đoán lâm sàng chỉ có tính định hướng, không đủ để khẳng định bệnh.  5.2 Chẩn đoán phòng thí nghiệm * Chẩn đoán kháng nguyên- Nhuộm Giemsa tiêu bản máu và quan sát dưới kính hiển vi: lấy mẫu máu kháng đông làm tiêu bản, nhuộm Giemsa và quan sát dưới kính hiển vi vật kính dầu. M. suis có màu nâu tím, dạng cầu hoặc trực ngắn trên bề mặt hoặc ở rìa của hồng cầu. Bệnh ở thể cấp, M. suis hiện diện nhiều trong mẫu, hồng cầu chưa hoặc ít biến dạng. Ở thể mãn, hồng cầu biến dạng hình sao, M. suis hiện diện rất ít, khó quan sát.- Xét nghiệm bằng PCR: mẫu máu kháng đông có chứa hồng cầu. Kỹ thuật cho kết quả chính xác, nên sử dụng trong trường hợp bệnh thể mãn.* Chẩn đoán kháng thểCó thể sử dụng kỹ thuật HI, ELISA. Tuy nhiên chưa có kit thương mại.  5.3 Chẩn đoán phân biệt Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác cũng gây triệu chứng vàng da, hoại tử da như bệnh do Salmonella, bệnh liên quan PCV2 (PCVAD - Porcine circovirus associated disease), nhiễm độc tố nấm, viêm gan, thiếu máu do thiếu sắt… 6. Phòng và trị 6.1. Phòng bệnh - Hiện tại chưa có vắc-xin để phòng bệnh do M. suis. Việc phòng bệnh cần kết hợp các biện pháp quản lý và sử dụng thuốc kháng sinh nhóm tetracyclines (tetracycline, oxytetracycline, doxycycline, chlotetracycline). Do bệnh lây nhiễm qua đường máu và có thể lây truyền từ mẹ sang con, vì vậy để phòng bệnh cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:Kiểm tra tình trạng nhiễm suis ở heo hậu bị trước khi nhập đàn. Heo hậu bị nhiễm phải được điều trị bằng tetracyclines trong vòng 7 – 10 ngày, lặp lại việc điều trị sau 1 thá Sử dụng kim tiêm riêng cho mỗi bầy heo con theo mẹ hoặc cho mỗi cá thể heo sau cai sữa trở đi. Tiệt trùng nghiêm ngặt các dụng cụ cắt rang, cắt rốn, cắt tai. Quản lý tốt các yếu tố nguy cơ gây tổn thương da của heo: không để heo giành vú, cắn tai, cắn đuôi… 6.2. Trị bệnh - Thể cấp: Tiêm kháng sinh nhóm tetracyclines với liệu trình 7 – 10 ngày. Nên sử dụng kháng sinh có tác dụng kéo dài để giảm số lần tiêm và stress cho heo. Sau 1 tháng, cấp kháng sinh tetracyclines với liều điều trị qua đường miệng, trong vòng  7 – 10 ngày.- Thể mãn: cấp kháng sinh qua đường miệng (thức ăn hoặc nước uống) với liệu trình 7 – 10 ngày. Lặp lại liệu trình sau 1 tháng.Lưu ý: M. suis nhạy cảm với arsenic hữu cơ, tuy nhiên hoá chất này độc hại với người tiêu dùng và heo, vì vậy hạn chế sử dụng, nhất là không được sử dụng trên nhóm heo sản xuất thịt. 7. Kiểm soát - Kiểm tra tình trạng nhiễm M. suis ở heo hậu bị trước khi nhập đàn để có giải pháp phù hợp.- Xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm ở heo nái và heo cai sữa. Trong trường hợp mức độ nhiễm bệnh nghiêm trọng, cần áp dụng quy trình phòng trị sau: Tiêm kháng sinh tetracyclines toàn bộ nhóm heo nhiễm, trong vòng 7 – 10 ngày. Lặp lại liệu trình điều trị 2 lần, mỗi lần cách nhau 1 tháng, với liều điều trị qua đường miệng, trong vòng  7 – 10 ngày. Sau lần điều trị thứ hai, lấy mẫu máu kháng đông để đánh giá tình trạng nhiễm qua đó có biện pháp xử lý thích hợp.

THỜI ĐIỂM NÀO CAI SỮA CHO LỢN CON LÀ TỐT NHẤT

Cai sữa cho lợn con vào khoảng 21 ngày là một biện pháp quan trọng trong quá trình chăn nuôi. Đây là thời điểm khi lợn con đã đủ khả năng sống độc lập, không cần phụ thuộc vào lợn mẹ. Cùng xem xét một số lý do và cơ sở sinh học sau đây: 1.Chu kỳ tiết sữa của lợn mẹ:Hiện nay các cơ sở chăn nuôi lợn ngoại thường cai sữa cho lợn vào tuổi 21 ngày. Lựa chọn tuổi cai sữa 21 ngày là dựa trên cơ sở sinh học của con mẹ và con con. Về phía con mẹ, thời gian 21 ngày đủ để tử cung phục hồi, chuẩn bị đón lần chửa sau. Nếu cai sữa trước 21 ngày, tỷ lệ thụ thai sẽ giảm, tỷ lệ trứng thụ tinh cũng giảm và tỷ lệ phôi chết tăng.- Sau khi đẻ xong 1 lứa con, số lượng sữa (kg sữa/ngày) trong vú heo mẹ tiết ra sẽ tăng dần đến mức cao nhất vào tuần thứ 2, 3 rồi giảm dần và thông thường đến tuần thứ 8 thì hết sữa.Heocó sữa tốt là heo tiết ra mức sữa cao sớm hơn 3 tuần, chậm hết sữa và chất lượng sữa tố Còn heo có sữa xấu là heo tiết sữa ít, tắt sữa sớm và chất lượng sữa kém. Để tạo ra sữa, heo mẹ lấy dưỡng chất từ 2 nguồnLượng dự trữ của heo mẹ trong giai đoạn mang thai. Thức ăn hàng ngày.Ngoài ra, về phía heo mẹ, sau sinh khoảng 3 tuần thì tử cung bắt đầu phục hồi để đón lần chửa sau. Nên nếu trước thời gian 3 tuần mà ta tiến hành cho heo mẹ thụ thai lần kế tiếp → tử cung chưa kịp phục hồi → tỷ lệ thụ thai sẽ thấp, tỷ lệ trứng thụ tinh giảm và tỷ lệ phôi chết sẽ tă2. Phát triển của lợn con: -  Khi lợn con đạt từ 3 tuần tuổi trở lên, chức năng giải phẫu của ống tiêu hoá và hệ thống enzyme để tiêu hoá thức ăn rắn đã phát triển đủ. Ngoài ra, khả năng miễn dịch của lợn con cũng phụ thuộc vào sữa của lợn mẹ trong khoảng 3-4 tuần đầu sau khi sinh. Sau 3 tuần, lợn con cũng đạt trọng lượng từ 6kg trở lên, là lúc thích hợp để sống độc lập. 3. Điều kiện ngoại cảnh - Thời tiết ấm áp: trời không mưa và không nắng quá, nhiệt độ ngoài trời lý tưởng là vào khoảng 24-26 độ C. Nếu thời tiết không thuận lợi (quá nóng hay quá lạnh) mà ta vẫn tiến hành cai sữa cho heo con thì dễ gây cho heo nhiều stress không cần thiết → ảnh hưởng đến chất lượng heo sau khi cai sữa.- Chuồng trại: Chỉ nên tiến hành cai sữa khi chuồng trại đã được khử trùng sạch sẽ, khô ráo, sẵn sàng.- Dụng cụ: từ dụng cụ vệ sinh, núm uống, cho đến nguồn nước, các dụng cụ khác như bóng đèn, tấm lót chuồng (gỗ hay tấm polymer)…hoặc dùng bột rắc chuồng NOVA x DRY, tất cả đều phải sẵn sàng rồi mới nên tiến hành cai sữa vì nếu thiếu 1 trong số các dụng cụ trên thì tức là môi trường sống của heo con sẽ bị ảnh hưởng (như thiếu nước, nhiệt độ không đảm bảo, thiếu dụng cụ vệ sinh → bẩn…)- Con người: Cần phổ biến đầy đủ, cụ thể cho những người trực tiếp tham gia vào quá trình cai sữa cho heo con từ kỹ thuật trại cho đến công nhân toàn bộ kỹ thuật của quá trình như việc vận chuyển sao cho heo ít stress nhất, tiêm những thuốc, vaccine gì, tiêm như thế nào… Ngoài ra, cần chuẩn bị đủ số lượng người tương ứng với số heo dự định sẽ cai sữa. Tránh trường hợp khối lượng công việc/người quá nhiều → hiệu quả công việc không cao, thậm chí có thể làm cho heo con bị stress (do khi mệt mỏi ta sẽ có thể không nhẹ nhàng được với heo con như lúc đầu). Kết luận: Như vậy cai sữa lợn con vào khoảng 21 ngày giúp đảm bảo lợn con có đủ khả năng sống độc lập và không ảnh hưởng tới lợn mẹ.

Môi trường chăn nuôi

TIÊU DIỆT KÍ SINH TRÙNG TRÊN HEO

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Thiệt hại của kí sinh trùng gây...

Tiềm năng, lợi thế chăn nuôi bò thịt, bò sữa của Thủ đô

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Là Thủ đô song Hà Nội vẫn...

DINH DƯỠNG CHO NÁI HẬU BỊ THỜI KÌ MANG THAI

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Sự phát triển của heo con ở...

QUẢN LÝ DINH DƯỠNG TRƯỚC VÀ SAU CAI SỮA ĐỂ GIẢM CHI PHÍ CÁM

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Vấn đề của những nước chăn nuôi...

NHU CẦU VITAMIN CỦA GÀ

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Để nuôi gia cầm thành công, người...

NHU CẦU KHOÁNG CỦA GÀ

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Để nuôi gia cầm thành công, người...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SULPHONAMID

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
1. Triệu chứng Gà trúng độc Sulphonamid...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FURAZOLIDON

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
1. Triệu chứng Khi dùng Furazolidon phòng...

BỆNH NGỘ ĐỘC THỨC ĂN DO ĐỘC TỐ AFLATOXIN

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO MUỐI

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Muối là một trong những thành phần...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SELENIUM (Se)

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Selen là một trong những nguyên tố...

BỆNH DO TRÚNG ĐỘC KHÍ NH3

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Khí NH3  được sinh ra từ chất...

BỆNH TRÚNG ĐỘC KHÍ CO

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Lượng khí CO được sinh ra do...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FORMALDEHYDE

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Formaldehyde hay còn gọi là formon. Dung...

BỆNH SƯNG GAN THẬN TRÊN GÀ

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh sưng gan và thận thường xảy...

BỆNH HỘI CHỨNG XUẤT HUYẾT VÀ PHÌ GAN

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh FLHS là biểu hiện một quá...

BỆNH DO SUY DINH DƯỠNG TRÊN GIA CẦM

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu hụt dinh dưỡng gây rối...

BỆNH THIẾU VITAMIN A

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Đặc điểm của bệnh thiếu vitamin A...

BỆNH THIẾU VITAMIN D

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin D trong đàn gà...

BỆNH THIẾU VITAMIN E

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin E thường hay gặp...

BỆNH THIẾU VITAMIN K

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin K ở gà có...

BỆNH THIẾU VITAMIN B1

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin B1 ở gà thể...

BỆNH THIẾU VITAMIN B2

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin B2 có đặc điểm...

BỆNH THIẾU VITAMIN B5

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu axit Pantothenic ở gia cầm...

BỆNH THIẾU AXIT NICOTINIC – VITAMIN B3

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu axit Pantothenic ở gia cầm...

BỆNH THIẾU PYRIDOXIN (VITAMIN B6)

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Đặc điểm của bệnh này là giảm...

BỆNH THIẾU BIOTIN (VITAMIN H)

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Gà mắc bệnh thiếu Biotin có đặc...

BỆNH THIẾU AXIT FOLIC

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Axit folic hay còn gọi là vitamin...

BỆNH THIẾU CHOLINE

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Chất Choline còn được gọi là vitamin...

BỆNH THIẾU VITAMIN B12

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Vitamin B12 cần thiết cho sự phát...

BỆNH THIẾU SELENIUM

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu Selenium ở gà có đặc...

BỆNH THIẾU CANXI VÀ PHOTPHO (Ca, P)

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Canxi và photpho là 2 nguyên liệu...

BỆNH THIẾU MANGAN (Mn)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Mangan được hấp thu qua đường tiêu...

BỆNH THIẾU MUỐI (NaCl)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
NaCl là một loại muối bao gồm...

BỆNH THIẾU KẼM (Zn)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Kẽm là một nguyên tố vi lượng...

BỆNH THIẾU (Mg)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Mg trong cơ thể động vật chiếm...

BỆNH DO ĐÓI TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh đói ở gà thường thể hiện...

BỆNH DO MẤT NƯỚC TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Gà bị thiếu nước hay mất nước...

BỆNH DO LẠNH TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Gà bị lạnh với biểu hiện đứng...

BỆNH DO NÓNG TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Nhiệt độ quá nóng trong chuồng nuôi...

BỆNH DO TỔN THƯƠNG TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Đây là một bệnh nội ngoại khoa...

BỆNH THIẾU KALI TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Kali trong cơ thể có tác dụng...

BỆNH VIÊM THẬN SỚM Ở GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh chỉ thấy xuất hiện ở gà...

BỆNH MỆT MỎI CỦA GÀ ĐẺ CÔNG NGHIỆP

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh CLF thường xảy ra ở gà...

BỆNH CÒI XƯƠNG

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Đây là bệnh thường phổ biến ở...

BỆNH MỀM ĐỐT SỐNG

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thường thấy ở gà thịt giai...

BỆNH SỤN HOÁ XƯƠNG BÀN CHÂN

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh sụn hoá xương chày, xương bàn...

BỆNH GOUT

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh gout trên gà chia làm hai...

Kỹ thuật phòng và chữa bệnh cho vịt

12 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Sở hữu tổng đàn gia súc, gia...

LỰA CHỌN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO ĐÀN GÀ

12 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Ai cũng biết nước là nguồn dinh...

7 CÁCH GIÚP TĂNG LƯỢNG THỨC ĂN ĂN VÀO Ở HEO CAI SỮA

12 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Nếu lượng thức ăn ăn vào tăng...

ĐỘC TỐ NẤM MỐC: CÁNH CỬA CHO CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM.

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Ảnh hưởng trực tiếp của độc tố...

BỔ SUNG CHẤT ĐIỆN GIẢI CHO GÀ

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Không khí nóng gây thiệt hại rất...

CÁC BIỆN PHÁP GIÚP THỤ TINH NHÂN TẠO THÀNH CÔNG

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Thụ tinh nhân tạo có nhiều ưu...

QUẢN LÝ NÁI CAO SẢN

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Lý do khiến các trại tuy đã...

NUÔI DƯỠNG GÀ VÀO MÙA NÓNG

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Thông qua việc tạo và giải phóng...

VITAMIN VÀ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Một trong những yếu tố quan trọng...

BỆNH TGE TRÊN HEO – TRANSMISSBLE GASTROENTERITIS OF SWINE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG – FOOT AND MOUTH DISEASE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH MỤN NƯỚC TRÊN HEO – SWINE VESICULAR DISEASE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH MỤN NƯỚC TRONG MIỆNG HEO – SWINE VESICULAR STOMATITIS

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH PED TRÊN HEO – PORCINE EPIDEMIC DIARRHAE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH ĐẬU HEO – SWINE POX

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN TRÊN HEO – SWINE JAPANESE B ENCEPHALOMYETIS

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH VIÊM NÃO DO VIRUS NIPAH TRÊN HEO – NIPAH ENCEPHALITIS IN PIG

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

HỘI CHỨNG CÒI CỌC TRÊN HEO – POST WEANING MULTI SYSTEMIC WASTING SYNDROM

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH SẢY THAI DO PARVOVIRUS TRÊN HEO – PARVOVIRUS DISEASE OF SWINE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH PPRS TRÊN HEO – PORCINE REPRODUCTIVE AND RESPYRATORY SYNDROME

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH GIẢ DẠI TRÊN HEO – AUJESZKY

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH CÚM HEO – HOG FLU

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH DỊCH TẢ CHÂU PHI – AFRICA SWINE FIVER

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH DỊCH TẢ HEO – HOG CHOLERA

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH SƯNG PHÙ ĐẦU TRÊN GÀ – AVIAN PNEUMOVIRUS (APV)

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

HỘI CHỨNG CÒI CỌC DO REOVIRUS – REO

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH CÚM GIA CẦM – AVIAN INFLUENZA (AI)

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH BẠI HUYẾT TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH KHẸC TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH HUYẾT TRÙNG TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH E. COLI TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH THƯƠNG HÀN TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm