BỆNH NGỘ ĐỘC DO THỨC ĂN Ở TRÂU BÒ

- Ngộ độc trên trâu bò là tình trạng xảy ra khi động vật tiếp xúc hoặc tiêu thụ các chất độc hại qua đường tiêu hóa, hô hấp, hoặc da. Bệnh thường do thức ăn, nước uống bị nhiễm độc, hóa chất, thuốc trừ sâu, hoặc thậm chí do thực vật chứa độc tố. Dưới đây là thông tin chi tiết hơn về ngộ độc trên trâu bò: 1. Nguyên nhân gây ngộ độc - Thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm độc: Thức ăn mốc, thối (nhiễm độc tố nấm mốc như aflatoxin). Nước bị nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. - Hóa chất và thuốc: Thuốc diệt cỏ như Paraquat hoặc Glyphosate. Thuốc trừ sâu (phospho hữu cơ, carbamate). Kim loại nặng (chì, đồng, arsenic). - Thực vật độc: Một số cây chứa alkaloid độc như cỏ bông lau, cây lục bình. Hạt của một số loài cây (ví dụ: hạt xoan). - Ngộ độc khí: Hít phải khí độc như NH₃ (ammonia) hoặc H₂S (hydro sulfide) trong môi trường nuôi nhốt không thoáng khí. 2. Triệu chứng - Tùy theo loại hóa chất, chất độc hay liều lượng khác nhau mà trâu, bò ăn hay uống phải mà mức độ biểu hiện khác nhau nhưng thường các chất độc này khi vào cơ thể sẽ tác động tới hệ thần kinh trung ương, hệ thống tiêu hóa và các cơ quan trong cơ thể. - Trường hợp ngộ độc cấp trâu, bò thường có biểu hiện chảy rớt rãi, nước mắt chảy ra liên tục, mắt đỏ ngàu và có thể gây ra ỉa chảy, ỉa ra máu tươi. Chất độc tác động lên hệ trung khu vận động làm con vất mất phương hướng, chạy nhảy lung tung, đi vòng tròn, siêu vẹo Chất độc tác độc tác động lên trung khu hô hấp, tuần hoàn, làm cho con vật thở dốc, thở mạnh, tim đập nhanh, loạn nhịp, trụy tim mạch và chết nhanh sau 3-6 giờ - Trong trường ngô độc trường diễn: Trâu, Bò liên tục được tiếp nhận chất độc với số lượng nhỏ nhưng liên tục trong thời gian dài. Các chất đọc sẽ tích lũy trong cơ thể gây biến đổi bệnh lý chậm, khó phát hiện ngay nhưng thường gan sẽ là cơ quan đầu tiên bị tác động và gan sẽ bị thoái hóa gây rối loạn tiêu hóa sinh ra ỉa chảy kéo dài 3. Điều trị - Tìm ra nguyên nhân gây ra ngô độc tránh cho bệnh nặng hơn - Đưa con vật vào nơi thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông - Dùng Cafein, long lão để trợ tim - Dùng thuốc an thần để giảm hưng phấn thần kinh: NASHER ZAPER, liều 1ml/20 kg TT - Chống xuất huyết bằng Vitamin K, Vitamin C - Giải độc cho bò: Truyền tĩnh mạch dung dịch huyết thanh mặn hoặc đường đẳng trương với liều 2lít/100kgP. Cho uống chất điện giải SUPER C 100, T.C.K.C, liều 1g/1-2 lít nước và cho uống càng nhiều càng tôt. Ngoài ra cần điều trị các biểu hiện kế phát như – Trâu, Bò bị chướng hơi thì tìm mọi biện pháp để thoát hơi

BỆNH XOẮN KHUẨN Ở TRÂU BÒ

Bệnh xoắn khuẩn ở trâu, bò gây ra thiệt hại lớn cho người chăn nuôi và có khả năng lây sang người. Xoắn khuẩn Leptospira gây bệnh chủ yếu qua đường tiêu hóa với các biểu hiện bệnh đặc trưng. Phòng và điều trị bệnh kịp thời là vô cùng quan trọng. 1. Tác nhân gây bệnh - Bệnh do vi khuẩnLeptospira interrogans gây ra cho người và nhiều loài động vật như trâu, bò, dê, heo, chó, mèo, động vật hoang dã. Các serotype gây bệnh không có vật chủ cố định, chỉ một số serotype cảm nhiễm một số vật chủ nhất đị - Động vật mang trùng, chủ yếu là các gia súc nhiễm bệnh, động vật hoang dã mang bệnh, đặc biệt là chuột. Mầm bệnh được thải qua nước tiểu động vật, làm cho thức ăn, nước uống, nước rửa chuồng, nước tắm của gia súc, nước ao, hồ, mương, rãnh và môi trường bị nhiễm khuẩn. - Ở động vật mang trùng, xoắn khuẩn cư trú trong thận và bài thải qua nước tiểu hàng tháng, hàng năm hoặc dài hơn, đây là nguồn bệnh rất nguy hiểm. Bệnh phát sinh và phát triển quanh năm, nhưng thường thấy bệnh xảy ra nhiều vào các tháng nóng ẩm, mưa nhiều từ mùa hè tới đầu mùa thu. - Do người, động vật khỏe tiếp xúc trực tiếp với người, động vật mang bệnh, đặc biệt là bệnh lây khi phối giống. Hoặc khi người, động vật khỏe tiếp xúc với nguồn nước hoặc môi trường nhiễm khuẩn, xoắn khuẩn xâm nhập qua niêm mạc miệng, mũi, giác mạc mắt và da bị xây xát, tổn thương để vào cơ thể gây bệnh. 2. Triệu chứng Thời gian nung bệnh 10 – 20 ngày. Gia súc phát bệnh ở 3 thể: - Thể quá cấp:Bệnh phát ra đột ngột, con vật sốt cao, giảm hoặc ngừng nhu động dạ cỏ và ruột, mệt mỏi, mắt lờ đờ thích nằm, kém ăn hoặc bỏ ăn, táo bó Niêm mạc và da vàng sẫm, nước tiểu cũng vàng. Thể này thường gặp ở gia súc có chửa, vật bệnh chết trong thời gian 3 – 7 ngày. - Thể cấp tính:Thường gặp ở gia súc non, sốt cao 40 – 410C, mệt nhọc, ít ăn hoặc bỏ ăn, nhu động dạ cỏ giảm. Một số trường hợp sau giai đoạn táo bón, con vật tiêu chảy. Da, niêm mạc vàng sẫm, nước tiểu vàng hoặc nâu vì có huyết sắc tố, đôi khi lẫn cả máu. Mí mắt, môi, má có hiện tượng phù thũng và hoại tử da. Con vật gầy nhanh, lông dựng và thiếu máu nặng. Bệnh kéo dài 5 – 10 ngày, tỷ lệ chết 50 – 70% - Thể mãn tính:Xảy ra trên trâu, bò, dê mọi lứa tuổ Vật bệnh chỉ thể hiện gầy yếu, lông rụng, thiếu máu, đôi khi có phù thũng ở mặt, ở yếm ngực, nước tiểu vàng, tiêu chảy dai dẳng. Gia súc chửa có thể bị sảy thai. 3. Bệnh tích - Hiện tượng vàng da và niêm mạc, rất rõ ở niêm mạc mắt. Trên da và niêm mạc miệng có những mảng hoại tử, loét. Tổ chức liên kết dưới da vàng, keo nhầy và thủy thũng. - Tích nước xoang ngực, xoang bụng, dịch có màu vàng. Xuất huyết dưới da, niêm mạc ruột, phổi, tim, thận và lách, máu loãng. - Thận nhạt màu, có những điểm hoại tử màu vàng xám xen kẽ, bổ ra thấy giới hạn giữa vùng vỏ và tủy không rõ. - Bàng quang chứa đầy nước tiểu màu đỏ, vàng hoặc sẫm. Có khi bàng quang xẹp, không có nước tiểu. - Gan sưng, vàng, nát, có những đám hoại tử. Phần lớn túi mật teo, mật đặc quánh. Hạch lâm ba ruột sưng, phổi thủy thũng, phế quản, phế nang có nhiều nước. 4. Phòng bệnh - Cần xét nghiệm huyết thanh học xác định chủngleptospira gây bệnh tại địa phương để chọn loại vaccine tiêm phòng phù hợ Hiện nay thường dùng là vaccine chết gồm 6 chủng gây bệnh phổ biến tại Việt Nam. Ngoài phòng bằng vaccine nên kết hợp với chẩn đoán để phát hiện gia súc bệnh kịp thời cách ly tránh lây lan. - Vệ sinh sát trùng chuồng trại bằng KLORTABS, 1 Viên pha10 lít nước phun 75 m vuông định kỳ 15 ngày/lần. Chú ý diệt chuột trong khu trại chăn nuôi vì chuột mang mầm bệnh và làm lây lan bệnh giữa các khu trại. Kiểm tra huyết thanh học định kỳ để xử lý các trường hợp bệnh mãn tính. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống và môi trường xung quanh hàng ngày. Thu dọn phân, nước tiểu và đồ ăn thừa, tránh làm lây lan mầm bệnh. Tăng cường và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để trâu có sức đề kháng tốt, chống chịu được bệnh. Sát khuẩn định kỳ 2 tuần/lần chuồng trại và môi trường xung quanh bằng các dung dịch có tính khử trùng mạnh như Vimekon. 5. Trị bệnh - Cần phải phát hiện sớm, cách ly tuyệt đối, điều trị kịp thời, triệt để cho gia súc mắc bệnh xoắn khuẩn. Có thể dùng kháng huyết thanh Lepto để điều trị nhưng chú ý kháng huyết thanh được chế từ các serotyp gây bệnh mới có hiệu quả điều trị cao. Khi trâu, bò bị bệnh có thể sử dụng một trong các loại kháng sinh sau: - Dùng ZITREX, liều lượng 1 ml/20-40 kg thể trọng trong 3 – 5 ngày hoặc TIACYCLINE 1ml/10 kg TT, OXYLONG 20%, liều 1ml/10kg TT. Cùng đó kết hợp với một số thuốc kháng viêm, hạ sốt NASHER TOL 1ml/20kg TT sử dụng trong 3 – 5 ngà Nên kết hợp tiếp nước có chất điện giải để giải độc cho máu và các thuốc hỗ trợ khác như Vitamin C, B – Complex. Kiểm tra huyết thanh học định kỳ để xử lý các trường hợp bệnh mãn tính.

BỆNH VIÊM VÚ Ở TRÂU BÒ

- Bệnh viêm vú trên trâu bò được biết đến là tình trạng vú bị viêm nhiễm liên tục trong giai đoạn cho con bú, khai thác sữa, làm giảm năng suất sữa và khả năng sinh sản. Bệnh viêm vú không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến trâu, bò bị chết. Đối với bà con chăn nuôi bò sữa, bệnh viêm vú gây thiệt hại lớn trong khai thác sữa, làm giảm năng suất sữa và khả năng sinh sản. Bò sữa có thể giảm sản lượng sữa từ 20-30%. Khi tuyến sữa bị tổn thương sẽ dẫn đến chất lượng sữa không đảm bảo và phải loại bỏ. Ngoài ra khi con non bú phải sữa bị viêm còn bị tiêu chảy, còi cọc và tăng tỷ lệ chết. - Thực tế đã cho thấy bệnh viêm vú ở trâu, bò có tổn thương gấp hai lần so với những căn bệnh sản khoa khác. Không chỉ dừng lại ở việc làm giảm chất lượng sữa mà còn để lại các biến chứng trên gia súc. Một số tổn thương cụ thể như nang tuyến vú, ống dẫn sữa, teo bầu vú,… 1. Nguyên nhân gây viêm vú ở Trâu, Bò - Bệnh viêm vú ở trâu bò xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng tình trạng này có thể xảy ra do một hoặc lồng ghép với các tác nhân sau đây: - Thể trạng của gia súc + Trâu, bò có bầu vú chảy xệ dễ tiếp xúc với nền chuồng trại có thể dẫn đến trình trạng viêm. Bởi nền chuồng có nhiều vi khuẩn, phân, nước thải dễ dàng tiếp xúc xâm nhập vào cơ quan tiết sữa. Vì vậy bầu vú nhanh chóng phát bệnh làm giảm chất lượng sữa và nguồn dinh dưỡng dồi dào. - Môi trường +  Môi trường chăn nuôi kém cũng là nguyên nhân gây nên bệnh viêm vú ở trâu, bò. Với độ ẩm thấp, chất thải của trâu bò không được xử lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển và xâm nhập gây bệnh trên vật nuôi. - Vi khuẩn +  Một số vi khuẩn sau đây là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm vú như tụ cầu Staphylococcus Aureus, liên cầu Streptococcus, trực khuẩn gây mủ Bacillus Pyogenes. Ngoài những vi khuẩn này thì còn còn một số vi khuẩn khác cũng phối hợp gây bệnh như xạ khuẩn nung mủ Actinomyces Pyogenes. 2. Triệu chứng - Triệu chứng của bệnh viêm vú có thể quan sát như bầu vú sưng, sốt, bỏ ăn, sờ có phản ứng đau. Khi vắt sữa khó khăn hoặc ngưng tiết sữa, sữa xuất hiện mùi lạ, hôi tanh, màu khác thường, không đồng nhất, nhiều lợn cợn. Thường gặp nhất là tình trạng sữa chuyển từ màu trắng sang xanh, vàng, đỏ. - Tùy thuộc vào từng giai đoạn mắc bệnh mà triệu chứng có thể khác nhau. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm và điều trị viêm vú ở bò kịp thời sẽ dẫn đến các nguy cơ như: + Teo bầu vú vì các tế bào tổn thương không thể phục hồi. Khả năng tiết sữa giảm dần hoặc mất hẳn. + Xơ cứng bầu vú, xuất hiện các cục rắn chắc hoặc rắn chắc toàn bộ bầu vú. + Hoại tử bầu vú, lở loét, chảy dịch,… + Lây nhiễm, tử vong hàng loạt. 3. Điều trị - Khi phát hiện dấu hiệu trâu, bò nhiễm bệnh, cần tiến hành cách ly ngay. - Giảm khẩu phần thức ăn tinh, nhiều đạm, nhiều nước, thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao. - Tăng cường vắt sữa 3-5 lần/ngày để thải trừ mầm bệnh ở tuyến vú. Giảm cương cứng vú. - Xoa bóp bầu vú bị viêm bằng khăn sạch thấm nước ấm. - Vệ sinh bầu vú sạch sẽ. - Vệ sinh chuồng trại chăn nuôi sạch sẽ. - Sử dụng kháng sinh theo phác đồ điều trị thích hợp: NASHER AMX liều 1 ml/10 kgTT, GENTAMYCINE 4%, liều 0,75mg/10kg TT hoặc NASHER QUIN, liều 1ml/25 kg TT

BỆNH LÊ DẠNG TRÙNG Ở TRÂU BÒ

- Lê dạng trùng là bệnh có thể gây thiệt hại lớn đến trâu, bò nếu không chữa trị kịp thời. Do đó, để hạn chế dịch bệnh xảy ra, người nuôi cần xác định được nguyên nhân, triệu chứng và đưa ra phương pháp điều trị đạt hiệu quả cao. 1. Nguyên nhân - Bệnh lê dạng trùng là bệnh do loài động vật đơn bào có hình dạng quả lê, kích thước nhỏ bé từ 1- 2 µm ký sinh trong máu các loài động vật gây ra. Ở Việt Nam, có 2 loài lê dạng trùng chủ yếu gây bệnh cho trâu, bò là loàiBabesia bigemina và Babesia bovis. - Vòng đời của lê dạng trùng có 2 giai đoạn: Giai đoạn ký sinh ở hồng cầu trâu bò, sinh sản vô tính và Giai đoạn ở vật chủ trung gian là ve. Trong vật chủ trung gian, lê dạng trùng sinh sản hữu tính, qua 5 giai đoạn, cuối cùng thành bào tử, vào tuyến nước bọt ve, truyền sang trâu bò khi ve hút máu trâu bò. Babesia bigemina 2. Đặc điểm dịch tễ - Khi vào máu lê dạng trùng sinh sản vô tính rất nhanh, bám vào hồng cầu, tiết độc tố, phá vỡ hồng cầu sinh ra độc tố kích thích đại não sinh nhiệt gây sốt cao, co giật, thở khó, kém ăn, gầy yếu, sẩy thai, đái ra máu… nếu không điều trị kịp thời bò có thể chết. Bệnh lê dạng trùng ở bò có ở khắp nơi trên thế giới, nhưng phổ biến ở các nước nhiệt đới châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. - Tỷ lệ tử vong ở bò bị nhiễm đạt đến 90%. - Mầm bệnh Babesia spp. được truyền từ con vật bệnh sang con vật khỏe qua một số loài ve như Ixodes ricinus, Haemaphysalis spp. và Rhipicephalus spp. - Bệnh gặp ở trâu, bò mọi lứa tuổi, giống và không phân biệt giới tính, phổ biến ở vùng nóng ẩm, đặc biệt là vùng đồng bằng và miền núi, nơi có nhiều loài ve truyền bệnh. Ở những vùng dịch mang tính chất địa phương, bệnh xảy ra chủ yếu trên trâu, bò non. 3. Triệu chứng lâm sàng - Ở thể cấp tính, thời gian ủ bệnh từ 10 – 15 ngày Trâu, bò mệt mỏi, kém ăn trong thời gian ủ bệnh. - Sau đó sốt cao liên tục hàng tuần ở 40 – 41 độ C, đái ra nước tiểu màu hồng, đỏ dần và cuối cùng đỏ đậm như màu cafe do trong nước tiểu có nhiều huyết sắc tố, có trường hợp bò ỉa chảy ra má - Các hạch lâm ba sưng to, phù thũng đặc biệt là hạch trước vai và trước đù Hồng cầu và huyết sắc tố giảm xuống rất nhanh, có thể giảm tới 60 – 70% so trạng thái sinh lý bình thường. Nhất là bò có hiện tượng khó thở do thiếu hồng cầu vận chuyển ôxy. - Các niêm mạc: mắt, miệng đỏ sẫm mấy ngày đầu, sau tái nhợt ở giai đoạn cuối của bệnh. Ở thể mãn tính, có các dấu hiệu lâm sàng giống thể cấp tính nhưng nhẹ hơn. - Bò thể hiện thiếu máu, gầy yếu và giảm sản lượng sữa hoặc cạn sữa. Một số trường hợp bò mang thai bị bệnh có thể sảy thai. 4. Bệnh tích - Phổi có thể phù và sưng. Gan sưng và hoàng đản, túi mật có thể xuất huyết ở bề mặt màng nhày, túi mật giãn to ra với vách dày, chứa mật xanh đen. Lách sưng rõ rệt. Máu loãng và lỏng. Bàng quang thường giãn to, chứa nước tiểu sậm màu đỏ nâu. Hoàng đản thường phân bố ở mô liên kết. Các hạch lâm ba phù và thường có xuất huyết lấm tấm. 5. Phòng trị bệnh - Thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, thức ăn, nước uống, phát quang bụi rậm, lấp vũng nước, khơi thông cống rãnh, bãi chăn để côn trùng không lưu trú và phát triển. - Hàng năm, thực hiện tiêm phòng bệnh cho trâu, bò vào thời điểm đầu mùa nắng nóng (tháng 3 đến tháng 4 hàng năm). - Định kỳ dùng thuốc khử trùng tiêu độc: KLORTABS, 1 viên cho 10 lít nước phun 75 mét vuông, Han-Iodine 10% phun 1 – 2 lần/tuầ - Định kỳ 4 – 6 lần/tháng kiểm tra máu trâu, bò. - Chăm sóc nuôi dưỡng tốt để tăng sức đề kháng cho trâu, bò. 6. Điều trị - Có thể dùng các thuốc như Acriflavin, Azidin 1,18 g để điều trị bệnh, liều lượng và cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Trong thời gian điều trị cần có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tốt, bổ sung thêm các vitamin như ACTIVITON 1ml/10kg TT, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho trâu, bò.

BỆNH VIÊM BAO TIM DO DỊ VẬT Ở TRÂU, BÒ

- Bệnh viêm bao tim do ngoại vật ở bò là một dạng bệnh lý nguy hiểm, thường xảy ra do bò nuốt phải các dị vật sắc nhọn như đinh, dây thép, mảnh kim loại, gây tổn thương đến bao tim. Đây là một vấn đề phổ biến trong chăn nuôi trâu bò, đặc biệt ở những vùng mà thức ăn không được kiểm tra kỹ lưỡng. Dưới đây là các thông tin chi tiết bổ sung: Nguyên nhân - Bò là động vật nhai lại và có thói quen ăn uống không chọn lọc, dễ nuốt phải các dị vật sắc nhọn lẫn trong cỏ hoặc thức ăn. - Dị vật sau khi vào dạ cỏ có thể xuyên qua vách dạ cỏ, gây tổn thương các cơ quan lân cận, bao gồm bao tim. Triệu chứng  Triệu chứng sớm: - Giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn. - Bò uể oải, giảm sản lượng sữa (ở bò sữa). - Sốt nhẹ, khó khăn trong vận động. Triệu chứng điển hình: - Tĩnh mạch cổ sưng phù. - Phù ở vùng ức, ngực, và bụng. - Nhịp tim không đều, có thể nghe thấy tiếng lạ (âm thanh như tiếng nước hoặc tiếng chảy rì rào). - Đau khi ấn vào vùng trước ngực hoặc khi bò leo lên dốc. - Đứng khom lưng để giảm áp lực lên vùng tim. Bệnh tích - Dịch viêm trong bao tim: + Bao tim chứa dịch viêm màu vàng nhạt hoặc vàng đục (dịch tiết do phản ứng viêm). + Trong giai đoạn muộn, dịch viêm có thể lẫn mủ hoặc máu. - Dày bao tim: + Màng bao tim bị dày lên bất thường do quá trình viêm. + Màng có thể dính với các cơ quan lân cận như màng phổi, phổi hoặc cơ tim. - Dị vật xuyên thấu bao tim: + Thường tìm thấy dị vật sắc nhọn như đinh, dây thép, mảnh kim loại xuyên qua từ dạ dày (dạ tổ ong) đến vùng bao tim. + Dị vật có thể làm thủng bao tim, gây viêm nhiễm nặng. Xơ hóa và dính bao tim: + Bao tim xuất hiện mô xơ dày, kết dính bao tim với tim và các mô xung quanh, làm ảnh hưởng đến sự co bóp của tim. - Tổn thương cơ tim: + Viêm nhiễm có thể lan rộng vào cơ tim, gây viêm cơ tim. + Trong nhiều trường hợp, cơ tim có thể có dấu hiệu hoại tử hoặc xuất huyết. - Viêm màng phổi và khoang ngực: + Trong trường hợp nặng, dịch viêm có thể lan đến màng phổi, gây viêm màng phổi. + Xuất hiện dịch mủ trong khoang ngực, đôi khi có mùi hôi thối do bội nhiễm vi khuẩn yếm khí. Các tổn thương khác: + Gan, thận có thể xuất hiện thoái hóa mỡ do suy giảm chức năng tuần hoàn. + Niêm mạc ruột có thể xung huyết do máu tuần hoàn không hiệu quả Chẩn đoán - Lâm sàng: Dựa vào các triệu chứng đặc trưng. - Cận lâm sàng: Siêu âm hoặc X-quang để phát hiện dị vật trong vùng tim hoặc bao tim. Phân tích dịch bao tim (nếu có chọc hút) để kiểm tra dấu hiệu viêm. Điều trị - Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật lấy dị vật ra khỏi bao tim. Đây là phương pháp hiệu quả nhất, đòi hỏi điều kiện thú y tốt. - Điều trị nội khoa: Tiêm kháng sinh NASHER AMX liều 1 ml/ 10kg TT liên tục 2-3 ngày để ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng kế phát. Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm NASHER TOL 1ml/20kg TT nếu cần thiết. Trợ sức trợ lực: ACTIVITON 1ml/ 10kg TT - Đặt bò nghỉ ngơi ở nơi khô ráo, thoáng mát. Phòng bệnh - Kiểm soát thức ăn: + Chỉ cho bò ăn thức ăn đã được kiểm tra kỹ lưỡng, loại bỏ dị vật sắc nhọn. + Dụng cụ từ tính: Một số hộ chăn nuôi sử dụng nam châm đặt vào dạ cỏ để thu hút các dị vật kim loại trước khi chúng gây tổn thương. - Quản lý môi trường: + Loại bỏ các vật sắc nhọn khỏi khu vực chăn thả. + Hậu quả nếu không điều trị - Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nặng: Viêm phúc mạc hoặc viêm màng ngoài tim mủ. Suy tim do tích tụ dịch trong bao tim. Tử vong nếu tổn thương nghiêm trọng không được xử lý.

KỸ THUẬT NUÔI BÒ THÂM CANH

Nuôi bò thâm canh là phương thức nuôi nhốt tại chuồng, phù hợp những địa phương có không gian hạn chế, với ưu điểm là kiểm soát được nguồn thức ăn nên tăng khả năng tăng trọng và kiểm soát bệnh tốt hơn. 1. Chuồng trại Chuồng trại cần phải thuận tiện cho quá trình vệ sinh cũng như chăm sóc, nuôi dưỡng bò. Chuồng được xây dựng ở khu đất cao ráo, thoáng mát, cuối hướng gió, thoát nước, tốt nhất là xa nhà ở, xa khu dân cư. Khi điều kiện chật chội thì cần bố trí hợp lý để có thể làm vệ sinh tốt được. Chuồng nuôi thâm canh có diện tích 8 m2/con, diện tích sân chơi, vận động 20 m2/con, nền chuồng được láng bằng xi măng. Ðối với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở nước ta, tốt nhất là xây chuồng theo hướng Nam hoặc Ðông Nam. Tuy nhiên, phải tùy thuộc vào địa hình, vị trí cụ thể và chế độ tiểu khí hậu của từng vùng mà xác định hướng chuồng thích hợ Cần có máng ăn, máng uống tại chuồng và chủ động cung cấp nước uống đầy đủ cho bò, chiều cao của máng từ 15 – 25 cm, chiều rộng 35 – 40 cm. Có hố chứa và ủ phân bố trí ở cuối chuồng hoặc xây công trình khí sinh học để xử lý phân thải. Cần có rãnh thoát nước phía sau chuồng để tập trung nước thải vào hầm biogas hoặc hố gas, độ dốc đảm bảo khoảng 5 – 8%. Xung quanh chuồng nên trồng cây bóng mát. 2. Chọn giống Ðối với bò thịt: Chọn bò lai F1 (50% máu ngoại) trở lên, tốt nhất là bò đực lai F2 (75% máu Zebu) hoặc F1 (BBB x lai Zebu), kết cấu ngoại hình rắn chắc, u vai (bướu), yếm và rốn phát triển, tai to, mông rộng, vai nở, ngực sâu, 4 chân thẳng to. Ðối với bò loại thải nuôi thịt nên chọn con có bộ khung xương to. Ðối với bò sinh sản: Chọn bò lai F1 trở lên, có ngoại hình đẹp, sức khoẻ tốt, tầm vóc lớn (bò địa phương phải có trọng lượng từ 160kg trở lên), đầu và cổ phải thanh nhẹ, cân đối, ngực sâu rộng và nở nang, lưng dài rộng, bụng to tròn, có hàm răng đều đặn, trắng bóng, mông nở. Bầu vú phát triển và phân bố đều đặn, bò động dục lần đầu khoảng 18 – 21 tháng tuổ Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ ngắn (mỗi năm 1 lứa). 3. Thức ăn Thức ăn thô xanh: Cỏ tự nhiên và cỏ trồng như cỏ Voi, Ghinê, VA06… Ngoài ra, nên tận dụng phụ phế phẩm nông nghiệp như thân cây ngô, mía, lạc để nuôi bò. Ngoài ra, người nuôi cần dự trữ nguồn phụ phế phẩm sẵn có như rơm lúa, thân đậu phộng, thân cây bắp, vỏ khoai mỳ, rỉ mật… Ðể bổ sung khoáng cho đàn bò, có thể sản xuất khối đá liếm theo sự tư vấn của các chuyên gia. Ðồng thời, đàn bò cũng cần sử dụng cám hỗn hợp mua sẵn từ nhà máy hoặc tự sản xuấ 4. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng: * Giai đoạn 1 (từ 1 – 5 tháng tuổi): - Sau khi đẻ cho bê bú sữa đầu càng sớm càng tốt, sau 2 tuần tuổi bắt đầu tập ăn rơm cỏ. Cho bê con uống nước đầy đủ, nhu cầu của bê sau 01 tháng tuổi có thể từ 5 – 10 lít nước mỗi ngày. Cho bê ăn thức ăn thô xanh thỏa mãn nhu cầu (khoảng 7-15kg/ngày), hàng ngày bổ sung thêm lượng thức ăn tinh bằng 0,5% trọng lượng cơ thể ( 0,5- 0,7kg). - Lưu ý: Không sử dụng Urê cho bò nhỏ hơn 6 tháng tuổi. Bảng: Công thức thức ăn cho bê từ 1 – 5 tháng tuổi Nguyên liệu Tỷ lệ phối trộn (%) Ngô (Bắp vàng) 40 Tấm gạo hoặc cám gạo 25 Khô dầu đậu nành hoặc bột cá nhạt 25 Rỉ mật 7 Bột xương 1,8 Muối, khoáng, vitamin 1,2 Tổng 100    * Giai đoạn 2 (giai đoạn nuôi lớn từ 6 – 21 tháng tuổi). - Giai đoạn sau cai sữa từ 6 – 12 tháng tuổi: Bê nuôi đến tháng thứ 6 là cai sữa và chuyển sang giai đoạn nuôi thịt. Cho ăn thức ăn thô thỏa mãn nhu cầu (khoảng 20-30kg thức ăn thô xanh và 2-3kg rơm/ngày), hàng ngày bổ sung thêm lượng thức ăn tinh bằng 0,5-1% trọng lượng cơ thể (khoảng 1-1,5kg) - Giai đoạn từ 13 – 21 tháng tuổi: Cung cấp đầy đủ thức ăn thô xanh để bê ăn thoải mái nhất. Ngoài ra cho ăn thêm thức ăn ủ chua, cỏ khô, rơm ủ với u rê và các loại phụ phẩm nông nghiệp như các loại hạt có dầu, khô dầu, rỉ mật, cỏ tươi. - Cho ăn thức ăn thô thỏa mãn nhu cầu (khoảng 30-35kg thức ăn thô xanh và 2-2,5 kg rơm/ngày), hàng ngày bổ sung thêm lượng thức ăn tinh bằng 1-1,5% trọng lượng cơ thể (khoảng 2,5-3kg). Bảng: Công thức thức ăn cho bê từ 6 – 21 tháng tuổi: Nguyên liệu CT1 (%) CT2 (%) CT3 (%) Bột sắn 54 25 0 Cám gạo 0 22 50 Ngô 29 43 45 Bột đậm đặc 15 8 3 Muối 1 1 1 U rê 1 1 1 Tổng 100 100 100 * Giai đoạn 3 (giai đoạn vỗ béo). - Thời gian vỗ béo từ  80 - 90 ngày, giai đoạn này cần cho bò ăn khẩu phần ăn có tỷ lệ thức ăn tinh cao, uống đủ nước, nuôi nhốt hoàn toàn để cao chất lượng thịt bò, tăng tỷ lệ thịt xẻ. - Trước khi vỗ béo bò cần phải tiến hành tẩy giun sán cho bò. Bảng: Công thức thức ăn cho bò vỗ béo: Nguyên liệu CT1 (%) CT2 (%) CT3 (%) CT4 (%) Sắn 85 65 44 70 Bột ngô 0 25 50 0 Cám gạo 0 0 0 20 Đậm đặc 10 5 0 5 Muối 1 1 1 1 Premix khoáng 1 1 2 1 U rê 3 3 3 3 Tổng 100 100 100 100   5. Vệ sinh phòng bệnh Thức ăn cho bò phải sạch, không thối, chua, mốc, không lẫn các tạp chất như đinh, dây kẽm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bò. Khi bắt đầu mùa mưa, cần chú ý bò dễ bị chướng hơi do ăn nhiều cỏ non. Nước uống cho bò phải sạch sẽ. Tốt nhất là cho uống nước giếng khoan. Bò cần được tắm chải thường xuyên để da bài tiết tốt. Kiểm tra tình trạng ve để xử lý cũng như tình trạng mòng ở rừng cũng như ở chuồng trại. Chuồng trại cần được giữ khô ráo, sạch sẽ. Ðịnh kỳ 2 tuần 1 lần phun tiêu độc khu vực chuồng trại bằng hóa chất diệt khuẩn KLORTAB 1 viên cho 10 lít nước, DESINFECT O, DESINFECT GLUTAR ACTIVE, tẩy ký sinh trùng 2 lần/năm bằng IVERTIN liều 1ml/ 50kg TT. Tiêm phòng là cách gây miễn dịch chủ động cho bò bằng các loại vaccine. Ðây là biện pháp tiết kiệm nhất, hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cho đàn bò. Ðặc biệt là phải tiêm phòng các bệnh theo đúng pháp lệnh thú  

KỸ THUẬT, KINH NGHIỆM NUÔI BÒ SINH SẢN

Thực tế cho thấy có rất nhiều hộ nuôi bò thịt đã chuyển sang hoàn toàn hoặc kết hợp với nuôi bò sinh sản. Mặt khác, so với nuôi lợn, gà thì nuôi bò sẽ ít bị rủi ro hơn tuy thời gian quay vòng lâu hơn. Để đảm bảo tốc độ tăng đàn và chất lượng bê con nuôi thịt thì người nuôi bò cái sinh sản cần chú ý một số khâu kỹ thuật sau: 1. Khẩu phần ăn cho bò cái (áp dụng cho bò cái có trọng lượng trung bình 200 -220 kg): Nếu người nuôi chăn thả hàng ngày thì cần cung cấp thêm ít nhất 1kg bột hoặc cám (ngô, gạo) + 0,2 đến 0,3 kg khô dầu lạc và khoảng 20g Premix khoáng, vitamin. Nếu nuôi nhốt hàng ngày thì cung cấp cho bò khoảng 20 đến 25kg cỏ xanh và lượng thức ăn tinh như trên. Nếu bò sinh sản có trọng lượng lớn hơn thì tăng lượng thức ăn theo tỷ lệ 2,5 đến 3kg vật chất khô/100kg thể trọng. Khi bò có chửa hoặc nuôi con nên bổ sung thêm thức ăn tinh nhằm tăng hàm lượng dinh dưỡng nuôi thai và sản xuất sữa cho con bú. Có thể cho ăn theo khẩu phần (30 đến 35kg cỏ tươi + 2kg rơm ủ + 1kg thức ăn tinh hoặc cám tổng hợp + 25 đến 30gr muối + 30 đến 35gr bột xương/ngày). 2. Phối giống cho bò: Người nuôi khi phối giống cho bò cái tốt nhất nên thụ tinh nhân tạo để bê con sẽ đẹp và to hơn so với phối trực tiếp. Bò động dục sẽ có các biểu hiện: Kêu rống lên, phá chuồng, kém hoặc bỏ ăn, thích nhảy lên lưng con khác rồi lại đứng yên cho con khác nhảy lên, âm hộ hơi mở có màu đỏ hồng, dịch từ âm hộ chảy ra trong như nhựa chuối… Thời điểm phối giống (thụ tinh) thích hợp nhất là sau khi kết thúc chịu đực. Để đảm bảo tỷ lệ thụ tinh cao, tốt nhất nên phối giống 2 lần (lần 1 phối vào lúc sau khi phát hiện động dục 6 đến 8h và lần 2 phối lại sau đó 12h). Kinh nghiệm thực tế cho thấy, có thể quan sát tình trạng dịch nhày keo lại (kéo dài được như chiếc đũa) thì phối giống là tốt nhất hoặc theo dõi nếu thấy bò động dục vào buổi sáng sớm thì phối giống vào buổi chiều cùng ngày. Nếu bò động dục vào buổi chiều thì phối giống vào sáng ngày hôm sau. * Chú ý: Trong thời kỳ bò mang thai, người nuôi không nên bắt bò cày, kéo hoặc xua đuổi để bò chạy sẽ ảnh hưởng xấu đến thai (dễ gây hiện tượng thai chết lưu hoặc đẻ non). 3. Đỡ đẻ và chăm sóc bò sau sinh: Bò có chửa được khoảng 280 đến 281 ngày là sinh. Bò sắp đẻ có biểu hiện bồn chồn, chân gẩy lên bụng, đuôi cong, vú căng, âm hộ nở, có dịch nhày… Nếu bò đẻ thuận lợi người nuôi có thể tự đỡ đẻ cho bò bằng cách sát trùng tay, kiểm tra thai xuôi hay ngược để sửa lại. Dùng tay kéo nhẹ bê ra, cắt dây rốn để còn 10 đến 12cm rồi sát trùng rốn cho bê bằng cồn, lau nhớt giãi trong mũi, mồm bê và đặt lên mô rơm khô để bò mẹ vệ sinh tiếp cho con. Người nuôi cũng nên bóc móng cho bê sau sinh để bê khỏi bị ngã vì trơn trượt. Vệ sinh phần thân sau và vú bò mẹ để bê con có thể bú ngay sau sinh. Nếu trường hợp bò đẻ khó thì cần phải có sự can thiệp của bác sĩ thú y. Tiếp đó hồi sức cho bò mẹ bằng nước uống ấm có pha cám, muối. Thời gian đầu sau sinh (2 đến 3 tuần) nên cho bò mẹ ăn cháo (1,2 đến 1,5kg thức ăn tinh/con/ngày + 25 đến 30gr muối ăn + 30 đến 35gr bột xương + cỏ tươi ăn tự do cả ngày). Các ngày sau cho bò mẹ ăn 25 đến 30kg cỏ tươi + 2 đến 3 kg rơm ủ + 1,5 đến 2kg cám hoặc thức ăn hỗn hợp để bò mẹ phục hồi sức khỏe, nhanh có lứa sau. 4. Chăm sóc bê con theo mẹ: Trong thời gian khoảng 1 tháng sau sinh cho bê bú mẹ tự do, giữ ấm và vệ sinh sạch sẽ cho bê. Từ ngày thứ 30 trở đi có thể tập cho bê ăn thức ăn tinh hỗn hợp và thức ăn thô xanh. Khi bê đã quen ăn ngoài nên thay đổi khẩu phần ăn cho bê 10 ngày/lần( khẩu phần ăn có thể là 5 đến 10kg cỏ tươi + 0,2 đến 0,3 kg thức ăn tinh hỗn hợp/ngày). Nên cai sữa bê khi được 6 tháng tuổi (bê đạt trọng lượng 800 đến 900kg). 5. Vệ sinh thú y: Tắm chải bò thường xuyên để giữ cho cơ thể bò được sạch sẽ, giúp khí huyết lưu thông và hạn chế nhiều bệnh kí sinh trùng ngoài da. Hàng ngày phải dọn phân, rửa nền chuồng, vệ sinh máng ăn, máng uống cho bò…Không nên cho bò ăn thức ăn dưới đất hoặc thức ăn tinh đã nấm mốc, thiu thối… Bò sinh sản có sức đề kháng yếu nên dễ bị mắc bệnh nếu không tiêm phòng đầy đủ. Tốt nhất hàng năm nên tiêm vacxin định kỳ một số bệnh truyền nhiễm như dịch tả, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, bệnh sẩy thai truyền nhiễm… Khi thấy thời tiết nóng ẩm hoặc thức ăn nghi ngờ không an toàn nên bổ sung men tiêu hóa(ZYMEPRO/PERFEECTZYME, Liều lượng 1-2g/1 lít nước) vào thức ăn cho bò để giảm thiểu bệnh rối loạn đường tiêu hóa.

QUẢN LÝ BÒ SINH SẢN

Quản lý sinh sản bò là một phần quan trọng trong chăn nuôi để đảm bảo năng suất và hiệu quả kinh tế. Dưới đây là các bước chi tiết trong quản lý sinh sản bò: 1.Theo dõi chu kỳ động dục Chu kỳ động dục: Bò cái thường có chu kỳ động dục khoảng 21 ngày. Cần ghi chép cẩn thận ngày bắt đầu và kết thúc chu kỳ để dự đoán thời điểm động dục tiếp theo. Dấu hiệu động dục: Bò cái kêu nhiều, bồn chồn, ít ăn. Sưng đỏ và có dịch nhầy trong suốt từ âm hộ. Thường đứng yên khi bò khác nhảy lên. 2. Phối giống Thời điểm phối giống: Thời điểm phối giống tốt nhất là khoảng 12-24 giờ sau khi bắt đầu xuất hiện dấu hiệu động dục. Phương pháp phối giống: Phối giống tự nhiên: Sử dụng bò đực giống tốt để phối giống trực tiếp. Phương pháp này phù hợp cho các trang trại nhỏ. Phối giống nhân tạo: Sử dụng tinh dịch từ bò đực giống được bảo quản đông lạnh để thụ tinh cho bò cái. Phương pháp này giúp kiểm soát tốt hơn về mặt giống và tăng hiệu quả phối giống. 3. Chăm sóc bò mang thai Dinh dưỡng: Cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein, canxi và phốt pho để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Có thể sử dụng các sản phẩm như: CALPHO/CANXIPRO/UMBROCAL với liều lượng 1ml/1-2l nước uống Đảm bảo nước uống sạch và đủ lượng. Vệ sinh và môi trường: Giữ chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát.Thường xuyên phun thuốc sát trùng định kỳ Tránh để bò mang thai tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh hoặc stress. Theo dõi sức khỏe: Kiểm tra định kỳ sức khỏe của bò mang thai, bao gồm tình trạng thể chất, dịch nhầy và dấu hiệu bất thường. Tiêm phòng các bệnh phổ biến và tẩy giun định kỳ bằng IVERTIN. 4. Chăm sóc bò đẻ và bê con Chuẩn bị trước khi đẻ: Tạo không gian riêng cho bò đẻ, đảm bảo sạch sẽ, ấm áp và yên tĩnh. Theo dõi dấu hiệu sắp đẻ như bầu vú căng, bụng to, bò bồn chồn. Quá trình đẻ: Giám sát chặt chẽ quá trình đẻ, hỗ trợ nếu cần thiết nhưng không can thiệp quá mức. Đảm bảo bò mẹ và bê con được vệ sinh sạch sẽ ngay sau khi đẻ. Chăm sóc bê con sau khi đẻ: Đảm bảo bê con bú được sữa đầu (sữa non) trong 24 giờ đầu tiên để nhận kháng thể. Giữ ấm cho bê con, đặc biệt là trong mùa lạnh. Kiểm tra sức khỏe bê con, tiêm phòng và tẩy giun định kỳ. 5. Quản lý bò hậu bị (bò cái chưa sinh sản) Dinh dưỡng: Cung cấp thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo bò hậu bị phát triển tốt và sẵn sàng cho quá trình sinh sản. Tập luyện: Đảm bảo bò hậu bị có đủ không gian để vận động, giúp tăng cường sức khỏe và khả năng sinh sản. Theo dõi chu kỳ động dục: Ghi chép và theo dõi chu kỳ động dục của bò hậu bị để chuẩn bị cho quá trình phối giống. 6. Ghi chép và quản lý thông tin Ghi chép chi tiết: Lưu trữ thông tin về ngày phối giống, ngày dự kiến đẻ, tình trạng sức khỏe, và các can thiệp y tế. Sử dụng công nghệ: Ứng dụng phần mềm quản lý chăn nuôi để theo dõi và phân tích dữ liệu về sinh sản. Sử dụng cảm biến và thiết bị đeo tay để theo dõi tình trạng sức khỏe và chu kỳ động dục của bò. Kết luận: Quản lý sinh sản bò đòi hỏi sự cẩn thận, kiên nhẫn và hiểu biết sâu rộng về các kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc. Bằng cách áp dụng những kỹ thuật này, bạn có thể đảm bảo đàn bò khỏe mạnh và năng suất sinh sản cao.

Môi trường chăn nuôi

TIÊU DIỆT KÍ SINH TRÙNG TRÊN HEO

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Thiệt hại của kí sinh trùng gây...

Tiềm năng, lợi thế chăn nuôi bò thịt, bò sữa của Thủ đô

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Là Thủ đô song Hà Nội vẫn...

DINH DƯỠNG CHO NÁI HẬU BỊ THỜI KÌ MANG THAI

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Sự phát triển của heo con ở...

QUẢN LÝ DINH DƯỠNG TRƯỚC VÀ SAU CAI SỮA ĐỂ GIẢM CHI PHÍ CÁM

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Vấn đề của những nước chăn nuôi...

NHU CẦU VITAMIN CỦA GÀ

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Để nuôi gia cầm thành công, người...

NHU CẦU KHOÁNG CỦA GÀ

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Để nuôi gia cầm thành công, người...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SULPHONAMID

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
1. Triệu chứng Gà trúng độc Sulphonamid...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FURAZOLIDON

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
1. Triệu chứng Khi dùng Furazolidon phòng...

BỆNH NGỘ ĐỘC THỨC ĂN DO ĐỘC TỐ AFLATOXIN

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO MUỐI

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Muối là một trong những thành phần...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SELENIUM (Se)

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Selen là một trong những nguyên tố...

BỆNH DO TRÚNG ĐỘC KHÍ NH3

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Khí NH3  được sinh ra từ chất...

BỆNH TRÚNG ĐỘC KHÍ CO

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Lượng khí CO được sinh ra do...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FORMALDEHYDE

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Formaldehyde hay còn gọi là formon. Dung...

BỆNH SƯNG GAN THẬN TRÊN GÀ

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh sưng gan và thận thường xảy...

BỆNH HỘI CHỨNG XUẤT HUYẾT VÀ PHÌ GAN

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh FLHS là biểu hiện một quá...

BỆNH DO SUY DINH DƯỠNG TRÊN GIA CẦM

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu hụt dinh dưỡng gây rối...

BỆNH THIẾU VITAMIN A

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Đặc điểm của bệnh thiếu vitamin A...

BỆNH THIẾU VITAMIN D

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin D trong đàn gà...

BỆNH THIẾU VITAMIN E

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin E thường hay gặp...

BỆNH THIẾU VITAMIN K

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin K ở gà có...

BỆNH THIẾU VITAMIN B1

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin B1 ở gà thể...

BỆNH THIẾU VITAMIN B2

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin B2 có đặc điểm...

BỆNH THIẾU VITAMIN B5

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu axit Pantothenic ở gia cầm...

BỆNH THIẾU AXIT NICOTINIC – VITAMIN B3

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu axit Pantothenic ở gia cầm...

BỆNH THIẾU PYRIDOXIN (VITAMIN B6)

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Đặc điểm của bệnh này là giảm...

BỆNH THIẾU BIOTIN (VITAMIN H)

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Gà mắc bệnh thiếu Biotin có đặc...

BỆNH THIẾU AXIT FOLIC

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Axit folic hay còn gọi là vitamin...

BỆNH THIẾU CHOLINE

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Chất Choline còn được gọi là vitamin...

BỆNH THIẾU VITAMIN B12

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Vitamin B12 cần thiết cho sự phát...

BỆNH THIẾU SELENIUM

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu Selenium ở gà có đặc...

BỆNH THIẾU CANXI VÀ PHOTPHO (Ca, P)

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Canxi và photpho là 2 nguyên liệu...

BỆNH THIẾU MANGAN (Mn)

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Mangan được hấp thu qua đường tiêu...

BỆNH THIẾU MUỐI (NaCl)

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
NaCl là một loại muối bao gồm...

BỆNH THIẾU KẼM (Zn)

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Kẽm là một nguyên tố vi lượng...

BỆNH THIẾU (Mg)

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Mg trong cơ thể động vật chiếm...

BỆNH DO ĐÓI TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh đói ở gà thường thể hiện...

BỆNH DO MẤT NƯỚC TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Gà bị thiếu nước hay mất nước...

BỆNH DO LẠNH TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Gà bị lạnh với biểu hiện đứng...

BỆNH DO NÓNG TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Nhiệt độ quá nóng trong chuồng nuôi...

BỆNH DO TỔN THƯƠNG TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Đây là một bệnh nội ngoại khoa...

BỆNH THIẾU KALI TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Kali trong cơ thể có tác dụng...

BỆNH VIÊM THẬN SỚM Ở GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh chỉ thấy xuất hiện ở gà...

BỆNH MỆT MỎI CỦA GÀ ĐẺ CÔNG NGHIỆP

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh CLF thường xảy ra ở gà...

BỆNH CÒI XƯƠNG

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Đây là bệnh thường phổ biến ở...

BỆNH MỀM ĐỐT SỐNG

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thường thấy ở gà thịt giai...

BỆNH SỤN HOÁ XƯƠNG BÀN CHÂN

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh sụn hoá xương chày, xương bàn...

BỆNH GOUT

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh gout trên gà chia làm hai...

Kỹ thuật phòng và chữa bệnh cho vịt

12 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Sở hữu tổng đàn gia súc, gia...

LỰA CHỌN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO ĐÀN GÀ

12 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Ai cũng biết nước là nguồn dinh...

7 CÁCH GIÚP TĂNG LƯỢNG THỨC ĂN ĂN VÀO Ở HEO CAI SỮA

12 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Nếu lượng thức ăn ăn vào tăng...

ĐỘC TỐ NẤM MỐC: CÁNH CỬA CHO CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM.

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Ảnh hưởng trực tiếp của độc tố...

BỔ SUNG CHẤT ĐIỆN GIẢI CHO GÀ

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Không khí nóng gây thiệt hại rất...

CÁC BIỆN PHÁP GIÚP THỤ TINH NHÂN TẠO THÀNH CÔNG

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Thụ tinh nhân tạo có nhiều ưu...

QUẢN LÝ NÁI CAO SẢN

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Lý do khiến các trại tuy đã...

NUÔI DƯỠNG GÀ VÀO MÙA NÓNG

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Thông qua việc tạo và giải phóng...

VITAMIN VÀ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Một trong những yếu tố quan trọng...

BỆNH TGE TRÊN HEO – TRANSMISSBLE GASTROENTERITIS OF SWINE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG – FOOT AND MOUTH DISEASE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH MỤN NƯỚC TRÊN HEO – SWINE VESICULAR DISEASE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH MỤN NƯỚC TRONG MIỆNG HEO – SWINE VESICULAR STOMATITIS

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH PED TRÊN HEO – PORCINE EPIDEMIC DIARRHAE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH ĐẬU HEO – SWINE POX

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN TRÊN HEO – SWINE JAPANESE B ENCEPHALOMYETIS

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH VIÊM NÃO DO VIRUS NIPAH TRÊN HEO – NIPAH ENCEPHALITIS IN PIG

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

HỘI CHỨNG CÒI CỌC TRÊN HEO – POST WEANING MULTI SYSTEMIC WASTING SYNDROM

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH SẢY THAI DO PARVOVIRUS TRÊN HEO – PARVOVIRUS DISEASE OF SWINE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH PPRS TRÊN HEO – PORCINE REPRODUCTIVE AND RESPYRATORY SYNDROME

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH GIẢ DẠI TRÊN HEO – AUJESZKY

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH CÚM HEO – HOG FLU

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH DỊCH TẢ CHÂU PHI – AFRICA SWINE FIVER

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH DỊCH TẢ HEO – HOG CHOLERA

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH SƯNG PHÙ ĐẦU TRÊN GÀ – AVIAN PNEUMOVIRUS (APV)

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

HỘI CHỨNG CÒI CỌC DO REOVIRUS – REO

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH CÚM GIA CẦM – AVIAN INFLUENZA (AI)

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH BẠI HUYẾT TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH KHẸC TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH HUYẾT TRÙNG TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH E. COLI TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH THƯƠNG HÀN TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm