biện pháp
Stress nhiệt trên heo thường xảy ra vào mùa nắng nóng khi điều kiện chăn nuôi không đảm bảo. Stress nhiệt diễn ra khi nhiệt độ cơ thể của heo không thể tự cân bằng với nhiệt độ môi trường khiến heo dễ mắc các bệnh khác. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh giúp người chăn nuôi hạn chế tối đa những thiệt hại do stress nhiệt gây ra trên heo.
1. Stress nhiệt trên heo là gì?
Stress nhiệt là hệ quả của nhiệt độ và độ ẩm cao, thường được gọi là chỉ số nhiệt - ẩm hoặc chỉ số stress nhiệt trên heo. Heo rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ vì cơ thể không có tuyến mồ hôi, phổi tương đối nhỏ. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao sẽ khiến heo bị stress nhiệt, suy giảm năng suất, giảm sức đề kháng, gia tăng tỷ lệ bệnh.
Heo bị stress nhiệt khi nhiệt độ môi trường quá cao
2. Ảnh hưởng của stress nhiệt đối với heo
*Đối với heo thịt, vỗ béo
- Heo giảm ăn hoặc bỏ ăn, uống nhiều nước, toàn thân ửng đỏ, heo lờ đờ, thở dốc
- Stress làm cho heo bị suy kiệt, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản và năng suất của đàn lợn.
*Đối với heo nái hậu bị và nái sau cai sữa chờ phối
- Đối với heo nái hậu bị: Heo chậm lên giống, biểu hiện động dục không rõ ràng, thời gian động dục ngắn
- Đối với lợn nái trong giai đoạn phối: Heo không đạt hưng phấn trong khi phối, thời gian phối giống ngắn, số lượng trứng rụng ít. Nhiệt độ bên trong cơ thể lợn nái quá cao có thể làm chết tinh trùng và trứng làm cho tỉ lệ con sinh ra thấp.
*Heo nái mang thai
- Stress nhiệt trên heo gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình phát triển của thai và gây lốc, xảy thai tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển của bào thai.
Stress nhiệt gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến heo nái
*Heo nuôi con
- Sữa ít, chất lượng sữa giảm
- Heo con không đồng đều, sức đề kháng kém, dễ bị tiêu chảy
- Heo nái cáu kỉnh, hay cắn con và đè chết con.
- Heo nằm sấp bụng, không cho lợn con bú
Heo nái bị stress nhiệt kém sữa
*Ảnh hưởng đến heo nọc
- Heo nọc lười phối giống, số lượng cũng như chất lượng tinh dịch giảm.
- Với những heo nọc phối giống bằng cách nhảy trực tiếp, stress nhiệt làm giảm tính hăng của heo nọc, giảm thời gian phối giống do đó hiệu quả phối giống không cao.
- Nếu heo nọc bị stress nhiệt trong thời gian dài, thì rất lâu sau, khi nhiệt độ môi trường trở lại bình thường, khả năng sinh dục của lợn nọc mới hồi phục hoàn toàn.
- Nhiệt độ tốt nhất để lợn nọc hoạt động là 21OC, mức nhiệt độ để lợn hoạt động bình thường là 29OC.
3. Phòng chống stress nhiệt trên heo
a. Giải pháp dài hạn
- Xây dựng chuồng theo hướng Đông - Tây ở nơi thoáng mát, cao ráo
- Đảm bảo độ thông thoáng của chuồng.
- Khoảng cách giữa các ô chuồng từ 10-12m
- Xây dựng hành lang rộng tối thiểu 1,5m.
- Trang bị các hệ thống làm mát trong chuồng
- Cung cấp nước đầy đủ, tạo điều kiện cho lợn tự điều hòa thân nhiệt một cách tốt nhất.
- Trồng nhiều cây xanh để khu vực chăn nuôi thoáng mát và tránh việc để ánh nắng chiếu trực tiếp vào mặt của lợn nái.
b. Một số giải pháp can thiệp mùa nắng nóng
**Nước và điện giải
- Đảm bảo luôn đủ nước sạch, mật độ máng ăn uống cho heo
- Hệ thống núm uống nước, máng uống phải đảm bảo phù hợp với số lượng heo chăn nuôi và phải luôn hoạt động tốt.
- Cung cấp điện giải và Vitamin C hàng ngày vào nước cho lợn uống: Sử dụng SUPER C 100, T.C.K.C liều 1g/ 1-2 lít nước.
Số lượng núm uống nước cho heo
** Nhiệt độ và độ ẩm
- Nhiệt độ chuồng nuôi luôn đảm bảo từ 22- 25ºC; ẩm độ < 75%. Nếu nhiệt độ tăng cao hơn 25ºC, có thể phun nước lên mái hoặc phun trong chuồng để làm giảm nhiệt độ
** Điều tiết khẩu phần ăn
- Cho lợn ăn tự do hoặc ăn nhiều bữa trong ngày, chú ý tăng khẩu phần ăn vào sáng sớm, chiều mát và đảm bảo thắp điện sáng đến 22h để lợn hoạt động và ăn uống.
- Bổ sung vào khẩu phần ăn MEN ZYMPRO, PERFECT ZYME liều 1g/ 1-2 lít nước hoặc 10g/1,5 kg thức ăn để lợn ăn ngon hơn và hỗ trợ tiêu hoá thức ăn.
** Sử dụng thuốc cho lợn mùa nóng
- Đối với lợn nái đẻ
Tiêm FEZAX-FORTE cho nái trước đẻ 5 ngày, liều lượng: 3ml/ con.
Đẻ xong, tiêm ACTIVITON liều 1 ml/20 kg thể trọng để kháng viêm.
- Nái nuôi con, sắp cai sữa: Sử dụng sản phẩm kích thích động dụng ALTRENDY và BOAR ES PLUS, tránh gây sốt sữa, viêm vú.
- Nếu lợn mẹ quá nóng, dùng nước lạnh làm ướt cổ cho lợn nhưng tuyệt đối không làm ướt lợn con.
- Tiêm phòng vaccine đầy đủ: vaccine dịch tả, suyễn lợn, PRRS(tai xanh), circo, FMD(lở mồm long móng), APP(viêm phổi dính sườn), KST…
BỆNH LƯỠI XANH Ở LOÀI NHAI LẠI: CƠ CHẾ LÂY TRUYỀN VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
Bệnh lưỡi xanh có thể gây tử vong cho các loài nhai lại như cừu, bò và dê. Một biến thể mới của căn bệnh này đã lây lan ở Bắc Âu từ cuối năm ngoái, dẫn đến các chiến dịch tiêm chủng ở các quốc gia bị ảnh hưởng như Pháp.
Bệnh lưỡi xanh được chẩn đoán đầu tiên ở Nam Phi trên cừu vào đầu thế kỷ 20. Nó bắt đầu lan truyền ra ngoài lãnh thổ Phi châu khi phát hiện ở đảo Síp năm 1943, mặc dù có khả năng bệnh đã có vào khoảng năm 1924. Kế đó phát hiện bệnh tại Israel (1951), Pakistan (1959), Ấn Độ (1963). Lần đầu tiên bệnh được thấy với triệu chứng đau mồm ở cừu tại bang Texas của Mỹ vào năm 1948, ở California vào năm 1952 đã xác định được nguyên nhân là do bệnh lưỡi xanh. Trong khoảng thời gian 1956 – 1960, virus lưỡi xanh đã gây dịch chủ yếu trên cừu tại Bồ Đào Nha và phía nam Tây Ban Nha gây thiệt hại đến hơn 180 nghìn con. Hơn nửa triệu con cừu đã chết kể từ khi bệnh lây lan qua Địa Trung hải vào Nam Âu vào khoảng năm 2005 và đang lan dần về phía bắc. Bệnh lưỡi xanh ở gia súc xuất hiện lần đầu tiên ở Bắc Âu vào năm 2006 và chỉ trong vòng vài tuần sau đó, dịch bệnh này đã lan ra 2.000 trang trại gia súc ở Hà Lan, Bỉ, Đức, Pháp và Luxemburg.
Tại nước ta, chưa vó báo cáo nào cho thấy bệnh xuất hiện, nhưng với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, trình độ chăn nuôi và quy mô đàn thú nhai lại ngày càng gia tăng thì cần có một nghiên cứu đầy đủ về sự tồn tại của bệnh tại nước ta trong thời gian tới.
1. Bệnh Lưỡi xanh là gì?
Bệnh Lưỡi xanh (LX) là một căn bệnh không truyền nhiễm, có tác nhân là vi rút, ảnh hưởng đến động vật nhai lại gia súc và hoang dã (chủ yếu là cừu và cũng bao gồm cả bò, dê, trâu, linh dương, hươu, nai và lạc đà), lây truyền qua côn trùng, nhất là loài muỗi đốt Culicoides. Vi rút gây ra bệnh lưỡi xanh được xác định là một thành viên của họ Reoviridae. Hai mươi bốn kiểu huyết thanh khác nhau đã được phát hiện và khả năng gây bệnh của mỗi loại này khác nhau đáng kể.
Mức độ nghiêm trọng của bệnh khác nhau tùy theo loài, trong đó nghiêm trọng nhất ở cừu, bao gồm các triệu chứng sụt cân, gián đoạn quá trình phát triển lông và gây chết. Ở những con cừu mẫn cảm, tỷ lệ nhiễm bệnh có thể lên tới 100%. Tỷ lệ tử vong trung bình chỉ từ 2-30% nhưng có thể tăng vọt tới 70%
So với cừu, bò mẫn cảm hơn và mức độ các triệu chứng lâm sàng thay đổi tùy theo chủng vi rút. Hiện nay, chủng vi rút lưỡi xanh đang lưu hành ở Bắc Âu có ý nghĩa đáng kể về dịch tễ học, do gây triệu chứng lâm sàng trên bò.
Ở những quốc gia có bệnh lưỡi xanh lưu hành, tác động chủ yếu là mất đi hoạt động thương mại do các hạn chế và chi phí giám sát, xét nghiệm sức khỏe và tiêm chủng. Bệnh lưỡi xanh là một căn bệnh được xếp vào Bộ luật Sức khỏe Động vật trên cạn của OIE và theo Bộ luật này, các trường hợp nhiễm bệnh phải được báo cáo cho Tổ chức Thú y thế giới.
2. Sự truyền và lây lan bệnh
Côn trùng là chìa khóa để truyền vi rút lưỡi xanh giữa các loài động vật. Các véctơ bị nhiễm vi rút lưỡi xanh sau khi tiêu thụ máu của động vật bị nhiễm bệnh. Nếu không có véctơ, bệnh không thể lây lan từ động vật này sang động vật khác. Sự lây truyền vi rút lưỡi xanh có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong mùa mưa. Gia súc bị nhiễm bệnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc vi rút lưu hành tại một khu vực. Những gia súc này là nguồn vi rút suốt nhiều tuần, trong khi có ít hoặc không có triệu chứng lâm sàng bệnh và thường là vật chủ ưa thích của côn trùng truyền bệnh.
Vi rút đã được tìm thấy trong tinh dịch của những con bò đực và cừu đực bị nhiễm bệnh, có thể lây truyền sang những con bò cái và cừu cái mẫn cảm với mầm bệnh, nhưng đây không được xem là nguyên nhân gây lây lan đáng kể. Vi rút lưỡi xanh cũng có thể được truyền qua nhau đến thai nhi.
Vi rút không lây truyền qua tiếp xúc với động vật, các sản phẩm len hoặc sữa.
3. Rủi ro sức khỏe cộng đồng
Không có rủi ro về vấn đề sức khỏe cộng đồng liên quan đến bệnh lưỡi xanh.
4. Triệu chứng lâm sàng
* Các triệu chứng lâm sàng ở cừu bị nhiễm bệnh có thể không giống nhau và bao gồm:
Sốt;
Xuất huyết và loét mô miệng và mũi;
Chảy nhiều nước dãi, sưng môi, sưng lưỡi và hàm;
Viêm vành (phía trên) móng và đi khập khiễng;
Yếu ớt, suy nhược, sút cân;
Tiêu chảy nhiều, nôn mửa, viêm phổi;
Lưỡi có màu xanh do chứng xanh tím (hiếm gặp);
Cừu cái mang thai có thể bị sảy thai;
Trong quá trình hồi phục của những con cừu có thể gặp tình trạng rụng lông một phần hoặc toàn bộ do gián đoạn phát triển lông.
Các triệu chứng lâm sàng trên con vật phụ thuộc vào chủng vi rút, các loài gia súc nhai lại khác như dê thường không có hoặc có ít triệu chứng lâm sàng.
5. Chẩn đoán
Trường hợp nghi ngờ là bệnh lưỡi xanh, dựa trên các dữ kiện cần thiết như triệu chứng lâm sàng điển hình, sự phổ biến của các côn trùng trung gian truyền bệnh và đặc biệt là ở những khu vực bệnh lưu hành, để xác nhận chẩn đoán. (Quy định về sức khỏe động vật trên cạn của OIE và Sổ tay xét nghiệm chẩn đoán và vắc xin cho động vật trên cạn của OIE).
6. Phòng ngừa và kiểm soát
Ở những vùng lưu hành, các chương trình giám sát chủ động lấy mẫu động vật trong các đàn trọng điểm để theo dõi sự hiện diện của vi rút. Kết hợp với các chương trình giám sát chủ động để xác định vị trí, phân bố và tỷ lệ lưu hành của côn trùng truyền bệnh trong khu vực, các biện pháp kiểm soát có thể được thực hiện kịp thời như:
+ Xác định, giám sát và truy tìm các loài động vật mẫn cảm và có nguy cơ nhiễm bệnh;
+ Kiểm dịch và/hoặc hạn chế vận chuyển động vật trong thời kỳ hoạt động của côn trùng;
+ Xác định các vùng cụ thể;
+ Tiêm chủng;
+ Dùng các biện pháp kiểm soát côn trùng.
Tiêm vắc xin được xem như biện pháp hiệu quả và thiết thực nhất để giảm thiểu tổn thất liên quan đến bệnh lưỡi xanh, đồng thời làm đứt gãy sự chuyển đổi từ động vật nhiễm bệnh thành vật trung gian truyền bệnh. Cần sử dụng vắc xin được phát triển để bảo vệ chống lại chủng (hoặc các chủng) vi rút cụ thể đang lưu hành ở một khu vực nhất định.
7. Phân bố địa lý
Bệnh lưỡi xanh phân bố trên toàn cầu, đặc biệt ở những khu vực có loài côn trùng truyền bệnh – loài muỗi đốt Culicoides hiện diện, bao gồm châu Phi, châu Á, châu Úc, châu Âu, Bắc Mỹ và một số đảo ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Ở những khu vực có mùa đông không quá khắc nghiệt, cho phép muỗi đốt sống sót, cũng tạo điều kiện cho vi rút tồn tại. Có hơn 1.000 loài Culicoides nhưng chỉ có khoảng 20 loài là vật trung gian truyền vi rút lưỡi xanh còn năng lực gây bệnh. Do đó, sự phân bố địa lý của các loài côn trùng truyền bệnh thường sẽ hạn chế sự phân bố của bệnh.
Cừu sống ở các vùng lưu hành thường có sức đề kháng tự nhiên với bệnh lưỡi xanh. Dịch có thể bùng phát ở một khu vực khi những con cừu mẫn cảm hơn, đặc biệt là các giống cừu châu Âu được đưa vào các khu vực lưu hành, hoặc do sự di chuyển theo gió của muỗi Culicoides bị phơi nhiễm, chúng mang thêm vi rút đến khu vực lưu hành. Sự xuất hiện của bệnh lưỡi xanh thường song song với hoạt động của véctơ tăng đột biến trong thời kỳ nhiệt độ cao và lượng mưa lớn, bệnh cũng giảm dần khi xuất hiện đợt sương giá hoặc thời tiết lạnh khắc nghiệt hơn
NGUYÊN TẮC NHẬP 2 ĐÀN LỢN VÀ KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG CẮN NHAU
Khi nhập hai đàn lợn nuôi chung 1 chuồng, nhiều vấn đề có thể nảy sinh. Do vậy, ở bài viết này chúng tôi xin giới thiệu nguyên tắc nhập 2 đàn lợn vào nuôi chung một chuồng và khắc phục hiện tượng cắn nhau.
1. Nguyên tắc nhập 2 đàn lợn nuôi chung một chuồng
Khi nhập 2 đàn lợn ở 2 ô chuồng khác nhau vào 1 ô chuồng, thì chúng ta cần làm những việc như sau để lợn không cắn nhau:
- Thứ nhất, tiến hành nhập đàn vào ban đêm và khi nhập phải tắt điện đi tránh ánh sáng mạnh.
- Thứ hai, vẩy dầu ma dút hoặc dầu gió lên tất cả các con lợn ở cả hai đàn để tạo đồng mùi.
- Thứ ba, nên nuôi đàn lợn mới nhập ở 1 ô chuồng mới, chứ không nên nuôi ở 1 trong 2 ô chuồng cũ.
2. Nguyên nhân hiện tượng lợn cắn nhau và cách khắc phục
a. Nguyên nhân: có thể do 3 nguyên nhân sau:
- Nuôi lợn nhốt ở chuồng thông thoáng quá, có ánh nắng chiếu vào chuồng, gần đường giao thông
- Do không cung cấp đủ nước uống cho lợn.
- Do chất lượng thức ăn không đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng dinh dưỡng đặc biệt là nhóm các nguyên tố vi lượng
b. Khắc phục hiện tượng cắn nhau:
- Kiểm tra lại chuồng trại che chắn để giảm bớt ánh nắng chiếu vào chuồng.
- Cung cấp đầy đủ nước uống cho lợn.
- Lợn giai đoạn nào thì cho ăn đúng cám giai đọan đó.
- Ngoài ra bà con có thể cho quả bóng nhựa hoặc cắt lốp xe ô tô từ 20-40cm, sau đó rửa sạch thả vào chuồng để chúng cắn vào cái đó, sẽ hạn chế được lợn cắn lẫn nhau.
1 SỐ GIẢI PHÁP LÀM GIẢM CHI PHÍ TRONG CHĂN NUÔI
Thức ăn chăn nuôi chiếm tỷ trọng rất cao trong chi phí sản xuất, do vậy, việc tìm ra những giải pháp tối ưu, tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn cho vật nuôi là điều hết sức cần thiết.
1. Con giống
Giống phải chọn ở những nơi uy tín, thực hiện tốt việc quản lý giống nếu không giống kém chất lượng sẽ tăng chi phí đầu vào, hiệu quả thấp; thời điểm hiện tại có thể tính phương án loại thải những giống kém chất lượng, tăng trưởng sinh trưởng thấp.
2. Thức ăn
Người nuôi có thể kết hợp vừa cho ăn thức ăn công nghiệp vừa cho ăn thức ăn truyền thống; sử dụng cám gạo, ngô, trộn thức ăn xanh để cho gia cầm ăn; nhất là trong chăn nuôi gà thả vườn, gà đồi, có thể dụng các loại ngô, thóc, rau, cỏ các loại để cho con vật ăn vừa duy trì được tăng trọng vừa tận dụng được thức ăn sẵn có tại địa phương.
Giải pháp tự phối trộn thức ăn tinh, thức ăn hỗn hợp thời điểm này cũng là điều cần làm, hiện nay có nhiều công thức để thực hiện việc phối trộn cho gia cầm ở các lứa tuổi, giai đoạn sinh trường khác nhau. Phương pháp phối trộn có thể là bán công nghiệp, thủ công tùy vào điều kiện, quy mô chăn nuôi của từng hộ. Thức ăn dùng để phối trộn phải đảm bảo mới, tươi, không sử dụng thức ăn đã biến chất, biến màu, biến mùi, đổi vị hay đã xuất hiện nấm mốc, không sử dụng thức ăn đã bị xuống dinh dưỡng. Cần chọn nhiều thành phần phối trộn (như cám ngô, cám gạo, tấm, bột sò, bột cá, vitamin, premix khoáng…) để đảm bảo cân đối trong khẩu phần.
Cung cấp thức ăn cho vật nuôi đúng giờ có tác dụng tạo tính thèm ăn, tạo phản xạ để con vật tăng tiết các dịch tiêu hóa hấp thu sẽ tốt hơn nhiều lần so với bình thường. Không nên thay đổi thức ăn đột ngột, trường hợp phải thay đổi khẩu phần, nên thay đổi từ từ để con vật thích ứng với điều kiện mới; đồng thời đảm bảo cho con vật uống nước sạch và uống tự do. Tốt nhất là sử dụng hệ thống máng uống tự động để con vật uống tùy theo nhu cầu cơ thể.
3. Bổ sung chế phẩm vi sinh
Bổ sung chế phẩm vi sinh để nâng khả năng hấp thu, tận dụng lợi thế vi sinh vật có lợi (kể cả trong các loại thức ăn ủ xanh, ủ rơm với urê). Việc bổ sung chế phẩm vi sinh vào thức ăn phải đảm bảo nguyên tắc đó là khi bổ sung chế phẩm vi sinh vào khẩu phần ăn cho con vật thì không dùng kháng sinh vì kháng sinh làm mất tác dụng của vi sinh vật và giảm hiệu quả. Nếu sử dụng chế phẩm vi sinh bằng cách rải xuống nền chuồng hoặc phun sương trong chuồng thì không phun hóa chất khử trùng trong chuồng nuôi.
4. Chủ động phòng dịch bệnh
Phòng bệnh phải thực hiện đồng bộ nhiều khâu, từ xây dựng chuồng trại, trang bị vật dụng chuồng nuôi đến kỹ thuật chọn giống, chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh và xuất bán vật nuôi. Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thoáng mát, ấm áp khi mùa đông sắp tới, cách ly với môi trường xung quanh. Định kỳ tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi, vệ sinh và phun sát trùng xung quanh chuồng nuôi. Trước khi nuôi lứa mới, cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện như chuồng nuôi, các dụng cụ, thiết bị đã vệ sinh sạch sẽ. Sử dụng 1 số sản phẩm sát trùng chuồng trại như: KLORTAB, FOAM 32T, DESINFECT O… Liều lượng 1 viên cho 10 lít nước.
STRESS NHIỆT TRÊN THỎ VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
1. Stress Nhiệt Trên Thỏ Là Gì?
Stress nhiệt là tình trạng mà thỏ trải qua khi cơ thể chúng không thể điều hòa nhiệt độ hiệu quả trong môi trường quá nóng. Thỏ rất nhạy cảm với nhiệt độ cao do chúng không có tuyến mồ hôi và khả năng thở hổn hển hạn chế, làm cho việc điều hòa nhiệt trở nên khó khăn.
2. Nguyên Nhân Gây Stress Nhiệt
Nhiệt Độ Cao:
+ Nhiệt độ môi trường vượt quá 25 độ C có thể gây stress nhiệt cho thỏ.
+ Ánh nắng trực tiếp làm tăng nhiệt độ cơ thể thỏ nhanh chóng.
Độ Ẩm Cao: Độ ẩm cao làm giảm khả năng bay hơi nước, gây khó khăn trong việc làm mát cơ thể.
Thông Gió Kém: Chuồng trại không thông thoáng, không có luồng không khí lưu thông làm tăng nhiệt độ bên trong.
Thiếu Nước: Không cung cấp đủ nước mát có thể dẫn đến mất nước và làm tăng nguy cơ stress nhiệt.
Hoạt Động Quá Mức: Thỏ vận động nhiều trong thời tiết nóng sẽ sản sinh nhiều nhiệt, gây căng thẳng nhiệt.
3. Triệu Chứng Của Stress Nhiệt
- Thở Nhanh và Gấp: Thỏ thở nhanh và gấp để cố gắng làm mát cơ thể.
- Nằm Dài và Ít Hoạt Động: Thỏ nằm dài trên mặt đất, tránh di chuyển nhiều.
- Tai Đỏ và Nóng: Tai thỏ trở nên đỏ và nóng do máu lưu thông đến tai nhiều hơn để tản nhiệt.
- Chảy Dãi: Thỏ có thể chảy dãi do căng thẳng nhiệt.
- Lờ Đờ và Yếu Ớt: Thỏ trở nên lờ đờ, không có hứng thú với thức ăn và nước uống.
- Co Giật và Hôn Mê: Trong trường hợp nghiêm trọng, thỏ có thể bị co giật và hôn mê, cần can thiệp y tế ngay lập tức.
4. Ảnh Hưởng Của Stress Nhiệt Đối Với Thỏ
- Mất Nước: Stress nhiệt gây mất nước nghiêm trọng, dẫn đến suy giảm chức năng cơ thể và nguy cơ tử vong.
- Giảm Sức Đề Kháng: Thỏ bị stress nhiệt sẽ có sức đề kháng yếu hơn, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
- Suy Giảm Chức Năng Tiêu Hóa: Nhiệt độ cao có thể làm rối loạn chức năng tiêu hóa, gây ra tiêu chảy hoặc táo bón.
- Tử Vong: Trong trường hợp nghiêm trọng, stress nhiệt không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
5. Cách Phòng Ngừa và Xử Lý Stress Nhiệt
Phòng Ngừa:
Cung Cấp Nước Mát:
Đảm bảo thỏ luôn có nước sạch và mát. Thay nước thường xuyên và thêm đá nếu cần.
Sử dụng hệ thống cung cấp nước tự động để đảm bảo nước luôn sẵn sàng.
Thông Gió Tốt:
Sử dụng quạt, hệ thống thông gió hoặc điều hòa không khí trong chuồng trại để duy trì không khí lưu thông tốt.
Đảm bảo chuồng trại có cửa sổ hoặc lỗ thông gió.
Bóng Râm và Che Chắn:
Đặt chuồng trại ở nơi có bóng râm hoặc sử dụng các tấm che để tránh ánh nắng trực tiếp.
Sử dụng mái che cách nhiệt hoặc tấm phủ bạc để giảm nhiệt độ bên trong chuồng.
Giảm Nhiệt Độ Môi Trường:
Đặt các chai nước đá hoặc túi gel lạnh trong chuồng để làm mát cho thỏ.
Đảm bảo chuồng trại không đặt ở nơi có bề mặt hấp thụ nhiệt như bê tông hoặc nhựa đường.
Kiểm Tra Thường Xuyên: Theo dõi tình trạng sức khỏe của thỏ thường xuyên, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng.
Tránh Hoạt Động Quá Mức: Hạn chế cho thỏ vận động nhiều trong thời gian nhiệt độ cao.
6. Xử Lý Khi Thỏ Bị Stress Nhiệt:
Làm Mát Ngay Lập Tức:
Đưa thỏ vào nơi mát mẻ ngay lập tức.
Sử dụng khăn ướt hoặc miếng bọt biển ướt để lau nhẹ nhàng lên tai, chân và cơ thể thỏ để làm mát.
Cung Cấp Nước Mát:
Cho thỏ uống nước mát ngay lập tức. Nếu thỏ không tự uống, có thể dùng ống bơm nhỏ để đưa nước vào miệng thỏ một cách nhẹ nhàng.
Sử Dụng Quạt:
Đặt thỏ trước quạt để giúp làm mát nhanh chóng.
Tham Khảo Bác Sĩ Thú Y:
Nếu thỏ có dấu hiệu nghiêm trọng như co giật hoặc hôn mê, hãy đưa thỏ đến bác sĩ thú y ngay lập tức.
7. Sử dụng các sản phẩm như T.C.K.C, VITROLYE, SUPER C:
Nhằm mục đích cung cấp điện giải, thanh nhiệt giải độc, chống stress liều lượng 1g/1-2l nước uống, ngoài ra có thể bổ sung thêm ZYMPRO/PERFECTZYME giúp thỏ hấp thu thức ăn 1 cách triệt để, tăng khả năng tiêu hoá thức ăn, cải thiện hệ thống lông nhung đường ruột.
Kết Luận
Stress nhiệt là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của thỏ, đặc biệt là trong những ngày hè oi bức. Bằng cách nhận biết các triệu chứng và áp dụng các biện pháp phòng ngừa cũng như xử lý kịp thời, bạn có thể đảm bảo thỏ của mình luôn khỏe mạnh và thoải mái. Điều quan trọng là luôn giám sát tình trạng sức khỏe của thỏ và cung cấp môi trường sống an toàn, mát mẻ, và đầy đủ nước để tránh tình trạng stress nhiệt.