Ngựa bạch Việt Nam hay còn gọi đơn giản là ngựa bạch (có ý chỉ về ngựa bị bạch tạng) là một giống ngựa sắc trắng có xuất xứ từ Cao Bằng và là dòng ngựa quý, hiếm, có số lượng rất ít ở Việt Nam hiện nay, được phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam, phân bố chủ yếu ở ba tỉnh Đông Bắc là Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang. Chúng được nuôi nhiều nhất ở Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn và Cao Bằng.
Ngựa bạch được coi là ngựa thuốc quý hiếm để nấu cao ngựa bạch. Chúng thường được sử dụng để bán lấy thịt và nấu cao, có thể dùng thịt và xương để làm thuốc chữa bệnh, do nhiều người săn lùng ngựa bạch để nấu cao nên số lượng ngựa bạch đã giảm sút. Đây là giống vật nuôi quý hiếm được nhà nước Việt Nam công nhận là một giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, giá ngựa bạch giống bình thường từ 20 đến 25 triệu đồng/con.
Ngựa bạch xuất hiện là do sự đột biến của nguồn gen, do đột biến kiểu gen EDNRB quy định màu lông trắng giữa ngựa bạch và ngựa bạch tạng ở khu vực miền núi Đông Bắc Việt Nam. Đây chính là sự kết hợp của hai nguồn gen bệnh vốn có của loài ngựa để ra loại hình ngựa bạch, ngựa bạch là con ngựa bệnh tương tự như con người bị bệnh bạch tạng. Tỷ lệ ngựa bạch so với các thứ ngựa khác chỉ chiếm 1/100, khoảng 100 cá thể ngựa đực cái thì mới sinh ra một con ngựa bạch. Trong thực tế các con ngựa bạch đều không khỏe và rất hay chết yểu, trong một quần thể ngựa bao giờ ngựa trắng các loại cũng ít hơn các loại ngựa màu sắc khác.
Ở một số vùng núi hẻo lánh, nơi có đường sá giao thông không thuận lợi việc giao lưu chưa được rộng rãi, nên tỷ lệ ngựa màu trắng có thể cao hơn, đó có thể là do nguyên nhân giao phối cận huyết lâu dài của một quần thể ít được chọn lọc. Tại Việt Nam, phương thức chăn nuôi thả rông ở các tỉnh miền núi mang tính phổ biến, còn ở các tỉnh trung du chăn dắt là phổ biến. Do việc phối giống tự nhiên là hoàn toàn ngẫu nhiên và không có sự tác động kiểm soát của con người dẫn đến mức độ cận huyết cao. Riêng ngựa cái bạch là được theo dõi và phối giống có chọn lọc với những đực bạch giống tốt, nhưng chỉ ở các Trung tâm nghiên cứu, việc quản lý đực giống và ghép đôi giao phối được kiểm soát chặt chẽ mới khống chế được yếu tố cận huyết.
Ngựa bạch có tầm vóc nhỏ, con trưởng thành chỉ nặng khoảng 150–180 kg. Chúng chỉ còn tồn tại ở những nông hộ nuôi nhỏ lẻ, không được chăm sóc hợp lý nên thể vóc của chúng rất nhỏ. Chúng có ngoại hình vuông đứng, chưa cân đối, cao vây thấp hơn cao khum một chút, bụng to, ngực lép. Toàn thân ngựa từ lông mình, bờm, lông đuôi, từ màu mắt đến móng chân đều trắng hoặc trắng hồng, tai ngựa nhỏ và cuộn tròn rất xinh, toàn thân ngựa da có màu trắng hồng hoặc trắng mây, da ngựa trắng hồng hay hồng nhuận, xung quanh viền mắt màu hồng, có màu đồng thau, con ngươi có màu đỏ hồng, ban đêm soi đèn có màu đỏ rực, 2 mắt có màu trắng mây hoặc trắng cùi nhãn, xung quanh vành mắt có một vành màu đồng lửa bao con ngươi. Cả bốn móng có màu trắng ngà, các lỗ tự nhiên như bộ phận như mũi, miệng, bộ phận sinh dục đều có màu hồng nhuận.
Đặc điểm màu sắc ngựa bạch cũng dễ bị nhầm lẫn với màu sắc hai loại ngựa là ngựa màu xám trắng (do gen G quy định), ngựa này khác với ngựa bạch là ở quanh miệng, mũi, mắt có màu đen. Ngựa có màu trắng sữa, khác ngựa bạch là chúng có màu mắt xanh và màu lông, da vẫn tồn tại màu vàng nhạt, mầu này dễ nhầm với mầu trắng. Trên 90% ngựa bạch có thể chất thanh săn. Màu sắc lông da trên 90% ngựa có màu trắng ánh vàng và trắng tuyền. Tuy nhiên, ngựa bạch đực có màu trắng ánh vàng cao hơn ở ngựa bạch cái. Để phân biệt giữa ngựa bạch và ngựa trắng thường (ngựa kim) khá đơn giản. Ngựa bạch khác ngựa trắng thường ở chỗ tất cả chín lỗ đều màu trắng hồng đồng thau trong khi ngựa trắng thường thì vành mắt đen, hai mắt có mầu trắng mây, xung quanh con ngươi có một vành mầu đồng lửa, các lỗ tự nhiên còn lại đều có mầu hồng đỏ, 4 chân móng trắng ngà, toàn thân màu trắng, da hồng nhuận, lông trắng cước.
Thông tin liên hệ
Hỗ trợ kỹ thuật: 0934 555 238 Email: thuytoancau.kythuat@gmail.com
Hỗ trợ kinh doanh: 0934 555 238 Email: thuytoancau.sales@gmail.com
Hỗ trợ chăm sóc: 0934 518 238 Email: thuytoancau.vanphong@gmail.com