Heo nái chậm lên giống là vấn đề thường gặp trong chăn nuôi, gây tăng chi phí và giảm lợi nhuận. Đối với heo nái hậu bị trên 8 tháng, trọng lượng 95 – 120kg mà chưa lên giống, hoặc heo nái rạ không lên giống sau 10 ngày cai sữa, được xem là chậm lên giống.
1. Nguyên nhân
- Bên trong: Rối loạn di truyền, đột biến gen, dị dạng hoặc u nang buồng trứng, rối loạn hormon sinh dục
- Bệnh lý: Viêm tử cung mãn tính, nhiễm bệnh truyền nhiễm, bệnh đường sinh dục, bệnh tai xanh, tổn thương tử cung do can thiệp khi đẻ khó, ảnh hưởng đến tiết hormon và chức năng buồng trứng.
- Dinh dưỡng: Khẩu phần thiếu đạm, khoáng, vitamin (đặc biệt là vitamin E), thức ăn nấm mốc, heo quá mập hoặc quá gầy.
- Quản lý và môi trường: Stress do nhiệt độ cao, mật độ nuôi không hợp lý, ánh sáng không đủ, vệ sinh kém.
2. Biện pháp khắc phục
- Chọn giống: Chọn heo có đặc điểm sinh sản cao như Yorkshire, Landrace; loại bỏ con kém phát triển hoặc mắc bệnh truyền nhiễm.
- Chăm sóc và dinh dưỡng: Đảm bảo khẩu phần cân đối đạm, khoáng, vitamin (A, D, E); bổ sung tôm, cua, bí đỏ, hạt nảy mầm, rau xanh; tránh thức ăn nấm mốc.
- Quản lý heo hậu bị: Giai đoạn 20-50kg cho ăn tự do; trên 50kg đến khi lên giống lần đầu, hạn chế khẩu phần (2 – 2,5 kg/con/ngày); bổ sung vitamin A, D, E khi heo đạt 75 – 80kg; cho tiếp xúc với heo đực hoặc nái lạ đang lên giống để kích thích. Nếu không có heo đực có thể sử dụng sản phẩm MÙI HEO ĐỰC để kích thích nái lên giống
- Quản lý heo nái rạ: Cai sữa heo con từ 26 – 35 ngày tuổi; trước cai sữa 1 ngày giảm ½ khẩu phần ăn, ngày cai sữa không cho ăn, ngày thứ 2 cho ăn 1,5kg/ngày/con, từ ngày thứ 3 – 10 cho ăn 2,5 – 3 kg/con; tiêm ADE trước cai sữa; cho tiếp xúc với heo nọc từ ngày đầu cai sữa.
- Môi trường nuôi: Đảm bảo ánh sáng 16 giờ/ngày; mật độ 2,5-3m²/con; nền chuồng không trơn hoặc quá nhám; chuồng thông thoáng, sạch sẽ; nhiệt độ phù hợp; tắm heo 2 lần/ngày khi nóng, sưởi ấm khi lạnh.
- Kích thích lên giống: Cho heo hậu bị tiếp xúc heo nọc 15 phút/ngày hoặc ngửi MÙI HEO ĐỰC; cắt giảm khẩu phần ăn trong 1 ngày để tạo stress; thả heo ra ngoài vận động, hấp thụ vitamin từ ánh nắng; tiêm ADE; quần, ép heo bằng cách cho tiếp xúc heo nọc 1-2 phút, sau đó người chăn nuôi ép heo chạy quanh chuồng 5-10 vòng.
- Sử dụng hormon: Nếu các biện pháp tự nhiên không hiệu quả, có thể tiêm hormon; tuy nhiên, nên hạn chế để tránh heo lệ thuộc hormon ở các lứa sau. Nếu sau tất cả các biện pháp trên mà heo vẫn không lên giống, cần tiến hành loại thải.