Nội dung
1. Nhận biết về con mạt gà
– Mạt gà có tên khoa học là Dermanyssus gallinae hay còn có tên gọi khác là ve đỏ gia cầm, rệp. Đây là một loài ký sinh trùng sống ký sinh ngoài cơ thể trên da và lông của gà.Mạt gàcư trú ở trong các ổ, kẽ nứt, kẽ hở và trong chất độn chuồng.
– Thân của mạt gà có hình trứng, đầu nhỏ, bụng có lông ngắn và thưa. Mạt gà có chân ngắn nhưng rất khỏe, hai chân trước gần bằng chiều dài của thân, ống thở dài tới gốc đôi chân thứ hai. Sau khi chúng hút máu gia cầm thì thân hình mạt gà có màu đỏ, khi đói sẽ có màu đen, xám hoặc trắng.
2. Nguyên nhân gà bị nhiễm mạt
– Khi môi trường chuồng nuôi bị ô nhiễm như: Chất thải , chất độn chuồng ẩm ướt, chuồng ít ánh sáng sẽ tạo điều kiện chomạt gàphát triển và lây lan nhanh chóng. Do thời gian để trống chuồng giữa các lứa nuôi chưa hợp lý làm cho mạt gà lây lan từ lứa này sang lứa khác.
– Hiện tượng gà bị nhiễm mạt sẽ lây lan khi những con gà không bị nhiễm mạt tiếp xúc với gà bị nhiễm trong chuồng hay do tiếp xúc với những loài gia cầm bị nhiễm khác.
3. Vòng đời của mạt gà
Mạt gà đẻ trứng ở những nơi chúng ẩn náu. Con cái thường đẻ khoảng 30 – 50 trứng, trứng nở ra ấu trùng có 6 chân, sau 1-2 ngày ấu trùng lột xác và phát triển thành dạng 8 chân, cuối cùng phát triển thành dạng trưởng thành. Toàn bộ vòng đời của mạt gà có thể diễn ra ít nhất 7 ngày. Mạt gà thường cư trú ở tại đầu, ngực, bụng và thỉnh thoảng tấn công vào phần mềm của lỗ chân lông. Mạt gà sẽ cắn và hút máu của gà để sống gây nên sẽ gây ngứa cho gà.
Mạt gà có thể cắn người nhưng không sống được lâu trên cơ thể người.
4.Thiệt hại do mạt gà gây ra đối với gà
Khi gà bị nhiễm mạt, nếu người nuôi không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và năng suất của đàn gà, vìmạt gàsinh sản nhanh và có thể tồn tại dai dẳng từ lứa gà này sang lứa gà kia.
Những thiệt hại rõ ràng nhất mà mạt gà gây ra như sau:
- Giảm hiệu suất sinh trưởng: Mạt gà có thể gây ra các triệu chứng như ho, khó thở và giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của gà. Điều này có thể dẫn đến giảm hiệu suất sinh trưởng, làm giảm cân nặng và tăng thời gian nuôi dưỡng. Gà còi cọc, nhợt nhạt, bỏ ăn.
- Lông xù xơ xác, ngứa ngáy khó chiu dẫn đến tăng mức độ rỉa lông, mổ lông,…
- Đối với gà đẻ: Giảm sản lượng trứng, giảm chất lượng trứng
- Gà dễ nhiễm bệnh do ẩn chứa những mầm bệnh lây lan qua đường máu khimạt gà đốt những cá thể nhiễm bệnh, tỷ lệ chết cao
- Tăng chi phí điều trị và quản lý: Điều trị và quản lý mạt gà đòi hỏi chi phí cao, bao gồm chi phí cho thuốc kháng sinh và các biện pháp quản lý dịch bệnh.
- Lây lan các bệnh nhiễm qua đường máu thông qua các vết đôt