Nội dung
Làm thế nào để heo nái hậu bị mau lên giống chính là câu hỏi mà hầu hết người chăn nuôi đều băn khoăn vì heo hậu bị đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định trực tiếp tới năng suất chăn nuôi và hiệu quả kinh tế. Để giúp người chăn nuôi trả lời câu hỏi đó, Thú Y Toàn Cầu sẽ chia sẻ ngay trong nội dung bài viết hôm nay.
1. Heo nái hậu bị là gì?
Heo nái hậu bị chính là những chú heo cái được chọn làm giống ngay từ thời điểm cai sữa cho đến lúc phối giống lần đầu thông thường sẽ có độ tuổi từ 2 – 8 tháng tuổi.
2. Dấu hiệu heo nái chậm lên giống
Thông thường heo động dục ở khoảng thời gian từ 165 – 200 ngày tuổi khi khối lượng đạt 85 -100kg.
Nếu như heo đang ở độ tuổi 8 tháng và đạt trọng lượng từ khoảng 95 -120kg nhưng chưa lên giống thì được coi là chậm. Còn đối với heo nái sau khi cai sữa con thường sẽ có biểu hiện lên giống lại vào ngày thứ 4 – 7. Trong khoảng thời gian 10 ngày khi cai sữa heo con mà không thấy heo nái lên giống thì được coi là chậm.
3. Cách cho heo nái hậu bị nhanh lên giống nhanh nhất
Để giúp cho heo nái hậu bị nhanh lên giống nhất thì bà con có thể làm theo những cách dưới đây:
Cho vào chuồng: Cho heo hậu bị cần kích giống vào chuồng, nếu như trong chuồng có heo nái sẵn chúng ta nên cho heo tiếp xúc với phân, nước tiểu của nái cũ để thích ứng và thích nghi.
Ánh sáng: Bà con nên lưu ý về vấn đề ánh sáng, ánh sáng thích hợp nhất để heo nhanh lên giống là 16 tiếng chiếu sáng / ngày
Khẩu phần ăn: Cho lợn ăn 2.5 – 2.8kg/ ngày, ăn cám hậu bị, lưu ý heo quá béo hay quá gầy đều khó lên giống, người chăn nuôi nên tăng giảm khẩu phần ăn cho phù hợp
Chuồng nuôi: Về chuồng nuôi cũng cần lưu ý với mật độ từ 2.5-3m/con heo hậu bị, nếu như nuôi quá chật sẽ cắn nhau, còn nếu quá rộng sẽ dẫn tới tình trạng bị móng.
Độ dốc chuồng nuôi: Bà con đặc biệt cần phải lưu ý về độ dốc chuồng nuôi chỉ khoảng 1% bởi nếu như dốc quá sẽ dẫn tới heo bị ngã.
Nền chuồng nuôi: Bà con cũng lưu ý không nền để chuồng trại quá trơn bóng, dẫn tới tổn thương chân, móng. Nếu heo gặp các vấn đề chân móng thì tiến hành bổ sung các loại thuốc thú y tăng cường canxi, khoáng cho heo
Chuồng trại: Cần đảm bảo chuồng trại kín để tránh ruồi muỗi mang mầm bệnh vào chuồng cũng như đảm bảo tối đa độ thông thoáng, nên giữ gìn vệ sinh chuồng trại để heo đỡ viêm tử cung, viêm da.
Nhiệt độ: Nhiệt độ nóng quá hay lạnh quá cũng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của lợn. Do đó nếu như thời tiết quá nắng nóng bà con nên tắm cho heo 2 lần / ngày. Còn nếu thời tiết lạnh bà con nên thắp bóng sưởi ấm.
4. Cách kích heo nái hậu bị khi không lên giống
Nếu như heo nái hậu bị không lên giống, bà con có thể tiến hành làm theo những cách dưới đây đảm bảo heo sẽ lên giống tầm 5-7 ngày hoặc chậm nhất là 8-9 ngày.
- Nếu có heo nọc (heo đực), cho heo hậu bị vào tiếp xúc 15 phút. Nếu không có heo nọc, sử dụng sản phẩm MÙI HEO ĐỰC xịt vào mũi của heo, việc làm này sẽ giúp kích thích hormon sinh sản giúp heo nhanh lên giống.
- Cắt cám trong 1 ngày từ 2 – 3 bữa tạo stress cho heo
- Thả heo ra ngoài vườn để hấp thu vitamin A,D,E từ ánh nắng mặt trời, cho heo chạy nhảy tự do rồi tiến hành ép heo, quần heo….
- Đối với chuồng trại kín chúng ta có thể đuổi lừa heo hậu bị chưa lên giống sau đó quần, ép heo
- Cách ép heo: Để heo hậu bị tiếp xúc với heo nọc trong khoảng thời gian từ 1 phút đến 2 phút sau đó bà con có thể vào chuồng ép sau đó dùng 2 tay ấn lên lưng heo để heo chạy quanh chuồng trong khoảng thời gian từ 5-10 vòng.
- Nếu làm tất cả những cách như trên mà heo vẫn không nên giống thì tiến hành loại thải.