Sự phát triển của heo con ở trại đẻ phụ thuộc hoàn toàn vào lượng sữa mẹ. Năng lực tiết sữa của nái lứa đầu phụ thuộc rất nhiều sự phát triển của nái và các tổ chức tế bào của tuyến vú. Các tế bào tuyến vú càng nhiều thì lượng sữa tiết càng lớn. Sự phát triển tuyến vú của nái hậu bị từ lúc phối đến mang thai 50 ngày chỉ dừng lại ở mức cơ bản.
Phát triển tuyến vú cho nái hậu bị:
Sự phát triển của heo con ở trại đẻ phụ thuộc hoàn toàn vào lượng sữa mẹ. Năng lực tiết sữa của nái lứa đầu phụ thuộc rất nhiều sự phát triển của nái và các tổ chức tế bào của tuyến vú. Các tế bào tuyến vú càng nhiều thì lượng sữa tiết càng lớn. Sự phát triển tuyến vú của nái hậu bị từ lúc phối đến mang thai 50 ngày chỉ dừng lại ở mức cơ bản. Tuy nhiên, từ ngày mang thai 50 tới 100, tuyến vú phát triển gấp 5 lần thời gian trước đó. Trong đó, khoảng thời gian từ 75~90 ngày là quan trọng nhất do tuyến vú thời kì này phát triển gấp 3 lần. Khả năng phát triển tuyến vú có thể được dự đoán qua phân tích số lượng DNA tuyến vú, vì mỗi tế bào tuyến vú có một lượng DNA cố định. Sự phát triển của tuyến vú hậu bị phụ thuộc rất nhiều vào mức độ dinh dưỡng của cám. Những nái có nhiều mỡ thì số lượng tế bào tuyến vú thường ít, ngược lại, nếu mỡ ít thì số tế bào tuyến vú sẽ nhiều.
Thí nghiệm nuôi dưỡng cám năng lượng cao và năng lượng thấp:
Các nhà nghiên cứu người Úc đã tiến hành thí nghiệm cho nái mang thai ăn cám có độ đạm thấp (đạm thô 6,3%/kg) – năng lượng cao (16,6 MJ DE/kg) và cám độ đạm cao (đạm thô 15,8%/kg) – năng lượng phù hợp (14,1 MJ DE/kg). Sau khi nái đẻ, cho cả hai nhóm heo ăn cùng loại cám nái nuôi con (đạm thô 18,9% 14,3 MJ DE/kg). Hậu bị trong thời gian mang thai nếu ăn cám có độ đạm thấp sẽ có mỡ lưng dày hơn so với hậu bị ăn cám có độ đạm cao (34,7 mm và 28,2 mm).
Heo hậu bị sau khi đẻ, heo con sẽ được cho bú sữa đầu rồi chuyển heo con đi. Sau đó, những hậu bị này nhận heo con 14 ngày tuổi về nuôi và sẽ nuôi trong vòng 14 ngày để phân tích khả năng phát triển của heo con.
Kết quả là tăng trọng ngày của bầy heo con nhóm heo hậu bị ăn cám độ đạm cao, nhiều hơn 50% so với nhóm còn lại (2,22 kg và 1,45 kg/ngày/ bầy) (bảng 1). Nái có độ dày mỡ lưng mỏng sản xuất sữa trong vòng 2 tuần với năng suất 13 lít/ngày.
Kết luận:
Nái hậu bị mang thai tránh cho ăn quá nhiều, cám cho heo ăn cần có độ đạm, năng lượng thích hợp và trước khi đẻ nên đo độ dày mỡ lưng nái.