

SỨC KHỎE VẬT NUÔI


- Bệnh lao gà là một bệnh truyền nhiễm mãn tính ở gà lớn. Mang đặc tính gà bệnh gầy ốm và chết với bệnh tích dạng hạt( nốt lao ở các cơ quan nội tạng và tuỷ xương). Bệnh thường xuất hiện ở các bầy gà mới đẻ trong khoảng thời gian 2-3 tháng(giai đoạn đẻ năng suất cao), đặc biệt trong điều kiện nuôi thả ở nền đất có trấu. Gà con ít bị bệnh và bệnh cũng ít xảy ra trong những trại chăn nuôi có quản lý vệ sinh tốt.
1. Nguyên nhân bệnh lao gà
- Do vi khuẩn Mycobacterium avium.
2. Phương thức truyền lây bệnh lao gà
- Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua thức ăn, nước uống đã bị nhiễm bệnh từ nền chuồng và đất. Vi khuẩn này có thể song trong đất 4 năm. Chim hoang dã cũng bị nhiễm bệnh nhưng ở thể mang trùng và nó là nguồn truyền lây từ nơi này sang nơi khá
3. Triệu chứng
- Mào và tích màu nhợt nhạt, nhăn nheo và teo lạ
- Gà ốm yếu gầy còm và chế
- Thỉnh thoảng có gà đi khập khiễm, lệch về một bên(do tuỷ xương bị nhiễm lao).
- Sản lượng trứng giảm dần sau đó ngừng hẳ
4. Bệnh tích
- Nổi bật nhất là các hạt lao:
+ Xuất hiện ở gan, lách, phổi, và ruột.
+ Hạt lao có màu trắng, kích thước 1–3 mm, tập trung thành từng đám hoặc lan rộng.
- Lách to: Sưng lớn, bề mặt không đồng đều do các nốt lao.
- Ruột: Dày thành ruột, có các nốt loét hoặc cục lao bám vào.
5. Phòng bệnh
- Quản lý vệ sinh môi trường: Dọn dẹp phân gà thường xuyên, tránh tích tụ phân lâu ngày. Sử dụng các chất sát trùng mạnh như DESINFECT 0, KLORTABS 1 viên cho 10 lít nước phun 75 mét vuông để tiêu diệt vi khuẩn trong chuồng trại.
- Kiểm soát đàn giống: Loại bỏ gà già hoặc gà có triệu chứng bệnh ra khỏi đàn sớm. Không nhập gà mới từ nguồn không rõ ràng.
- Nâng cao sức đề kháng:
+ Cung cấp khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung khoáng chất, vitamin.
+ Sử dụng các sản phẩm tăng cường miễn dịch như VITROLYTE, UMBROTOP trong giai đoạn nguy cơ cao.
6. Điều trị
- Hiện không có phương pháp điều trị hiệu quả hoàn toàn:
+ Lao gà là bệnh mãn tính và khó điều trị do vi khuẩn kháng thuốc và thời gian ủ bệnh dài.
+ Đàn gà bị nhiễm nặng thường phải tiêu hủy để tránh lây lan.

CÁCH XỬ LÝ VẬT NUÔI KHI BỊ SỐC NHIỆT
1. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh sốc nhiệt thường xảy ra vào những ngày nắng nóng, thời tiết oi bức, nhiệt độ môi trường tăng cao. Bệnh tác động, ảnh hưởng đến quá trình thải nhiệt của gia súc, làm cho thân nhiệt gia súc tăng lên đột ngột, dễ gây ra một số bệnh liên quan đến shock nhiệt như: cảm nắng, cảm nóng.
Nguyên nhân gây bệnh
+ Gia súc làm việc, chăn thả, vận chuyển dưới trời nắng gắt và ít gió, ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, đặc biệt là vùng đầu, vùng cổ gây ra bệnh cảm nắng. Cột hoặc nhốt gia súc ngoài trời nắng nóng. Gia súc sau khi ăn no bắt làm việc ngay dưới trời nắng nóng sẽ dễ xảy ra bệnh cảm nắng.
+ Chuồng nuôi nhốt hoặc phương tiện vận chuyển chật chội, vận chuyển trong điều kiện thời tiết oi bức, không khí nóng ẩm, ít gió, gió không lưu thông sẽ làm cản trở quá trình thải nhiệt cơ thể của gia súc gây ra bệnh cảm nóng. Gia súc mang thai hoặc có bộ lông quá dày cũng là nguyên nhân gây ra bệnh cảm nóng.
Phân biệt về triệu chứng, bệnh tích
Giai đoạn
Cảm nóng
Cảm nắng
Giai đoạn đầu
– Con vật thở nhanh, toàn thân vã mồ hôi, đồng tử mắt dãn rộng.
– Kiểm tra thấy tim đập nhanh, thân nhiệt tăng, niêm mạc mắt sung huyết, đỏ ửng, các mạch quản nổi rõ.
– Con vật choáng váng, đi đứng xiêu vẹo; kiểm tra niêm mạc mắt thấy tím bầm, da khô, gia súc có biểu hiện khó nuốt.
– Con vật sốt cao 40-41,50C.
– Kiểm tra thấy gia súc thở khó, tần số hô hấp và tim mạch tăng, đồng tử mắt lúc đầu dãn rộng, sau đó thu hẹp rồi mất phản xạ.
Giai đoạn sau
– Gia súc rất khó thở, hóp bụng để thở.
– Gia súc có hiện tượng co giật cơ môi, cơ nhai, nôn mửa.
– Gia súc có dấu hiệu thần kinh không ổn định, hôn mê, co giật rồi chết.
– Gia súc chết sùi bọt mép, có khi lẫn máu. Kiểm tra thấy máu khó đông, màng não, phổi bị sung huyết và phù.
Gia súc có biểu hiện co giật, điên cuồng, sợ hãi; mắt đỏ ngầu, lồi ra ngoài; mạch nhanh và yếu.
– Gia súc ngày càng khó thở, thở giật cục; sau cùng đổ ngã tự nhiên, hôn mê, co giật mất phản xạ rồi chết.
– Gia súc chết với các bệnh tích sung huyết não, màng não, các cơ quan nội tạng sung huyết, xuất huyết.
2. Cách phòng và điều trị bệnh
Phòng bệnh
Mật độ nuôi vừa phải, thông thoáng và mát mẻ. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, khai thác phải đúng kỹ thuật. Chế độ làm việc, vệ sinh trong những ngày nắng nóng phải phù hợp. Kịp thời xử trí khi phát hiện gia súc có biểu hiện bệnh.
Sử dụng thường xuyên một trong những sản phẩm sau để bổ sung thêm vào khẩu phần thức ăn hàng ngày của trâu, bò, lợn, gà như: VITROLYTE hoặc SUPER C 100 hoặc T.C.K.C (Liều lượng sử dụng tuân thủ theo hướng dẫn của Công ty TNHH Thú y Toàn Cầu).
Trị bệnh
Đưa ngay gia súc vào nơi thoáng mát. Có thể dùng quạt để tạo gió mát liu riu từ phía trước của gia súc, tốc độ quạt nhẹ vừa phải sẽ giúp cho gia súc hạ nhiệt từ từ, tránh làm gia súc choáng, sốc nhiệt.
Đối với những gia súc bị nặng có thể dùng khăn sạch chườm nước đá tại vùng ngực, vùng thân, vùng mặt, sau cùng là vùng đầu khoảng tầm 1 giờ. Ngay sau đó có thể tắm toàn thân cho gia súc (Không dùng nước lạnh dội ngay vào vùng đầu của gia súc, làm vậy sẽ dễ gây ra hiện tượng sốc, choáng và có thể làm chết gia súc). Có thể tiêm atropin (chống co giật), cafein (hỗ trợ hô hấp).
Sử dụng các sản phẩm sau đây để điều trị kịp thời, hiệu quả đối với bệnh này(Liều lượng sử dụng tuân thủ theo hướng dẫn của Công ty TNHH Thuốc Thú y Á Châu).
Hạ sốt, giảm đau; Tăng cường sức đề kháng, dùng NASHER TOL 1ml/20kg TT S

10 BƯỚC QUẢN LÝ NÁI ĐẺ THÀNH CÔNG
QUẢN LÝ NÁI ĐẺ THÀNH CÔNG
Chuồng đẻ phải đủ ấm, chính vì vậy cần lắp các thiết bị chống lạnh cho heo con sơ sinh. Vệ sinh, tiêu độc, giữ khô khu vực và thiết bị sưởi ấm cho heo. Có thể sử dụng các chế phẩm làm khô. Kiểm tra đèn úm hoạt động có tốt không, vị trí lắp có đúng không (phía sau chuồng, trên thảm hoặc tấm lót). Nhiệt độ phía trên bề mặt thảm và tấm lót phải trên 35°C
1. Chuẩn bị chuồng đẻ cho nái
Chuồng đẻ phải đủ ấm, chính vì vậy cần lắp các thiết bị chống lạnh cho heo con sơ sinh. Vệ sinh, tiêu độc, giữ khô khu vực và thiết bị sưởi ấm cho heo. Có thể sử dụng các chế phẩm làm khô. Kiểm tra đèn úm hoạt động có tốt không, vị trí lắp có đúng không (phía sau chuồng, trên thảm hoặc tấm lót). Nhiệt độ phía trên bề mặt thảm và tấm lót phải trên 35°C.
Các miếng lót hoặc thảm phải đặt ở vị trí chính xác. Chuẩn bị thuốc hỗ trợ cho heo đẻ (Oxytocin…). Duy trì trại đẻ thật yên tĩnh.
2. Chuẩn bị cho nái đẻ
Quản lý thể trạng nái đẻ thật chính xác (độ dày mỡ lưng 18~19mm).
Chính vắc-xin cho nái theo chương trình đã quyết định trước.
Nái mang thai từ 112 ngày thì ăn 1,8kg/ngày.
3. Kiểm tra môi trường nuôi dưỡng hằng ngày
Duy trì nhiệt độ phòng đẻ từ 22~24°C.
Heo con có thể nằm thoải mái phía dưới khu vực đèn úm. Lắng nghe tiếng kêu của heo để xác định chúng thật thoải mái. Tốc độ gió không quá cao (20 cfm/nái. 1 cfm (cubic feet perminute) tương đương 1,699 m3/giờ), tránh gió lạnh lùa vào. Vệ sinh phân và chất thải 2 lần/ngày.
4. Hỗ trợ đỡ đẻ thật cẩn thận
Cần phải cẩn thận và lưu ý những heo có tiền sử đẻ khó. Cần hỗ trợ đỡ đẻ những heo đẻ non và đẻ khó.
5. Quản lý giảm số heo chết
Cần nắm rõ những nguyên nhân khiến heo con chết như nái già, quá mập, sử dụng Oxytocin không đúng cách (quá liều hoặc quá nhiều lần). Cần ghi lên bảng tên những nái có tiền sử sẩy thai.
Những nái có tiền sử đẻ khó cần lưu ý khi gặp vấn đề hoặc trên 20~30 phút mà vẫn không đẻ được thì cần có giải pháp kịp thời để hỗ trợ cho nái đẻ.
6. Mọi heo con cần được sưởi ấm và giữ khô
Thân của heo con mới đẻ thường rất ẩm và thân nhiệt hạ rất nhanh, vì vậy nên sử dụng đèn úm và bột làm khô cho heo con.
7. Mọi heo con cần được bú sữa đầu đầy đủ
Mọi heo con cần được bú sữa đầu đầy đủ. Sữa đầu là nguồn kháng thể quan trọng từ mẹ và là nguồn cung cấp năng lượng sưởi ấm cho heo con.
Sau khi heo con được đẻ ra, cần quan sát heo con có bú sữa mẹ đầy đủ hay không, giú đầu heo con hướng về chỗ vú mẹ.
8. Hạn chế tối đa di chuyển heo
Những bầy nái đẻ con ít thì nên ghép heo từ nơi khác vào. Hạn chế tối đa di chuyển heo.Nếu trong quá trình di chuyển heo bị stress có thể sử dụng sản phẩm
9. Cần quan tâm tới heo còi và bệnh
Cần quan sát heo mỗi ngày. Nhanh chóng phát hiện heo có vấn đề và tập trung điều trị.
10. Đánh giá nái
Xem xét lượng cám nái ăn vào. Làm sạch máng và cung cấp cám tươi. Kiểm tra lượng sữa nái, giúp nái lứa đầu uống nước dễ dàng. Kiểm tra phân heo nái. Kiếm tra tình trạng vệ sinh dịch tể. Xem xét heo con có khỏe mạnh hay không.
Môi trường chăn nuôi
