R&D

ĐẠI HỌC HÀ TĨNH

Trường ĐHHT được thành lập theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 19/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sáp nhập và nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tĩnh, Phân hiệu Trường ĐH Vinh tại Hà Tĩnh và Trường Trung cấp Kinh tế Hà Tĩnh. Đến tháng 11 năm 2013, Trường được sáp nhập thêm Trường Trung cấp Kỹ thuật Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh. Lễ công bố thành lập Trường Đại học Hà Tĩnh  Sứ mạng: “Cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo, NCKH và công nghệ nhằm mang lại cơ hội phát triển học thuật và thực hành nghề nghiệp cho người học, phục vụ cộng đồng và đóng góp vào sự phát triển thịnh vượng của địa phương và cả nước”.Tầm nhìn: “Trường ĐHHT phấn đấu là trường ĐH đa cấp, đa ngành định hướng thực hành, cung cấp nguồn nhân lực có kiến thức thực tiễn và năng lực thực hành phù hợp với yêu cầu sử dụng lao động của tỉnh Hà Tĩnh và khu vực Bắc miền Trung”.Mục tiêu chung: “Trường ĐHHT đặt mục tiêu chiến lược là đào tạo, phát triển năng lực thực hành của người học, gắn kết đào tạo với thực tế sản xuất; NCKH và công nghệ tập trung theo hướng triển khai các kết quả nghiên cứu ứng dụng đã đạt được vào thực tiễn cuộc sống; cung cấp nguồn nhân lực có kiến thức thực tiễn và năng lực thực hành phù hợp với yêu cầu sử dụng lao động đa dạng của Hà Tĩnh và khu vực miền Trung, phục vụ cộng đồng và đóng góp vào sự phát triển thịnh vượng của địa phương và cả nước”.Giá trị cốt lõi: “Kiến thức - Kỹ năng - Tự chủ - Trách nhiệm - Hợp tác”.Giá trị cốt lõi của Trường ĐHHT là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng nhu cầu xã hội cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của địa phương. Người học khi tốt nghiệp có đạo đức nghề nghiệp, thái độ tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp, trình độ lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng- an ninh, có kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ, có trách nhiệm, hòa hợp, hợp tác phát triển với cộng đồng xã hội. https://www.youtube.com/watch?v=TLQDRGrAypE Trường ĐHHT hiện có 23 đơn vị trực thuộc gồm: 07 khoa, 02 bộ môn, 8 phòng, 3 trung tâm, 02 trường trực thuộc (Mầm non, Phổ thông) 01 ban và 04 tổ chức đoàn thể. Toàn Trường có 303 CB, GV và NV. Đội ngũ GV cơ hữu gồm 212 người, trong đó có 01 GS, 02 PGS, 24 TS, 168 ThS và 17 GV có trình độ ĐH. Nhà trường hiện đang đào tạo 15 ngành học ở bậc CĐ, 22 ngành học ở bậc ĐH, chưa có đào tạo bậc ThS và TS. Tổng số HSSV của Trường tính đến tháng 12/2017 là 4.136 HSSV, trong đó hệ ĐH là 3.356 SV, hệ CĐ là 81 SV, LHS Lào học tiếng Việt là 450 SV, học sinh hệ TH, THCS, THPT là 217 HS, hệ mầm non là 32 HS. Trường thường xuyên phối hợp với các trường: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội; Trường ĐH Xây dựng; Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN), Trường Đại học Kinh tế (ĐHQGHN)… để đào tạo ThS.Từ năm 2007 đến nay Trường đã đào tạo được 12.706 HSSV tốt nghiệp ra trường, trong đó: ĐH: 4.549, CĐ: 4.617, TC: 3.540. Những HSSV tốt nghiệp từ Trường ĐHHT đã và đang góp phần quan trọng vào sự phát triển toàn diện KTXH trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và trong cả nước. Ngoài ra, Nhà trường còn đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho nước bạn Lào.Nhiệm vụ NCKH luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để nâng cao uy tín, vị thế của nhà trường, được xác định rõ trong sứ mạng, mục tiêu phát triển của Trường và được chỉ đạo triển khai tích cực với nhiều giải pháp. Nhờ đó, từ năm 2012-2017, CB, GV của nhà trường đã hoàn thành 136 đề tài, trong đó có: 02 đề tài cấp Nhà nước, 13 đề tài cấp Bộ và tương đương, 34 đề tài cấp cơ sở và 87 đề tài NCKH của SV; tổ chức biên soạn và xuất bản giáo trình, sách tham khảo..... phục vụ học tập, giảng dạy và nghiên cứu, trong đó có một số giáo trình được nhiều trường trong cả nước sử dụng.Hiện tại, hệ thống CSVC, trang thiết bị ở cả hai cơ sở đều đáp ứng tốt quy mô đào tạo và NCKH cho HSSV và CB, GV của Trường. Công tác quản lý tài chính trong những năm qua đã được cải tiến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Nhà trường và tuân thủ theo đúng các quy định của Nhà nước về quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Trường điều hành tập trung và điều tiết sử dụng hợp lý các nguồn thu đáp ứng yêu cầu công việc, đồng thời quan tâm đến việc cải thiện thu nhập cho người lao động.Với những thành tích đạt được trong những năm qua Trường ĐHHT đã được:- Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Lao động các Hạng Nhất, Nhì, Ba;- Nhà nước nước CHDCND Lào tặng thưởng: Huân chương Hữu nghị, Huân chương lao động hạng Ba;- Chính phủ, Bộ GD&ĐT, các Bộ, Ngành, UBND tỉnh Hà Tĩnh tặng nhiều Bằng khen, cờ thi đua xuất sắc.

ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC – THANH HÓA

Trường Đại học Hồng Đức được thành lập theo Quyết định số 797/QĐ-TTg, ngày 24/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ; là trường đại học công lập, đa ngành, trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa và chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường được đóng tại Thanh Hóa, vùng đất địa linh nhân kiệt, một trong những cái nôi ra đời của người Việt cổ, đất “Quý hương” của các bậc đế vương sáng nghiệp, nơi phát tích của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam.Trường vinh dự được mang tên Hồng Đức - niên hiệu của vua Lê Thánh Tông, một trong những vị hoàng đế anh minh nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, được sự quan tâm, lãnh đạo, tạo điều kiện của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa và Bộ Giáo dục và Đào tạo; các thế hệ cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên của Nhà trường đã đoàn kết, phấn đấu với tinh thần không ngừng đổi mới, sáng tạo và đã đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và đất nước. https://youtu.be/p6s3hk419G4 Với đội ngũ 28 phó giáo sư, 169 tiến sĩ; cơ sở vật chất khang trang, thiết bị dạy học hiện đại, Nhà trường đang tổ chức đào tạo 04 chuyên ngành tiến sĩ, 19 chuyên ngành thạc sĩ, 34 ngành đại học (trong đó có 4 ngành Sư phạm chất lượng cao) và một số chuyên ngành thạc sĩ hợp tác đào tạo với các trường đại học nước ngoài, mỗi năm cung cấp hàng nghìn cán bộ có chất lượng, trình độ cao gồm: đội ngũ giáo viên các cấp học, ngành học; đội ngũ quản trị doanh nghiệp và cán bộ quản lý; cán bộ khoa học kĩ thuật các ngành Công nghệ thông tin, Kĩ thuật công trình, Kĩ thuật điện, Nông Lâm Ngư nghiệp,...Với những đóng góp đó, Trường Đại học Hồng Đức đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2011), Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2017). Năm 2017, Nhà trường được công nhận Đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Năm 2019, Nhà trường được xếp hạng 49/256 cơ sở giáo dục đại học có công bố quốc tế tốt nhất Việt Nam. Năm 2017, Nhà trường được Webometrics xếp thứ 45/100 trường đại học tốt nhất Việt Nam, năm 2020 xếp thứ 36 và năm 2022 xếp thứ 30/100 trường đại học tốt nhất tại Việt Nam.Trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học, Trường Đại học Hồng Đức xác định mục tiêu chiến lược của Nhà trường là: Phấn đấu trở thành một cơ sở giáo dục đại học đa ngành, định hướng ứng dụng đạt chuẩn quốc gia, có một số ngành đạt chuẩn quốc tế; là trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ lớn phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh và các địa phương trong cả nước.Để thực hiện mục tiêu đó, Nhà trường đang tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ, đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng đáp ứng chuẩn năng lực nghề nghiệp, giúp sinh viên ra trường có thể chủ động, sáng tạo, thích ứng tốt với thị trường lao động.Với giá trị cốt lõi "Hiền tài - Đổi mới sáng tạo - Trách nhiệm - Hội nhập" và triết lý giáo dục "Toàn diện - Trải nghiệm - Thực nghiệp - Thực tài", toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên của Nhà trường quyết tâm xây dựng Trường Đại học Hồng Đức trở thành một cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứu khoa học - công nghệ lớn, có uy tín trong nước và khu vực, đóng góp tích cực hơn vào sự phát triển kinh tế- xã hội của quê hương, đất nước. 

ĐẠI HỌC VINH – NGHỆ AN

Trường Đại học Vinh được thành lập năm 1959 theo Nghị định số 375/NĐ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục với tên gọi ban đầu là Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh. Ngày 29/02/1962, Bộ trưởng Bộ Giáo dục có Quyết định số 637/QĐ đổi tên Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh thành Trường Đại học Sư phạm Vinh. Ngày 25/4/2001, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 62/2001/QĐ-TTg đổi tên Trường Đại học Sư phạm Vinh thành Trường Đại học Vinh. Ngày 11/07/2011, Thủ tướng Chính phủ có Công văn số 1136/TTg-KGVX đưa Trường Đại học Vinh vào danh sách xây dựng thành trường đại học trọng điểm quốc gia.1. Giới thiệuLà một trong những trường đại học đầu tiên của nền giáo dục cách mạng Việt Nam, Trường vinh dự được đóng trên quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vùng địa linh nhân kiệt, có truyền thống hiếu học, yêu nước và cách mạng.Từ khi thành lập đến nay, Trường đã trải qua 5 giai đoạn phát triển:- Từ Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh đến Trường Đại học Sư phạm Vinh (1959 - 1965).- Trường Đại học Sư phạm Vinh trong những năm sơ tán (1965 - 1973).- Trường Đại học Sư phạm Vinh vượt qua khó khăn, từng bước đa ngành (1973 - 2001).- Sự phát triển của Trường Đại học Vinh đa ngành (2001 - 2019).- Xây dựng Trường Đại học Vinh thành Đại học Vinh, là trụ cột của các cơ sở giáo dục đại học khu vực Bắc Trung Bộ, hướng tới xếp hạng tốp 500 đại học hàng đầu châu Á (2019 - nay).Từ Trường Đại học Sư phạm Vinh đến Trường Đại học Vinh hôm nay là thành quả của sự phấn đấu liên tục, bền bỉ, sáng tạo, tự chủ của các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, viên chức, học sinh, sinh viên và học viên của Nhà trường trong hơn 60 năm qua. Những thành quả đó khẳng định uy tín và vị thế của Trường Đại học Vinh trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam và trên thế giới.Với tiền thân là Trường Đại học sư phạm Vinh, trải qua hơn 62 năm phấn đấu xây dựng và trưởng thành, với nhiều đóng góp xuất sắc cho nền giáo dục nước nhà, góp phần đáng kể vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, sự nghiệp đổi mới đất nước, Nhà trường đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý.Nhà trường đã đào tạo trên 80.000 cử nhân sư phạm, cử nhân khoa học, kỹ sư; 6.500 thạc sĩ và hàng trăm tiến sĩ. Nhiều cựu sinh viên của Trường đã trở thành các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học, công nghệ, kinh tế lớn trong nước và quốc tế.Theo bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới của tổ chức CSIC, hằng năm Trường Đại học Vinh đều được xếp trong top 20 các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam. Trường Đại học Vinh đạt chuẩn 4 sao theo định hướng nghiên cứu theo Hệ thống đối sánh chất lượng giáo dục đại học (UPM) của 100 trường đại học hàng đầu châu Á (trong đó có nhiều tiêu chí đạt 5 sao). Theo bảng xếp hạng SCImago (SCImago Institutions Rankings) Trường Đại học Vinh xếp ở vị trí thứ 16 trong 22 trường đại học của Việt Nam. https://www.youtube.com/watch?v=7IsUmMSrG9E 2. Các lĩnh vực hoạt động2.1. Hoạt động đào tạoLà một trung tâm giáo dục đại học lớn của khu vực Bắc Trung Bộ, Trường Đại học Vinh được giao nhiệm vụ đào tạo cử nhân, kỹ sư trình độ đại học, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, giáo dục phổ thông và bậc học mầm non.Hiện tại, Trường đào tạo 57 ngành đại học (trong đó có 3 ngành đại học chất lượng cao), 38 chuyên ngành thạc sĩ, 17 chuyên ngành tiến sĩ (2). Ngoài ra, Trường Đại học Vinh còn có 3 trường trực thuộc (Trường THPT Chuyên,  Trường Mầm non thực hành và Trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông thực hành). Quy mô đào tạo của Trường là gần 35.000 học sinh, sinh viên, học viên, trong đó sinh viên, học viên chính quy là 22.000 người.Trong 57 ngành đào tạo đại học, Trường Đại học Vinh có 14 ngành đào tạo giáo viên là các ngành truyền thống, cung cấp nguồn giáo viên chất lượng cao cho cả nước. Trong quá trình xây dựng và phát triển, chất lượng đào tạo luôn được Nhà trường quan tâm hàng đầu. Từ năm 2017, Nhà trường đã xây dựng và phát triển Chương trình đào tạo tiếp cận CDIO cho tất cả các ngành đào tạo đại học và chuyên ngành đào tạo sau đại học. Để triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới, Trường đang tập trung xây dựng các mô hình đào tạo giáo viên nói riêng, đào tạo các nguồn nhân lực nói chung theo tiếp cận năng lực, đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển hệ thống hỗ trợ dạy học E-learning, các hình thức dạy học trực tuyến nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.Công tác bồi dưỡng thường xuyên cũng được Nhà trường quan tâm đẩy mạnh với các chương trình bồi dưỡng phong phú, đa dạng. Đặc biệt, với sự hỗ trợ của Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP), Nhà trường đã và đang đóng góp có hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên các cấp học cho các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước.Nhà trường đã sớm triển khai các hoạt động đảm bảo chất lượng. Năm 2017, Nhà trường đã được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục. Từ năm 2018 đến nay đã có 8 chương trình đào tạo đại học chính quy được đánh giá ngoài theo Bộ tiêu chuẩn Quốc gia và được công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục (Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh, Kỹ thuật xây dựng, GD tiểu học, GD mầm non, Kế toán, Luật kinh tế, Sư phạm Hoá học). Có 2 chương trình đào tạo đại học chính quy được đánh giá ngoài theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA là Sư phạm Toán học và Công nghệ thông tin.2.2. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tếHoạt động nghiên cứu khoa học của Trường tập trung trên 3 lĩnh vực: khoa học cơ bản, khoa học giáo dục và khoa học công nghệ, ứng dụng - triển khai. Nhà trường đã xây dựng Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025; ban hành Quy định về quản lý các hoạt động khoa học và công nghệ.Trong những năm gần đây, cán bộ, giảng viên của Trường đã chủ trì và tham gia triển khai nhiều dự án khoa học - công nghệ của Chính phủ, các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu cấp Bộ, cấp Nhà nước. Trung bình hàng năm, Trường thực hiện 120 đề tài/dự án các cấp với tổng kinh phí gần 9,4 tỷ đồng, chiếm khoảng 4% tổng kinh phí hoạt động của Nhà trường; trong đó có 48,65% kinh phí thực hiện đề tài/dự án cấp nhà nước, cấp bộ từ nguồn ngân sách Trung ương, 14,04% kinh phí thực hiện đề tài/dự án cấp tỉnh từ nguồn ngân sách địa phương, 37,31% là đề tài cấp trường.Nhà trường có quan hệ hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng cán bộ với hàng chục cơ sở giáo dục đại học, các tổ chức khoa học quốc tế từ Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ và Châu Úc. Nhà trường cũng đã chủ trì tổ chức nhiều hội thảo khoa học khu vực và quốc tế; tạo lập được các nhóm nghiên cứu, nhóm nghiên cứu mạnh với các nhà khoa học đầu ngành như: nhóm nghiên cứu Quang học - Quang phổ, nhóm nghiên cứu Xác suất và Thống kê, nhóm nghiên cứu Ngôn ngữ học... ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động đối với nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Vinh. Nhà trường đã có chính sách mạnh về việc khen thưởng cho các tác giả có công bố quốc tế hàng năm. Trong 5 năm gần đây, Trường luôn nằm trong tốp 15 trường đại học có công bố quốc tế nhiều nhất ở Việt Nam. Năm 2020, các nhà khoa học Trường Đại học Vinh đã công bố 157 công trình nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục Web of Science và Scopus, tăng hơn gấp đôi so với năm 2019; vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ trường lần thứ XXXII đề ra (đạt mốc 100 bài/năm vào năm 2022).Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên được quan tâm đẩy mạnh. Từ năm học 2018 - 2019, Nhà trường đổi mới hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên. Số đề tài tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học sinh viên và đạt giải thưởng "Tài năng khoa học trẻ Việt Nam", giải thưởng “Sinh viên Nghiên cứu khoa học” cấp Bộ ngày càng tăng. Trong 5 năm qua, đã có hàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên được thực hiện.Tạp chí Khoa học của Trường mỗi năm ra 4 kỳ có chất lượng tốt, hiện đang được nâng cấp theo các tiêu chuẩn của Hệ thống cơ sở dữ liệu ASEAN (ACI) (phấn đấu chuyên san Khoa học Tự nhiên đạt chuẩn ACI vào năm 2021).Hoạt động hợp tác quốc tế của Trường được đẩy mạnh. Trường đã ký kết các chương trình hợp tác song phương với nhiều trường đại học lớn trên thế giới như: Đại học Zielona Gora (Ba Lan), Đại học Hull (Anh), Đại học Postdam (Đức), Đại học South Florida, Đại học San Jose (Hoa Kỳ), Đại học Victoria (Australia), Đại học Rajabhat Maha Sarakham, Trường Đại học Nakhon Phanom (Thái Lan), Đại học Pukyong (Hàn Quốc)... tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh tham gia học tập, nghiên cứu khoa học.2.3. Đội ngũ cán bộNhà trường luôn coi công tác cán bộ, chất lượng đội ngũ cán bộ là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển của Nhà trường. Trường luôn thực hiện tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, sử dụng và đánh giá cán bộ; luôn chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giảng viên.Cơ cấu tổ chức của Trường gồm 3 trường thuộc, 4 viện, 4 khoa, 1 Trường THPT Chuyên, 1 Trường Thực hành sư phạm; có 24 phòng ban, trung tâm, trạm và 2 Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Thanh Hóa.Hiện nay, Nhà trường có đội ngũ cán bộ cơ bản đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu với 1.036 cán bộ, viên chức, trong đó có 50 giáo sư, phó giáo sư, 300 tiến sĩ, 495 thạc sĩ... Trường có 381 giảng viên hạng III; 135 giảng viên hạng II; 50 giảng viên hạng I. Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên là 50%, đơn vị có tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ cao nhất là Viện Sư phạm Tự nhiên với 80,51%, Viện Sư phạm Xã hội với 73,33% giảng viên có trình độ tiến sĩ.2.4. Cơ sở vật chấtTrường Đại học Vinh có Cơ sở chính tại số 182, đường Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Trong những năm qua, với sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và sự giúp đỡ của tỉnh Nghệ An, tỉnh Hà Tĩnh, Nhà trường đã có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của Nhà trường trong thời kỳ hội nhập.Quy hoạch đất để xây dựng Trường đã được phê duyệt là 130 ha, trong đó diện tích đã được xây dựng và đưa vào sử dụng là 44,12 ha.Hiện nay, Trường có 5 cơ sở:+ Cơ sở 1 tại số 182 đường Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An; diện tích gần 14 ha. Đây là nơi tập trung hệ thống quản lý nhà trường, văn phòng làm việc của các đơn vị trong trường, hệ thống phòng học, các phòng thí nghiệm - thực hành, thư viện, ký túc xá, trạm y tế, sân vận động, nhà tập đa năng...+ Cơ sở 2: Hiện tại là nơi đào tạo của Viện Nông nghiệp và Tài nguyên, Khoa Giáo dục Thể chất, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Trường Đại học Vinh, Làng sinh viên tại xã Nghi Ân, thành phố Vinh và xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An với diện tích đã đưa vào sử dụng là 19,2 ha.+ Cơ sở 3: Trung tâm Thực hành nuôi trồng Thủy sản mặn - lợ tại xã Xuân Trường, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; diện tích 9,3 ha.+ Cơ sở 4: Trung tâm Thực hành nuôi trồng Thủy sản nước ngọt tại thị trấn Hưng Nguyên, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An; diện tích 1,4 ha.+ Cơ sở 5: Khu Ký túc xá sinh viên tại phường Hưng Bình, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An; diện tích 0,6 ha.Trường Đại học Vinh được đánh giá là cơ sở giáo dục đại học có cơ sở vật chất vào tốp đầu của cả nước. Trường có: 10 hội trường, phòng học lớn trên 200 chỗ; 36 phòng học từ 100 đến 200 chỗ; 85 phòng học từ 50 đến 100 chỗ; 155 phòng học dưới 50 chỗ; 16 phòng học đa phương tiện; 78 phòng làm việc của các đơn vị chức năng; 14 phòng làm việc của GS, PGS, giảng viên cơ hữu; 2 thư viện, trung tâm học liệu; 3 trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, thực nghiệm, cơ sở thực hành, thực tập, luyện tập. Hệ thống phòng học được trang bị đầy đủ tiện nghi cho giảng dạy và học tập.Trung tâm Thông tin - Thư viện Nguyễn Thúc Hào là thư viện lớn nhất khu vực Bắc miền Trung, là một tòa nhà 7 tầng với diện tích sàn gần 9.000 m2 gồm không gian học tập tầng 1, 6 phòng học, 1 phòng xử án mô phỏng, 3 phòng máy tính, 8 kho sách và phòng đọc với gần 1.500 chỗ ngồi. Thư viện hiện nay có hệ thống mượn - trả sách tự động; hệ thống trả sách 24/7; hệ thống máy tính; phần mềm quản lý thư viện Kipos; máy scan - số hóa. Không gian học tập với đầy đủ các phương tiện hiện đại, máy tính kết nối mạng cho sinh viên tự học, đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo tiếp cận theo CDIO. Tài liệu gồm có 16.118 tên với 175.095 cuốn; 16.191 luận văn thạc sĩ và 4.652 luận án tiến sĩ. Thư viện số tại địa chỉ http://thuvien.vinhuni.edu.vn/ cung cấp 21.021 tài liệu; trong đó tạp chí khoa học nước ngoài có thể truy cập cơ sở dữ liệu điện tử Proquest Center và các cơ sở dữ liệu điện tử khác có liên kết.Trường có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, bao gồm: Hệ thống hạ tầng mạng gồm trục kết nối 15 tòa nhà bằng 5 đường truyền với độ dài gần 10km đảm bảo tốc độ kết nối 1Gbps cho hơn 1.000 máy tính của Nhà trường. Hệ thống mạng wifi với hơn 250 điểm truy cập được lắp đặt trong khuôn viên Nhà trường, các phòng học, phòng thí nghiệm, sân chơi, bãi tập, ký túc xá... hiện đang phục vụ miễn phí cho cán bộ và sinh viên. Hệ thống camera được lắp đặt tại các vị trí, góp phần đảm bảo công tác an ninh, trật tự trong Nhà trường.Trung tâm Thực hành - Thí nghiệm với 50 phòng thí nghiệm được quy hoạch phù hợp với các ngành đào tạo theo tiếp cận CDIO, trang thiết bị hiện đại, được bổ sung thường xuyên. Ngoài ra, Trường còn có xư­ởng thực tập, thực hành hiện đại; phòng thực hành nhạc họa; vườn ươm, ao nuôi thực nghiệm đảm bảo phục vụ tốt công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh. Đặc biệt, Trường Đại học Vinh đã xây dựng được hệ thống các "phòng thí nghiệm phổ thông" khá hoàn chỉnh để phục vụ đào tạo sinh viên khối ngành đào tạo giáo viên.Ký túc xá sinh viên có 775 phòng ở, đáp ứng nhu cầu phục vụ cho hơn 4.200 học sinh, sinh viên, học viên; trong đó: Ký túc xá Cơ sở I có 315 phòng ở; Khu nhà ở Hưng Bình có 136 phòng ở; Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Trường Đại học Vinh có 84 phòng ở và Làng Sinh viên Cơ sở II có 240 phòng ở. Cơ sở vật chất tại Ký túc xá được đầu tư khang trang, sạch đẹp, các phòng đều có máy nước nóng lạnh, điều hòa nhiệt độ... an ninh trật tự được đảm bảo.Trạm Y tế của Trường được bố trí khuôn viên riêng, có 8 phòng làm việc với đội ngũ 11 y, bác sỹ, với đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và thuốc, vật tư y tế đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu và khám, chữa bệnh cho cán bộ, viên chức và học sinh, sinh viên, học viên trong Trường.Nhà ăn cho cán bộ, sinh viên được xây dựng, tổ chức ở cả Cơ sở I và Cơ sở II của Nhà trường, phục vụ chủ yếu cho hơn 1.000 sinh viên ở tập trung trong các Ký túc xá sinh viên. Nhà ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng suất ăn, khẩu phần ăn của sinh viên theo quy định; niêm yết thực đơn bữa ăn của từng ngày, giá cả đồ dùng sinh hoạt thiết yếu, văn phòng phẩm phục vụ sinh viên tại các quầy bán hàng.Ngoài cơ sở vật chất phục vụ học tập, nghiên cứu, sinh hoạt, Nhà trường còn có hệ thống sân chơi, bãi tập phục vụ đào tạo ngành Giáo dục Thể chất và môn Thể dục thể thao cho sinh viên toàn Trường. Đây cùng là nơi tổ chức các giải thể thao của cán bộ, sinh viên; nơi để cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh rèn luyện thể chất, rèn luyện sức khỏe.2.5. Công tác kế hoạch - tài chínhCác hoạt động tài chính của Nhà trường hiện nay đang thực hiện theo Luật kế toán sửa đổi 2015; Nghị định số 25/2017/NĐ-CP; Thông tư số 107/2017/TT-BTC. Nhà trường thực hiện tốt việc công khai, minh bạch mọi hoạt động, góp phần thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Công tác điều hành ngân sách đảm bảo hiệu quả, đúng pháp luật. Hàng năm, Nhà trường sửa đổi, bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ để phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo an toàn thu nhập cho cán bộ, trích lập các quỹ theo đúng quy định.Nhà trường đã tổ chức quản lý và khai thác các nguồn thu hiệu quả, quản lý công tác chi đúng quy định. Công tác kế hoạch và dự toán đi vào nề nếp, giúp cho việc quản lý, điều hành của Nhà trường hiệu quả và trôi chảy. Thực hiện có hiệu quả quy trình mua sắm và quản lý tài sản. Hoàn thành việc giải ngân các nguồn kinh phí đúng tiến độ, đạt hiệu quả. Nhà trường nghiêm túc thực hiện 3 công khai theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; công tác thanh tra, kiểm toán thực hiện đúng quy định, chu kỳ, niên độ. Hiện nay, tổng giá trị tài sản bao gồm nhà cửa, vật kiến trúc... của Nhà trường trị giá khoảng trên 2.400 tỷ đồng.3. Định hướng phát triển chungNghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Vinh lần thứ XXXII nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định tầm nhìn chiến lược và định hướng phát triển chung của Nhà trường là: "Phát triển Trường Đại học Vinh thành Đại học Vinh, là trụ cột của các cơ sở giáo dục đại học khu vực Bắc Trung Bộ, hướng tới xếp hạng tốp 500 đại học hàng đầu châu Á". Xây dựng Trường Đại học Vinh thành một cơ sở giáo dục đại học năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tự do học thuật trên tinh thần dân chủ, tự chủ, bình đẳng với mục tiêu cụ thể năm 2021 thành lập Trường Sư phạm, Trường Kinh tế, Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Trực tuyến thuộc Trường Đại học Vinh; đến năm 2025 Nhà trường đủ điều kiện cơ bản để xếp hạng tốp 500 đại học hàng đầu châu Á.Nhà trường nghiêm túc triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Luật Giáo dục Đại học số 08/2012/QH13, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học số 34/2018/QH14, Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; các nhiệm vụ của Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP)... để phát triển Trường thành Đại học, góp phần giải quyết những vấn đề lớn trong đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội, đáp ứng nhu cầu thế giới việc làm cho tất cả các khối ngành, đặc biệt là khối ngành đào tạo giáo viên; phát triển khối ngành đào tạo giáo viên của Nhà trường theo định hướng

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế tiền thân là Trường Đại học Nông nghiệp II trực thuộc Bộ Nông nghiệp được thành lập vào ngày 14 tháng 8 năm 1967 tại tỉnh Hà Bắc theo Quyết định số 124/CP của Hội đồng Chính phủ.Ngày 05/8/1983 Chính phủ đã ra Quyết định 213/CP chuyển Trường Đại học Nông nghiệp 2 ở Hà Bắc vào Thành phố Huế sáp nhập với Trường Cao đẳng Nông Lâm nghiệp Huế thành Trường Đại học Nông nghiệp 2 Huế.Ngày 04/4/1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định 30/1994/NĐ-CP về thành lập Đại học Huế trên cơ sở sáp nhập các trường đại học đã có tại thành phố Huế và trường Cao đẳng Nghệ thuật Huế. Trường Đại học Nông nghiệp II Huế trở thành trường đại học thành viên của Đại học Huế với tên gọi là Trường Đại học Nông Lâm.- Địa chỉ: Số 102 Phùng Hưng, Phường Thuận Thành, Thành phố Huế.- ĐT: (234) 3529138- Website: www.huaf.edu.vn https://www.youtube.com/watch?v=-wWfR9oRygI 1. Sứ mạng Sứ mạng Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, sản phẩm khoa học – công nghệ tiên tiến, hiệu quả nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn cho miền Trung, Tây Nguyên và cả nước theo hướng hội nhập và phát triển.2. Tầm nhìn Đến năm 2030, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế là trường đại học theo định hướng nghiên cứu, là một trong những trường đại học hàng đầu về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn của cả nước.3. Giá trị cốt lõi Đoàn kết – Chất lượng – Trách nhiệm – Sáng tạo – Hội nhập4. Triết lý giáo dục Phát triển toàn diện – Gắn với thị trường lao động – Hội nhập quốc tế5. Mục tiêu 5.1. Mục tiêu tổng quát Xây dựng Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế trở thành Trường Đại học Nông Lâm trọng điểm quốc gia, trung tâm đào tạo, khoa học – công nghệ chất lượng cao về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; Đảm bảo người học sau khi tốt nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có đủ kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học công nghệ, chủ động thích ứng với môi trường làm việc hội nhập quốc tế năng động.5.2. Mục tiêu cụ thể Từ mục tiêu tổng quát trên, Trường Đại hoc Nông Lâm, Đại học Huế xác định các mục tiêu phát triển cụ thể đến năm 2030 như sau: Mục tiêu 1: Xây dựng hệ thống tổ chức hoàn thiện theo mô hình đại học tiến tiến của thế giới và cơ chế quản lý phù hợp trên cơ sở tự chủ, đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực để không ngừng phát triển năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ và phục vụ xã hội; Xây dựng đội ngũ viên chức, người lao động đảm bảo về số lượng, cân đối về cơ cấu, có đạo đức tốt, làm việc chuyên nghiệp và sáng tạo; Mục tiêu 2: Đào tạo nguồn nhân lực có đạo đức tốt, đủ sức khỏe, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp giỏi, năng lực nghiên cứu tốt, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng cao, có năng lực học tập suốt đời, đáp ứng được nhu cầu không ngừng thay đổi của xã hội và hội nhập quốc tế; Mục tiêu 3: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt trình độ khu vực và quốc tế; Hội nhập quốc tế sâu rộng nhằm giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ theo hướng hiện đại và tăng cường cơ sở vật chất cho Nhà trường. Mục tiêu 4: Duy trì các chuẩn mực chất lượng giáo dục đại học và không ngừng cải thiện chất lượng đào tạo, khoa học công nghệ và dịch vụ nhằm nâng cao vị thế, khả năng cạnh tranh giáo dục đại học của Nhà trường trong nước và quốc tế. Mục tiêu 5: Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ và hiện đại, đáp ứng nhu cầu hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ, phục vụ xã hội và quản lý điều hành theo mô hình đại học thông minh; Đảm bảo kinh phí cho các hoạt động thường xuyên, đầu tư phát triển và từng bước nâng cao thu nhập cho viên chức, người lao động. Quản lý tài chính theo đúng luật pháp, minh bạch, công bằng và hiệu quả.

PHÂN HIỆU ĐH THÁI NGUYÊN TẠI LÀO CAO

Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai được thành lập theo Quyết định số 6189/QÐ-BGDÐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo, và ngày 27/3/2019 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 339/QĐ-TTg về việc sáp nhập Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai vào với Phân hiệu Đại học Thái Nguyên, trụ sở của Phân hiệu tại tổ 13, phường Bình Minh, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. https://www.youtube.com/watch?v=2XA8MFmsmeUPhân hiệu Ðại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai là cơ sở giáo dục đại học công lập, đào tạo đa ngành, trực thuộc Đại học Thái Nguyên về các hoạt động của Phân hiệu, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai về các hoạt động liên quan đến thẩm quyền quản lý của địa phương, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục – Đào tạo và hoạt động theo quy chế của Ðại học Thái Nguyên.Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Lào Cai được giao trọng trách là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học, cung cấp dịch vụ về đào tạo, tư vấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật và các loại hình đào tạo khác, là cơ sở nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội cho tỉnh Lào Cai và các tỉnh lân cận; liên kết trong nước, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học kỹ thuật.Trong giai đoạn vừa qua, Phân hiệu không ngừng nâng cao năng lực giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ, tăng cường hoạt động chuyển giao công nghệ và các hoạt động dịch vụ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao uy tín trong tỉnh, khu vực và cả nước, phấn đấu trở thành một cơ sở giáo dục – đào tạo dẫn đầu trong khu vực và tiến tới đạt chuẩn quốc tế trên một số lĩnh vực. Hiện tại, Phân hiệu có đội ngũ cán bộ giảng dạy, các nhà khoa học có uy tín từ Đại học Thái Nguyên và chuyên gia nước ngoài tham gia trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu với 8 chuyên ngành đào tạo bậc đại học (Khoa học Cây trồng, Chăn nuôi – Thú y, Quản lý Tài nguyên – Môi trường, Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành, Giáo dục Mầm non, Giáo dục Tiểu học, Ngôn ngữ Trung Quốc, Kinh tế; phối hợp với các cơ sở đào tạo của Đại học Thái Nguyên và các cơ sở ngoài Đại học Thái Nguyên đào tạo các ngành nghề đào tạo khác), và phối hợp với các cơ sở giáo dục đào tạo khác đào tạo sau đại học; và đào tạo các chuyên ngành cao đẳng được chuyển chức năng, nhiệm vụ từ Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai sang.Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai có đội ngũ cán bộ, viên chức tận tâm, tận tụy trong công tác, có trang thiết bị tiên tiến và hiện đại phục vụ cho nghiên cứu và học tập của giáo viên và sinh viên. Phân hiệu luôn quan tâm đến sự phát triển chuyên môn của đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ phục vụ thông qua các chương trình hợp tác đào tạo, nghiên cứu trong và ngoài nước. Hiện nay, Phân hiệu đang thực hiện chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ chuẩn mực của Bộ Giáo dục và Đào tạo, liên kết đào tạo có hiệu quả với các cơ sở đào tạo có uy tín trong nước và quốc tế.Để thực hiện tốt các mục tiêu phát triển, Phân hiệu luôn khuyến khích cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu tham gia nghiên cứu và xuất bản các ấn phẩm khoa học, nâng cao trang thiết bị phòng thí nghiệm, ứng dụng các phương pháp mới vào việc giảng dạy nhằm giúp sinh viên phát triển năng lực bản thân trong tư duy độc lập và sáng tạo. Để hội nhập và đáp ứng yêu cầu của xã hội, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai không ngừng xây dựng và mở rộng các mối quan hệ hợp tác có hiệu quả với các đơn vị sử dụng lao động, viện nghiên cứu, trường Đại học trong nước và trên thế giới, các tổ chức quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Đặc biệt, Phân hiệu hướng đến đẩy mạnh các lĩnh vực đào tạo sinh viên quốc tế và phối hợp mật thiết giữa nhà quản lý – nhà khoa học – doanh nghiệp và đơn vị sử dụng lao động.

ĐẠI HỌC TÂY BẮC

Trường Đại học Tây Bắc được thành lập theo Quyết định số 39/2001/QĐ-TTg ngày 23/03/2001 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Bắc, tiền thân là Trường Sư phạm cấp 2 đặt tại khu Tự trị Thái Mèo được thành lập từ năm 1960.Trường Đại học Tây Bắc là trường đại học công lập, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trụ sở của Trường đặt tại phường Quyết Tâm, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. https://www.youtube.com/watch?v=ypnX2qbU0KU Trường Đại học Tây Bắc có nhiệm vụ:Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học; Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức; Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, triển khai các dịch vụ kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc. Ảnh chụp trước khu Nhà điều hành Trường Đại học Tây Bắc năm 2020Toàn cảnh Trường Đại học Tây Bắc 

ĐẠI HỌC TÂN TRÀO – TUYÊN QUANG

Trường Đại học Tân Trào tiền thân là trường Sơ cấp sư phạm được thành lập ngày 13 tháng 10 năm 1959 theo Quyết định số 264/TCC3 của Chủ tịch Ủy ban Hành chính Khu tự trị Việt Bắc. Đến tháng 6/1969 trường được nâng cấp lên thành trường Trung cấp Sư phạm Tuyên Quang. Qua quá trình phát triển, nhà trường đã nhiều lần thay đổi địa điểm, thay đổi tên gọi và hợp nhất nhiều trường Sư phạm khác nhau như Trường Sư phạm cấp I; Trường Sư phạm cấp II; Trường Sơ cấp nuôi dạy trẻ; Trường Sơ cấp Sư phạm Mầm non; Trường Cán bộ Quản lý giáo dụcngày 11 tháng 02. Năm 1999 được nâng cấp thành Cao đẳng sư phạm Tuyên Quang theo Quyết định số 18/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 30 tháng 6 năm 2011 Trường Cao đẳng Sư phạm Tuyên Quang được đổi tên thành trường Cao đẳng Tuyên Quang theo Quyết định số 2651/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GDĐT và ngày 14 tháng 8 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 1404/QĐ-TTg, nâng cấp Trường Cao đẳng Tuyên Quang thành Trường Đại học Tân Trào. https://www.youtube.com/watch?v=zSX9ffuYR20 Từ đây Trường Đại học Tân Trào trở thành trường Đại học đầu tiên trên quê hương cách mạng, thủ đô khu giải phóng, thủ đô kháng chiến.1. Sứ mạng: TTrU là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ nâng cao chất lượng cuộc sống và xây dựng đất nước.2. Tầm nhìn: TTrU sẽ trở thành một trung tâm phát triển bền vững, làm biến đổi cuộc sống và phục vụ cộng đồng.3. Chính sách chất lượng: TTrU cam kết liên tục cải tiến để có khả năng cung cấp các dịch vụ có chất lượng, đảm bảo mức độ hài lòng cao nhất của người học và đối tác, qua một hệ thống quản lý năng động, xuất sắc, chuyên nghiệp và đổi mới.4. Giá trị cốt lõi: "Chất lượng đào tạo là yếu tố cốt lõi để tồn tại và phát triển".5. Mục tiêu giáo dục: Đào tạo người học có kiến thức và kỹ năng chuyên môn của chuyên ngành được đào tạo một cách vững chắc và thực tiễn, có phẩm chất chính trị, có đạo đức tốt, đáp ứng các chuẩn mực cần thiết của người lao động trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và theo xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới. Người học được trang bị các kiến thức cơ sở ngành đào tạo để có khả năng nghiên cứu, cập nhật công nghệ mới, khả năng tự học suốt đời trong môi trường công tác sau khi ra trường; có kỹ năng thực hành chuyên sâu và chuyên nghiệp của chuyên ngành được đào tạo, đủ khả năng hành nghề, khả năng tạo việc làm và phát triển sự nghiệp; được trang bị các kỹ năng và phẩm chất của người lao động hiện đại, chú trọng các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác làm việc nhóm, sự tự tin và chủ động trong vị trí công tác được xã hội phân công. 

ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG – PHÚ THỌ

Trường Đại học Hùng Vương được thành lập ngày 29 tháng 4 năm 2003 theo Quyết định số 81/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở của Trường Cao đẳng Sư phạm Phú Thọ - có bề dày truyền thống 60 năm.https://www.youtube.com/watch?v=XXyuisFUf3g1. Sứ mạng Trường Đại học Hùng Vương là trường đại học công lập đa ngành, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo định hướng ứng dụng; là trung tâm nghiên cứu khoa học hiện đại và chuyển giao công nghệ tiên tiến, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa của tỉnh Phú Thọ và cả nước.2. Triết lý giáo dục                                                                        CHẤT LƯỢNG - TOÀN DIỆN - HỘI NHẬPCHẤT LƯỢNG: Trường Đại học Hùng Vương sử dụng tiêu chí “chất lượng” như là một công cụ có thể đo lường chỉ số hài lòng người học, nhà tuyển dụng và các bên liên quan của Nhà trường.TOÀN DIỆN: Trường Đại học Hùng Vương hướng tới đào tạo đa ngành, đào tạo con người toàn diện (về trí tuệ, thể chất, đạo đức, chuyên môn, kỹ năng, kiến thức chuyên ngành hẹp và kiến thức nền rộng), mang bản sắc truyền thống đất Tổ và sự khác biệt theo hướng tiến bộ.HỘI NHẬP: Trường Đại học Hùng Vương hướng tới việc đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, người học tốt nghiệp có khả năng làm việc và học tập để thích nghi với sự biến đổi trong nước và xu thế quốc tế, được đánh giá theo tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế.3. Tầm nhìnĐến năm 2030, Trường Đại học Hùng Vương trở thành một trường Đại học đa ngành, đa lĩnh vực đào tạo theo định hướng ứng dụng có uy tín, chất lượng cao trong khu vực. Người học sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực làm việc trong môi trường quốc tế.4. Giá trị cốt lõi- Truyền thống và khát vọng vươn lên là nền tảng cho sự phát triển của Nhà trường.- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo định hướng ứng dụng: thực học, thực hành, lý luận gắn với thực tiễn đáp ứng nhu cầu xã hội; nghiên cứu khoa học gắn với ứng dụng chuyển giao công nghệ và sản xuất dịch vụ là thước đo giá trị và đồng thời là thương hiệu của Nhà trường.- Hợp tác phát triển với các trường Đại học, các Viện nghiên cứu, các đối tác trong và ngoài nước tạo sự phát triển bền vững là phương châm hành động của Nhà trường.5. Chính sách chất lượng- Thực hiện thành công sứ mạng của nhà trường trên nền tảng lấy người học làm trung tâm, lấy chất lượng đào tạo làm cốt lõi, lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm mục tiêu, lấy xu thế thời đại để định hướng tiếp cận.- Chuyển mạnh quá trình đào tạo từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn; nghiên cứu khoa học gắn với ứng dụng chuyển giao công nghệ, sản xuất và dịch vụ.- Mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và kết nối việc làm cho sinh viên.- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, mở thêm ngành đào tạo sau đại học, tiến tới đào tạo trình độ tiến sĩ, phát triển nhà trường theo định hướng ứng dụng.- Thực hiện hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, phấn đấu đạt chuẩn kiểm định chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc gia giai đoạn 2020-2030.

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

Tiền thân của Trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên (ĐHNL) là Trường Đại học Kỹ thuật Miền núi, được thành lập năm 1969. Năm 1971, Nhà trường được đổi tên thành Trường ĐHNL Miền núi. Năm 1972, Trường ĐHNL Miền núi được đổi tên thành Trường Đại học Nông nghiệp III. Năm 1994, Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) được thành lập và Trường Đại học Nông nghiệp III trở thành trường đại học thành viên của ĐHTN với tên gọi là Trường ĐHNL - Đại học Thái Nguyên. Trải qua 52 năm xây dựng và phát triển, hiện nay Trường ĐHNL - ĐHTN có 8 khoa đào tạo, 7 phòng chức năng phục vụ công tác đào tạo và 01 Văn phòng Quản lý các chương trình đào tạo tiên tiến (CTTT), 2 viện nghiên cứu và 11 trung tâm. Năm 2021, Trường ĐHNL tổ chức triển khai 24 chương trình đào tạo (CTĐT) bậc đại học, có 10 CTĐT thạc sĩ và 8 CTĐT tiến sĩ. Cho đến nay đã có 48 khóa sinh viên tốt nghiệp với hơn 50.000 kỹ sư, cử nhân và gần 4000 thạc sĩ và tiến sĩ. Trong những năm qua, Trường luôn được đánh giá  là trung tâm đào tạo và chuyển giao khoa học công nghệ hàng đầu về các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi môi trường và phát triển nông thôn cho các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc và trong cả nước. Sinh viên của Trường có khoảng 40% là con em các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn khu vực miền núi phía bắc. https://www.youtube.com/watch?v=wkid5YGLQPM 1. Sứ mệnhSứ mệnh của Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên: “Đào tạo trình độ đại học, sau đại học, NCKH và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực nông lâm nghiệp, phát triển nông thôn, tài nguyên, môi trường tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao và sản phẩm khoa học công nghệ có giá trị phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế cho khu vực trung du, miền núi phía Bắc và cả nước”.2. Tầm nhìnĐến năm 2030, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên sẽ là một trong những trường đại học hàng đầu ở Việt Nam, được công nhận là cơ sở giáo dục đại học đảm bảo chất lượng trong hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục khu vực Đông Nam Á (AUN - QA).3. Triết lý giáo dụcNhà trường lấy triết lý giáo dục là “PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN, THỰC TIỄN VÀ HỘI NHẬP”Phát triển toàn diện: Người học được đào tạo có đạo đức, có kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm, năng lực đổi mới, tư duy sáng tạo, trách nhiệm xã hội, có ý thức cộng đồng; có lòng yêu nước, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc;Thực tiễn: Đào tạo luôn gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa phù hợp với thị trường lao động. Quá trình dạy và học được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục trong nhà trường được kết hợp với gia đình và xã hội. Phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm và tiếp cận theo hướng hòa nhập tích cực và học tập suốt đời.Hội nhập: Các chương trình đào tạo được phát triển trên cơ sở tham khảo, kế thừa các chương trình đào tạo tiên tiến của các trường đại học có uy tín trên thế giới và được kiểm định theo chuẩn quốc tế. Môi trường học tập và điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục trong trường thu hút được các chuyên gia giỏi và sinh viên quốc tế đến làm việc, nghiên cứu và học tập. Giảng viên và người học sau tốt nghiệp có năng lực ngoại ngữ, năng lực làm việc đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.4. Giá trị cốt lõiNhà trường luôn hướng tới những giá trị cốt lõi trong đào tạo và nghiên cứu khoa học là: Chất lượng (Quality); Trách nhiệm (Responsibility); Công bằng (Equality); Sáng tạo (Creativeness).

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – 1 trong 4 trường Đại học đầu tiên của Việt Nam, được thành lập năm 1956. Trong 65 năm xây dựng và phát triển, Học viện đã trải qua nhiều lần đổi tên: Học viện Nông Lâm, Trường Đại học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và Học viện Nông nghiệp Việt Nam.https://www.youtube.com/watch?v=YgPwrsZeFbg&t=3sHọc viện Nông nghiệp Việt Nam thành lập ngày 12/10/1956, là 1 trong 19 trường đại học trọng điểm quốc gia Học viện là trường đại học công lập trọng điểm của Quốc gia với sứ mạng đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, tri thức mới trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Học viện vinh dự được đón nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước về thăm và giao nhiệm vụ cho cán bộ, viên chức và sinh viên Học viện: Chủ tịch Hồ Chí Minh (1959), Tổng Bí thư Lê Duẩn (1959), Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Phạm Văn Đồng (1982), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1986), Tổng  Bí thư Đỗ Mười (1996); Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (1998), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (2015), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (2016), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (2018), Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng (2019), Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng (2019), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình (2019)…Học viện Nông nghiệp Việt Nam đào tạo đa ngành, đa bậc học với 55 ngành đào tạo đại học, 22 ngành đào tạo thạc sỹ, 18 ngành đào tạo tiến sỹ. Học viện không chỉ đào tạo các ngành nông nghiệp, thủy sản, thú y mà còn đào tạo các ngành kinh doanh, kinh tế, quản lý, công nghệ kỹ thuật và khoa học xã hội. Đặc biệt, Học viện có 5 chương trình đào tạo tiên tiến, chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh. Từ khi thành lập đến nay, Học viện đã đào tạo cho đất nước trên 100.000 kỹ sư, cử nhân, hơn 10.000 thạc sỹ và hơn 600 tiến sỹ. Nhiều sinh viên, học viên tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã và đang đảm nhận những vị trí quan trọng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và doanh nghiệp.Học viện đã đào tạo cho đất nước trên 100.000 kỹ sư, cử nhân, hơn 10.000 thạc sỹ và hơn 600 tiến sỹ Với mạng lưới sinh viên rộng khắp và mối quan hệ rộng rãi với hàng trăm doanh nghiệp, cơ hội việc làm của sinh viên Học viện vô cùng rộng mở. Hơn 90% sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp. Đặc biệt, từ chính kiến thức được thầy, cô bồi đắp, nhiều sinh viên đã khởi nghiệp thành công, góp phần khẳng định chất lượng đào tạo của Học viện.Ngày hội việc làm là sự kiện thường niên với sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp, mang đến 3000-5000 cơ hội việc làm cho sinh viên Nguồn nhân lực chất lượng cao là ưu thế vượt trội của Học viện. Hiện tại, Học viện có 1.345 cán bộ viên chức, trong đó có 683 giảng viên, hơn 100 giáo sư, phó giáo sư, hơn 200 tiến sĩ, hơn 100 nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú. Đội ngũ cán bộ, giảng viên của Học viện tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong giảng dạy, có năng lực nghiên cứu và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, trên 80% giảng viên của Học viện được đào tạo ở các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Hà Lan, Bỉ… Đội ngũ giảng viên có trình độ cao góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.Thực hiện phương châm “Nghiên cứu khoa học là sức sống của trường đại học”, Học viện đã đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong cán bộ, viên chức và sinh viên, thành lập nhóm nghiên nghiên mạnh, nghiên cứu tinh hoa, nghiên cứu xuất sắc; đấu thầu và thực hiện thành công nhiều đề tài cấp Bộ, cấp nhà nước; chọn tạo thành công nhiều giống cây trồng mới, nhiều sáng chế, giải pháp hữu ích, tiến bộ khoa học kỹ thuật; chế tạo thành công nhiều loại vaccine trong phòng, chống dịch bệnh; nghiên cứu, công bố hàng trăm bài báo quốc tế có chỉ số ISI, Scopus…Trong hợp tác quốc tế, Học viện đã kí kết biên bản ghi nhớ với gần 120 trường, viện nghiên cứu của 25 quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế khác. Tạo cơ hội giao lưu quốc tế cho hàng ngàn cán bộ, viên chức và sinh viên. Hàng năm, Học viện cử các hàng ngàn cán bộ, viên chức và sinh viên sang giao lưu/thực tập sinh tại các trường đại học/các doanh nghiệp uy tín trên thế giới, đồng thời tiếp đón các đoàn cán bộ, sinh viên quốc tế sang giao lưu tại Học viện.Cơ sở vật chất hiện đại của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đảm bảo điều kiện học tập và nghiên cứu tốt nhất của người học. Hiện tại, Học viện có hơn 160 phòng học lý thuyết, 60 phòng thí nghiệm với nhiều trang thiết bị tiên tiến, hệ thống thư viện tiên tiến, kết nối trong và ngoài nước gia tăng nguồn học liệu đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu.Năm 2017, Ban Giám đốc điều hành của Ngân hàng Thế giới đã phê duyệt khoản tín dụng 54,2 triệu đô la Mỹ để tăng cường năng lực nghiên cứu, giảng dạy cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam, nhờ đó, cơ sở vật chất của Học viện sẽ ngày càng khang trang, hiện đại.Tại Học viện Nông nghiệp Việt nam, triết lý giáo dục luôn chú trọng đến sự phát triển toàn diện và nhân văn của người học. Bên cạnh chuyên môn, Học viện đẩy mạnh các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tình nguyện vì cộng đồng… Đặc biệt, Học viện tăng cường trang bị kỹ năng mềm, kiến thức về khởi nghiệp cho sinh viên ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.Cuộc thi Khởi nghiệp Nông nghiệp và Đổi mới sáng tạo năm 2020 Với những thành tích đã đạt được, Học viện đã vinh dự được Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Hồ Chí Minh, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng trong thời kỳ đổi mới; Huân chương Độc lập hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương kháng chiến hạng Ba…Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ Hai cho thầy và trò Học viện Từ truyền thống đáng tự hào đến Niềm tin vững bước tương lai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam – nơi hội tụ và chắp cánh cho tinh hoa Nông nghiệp Việt.

ĐẠI HỌC NÔNG – LÂM BẮC GIANG

Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang tên giao dịch quốc tế: Bac Giang Agriculture and Forestry UniversityĐịa chỉ: Thị trấn Bích Động - huyện Việt Yên - tỉnh Bắc GiangĐiện thoại: 02043.874.265 Fax: 02043.874.604Website : www.bafu.edu.vn Email: vanthu@bafu.edu.vnTrường đóng trên địa bàn Thị trấn Bích Động - huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang, trên trục đường Quốc lộ 37 từ Bắc Giang đi Thái Nguyên, cách Hà Nội 45 km về phía đông bắc   Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang với khuôn viên rộng rãi và thoáng mát  Trường có chức năng và nhiệm vụ:1. Chức năngTrường có chức năng đào tạo trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sỹ và các trình độ khác; bồi dưỡng ngắn hạn; nghiên cứu khoa học; chuyển giao công nghệ; hợp tác quốc tế. Tư vấn và cung cấp dịch vụ về đào tạo, khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật. Trường hoạt động theo Luật Giáo dục Đại học, Điều lệ Trường Đại học.2. Nhiệm vụa) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển Trường.b) Phát triển các chương trình đào tạo theo mục tiêu xác định, bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo.c) Triển khai các hoạt động đào tạo đại học, thạc sỹ, tiến sỹ và các trình độ khác theo danh mục ngành nghề đào tạo của nhà nước, tổ chức đào tạo, tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thuộc phạm vi hoạt động của Trường theo quy định của pháp luật.d) Thực hiện nghiên cứu khoa học, tư vấn và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên môi trường, và các lĩnh vực khác. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn khác theo quy định của pháp luật. Tham gia việc thực hiện điều tra quy hoạch về đất đai, điều tra quy hoạch rừng, thống kê, kiểm kê đất đai theo quy định của pháp luật.đ) Tuyển sinh, quản lý người học; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của giảng viên, viên chức, người lao động và người học; dành kinh phí để thực hiện chính sách xã hội đối với đối tượng được hưởng chính sách xã hội, đối tượng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.e) Thực hiện đánh giá chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục, xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng theo quy định.g) Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các chương trình, đề án, dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành khác.h) Thực hiện hợp tác với các tổ chức quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật.i) Tuyển dụng, quản lý, bồi dưỡng giảng viên, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật.k) Thực hiện các hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.l) Quản lý, sử dụng, tài chính, tài sản, đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định.m) Xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu của Trường về: đội ngũ giảng viên, viên chức, người lao động; các hoạt động đào tạo; khoa học công nghệ; hợp tác quốc tế; quá trình học tập và phát triển sau tốt nghiệp của người học; dự báo nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo của Trường.n) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, kiểm tra, thanh tra theo quy định.o) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền. Giảng đường học Lý thuyết 7 tầng 1. Quá trình hình thành và phát triểnTrường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang trải qua nhiều giai đoạn phát triển gắn với các tên gọi khác nhau:Trường Trung cấp Nông trường Nghĩa Đàn (được thành lập từ năm 1959 tại Nghĩa Đàn – Nghệ An);Trường Trung học Trồng trọt Sông Lô (đóng tại huyện Yên Sơn – Tuyên Quang);Năm 1984 Trường chuyển về địa điểm mới, huyện Việt Yên – Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Giang) đổi tên thành Trường Trung học Kỹ thuật Nông nghiệp Trung ương;Năm 1999 Trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng với tên gọi Trường Cao Đẳng Nông Lâm (theo Quyết định số 125/1999/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ).Tháng 01 năm 2011 Trường được Thủ tướng Chính Phủ ra quyết định thành lập Trường Đại học với tên gọi Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang.2. Cơ cấu tổ chứcCơ cấu tổ chức của Trường gồm:- Hội đồng trường: 15 thành viên, trong đó 4 thành viên  ngoài trường được mời tham gia đồng.- Ban giám hiệu: Hiệu trưởng và 02 phó hiệu trưởng.- Các phòng chức năng: 6 phòng gồm:+ Phòng Tổ chức - Hành chính;+ Phòng Đào tạo;+ Phòng Khoa học và HTQT;+ Phòng Tài chính kế toán;+ Phòng Khảo thí và ĐBCLGD;+ Phòng Quản trị - Đầu tư.- Các khoa chuyên môn: 7 khoa gồm:+ Khoa Kinh tế - Tài chính.+ Khoa Nông học.+ Khoa Tài nguyên và Môi trường;+ Khoa Chăn nuôi – Thú y+ Khoa Công nghệ thực phẩm;+ Khoa Lâm nghiệp;+ Khoa Lý luận chính trị - Khoa học cơ bản.-  Các Trung tâm thuộc trường: 4 trung tâm gồm:+ Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học;+ Trung tâm Thông tin - Thư viện;+ Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ Nông, Lâm nghiệp.+ Trung tâm Dịch vụ- Trường THPT Thân Nhân Trung3. Sứ mạngTrường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang là cơ sở giáo dục đại học đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ chất lượng cao trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp của vùng Đông Bắc; Cung cấp cho xã hội các sản phẩm đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ có chất lượng cao, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới.4. Tầm nhìnĐến năm 2050 là trường đại học đa ngành, định hướng ứng dụng; là một trong 50 cơ sở giáo dục đại học có uy tín trong cả nước về đào tạo và nghiên cứu theo định hướng ứng dụng trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, công nghiệp thực phẩm và tài nguyên môi trường.5. Mục tiêuXây dựng Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang trở thành trường đại học có uy tín. Một cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học với nhiều ngành thuộc khối nông, lâm, ngư nghiệp và kinh tế - tài chính; quản lý tài nguyên môi trường. Một trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong các lĩnh vực nói trên đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng quốc gia; đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Trung du và Miền núi phía bắc cũng như trong cả nước.Xây dựng thương hiệu nhà trường với định hướng ứng dụng, đào tạo kỹ năng đảm bảo cho sinh viên sau khi ra trường có đầy đủ năng lực (bao gồm cả kỹ năng chuyên môn và kỹ năng tổ chức quản lý quá trình sản xuất) có thể đáp ứng yêu cầu công việc thuộc vị trí được phân công, coi đó là điểm đặc thù, là bản sắc của Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang, đảm bảo cho trường phát triển một cách độc lập bền vững.

ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG – HÀ NỘI

Được thành lập theo quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, Thành Đông là trường đại học đầu tiên của tỉnh Hải Dương. Trường giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Hải Dương nói riêng và của khu vực đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước nói chung.Đại học Thành Đông quan niệm “Sinh viên chính là thương hiệu của nhà trường”. Tên tuổi và danh tiếng của trường gắn liền với việc sinh viên ra trường có làm được việc và có thành công hay không. Với quan niệm như vậy, trường đang ngày càng nỗ lực để tạo nên một môi trường lý tưởng cho sinh viên phát triển toàn diện, có cơ hội và khả năng gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp. https://youtu.be/SQHc70_FY64  Trường Đại học Thành Đông đã tiên phong trong việc đổi mới giáo dục, lấy trọng tâm là phương pháp “Interative Learning – Tương tác sự phạm” – một phương pháp giáo dục tiên tiến của Âu Mỹ, đã được công nhận và phổ biến rộng rãi tại các nước phát triển. Sinh viên không chỉ đơn thuần là người học, tiếp thu kiến thức một cách thụ động mà ngược lại chủ động tham gia vào quá trình dạy và học, tương tác với giảng viên và các sinh viên khác để đạt hiệu quả học tập cao nhất. Mục tiêu chính của phương pháp này là khơi dậy tính chủ động, tích cực và sự say mê học tập của mỗi sinh viên. Có cơ hội phát triển toàn diện, cả kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm, chắc chẵn mỗi sinh viên sẽ trở thành những cá nhân độc lập, năng động, thành công và đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh nhà cũng như của đất nước.  Đội ngũ giảng viên của nhà trường đều là những trí thức trẻ, có trình độ cao, từng tu nghiệp tại các nước phát triển như Anh, Đức, Australia, Singapore… Tất cả đều có vốn kiến thức lẫn kinh nghiệm thực tế phong phú, và quan trọng là đều có chung tâm huyết vì sự phát triển của thế hệ tương lai.Trường Đại học Thành Đông hiện đang có hai cơ sở với đầy đủ phương tiện giáo dục hiện đại như phòng thực hành máy tính, máy chiếu projector, video, internet… để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập đạt hiệu quả cao nhất. Trong chặng đường phát triển sắp tới, Trường Đại học Thành Đông mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân và các bạn sinh viên – những người sẵn sàng chia sẻ các giá trị và mong muốn đóng góp vào thành công của trường. Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng Thành Đông trở thành một trường đại học đa ngành nghề có chất lượng đào tạo uy tín, xứng đáng là lựa chọn mới cho một thế hệ mới năng động.

ĐẠI HỌC ĐÔNG ĐÔ – HÀ NỘI

Hướng đến môi trường giáo dục hiện đại, năng động và chuyên nghiệp. Khẳng định vị thế là một trong những trung tâm Tri thức – Văn hóa hàng đầu về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, từng bước hội nhập cùng nền giáo dục khu vực và thế giới.Được thành lập ngày 3/10/1994 theo Quyết định số 534/TTg của Thủ tướng chính phủ, Đại học Đông Đô (Hanoi Dong Do International University – HDIU) là một trong những trường đại học ngoài công lập đầu tiên được thành lập theo chủ trương xã hội hóa giáo duc của Đảng và Nhà nước.Mang tên thành phố có chiều dài lịch sử, bề dày văn hóa và tầm cao trí tuệ, trong những năm qua, Đại học Đông Đô đã khẳng định được vị thế hàng đầu của ngành giáo dục – đào tạo với những thế hệ sinh viên trưởng thành, đạt được thành công trong nhiều lĩnh vực. Thành tích đó đã được Thủ tướng chính phủ, Bộ GD – ĐT, UBND TP Hà Nội công nhận và trao tặng nhiều bằng khen quý giá.1. Tầm nhìn- Xây dựng Đại học Đông Đô là trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kĩ thuật đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh và chuyển giao công nghệ phục vụ cho sự phát triển của đất nước.- Hướng đến môi trường giáo dục hiện đại, năng động và chuyên nghiệp. Khẳng định vị thế là một trong những trung tâm Tri thức – Văn hóa hàng đầu về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, từng bước hội nhập cùng nền giáo dục khu vực và thế giới.2. Sứ mệnhĐào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, toàn diện cho nền kinh tế tri thức trong giai đoạn mới. Trang bị cho thế hệ trẻ Việt Nam kiến thức chuyên môn và kĩ năng thực hành chuyên nghiệp, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, thích ứng tốt với công việc, tự tin hội nhập với cộng đồng quốc tế, mang bản sắc Đại học Đông Đô.3. Phương châm giáo dụcGắn liền với tôn chỉ “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”, đây cũng là giá trị cốt lõi để Đại học Đông Đô hướng đến môi trường giáo dục hiện đại, hội nhập với nền tri thức thế giới.4. Phương pháp đào tạoCung cấp thông tin cập nhật, chính xác, kịp thời tình hình công nghệ, kĩ thuật trên thế giới. Đào tạo sinh viên phát triển toàn diện kiến thực chuyên môn và kĩ năng nghề nghiệp, kĩ năng giao tiếp, ứng xử, sáng tạo trong tư duy và năng động trong thực tiễn.5. Ưu điểm vượt trội- Chương trình đào tạo được xây dựng và phát triển theo định hướng nghiên cứu ứng dụng, đáp ứng yêu cầu Cơ bản – Tiên tiến – Thực tiễn.- Đội ngũ giảng viên có học hàm, học vị cao, có những giáo sư đầu ngành trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu.- Hệ thống giảng đường, phòng nghiên cứu – thí nghiệm với trang thiết bị hiện đại phục vụ đào tạo, nghiên cứu.- Đào tạo ngôn ngữ Nhật với giảng viên người bản địa, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp Nhật Bản trong và ngoài nước.- Trường đại học đầu tiên đưa bộ môn Golf vào chương trình đào tạo, đáp ứng đầy đủ điều kiện thực hành, luyện tập cho sinh viên.6. Đào tạo – Tuyển sinhHiện Đại học Đông Đô đào tạo 23 ngành hệ chính quy với các trình độ: Đại học, Thạc sĩ, Liên kết đào tạo Tiến sĩ. Hình thức tuyển sinh hệ đại học: Xét tuyển học bạ THPT hoặc theo kết quả thi THPT Quốc gia. Các ngành học bám sát nhu cầu của thị trường nhân lực trong nước và quốc tế.

ĐẠI HỌC LƯƠNG THẾ VINH – NAM ĐỊNH

Trường Đại học Lương Thế Vinh là Trường Đại học dân lập (Nay là trường Tư Thục)Địa chỉ: phường Lộc Vượng, TP. Nam ĐịnhNằm trong hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam, là cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được thành lập ngày 05/12/2003 theo Quyết định số 259/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, trường đào tạo đa ngành với các ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính Ngân hàng, Thú Y, Xây dựng, Tin học, Tiếng Anh, Điện, Cơ khí; Các hệ đào tạo: Cao học, Đại học, Cao đẳng, Liên thông Trung cấp - Cao đẳng, Liên thông Cao đẳng - Đại học và hệ đào tạo vừa làm vừa học.Ngày 02/10/2018, Trường Đại học Lương Thế Vinh được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1292/QĐ-TTg v/v chuyển đổi sang loại hình trường Tư thục.Trường Đại học Lương Thế Vinh là cơ sở đào tạo đại học đa ngành, đa hệ, đa trình độ; trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao và nghiên cứu khoa học của khu vực châu thổ sông Hồng và cả nước.1. Sứ mệnh: Trường Đại học Lương Thế Vinh là cơ sở đào tạo đa ngành, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ theo định hướng ứng dụng, đổi mới, sáng tạo cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Nơi thực hiện khát vọng  thay đổi lối sống, cách suy nghĩ và làm việc của con người thông qua giáo dục, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng.2. Tầm nhìn: Trường Đại học Lương Thế Vinh trở thành ĐẠI HỌC có vị thế cao trong hệ thống các trường đại học theo định hướng ứng dụng, đổi mới, sáng tạo của Việt Nam; ngang tầm với các ĐẠI HỌC VÙNG  về môi trường học tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.3. Mục tiêu chiến lược: Xây dựng Trường Đại học Lương Thế Vinh trở thành ĐẠI HỌC đa ngành, đa lĩnh vực, đa bậc học, chất lượng đào tạo đẳng cấp Quốc gia; là địa chỉ  tin cậy đối với người học, các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp trong và ngoài nước về hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.Các kỹ sư và cử nhân của trường khi tốt nghiệp, ngoài phẩm chất đạo đức và năng lực trí tuệ còn được trang bị bốn công cụ nghề nghiệp:- Có kiến thức rộng về ngành nghề được đào tạo để phát triển tài năng.- Có kiến thức chuyên ngành sâu, đáp ứng được yêu cầu của thực tế xã hội.- Sử dụng thành thạo và vận dụng công nghệ thông tin vào nghề nghiệp- Có vốn tiếng Anh chuyên ngành để trau dồi nghề nghiệp.Trải qua gần 20 năm kể từ khi thành lập, Trường Đại học Lương Thế Vinh đã không ngừng đổi mới xây dựng và phát triển cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, nhà trường đã khẳng định vai trò của mình trong hệ thống các trường đại học. Đến nay nhà trường đã tạo dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáng kể, đảm bảo yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tạo tiền đề cho sự phát triển trong tương lai.4. Chức năng và nhiệm vụ của Nhà trườngTrường Đại học Lương Thế Vinh là cơ sở đào tạo đại học đa ngành, đa hệ, đa trình độ; trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao và nghiên cứu khoa học của khu vực châu thổ sông Hồng và cả nước.5. Cơ cấu tổ chức của nhà trường gồm:- Hội đồng trường: 7 thành viên.- Ban Giám hiệu: Hiệu trưởng và 01 Phó hiệu trưởng.- Các phòng chức năng: 04 phòng+ Phòng Tuyển sinh và Truyền thông;+ Phòng Đào tạo và Quan hệ doanh nghiệp;+ Phòng Tổ chức - Hành chính - Pháp chế;+ Phòng Tài chính - Kế toán;- Các Viện , Khoa chuyên môn: 06 khoa gồm:+ Viện Sau Đào tạo sau đại học - Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế;+ Khoa Cơ bản – CNTT và Chuyển đổi số;+ Khoa Kinh tế - QTKD+ Khoa Xây dựng và Công nghệ;+ Khoa Ngoại ngữ;Nhà trường đã đào tạo 16 chuyên ngành trình độ đại học thuộc các khối ngành:Khối ngành kinh tế gồm các chuyên ngành: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàngKhối ngành kỹ thuật gồm các chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng, Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông; Cơ khí, Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử, Công nghệ thông tin.Khối ngành Nông Lâm Ngư gồm các chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản, Bảo vệ thực vật, Thú y.Khối ngành Văn hóa xã hội gồm các chuyên ngành: Văn hóa du lịch, Ngôn ngữ Anh.Để đáp ứng nhu cầu xã hội theo đúng mục tiêu, sứ mạng, Nhà trường đang tích cực mở thêm một số khoa mới với những ngành như: dược, y học cổ truyển, May - Thiết kế thời trang, luật, quản lý hành chính công,...* Đội ngũ giảng viên:Trường đã xây dựng và chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng. Hiện tại nhà trường có trên 200 giảng viên (cơ hữu và thỉnh giảng) trong đó giảng viên cơ hữu có 4 giáo sư, 16 phó giáo sư, 39 tiến sỹ, còn lại là thạc sĩ đáp ứng cho nhu cầu giảng dạy đại học và sau đại học.* Cơ sở vật chất:Tổng diện tích tự nhiên của nhà trường là 6,7 ha, trong đó diện tích khoảng 14.000 m2 sử dụng cho xây dựng nhà làm việc, giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, thí nghiệm..., phục vụ cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học.

CTY TNHH THÚ Y TOÀN CẦU THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH RA MẮT BAN CHỦ NHIỆM CLB VM CLUB 2023

Ngày 25/2 vừa qua Công ty TNHH Thú Y Toàn Cầu rất vinh dự khi được tham gia chương trình:" Ra mắt Ban Chủ Nhiệm nhiệm kì 2023-2024" của Câu lạc bộ chuyên ngành thú y VM - Club - Học viện Nông Nghiệp Việt Nam. Chương trình đã diễn ra vô cùng thành công với sự góp mặt của Ban lãnh đạo Khoa Thú Y - Thầy Trương Hà Thái; Chủ nhiệm CLB - Thầy Hoàng Minh Sơn và toàn thể thành viên của CLB Chuyên ngành Thú Y VM - Club.Với mong muốn được giao lưu gắn kết với các thành viên, đồng thời là cầu nối để có thể chia sẻ Kiến thức, kỹ năng cho các bạn sinh viên từ đó mang theo sự thành công mới và nhiều cơ hội mới hơn. Cũng nhân dịp này, Công ty đã dành tặng những món quà vô cùng đặc biệt và ý nghĩa đến Quý Lãnh đạo và các thành viên của CLB.Bên cạnh đó Công ty TNHH Thú y Toàn Cầu đã trao 4 suất học bổng là  Khóa huấn luyện chuyên sâu tại Trường đánh thức bản lĩnh DVM dành cho 4 sinh viên xuất sắc nhất. Hi vọng với Khóa học này sẽ giúp cho các bạn có cơ hội được "cọ xát" thực tế với nghề Bác sĩ Thú Y, củng cố kiến thức và nâng cao tay nghề, ngoài ra các bạn còn được rèn luyện trong một môi trường kỹ luật từ đó giúp khơi dậy bản lĩnh mạnh mẽ vượt các trở ngại trong công việc cũng như cuộc sống.Thay mặt phía Công ty, xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Ban lãnh đạo Khoa Thú Y; Chủ nhiệm CLB - Thầy Hoàng Minh Sơn và toàn thể thành viên của CLB Chuyên ngành Thú Y VM - Club. Chúc cho CLB ngày càng thành công và phát triển hơn nữa.

KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

TIÊU DIỆT KÍ SINH TRÙNG TRÊN HEO

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Thiệt hại của kí sinh trùng gây...

Tiềm năng, lợi thế chăn nuôi bò thịt, bò sữa của Thủ đô

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Là Thủ đô song Hà Nội vẫn...

DINH DƯỠNG CHO NÁI HẬU BỊ THỜI KÌ MANG THAI

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Sự phát triển của heo con ở...

QUẢN LÝ DINH DƯỠNG TRƯỚC VÀ SAU CAI SỮA ĐỂ GIẢM CHI PHÍ CÁM

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Vấn đề của những nước chăn nuôi...

NHU CẦU VITAMIN CỦA GÀ

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Để nuôi gia cầm thành công, người...

NHU CẦU KHOÁNG CỦA GÀ

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Để nuôi gia cầm thành công, người...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SULPHONAMID

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
1. Triệu chứng Gà trúng độc Sulphonamid...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FURAZOLIDON

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
1. Triệu chứng Khi dùng Furazolidon phòng...

BỆNH NGỘ ĐỘC THỨC ĂN DO ĐỘC TỐ AFLATOXIN

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO MUỐI

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Muối là một trong những thành phần...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SELENIUM (Se)

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Selen là một trong những nguyên tố...

BỆNH DO TRÚNG ĐỘC KHÍ NH3

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Khí NH3  được sinh ra từ chất...

BỆNH TRÚNG ĐỘC KHÍ CO

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Lượng khí CO được sinh ra do...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FORMALDEHYDE

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Formaldehyde hay còn gọi là formon. Dung...

BỆNH SƯNG GAN THẬN TRÊN GÀ

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh sưng gan và thận thường xảy...

BỆNH HỘI CHỨNG XUẤT HUYẾT VÀ PHÌ GAN

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh FLHS là biểu hiện một quá...

BỆNH DO SUY DINH DƯỠNG TRÊN GIA CẦM

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu hụt dinh dưỡng gây rối...

BỆNH THIẾU VITAMIN A

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Đặc điểm của bệnh thiếu vitamin A...

BỆNH THIẾU VITAMIN D

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin D trong đàn gà...

BỆNH THIẾU VITAMIN E

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin E thường hay gặp...

BỆNH THIẾU VITAMIN K

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin K ở gà có...

BỆNH THIẾU VITAMIN B1

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin B1 ở gà thể...

BỆNH THIẾU VITAMIN B2

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin B2 có đặc điểm...

BỆNH THIẾU VITAMIN B5

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu axit Pantothenic ở gia cầm...

BỆNH THIẾU AXIT NICOTINIC – VITAMIN B3

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu axit Pantothenic ở gia cầm...

BỆNH THIẾU PYRIDOXIN (VITAMIN B6)

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Đặc điểm của bệnh này là giảm...

BỆNH THIẾU BIOTIN (VITAMIN H)

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Gà mắc bệnh thiếu Biotin có đặc...

BỆNH THIẾU AXIT FOLIC

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Axit folic hay còn gọi là vitamin...

BỆNH THIẾU CHOLINE

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Chất Choline còn được gọi là vitamin...

BỆNH THIẾU VITAMIN B12

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Vitamin B12 cần thiết cho sự phát...

BỆNH THIẾU SELENIUM

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu Selenium ở gà có đặc...

BỆNH THIẾU CANXI VÀ PHOTPHO (Ca, P)

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Canxi và photpho là 2 nguyên liệu...

BỆNH THIẾU MANGAN (Mn)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Mangan được hấp thu qua đường tiêu...

BỆNH THIẾU MUỐI (NaCl)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
NaCl là một loại muối bao gồm...

BỆNH THIẾU KẼM (Zn)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Kẽm là một nguyên tố vi lượng...

BỆNH THIẾU (Mg)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Mg trong cơ thể động vật chiếm...

BỆNH DO ĐÓI TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh đói ở gà thường thể hiện...

BỆNH DO MẤT NƯỚC TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Gà bị thiếu nước hay mất nước...

BỆNH DO LẠNH TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Gà bị lạnh với biểu hiện đứng...

BỆNH DO NÓNG TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Nhiệt độ quá nóng trong chuồng nuôi...

BỆNH DO TỔN THƯƠNG TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Đây là một bệnh nội ngoại khoa...

BỆNH THIẾU KALI TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Kali trong cơ thể có tác dụng...

BỆNH VIÊM THẬN SỚM Ở GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh chỉ thấy xuất hiện ở gà...

BỆNH MỆT MỎI CỦA GÀ ĐẺ CÔNG NGHIỆP

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh CLF thường xảy ra ở gà...

BỆNH CÒI XƯƠNG

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Đây là bệnh thường phổ biến ở...

BỆNH MỀM ĐỐT SỐNG

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thường thấy ở gà thịt giai...

BỆNH SỤN HOÁ XƯƠNG BÀN CHÂN

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh sụn hoá xương chày, xương bàn...

BỆNH GOUT

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh gout trên gà chia làm hai...

Kỹ thuật phòng và chữa bệnh cho vịt

12 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Sở hữu tổng đàn gia súc, gia...

LỰA CHỌN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO ĐÀN GÀ

12 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Ai cũng biết nước là nguồn dinh...

7 CÁCH GIÚP TĂNG LƯỢNG THỨC ĂN ĂN VÀO Ở HEO CAI SỮA

12 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Nếu lượng thức ăn ăn vào tăng...

ĐỘC TỐ NẤM MỐC: CÁNH CỬA CHO CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM.

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Ảnh hưởng trực tiếp của độc tố...

BỔ SUNG CHẤT ĐIỆN GIẢI CHO GÀ

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Không khí nóng gây thiệt hại rất...

CÁC BIỆN PHÁP GIÚP THỤ TINH NHÂN TẠO THÀNH CÔNG

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Thụ tinh nhân tạo có nhiều ưu...

QUẢN LÝ NÁI CAO SẢN

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Lý do khiến các trại tuy đã...

NUÔI DƯỠNG GÀ VÀO MÙA NÓNG

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Thông qua việc tạo và giải phóng...

VITAMIN VÀ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Một trong những yếu tố quan trọng...

BỆNH TGE TRÊN HEO – TRANSMISSBLE GASTROENTERITIS OF SWINE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG – FOOT AND MOUTH DISEASE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH MỤN NƯỚC TRÊN HEO – SWINE VESICULAR DISEASE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH MỤN NƯỚC TRONG MIỆNG HEO – SWINE VESICULAR STOMATITIS

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH PED TRÊN HEO – PORCINE EPIDEMIC DIARRHAE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH ĐẬU HEO – SWINE POX

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN TRÊN HEO – SWINE JAPANESE B ENCEPHALOMYETIS

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH VIÊM NÃO DO VIRUS NIPAH TRÊN HEO – NIPAH ENCEPHALITIS IN PIG

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

HỘI CHỨNG CÒI CỌC TRÊN HEO – POST WEANING MULTI SYSTEMIC WASTING SYNDROM

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH SẢY THAI DO PARVOVIRUS TRÊN HEO – PARVOVIRUS DISEASE OF SWINE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH PPRS TRÊN HEO – PORCINE REPRODUCTIVE AND RESPYRATORY SYNDROME

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH GIẢ DẠI TRÊN HEO – AUJESZKY

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH CÚM HEO – HOG FLU

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH DỊCH TẢ CHÂU PHI – AFRICA SWINE FIVER

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH DỊCH TẢ HEO – HOG CHOLERA

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH SƯNG PHÙ ĐẦU TRÊN GÀ – AVIAN PNEUMOVIRUS (APV)

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

HỘI CHỨNG CÒI CỌC DO REOVIRUS – REO

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH CÚM GIA CẦM – AVIAN INFLUENZA (AI)

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH BẠI HUYẾT TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH KHẸC TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH HUYẾT TRÙNG TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH E. COLI TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH THƯƠNG HÀN TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm