R&D

TALK SHOW: LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẢM SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG CHĂN NUÔI HEO

Tối ngày 15/2 vừa qua, Câu lạc bộ Chuyên ngành Thú Y VMclub tổ chức chương trình chia sẻ kiến thức” 15 BƯỚC CƠ BẢN ĐỂ TÁI THIẾT TRẠI HEO SAU DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI VÀ 7 MẸO  GIẢM SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG CHĂN NUÔI HEO” cùng công ty TNHH Thú Y Toàn Cầu dành cho toàn thể các bạn sinh viên câu lạc bộ, để khởi động cho 1 kì học mới với 100% năng lượng.Khách mời giao lưu cùng câu lạc bộ là Bác sĩ thú y Nguyễn Công Quyết- 15 năm kinh nghiệm thực chiến mảng bác sĩ thú y heo, hiện đang là Trưởng Phòng Kinh Doanh công ty TNHH thú y Toàn Cầu.BSTY Nguyễn Công Quyết giao lưu và chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về chăn nuôi heo Dịch tả lợn Châu Phi phát hiện chính thức tại Việt Nam vào tháng 2/2019 sau đó nhanh chóng lan rộng khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Dù đã có thông tin từ sớm và có nhiều biện pháp chủ động phòng chống nhưng Chỉ sau vài tháng ngắn ngủi, tổng số heo tiêu hủy gần 6.0 triệu con, giảm mạnh số  trại nuôi heo. Nhìn chung, ASF đã tác động rất lớn vào ngành chăn nuôi heo ở các khía cạnh khác nhau từ năm 2019 đến nay. Ở hời kì hậu ASF, tái đàn có vai trò thiết yếu để phục hồi đàn heo. Tuy nhiên Tái đàn ở thời điểm lúc này không còn đơn giản như khi chúng ta vào heo cho 1 trại bình thường nữa. Nó cần phải được quản lí nghiêm ngặt và có 1 chu trình an toàn sinh học đầy đủ để tiêu diệt và phòng chống mầm bệnh xâm nhập vào trại.Nằm trong khuôn khổ chương trình, Thứ 4 ngày 15/2/2023, buổi talk show do bác sỹ thú y Nguyễn Công Quyết- TPKD công ty TNHH Thú Y Toàn Cầu  đã đưa đến cho các bạn sinh viên những thông tin cần thiết về Quy trình tái đàn với 15 bước cơ bản nhưng khác chặt chẽ để tái thiết lập 1 trại mới thành công. Thêm vào đó, các bạn còn được lắng nghe về cách để giảm kháng sinh trong chăn nuôi heo- 1 xu hướng tất yếu trong tương lai ngành chăn nuôi. Với những kinh nghiệm thực chiến 15 năm trong ngành, bằng sự chia sẻ vui vẻ, hài hước, nhiệt tình, BSTY Nguyễn Công Quyết đã thu hút rất nhiều các sinh viên lắng nghe, ghi chép thu nhận kiến thức.Sinh viên hăng hái giao lưu, lắng nghe những chia sẻ kinh nghiệm cùng BSTY Nguyễn Công Quyết Buổi Talkshow diễn ra thành công tốt đẹp với sự tham gia của đông đảo các bạn sinh viên câu lạc bộ và nhiều bài học thú vị, bổ ích, giúp các bạn sinh viên có thêm  kiến thức về cách phòng tránh dịch tả Câu Phi xâm nhập vào trại Heo mới tái đàn, xu hướng mà mẹo để giảm sử dụng kháng sinh trong tương lai.

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh là trường đại học đa ngành, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, tọa lạc trên khu đất rộng 118 ha, thuộc phường Linh Trung, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh và huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.Tiền thân là Trường Quốc gia Nông Lâm Mục Bảo Lộc (1955), Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc (1963), Học viện Nông nghiệp (1972), Trường Đại học Nông nghiệp Sài Gòn (thuộc Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức (1974), Trường Đại học Nông nghiệp 4 (1975), Trường Đại Học Nông Lâm Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (1985) trên cơ sở sát nhập Trường Đại học Nông nghiệp 4 (Thủ Đức - TP. HCM) và Trường Cao đẳng Lâm nghiệp (Trảng Bom - Đồng Nai), Trường Đại học Nông Lâm (thành viên Đại học Quốc gia TP. HCM - 1995), Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000).Trải qua 65 năm hoạt động, Trường đã đạt nhiều thành tích xuất sắc về đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, chuyển giao công nghệ, quan hệ quốc tế. Trường đã vinh dự được nhận Huân chương Lao động Hạng ba (năm1985), Huân chương Lao động Hạng nhất (năm 2000), Huân chương Độc lập Hạng ba (năm 2005).1. Tầm nhìn: Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh sẽ trở thành trường đại học nghiên cứu với chất lượng quốc tế.2. Sứ mạng: Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh là một trường đại học đa ngành, đào tạo nguồn nhân lực giỏi chuyên môn và tư duy sáng tạo; thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển, phổ biến, chuyển giao tri thức - công nghệ, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Việt Nam và khu vực.Mục tiêu chiến lược: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh tiếp tục xây dựng, phát triển thành một trường đại học có chất lượng về đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, sánh vai với các trường đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.3. Nhiệm vụ chính:Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM thực hiện các nhiệm vụ chính như sau:- Đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và sau đại học trong các lĩnh vực: Nông lâm ngư nghiệp, Cơ khí, Kinh tế, Quản lý, Ngoại ngữ, Sư phạm, Môi trường, Sinh học, Hoá học, Công nghệ thông tin.- Nghiên cứu khoa học và hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị trong và ngoài nước.- Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến doanh nghiệp và người sản xuất.

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

Trường Đại học Công nghệ TP.HCM - HUTECH tiền thân là Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM, được thành lập ngày 26/4/1995 theo quyết định số 235/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và đi vào hoạt động theo quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT số 2128/QĐ-GDĐT.Sau hơn 27 năm xây dựng và phát triển, hiện HUTECH sở hữu 04 khu học xá toạ lạc tại TP. Hồ Chí Minh. Các khu học xá được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại theo chuẩn quốc tế với tổng diện tích trên 100.000m2 tạo không gian học tập hiện đại, năng động, thoải mái.Gắn liền với tôn chỉ "Tri thức - Đạo đức - Sáng tạo", HUTECH thực hiện Triết lý giáo dục " Học cách học, học để làm, học để sáng tạo, học để cùng chung sống và học để tự lập", đây cũng là giá trị cốt lõi để đưa HUTECH phát triển và xác lập vị trí là trường ĐH hàng đầu trong hệ thống giáo dục Việt Nam, đào tạo sinh viên phát triển toàn diện kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, năng động - bản lĩnh - tự tin hội nhập với cộng đồng quốc tế, đảm nhận tốt công việc trong môi trường đa lĩnh vực, đa văn hoá.Là địa chỉ được đông đảo thí sinh ưu tiên lựa chọn trong nhiều năm qua, HUTECH đào tạo từ trình độ Đại học, Thạc sĩ đến Tiến sĩ với gần 60 ngành nghề thuộc các lĩnh vực: Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Quản trị, Kiến trúc - Mỹ thuật, Khoa học Sức khỏe, Luật, Khoa học xã hội - nhân văn, Ngoại ngữ và Nghệ thuật. Đối với các chương trình Sau đại học, HUTECH được phép đào tạo Thạc sĩ 13 chuyên ngành thuộc các lĩnh vực Kỹ thuật, Kinh tế, Du lịch, Ngoại ngữ, Luật; đào tạo trình độ Tiến sĩ với 02 chuyên ngành Kỹ thuật điện và Quản trị kinh doanh.https://www.youtube.com/watch?v=xnx87V16pZs 1. Sứ mệnhHUTECH cam kết là đơn vị giáo dục tiên phong cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, toàn diện cho nền kinh tế tri thức trong giai đoạn mới; Trang bị cho thế hệ trẻ Việt Nam kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành chuyên nghiệp là công cụ hữu hiệu để nâng cao tri thức khoa học, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, thích ứng tốt với công việc; Tạo cơ hội thăng tiến và thành công trong sự nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tự tin hội nhập với cộng đồng quốc tế.2. Tầm nhìn-  Xây dựng HUTECH trở thành trung tâm Tri thức - Văn hoá hiện đại với môi trường giáo dục đại học sáng tạo, năng động và chuyên nghiệp, có truyền thống đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao gắn liền với tôn chỉ "Tri thức - Đạo đức - Sáng tạo", từng bước hội nhập cùng nền giáo dục khu vực và thế giới.-  HUTECH là trung tâm nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh và chuyển giao công nghệ phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước.-  Khẳng định vị thế của HUTECH là trường đại học hàng đầu về chất lượng đào tạo trong hệ thống giáo dục Việt Nam và khu vực.

ĐẠI HỌC KIÊN GIANG

Trường Đại học Kiên Giang được thành lập theo Quyết định số 758/QĐ/TTg ngày 21/05/2014 của Thủ tướng Chính Phủ trên cơ sở Phân hiệu của Trường Đại học Nha Trang tại Kiên Giang, là một trong ba trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (viết tắt ĐBSCL). Trường Đại học Kiên Giang là cơ sở giáo dục đại học, có chức năng đào tạo các trình độ đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trên các lĩnh vực phục vụ nhu cầu phát triển của xã hội. Trải qua gần 7 năm xây dựng và phát triển, bước đầu, Trường đã có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp nâng cao dân trí và cung ứng nguồn lao động lành nghề, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, phục vụ tốt cho nhu cầu nguồn nhân lực của tỉnh Kiên Giang và ĐBSCL. https://www.youtube.com/watch?v=_zjqouAr4T8 Trường hiện có khoảng 300 viên chức và người lao động, trong đó có gần 200 giảng viên có trình độ sau đại học, tất cả đều đạt chuẩn giảng viên đại học trở lên. Về bộ máy tổ chức, ngoài Đảng ủy, Hội đồng trường, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên và Ban Giám hiệu, Trường có 8 phòng, 01 ban, 9 khoa và 05 trung tâm.Nhà Trường đã được Nhà nước đầu tư mạnh về trang thiết bị dạy học, thực hành – thí nghiệm, nhà học, thư viện, ký túc xá, nhà thi đấu đa năng, nhà điều hành trung tâm,... đảm bảo đủ điều kiện dạy - học và nghiên cứu cho sinh viên, giảng viên.  Một khu Giảng đường của trường Đại học Kiên Giang 1. Sứ mệnhTrường Đại học Kiên Giang là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học, có tri thức, đạo đức nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội, thích ứng nhanh yêu cầu phát triển khoa học công nghệ; là nơi tổ chức triển khai, thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ hiệu quả, góp phần quan trọng làm tăng cơ hội việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Kiên Giang, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước; là nơi gắn kết toàn thể giảng viên, cán bộ và sinh viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu sáng tạo khoa học, phục vụ lợi ích cho cộng đồng.2. Tầm nhìnPhấn đấu đến năm 2030 và những năm tiếp sau, Trường Đại học Kiên Giang là trường đào tạo đa ngành, đa cấp, đa hệ, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chất lượng cao theo định hướng ứng dụng, có uy tín; môi trường học tập và làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo, thân thiện; cơ sở vật chất khang trang, hiện đại thuộc nhóm các trường đại học đào tạo theo định hướng ứng dụng khá của cả nước.3. Triết lý giáo dụcTrong mọi thời đại, giáo dục và đào tạo là nền tảng của sự phát triển xã hội. Kết quả của giáo dục và đào tạo không chỉ làm cá nhân phát triển, hướng tới cuộc sống tốt hơn mà còn thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội.Nhằm hoàn thiện tâm lực, trí lực, thể lực, làm tròn trách nhiệm với bản thân, với gia đình, xã hội, với thiên nhiên, con người phải học tập, rèn luyện thường xuyên, suốt đời, đặc biệt trong điều kiện biến đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ và sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0 hiện nay. Triết lý giáo dục của Trường Đại học Kiên Giang là “Tạo môi trường học tập chất lượng vì sự phát triển cộng đồng”.

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long là trường công lập thuộc hệ thống đào tạo quốc dân của Việt Nam, là Trường trung ương đóng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long. Hiện tại nhà trường do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý về nhân sự, ngân sách; Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý về chuyên môn. Với vị trí nằm giữa trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, là một trong những trường trọng điểm về dạy nghề của cả nước, do dự án “Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề” đầu tư. Trong những năm qua trường đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao hàng ngàn giáo viên dạy nghề và cán bộ kỹ thuật cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh thành khác của đất nước. Qua thăm dò, hiện nay đội ngũ này đã phát huy năng lực tại nơi làm việc rất tốt, rất nhạy bén trong quá trình tiếp thu công nghệ mới, có nhiều người đã trở thành cán bộ chủ chốt ở các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề hoặc các cơ quan, đơn vị, nhà máy xí nghiệp, …phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. https://www.youtube.com/watch?v=ENzlUusVeZ4 Mục tiêu đào tạo* Đào tạo ra đội ngũ giáo viên dạy nghề và cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và sau đại học cho các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở giáo dục trong cả nước nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. * Nắm vững lý thuyết và kỹ năng nghề đã học. Vận dụng thành thạo các kỹ năng để hành nghề. Có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có tư duy khoa học, năng động, sáng tạo; có tinh thần trách nhiệm, ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp. * Nắm vững các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ sư phạm, vận dụng tổng hợp các phương pháp giảng dạy tiên tiến một cách có hệ thống, giúp đỡ HS-SV trong các hoạt động thực hành.Môi trường - Phương tiện học tậpMôi trường học tập lành mạnh với những thiết bị máy móc thực hành hiện đại, phương pháp giảng dạy tiên tiến, trang bị cho học sinh, sinh viên những kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp và khả năng tin học và ngoại ngữ để làm việc. Nhà trường xác định chất lượng đội ngũ giảng viên có ý nghĩa quan trọng đến việc đảm bảo chất lượng đào tạo, do đó đã không ngừng bổ sung các giảng viên có trình độ và phẩm chất tốt để phục vụ cho mục tiêu đào tạo, không ngừng cải tiến phương pháp đào tạo theo hướng phát huy tính năng động của học sinh, sinh viên thông qua phương phát học tập thảo luận nhóm, thuyết trình,… Kết quả học tập đạt loại khá, giỏi của học sinh, sinh viên ngày càng được nâng cao. Với hơn 40 phòng học lý thuyết, xưởng thực hành rộng rãi, thoáng mát, hệ thống âm thanh, máy chiếu đa năng, phòng thí nghiệm chuyên dụng, máy tính nối mạng internet, wireless, thư viện hàng ngàn đầu sách giúp HSSV tra cứu thông tin, khu tự học đáp ứng nhu cầu thảo luận, phát triển, tự sáng tạo… Hệ thống ký túc xá đáp ứng trên 500 chỗ nội trú hàng năm.Chính sách ưu tiên     Thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng do Bộ GD&ĐT và Bộ LĐTB&XH ban hành; thí sinh thuộc diện ưu tiên được cộng điểm ưu tiên theo mức điểm được hưởng vào tổng điểm chung để xét tuyển. Ngoài ra, các sinh viên trúng tuyển vào trường ĐHSPKT Vĩnh Long được hưởng thêm các ưu tiên sau:1. Học phí theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP và miễn học phí 100% cho sinh viên trúng tuyển bậc đại học sư phạm kỹ thuật;2. Xét cấp học bổng từng học kỳ đối với sinh viên loại khá, giỏi trở lên;3. Được hưởng trợ cấp xã hội và ưu đãi giáo dục theo quy định của Nhà nước;4. Được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự và hỗ trợ thủ tục vay vốn học tập;5. Được tư vấn giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động sau khi ra trường.Chương trình đào tạo1. Chương trình đào tạo hiệu quả, đáp ứng thị trường lao động trong và ngoài nước;2. Trường Đại học duy nhất trên toàn quốc sinh viên ra trường có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 3/5;3. Được đào tạo tiếng Nhật và giới thiệu việc làm tại Nhật Bản sau khi tốt nghiệp ra trường.

ĐẠI HỌC TIỀN GIANG

Trường Đại học Tiền Giang được thành lập theo quyết định số 132/2005/QĐ-TTg ngày 06/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở hợp nhất Trường Cao đẳng Sư phạm Tiền Giang (thành lập 9/1997 trên cơ sở hợp nhất Trường Cao đẳng Sư phạm  và Trường Trung học sư phạm mà tiền thân là 4 trường Sư phạm của tỉnh được thành lập từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng) và Trường Cao đẳng Cộng đồng Tiền Giang (thành lập 8/2000, trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Đào tạo và Bồi duỡng tại chức liên tỉnh Tiền Giang - Long An - Bến Tre mà tiền thân là Viện Đại học Cộng đồng Tiền Giang ra đời 1971 và Trường Công nhân Kỹ thuật Tiền Giang). https://www.youtube.com/watch?v=A6MgpYveSVQ 1. Sứ mạng“Trường Đại học Tiền Giang đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, nghiên cứu và chuyển giao sản phẩm khoa học công nghệ góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Nam bộ và cả nước”.2. Tầm nhìn- Đến năm 2025, Trường là cơ sở đào tạo tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động về tổ chức, bộ máy, nhân sự, tài chính, học thuật theo lộ trình phân quyền quản lý giáo dục đại học của Bộ GD&ĐT và UBND tỉnh Tiền Giang.- Đến năm 2030, Trường Đại học Tiền Giang sẽ trở thành một trong những trường đại học theo hướng nghề nghiệp ứng dụng có uy tín trong vùng Nam bộ. Là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, chuyển giao sản phẩm khoa học công nghệ và cung ứng dịch vụ có uy tín, chất lượng; đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp có trình độ và kỹ năng đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội.3. Giá trị cốt lõi“Thiết thực - Hiệu quả - Hài hòa”.4. Triết lý giáo dục“Học để tự chủ, giải quyết vấn đề thực tiễn, phát huy tiềm năng và sống hài hòa”.5. Mục tiêu giáo dụcMục tiêu về hoạt động đào tạoNâng cao chất lượng đào tạo theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.Mục tiêu về công tác đảm bảo chất lượng giáo dụcĐảm bảo chất lượng là tiêu chí quan trọng nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, nâng cao vị thế, uy tín đào tạo của nhà trường đối với người học và xã hội, góp phần thực hiện trách nhiệm giải trình của nhà trường đối với các bên liên quan theo quy định Pháp luật.

ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

Được thành lập vào ngày 9/3/2006 theo Quyết định số 54/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Tây Đô trở thành trường đại học tư thục đầu tiên của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cơ sở hiện đại và chương trình đào tạo tiên tiến, kết hợp với sự hướng dẫn của đội ngũ chuyên gia, có thể biến tài năng và sự nhiệt tình của sinh viên thành các kỹ năng cụ thể và kiến thức cần thiết để thành công trong sự nghiệp, đáp ứng cuộc sống thách thức trong tương lai. Với chương trình đào tạo gắn liền thực tế, học tại Đại học Tây Đô, sinh viên không chỉ được hướng dẫn bởi đội ngũ giảng viên là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đầu ngành với nhiều kinh nghiệm thực tiễn, kiến thức chuyên môn sâu rộng mà còn được tiếp cận, học tập với các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp trong từng môn học cụ thể. Đồng thời, trường cung cấp cho sinh viên nhiều cơ hội thực tập và làm việc tại hơn 100 đối tác chiến lược của trường. Bên cạnh đó, chương trình hỗ trợ sinh viên đến từ Quỹ khuyến học, Trung tâm hỗ trợ sinh viên và Hợp tác doanh nghiệp, Trung tâm chuẩn đầu ra, Đoàn – Hội Sinh viên với các CLB/Đội/Nhóm, các khóa kỹ năng mềm và kỹ năng nghề nghiệp, giúp sinh viên hòa nhập nhanh chóng vào cuộc sống đại học và phát triển năng lực bản thân mạnh mẽ, đạt nhiều thuận lợi về công việc khi tốt nghiệp. Sau 11 năm xây dựng và phát triển, trường đã đào tạo trên 28.000 học viên, sinh viên và cung cấp cho xã hội trên 17.000 lao động. Trên 80% sinh viên có việc làm sau 3 tháng tốt nghiệp là con số đặc biệt ấn tượng minh chứng cho sự tín nhiệm của xã hội, của phụ huynh, sinh viên đối với nhà trường. https://www.youtube.com/watch?v=v7h_OmEBCcw 1. Sứ mạng Sứ mạng của Trường Đại học Tây Đô là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, có khả năng ứng dụng khoa học đa lĩnh vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thông qua việc truyền tải tri thức bằng các phương thức linh hoạt nhất cho người học. 2. Tầm nhìn Trường Đại học Tây Đô phấn đấu đến năm 2025 trở thành trường đại học tư thục đa ngành hàng đầu ở Khu vực ĐBSCL với định hướng nghiên cứu ứng dụng phục vụ cộng đồng. Phấn đấu đến năm 2035, một số ngành đào tạo hệ đại học chính quy của Trường sẽ phát triển ngang tầm Khu vực Đông Nam Á. 3. Mục tiêu phát triển đến năm 2035 Mục tiêu chiến lược đến năm 2035 là xây dựng và phát triển Trường Đại học Tây Đô thành một cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học định hướng nghiên cứu ứng dụng có uy tín, chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững về các lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, sức khoẻ vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. 4. Các giá trị: Trí tuệ - Sáng tạo - Năng động - Đổi mới Trường Đại học Tây Đô không ngừng xây dựng văn hóa chất lượng để hội nhập và phát triển. Nhà trường coi trọng và hết sức nỗ lực để thực hiện được 04 giá trị cốt lõi: “Trí tuệ - Sáng tạo - Năng động - Đổi mới”. Trí tuệ: Là thành tố cần thiết như tầm nhìn chiến lược trong quản lý, để dạy và học thông minh. Sáng tạo: Là nhân tố cần thiết để phát triển trong xã hội tri thức. Năng động: Là phẩm chất cần thiết trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học ở nhà trường và ứng dụng, hội nhập trong xã hội để khởi nghiệp và mưu sinh. Đổi mới: Đổi mới giáo dục trong nhà trường là một tất yếu khách quan và cũng là sự đòi hỏi thật sự cấp thiết của xã hội trong giai đoạn hiện nay. 5. Triết lý giáo dục - Học suốt đời để làm việc suốt đời - Thực học - Thực nghiệp Học suốt đời để làm việc suốt đời: Sinh viên tốt nghiệp Đại học Tây Đô sẽ là những người tích cực học hỏi và học hỏi suốt đời, nhằm nâng cao kiến thức và kĩ năng chuyên môn để phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp và hoàn thiện bản thân để làm việc suốt đời, cụ thể: + Thích nghi với việc học tập không ngừng để tìm cách hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau; + Chủ động xây dựng mục tiêu học tập, mục tiêu cuộc đời; + Áp dụng kiến thức và kĩ năng một cách linh hoạt, phù hợp và ý nghĩa; + Thể hiện một sự cam kết duy trì và liên tục học tập các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp và các vấn đề cá nhân; + Lắng nghe, thấu hiểu, hội nhập với bản sắc riêng và nỗ lực liên tục để thành công bền vững trong sự nghiệp. Thực học - Thực nghiệp: Mục tiêu đào tạo của Trường Đại học Tây Đô là hình thành, phát triển năng lực thực tiễn cho người học; thể hiện việc Nhà trường được trao quyền xây dựng, tổ chức kế hoạch dạy học, nhờ đó mà Trường Đại học Tây Đô chủ động tăng cường việc dạy thực hành, vận dụng, gắn kết với thực tiễn đời sống của các môn học và hoạt động giáo dục của Nhà trường ở tất cả các CTĐT.

ĐẠI HỌC BẠC LIÊU

Trường Đại học Bạc Liêu được thành lập theo Quyết định số 1558/QĐ-TT ngày 24/11/2006[4] của Thủ tướng Chính phủ, nhằm mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của tỉnh Bạc Liêu mà còn cho cả khu vực Bán đảo Cà Mau với các nhiệm vụ chính là:Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng. Liên kết đào tạo đại học, sau đại học. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.Trường có 2 cơ sở tọa lạc trên địa bàn Phường 8 và Phường 1 thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu với tổng diện tích vỏn vẹn 5 héc-ta.Cơ sở 1: Số 178 Đường Võ Thị Sáu, Phường 8, Thành phố Bạc Liêu Cơ sở 2: Số 112 Đường Lê Duẩn, Phường 1, Thành phố Bạc LiêuCơ sở vật chất của trường không ngừng được đầu tư nâng cấp, trang thiết bị mới và đồng bộ với các giảng đường, phòng học khang trang, trang bị các phương tiện nghe nhìn hiện đại, giáo trình, tài liệu tham khảo, Thư viện điện tử, các phòng máy tính, phòng thực hành, thí nghiệm đáp ứng được yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học.Trường hiện có 18 đơn vị trực thuộc Ban giám hiệu. Trong đó gồm 8 phòng: Phòng Tổ chức - cán bộ, Phòng Hành chính - Quản trị, Phòng Kế hoạch – Tài chính, Phòng Đào tạo, Phòng Công tác Chính trị và Quản lý sinh viên, Phòng Quản lý Khoa học, Phòng Hợp tác quốc tế; Phòng Thanh tra - Pháp chế.Ngoài tuyển sinh hệ Đại học chính quy, trường có tuyển sinh hệ Đại học chính quy văn bằng 2. https://www.youtube.com/watch?v=GFv0p2Rg4S4

ĐẠI HỌC TRÀ VINH

Trường Đại học Trà Vinh được hình thành và phát triển từ Trường Cao đẳng Cộng đồng Trà Vinh. Sau 5 năm triển khai thành công Dự án Cao đẳng Cộng đồng Việt Nam – Canada do chính phủ Canada và Chính phủ Việt Nam đồng tài trợ, cùng với nhu cầu cấp thiết về phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà cũng như nhu cầu về nguồn nhân lực thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, Trường Đại học Trà Vinh được chính thức thành lập theo Quyết định 141/QĐ/2006-TTg ngày 19/6/2006 của Thủ tướng chính phủ và trở thành một trong những trường đại học CÔNG LẬP trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.Trường vừa là thành viên hiệp hội quốc tế đại học, cao đẳng Canada vừa là thành viên của tổ chức CDIO, top 200 trên thế giới là Đại học phát triển bền vững, cũng như đã tiếp cận kiểm định theo tiêu chuẩn mới của Bộ GD & ĐT, kiểm định FIBAA, AUN, ABET,… https://www.youtube.com/watch?v=ladvQw6OcoU&t=8s Trường đã và đang hoạt động theo mô hình đa cấp, đa ngành, đa phương thức đào tạo từ bậc cao đẳng, đại học, sau đại học, với nhiệm vụ đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cao, nghiên cứu khoa học và ứng dụng; cung cấp các dịch vụ góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Trà Vinh và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng cũng như cả nước nói chung.Ngày 13/04/2017 – Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Trà Vinh, với mục tiêu của đề án là phát triển Trường Đại học Trà Vinh thành trường đại học định hướng ứng dụng theo các chuẩn mực khu vực và quốc tế; hoạt động tự chủ gắn với trách nhiệm bảo đảm các đối tượng chính sách, đối tượng thuộc hộ nghèo có cơ hội học tập, nghiên cứu tại Trường.1. Tầm nhìnLà trường đại học định hướng ứng dụng điển hình xuất sắc và đặc thù.2. Sứ mệnhTrường Đại học Trà Vinh đào tạo đa ngành, đa cấp, liên thông, đáp ứng đa dạng nhu cầu của người học; nghiên cứu khoa học; phát triển ứng dụng, chuyển giao công nghệ, phục vụ xã hội; góp phần quan trọng làm tăng cơ hội việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và cả nước.3. Giá trị cốt lõiTận tâm – Minh bạch – Sáng tạo – Thân thiện4. Triết  lý giáo dục“Trên cơ sở năng lực được đào tạo phù hợp thực tế, có đạo đức, có trách nhiệm, người học sẽ phát triển cá nhân và xã hội tốt hơn”Trường Đại học Trà Vinh tin rằng giáo dục và đào tạo là nền tảng của xã hội, kết quả của giáo dục và đào tạo không chỉ làm phát triển cá nhân, hướng tới cuộc sống tốt hơn mà còn thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội. Chương trình đào tạo của Trường được thiết kế và phát triển theo hướng đào tạo năng lực cho người học với khối lượng kiến thức, kỹ năng và thái độ được tham vấn từ các bên liên quan (gồm doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, người lành nghề, các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên, …) nhằm đảm bảo người học được trang bị năng lực phù hợp thực tế để tham gia vào lực lượng lao động của xã hội. Nhà trường tin rằng việc xây dựng hệ thống giảng dạy và học tập trên cơ sở Người học là trung tâm (Student – Centered) sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học hoạch định kế hoạch học tập phù hợp để phát huy tiềm năng, thế mạnh của mình cũng như thúc đẩy quá trình tự rèn luyện và tinh thần trách nhiệm với việc học tập của bản thân, qua đó hình thành nhận thức và khả năng học tập suốt đời. Trường Đại học Trà Vinh xác định việc đào tạo kỹ năng cho người học theo định hướng như sau: Năng lực của người học sẽ dần được hình thành thông qua việc học tập và rèn luyện kỹ năng chuyên môn với hệ thống thực hành, thí nghiệm tại phòng thí nghiệm, các trạm, trại thực hành; cùng quá trình thực tập thực tế tại các doanh nghiệp, cơ quan đơn vị theo mô hình kết hợp đào tạo (CO-OP). Bên cạnh đó, để thúc đẩy nâng cao năng lực học tập của người học một cách tích cực, Trường tạo mọi điều kiện thuận lợi từ sự hỗ trợ của giảng viên đến sự hỗ trợ kinh phí để người học chủ động thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học theo chuyên ngành được đào tạo; tiếp cận các vấn đề thực tế của xã hội, sự phát triển của khoa học, công nghệ, các thách thức của thời đại, … và tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng. Bên cạnh phát triển kỹ năng chuyên môn, việc rèn luyện kỹ năng hỗ trợ, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm với xã hội có vai trò rất quan trọng. Trường Đại học Trà Vinh tin rằng: đây chính là công cụ thiết yếu giúp người học tương tác với xã hội, triển khai áp dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn vào hoạt động nghề nghiệp. Do đó, nhóm các kỹ năng hỗ trợ, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm với xã hội được thiết kế tích hợp vào chương trình đào tạo của Nhà trường.5. Chương trình đào tạoĐại học Trà Vinh là trường đại học CÔNG LẬP, thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép TUYỂN SINH TRÊN TOÀN QUỐC với 39 ngành bậc sau đại học, 55 ngành bậc đại học và 01 ngành bậc cao đẳng, tập trung ở các nhóm ngành như: Nông nghiệp – Thủy sản, Kỹ thuật & Công nghệ, Y – Dược, Ngoại ngữ, Ngôn ngữ – Văn hóa – Nghệ thuật Khmer Nam Bộ, Kinh tế – Luật, Hóa học Ứng dụng, Sư phạm, Quản lí Nhà nước Quản trị Văn phòng, Lý luận Chính trị, Khoa học Cơ bản, Răng Hàm Mặt, Dự bị Đại học.6. Tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất và nguồn nhân lựcNhà trường hiện có 13 khoa: Nông nghiệp – Thủy sản, Kỹ thuật và Công nghệ, Y – Dược, Kinh tế – Luật, Ngoại ngữ, Hóa học ứng dụng, Khoa học cơ bản, Sư phạm, Ngôn ngữ – Văn hóa – Nghệ thuật Khmer Nam Bộ, Quản lí Nhà nước Quản trị văn phòng, Lý luận chính trị, Dự bị đại học, Răng – Hàm – Mặt. Trường có 12 phòng, 03 ban chức năng, 03 hội đồng, 11 trung tâm và một số đơn vị trực thuộc khác như: Viện Phát triển nguồn lực, Trường Thực hành Sư phạm, Tạp chí Khoa học, Thư viện, Ký túc xá (4300 chỗ). Trường có 03 khu, cơ sở chính của Trường là khu I tọa lạc tại địa chỉ số 126, Nguyễn Thiện Thành, phường 5, thành phố Trà Vinh. Ngoài ra, Trường còn có 02 chi nhánh đặt tại huyện Duyên Hải và Cầu Ngang.Với tổng diện tích gần 53 ha, Đại học Trà Vinh gồm các công trình: khối các phòng, khoa, viện, trung tâm, Trường Thực hành Sư phạm, Ký túc xá, Thư viện, Giảng đường, Khu thực hành – thí nghiệm, nhà học…, đã được lãnh đạo trung ương cùng với lãnh đạo địa phương chủ trương phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng, một số đã hoàn thành và chính thức đưa vào sử dụng cùng với việc mua sắm trang thiết bị đồng bộ và một số công trình đang được xúc tiến. Nhìn chung, cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản đã đáp ứng tốt được yêu cầu cho công tác đào tạo của nhà trường.Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tham gia công tác đào tạo từ năm 2006 là 369 người. Đến nay, đội ngũ đã tăng lên hơn 1000 người. Với tinh thần đoàn kết, nhiệt huyết và năng động, tập thể cán bộ giảng viên vừa tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học vừa tăng cường học tập nâng cao trình độ tại các cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế và hiện tại Trường đã đáp ứng yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo về năng lực đào tạo của nhà trường.7. Nghiên cứu khoa họcCông tác nghiên cứu khoa học được nhà trường đặc biệt chú trọng. Trong 5 năm trở lại đây, công tác nghiên cứu khoa học chuyển biến tích cực, Trường đã triển khai thực hiện gần 100 đề tài ở các cấp thuộc các lĩnh vực nghiên cứu. Trong đó, có một số đề tài ứng dụng được chuyển giao khoa học công nghệ vào thực tiễn, tiêu biểu như: Mô hình sản xuất lúa chuẩn VietGap, mô hình Nuôi cấy phôi dừa sáp, mô hình sản xuất rau an toàn, mô hình sinh viên trồng dưa tự quản, mô hình trồng nấm bào ngư, mô hình nuôi cua biển tại Duyên Hải…, đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế nhất định trong sản xuất trên địa bàn Tỉnh. Có hàng trăm bài báo khoa học của cán bộ giảng viên đăng trên các tạp chí trong nước và quốc tế. Từ năm 2011, Trường được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép xuất bản Tạp chí khoa học với chỉ số ISSN:1859-4816. Đến nay, Tạp chí khoa học của Trường đã được Hội đồng Chức danh giáo sư ngành công nhận là một trong những tạp chí khoa học được tính điểm công trình cho ngành Văn hóa học và Văn học.8. Hợp tác quốc tếTrên cơ sở kế thừa thành quả từ Dự án Cao đẳng Cộng đồng Việt Nam – Canada, cùng với định hướng phát triển đào tạo theo xu thế hội nhập quốc tế, xác định hợp tác quốc tế là một trong những nhiệm vụ chiến lược phát triển của nhà trường, nhà trường chủ động, tích cực trong việc thiết lập các mối quan hệ và đã chính thức ký kết, giao lưu hợp tác với gần 100 đối tác nước ngoài thuộc 18 quốc gia trên thế giới, hợp tác ở các lĩnh vực cụ thể như: Liên kết đào tạo; nghiên cứu khoa học, tổ chức diễn đàn, hội thảo khoa học; tiếp nhận và đưa giảng viên, sinh viên học tập, nghiên cứu; tiếp nhận tình nguyện viên; tiếp nhận các dự án tài trợ từ một số tổ chức giáo dục quốc tế. 

ĐẠI HỌC AN GIANG

Gắn liền với sứ mệnh là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; Trường Đại học An Giang đã trải qua hơn hai thập niên ghi dấu những bước tiến vượt bậc trên chặng đường phát triển. Từ một cơ sở giáo dục đại học công lập được thành lập trên cơ sở Trường CĐSP An Giang, theo Quyết định số 241/1999/QĐ-TTg ngày 30/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ, đến ngày 13/8/2019, Trường chính thức trở thành trường đại học thành viên của ĐHQG-HCM. Trường đã được Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, ĐHQG-HCM cấp Giấy chứng nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục cấp cơ sở GDĐH giai đoạn 2018 – 2023, và là thành viên liên kết của Tổ chức mạng lưới đảm bảo chất lượng (AUN-QA) thuộc Tổ chức mạng lưới các trường ĐH Đông Nam Á (AUN) từ tháng 3/2019.Để có được thành quả trên, nhà trường đã không ngừng đầu tư về mọi mặt trong đó ưu tiên cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng khang trang và bố trí không gian xanh mát với tổng diện tích đất sử dụng hiện tại là 419.679,5 m2, gồm 30 đơn vị trực thuộc (08 Khoa, 02 Bộ môn trực thuộc Trường, 10 Phòng chức năng, 01 Thư viện, 08 Trung tâm và Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm) phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phục vụ cộng đồng. https://www.youtube.com/watch?v=T4Gp3qusotk Với quan điểm không ngừng nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ, nguồn nhân lực của Trường có trình độ năng lực chuyên môn cao và tâm huyết với nghề, với số lượng hiện tại là 819 viên chức và người lao động. Số lượng giảng viên có trình độ sau đại học là 405/424 người (chiếm tỷ lệ 95,5%); trong đó, trình độ tiến sĩ là 78 người.Trường là trung tâm đào tạo trình độ đại học và sau đại học đa ngành, đa lĩnh vực, với 63 ngành được cấp phép đào tạo hình thức giáo dục chính quy; trong đó có 05 ngành đào tạo trình độ Thạc sĩ (ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường được phát triển từ Dự án CONSEA do Tổ chức Erasmus+, Châu Âu tài trợ), 39 ngành trình độ Đại học (03 ngành có đào tạo chương trình chất lượng cao: Khoa học cây trồng, Công nghệ thực phẩm và Công nghệ sinh học) và 20 ngành trình độ Cao đẳng. Bên cạnh đó, Trường còn đào tạo 23 ngành hình thức giáo dục thường xuyên với 21 ngành trình độ Đại học và 2 ngành trình độ Cao đẳng.Bên cạnh công tác đào tạo, công tác nghiên cứu khoa học cũng được nhà trường đặc biệt chú trọng. Trường đã thực hiện 624 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp và công bố 1.718 bài báo trên các tạp chí uy tín trong và ngoài nước. Năm 2017, tạp chí khoa học của Trường đã được Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước đưa vào danh mục tính điểm các công trình khoa học. Từ tháng 6/2019, Tạp chí Khoa học Trường ĐHAG được đổi tên thành Tạp chí Khoa học Quốc tế AGU (AGU International Journal of Sciences), với 10 kỳ xuất bản/năm (04 kỳ xuất bản bằng tiếng Anh theo chuẩn học thuật quốc tế) ở 04 nhóm lĩnh vực chuyên ngành.Từ khi được thành lập cho đến nay, Trường không ngừng phát triển và tiếp cận xu thế giáo dục đại học tiên tiến của khu vực và thế giới. Trường có mối quan hệ gắn bó với nhiều viện trường quốc tế, với 77 Bản ghi nhớ (MOU) đã được ký kết. Trong đó có các tổ chức, cơ sở giáo dục đại học lớn trên thế giới, điển hình như: ĐH Florida, ĐH West Virginia (Hoa Kỳ); ĐH Khoa học Ứng dụng HZ (Hà Lan); ĐH Quốc gia Úc (Úc); ĐH Mahidol, ĐH Assumption (Thái Lan); ĐH Okayama, ĐH Saga (Nhật Bản), ĐH Andalas (Indonesia), ĐH Chungnam, ĐH Yuhan (Hàn Quốc),... Hằng năm, Trường còn thường xuyên tiếp đón và làm việc với nhiều đoàn khách quốc tế và nhiều học giả đến từ nhiều quốc gia phát triển và cơ sở giáo dục hàng đầu khu vực cũng như thế giới.Với triết lý giáo dục: Kiến tạo – Khai phóng và hệ giá trị cốt lõi: Chính trực – Tận tâm – Sáng tạo, Trường Đại học An Giang sẽ là lựa chọn phù hợp và xứng đáng để các đối tác và người học gửi gắm niềm tin, sự kỳ vọng về tương lai.

ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), có diện tích khoảng 4 triệu hécta đất tự nhiên với trên 17 triệu dân, là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước, được ví như vựa lúa của Việt Nam. Ngoài nguồn lương thực, ĐBSCL còn có nguồn lợi về cây ăn quả, thủy hải sản xuất khẩu với trữ lượng lớn và đa dạng về chủng loại. Đây là vùng đất mới trù phú, cảnh quan xinh đẹp, cây trái tốt tươi quanh năm. https://www.youtube.com/watch?v=pV7VWJhFEzA Trong những năm qua, nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước đã tác động tích cực, làm đổi thay lớn về sản xuất và phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL mang lại sự thịnh vượng chung cho toàn vùng. Bước vào thiên niên kỷ mới, với yêu cầu Công nghiêp hóa - Hiện đại hóa đất nước, nhiều vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn khoa học, việc qui hoạch chiến lược phát triển của vùng đặt ra những câu hỏi bức bách cho các nhà khoa học và chính quyền các cấp tham gia nghiên cứu, lý giải nhằm đầu tư, khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực và tài nguyên phong phú, đa dạng của vùng.Đại học Cần Thơ (ĐHCT), cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm của Nhà nước ở ĐBSCL, là trung tâm văn hóa - khoa học kỹ thuật của vùng. Trường đã không ngừng hoàn thiện và phát triển, từ một số ít ngành đào tạo ban đầu, Trường đã củng cố, phát triển thành một trường đa ngành đa lĩnh vực. Hiện nay Trường đào tạo 91 chuyên ngành đại học (trong đó có 2 chương trình đào tạo tiên tiến, 8 chương trình đào tạo chất lượng cao), 51 chuyên ngành cao học (trong đó 1 ngành liên kết với nước ngoài, 3 ngành đào tạo bằng tiếng Anh), 19 chuyên ngành nghiên cứu sinh.Nhiệm vụ chính của Trường là đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH), chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. Song song với công tác đào tạo, ĐHCT đã tham gia tích cực các chương trình NCKH, ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm giải quyết các vấn đề về khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hoá và xã hội của vùng. Từ những kết quả của các công trình NCKH và hợp tác quốc tế, Trường đã tạo ra nhiều sản phẩm, qui trình công nghệ phục vụ sản xuất, đời sống và xuất khẩu, tạo được uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.ĐHCT tranh thủ được sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương ĐBSCL trong các lĩnh vực đào tạo, hợp tác khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. Trường đã mở rộng quan hệ hợp tác khoa học kỹ thuật với nhiều tổ chức quốc tế, trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới. Thông qua các chương trình hợp tác, năng lực quản lý và chuyên môn của đội ngũ cán bộ được nâng cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm, tài liệu thông tin khoa học được bổ sung.1. Tầm nhìn (Vision)Trường Đại học Cần Thơ trở thành một trong những trường hàng đầu về chất lượng của Việt Nam và nằm trong nhóm các trường mạnh về đào tạo, nghiên cứu khoa học được ghi nhận trong khu vực và thế giới.Can Tho University targets to be one of the leading higher education institutions in terms of quality in Vietnam and one of the top universities in training and research recognized in the region and the world.2. Sứ mệnh (Mission)Trường Đại học Cần Thơ là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ hàng đầu của quốc gia, có đóng góp hữu hiệu vào sự nghiệp đào tạo nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài và phát triển khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của quốc gia. Trường Đại học Cần Thơ là nhân tố động lực có ảnh hưởng quyết định cho sự phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Can Tho University operates its resources to be the leading national institution for education, research and technology transfer, making significant contributions to the development of high quality human resources, fostering the talents and the advancement of science and technology to cater for the regional and national socio-economic development. Can Tho University is the crucial driving force for the development of the Mekong Delta region.3. Giá trị cốt lõi (Core Values)Đồng thuận - Tận tâm - Chuẩn mực - Sáng tạo.

ĐẠI HỌC NHA TRANG

Tiền thân của Trường Đại học Nha Trang là Khoa Thủy sản, thuộc Học viện Nông Lâm Hà Nội, được thành lập vào ngày 01/8/1959, sau đó được tách ra và lấy tên là Trường Thủy sản vào ngày 16/8/1966. Năm 1976, Trường chuyển từ TP. Hải Phòng và TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và lần lượt đổi tên thành Trường ĐH Hải sản (năm 1977) và Trường Đại học Thủy sản (năm 1980). Theo Quyết định số 172/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, kể từ ngày 25/7/2006, Trường chính thức mang tên “Trường Đại học Nha Trang”. https://www.youtube.com/watch?v=JkEoDwo0tk0 Tọa lạc trên ngọn đồi Lasan phía Đông Bắc thành phố biển Nha Trang, với 2 mặt giáp biển, Trường Đại học Nha Trang là một trong những trường đại học có cảnh quan đẹp nhất Việt Nam. Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, đến nay, Trường Đại học Nha Trang đã trở thành một cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, đa cấp học có uy tín, với nền tảng, thế mạnh là lĩnh vực khoa học - công nghệ biển và thủy sản. Với vị thế là đơn vị đào tạo hàng đầu về khoa học nghề cá và nuôi trồng thủy sản ở cấp quốc gia, Trường Đại học Nha Trang tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế biển Việt Nam, góp phần cung cấp nguồn nhân lực cần thiết đáp ứng quá trình hội nhập tất yếu của quốc gia.Với 20 khoa, viện, trung tâm nghiên cứu, trung tâm chuyển giao công nghệ, Trường ĐH Nha Trang hiện có khoảng 15.000 sinh viên theo học, đến từ mọi miền đất nước và nhiều quốc gia trên thế giới. Trường ĐH Nha Trang đã hai lần được công nhận đạt chuẩn kiểm định quốc gia. Lần thứ nhất, năm 2009, Trường ĐH Nha Trang là một trong 20 trường đại học đầu tiên của cả nước được Hội đồng Quốc gia kiểm định chất lượng giáo dục công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Lần thứ 2, Trường được Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (ĐH Quốc gia TP.HCM) công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục vào ngày 31/1/2018. Trường liên tục duy trì vị trí Top 30 đại học xuất sắc tại Việt Nam ở bảng xếp hạng Webometrics từ năm 2021, và xếp hạng thứ 190/3.828 tại Đông Nam Á. Theo kế hoạch đến năm 2025 toàn bộ các CTĐT Nhà trường đều hoàn thành công tác tự đánh giá và khoảng 50% các CTĐT đã được kiểm định trong nước và quốc tế.Hiện nay, Trường ĐH Nha Trang đang đào tạo 50 ngành/chuyên ngành trình độ đại học, 19 ngành trình độ thạc sĩ và 11 ngành trình độ tiến sĩ. Ngoài ra, Trường còn tham gia thực hiện nhiều chương trình đào tạo nghề, các khóa đào tạo ngắn hạn, các chương trình hè… đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nguồn lực nhân sự cũng là một thế mạnh của Trường với trên 650 cán bộ giảng viên, trong đó có gần 30 Phó Giáo sư; gần 170 Tiến sĩ; hơn 350 Thạc sĩ, trong đó hơn 40% cán bộ, giảng viên được đào tạo tại các nước phát triển.Trường ĐH Nha Trang cũng đặc biệt chú trọng đến việc mở rộng quan hệ hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, coi đây là một trong những trọng tâm phát triển của Nhà trường. Trường đã xây dựng nhiều mối quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, đặc biệt trong lĩnh vực thuỷ sản, Trường có mối liên hệ với hầu hết các trường, viện có ưu thế về đào tạo, nghiên cứu thuỷ sản trên thế giới. Từ những thành tựu gặt hái trong nhiều năm qua, Trường Đại học Nha Trang  tiếp tục bước từng bước vững chắc trên con đường thực hiện sứ mệnh của mình là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển giao công nghệ và cung cấp dịch vụ chuyên môn đa lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ngày càng cao của đất nước và hội nhập quốc tế.Với những đóng góp quan trọng trong đào tạo và nghiên cứu, Trường Đại học Nha Trang đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Chính phủ như Huân chương Lao động, Huân chương Độc lập, cũng như phần thưởng cao quý nhất - Huân chương Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

Trường Đại học Tây Nguyên được thành lập theo Quyết định số 298/CP ngày 11/11/1977 của Hội đồng Chính phủ với nhiệm vụ đào tạo cán bộ có trình độ đại học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội toàn vùng Tây Nguyên.Trường Đại học Tây Nguyên được thành lập là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Đây là điều kiện thuận lợi để con em các dân tộc thiểu số được đào tạo trình độ đại học và sau đại học ngay trên quê hương mình. https://www.youtube.com/watch?v=JVIzbjqkd0U Là một trường đại học đứng chân trên địa bàn, Trường Đại học Tây Nguyên đã đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh Tây Nguyên. Nhà trường đã đào tạo cho các địa phương Tây Nguyên và cho đất nước hơn 25.000 bác sĩ, cử nhân, kỹ sư các ngành: Y khoa, Sư phạm, Công nghệ thông tin, Nông - Lâm nghiệp, Kinh tế, Giáo dục chính trị... Nhiều người trong số họ đã giữ các cương vị chủ chốt trong các hoạt động lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các cơ sở sản xuất và cơ quan, đơn vị khoa học kỹ thuật của các tỉnh Tây Nguyên và nhiều vùng trong cả nước.Được sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự động viên của các cấp ủy Đảng, chính quyền của các địa phương khu vực Tây Nguyên, Trường Đại học Tây Nguyên từ một cơ sở đào tạo nhỏ bé nay đã trở thành một trường đại học đa ngành, đa cấp và đa lĩnh vực với đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật khá mạnh, cơ sở vật chất đã từng bước được đầu tư hiện đại. Quy mô đào tạo của Nhà trường ngày càng tăng và ngày càng đa dạng về ngành nghề đào tạo, có khả năng đáp ứng ngày càng nhiều nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật cao cho các ngành, các cấp ở các địa phương khu vực Tây Nguyên. Với những điều kiện đó, trong tương lai không xa, Tây Nguyên sẽ trở thành một vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, một vùng có vị trí chiến lược quan trọng trong tam giác phát triển của khu vực Đông Dương.1. Tầm nhìnĐến năm 2030, Trường Đại học Tây Nguyên là trường đại học đào tạo đa lĩnh vực, có uy tín, chất lượng; là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mang tầm quốc gia trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, nông - lâm nghiệp, môi trường, kinh tế, tự nhiên và xã hội; đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp có trình độ và kỹ năng đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội.2. Sứ mạngĐào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc.3. Giá trị cốt lõiSáng tạo trong học tập và nghiên cứu khoa học;Chất lượng giáo dục là mục tiêu hàng đầu;Hội nhập và hợp tác quốc tế là giá trị cho sự phát triển.

ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP – HÀ NỘI

Trường Đại học Lâm nghiệp (tên tiếng Anh và tên viết tắt là Vietnam National University of Forestry /VNUF); được thành lập theo quyết định 127/CP ngày 19 tháng 8 năm 1964 của Hội đồng Chính phủ. Trường Đại học Lâm nghiệp có trụ sở chính tại thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, TP. Hà Nội. Phân hiệu của Trường đặt tại thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.https://www.youtube.com/watch?v=9Ynjj33IhPw 1. Sứ mạng:– Là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ hàng đầu ở Việt Nam về lĩnh vực lâm nghiệp, chế biến lâm sản và phát triển nông thôn, quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; mỹ thuật và kiến trúc cảnh quan, kỹ thuật – công nghệ.– Cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao, có ảnh hưởng mang tính quyết định đến nguồn nhân lực lâm nghiệp của cả nước, đóng góp vào sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước.2. Tầm nhìn:– Trở thành trường đại học đầu ngành của cả nước về lĩnh vực lâm nghiệp, chế biến lâm sản và phát triển nông thôn, về quản lý tài nguyên rừng và môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai ngang tầm các trường đại học tiên tiến trong khu vực châu Á về các mặt: môi trường làm việc, học tập và nghiên cứu; chất lượng đào tạo, trong đó chú trọng đào tạo đại học hệ chính quy, sau đại học và liên kết đào tạo quốc tế, kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.– Phát triển một số ngành theo định hướng nghiên cứu, một số ngành theo định hướng ứng dụng hoặc thực hành.– Các yếu tố tạo thương hiệu cho Trường là môi trường văn hóa trí thức, chất lượng đào tạo sau đại học và đại học chính qui, xuất bản ấn phẩm khoa học (đặc biệt là ấn phẩm khoa học quốc tế và giáo trình), chuyển giao công nghệ, năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế, thành tích khoa bảng của sinh viên, danh tiếng của cựu sinh viên và của đội ngũ giảng viên, nhà khoa học.– Mở rộng thêm nhiều ngành nghề ngoài lĩnh vực lâm nghiệp để Trường phát huy tốt hơn các tiềm năng, thế mạnh và tận dụng cơ hội, khắc phục các điểm yếu và giảm thiểu thách thức, qua đó góp phần thúc đẩy mạnh mẽ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị hàng đầu của Trường là “đầu ngành của cả nước về lĩnh vực Lâm nghiệp và Phát triển nông thôn, …”.– Động lực phát triển Trường nằm ở ba yếu tố căn bản nhất: (i) tính hấp dẫn của Trường và của hệ thống ngành nghề đào tạo (có tác dụng thu hút đầu vào và cung cấp đầu ra có chất lượng tốt), (ii) năng lực quản lý, điều hành của của đội ngũ cán bộ chủ chốt, (iii) tâm huyết, tài năng và sức vươn của giảng viên, nhà khoa học trong Trường.– Trong Trường Đại học Lâm nghiệp, sinh viên là nhân vật trung tâm; việc xây dựng đội ngũ giảng viên và nhà nghiên cứu giỏi là trọng tâm; việc gắn kết đào tạo với nghiên cứu là tất yếu.3. Mục tiêu:Mục tiêu chung:Tạo ra bước phát triển đáng kể về chất lượng đào tạo, nâng cao vị thế và thứ hạng của Trường, thông qua các hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế; tạo ra môi trường sáng tạo, chuyên nghiệp, đổi mới, văn hóa tri thức và tự do học thuật; góp phần tích cực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.Mục tiêu cụ thể:– Tạo ra môi trường làm việc mà ở đó phát huy được tối đa năng lực và tính năng động của mỗi tổ chức cấu thành, mỗi cá nhân cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, quản lý và phục vụ;– Phát triển nội lực và mối quan hệ chiến lược với các đối tác trong và ngoài nước để xây dựng năng lực thực hiện các nhiệm vụ, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội về đào tạo, nghiên cứu và tác động chính sách;– Xây dựng bộ máy và cơ chế quản lý có khả năng dự báo nhu cầu, xác định điểm mạnh, điểm yếu, các khoảng trống trong hệ thống để có thể phản ứng một cách năng động với những thay đổi của môi trường hoạt động;– Đến năm 2020, thứ hạng của Trường Đại học Lâm nghiệp thuộc tốp 50 – 60 trong tổng số trường đại học ở Việt Nam; đến năm 2030 thuộc tốp 40-50.Mục tiêu giáo dục:Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ ngành lâm nghiệp và phát triển nông thôn, đáp ứng nhu cầu xã hội cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người học khi tốt nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt; có kiến thức cơ bản, chuyên môn vững vàng, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo; có kỹ năng thực hành nghề nghiệp cơ bản; có khả năng tự học, tự nghiên cứu thích ứng với thực tiễn; có kỹ năng tin học, ngoại ngữ đủ đáp ứng yêu cầu công việc và hội nhập quốc tế.4. Giá trị cốt lõi:Trường Đại học Lâm nghiệp không ngừng phấn đấu để tạo ra “Văn hoá Chất lượng Đại học Lâm nghiệp” đặc thù với 5 giá trị cốt lõi:1. Chất lượng và hiệu quả: Trường Đại học Lâm nghiệp luôn đặt chất lượng đào tạo lên hàng đầu trong mọi hoạt động phát triển của Nhà trường (chất lượng); Định hướng phát triển đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên (hiệu quả);2. Đổi mới và sáng tạo: Trường Đại học Lâm nghiệp luôn khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo và tôn trọng sự khác biệt và đa dạng trong quản trị nhà trường, trong giảng dạy và nghiên cứu, trong định hướng phát triển Nhà trường;3. Kế thừa và phát triển: Trường Đại học Lâm nghiệp luôn tôn trọng và kế thừa truyền thống phát triển của Nhà trường; luôn ưu tiên phát triển và nâng cao chất lượng các ngành truyền thống. Truyền thống là bệ phóng cho sự phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai;4. Hợp tác và thân thiện: Trường Đại học Lâm nghiệp luôn mở rộng hợp tác với tất cả các đối tác trong nước và quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao KHCN. Quan hệ hợp tác trên nền tảng bình đẳng, cùng có lợi, lâu dài và bền vững;5. Trung thực và trách nhiệm: Trường Đại học Lâm nghiệp luôn yêu cầu sự trung thực và trách nhiệm trong công việc. Mỗi thành viên của Trường Đại học Lâm nghiệp phải luôn cống hiến, tôn trọng luật pháp và quy định của Nhà trường.

ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN

1. Sứ mạngTrường Đại học Kinh tế Nghệ An là cơ sở giáo dục đại học công lập, đào tạo nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao đa ngành, đa lĩnh vực theo hướng ứng dụng; là trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KHCN đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An và cả nước. https://www.youtube.com/watch?v=xOA0EauH-aw 2. Tầm nhìnĐến năm 2035, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An là cơ sở đào tạo định hướng ứng dụng, nghiên cứu khoa học, chuyển giao KHCN có chất lượng và được xếp hạng các trường đại học có uy tín khu vực ASEAN.3. Mục tiêuĐến năm 2035 xây dựng trường Đại học Kinh tế Nghệ An trở thành cơ sở đào tạo, trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ đa lĩnh vực đảm bảo đủ điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An và cả nước.4. Gía trị cốt lõi"Trách nhiệm - Hợp tác - đổi mới - chất lượng"Văn hóa nhà trường: Trường Đại học Kinh tế Nghệ An là cơ sở giáo dục đại học có đội ngũ cán bộ, giảng viên có tinh thần trách nhiệm, thực hiện hiệu quả sứ mạng của Nhà trường và các nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ người học; chú trọng sự hợp tác giữa các bên liên quan để đổi mới thực hiện nhiệm vụ đạt chất lượng. 5. Triết lý giáo dục            “Thực tế - Đón đầu - Hội nhập”

KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

TIÊU DIỆT KÍ SINH TRÙNG TRÊN HEO

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Thiệt hại của kí sinh trùng gây...

Tiềm năng, lợi thế chăn nuôi bò thịt, bò sữa của Thủ đô

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Là Thủ đô song Hà Nội vẫn...

DINH DƯỠNG CHO NÁI HẬU BỊ THỜI KÌ MANG THAI

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Sự phát triển của heo con ở...

QUẢN LÝ DINH DƯỠNG TRƯỚC VÀ SAU CAI SỮA ĐỂ GIẢM CHI PHÍ CÁM

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Vấn đề của những nước chăn nuôi...

NHU CẦU VITAMIN CỦA GÀ

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Để nuôi gia cầm thành công, người...

NHU CẦU KHOÁNG CỦA GÀ

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Để nuôi gia cầm thành công, người...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SULPHONAMID

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
1. Triệu chứng Gà trúng độc Sulphonamid...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FURAZOLIDON

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
1. Triệu chứng Khi dùng Furazolidon phòng...

BỆNH NGỘ ĐỘC THỨC ĂN DO ĐỘC TỐ AFLATOXIN

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO MUỐI

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Muối là một trong những thành phần...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SELENIUM (Se)

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Selen là một trong những nguyên tố...

BỆNH DO TRÚNG ĐỘC KHÍ NH3

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Khí NH3  được sinh ra từ chất...

BỆNH TRÚNG ĐỘC KHÍ CO

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Lượng khí CO được sinh ra do...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FORMALDEHYDE

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Formaldehyde hay còn gọi là formon. Dung...

BỆNH SƯNG GAN THẬN TRÊN GÀ

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh sưng gan và thận thường xảy...

BỆNH HỘI CHỨNG XUẤT HUYẾT VÀ PHÌ GAN

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh FLHS là biểu hiện một quá...

BỆNH DO SUY DINH DƯỠNG TRÊN GIA CẦM

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu hụt dinh dưỡng gây rối...

BỆNH THIẾU VITAMIN A

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Đặc điểm của bệnh thiếu vitamin A...

BỆNH THIẾU VITAMIN D

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin D trong đàn gà...

BỆNH THIẾU VITAMIN E

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin E thường hay gặp...

BỆNH THIẾU VITAMIN K

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin K ở gà có...

BỆNH THIẾU VITAMIN B1

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin B1 ở gà thể...

BỆNH THIẾU VITAMIN B2

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin B2 có đặc điểm...

BỆNH THIẾU VITAMIN B5

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu axit Pantothenic ở gia cầm...

BỆNH THIẾU AXIT NICOTINIC – VITAMIN B3

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu axit Pantothenic ở gia cầm...

BỆNH THIẾU PYRIDOXIN (VITAMIN B6)

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Đặc điểm của bệnh này là giảm...

BỆNH THIẾU BIOTIN (VITAMIN H)

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Gà mắc bệnh thiếu Biotin có đặc...

BỆNH THIẾU AXIT FOLIC

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Axit folic hay còn gọi là vitamin...

BỆNH THIẾU CHOLINE

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Chất Choline còn được gọi là vitamin...

BỆNH THIẾU VITAMIN B12

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Vitamin B12 cần thiết cho sự phát...

BỆNH THIẾU SELENIUM

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu Selenium ở gà có đặc...

BỆNH THIẾU CANXI VÀ PHOTPHO (Ca, P)

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Canxi và photpho là 2 nguyên liệu...

BỆNH THIẾU MANGAN (Mn)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Mangan được hấp thu qua đường tiêu...

BỆNH THIẾU MUỐI (NaCl)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
NaCl là một loại muối bao gồm...

BỆNH THIẾU KẼM (Zn)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Kẽm là một nguyên tố vi lượng...

BỆNH THIẾU (Mg)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Mg trong cơ thể động vật chiếm...

BỆNH DO ĐÓI TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh đói ở gà thường thể hiện...

BỆNH DO MẤT NƯỚC TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Gà bị thiếu nước hay mất nước...

BỆNH DO LẠNH TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Gà bị lạnh với biểu hiện đứng...

BỆNH DO NÓNG TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Nhiệt độ quá nóng trong chuồng nuôi...

BỆNH DO TỔN THƯƠNG TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Đây là một bệnh nội ngoại khoa...

BỆNH THIẾU KALI TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Kali trong cơ thể có tác dụng...

BỆNH VIÊM THẬN SỚM Ở GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh chỉ thấy xuất hiện ở gà...

BỆNH MỆT MỎI CỦA GÀ ĐẺ CÔNG NGHIỆP

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh CLF thường xảy ra ở gà...

BỆNH CÒI XƯƠNG

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Đây là bệnh thường phổ biến ở...

BỆNH MỀM ĐỐT SỐNG

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thường thấy ở gà thịt giai...

BỆNH SỤN HOÁ XƯƠNG BÀN CHÂN

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh sụn hoá xương chày, xương bàn...

BỆNH GOUT

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh gout trên gà chia làm hai...

Kỹ thuật phòng và chữa bệnh cho vịt

12 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Sở hữu tổng đàn gia súc, gia...

LỰA CHỌN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO ĐÀN GÀ

12 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Ai cũng biết nước là nguồn dinh...

7 CÁCH GIÚP TĂNG LƯỢNG THỨC ĂN ĂN VÀO Ở HEO CAI SỮA

12 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Nếu lượng thức ăn ăn vào tăng...

ĐỘC TỐ NẤM MỐC: CÁNH CỬA CHO CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM.

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Ảnh hưởng trực tiếp của độc tố...

BỔ SUNG CHẤT ĐIỆN GIẢI CHO GÀ

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Không khí nóng gây thiệt hại rất...

CÁC BIỆN PHÁP GIÚP THỤ TINH NHÂN TẠO THÀNH CÔNG

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Thụ tinh nhân tạo có nhiều ưu...

QUẢN LÝ NÁI CAO SẢN

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Lý do khiến các trại tuy đã...

NUÔI DƯỠNG GÀ VÀO MÙA NÓNG

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Thông qua việc tạo và giải phóng...

VITAMIN VÀ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Một trong những yếu tố quan trọng...

BỆNH TGE TRÊN HEO – TRANSMISSBLE GASTROENTERITIS OF SWINE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG – FOOT AND MOUTH DISEASE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH MỤN NƯỚC TRÊN HEO – SWINE VESICULAR DISEASE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH MỤN NƯỚC TRONG MIỆNG HEO – SWINE VESICULAR STOMATITIS

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH PED TRÊN HEO – PORCINE EPIDEMIC DIARRHAE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH ĐẬU HEO – SWINE POX

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN TRÊN HEO – SWINE JAPANESE B ENCEPHALOMYETIS

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH VIÊM NÃO DO VIRUS NIPAH TRÊN HEO – NIPAH ENCEPHALITIS IN PIG

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

HỘI CHỨNG CÒI CỌC TRÊN HEO – POST WEANING MULTI SYSTEMIC WASTING SYNDROM

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH SẢY THAI DO PARVOVIRUS TRÊN HEO – PARVOVIRUS DISEASE OF SWINE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH PPRS TRÊN HEO – PORCINE REPRODUCTIVE AND RESPYRATORY SYNDROME

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH GIẢ DẠI TRÊN HEO – AUJESZKY

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH CÚM HEO – HOG FLU

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH DỊCH TẢ CHÂU PHI – AFRICA SWINE FIVER

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH DỊCH TẢ HEO – HOG CHOLERA

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH SƯNG PHÙ ĐẦU TRÊN GÀ – AVIAN PNEUMOVIRUS (APV)

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

HỘI CHỨNG CÒI CỌC DO REOVIRUS – REO

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH CÚM GIA CẦM – AVIAN INFLUENZA (AI)

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH BẠI HUYẾT TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH KHẸC TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH HUYẾT TRÙNG TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH E. COLI TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH THƯƠNG HÀN TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm